Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại VCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 16 trang )

Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong
hoạt động tín dụng tại VCB
2.3.1. Kết quả đạt được
Sau khi có sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng và hoạt động theo mô
hình Tổng Công ty 90, VCB đã có những bước đổi mới quan trọng và hiện nay
là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam. Không chỉ
duy trì một thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất trong số các ngân hàng
mà còn có những chuyển biến lớn trong tất cả các hoạt động khác đặc biệt là
hoạt động tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng ngoại thương đã đưa
ra các loại dịch vụ mới như: cho vay luân chuyển theo hạn mức, cho vay đồng
tài trợ... Nhờ đó họ không chỉ giữ được mối quan hệ với các khách hàng truyền
thống như các Tổng Công ty Điện lực, Bưu chính viễn thông, dầu khí, Hàng
hải,... mà còn mở rộng được thị phần tín dụng của mình. Những kết quả mà
Ngân hàng đã đạt được, được thể hiện cụ thể như sau.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 17.660 tỷ quy VND, tăng 12,9% so với năm 2000.
Dư nợ sau khi xử lý (1.185 tỷ quy VND) đạt 16.475 tỷ quy VND. Doanh số cho
vay đạt 44.350 tỷ, doanh số thu nợ đạt 43.500 tỷ, đây là một tỷ lệ rất cao thu nợ
bằng xấp xỉ 98,1% cho vay, điều này một lần nữa khẳng định được chất lượng
của thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng. Thị phần tín dụng của NHNT
trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn ngành ngân hàng đạt 8%,
nhưng một điều đáng chú ý là tín dụng ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể
đạt mức 21,5% tổng dư nợ. Đón bắt xu hướng mới, trong năm qua NHNT đã có
những bước chủ động tiếp cận và mở rộng giao dịch với các nhóm doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Cho vay trung và dài hạn đạt 4.231 tỷ và có tốc độ tăng mạnh (42,6%) nên
đã làm tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn lên 28% (so với tỷ lệ 20,7% vào
năm 2000).
Trong sự phát triển của hoạt động tín dụng có sự đóng góp một phần không
nhỏ của thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thông qua việc xem xét quá trình
thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giầy thể thao da
của công ty TNHH Kuang Leng, có thể thấy được chất lượng thẩm định tài


chính dự án của NHNT là khá cao. Điều này được thể hiện thông qua các biểu
hiện sau:
Thứ nhất, các yếu tố như kế hoạch vốn, nguồn tài trợ, dòng tiền và các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án được xác định một cách khoa học, và toàn
diện. Ngoài ra các chỉ tiêu tài chính dự án đã được xử lý tuân theo quy tắc giá trị
thời gian của tiền.
Thứ hai, đã có sự tính đến các nhân tố ảnh hưởng của môi trường đến hiệu
quả của dự án, thông qua đó có thể lường trước được phần nào những biến động
bất lợi của các nhân tố bên ngoài đối với dự án.
Thứ ba, dự án được ngân hàng thẩm định trong một thời gian ngắn với chi
phí thấp nhất cho TCT, tạo điều kiện thuận lợi để TCT có thể đưa dự án đi vào
hoạt động, đây là nhân tố có tác động tích cực đến thành công của dự án khi dự
án đi vào hoạt động.
Có được kết quả như trên là nhờ ngân hàng đã có những bước cải thiện
đáng kể trong công tác thẩm định. Điều đó có được là nhờ bốn nhân tố sau.
Thứ nhất, nhờ vào đội ngũ cán bộ có trình độ
Nhân tố con người là một nhân tố hết sức quan trọng, nó có tính quyết định
đối với bất kì một hoạt động nào. Đối với Ngân hàng Ngoại thương cũng vậy, do
được lãnh đạo ngân hàng quan tâm, chất lượng của cán bộ thẩm định là một
trong những nhân tố có vai trò quyết định trong thành công mà Ngân hàng
Ngoại thương đã đạt được trong hoạt động tín dụng. Nhân tố con người là nhân
tố then chốt tạo nên thành công trong hoạt động thẩm định, là một trong những
mặt mạnh của Ngân hàng Ngoại thương. Họ đều được đào tạo chính quy, là
những người có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu về chuyên môn cũng như các
lĩnh vực có liên quan.
Thứ hai, do công tác thẩm định được tổ chức một cách khoa học và
hợp lý
VCB đã tiến hành phân cấp trong việc tổ chức thẩm định giữa các Chi
nhánh và Trung ương. Các Chi nhánh được quyền ra quyết định trong hạn mức
phán quyết về tín dụng đã được quy định của mình. Đối với những dự án vượt

