Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm nồng độ dopamine huyết tương ở bệnh nhân rối loạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN MẠNH PHÁT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ DOPAMINE HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN MẠNH PHÁT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ DOPAMINE HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM
Chuyên ngành: Khoa học thần kinh


Mã số: 9720159

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Ngô Ngọc Tản

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Ngô Ngọc Tản, người thầy đã trực tiếp
chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành
luận án “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm nộng độ
Dopamine huyết tương ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn
hưng cảm”.
Xin chân thành cảm ơn GS.TS.Cao Tiến Đức, PGS.TS.Bùi Quang Huy,
PGS.TS.Nguyễn Văn Ngân, PGS.TS.Nguyễn Sinh Phúc… và các thầy cô Bộ môn
Tâm thần và Tâm lý y học-Học viện Quân y đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng sau đại học-Học viện Quân y
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bác sĩ và cán bộ viên chức
Khoa tâm thần-Bệnh viện Quân y 103, Khoa Miễn dịch dị ứng lâm sàng-Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 đã giúp tơi triển khai nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bác sĩ và nhân viên Bệnh viện
Tâm thần Trung ương 1 nơi tôi công tác học tập và tiến hành nghiên cứu, bạn bè,
đồng nghiệp, những người thân và gia đình đã ln hết lịng tạo mọi điều kiện cho
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn.

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Mạnh Phát


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Mạnh Phát, nghiên cứu sinh khóa năm 2011-2015, Học viện
Quân y, chuyên ngành khoa học thần kinh, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Ngơ Ngọc Tản.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công
bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nguyễn Mạnh Phát


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ


1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3

1.1. Một vài nét chung về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

3

1.1.1.Khái niệm

3

1.1.2. Vài nét lịch sử về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

4

1.1.3. Dịch tễ học

4

1.1.4. Phân loại

6

1.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

7


1.2.1. Giai đoạn trầm cảm

7

1.2.2. Giai đoạn hưng cảm

9

1.2.3. Giai đoạn hỗn hợp

11

1.2.4. Giai đoạn hưng cảm nhẹ

12

1.2.5. Vấn đề tự sát trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

12

1.2.6. Bệnh kèm theo trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

14

1.2.7. Rối loạn nhận thức trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

15

1.3. Tiến triển, tiên lượng rối loạn cảm xúc lưỡng cực


16

1.4. Nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

17

1.4.1. Nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh rối loạn cảm xúc lưỡng
cực

17


1.4.2. Nghiên cứu về dopamine

30

1.4.3. Nghiên cứu về vai trò của dopamine

33

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

2.1. Đối tượng nghiên cứu

37

2.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu


37

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu

37

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

40

2.1.4. Chọn bệnh nhân xét nghiệm dopamine

40

2.2. Phương pháp nghiên cứu

40

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

40

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

41

2.2.3. Công cụ nghiên cứu

42


2.2.4. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng

42

2.2.5. Phương pháp định lượng dopamine huyết tương

45

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu

48

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

49

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

51

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

51

3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

55

3.3. Kết quả đánh giá hội chứng hưng cảm theo thang Young Manic
Rating Scale


62

3.4. Kết quả định lượng dopamine huyết tương

70

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

81

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

81

4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

83

4.3. Kết quả đánh giá hội chứng hưng cảm theo thang Young Manic

92


Rating Scale
4.4. Kết quả định lượng dopamine huyết tương

101

KẾT LUẬN


113

KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

PHẦN VIẾT TẮT

1

ANK3

Protein Ankyrin-G

2

BN

Bệnh nhân

3

CS


Cộng sự

4

DA

Dopamine

5

DSM-5th
P

PHẦN VIẾT ĐẦY ĐỦ

Diagnostic

and

statistical

manual of

mental

disorders 5thEdition (Chẩn đoán và thống kê các rối
P

P


loạn tâm thần lần thứ 5).
6

ELISA

Enzyme linked immune sorbent assay (xét nghiệm
miễn dịch enzyme)

7

HSBA

Hồ sơ bệnh án

8

HVA

Homovallinic axit

9

ICD 10

International classifical of

diseases 10threvision
P


P

(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10).
10

MRI

Magnetic resonance imaging (Chụp cộng hưởng từ).

