Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh tế thời kỳ suy thoái Hội đồng quản trị có thể làm gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 4 trang )

Kinh tế thời kỳ suy thoái
Hội đồng quản trị có thể làm gì?


Khi nền kinh tế bất ổn và rơi vào suy thoái, vận mệnh công ty thay đổi
rất nhanh, ngay cả khi ban giám đốc không phạm bất kỳ một sai lầm
nào trong điều hành, quản lý.

Vậy theo các bạn hội đồng quản trị của công ty sẽ làm gì? Để ban giám đốc
tự lãnh đạo hay quyết định những gì? Giả sự bạn là một trong số các thành
viên của hội đồng quản trị, nhà quản trị của chúng ta sẽ ra tay như thế nào
đây?

Theo mình nhận thấy rằng hội đồng quản trị có thể làm một số những công
việc chủ yếu như sau:

Thứ nhất, hội đồng quản trị phải xem xét xem ban giám đốc có đủ năng lực
và sẵn sàng để trèo lái công ty thoát khỏi cuộc khủng hoảng hay không? Tuy
nhiên, hội đồng quản trị phải khéo léo trong chuyện này, nếu không, ban
giám đốc sẽ nghĩ hội đồng quản trị không còn tin mình nữa, và sẽ xảy ra
mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Nếu thấy năng lực của ban giám đốc chưa đảm bảo, hội đồng quản trị phải
trả lời câu hỏi: “Ban giám đốc có thực hiện đúng những gì hội đồng quản trị
đề ra không?”. Nếu câu trả lời là “không”, hội đồng quản trị chưa nên vội
vàng phán xét vì những bất ngờ xảy ra không lường trước, và chiến lược
được xây dựng trong bối cảnh hoàn toàn khác. Tốt nhất, hội đồng quản trị
phải xem xét lý do và trả lời tiếp câu hỏi: “Mình có còn tin vào ban giám đốc
không?”. Nếu câu trả lời là “có”, hãy để ban giám đốc tiếp tục điều hành
công ty và hội đồng quản trị giám sát, tạo điều kiện tốt để ban giám đốc thực
hiện công việc của mình. Hội đồng quản trị không nên can thiệp quá sâu vào


việc quản lý (nếu ban giám đốc không nhờ cậy). Nếu câu trả lời là “không”,
hội đồng quản trị cần trả lời câu hỏi tiếp theo: “Ai có đủ năng lực để đảm
nhận công việc điều hành công ty và người đó có cải thiện được tình trạng
của công ty không?”. Nếu câu trả lời là “không”, hội đồng quản trị tiếp tục
tìm người thay thế. Nếu câu trả lời là “có”, thì cần cân nhắc thời gian và hậu
quả của việc thay đổi ban giám đốc. Trong quá trình trả lời câu hỏi, đừng để
tình cảm, định kiến cá nhân can thiệp vào mà phải lấy mục tiêu của công ty
làm nền tảng.

Thứ hai, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc và
các thành viên trong công ty. Trong thời điểm nhạy cảm này, công ty phải
lấy đoàn kết làm giá trị cốt lõi để lãnh đạo, quản lý. Các thành viên trong hội
đồng quản trị phải thật sự bình tĩnh, thoát ra khỏi cái “tôi” vốn có của mình,
không nên đổ lỗi cho người này, người kia, hoặc đả kích cá nhân. Mọi suy
nghĩ và hành động đều phải hướng về mục tiêu chung của công ty. Hội đồng
quản trị và ban giám đốc nên gặp nhau thường xuyên hơn (nếu gặp nhau trên
bàn nhậu mà giải tỏa được những mâu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân,
giúp nâng cao tinh thần đoàn kết trong ban lãnh đạo thì cũng là việc nên
làm).

Thứ ba, hội đồng quản trị và ban giám đốc cần cùng nhau đánh giá lại chiến
lược, nhận dạng các rủi ro, xây dựng kế hoạch ưu tiên. Hội đồng quản trị cần
lắng nghe những lo ngại của ban giám đốc về sự khác biệt trong định hướng
chiến lược của công ty để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh kịp thời. Cùng nhau
xem xét chiến lược công ty được đưa ra trước đây có còn phù hợp với tình
hình hiện tại, hay cần phải thay đổi những điểm nào để ứng phó với môi
trường kinh doanh hiện tại.

Các thành viên trong hội đồng quản trị cũng nên tập trung xem xét khả năng
thanh khoản của công ty, hiểu rõ hơn về dòng tiền mặt của công ty. Trong

thời điểm công ty có nhu cầu tiền mặt lớn nhất, hội đồng quản trị nên hỗ trợ
mạnh mẽ để công ty vẫn có đủ khả năng tiếp cận với nguồn vốn để đáp ứng
được nhu cầu cho hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, hội đồng quản trị cần thuyết phục các cổ đông ủng hộ ban giám đốc
và đảm bảo sự ủng hộ tuyệt đối của mình cho định hướng chiến lược để ban
giám đốc an tâm điều hành.

Thứ năm, hội đồng quản trị thường xuyên nghe các báo cáo trực tiếp từ ban
giám đốc để họ có đủ tự tin trong các quyết định điều hành. Thông tin từ các
cuộc họp hội đồng quản trị nên chuyển tải đến ban điều hành. Ý kiến từ ban
giám đốc cần phải được hội đồng quản trị lắng nghe và phản hồi nhanh. Hội
đồng quản trị cũng cần trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm nhiều hơn để
ban giám đốc phản ứng nhanh với thị trường.

Thứ sáu, hội đồng quản trị cũng nên lưu tâm hơn tới kế hoạch kế nhiệm.
Nếu công ty đang cố gắng để vượt qua giai đoạn suy thoái, đúng lúc đó tổng
giám đốc hoặc một thành viên quan trọng khác của ban quản lý xin từ chức
mà không có người kế nhiệm rõ ràng, đủ năng lực, chắc chắn công ty sẽ gặp
khó khăn trong việc đối phó một cách hiệu quả với những thách thức mà
công ty đang phải đối mặt.
Theo Diễn đàn Kinh tế VnEcon

×