Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.49 KB, 13 trang )

CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
NGOÀI LƯỚI CẤP HUYỆN
Nguyễn Văn Hanh
Chuyên gia tư vấn VSRE
Mục đích của quy hoạch
Đáp ứng nhu cầu điện năng của các hộ cư dân, dịch vụ công cộng và sản xuất tại các vùng cô lập chưa
thể nối với lưới quốc gia trong tương lai gần (2015)
Bối cảnh chung của các quy hoạch
Vùng cô lập có thể nằm trong một huyện hoàn toàn chưa được điện khí hoá hoặc đã được điện khí hoá
một phần, song vì những khó khăn về địa hình, khoảng cách hoặc nhu cầu điện không tập trung, nên chưa
được xem xét trong quy hoạch tổng thể tầm vĩ mô
Cấp quy hoạch
Ba cấp quy hoạch tại Việt Nam: Quốc gia, tỉnh và huyện
Cấp huyện được chọn cho quy hoạch năng lượng tái tạo
Quy hoạch được xem xét với quy mô xa, thôn làng và cộng đồng một số hộ gia đình
Lựa chọn các dịnh hướng quy hoạch
-Về phía cung cấp: chú trọng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ
-Về phía nhu cầu: chú trọng đối tượng sử dụng điện năng cỡ nhỏ: nhóm hộ gia đình, thôn, làng và xã
Lựa chọn công cụ và phương pháp quy hoạch
- Hai định hướng lựa chọn công cụ quy hoạch: “từ trên xuống” và “từ dưới lên”
-Một số phương pháp dự báo (giả định) và thiết kế nhu cầu điện năng cho quy hoạch:
Điều tra trực tiếp
Phân tích quá trình
Phân tích xu thế
Tiếp cận đàn hồi
Phương pháp toán kinh tế
Phân tích tương quan “Đầu vào - Đầu ra”
-Sử dụng cả hai định hướng: “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên”
- Phương pháp Điều tra trực tiếp và Phân tích xu thế là thích hợp nhất với quy hoạch
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG LỰA CHỌN CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP


LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG NỐI LƯỚI CẤP HUYỆN
(QUY HOẠCH)
QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG NỐI LƯỚI CẤP HUYỆN
(i) Nhận diện và liệt kê các khu vực không được điện khí hoá nằm trong địa bàn huyện được chọn cho quy
hoạch điện khí hoá bằng năng lượng tái tạo ngoài lưới mà lưới điện quốc gia chưa nối tới trong tương
lai gần (2020)
(ii) Xác định các đặc điểm về địa lý, địa hình, khí tượng thuỷ văn, dân số, cấu trúc kinh tế xã hội và hạ tầng
cơ sở có liên quan đến năng lượng của các cộng đồng làng, xã chưa được điện khí hoá
(iii) Đánh giá, điều tra và kiểm kê tài nguyên năng lượng tại chỗ có thể khai thác để sản xuất điện, đặc biệt
là các tiềm năng năng lượng tái tạo tại chỗ của khu vực quy hoạch (thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió, sinh khối
và khí sinh học)
(iv) Đánh giá các công nghệ phát điện tái tạo có thể áp dụng cho khu vực quy hoạch
(v) Lập hình mẫu tiêu thụ điện hiện hữu (nếu có) và thiết kế nhu cầu điện được dự báo cho khu vực quy hoạch
(vi) Lập cân bằng cung cầu điện tái tạo cho khu vực quy hoạch
(vii) Phân tích tác động của điện khí hoá nông thôn ngoài lưới dựa trên năng lượng tái tạo tại khu vực quy hoạch
(viii) Đề xuất các hướng dẫn và chính sách thực hiện quy hoạch điện khí hoá ngoài lưới dựa trên năng lượng
tái tạo cho các cộng đồng làng, xã được nhận diện
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Tổng quan
- Các tài nguyên năng lượng tái tạo phát điện thuộc chương trình VSRE: thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió, sinh
khối và khí sinh học
- Công cụ và phương pháp dùng để đánh giá nguồn năng lượng điện tái tạo: Khảo sát, kiểm kê, đo đạc,
tính toán các tài nguyên năng lượng điện tái tạo
-Xác định chỉ số sản xuất điện tái tạo dựa trên các đặc điểm nguồn lực địa lý, địa hình, tài chính, ngân
sách…cũng như dựa trên các giới hạn về công nghệ của các thiết bị khai thác năng lượng tái tạo
-Xác định tính kinh tế của sản xuất điện tái tạo. Nhận diện tiềm năng và tài nguyên năng lượng tái tạo cho
khu vực quy hoạch
-Nhận diện hệ thống điện cơ sở hiện hữu (cung cấp, nhu cầu, truyền tải, phân phối và sử dụng cuối cùng)
của khu vực quy hoạch
-Nhận diện các loại năng lượng tái tạo được chọn khả dụng cho khu vực quy hoạch: thuỷ điện nhỏ, mặt trời,