11

MRS

Magnetic resonance spectroscopy (Chụp quang phổ
cộng hưởng từ)

12

RLLC

Rối loạn lưỡng cực

13

RLCXLC

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực


14


TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

15

YMRS

Young Manic Rating Scale (Thang đánh giá hưng
cảm của Young).


DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Giới tính của đối tượng nghiên cứu

51

3.2.

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu


52

3.3.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

52

3.4.

Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu

53

3.5.

Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu

53

3.6.

Tuổi khởi phát rối loạn cảm xúc lưỡng cực

55

3.7.

Thời gian mang bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực


55

3.8.

Số lần tái phát bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

56

3.9.

Các triệu chứng ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

58

3.10.

Rối loạn hình thức tư duy ở bệnh nhân

58

3.11.

Các hoang tưởng ở bệnh nhân

59

3.12.

Sự chi phối của hoang tưởng với hành vi ở bệnh nhân


59

3.13.

Các rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân

60

3.14.

Rối loạn hoạt động có ý chí ở bệnh nhân

60

3.15.

Rối loạn hoạt động bản năng ở bệnh nhân

61

3.16.

Rối loạn chú ý và rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân

61

3.17.

Kết quả đánh giá hội chứng hưng cảm bằng thang YMRS


62

3.18.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và giới tính

62


Bảng

Tên bảng

Trang

3.19.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và lứa tuổi

63

3.20.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và tuổi khởi phát

63

3.21.


Liên quan giữa điểm số thang YMRS và thời gian mang bệnh

64

3.22.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng lâm

66

sàng
3.23.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng rối

67

loạn hình thức tư duy
3.24.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các hoang tưởng

67

3.25.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng rối

68


loạn cảm xúc
3.26.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng rối

68

loạn hoạt động
3.27.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng rối

69

loạn hoạt động bản năng
3.28.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và các triệu chứng rối

70

loạn chú ý và giấc ngủ
3.29.

Kết quả định lượng nồng độ dopamine huyết tương

70

3.30.


Liên quan giữa giới tính và nồng độ dopamine huyết tương

71

3.31.

Liên quan giữa lứa tuổi và nồng độ dopamine huyết tương

71

3.32.

Liên quan giữa tuổi khởi phát và nồng độ dopamine huyết

72

tương


Bảng

Tên bảng

Trang

3.33.

Liên quan giữa thời gian mang bệnh và nồng độ dopamine

73


huyết tương
3.34.

Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng và nồng độ

75

dopamine huyết tương
3.35.

Liên quan giữa nồng độ Dopamine huyết tương với các triệu

76

chứng rối loạn hình thức tư duy
3.36.

Liên quan giữa nồng độ dopamine huyết tương với các hoang

76

tưởng
3.37.

Liên quan giữa nồng độ dopamine huyết tương với các triệu

77

chứng rối loạn cảm xúc

3.38.

Liên quan giữa nồng độ dopamine huyết tương với các triệu

78

chứng rối loạn hoạt động có ý chí
3.39.

Liên quan giữa nồng độ dopamine huyết tương với các triệu

79

chứng rối loạn hoạt động bản năng
3.40.

Liên quan giữa nồng độ dopamine huyết tương với các triệu

80

chứng rối loạn chú ý và giấc ngủ
3.41.

Hệ số tương quan giữa điểm số thang YMRS và nồng độ
dopamine huyết tương

80


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu

51

3.2.

Các yếu tố liên quan đến tái phát rối loạn cảm xúc lưỡng

54

cực
3.3.

Thể bệnh theo phân loại bệnh quốc tế ICD-10

57

3.4.

Liên quan giữa điểm số thang YMRS và thể bệnh


65

3.5.