khỏi quyền phán quyết, các chi nhánh phải gửi lên Phòng Đầu tư Dự án Trung
ương để tái thẩm định, trong trường hợp đó bộ phận tái thẩm định không gặp gỡ
trực tiếp với khách hàng mà họ lấy thông tin được Chi nhánh gửi lên cộng với
việc thu thập thông tin từ các nguồn khác để làm cơ sở cho công tác tái thẩm
định.
Như vậy, những dự án không khả thi sẽ bị từ chối ngay ở cấp Chi nhánh, do
đó sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của chủ dự án và của Ngân hàng mà lại có
thể nâng cao được tính chính xác, khách quan của việc ra quyết định. Việc xác
định mức phán quyết cho mỗi Chi nhánh khác nhau là rất hợp lý căn cứ dựa trên
những điều kiện kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau.
VCB quy định quy trình cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và
phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định (cán bộ thẩm định) và quyết định
cho vay (Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng).
Với các dự án phức tạp, có nhu cầu về vốn đầu tư lớn, khi thông qua quyết
định tài trợ phải được sự thông qua của Hội đồng Tín dụng. Hội đồng Tín dụng
được tập hợp bởi phòng Đầu tư Dự án với thành phần bao gồm các thành viên
của các phòng, ban có liên quan, làm việc theo chế độ tập thể, các thành viên sẽ
đưa ra quan điểm riêng của mình về quyết định tài trợ, Tổng giám đốc hay Giám
đốc (Chi nhánh) sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Thông qua quá trình ra
quyết định tập thể như vậy có thể hạn chế được phần nào rủi ro đạo đức và
những sai sót của cán bộ tín dụng nếu có.
Không chỉ vậy, đối với các dự án đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu về
một lĩnh vực cụ thể, nếu không có chuyên môn về lĩnh vực đó thì rất sẽ gây
nhiều khó khăn. Trong việc thẩm định, cán bộ thẩm định có thể tham khảo ý
kiến của các chuyên gia nhằm có những thông tin, đồng thời nâng cao được tính
xác thực và khách quan. Việc cho phép thuê các chuyên gia tư vấn để tham khảo
thông tin là rất quan trọng bởi vì nó có thể giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá
được một cách chính xác dự án đang xem xét.
Thứ ba, nhờ quy trình, nội dung thẩm định toàn diện.
VCB đã xây dựng thống nhất một quy trình thẩm định từ Trung ương tới

các Chi nhánh. Hoạt động thẩm định có định hướng, chuẩn mực rõ ràng, chất
lượng hoạt động thẩm định được nâng cao. Trong quy chế cho vay, Ngân hàng
đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thẩm định, tái thẩm định.
Quá trình thẩm định được tiến hành theo mẫu thống nhất, với các bước cụ thể và
rõ ràng.
Hoạt động thẩm định được tiến hành một cách toàn diện, đặc biệt các yếu
tố như tính đầy đủ, chính xác rất được Ngân hàng coi trọng. Dự án được đánh
giá thông qua các yếu tố: tổng mức vốn đầu tư, các nguồn tài trợ, tiến độ giải
ngân, các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính
của dự án, các yếu tố đảm bảo tiền vay, và khả năng trả nợ của dự án. Trong các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án, ngoài các chỉ tiêu truyền thống được
áp dụng như: khả năng thanh toán, mức lợi nhuận của dự án..., VCB đã áp dụng
những chỉ tiêu tiên tiến được các tổ chức tín dụng trên thế giới đã áp dụng từ rất
lâu như: NPV, IRR, chỉ tiêu phản ánh độ nhạy của các yếu tố nội tại cũng như
bên ngoài của dự án, áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy... trong các tính
toán của mình giá trị thời gian của tiền được chú ý đến một cách thích đáng.
Tuy các chỉ tiêu này đã được các nước trên thế giới áp dụng từ rất lâu
nhưng trước đây các chỉ tiêu đó còn chưa được biết đến ở Việt Nam, tuy nhiên
hiện nay các chỉ tiêu này đã được Ngân hàng Ngoại thương áp dụng và đã có tác
động một cách tích cực tới tính chính xác và khách quan của công tác thẩm định.
Bên cạnh đó, khi thẩm định tài chính dự án, các số liệu của dự án không chỉ
được xem xét dưới dạng tĩnh mà chúng còn được xem xét dưới tác động của các
yếu tố khi giả định có sự thay đổi. Do đó, dự án được đánh giá một cách trung
thực và sát với thực tế hơn. Từ đó, có thể đo lường được mức độ rủi ro khi đưa
vào thực hiện trong thực tế, và có thể giảm thiểu được những rủi ro không đáng
có cho Ngân hàng.
Có thể nói, phương pháp thẩm định mà Ngân hàng Ngoại thương đang áp
dụng hiện nay là phương pháp tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không
thua kém so với các phương pháp hiện đại của thế giới.
Thứ tư, do trang thiết bị thông tin hiện đại.

