Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.66 KB, 5 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Sự ra đời và phát triển của khoa học quản lý kinh tế gắn liền với sự phát
triển của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của xã hội loài người. Chính vai trò to
lớn của quản lý kinh tế là cơ sở để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực này đó là: công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại là một ngành kinh tế đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ.Ngành Ngân hàng là một trong nhiều ngành kinh tế quan trọng của toàn
bộ hoạt động nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu nội dung của
công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại và vận dụng chúng trong thực tiễn cần phải
tìm hiểu về quản lý kinh tế, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của công nghệ quản lý
kinh tế hiện đại có liên quan đến công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại. Đó là nội
dung chính cần làm rõ ở chương này.
1.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.[9,9-21]
1.1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ.
Có nhiều dạng quản lý, nói cụ thể là có nhiều đối tượng cần quản lý. Từ
quản lý giới vô sinh đến giới hữu sinh, từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội. Bài
viết này chỉ quan tâm đến lĩnh vực quản lý kinh tế.
Quản lý kinh tế có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Quản lý kinh tế được phân chia thành hệ thống quản lý và hệ
thống bị quản lý (sự phân chia này chỉ là tương đối và trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể nó có thể thay đổi vị trí cho nhau).
Thứ hai: Quản lý phải có khả năng thích ứng với môi trường hoạt động.
Thứ ba: Quản lý luôn liên quan đến vấn đề trao đổi thông tin giữa hệ thống
này với hệ thống khác và trong nội bộ mỗi hệ thống.
Thứ tư: Quản lý có mối quan hệ hai chiều trong lĩnh vực thông tin,có nghĩa
là trong bất kỳ một hệ thống quản lý nào khi truyền đạt thông tin đi thì nó sẽ phải
thu được thông tin phản hồi. Nếu mất thông tin phản hồi thì hệ thống quản lý đó
coi như không còn giá trị.
SƠ ĐỒ CHUNG CỦA QUẢN LÝ


(Theo quan điểm điều khiển học)
Thông tin
Thông tin bên ngoài
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Thông tin phản hồi
Chủ thể quản lý phát ra mệnh lệnh quản lý dưới dạng thông tin, đối tượng
quản lý tiếp nhận thông tin và có thông tin phản hồi cho chủ thể quản lý biết được
các yêu cầu cần thiết từ việc xử lý thông tin đến để có thông tin phản hồi.
Từ các đặc trưng cơ bản của quản lý nêu trên,có rất nhiều cách khác nhau
định nghĩa về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, định nghĩa sau đây thường được dùng
hơn cả: Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm duy trì sự phát triển của hệ thống kinh tế.
Sử dụng một cách hiệu quả nhất các tiềm năng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ hội
của hệ thống kinh tế để đưa hệ thống đến mục tiêu dự định một cách tốt nhất
trong sự biến động không ngừng của môi trường hoạt động kinh tế.
Quản lý diễn ra trước hết như là một quá trình tác động qua lại giữa chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý. Tuy nhiên,việc phân biệt giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý chỉ là ước lệ vì nhiều khi chủ thể quản lý lại trở thành đối tượng
quản lý và ngược lại. Muốn xác định chủ thể quản lý phải đặt chúng vào từng môi
trường hoàn cảnh cụ thể. Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
được xây dựng theo qui tắc mối liên hệ qua lại. Điều đó có nghĩa là: Đối tượng
quản lý không chỉ chịu sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý, mà nó còn
vận động và phát triển theo những qui tắc vốn có của nó và từ đó tác động lại chủ
thể quản lý. Tùy theo nội dung, hình thức và phương pháp quản lý sẽ dẫn đến kết
quả quản lý nhất định. Tóm lại, hiệu quả của quản lý do tính chất của mối quan
hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý quyết định.
Quản lý có thể được xem xét về phương diện tĩnh là cơ cấu quản lý hay về
phương diện động là quá trình quản lý.
- Cơ cấu quản lý là các bộ phận của hoạt động quản lý.