Liên quan giữa thể bệnh và nồng độ dopamine huyết tương

74


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng giai
đoạn hưng cảm hoặc giai đoạn hưng cảm nhẹ, có phối hợp với giai đoạn trầm cảm
trong quá trình phát triển của bệnh. Đây là rối loạn tâm thần nặng, căn nguyên còn
chưa được biết nhiều [1].
Theo Sadock B. J. và CS (2015), tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm
khoảng 1% dân số và khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai giới [2].
Giai đoạn hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực có biểu hiện lâm sàng
rất đa dạng, phong phú bao gồm triệu chứng khí sắc tăng phối hợp với các triệu
chứng khác. Để đánh giá hưng cảm và mức độ nặng của hưng cảm hoặc theo dõi
kết quả điều trị cũng như phục vụ nghiên cứu, thang hưng cảm Young Manic
Rating Scale là một trong những thang được sử dụng nhiều nhất [3].
Đến nay, các nhà tâm thần học đã đạt được một số tiến bộ trong nghiên cứu
bệnh nguyên và bệnh sinh của giai đoạn hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng
cực. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh vẫn còn chưa được rõ ràng. Các giả thuyết về gen
di truyền, chất dẫn truyền thần kinh trung ương, trục dưới đồi - tuyến yên - thượng
thận… đã giải thích được phần nào về căn nguyên của rối loạn này. Giả thuyết về
vai trị của chất dẫn truyền thần kinh dopamine là có ý nghĩa hơn cả trong thực tế
lâm sàng và điều trị [1], [4].
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất dẫn truyền thần kinh dopamine đóng vai trị

quan trọng trong bệnh sinh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm. Cụ
thể, người ta thấy có hiện tượng tăng hoạt động dopamine trong giai đoạn hưng
cảm. Các thuốc kích thích hệ dopaminergic có thể gây ra các cơn hưng cảm hoặc
làm cơn hưng cảm nặng thêm. Ngược lại, các thuốc ức chế hệ dopaminergic như
thuốc an thần có tác dụng điều trị cơn hưng cảm [4].


2
Ở Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đặc biệt là giai
đoạn hưng cảm, mới chỉ dừng lại ở phân tích các đặc điểm lâm sàng. Chưa có
nhiều nghiên cứu đề cập kĩ về bệnh sinh nói chung của giai đoạn hưng cảm, cũng
như nghiên cứu nồng độ dopamine huyết tương ở các bệnh nhân này. Để góp phần
tìm hiểu bệnh cảnh lâm sàng và vai trò của chất dẫn truyền thần kinh dopamine
trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm nồng độ dopamine huyết tương
ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm " nhằm các mục
tiêu sau:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm ở bệnh nhân rối

loạn cảm xúc lưỡng cực.
2.

Bước đầu nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và điểm

thang hưng cảm YMRS (Young Manic Rating Scale) ở bệnh nhân rối loạn cảm
xúc lưỡng cực.
3.


Tìm hiểu nồng độ dopamine trong huyết tương và mối liên quan đến

đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một vài nét chung về rối loạn cảm xúc lưỡng cực
1.1.1. Khái niệm
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là những giai đoạn lặp đi lặp lại ít
nhất 2 lần, trong đó khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Trong
một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng tăng khí sắc, tăng năng lượng và hoạt
động, trong một số trường hợp khác là sự giảm khí sắc, giảm năng lượng [5], [6].
Mặc dù không phải là rối loạn tâm thần thường gặp nhất trong tâm thần học,
tuy nhiên RLCXLC cùng với tâm thần phân liệt là một trong số những rối loạn tâm
thần phổ biến, RLCXLC chiếm khoảng 0,5-1,6 % dân số [1], [7].
Theo tài liệu của Hiệp hội Tâm thần học Hoa kì DSM-5TM (2013), rối loạn
P

P

lưỡng cực (RLLC) bao gồm: rối loạn lưỡng cực I (RLLC I); rối loạn lưỡng cực II
(RLLC II); khí sắc chu kì; RLLC liên quan đến bệnh cơ thể; RLLC biệt định khác
và RLLC không biệt định [8].
Về thực chất, RLCXLC là một nhóm bệnh, được biểu hiện bằng các giai
đoạn hưng cảm, trầm cảm, hưng cảm nhẹ và tình trạng khí sắc trầm với một vài
triệu chứng trầm cảm mức độ nhẹ. Chính vì vậy, triệu chứng lâm sàng của
RLCXLC rất đa dạng, phong phú, chúng liên tục thay đổi theo thời gian, theo giai
đoạn tiến triển của bệnh.

Khác với tâm thần phân liệt, bệnh nhân RLCXLC có những giai đoạn ổn
định, người bệnh gần như hồn tồn bình thường về mặt tâm thần giữa các giai
đoạn bệnh. Vì vậy, việc điều trị củng cố, điều trị duy trì chống tái phát tốt có thể
kéo dài khoảng thời gian ổn định bệnh, bệnh nhân hồi phục tốt, trở lại cuộc sống,
sinh hoạt, học tập, lao động gần như bình thường [6], [9].


