Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với nồng độ serotonin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.08 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có
xu hướng mạn tính và hay tái phát. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi
trẻ, làm bệnh nhân mất dần các chức năng nghề nghiệp, xã hội, ảnh
hưởng đến khả năng lao động và học tập, trở thành một gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt chiếm khoảng
0,3% đến 1,5% dân số và ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 0,47%.
Theo DSM-IV, khoảng 20% bệnh nhân tâm thần phân liệt có
hành vi tự sát và khoảng 5% - 6% chết do tự sát. Các yếu tố nguy cơ
tự sát ở các bệnh nhân này là các triệu chứng trầm cảm, mất hy vọng,
thất nghiệp, giai đoạn loạn thần và sau khi xuất viện. Sadock B.J. và
cộng sự khẳng định càng giảm nồng độ serotonin trong huyết tương
thì nguy cơ tự sát thành công càng cao và phương thức tự sát càng
bạo lực.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về tự sát, nhưng
chỉ dừng lại ở các bệnh tâm thần nói chung, chưa có nghiên cứu nào
đề cập đến hành vi tự sát và mối liên quan giữa nồng độ serotonin
huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt nói riêng.
2. Mục đích của đề tài
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
có hành vi tự sát.
2. Khảo sát nồng độ serotonin huyết tương và một số yếu tố thúc
đẩy hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
3.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ serotonin với các triệu
chứng lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát.
3. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với nồng độ
serotonin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự
sát là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở nước ta có thể được tóm


tắt như sau: lứa tuổi mắc tâm thần phân liệt có hành vi tự sát thường


2
muộn và mạn tính (29,27 ± 8,50 tuổi), thể bệnh tâm thần phân liệt
chủ yếu là thể paranoid (89,39%), dấu hiệu khởi phát chủ yếu là mất
ngủ (100%), nói những từ không liên quan (80,30%), đau đầu và
giảm hiệu suất trong công việc hàng ngày (68,18%), có hành vi vô
nghĩa (65,15%). Các triệu chứng loạn thần chi phối hành vi tự sát chủ
yếu là hoang tưởng bị truy hại (72,73%) và ảo thanh bình phẩm
(51,51%). Thời gian thực hiện hành vi tự sát vào ban ngày (73,12%)
và vào ban đêm (26,88%). Tỷ lệ tự sát không thành công lần đầu tiên
là cao nhất (72,73%) và thấp nhất là lần thứ 4 và thứ 5 (1,52%). Các
phương thức thực hiện hành vi tự sát chủ yếu là đâm, chém, cắt bằng
vật sắc nhọn (31,18%) và đuối nước, thắt cổ (13,98%).
Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương ở nhóm nghiên
cứu lần 1 là 8,90 ± 4,56 ng/ml nhỏ hơn nhóm chứng là 16,01 ± 6,44
ng/ml và cũng nhỏ hơn nhóm nghiên cứu lần 2 là 35,40 ± 22,09 ng/ml.
Một số yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là
tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần (21,21%), gia đình không
hòa thuận sau khi bị bệnh (25%), có stress khi phát bệnh (25,26%),
thời gian mang bệnh trung bình (2,98 ± 2,80 năm) và ngày điều trị
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,23 ± 5,94 ngày. Mối liên
quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với các triệu chứng lâm sàng
tâm thần phân liệt có hành vi tự sát là rất đa dạng.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bầy trong 131 trang và 46 bảng số liệu, 9 biểu
đồ (không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục). Bao gồm: Đặt vấn
đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 37 trang; Chương 2: Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang; Chương 3: Kết quả

nghiên cứu 35 trang; Chương 4: Bàn luận 36 trang và Kết luận 2
trang; Kiến nghị 1 trang; Danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả 1 trang; Tài liệu tham khảo 16 trang (37 tài liệu tiếng Việt và 106
tài liệu tiếng Anh); Phần phụ lục gồm bệnh án nghiên cứu 10 trang,
danh sách bệnh nhân nghiên cứu 12 trang.


3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, thường tiến triển,
làm biến đổi nhân cách người bệnh theo kiểu phân liệt, làm cho họ
tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài, tình cảm ngày càng khô lạnh, khả
năng làm việc ngày càng giảm sút và có những hành vi lập dị, khó
hiểu, phát sinh ở tuổi trẻ (trước 25 tuổi), tỷ lệ mắc ở nam và nữ là
tương đương nhau. Biểu hiện lâm sàng của tâm thần phân liệt vô
cùng phong phú và luôn thay đổi và có 2 loại triệu chứng cơ bản là
triệu chứng dương tính (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực,...) và
triệu chứng âm tính (cảm xúc cùn mòn, vô cảm, thu hẹp quan hệ xã
hội, thu mình lại, giảm các thích thú và ngôn ngữ nghèo nàn).
Có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh nguyên và bệnh sinh của tâm
thần phân liệt nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được các bằng
chứng cụ thể.
1.2. Đặc điểm tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
Định nghĩa “tự sát” là hành động cố ý tự kết liễu cuộc đời mình,
bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tự sát là các
hành động trực tiếp mang lại cái chết cho nạn nhân. Còn theo nghĩa
rộng thì tự sát bao gồm tất cả các hành vi mà hậu quả trực tiếp và
gián tiếp của nó dẫn đến cái chết và bệnh nhân ý thức được điều đó.
Hành vi có kết quả trực tiếp như thắt cổ, đuối nước, nhảy lầu, còn

hành vi có kết quả gián tiếp như từ chối điều trị, tuyệt thực,...
1.3. Nồng độ serotonin huyết tương và một số yếu tố thúc đẩy
hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Trên động vật có vú, khoảng 70% serotonin có trong tế bào ưa
crôm của ruột, 8% ở tiểu cầu, 20% ở thần kinh trung ương, đặc biệt là
ở tuyến tùng và vùng dưới đồi. Bình thường, serotonin máu khoảng
0,06- 0,22 µg/ml, chủ yếu nằm trong tiểu cầu và trong tế bào
mastocyd. Serotonin là chất trung gian dẫn truyền thần kinh, tham gia
điều hoà nhiều chức năng hoạt động của cơ thể.


