Ở GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
——————— NĂM HỌC 2006 – 2007
Khóa ngày: 20/6/2006
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
————-
- Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).
– Đối với phần trắc nghiệm: Nếu thí sinh chọn ý A, hoặc ý B, hoặc ý C… ở mỗi câu thì ghi vào bài làm
như sau:
Ví dụ: Câu 1: thí sinh chọn ý A thì ghi : 1 + A.
Đề thi có hai trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm)
Câu 1: “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào?
A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.
Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào?
A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Thời kì miền Bắc hoà bình.
D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất.
Câu 3: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của
con người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà
lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.
C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta,
khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn,
mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ.
Câu 4: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người..
B.Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của
văn nghệ.
D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức
mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
Câu 5: Xác định câu có chứa thành phần cảm thán:
A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! B. Sáng nay, tôi đi học.
C. Sáng nay, tôi giẫm phải cái gai. D. Sao bạn vui thế?
Câu 6: Xác định câu có chứa thành phần tình thái:
A. Với sự nỗ lực của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới.
B. Hôm nay, trời không mưa.
C. Ôi, bông hoa đẹp quá!
D. Ngày mai chúng mình cùng đi câu.
Câu 7: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A.Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người.
B. Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động.
C.Văn viết cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ.
D.Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày
vấn đề.
Câu 8: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí là:
A. khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. khác nhau về cấu trúc của bài viết.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (16 điểm)
Câu 1: (6 điểm)
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá
đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện
nhân vật và chủ đề của truyện.
Câu 2: (10 điểm)
Phân tích bài thơ sau:
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố,
NXB Văn học, Hà Nội, 1991)
—–HẾT—-
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN
THÀNH PHỐCẦN THƠ NĂM HỌC 2006-2007
———– Khóa ngày: 20/6/2006
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên)
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm, mỗi câu 0,5 đ)
Câu
1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án
B A C D A A C A
B. Phần Tự luận: (16 điểm)
Câu 1: (6 điểm)
– Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chính là cuộc gặp gỡ của ngườI thanh niên làm
việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – một họa sĩ già và cô kĩ sư
lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống cuộc gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một
cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh.
Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của
các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề
tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghỉ đến sự nghỉ ngợi,
vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
Câu 1: (10 điểm)
I. Yêu cầu chung:
– Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ
sang đầu thu.
– Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích bài thơ.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Tác giả:
– Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
– Năm 1963 tham gia quân đội rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng
tác thơ.
– Tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là
Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm:
– Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn
nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
– Bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ – thu ở vùng nông
thôn đồng bằng Bắc bộ.
3. Chủ đề bài thơ:
Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
4. Phân tích:
a. Những hình ảnh, hiện tượng và tâm trạng của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
– Tín hiệu của sự chuyển mùa: Ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ
chín).
– Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”.
b. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố,
bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:
– Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
– Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
– Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim
bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
– Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu“.
– Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn
mưa rào ào ạt, bất ngờ.
- Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.
* Trong quá trình phân tích bài thơ, học sinh cần khai thác một số những yếu tố nghệ thuật đặc
sắc sau đây:
- Các từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình…
- Những hình ảnh thơ đặc sắc trong bài thơ ở thời điểm chuyển giao thời tiết từ hạ sang thu: “Sương chùng
chình qua ngõ”, “Sông được lúc dềnh dàng”, “Đã vơi dần cơn mưa”…
Tất cả những hình ảnh, từ ngữ trên giúp nhận rõ được sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến
chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc sang thu.
– Về hai dòng thơ cuối của bài (Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi): Với hình ảnh có giá
trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng
trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 8-10: Cảm thụ tác phẩm tốt. Nắm vững và sử dụng thành thạo cách làm bài văn ở dạng phân tích bài
thơ. Lời văn trong sáng, có cảm xúc; diễn ý mạch lạc, sinh động, có những đoạn văn hay, ý sâu, sáng tạo. Bố
cục cân đối chặt chẽ, linh hoạt, trình bày cẩn thận, còn một vài sai sót nhỏ không đáng kể về lỗi chính tả, dùng
từ.
- Điểm 5-7: Hiểu nội dung bài thơ, nắm cách làm bài. Bố cục rõ ràng, ý diễn suôn. Sai không quá 05 lỗi về
dùng từ, chính tả, chấm câu.
- Điểm 2-4: Có tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ song khi phân tích còn nặng về diễn xuôi bài thơ. Bố cục
thiếu cân xứng, đôi đoạn trình bày còn cẩu thả, rời rạc. Sai qua nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, chấm câu.
- Điểm 0: Bài để giấy trắng hoàn toàn hay chỉ viết được một vài dòng linh tinh.
* Một số điểm cần chú ý:
1. Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất
cách đánh giá cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hoá một số nội dung, mức điểm để dễ chấm nhưng không được
nâng cao, hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu diểm.
2. Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cần cụ thể, linh hoạt, cẩn thận không nên máy móc, đại
khái; chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của thí sinh.
3. Điểm toàn bài gồm hai phần (trắc nghiệm, tự luận) cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,5 điểm.
—–HẾT—-
Văn chuyên 2007-2008
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH
VÀO LỚP 10 CHUYÊN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
———— Năm học 2007 – 2008
ĐỀ CHÍNH THỨC
Khóa ngày: 20 / 6 / 2007
MÔN: NGỮ VĂN (chuyên)
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
———————-
- Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).