4
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực rất hay tái phát, tiến triển kéo dài có khi suốt
đời. Vì vậy, sau khi điều trị hết giai đoạn bệnh tiến triển, người bệnh cần được điều
trị duy trì kéo dài nhiều năm, thậm chí có thể điều trị suốt đời bằng các thuốc điều
chỉnh khí sắc [4].
1.1.2. Vài nét lịch sử nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực không phải là một loại bệnh mới, từ thời Hy Lạp
cổ, người ta đã mô tả chứng u sầu (melancholia) và hưng cảm. Năm 1851, nhà tâm
thần học người Pháp Jean-Piere Falret mô tả bệnh với tên gọi La folie circulaire
liên quan đến sự thay đổi từ hưng cảm sang trầm cảm. Vào năm 1954, nhà thần
kinh học Jules Baillager mơ tả những sự thay đổi nói trên là hai trạng thái khác
nhau của cùng một bệnh. Cuối thế kỉ 19, nhà tâm thần học Đức Emil Kraepelin mơ
tả bệnh lí với hoang tưởng, ảo giác và khơng có triệu chứng khí sắc nổi trội, gọi là
bệnh tâm thần phân liệt, phân biệt hẳn với rối loạn hưng - trầm cảm. Năm 1979,
Karl Leonhard tách bạch RLCXLC với trầm cảm đơn cực - biểu hiện chỉ bằng trầm
cảm mà khơng có bất kì giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ nào. Từ năm 1992,
RLCXLC được xếp tại mục F31 trong Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của Tổ
chức y tế Thế giới (TCYTTG) [10], [11], [12].
1.1.3. Dịch tễ học
1.1.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh
Tỷ lệ mắc của RLLC I là 0,5-1,6% dân số, nam và nữ đều có tỷ lệ mắc rối
loạn ngang nhau. Tỷ lệ này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa và dân tộc.
Theo Sadock B.J. (2005), RLLC I có tỷ lệ mắc trong suốt cuộc đời là 1%, bằng với

tâm thần phân liệt [13]. Tỷ lệ mắc bệnh của RLLC II là 0,5% dân số, nữ bị bệnh
nhiều hơn nam. Tỷ lệ RLLC II có thể khác nhau qua các nghiên cứu do nhiều nơi
người ta không thừa nhận khái niệm RLLC II [1], [7], [13].
Ở Việt Nam, theo Trần Đình Xiêm (1995), các con số điều tra cơ bản cho tỷ
lệ mắc rối loạn khí sắc khác nhau (0,17-0,28% dân số) [5]. Theo điều tra của Trần


5
Văn Cường và CS (2002), tỷ lệ trầm cảm chiếm 2,8% dân số [14].
1.1.3.2. Giới tính
Nguyễn Việt cho rằng tỷ lệ mắc RLCXLC ở nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, đa
số tác giả thấy tỷ lệ mắc RLLC là như nhau ở cả hai giới, nhưng nữ hay bị giai
đoạn hưng cảm có chu kỳ nhanh hơn nam [1], [2], [9].
1.1.3.3. Tuổi
Theo Nguyễn Việt (1984), RLCXLC thường phát sinh ở lứa tuổi từ 25-30
[9].
Bùi Quang Huy thấy RLLC I có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuổi khởi phát trung
bình của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 21 tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất từ 15-19 tuổi, tiếp theo là nhóm tuổi từ 20-24 tuổi. Tuổi khởi phát và tuổi lần
đầu vào viện điều trị không giống nhau, trung bình sau 5-10 năm khởi phát bệnh
bệnh nhân mới được đưa đi điều trị, rối loạn có thể khởi phát trước tuổi 15, ở nhóm
tuổi này, RLCXLC khó phân biệt với rối loạn tăng động giảm chú ý. Khởi phát
RLCXLC sau 60 tuổi ít liên quan đến tiền sử gia đình bị RLCXLC, ở lứa tuổi này,
RLCXLC hay phối hợp với các bệnh thực tổn như nhồi máu cơ tim và tai biến
mạch máu não [4].
Theo Khouzam H.R. và CS, giai đoạn hưng cảm đầu tiên trong RLCXLC
thường khởi phát sớm, tuy nhiên giai đoạn hưng cảm có thể khởi phát khi bệnh
nhân đã nhiều tuổi, đặc trưng của giai đoạn hưng cảm ở người già gồm hoang
tưởng tự cao và hành vi tình dục khơng phù hợp với tuổi gây ngạc nhiên cho những
người thân [15].