4
1.4. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin với các triệu chứng lâm
sàng tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
Sự suy giảm nồng độ serotonin (5- Hydrotryptamin - 5HT) ở khe
synap có liên quan chặt chẽ với hành vi tự sát được nhấn mạnh như sau:
+ Có hiện tượng giảm trytophan (tiền chất của serotonin) trong
huyết tương của bệnh nhân có hành vi tự sát.
+ Có hiện tượng giảm sản phẩm chuyển hoá của serotonin trong
dịch não tuỷ của bệnh nhân có hành vi tự sát.
+ Tác dụng của các thuốc chống trầm cảm SSRI có hiệu quả tốt
trong điều trị bệnh nhân có hành vi tự sát.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 66 bệnh nhân được chẩn đoán là
tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn của ICD-10F (1992) ít nhất có một
lần tự sát không thành công (Suicidal Attempt), được điều trị nội trú
tại Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân Y 103 và Bệnh viện Tâm thần
Thanh Hóa từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 02 năm 2016.

2.1.2. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được phân ra làm 2 nhóm:
* Nhóm 1: gồm 66 bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
làm nhóm nghiên cứu.
+ Lần 1: tiến hành được quan sát và khám xét các triệu chứng
lâm sàng rối loạn tâm thần và đặc điểm các hành vi tự sát kèm theo
trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi vào viện. Đồng thời cũng lấy máu
xét nghiệm serotonin (lần 1).
+ Lần 2: cũng tiến hành quan sát và khám xét các triệu chứng
lâm sàng rối loạn tâm thần và đặc điểm các hành vi tự sát kèm theo
trong vòng 4 tuần sau khi vào viện. Đồng thời cũng lấy máu xét
nghiệm serotonin (lần 2).
* Nhóm 2: gồm 35 bệnh nhân tâm thần phân liệt không có hành
vi tự sát làm nhóm chứng, lấy máu 1 lần xét nghiệm serotonin ngay
trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi vào viện.


5
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
+ Chọn bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt
theo ICD -10F (1992) về rối loạn tâm thần và hành vi và có ít nhất 1
lần tự sát không thành công trở lên, với ba đặc điểm sau:
- Những hành vi khác nhau có tính toán để tự giết mình.
- Không có sự can thiệp của bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
- Mục đích có ý muốn kết liễu cuộc đời mình.
+ Bệnh nhân không có các bệnh cơ thể nặng.
+ Các bệnh nhân đều được điều trị bằng các thuốc an thần kinh.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân có hành vi tự sát nhưng không phải là TTPL.
+ Bệnh nhân TTPL có hành vi tự sát nhưng mắc các bệnh cơ

thể kèm theo có nguy cơ làm tăng nồng độ serotonin huyết tương
như các bệnh lý thần kinh ngoại vi, các bệnh nội tiết, các bệnh tim
mạch,…
+ Những bệnh nhân mắc các bệnh thực tổn của não hay có di
chứng các bệnh não - màng não, bệnh nhân động kinh, bệnh nhân
nghiện rượu, ma túy hay các chất tác động tâm thần khác xuất hiện
sau bị bệnh TTPL có hành vi tự sát.
+ Các bệnh nhân TTPL có hành vi tự sát nhưng phạm tội hình sự
và được giám định pháp y tâm thần.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp tiến cứu, theo dõi cắt ngang,
phân tích từng trường hợp và làm xét nghiệm serotonin theo yêu cầu
nghiên cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
p (1-p)
n=
Z2 (1-α/2)
∆2
Từ các dữ liệu trên chúng tôi tính được n = 62 bệnh nhân.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng bệnh nhân tâm thần
phân liệt có hành vi tự sát


6
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích từng trường hợp.
Lập hồ sơ bệnh án với cấu trúc chuyên biệt phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu. Trực tiếp khám lâm sàng qua 2 thời điểm xác định các
biến số. Đánh giá kết quả nghiên cứu lâm sàng.
2.2.4. Phương pháp định lượng nồng độ serotonin huyết tương ở

bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
Định lượng nồng độ serotonin huyết tương bằng phương pháp
ELISA, Kit của hãng Dragon, Hoa Kỳ, thực hiện tại Khoa Miễn dịchBệnh viện Trung ương Quân đội 108.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả
Xử lý số liệu và đánh giá kết quả bằng các thuật toán thống kê.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình STATA 8.0.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 cho thấy, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (75,76%) và
nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn (24,24%). Tỷ lệ Nam/Nữ = 3,13.
Bảng 3.1. Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Lứa tuổi
≤ 20 tuổi
21 – 30 tuổi
31 – 40 tuổi
> 40 tuổi
Cộng
Trung bình

n

Tỷ lệ %

8
34
17
7

66

12,12
51,51
25,76
10,61
100,00

( X ±SD) = 29,27 ± 8,50 tuổi


7
Bảng 3.1 cho thấy, lứa tuổi 21-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,51%), tiếp đến 31-40 tuổi (25,76%), ≤ 20 tuổi (12,12%) và thấp
nhất là lứa tuổi > 40 tuổi (10,61%). Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu là 29,27 ± 8,50 tuổi.
3.2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành
vi tự sát
3.2.1. Đặc điểm các triệu chứng rối loạn tâm thần ở đối tượng
nghiên cứu

Biểu đồ 3.4. Các thể tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
Biểu đồ 3.4 cho thấy chẩn đoán thể TTPL có hành vi tự sát chỉ
gặp ở 3 thể trong nhóm đối tượng nghiên cứu, trong đó TTPL thể
paranoid chiểm tỷ lệ cao hơn cả (89,39%), còn lại 2 thể khác chiếm
tỷ lệ thấp là TTPL thể trầm cảm sau phân liệt (9,09%) và TTPL thể
đơn thuần (1,52%).
Bảng 3.5. Rối loạn cảm xúc và lo âu của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng

Giảm khí sắc
Khí sắc dao động
Trầm cảm
Nét mặt không thể hiện
cảm xúc
Vô cảm
Cảm xúc không ổn định
Cảm xúc căng thẳng