- Quá trình quản lý là quá trình hoạt động của cơ cấu quản lý.
Khi xem xét quá trình quản lý có thể phân tích trên nhiều mặt như về nội
dung: Làm gì ? Về tổ chức: Ai làm, làm theo trình tự nào ? Và về công nghệ: Làm
như thế nào ?.
Điều cần lưu ý khi nghiên cứu về quản lý là: quản lý kinh tế vừa có tính
khoa học vừa có tính nghệ thuật. Quản lý đã có từ lâu trong lịch sử tồn tại và phát
triển của loài người. Nhưng trước đây người ta thường phủ nhận tính khoa học của
quản lý kinh tế và đặc biệt là tính nghệ thuật của nó.Người ta cho rằng yếu tố
quyết định trong thắng lợi của quản lý đó là tài năng của người quản lý.Vậy tính
khoa học của quản lý được thể hiện ở chỗ nào ?
Trong quản lý có những nguyên tắc ổn định và bền vững mà chủ thể quản
lý cần nắm bắt, nghiên cứu và vận dụng chúng cho thích hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Ngoài ra quản lý kinh tế luôn liên quan đến hoạt
động của con người có ý thức, có nhận thức về hành động của mình trong sự tồn
tại vói cộng đồng xã hội. Tính khoa học của quản lý đòi hỏi việc quản lý kinh tế
phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các qui luật khách quan, không chỉ các qui luật
về kinh tế mà còn cả các qui luật xã hội,qui luật tự nhiên... chứ không phải chỉ dựa
trên kinh nghiệm hay trực giác của chủ thể quản lý. Mặc dù kinh nghiệm có được
cũng chính là kết quả của quá trình nhận thức qui luật khách quan mà có.
Muốn quản lý kinh tế một cách khoa học đòi hỏi phải có tầm nhìn toàn diện
và đồng bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý kinh tế không chỉ giới hạn về
những vấn đề liên quan đến kinh tế mà cả những vấn đề liên quan khác như về tâm
sinh lý con người, các qui luật xã hội, qui luật tự nhiên... Cả về công nghệ, kỹ thuật
và môi trường.
Tính khoa học của quản lý còn được hỗ trợ bởi các kỹ thuật và công nghệ
hiện đại mà con người sáng tạo và phát minh ra. Từ các công cụ này, chủ thể quản
lý có thể khẳng định các quyết định quản lý của mình là có căn cứ khoa học.
Tính nghệ thuật của quản lý có thể tìm được những nguyên tắc
chung,thường là qui ước và mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Nghệ thuật trong
quản lý kinh tế là "biết làm thế nào" để đạt được một kết quả cụ thể. Nghệ thuật

quản lý kinh tế liên quan mật thiết đến các quyết định riêng có của chủ thể quản lý
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong cùng một điều kiện nhất định có nhiều giải
pháp đúc kết và rút ra từ qui luật. Chẳng hạn trong quản lý kinh tế, việc khuyến
khích bằng lợi ích vật chất là quan trọng (điều này có tính qui luật). Tuy nhiên, chủ
thể quản lý vận dụng yếu tố này vào thời điểm nào, mức độ bao nhiêu và bằng
phương pháp nào để tạo nên kết quả mong muốn lại mang tính nghệ thuật. Có thể
thưởng trực tiếp cho nhân viên 100.000đ, hay nhân dịp sinh nhật của người nhân
viên "tặng" cho họ số tiền được thể hiện bằng một kỷ vật nào đó thì người nhân
viên rất khó quên và năng lực làm việc, mức độ trung thành với doanh nghiệp đạt
được nhiều khi vượt xa so với mức độ thưởng trực tiếp.
Điều cần nhấn mạnh là để có tính nghệ thuật trong quản lý kinh tế thì chủ
thể quản lý phải nắm bắt được tính khoa học của quản lý, cũng có nghĩa là tính
nghệ thuật của quản lý được bắt nguồn từ tính khoa học của quản lý nhưng nó
"linh diệu" hơn, nâng quản lý lên thành mức "nghệ thuật", "nghệ thuật" đến mức
nhiều người đều biết nhưng chỉ có chủ thể quản lý đó ra được quyết định hành
động như vậy mà thôi. Có những qui luật nhiều người cùng nhận thấy, nhưng nghệ
thuật quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý cần phải nắm bắt được những qui luật "ẩn"
không chỉ thuộc qui luật kinh tế và vận dụng chúng cho linh hoạt. Như ví dụ trên,
việc tặng quà sinh nhật của chủ thể quản lý không phải là hành động ngẫu nhiên
mà có chủ định,ngoài việc vận dụng qui luật trong kinh tế còn tính toán dựa vào
qui luật tâm sinh lý của con người. Như vậy có thể khẳng định: nghệ thuật quản lý
kinh tế là sự phát triển của tính khoa học trong quản lý. Điều đó cũng có nghĩa là
nghệ thuật quản lý không hoàn toàn là chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý kinh
tế.

×