gió, sinh khối/khí sinh học
Vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo mới được nhận diện và chọn lựa cho khu vực quy hoạch
-Nguồn năng lượng cơ bản?
-Nguồn năng lượng biên?
-Nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn năng lượng hoá thạch khác?
DỰ BÁO NHU CẦU VÀ CÂN BẰNG CUNG CẦU ĐIỆN
Tổng quan
Cơ sở của dự báo nhu cầu và cân bằng cung cầu điện cho khu vực quy hoạch là: giả định sự phát triển nhu
cầu và cung cấp điện của khu vực quy hoạch
-Về phía nhu cầu: Các hình mẫu nhu cầu được giả định cho các loại tiêu thụ điện khác nhau của khu vực
quy hoạch;
-Về phía cung cấp: Hệ thống cung cấp cơ sở phối hợp với các nguồn điện tương lai (nguồn năng lượng tái
tạo) được nhận diện và đánh giá cho khu vực quy hoạch;
-Về cân bằng cung cầu của khu vực quy hoạch: các phương án dự báo cho cân bằng cung cầu tại khu vực
quy hoạch được thiết lập
Hình mẫu nhu cầu giả định
- Các hình mẫu nhu cầu được giả định với 3 loại tiêu thụ điện: sinh hoạt hộ gia dình, công cộng/dịch vụ và
sản xuất;
-Hình mẫu nhu cầu sinh hoạt gia đình: được giả định trên cơ sở tiêu thụ điện hàng năm cho đầu người với
hình mẫu các thiết bị điện, thời gian sử dụng các thiết bị, tốc độ thâm nhập sử dụng các thiết bị, tăng trưởng
số hộ gia đình…
-Hình mẫu nhu cầu công cộng dịch vụ: được giả định trên cơ sở các hộ tiêu thụ điện công cộng, dịch vụ mẫu
với những cộng đồng, làng, xã và huyện điển hình. Ví như: trường học, trạm xá, văn phòng, vườn trẻ, cửa
hàng…
-Hình mẫu nhu cầu sản xuất: được giả định trên cơ sở các hộ tiêu thụ điện sản xuất điển hình của các cộng
đồng làng, xã. Ví dụ: xay sát, chế biến gỗ, công nghiệp nông thôn và các thứ khác;
Hệ thống cung cấp được giả định
-Hệ thống điện cơ sở của khu vực quy hoạch với các nguồn điện hiện hữu. Ví dụ: điêzen, năng lượng tái tạo
(thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió,…) ắc quy…
-Dựa trên đánh giá công nghệ và tiềm năng năng lượng tái tạo tại khu vực quy hoạch, nhận diện và lựa chọn

các nguồn điện thích hợp đáp ứng nhu cầu và xác định vai trò và dung lượng của cân bằng cung cầu điện tại
chỗ;

×