Lần 1

Lần 2
p

n=66

TL %

n=66

TL %

22
1
2

33,33
1,52
3,03


2
0
0

3,03
0
0

p < 0,001b
p > 0,05b
p > 0,05b

3

4,54

0

0

p > 0,05b

3
33
8

4,54
50,00
12,12


1
21
0

1,52
31,82
0

p > 0,05b
p < 0,05a
p < 0,01b


8
Cảm xúc bùng nổ
Cảm xúc bàng quan
Cảm xúc không thích hợp
Cảm xúc cùn mòn
Luôn bận tâm lo lắng
Hoang mang
Hằn học
Tình cảm thu hẹp
Tâm trạng thất thường
Tâm trạng dễ xúc động
Bi quan, chán nản

8
23
23
1

16
9
4
8
1
4
30

12,12
34,85
34,85
1,52
24,24
13,64
6,06
12,12
1,52
6,06
45,45

0
1
4
0
1
0
0
2
0
2

10

0
1,52
6,06
0
1,52
0
0
3,03
0
3,03
15,15

p < 0,01b
p < 0,001b
p < 0,001b
p > 0,05b
p < 0,001b
p < 0,01b
p > 0,05b
p < 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b
p < 0,001a

a.Chi – squared test;
b. Fisher’s exact test
Bảng 3.5 cho thấy các triệu chứng rối loạn cảm xúc và lo âu ở đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi rất đa dạng và phong phú, hay gặp nhất

là cảm xúc không ổn định chiếm 50%, tiếp theo là bi quan, chán nản
45,45%, cảm xúc không phù hợp, cảm xúc bàng quan cùng chiếm
34,85%,... chỉ có 1 bệnh nhân có cảm xúc cùn mòn chiếm 1,52%.
So sánh khoảng thời gian có các triệu chứng trong vòng 1 tuần
sau khi nhập viện với quá trình điều trị khoảng 3- 4 tuần ta thấy các
triệu chứng có thuyên giảm một cách đáng kể ở các mức độ khác
nhau như: giảm khí sắc, cảm xúc bàng quan, cảm xúc không thích
hợp, luôn bận tâm lo lắng và bi quan, chán nản có sự khác biệt rất rõ
rệt với p<0,001. Các triệu chứng cảm xúc căng thẳng, cảm xúc bùng
nổ và hoang mang có sự khác biệt với p<0,01. Cảm xúc không ổn
định và tình cảm thu hẹp có sự khác biệt với p<0,05. Còn lại các triệu
chứng khác khi so sánh trước và sau điều trị thấy không có ý nghĩa
với p>0,05.
Bảng 3.7. Rối loạn nội dung tư duy của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
Lo sợ ám ảnh
Định kiến
Hoang tưởng liên hệ
Hoang tưởng bị truy hại
Hoang tưởng bị chi phối

Lần 1
n=66
2
2
4
48
16


TL %
3,03
3,03
6,06
72,73
24,24

Lần 2
n=66
0
2
0
0
2

TL %
0
3,03
0
0
3,03

p
p > 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b
p < 0,001b
p < 0,001b



9
Hoang tưởng ghen tuông
Hoang tưởng tự buộc tội
Hoang tưởng tự cao
Hoang tưởng nhận nhầm
Hoang tưởng kỳ quái

1
3
1
1
4

1,52
4,54
1,52
1,52
6,06

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0


p > 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b

b. Fisher’s exact test
Bảng 3.7 cho thấy khi khám bệnh lần đầu, triệu chứng hoang
tưởng bị truy hại chiếm tỷ lệ cao nhất (72,73%), sau đó đến hoang
tưởng bị chi phối (24,24%), còn các triệu chứng khác của rối loạn nội
dung tư duy chiếm tỷ lệ thấp không đáng kể.
Khi so sánh giữa 2 lần khám chúng ta thấy sự khác biệt của 2
loại hoang tưởng bị truy hại và hoang tưởng bị chi phối là có sự
khác biệt với p<0,001. Còn lại các triệu chứng khác của rối loạn nội
dung tư duy khi so sánh trước và sau điều trị là không có sự khác
biệt với p >0,05.
Bảng 3.9. Sự chi phối của hoang tưởng đối với hành vi
Chỉ số thống kê
Hoang tưởng
chi phối hành vi
Không có hành vi chi phối
Có hành vi chi phối
Hành vi đánh người
Hành vi kích động, chửi bới
Hành vi đập phá đồ đạc
Hành vi chém người

Lần 1
n=66

12
47
18
21
19
1

TL %
18,18
71,21
38,30
44,68
40,42
2,13

Lần 2
n=66
2
0
0
0
0
0

TL %
3,03
0
0
0
0

0

p
p < 0,01b
p < 0,001b
p < 0,001b
p < 0,001b
p < 0,001b
p > 0,05b

b. Fisher’s exact test
Bảng 3.9 cho thấy hoang tưởng chi phối đến hành vi của bệnh
nhân khá đa dạng, hoang tưởng không chi phối hành vi chiếm tỷ lệ
thấp (18,18%), còn hoang tưởng chi phối hành vi bệnh nhân chiếm tỷ
lệ rất cao (71,21%). Khi so sánh trước và sau điều trị thấy chỉ còn có
3,03% triệu chứng không chi phối hành vi của bệnh nhân. Cụ thể là
hoang tưởng không chi phối hành vi sự khác biệt có ý nghĩa với
p<0,01. Hoang tưởng có chi phối hành vi, hành vi đánh người, hành
vi kích động, chửi bới và hành vi đập phá đồ đạc sự khác biệt có ý
nghĩa với p< 0,001. Hành vi chém người không có sự khác biệt với
p>0,05


10

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các loại ảo giác lần 1 và lần 2 của đối tượng
nghiên cứu
Biểu đồ 3.5 cho thấy một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều
loại ảo giác. Triệu chứng ảo thanh bình phẩm (51,51%), ảo thanh đe
dọa (21,21%), ảo thanh ra lệnh (43,94%) và ảo thanh xui khiến

(30,30%). Các triệu chứng này giảm nhanh sau khi điều trị.
Bảng 3.11. Tính chất xuất hiện ảo giác và thái độ đối với ảo giác
Chỉ số thống kê
Tính chất và
thái độ của ảo giác
Ảo giác xuất hiện thường
xuyên
Ảo giác không thường xuyên
Nghi ngờ vào ảo giác
Tin tưởng tuyệt đối vào ảo giác