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em và người vị thành niên thường có các
biểu hiện lâm sàng khơng đầy đủ, khơng điển hình như ở người trưởng thành. Cho
nên, việc chẩn đoán và điều trị sớm ở tuổi này vẫn là thách thức lớn trong thực
hành [16].
Phân tích nguy cơ di truyền ở bệnh nhân RLCXLC khởi phát sớm, một số


6
nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa RLCXLC khởi phát sớm với gien di
truyền, cụ thể là vị trí gien nguy cơ là CACNA1C - gien mã hố kênh canxi týp L,
kênh này hoạt động bình thường là u cầu để có dẫn truyền thần kinh hệ dopamine
bình thường giữa vùng vỏ và vùng nhân, rối loạn hoạt động kênh can xi týp L có
liên quan với RLCXLC khởi phát sớm [17].
1.1.3.4. Tình trạng hơn nhân
Rối loạn lưỡng cực I hay gặp ở người độc thân, người đã li dị. Người bị
RLCXLC thường có tuổi khởi phát sớm và sau khi phát bệnh người bệnh ít có cơ
hội kết hơn bình thường, khi kết hơn rồi thì tỷ lệ li hơn cao [1], [4].
1.1.3.5. Yếu tố văn hố và kinh tế xã hội
Tỷ lệ mắc RLCXLC cao hơn ở những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội,
có trình độ dưới đại học. Do tuổi khởi phát sớm, bệnh lí ảnh hưởng đến q trình
học tập, lao động của người bệnh.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực khơng có sự khác biệt theo yếu tố dân tộc và
tôn giáo [1], [4].
1.1.4. Phân loại
1.1.4.1. Phân loại theo ICD 10F (năm 1992)
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong Bảng phân loại bệnh của TCYTTG (ICD
10F) được xếp ở Chương V, mục F31, như sau:
- F31.0: RLCXLC hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ.
- F31.1: RLCXLC hiện tại giai đoạn hưng cảm khơng có các triệu chứng
loạn thần.

- F31.2: RLCXLC hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần.
- F31.3: RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa.
- F31.4: RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng khơng có triệu chứng
loạn thần.


7
- F31.5: RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn
thần.
- F31.6: RLCXLC hiện tại giai đoạn hỗn hợp.
- F31.7: RLCXLC hiện tại thuyên giảm.
- F31.8: Các RLCXLC khác.
- F31.9: RLCXLC không biệt định [6].
1.1.4.2. Phân loại theo DSM 5TM (năm 2013)
P

P

Theo DSM-5, RLCXLC bao gồm:
- Rối loạn lưỡng cực I.
- Rối loạn lưỡng cực II: 296.89
- Khí sắc chu kì: 301.13
- Rối loạn lưỡng cực liên quan đến bệnh cơ thể: 296.83
- Rối loạn mang tính lưỡng cực khác: 296.89 (F31.89)
- Rối loạn lưỡng cực không biệt định: 296.80 (F31.9) [8].
1.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Nhìn chung, RLCXLC liên quan đến triệu chứng chu kì, có xu hướng nặng
dần dẫn tới suy giảm chức năng tâm thần, lạm dụng chất, gia tăng nguy cơ tự sát ở
bệnh nhân, tăng chi phí cho việc điều trị [18].
Đặc điểm lâm sàng của RLCXLC rất đa dạng, phong phú. Có thể mơ tả đặc

điểm lâm sàng RLCXLC theo giai đoạn của bệnh như sau:
1.2.1. Giai đoạn trầm cảm
Trong các giai đoạn trầm cảm điển hình, bệnh nhân thường có các triệu
chứng đặc trưng, bên cạnh đó cịn có các triệu chứng phổ biển và các triệu chứng
cơ thể [6].
* Các triệu chứng đặc trưng
- Khí sắc trầm cảm: Khí sắc trầm cảm (khí sắc giảm) nét mặt của bệnh nhân
luôn buồn rầu, ủ rũ, các nếp nhăn trên mặt giảm, tình trạng khí sắc giảm bền vững.