Về vấn đề trang thiết bị thông tin, Ngân hàng Ngoại thương là một trong
những ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp nói chung và hoạt
động thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Cán bộ thẩm định được trang bị các công cụ hiện đại để hỗ trợ cho công
việc, hệ thống máy tính được nối mạng cục bộ, mạng Internet, các chương trình
phần mềm chuyên dụng được cài đặt. Chính vì vậy, công việc tính toán, phân
tích được tiến hành chính xác hơn, giảm thiểu các sai sót, không những thế có
thể tiếp cận được với những thông tin đã được lưu trữ giúp cho thời gian thẩm
định có thể được rút ngắn.
Ngoài việc được trang bị hệ thống máy tính, các cán bộ thẩm định còn
được cung cấp các thông tin từ những nguồn khác như báo chí, tạp chí chuyên
ngành, các báo cáo định hướng phát triển của ngành...
Tận dụng những tác động tích cực đó, công việc thẩm định dự án được thực
hiện một cách nhanh chóng, giảm được khoảng thời gian thẩm định, chẳng
những giúp lãnh đạo đưa ra được quyết định nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo tính
chính xác tuyệt đối từ đó nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.
Trên đây là những đánh giá sơ bộ về những mặt đã đạt được trong công tác
thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương. Ngoài những mặt đã đạt được đó, để
nâng cao hơn chất lượng thẩm định, Ngân hàng cần phải khắc phục được những
hạn chế đang phải đối mặt.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Công tác thẩm định dự án đầu tư có mối quan hệ rất mật thiết đối với hành
động tín dụng của ngân hàng. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư có tác động
mang tính chất quyết định và ngược lại chất lượng của hoạt động tín dụng phản
ánh một cách khách quan, trung thực chất lượng của thẩm định dự án đặc biệt là
khâu thẩm định tài chính dự án.
Tuy đã đạt được những thành công đáng kể, chất lượng thẩm định tài chính
dự án đạt mức khá cao, nhưng trong khi công tác, cán bộ thẩm định không tránh

khỏi những tác động của các nguyên nhân cả chủ quan cũng như khách quan dẫn
tới còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế về chất lượng thẩm định tài
chính dự án có thể được đưa ra là: Công tác thẩm định tài chính nhiều khi không
được thể hiện vai trò quyết định của nó trong khi ra quyết định tài trợ dẫn tới
chất lượng của các khoản vay là không cao, hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư của ngân
hàng... Điều này được thể hiện qua một số nét.
Tỷ lệ nợ quá hạn tuy giảm, số dư nợ quá hạn năm 2001 là 312 tỷ nhưng có
tới 143 tỷ là nợ khó đòi (khoảng 46% tổng dư nợ quá hạn). Nhiều chi nhánh có
tỷ lệ nợ khó đòi cao như Hà Tĩnh: 13,8%; Nha Trang 12,5%, Đắc Lắc: 9,5%...
Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu VCB tại thời điểm 12/200 và 21/2001

×