Lần 1

Lần 2
p

n=66

TL %

n=66

TL %

56

84,85

0


0

p < 0,001b

3
2
57

4,54
3,03
86,36

3
3
0

4,54
4,54
0

p > 0,05b
p > 0,05b
p < 0,001b

b. Fisher’s exact test
Bảng 3.11 cho thấy tin tưởng tuyệt đối vào ảo giác (86,36%) và
ảo giác xuất hiện thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (84,85%), ảo
giác xuất hiện không thường xuyên và nghi ngờ vào ảo giác chiếm tỷ
lệ thấp nhất (4,54% và 3,03%).
Khi so sánh 2 nhóm số liệu ta thấy ảo giác xuất hiện thường

xuyên và tin tưởng tuyệt đối vào ảo giác có sự khác biệt với p<0,001.
Còn ảo giác xuất hiện không thường xuyên và nghi ngờ vào ảo giác
không có sự khác biệt với p>0,05.
Bảng 3.12. Đáp ứng và vị trí xuất chiếu ảo thanh của đối tượng
nghiên cứu


11
Chỉ số thống kê
Đáp ứng và
vị trí xuất chiếu ảo giác
Làm theo ảo thanh
Né tránh ảo thanh
Không phản ứng với ảo thanh
Phản ứng mạnh với ảo thanh
Ảo thanh giả (trong cơ thể)
Ảo thanh thật (ngoài cơ thể)

Lần 1

Lần 2
p

n=66

TL %

n=66

TL %


54
1
2
2
50
9

81,82
1,52
3,03
3,03
75,76
13,64

0
0
3
0
2
1

0
0
4,54
0
3,03
1,52

p < 0,001b

p > 0,05b
p > 0,05b
p > 0,05b
p < 0,001b
p < 0,05b

a.Chi – squared test;
b. Fisher’s exact test
Bảng 3.12 cho thấy làm theo ảo thanh và ảo thanh trong cơ thể
chiếm tỷ lệ cao nhất (81,82% và 75,76%), thấp nhất là tránh né ảo
thanh và ảo thanh ngoài cơ thể (1,52%). So sánh số liệu 2 lần khảo
sát thấy làm theo ảo thanh và ảo thanh trong cơ thể có sự khác biệt rất
rõ rệt với p<0,001 và ảo giác ngoài cơ thể có sự khác biệt rõ với
p<0,05. Còn lại các triệu chứng khác khi so sánh giữa 2 lần sự khác
biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.13. Các rối loạn hoạt động của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
Ngại tiếp xúc với người thân, bạn bè
Lãnh đạm, thờ ơ, cách ly với xã hội
Không quan tâm chăm sóc bản thân
Lười lao động và học tập
Giảm sút các hoạt động thường có
Tăng vận động, tăng động tác
Kích động bạo lực
Không ăn
Ăn ít
Hành vi dị kỳ
Hành vi kích động ngôn ngữ
Hành vi bỏ nhà đi lang thang


Lần 1

Lần 2

n=66

TL %

n=66

TL %

8
29
23
19
19
5
13
3
41
26
10
14

12,12
43,94
34,85
28,79

28,79
7,58
19,70
4,54
62,12
39,39
15,15
21,21

3
2
2
3
7
0
0
0
3
0
0
0

4,54
3,03
3,03
4,54
10,61
0
0
0

4,54
0
0
0

a.Chi – squared test;

b. Fisher’s exact test

p
p > 0,05b
p < 0,001b
p < 0,001b
p < 0,001b
p < 0,05a
p > 0,05b
p < 0,001b
p > 0,05b
p < 0,001b
p < 0,001b
p < 0,01b
p < 0,001b


12
Bảng 3.13 cho thấy các triệu chứng rối loạn vận động chung rất
đa dạng, trong đó ăn ít chiếm 62,12% là hay gặp nhất, tiếp theo là
lãnh đạm, thờ ơ cách ly với xã hội 43,94%, hành vi dị kỳ 39,39%,
không quan tâm chăm sóc bản thân 34,85%. Các rối loạn khác chiếm
tỷ lệ thấp. Khi so sánh khảo sát lần 1 với lần thứ 2 ta thấy khác biệt ở

các mức độ khác nhau như lãnh đạm, thờ ơ, cách ly với xã hội, không
quan tâm chăm sóc bản thân, lười lao động và học tập, kích động bạo
lực, ăn ít, hành vi dị kỳ và bỏ nhà đi lang thang có sự khác biệt rõ rệt
với p<0,001; hành vi kích động ngôn ngữ sự khác nhau có ý nghĩa
với p <0,01; giảm sút các hoạt động thường có sự khác biệt rõ với p
<0,05. Còn lại các triệu chứng khác khi so sánh không có sự khác
biệt (p>0,05).
3.2.2. Đặc điểm hành vi tự sát ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.17. Thời gian thực hiện hành vi tự sát trong ngày và đêm
ở đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
n = 93
Tỷ lệ (%)
Thời gian tự sát
Hành vi tự sát thực hiện vào ban ngày
68
73,12
Hành vi tự sát thực hiện vào ban đêm
25
26,88
Bảng 3.17 cho thấy đa số các hành vi tự sát không thành được
bệnh nhân thực hiện vào ban ngày (73,12%), còn số lần tự sát không
thành vào ban đêm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 26,88%.


