Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.88 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT ĐỐNG
ĐA
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó,
cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong
cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng
được mở rộng và phát triển. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp một lớn nhất
được hình thành theo QĐ/27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố
nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế thủ đô, đặc biệt
trong lĩnh vực No&PTNT.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đống Đa là chi nhánh của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy
mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức
Thắng. Từ 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình ngân hàng cấp
một trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trụ sở
chính đặt tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
1.2. Môi trường cạnh tranh
Năm 2009 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân
hàng. Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích
kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi
phí tài chính cho các doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản
duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các
ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng


cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị trường
vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiết tác
động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt
động ngân hàng. Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa cũng đã cố gắng và đạt được kết quả
nhất định trong năm 2009, đóng góp vào hoạt động chung của toàn hệ thống
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
1.3. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa
Cũng như nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Đống Đa hoạt động
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
- Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt
Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư.
- Cho vay tài trợ hoạt động XNK.
- Cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên trực thuộc doanh nghiệp
nhà nước.
- Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán XNK với các nước
chung biên giới.
- Cho vay cầm cố, thế chấp giấy tờ có giá.
- Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.
- Thanh toán chuyển tiền điện, điện tử.
- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại.
1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ.
1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Phòng giao dịch bao gồm:
 Số 23 : 154 Tôn Đức Thắng
 Số 24 : 01 Nguyên Hồng

 Số 25 : 158 Thái Thịnh
 Xã Đàn : 20 Đường Kim Liên mới
• Nhân sự
 Ban lãnh đạo: 03 đồng chí chiếm 3,66%
 Phòng hành chính nhân sự: 14 đồng chí chiếm 16,87%
 Phòng kế hoạch kinh doanh: 23 đồng chí chiếm 27,71%
 Phòng kế toán ngân quỹ: 15 đồng chí chiếm 18,07%
 Phòng giao dịch: 20 đồng chí chiếm 24,1%
 Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 3 đồng chí chiếm 3,66%
 Phòng dịch vụ và marketing: 5 đồng chí chiếm 5,93%
Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh là tương đối hợp lý, tạo
điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách
hàng.
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
kế toán
ngân
quỹ
Phòng

giao
dịch
Phòng
kiểm
tra,kiểm
soát nội
bộ
Phòng
dịch vụ
và Mar
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Ban giám đốc:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh
doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, ngân hàng thành phố - ủy quyền
cấp cơ sở.
+ Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, công tư,
chỉ thị và nghi định của ngành đến cán bộ công nhân viên.
+ Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ
công nhân viên trong chi nhánh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây
dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam và tổ
chức thực hiện trong phạm vi Chi nhánh. Hoạch định chiến lược kế hoạch phát
triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 6 tháng và kế hoạch hàng năm cho toàn chi
nhánh.
+ Tổng hợp thông tin kinh tế xã, xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường để
tham mưu kịp thời cho Giám đốc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất huy động
vốn, chi phí dịch vụ cũng như triển khai các biện pháp, hình thức và công cụ huy
động vốn.
+ Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện

hồ sơ cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng cho khách hàng tại trụ sở chính.
+ Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức: LC,
nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh cho toàn bộ chi nhánh cũng như các nghiệp vụ.
Kinh doanh ngoại tệ; niêm yết tỷ giá hàng ngày; cân đối và điều tiết nguồn ngoại
tệ, hạch toán ngoại tệ. Tư vấn khách hàng, tham gia và làm đầu mối các hoạt
động sản phẩm dịch vụ khác có liên quan tới ngoại tệ: Séc, thẻ, kiều hối, WU…
+ Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp vay vốn, phân loại nợ…để tìm ra biện pháp thu hồi nợ đúng hạn.
+ Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch
toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của NHNo &
PTNT Việt Nam và pháp luật hiện hành.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh.
+ Chỉ đạo kiểm tra các phòng giao dịch trực thuộc thực hiện công tác hạch
toán kế toán, hạch toán thống kê và công tác Ngân quỹ. Thực hiện các khoản
nộp ngân sách theo luật định.
+ Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, BHXH,
thanh toán công tác phí…và các khoản chi khác liên quan tới người lao động.
+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên qua tới kế toán thống kê, hạch toán
nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao.
- Phòng giao dịch
+ Huy động vốn: Huy động vốn trong nước cả nội và ngoại tệ của các tổ
chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về hình thức
huy động vốn của NHNo&PT Việt Nam
+ Cho vay được phép cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá do Chi nhánh

ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa phát hành theo quy định của chi nhánh trong
từng thời kỳ. Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng. Các hình
thức cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và của
Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa.
+ Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu, chi tiền
mặt và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao.
- Phòng hành chính nhân sự
+ Tư vấn tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt
động của chi nhánh.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua
khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh.
- Phòng dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho BGĐ trong việc nghiên cứu,
ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
+ Là đầu mối tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh
doanh thẻ cũng như trực tiếp thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ,
phát triển hệ thống đại lý chấp nhận thẻ.
+ Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu thực hiện văn hóa doanh nghiệp
và tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền, lập chương trình phối hợp với các cơ
quan báo chí, truyền thông.
+ Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách
hàng từng thời kỳ cũng như phối hợp với các phòng (tổ) có liên quan nghiên cứu
hoàn thiện các sản phẩm hiện có và đưa ra các loại hình sản phẩm mới.
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
+ Kiểm tra công tác điều hành của các phòng nghiệp vụ và các phòng giao
dịch trực thuộc cũng như giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của pháp luật, của ngành và NHNo & PTNT Việt Nam.
+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền

khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thu
khiếu nại.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hệ thống NHNo&PTNT thì chỉ có NHNo&PTNT Việt Nam có tư
cách pháp nhân và được nhà nước cấp vốn điều lệ còn các chi nhánh khác như
Chi nhánh Đống Đa thì không có tư cách pháp nhân, không có vốn điều lệ, và là
đơn vị hạch toán phụ thuộc. Vì vậy, trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chủ
yếu là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội,các
nguồn khác như tiền vay của NHNN, các TCTD khác; nguồn khác chiếm tỷ
trọng nhỏ.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đống Đa trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đống Đa.)
Với phương châm “nhận tiền gửi để cho vay”, mở rộng hoạt động huy
động tiền gửi là một trong những mục tiêu quan trọng của Chi nhánh Đống Đa.
Cụ thể là, ngân hàng luôn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đồng thời đa
dạng các sản phẩm huy động vốn như : tiết kiệm và tiền gửi qua đêm, tiền gửi
tiết kiệm tự động điều chỉnh lãi suất, tiền gửi theo kì hạn tự chọn… tổ chức các
chương trình gửi tiền tiết kiệm như “Huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm
khuyến mãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng…”.Thêm
vào đó, ngân hàng đã tổ chức mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa
bàn, không ngừng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao chất lượng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009

Số tiền 07/06(± %) Số tiền 08/07(± %) Số tiền 09/08(± %)
Tổng nguồn vốn
huy động
417.640 + 16,47 927.320 +122,04 1044.693 + 12,66
TG của dân cư 279.600 + 18,25 378.836 + 35.49 479.766 + 26.64
TG của TCKT 118.040 + 13,36 498.484 + 322.3 364.927 - 26,79
Tiền vay TCTD 20.000 - 200 50.000 + 150 200.00 + 300
Bằng nội tệ 333.600 + 20,52 829.128 + 148,54 884.019 + 6,62
Bằng ngoại tệ 84.040 + 2,77 98.192 + 16,84 160.674 + 63,63
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phục vụ khách hàng. Từ đó nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn giữ được sự
ổn định và tăng trưởng trong cơn bão tài chính vừa qua. Tổng nguồn vốn huy
động có xu hướng gia tăng đặc biệt là năm 2008 tăng 509.680 triệu đồng
(122,04%) so với năm 2007. Trong đó tỷ trọng của tiền gửi dân cư và tổ chức
kinh tế chiếm trên 80%. Năm 2007 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất
66,95% đạt 279.600 triệu đồng. Sang năm 2008 khoản mục này tăng tuyệt đối
hơn 99.000 triệu đồng (35.49%), tuy nhiên về mặt tỷ trọng so với tổng nguồn
vốn thì có sự sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 40,85%. Tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng
năm 2009 vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm hơn năm 2008 đạt 479.766
triệu đồng. Tỷ trọng trong tổng nguồn thì lại tăng nhẹ (45,92%). Nguyên nhân
chính là sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế cả
về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi năm 2007, lượng tiền gửi của các tổ
chức kinh tế chỉ đạt 118.040 triệu đồng (tăng 18,25%) so với cùng kỳ năm trước
thì năm 2007 con số này tăng 380.444 triệu đồng tương đương 322,3%. Đây
chính là nguyên nhân làm cho chỉ trọng của khoản mục này tăng lên một cách
nhanh chóng từ 28,26% (2007) lên hơn 50%(2008). Tuy nhiên sang năm 2009,
nguồn này đã giảm 26,79%. Sự thay đổi trái chiều trong cơ cấu nguồn vốn của
ngân hàng này có thể do năm diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
và đầu năm 2009, thay vì việc làm ăn kinh doanh có thể bị thua lỗ các tổ chức

kinh tế đã gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao với hy vọng giảm bớt tổn thất.
Năm 2009 khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới bước vào thời kỳ phục
hồi, các doanh nghiệp lại sử dụng nguồn vốn của mình vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
8

×