8
Ở trẻ em và người vị thành niên thường xuất hiện khí sắc kích thích hoặc thất
thường, hiếm khi biểu hiện là khí sắc buồn. Khí sắc giảm thường thay đổi ít, từ
ngày này sang ngày khác và thường khơng tương ứng với hoàn cảnh [4], [6], [19].
- Giảm hoặc mất quan tâm thích thú với hầu hết các hoạt động ưa thích trước
đây, kể cả ham muốn tình dục [1].
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động: Năng lượng
giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là triệu chứng rất hay gặp, mệt mỏi mà khơng có một
ngun nhân cơ thể rõ rệt nào, hiệu quả công việc thường bị giảm sút [1], [4].
* Các triệu chứng cơ thể
- Đau mơ hồ, đau vùng thượng vị, đau vùng tim, đau khớp, đau đầu, mà
không có tổn thương thực thể rõ rệt nào.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Mạch nhanh, đau tức ngực, đánh trống ngực,
vã mồ hơi, nóng bừng hoặc lạnh buốt.
Các triệu chứng cơ thể nói trên đáp ứng tốt với thuốc chống trầm cảm.
* Các triệu chứng phổ biến
- Giảm sự tập trung và sự chú ý, khó khăn ra quyết định: Đây là triệu chứng
rất hay gặp, bệnh nhân khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc, khó khăn
khi cần đưa ra quyết định, thường phải cân nhắc rất nhiều trời gian với những việc
thông thường.

- Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin.
- Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng: Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp
trong giai đoạn trầm cảm. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vơ dụng, khơng làm được
việc gì, cho rằng mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Cảm giác vơ dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng bị tội [4],
[20].
- Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.
- Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát:


9
Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết. Nặng hơn,
bệnh nhân có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Người bệnh muốn chết do
buồn chán bệnh tật, muốn chết đi cho đỡ đau khổ, đỡ ảnh hưởng tới những người
xung quanh như gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Từ ý nghĩ tự sát có thể dẫn đến hành
vi tự sát, có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm [4], [20].
Các ý tưởng muốn chết luôn xâm chiếm suy nghĩ của người bệnh, biểu hiện
bằng từ chối ăn uống, tự hủy hoại các phần thân thể, hoặc tự sát được trù tính từ
lâu, được người bệnh khéo léo che đậy, có thể là xung động tự sát do bệnh nhân
cảm giác đau khổ cực độ [20].
Khoảng 75% các trường hợp tự sát là do trầm cảm, có khoảng 15% bệnh
nhân trầm cảm tử vong vì tự sát [21].
- Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng
thường gặp nhất, biểu hiện mất ngủ có thể là mất ngủ đầu giấc, mất ngủ giữa giấc
hoặc mất ngủ cuối giấc. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, là một
trong những lí do chủ yếu khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh.
Một số ít bệnh nhân lại ngủ nhiều, ngủ nhiều thường phối hợp với triệu
chứng ăn nhiều [1], [4].
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít, sút cân: Mất cảm giác ngon miệng, bệnh
nhân ăn rất ít, trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Hậu

quả là bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng, có thể sút vài kg trong một tháng
[1], [4].
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động:
Vận động chậm chạp: Đây là biểu hiện hay gặp, vận động cơ thể chậm, các
hoạt động thường ngày như đi lại, làm việc chậm chạp, nói chậm [19], [20].
Các triệu chứng nêu trên phải tồn tại ít nhất hai tuần, một số trường hợp cần
thời gian ngắn hơn nếu triệu chứng nặng bất thường hoặc khởi phát nhanh [6].