13
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ số lần tự sát không thành công ở đối tượng
nghiên cứu
Biểu đồ 3.6 cho thấy, đối tượng nghiên cứu có 1 lần tự sát không
thành công là cao nhất (72,73%), tiếp đến có 2 lần tự sát (18,18%) và

thấp nhất là có 4 và 5 lần tự sát (1,52%). Số lần tự sát không thành
công trung bình ở đối tượng là 1,41 ± 0,80 lần.
Bảng 3.18. Các phương thức thực hiện hành vi tự sát ở đối tượng
nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Phương thức tự sát
Đuối nước
Thắt cổ
Đập đầu vào tường
Lao vào ô tô
Đâm chém, cắt bằng vật sắc nhọn
Dùng gậy, búa, gạch, đá đập
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc hướng thần, tân dược
Nhảy từ trên cao xuống
Điện giật
Cắn lưỡi
Các hình thức khác
Cộng

Tần suất

Tỷ lệ %

13
13
9
4
29
2

8
2
9
1
1
2
93

13,98
13,98
9,68
4,30
31,18
2,15
8,60
2,15
9,68
1,08
1,08
2,15
100,00

Bảng 3.18 cho thấy, tự sát đâm, chém, cắt bằng vật sắc nhọn
chiếm tỷ lệ cao nhất (31,18%), tiếp đến tự sát bằng đuối nước, bằng
thắt cổ (13,98%), đập đầu vào tường và nhảy từ trên cao xuống
(9,68%), tự sát bằng thuốc bảo vệ thực vật (8,60%), lao vào ô tô
(4,30%), dùng gậy, búa, gạch, đá đập và dùng thuốc hướng thần, tân
dược thấp và các hình thức khác (2,15%) và thấp nhất là tự sát bằng
điện giật và cắn lưỡi (1,08%).
3.3. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương và một số

yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
3.3.1. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương ở đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.19. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương
lần 1 và lần 2 của đối tượng nghiên cứu


14
STT
1
2

Chỉ số thống kê
Kết quả
Lần 1 (ng/ml)
Lần 2 (ng/ml)

n

X ± SD

p

66
66

8,90 ± 4,56
35,40 ± 22,09

p < 0,001


Bảng 3.19 so sánh kết quả xét nghiệm nồng độ serotonin huyết
tương trong lần 1 (8,90 ± 4,56 ng/ml) và lần 2 (35,40 ± 22,09 ng/ml)
bằng phương pháp phân tích theo thuật toán Wilcoxon – signed rank
test cho thấy sự khác biệt rõ rệt với p<0,001.
Bảng 3.20. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương
lần 1 của đối tượng nghiên cứu và nhóm chứng
STT
1
2

Chỉ số thống kê
Kết quả
Lần 1 (ng/ml)
Nhóm chứng (ng/ml)

n

X ± SD

p

66
35

8,90 ± 4,56
16,01 ± 6,44

p < 0,001


Bảng 3.20 so sánh kết quả xét nghiệm nồng độ serotonin huyết
tương trong lần 1 (8,90 ± 4,56 ng/ml) và nhóm chứng (16,01 ± 6,44
ng/ml) bằng phương pháp phân tích theo thuật toán Wilcoxon –
signed rank test cho thấy sự khác biệt rõ rệt với p < 0,001.
Bảng 3.21. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương
lần 2 của đối tượng nghiên cứu và nhóm chứng
STT
1
2

Chỉ số thống kê
Kết quả
Lần 2 (ng/ml)
Nhóm chứng (ng/ml)

n

X ± SD

p

66
35

35,40 ± 22,09
16,01 ± 6,44

p < 0,001

Bảng 3.21 so sánh kết quả xét nghiệm nồng độ serotonin huyết

tương trong lần 2 (35,40 ± 22,09 ng/ml) và nhóm chứng (16,01 ±
6,44 ng/ml) bằng phương pháp phân tích theo thuật toán Wilcoxon –
signed rank test cho thấy sự khác biệt rõ rệt với p < 0,001.
3.3.2. Đặc điểm một số yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.22. Tiền sử thời kỳ mẹ mang thai ở đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
n = 66
Tỷ lệ %
Tiền sử mẹ mang thai
Sức khỏe của mẹ bình thường
60
90,90
Không rõ
3
4,55


15
Sức khỏe của mẹ bất thường
3
Tiền sử sản khoa
Mẹ đẻ thường
61
Có bất thường khi mẹ đẻ
5

4,55
92,42
7,58


Bảng 3.22 cho thấy, chủ yếu là sức khỏe của mẹ bình thường
(90,90%), không rõ sức khỏe của mẹ ra sao (4,55%) và sức khỏe của
mẹ có bất thường (4,55%). Tiền sử sản khoa khi mẹ sinh bệnh nhân
chủ yếu cuộc đẻ của mẹ là đẻ thường (92,42%), chỉ có 7,58% cuộc đẻ
bất thường (Forceps, mổ đẻ, chuyển dạ lâu và can thiệp khác).
Bảng 3.23. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần ở đối
tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
n = 66
Tỷ lệ %
Tiền sử gia đình
Không có người mắc bệnh tâm thần
52
78,79
Có người mắc bệnh tâm thần
14
21,21
- Tâm thần phân liệt
11
78,57
2
14,29
- Chậm phát triển tâm thần
2
14,29
- Các bệnh tâm thần khác
Phả hệ gia đình có người mắc bệnh tâm thần
Bố mẹ đẻ của bệnh nhân
4

28,57
Anh, chị em ruột của bệnh nhân
4
28,57
Ông, bà nội/ngoại của bệnh nhân
1
7,14
Chú, bác, cô, dì của bệnh nhân
6
42,86

Bảng 3.23 cho thấy, chủ yếu là trong gia đình không ai mắc bệnh
tâm thần (78,79%) và trong gia đình có người mắc bệnh tâm thần
(21,21%).
Trong số gia đình có người mắc bệnh tâm thần thì TTPL chiếm tỷ
lệ cao nhất (78,57%), chậm phát triển tâm thần và các bệnh tâm thần
khác chiếm 14,29%.
Phả hệ trong gia đình có người mắc bệnh tâm thần cao nhất là
chú, bác, cô, dì chiếm tỷ lệ 42,86%, quan hệ họ hàng cấp I chiếm tỷ
lệ như nhau (28,57%) và ông bà nội/ngoại chỉ là 7,14%.
Bảng 3.26. Yếu tố stress tâm lý khi phát bệnh ở đối tượng
nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Stress tâm lý

n = 66

Tỷ lệ %



16
Không có stress khi phát bệnh
Có stress khi phát bệnh
Có stress tâm lý cấp tính
Có stress tâm lý kéo dài

49
17
7
10

74,24
25,26
41,18
58,82

Bảng 3.26 cho thấy, đa số bệnh nhân không có yếu tố stress tâm
lý khi phát bệnh (74,24%) và có stress tâm lý khi phát bệnh
(25,26%). Trong đó, bệnh nhân có stress tâm lý cấp tính chiếm tỷ lệ
41,18% và có stress tâm lý kéo dài chiếm tỷ lệ 58,82%.
3.4. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với các
triệu chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có
hành vi tự sát
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với
rối loạn cảm xúc
Chỉ số thống kê

Lần 1

X ± SD


Lần 2

X ± SD

p

2
0

(ng/ml)
21,50 ± 1,83
0

p < 0,01
p > 0,05

8,54 ± 6,90

0

0

p > 0,05

5,09 ± 0,83
7,99 ± 5,35
9,17 ± 4,78
7,69 ± 4,18
8,17 ± 4,39

9,15 ± 4,47
10,58 ± 5,15
8,27 ± 4,39

1
0
0
1
4
1
2
10

69,09
0
0
16,69
22,80 ± 8,63
9,04
44,18 ± 5,32
46,70 ± 22,88

p < 0,05
p > 0,05
p > 0,05
p < 0,05
p<0,001
p > 0,05
p<0,001
p<0,001


Triệu chứng

n

Giảm khí sắc
Trầm cảm
Nét mặt không thể hiện
cảm xúc
Vô cảm
Cảm xúc căng thẳng
Cảm xúc bùng nổ
Cảm xúc bàng quan
Cảm xúc không thích hợp
Luôn bận tâm lo lắng
Tình cảm thu hẹp
Bi quan, chán nản

22
2

(ng/ml)
10,78 ± 4,47
9,28 ± 7,47

3
3
8
8
23

23
16
8
30

n

Bảng 3.39 mối liên quan giữa rối loạn cảm xúc với nồng độ
serotonin huyết tương sau 2 lần xét nghiệm thấy các triệu chứng cảm
xúc không thích hợp, tình cảm thu hẹp và bi quan, chán nản khi phân
tích theo thuật toán Wilcoxon – signed rank test cho kết quả giữa 2
nhóm có sự khác biệt rõ rệt với p<0,001; triệu chứng giảm khí sắc so
sánh giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p<0,01. Các triệu chứng vô
cảm và cảm xúc bàng quan có sự khác biệt với p<0,05. Các triệu
chứng khác có sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).


17
Bảng 3.41. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương
với hoang tưởng
Chỉ số thống kê

Lần 1

Hoang tưởng

n

Hoang tưởng liên hệ
Hoang tưởng bị truy hại

Hoang tưởng bị chi phối
Hoang tưởng ghen tuông
Hoang tưởng tự buộc tội
Hoang tưởng tự cao
Hoang tưởng nhận nhầm
Hoang tưởng kỳ quái

4
48
16
1
3
1
1
4

Lần 2

X ± SD

n

(ng/ml)
6,23 ± 5,12
9,16 ± 4,59
7,80 ± 4,47
4,00
10,81 ± 6,55
3,76
12,22

13,57 ± 1,40

0
0
2
0
0
0
0
0

X ± SD

p

(ng/ml)
0
0
22,33 ± 14,62
0
0
0
0
0

p > 0,05
p > 0,05
p < 0,05
p > 0,05
p > 0,05

p > 0,05
p > 0,05
p < 0,05

Bảng 3.41 mối liên quan giữa hoang tưởng với nồng độ serotonin
huyết tương sau 2 lần xét nghiệm thấy các triệu chứng hoang tưởng
bị chi phối và hoang tưởng kỳ quái khi phân tích theo thuật toán
Wilcoxon – signed rank test cho kết quả giữa 2 nhóm có sự khác biệt
rõ với p<0,05. Còn lại các triệu chứng khác có sự khác biệt không có
ý nghĩa (p>0,05).
Bảng 3.42. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với
ảo giác
Chỉ số thống kê

Lần 1

Ảo giác

n

Ảo thanh bình phẩm
Ảo thanh đe dọa
Ảo thanh ra lệnh
Ảo thanh xui khiến

34
14
29
20


X ± SD
(ng/ml)
9,39 ± 4,62
10,85 ± 4,38
8,22 ± 4,37
9,97 ± 4,63

Lần 2
n
1
0
1
1

X ± SD

p

(ng/ml)
74,03
0
76,61
13,40

p< 0,001
p< 0,05
p< 0,001
p> 0,05

Bảng 3.42 mối liên quan giữa ảo giác với nồng độ serotonin huyết

tương sau 2 lần xét nghiệm thấy các triệu chứng ảo thanh bình phẩm
và ảo thanh ra lệnh khi phân tích theo thuật toán Wilcoxon – signed
rank test cho kết quả giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt với p<0,001.
Ảo thanh đe dọa khi phân tích theo thuật toán Wilcoxon – signed
rank test cho kết quả giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ với p<0,05. Còn
lại ảo thanh xui khiến sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).


18
Bảng 3.44. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với
rối loạn hoạt động
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
Ngại tiếp xúc với người
thân, bạn bè
Lãnh đạm, thờ ơ, cách ly với
xã hội
Không quan tâm chăm sóc
bản thân
Lười lao động và học tập
Giảm sút các hoạt động
thường có
Kích động bạo lực
Ăn ít
Hành vi dị kỳ
Hành vi bỏ nhà đi lang thang

Lần 1
n


X ± SD

8

Lần 2
n

X ± SD

8,31 ± 4,85

3

35,57 ± 33,44

p<0,05

29

8,91 ± 4,80

2

32,20 ± 21,27

p<0,001

23

7,79 ± 4,45


2

44,77 ± 39,71

p<0,001

19

8,20 ± 4,61

3

44,81 ± 27,59

p<0,001

19

9,45 ± 4,43

7

42,84 ± 23,44

p<0,001

13
41
26

14

8,70 ± 4,94
9,33 ± 4,54
9,79 ± 4,45
7,35 ± 4,19

0
3
0
0

0
57,97 ± 22,17
0
0

p>0,05
p<0,001
p<0,05
p>0,05

(ng/ml)

p

(ng/ml)

Bảng 3.44 mối liên quan giữa rối loạn hoạt động với nồng độ
serotonin huyết tương sau 2 lần xét nghiệm thấy các triệu chứng lãnh

đạm, thờ ơ, cách ly với xã hội, không quan tâm chăm sóc bản thân,
lười lao động và học tập, giảm sút các hoạt động thường có và ăn ít
khi phân tích theo thuật toán Wilcoxon – signed rank test cho kết quả
giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt với p<0,001. Ngại tiếp xúc với
người thân, bạn bè và hành vi dị kỳ khi phân tích theo thuật toán
Wilcoxon – signed rank test cho kết quả giữa 2 nhóm có sự khác biệt
rõ với p<0,05. Còn lại các triệu chứng kích động bạo lực và hành vi
bỏ nhà đi lang thang sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Giới tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát thấy tỷ
lệ nam/nữ = 3,13.