10
1.2.2. Giai đoạn hưng cảm
- Khí sắc tăng:
Khí sắc tăng trong giai đoạn hưng cảm biểu hiện người bệnh vui vẻ, lạc
quan, tràn trề năng lượng, nhìn nhận thế giới bên ngồi rất rực rỡ, tươi vui, hưng
phấn, phấn khích và vui sướng quá mức. Biểu hiện này được nhận thấy bởi những
người xung quanh [4], [22].
Khí sắc tăng xuất hiện hầu như cả ngày, bệnh nhân mất khả năng tự phê phán
trong quan hệ với mọi người, trong quan hệ tình dục và trong nghề nghiệp.
Khí sắc tăng được xem là một triệu chứng cốt lõi của giai đoạn hưng cảm,
bệnh nhân có thể bị kích thích, đặc biệt khi mong muốn của người bệnh khơng
được thoả mãn. Khí sắc của bệnh nhân có thể khơng ổn định, thay đổi giữa hưng
phấn và kích thích [4].
- Hoang tưởng tự cao:
Người bệnh đề cao mình quá mức bình thường, giảm sự tự phê bình, ý tưởng
tự cao.
Khi ý tưởng tự cao ở mức độ nặng, chúng có thể phát triển thành hoang
tưởng tự cao. Hoang tưởng tự cao hay gặp trong giai đoạn hưng cảm nặng. Bệnh
nhân cho rằng mình có nhiều tài năng, có khả năng đặc biệt như có mối liên hệ với
chúa trời, các nhân vật chính trị nổi tiếng, các lãnh tụ tôn giáo hoặc các nghệ sỹ lớn
[4].

Hoang tưởng tự cao xuất hiện song song với khí sắc hưng phấn. Khí sắc ổn
định thì hoang tưởng cũng mờ và mất đi. Nội dung hoang tưởng thường gắn liền
với thực tế nhưng được khuếch đại quá mức [22].
- Giảm nhu cầu ngủ: Giảm nhu cầu ngủ có ở hầu hết các bệnh nhân trong
giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân ngủ ít nhưng khơng hề thấy mệt mỏi mà cảm thấy
tràn trề sức sống.
- Cảm xúc hưng cảm:


11
Bệnh nhân luôn biểu hiện thái độ vui vẻ quá mức với bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào xảy ra xung quanh, biểu hiện nét mặt vui sướng, thái độ hân hoan, nói,
cười, ca hát, đọc thơ, gây ồn ào và phiền toái cho những người xung quanh. Nếu bị
phản đối, người bệnh có thể chuyển thái độ nhanh chóng từ vui vẻ quá mức sang
kích thích, gây hấn với những người phản đối [4].
Caseras X. và CS (2015) thấy biểu hiện khó khăn trong điều hồ cảm xúc là
một đặc trưng cốt lõi của RLCXLC [23].
- Tư duy nhanh:
Người bệnh nói nhiều, nói nhanh, nói to, hay bơng đùa, chơi chữ. Nặng hơn,
bệnh nhân có thể nói nhanh thành “dòng ý tưởng” dẫn đến “ý nghĩ hời hợt” [24].
Ý nghĩ của bệnh nhân tăng nhanh về tốc độ, các ý nghĩ có thể vẫn cịn mối
liên kết với nhau hoặc chồng chéo, đan xen lẫn nhau.
Khi bệnh nhân có bùng nổ về ý nghĩ, họ nói nhanh gần như liên tục, chuyển
đột ngột từ chủ đề này sang chủ đề khác. Khi bùng nổ ý nghĩ của bệnh nhân quá
nặng nề, ngôn ngữ của họ trở nên hỗn loạn và mất phù hợp [4].
- Giảm tập trung chú ý: Bệnh nhân biểu hiện không tập trung vào một công
việc nhất định nếu có các kích thích từ bên ngồi. Người bệnh thích can thiệp vào
mọi việc xung quanh, giảm khả năng phân biệt giữa các vấn đề chủ yếu với các vấn
đề ít quan trọng hơn [1], [4].
- Tăng hoạt động:

Bệnh nhân thường tăng hoạt động quá mức cho một mục đích như nghề
nghiệp, chính trị, tơn giáo. Bệnh nhân thích mua sắm nhiều, dù khơng thực sự cần
thiết. Bệnh nhân có thể tham gia kinh doanh dù khơng hề có kinh nghiệm, gây ra
các tổn thất về tài chính to lớn cho bản thân, gia đình và cơ quan.
Tăng hoạt động tình dục: Bệnh nhân ln nghĩ về tình dục và ln mong
muốn quan hệ tình dục, dễ dàng nhận lời quan hệ tình dục với những người lạ,
thậm chí giải tỏa bản năng tình dục [4], [24].


×