19
Lứa tuổi 21-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (51,51%) và thấp nhất là
lứa tuổi > 40 tuổi (10,61%). Tuổi trung bình là 29,27 ± 8,50 tuổi. Kết
quả này phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước.
4.2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành
vi tự sát
4.2.1. Đặc điểm các triệu chứng rối loạn tâm thần ở đối tượng
nghiên cứu
Biểu đồ 3.4 cho thấy thể bệnh tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
chỉ gặp ở 3 thể: paranoid (89,39%), trầm cảm sau phân liệt (9,09%)
và thể đơn thuần (1,52%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Hoàng Văn Nghĩa.
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc và lo âu (bảng 3.5) rất đa dạng
và phong phú, hay gặp nhất là cảm xúc không ổn định chiếm 50%,
tiếp theo là bi quan, chán nản 45,45%. Bảng 3.7 cho thấy triệu chứng

hoang tưởng bị truy hại cao nhất (72,73%), sau đó đến hoang tưởng
bị chi phối (24,24%), còn các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp
không đáng kể. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Đỗ Kim Lan; Hoàng Văn Nghĩa.
Theo Bouhlel S. và cộng sự và Tô Đình Phong nghiên cứu ở tâm
thần phân liệt có hành vi tự sát bị chi phối bởi hoang tưởng hoặc/và
ảo thanh thấy kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 là phù hợp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.5 cho thấy có sự
phù hợp với ý kiến của các tác giả như Ngô Ngọc Tản; Hoàng Văn
Nghĩa; Tô Đình Phong; Lê Sao Mai. Một bệnh nhân có thể có 1 hoặc
nhiều loại ảo giác. Các triệu chứng ảo thanh bình phẩm (51,51%), ảo
thanh đe dọa (21,21%), ảo thanh ra lệnh (43,94%) và ảo thanh xui
khiến (30,30%) là rất hay gặp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.11 cho thấy ảo giác
càng bền vững, xuất hiện càng liên tục thì bệnh nhân càng tin tưởng
vào nội dung của ảo giác. Khi tổng hợp sự xuất hiện của hoang tưởng
và ảo giác trên bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng tôi nhận thấy đa
số bệnh nhân có cả hoang tưởng và ảo giác, rất ít bệnh nhân chỉ có ảo
giác hoặc chỉ có hoang tưởng. Kết quả này phù hợp với sự ghi nhận
của Hoàng Văn Nghĩa; Tô Đình Phong; Bùi Quang Huy.


20
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy làm theo ảo
gíác chiếm tỷ lệ rất cao (81,82%), còn số bệnh nhân né tránh ảo giác
chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (1,52%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
Ngô Ngọc Tản; Phạm Văn Mạnh; Lê Sao Mai.
Các rối loạn hoạt động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt rất đa
dạng và phong phú. Trong nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở
bảng 3.13 thì ăn ít là triệu chứng hay gặp nhất (62,12%), còn các

hành vi khác chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả này phù hợp với Trần Đình
Xiêm; Nguyễn Thanh Bình.
4.2.2. Đặc điểm hành vi tự sát ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.17 cho thấy đa số các bệnh nhân thực hiện hành vi tự sát
khi mọi người không có nhà hoặc khi mọi người không chú ý đến. Kết
quả này còn phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Huy; Nguyễn
Hữu Kỳ; Nguyễn Thị Kim Hanh và cộng sự; Hoàng Văn Nghĩa.
Biểu đồ 3.6 cho thấy bệnh nhân tâm thần phân liệt đã có hành vi
tự sát trong tiền sử thì sẽ có nguy cơ tự sát cao hơn ở những lần tái
phát sau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim
Hanh và cộng sự; Hoàng Văn Nghĩa; Bouhlel S. và cộng sự.
Bảng 3.18 cho thấy phương thức tự sát của bệnh nhân rất đa
dạng, phong phú, tự sát đâm, chém bằng vật sắc nhọn chiếm tỷ lệ cao
nhất (31,18%). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu
của Nguyễn Thị Kim Hanh và cộng sự; Hoàng Văn Nghĩa; Bouhlel
S. và cộng sự; Bùi Quang Huy.
4.3. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương và một số
yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.3.1. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương ở đối
tượng nghiên cứu
Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương ở lần 1 (8,90
± 4,56 ng/ml) và lần 2 (35,40 ± 22,09 ng/ml); lần 1 ở nhóm 1 (8,90 ±
4,56 ng/ml) và nhóm chứng (16,01 ± 6,44 ng/ml); lần 2 ở nhóm 1
(35,40 ± 22,09 ng/ml) và nhóm 2 (nhóm chứng) (16,01 ± 6,44 ng/ml)
theo bảng 3.19; 3.20 và 3.21 cho thấy sự tăng nồng độ serotonin
trong huyết tương ở xét nghiệm lần 1 và lần 2 là tỷ lệ nghịch với
cường độ của hành vi tự sát.


21

4.3.2. Đặc điểm một số yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở đối tượng
nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.22; 3.23 và
3.26 cho thấy chủ yếu là sức khỏe của mẹ bình thường (90,90%),
trong gia đình không ai mắc bệnh tâm thần (78,79%) và đa số bệnh
nhân không có stress khi phát bệnh (74,24%). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của các tác giả như Walker E. và cộng sự; Cao Tiến
Đức; Tô Đình Phong; Bùi Tiến Dũng; Lê Sao Mai; Bùi Quang Huy;
Baca-Garcia E. và cộng sự.
4.4. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với các
triệu chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có
hành vi tự sát
4.4.1. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với rối
loạn cảm xúc
Bảng 3.39 trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan
giữa rối loạn cảm xúc với nồng độ serotonin huyết tương sau 2 lần
xét nghiệm thấy các triệu chứng cảm xúc phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả như Musshoff F. và cộng sự
4.4.3. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với
hoang tưởng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.41 cho thấy chỉ có
hoang tưởng bị chi phối (16 bệnh nhân) và hoang tưởng kỳ quái (4
bệnh nhân), còn lại các triệu chứng hoang tưởng khác thì không có ý
nghĩa. Như vậy, có thể kết luận giá trị của xét nghiệm nồng độ
serotonin huyết tương chỉ có giá trị đối với một số ít loại hoang
tưởng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bùi Quang Huy
và Sadock B.J.
4.4.4. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với ảo giác
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.42 của chúng tôi cho thấy các
triệu chứng ảo thanh bình phẩm và ảo thanh ra lệnh khác nhau rõ rệt

giữa 2 nhóm (p<0,001), còn lại các ảo thanh khác không có sự khác
biệt (p>0,05). Như vậy, trái với hoang tưởng, nồng độ serotonin
huyết tương có liên quan chặt chẽ với hầu hết các loại ảo thanh.


22
4.4.6. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với rối
loạn hoạt động
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.44 cho thấy mối liên
quan giữa rối loạn hoạt động với nồng độ serotonin huyết tương sau 2
lần xét nghiệm là rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào các triệu
chứng lãnh đạm, thờ ơ, cách ly với xã hội, không quan tâm chăm sóc
bản thân, lười lao động và học tập,... Như vậy, xét nghiệm nồng độ
serotonin huyết tương cũng có vai trò hỗ trợ trong đánh giá các triệu
chứng rối loạn vận động.


23
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả định lượng nồng
độ serotonin huyết tương trên 66 bệnh nhân tâm thần phân liệt có
hành vi tự sát tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa và Khoa Tâm
thần- Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt có hành vi tự sát
+ Dấu hiệu khởi phát của bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành
vi tự sát rất đa dạng, hay gặp nhất là triệu chứng mất ngủ (100%), nói
những từ không liên quan (80,30%).
+ Triệu chứng rối loạn cảm xúc hay gặp nhất là cảm xúc không
ổn định (50,00%). Hoang tưởng phổ biến nhất là hoang tưởng bị truy
hại (72,73%). Đa số hoang tưởng xuất hiện thường xuyên (68,18%)

và chi phối hành vi (71,21%). Ảo thanh có tỷ lệ cao nhất là ảo thanh
bình phẩm (51,51%), ảo thanh ra lệnh (43,94%). Hầu hết ảo giác xuất
hiện thường xuyên (84,85%) và bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối vào ảo
giác (86,36%).
+ Bệnh nhân có 1 hành vi tự sát có tỷ lệ cao nhất với 72,73%, có
2 hành vi tự sát 18,18%, có 3 hành vi tự sát 6,06%. Số lần tự sát
trung bình ở đối tượng nghiên cứu là 1,41 ± 0,80 lần. Hầu hết hành vi
tự sát thực hiện vào ban ngày với 73,12%. Các phương thức tự sát
cũng rất đa dạng nhưng có tỷ lệ cao nhất là tự đâm, chém, cắt bằng
vật sắc nhọn chiếm 39,39%.
2. Kết quả định lượng nồng độ serotonin huyết tương và một số
yếu tố thúc đẩy hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
+ Nồng độ serotonin huyết tương lần 1 là 8,90 ± 4,56 ng/ml, lần
2 là 35,40 ± 22,09 ng/ml và nhóm chứng là 16,01 ± 6,44 ng/ml. Sự
khác biệt giữa nồng độ serotonin huyết tương lần 1, lần 2 và nhóm
chứng là rõ ràng với p<0,001.
+ Có nhiều yếu tố liên quan đến việc thúc đẩy hành vi tự sát và
có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ serotonin huyết tương theo các
biến số nghiên cứu như giới tính, lứa tuổi, thời gian mang bệnh, kiểu
khởi phát bệnh, mùa phát bệnh, số lần tái phát mà bệnh nhân phải
nhập viện, số ngày điều trị nội trú và số lần tự sát không thành công ở


24
các mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu là có sự khác biệt đáng kể với
p<0,05, p<0,01 và p<0,001.
3. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương với các triệu
chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành
vi tự sát
+ Nồng độ serotonin huyết tương sau 2 lần xét nghiệm có liên

quan với các triệu chứng cảm xúc không ổn định, cảm xúc không
thích hợp, tình cảm thu hẹp và bi quan, chán nản với p<0,01. Các
triệu chứng rối loạn hình thức tư duy như tư duy chậm chạp, tư duy
ngắt quãng, nói một mình, ngôn ngữ phân liệt và tư duy không liên
quan cũng có mối liên quan rõ ràng với nồng độ thấp của serotonin
trong huyết tương với p<0,001.
+ Hoang tưởng bị chi phối và hoang tưởng kỳ quái có liên
quan chặt chẽ đến nồng độ serotonin huyết tương với p<0,05. Ảo
thanh bình phẩm và ảo thanh ra lệnh cũng có mối liên quan rõ
ràng đến nồng độ serotonin huyết tương với p<0,001. Các triệu
chứng khác có mối liên quan đến nồng độ serotonin huyết tương ở
các mức độ khác nhau.
KIẾN NGHỊ
1. Cần đề phòng hành vi tự sát ở các bệnh nhân tâm thần phân
liệt có các triệu chứng mất ngủ, nói một mình, hoang tưởng, ảo giác
xuất hiện liên tục và chi phối hành vi.
2. Sử dụng kết quả xét nghiệm nồng độ serotonin huyết tương
như một công cụ hỗ trợ đánh giá nguy cơ tự sát ở bệnh nhân tâm thần
phân liệt.
3. Sử dụng xét nghiệm nồng độ serotonin huyết tương như một
công cụ hỗ trợ đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh nhân tâm
thần phân liệt có hành vi tự sát.



×