Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

đia 71314 địa lý 7 ngô thị tường vy website của trường thcs trần cao vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.98 KB, 67 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phần I</b>


<b>THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG</b>
Tuần:01


Tiết: 01


<b>Bài 1 DÂN SỐ</b> S: 15/08/2013


G: 19/08/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân, hậu quả
của sự gia tăng dân số nhanh.


*MT: Biết tình hình gia tăng dân số TG; nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanhvà bùng nổ
dân số hậu quả đối với MT.


<b>2. Tư tưởng: giáo dục sự gia tăng dân số ảnh hưởng lớn đến tài nguyên, môi trường.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.


- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.
*MT: Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với MT.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viêt và tháp dân số để tìm hiểu dân số và
gia tăng dân số TG.



+ Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số TG.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
GV:- Tranh tháp dân số trẻ, tháp dân số già.


- Biểu đồ gia tăng dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
- CácH1.1, H1.2,H1.3,H1.4 SGK


HS: SGK+ vở bài tập địa 7
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) Kiểm tra dụng cụ học tập</b>
<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Ở lớp 6 các em đã học về các thành phần tự nhiên của môi trường. Sang lớp 7
chúng ta sẽ nghiên cứu về thành phần rất quan trọng, có tác dụng mạnh mẽ đến tự nhiên đó là con
người và thành phần nhân văn của môi trường.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1:(20 phút)</b>


<b> KT: Trình bày quá trình phát triển và tình hình</b>
<b>gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của nó. </b>
<b>KN: HS biết đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số</b>
- HS đọc SGK/186, nêu khái niệm về “dân số”



- Kết quả điều tra dân số cho biết điều gì?(Tổng số
dân, số người trong từng độ tuổi, số nam, số nữ, nguồn
lao động hiện tại và tương lai của 1 địa phương.)
* GV: Dân số là nguồn lao động quý báu của mỗi quốc
gia, đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ hàng hóa .


Dân số được biểu hiện cụ thể bằng tháp dân số hay
tháp tuổi.


- Quan sát H1.1,trả lời câu hỏi:


- Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra → 4 tuổi ở mỗi
tháp tuổi ước tính có bao nhiêu bé trai, bé gái?


<i><b>1.Trình bày quá trình phát triển dân số thế </b></i>
<i><b>giới.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau ntn? Tháp có hình
dạng ntn thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
- Nhìn vào tháp dân số chúng ta biết được những điều
gì?


HS trình bày kết quả , HS khác bổ sung, GV chuẩn xác
kiến thức.


- HS dựa vào sgk nêu khái niệm gia tăng dân số tự
nhiên và gia tăng cơ giới .


* Gia tăng dân số tự nhiên = sinh-tử



* Gia tăng cơ giới =số người chuyển đến-số người
chuyển đi.


- HS dựa và H1.2sgk/4:


- Cho biết từ năm1999dân số TG là bao nhiêu ? Dự
báo đến năm 2050 dân số TG là bao nhiêu ?


- Nhận xét tình tăng dân số TG? Chú ý so sánh tốc độ
đồ thị của các giai đoạn trước và sau năm1084.


* GV: Sự gia tăng dân số ở biểu đồ là gia tăng dân số
tự nhiên.


- Nêu nguyên nhân của sự khác nhau về tốc độ tăng
dân số.


* GV:Trong 2 thế kỷ 19, 20 dân số đã tăng thêm 5 tỉ
người, do đời sống được nâng cao,yêu cầu về y tế tốt
hơn, số trẻ em chết yểu giảm trong khi tỉ lệ sinh
nhiều , tử ít tuổi thọ tăng...Liên hệ với VNam.
<b>HĐ2:(10 phút)</b>


<b> KT: Cho HS thấy bùng nổ dân số, ngun nhân và</b>
<b>hậu quả của nó.</b>


<b>KN: giải thích được hậu quả của bùng nổ dân số</b>
- HS các nhóm làm việc theo phiếu học tập.


- Dựa vào kênh chữ.



+ Cho biết bùng nổ dân số xãy ra khi nào?


+ Khi KT chưa phát triển,gia tăng dân số nhanh dẫn
đến những khó khăn nào? Cần phải có biện phápgì để
giải quyết vấn đề này ?


HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác
kiến thức.


- Từ những năm đầu thế kỷ XIX đến nay, dân
số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có
những tiến bộ kinh tế - xã hội và y tế.


<i><b>2. Sự bùng nổ dân số.</b></i>


-Từ những năm 50 của thế kỷ XX, bùng nổ dân
số đã diễn ra ở những nước đang phát triển
thuộc châu Á, châu Phi, và Mỹ La tinh do các
nước này giành được độc lập, đời sống được
cải tiện và những tiến bộ về y tế làm giảm
nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển
đã tạo sức ép đối với vấn đề việc làm, phúc lợi
xã hội, mơi trường, kìm hãm sự phát triển kinh
tế xã hội,…


<b>4. Củng cố : ( 6 phút) -Chọn câu trả lời đúng nhất :</b>
Bùng nổ dân số xảy ra khi :



a/ Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị.
b/ Tỉ lệ sinh cao,tỉ lệ tử tăng


c/ Tỉ lệ gia tăng lên đến 2,1%


d/ Dân số tăng nhanh khi các nước giành độc lập
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK


<b>5. Dặn dò: (2 phút)</b>


Học bài, tìm hiểu về “Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên TG”.


<b>6. RKN:...</b>
...
Tuần: 01


Tiết: 02


<b>Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC</b>
<b>TRÊN THẾ GIỚI</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn gơ lơ ít, Nê grơ ít và Ơ rơ pê ơ về hình
thái bên ngồi của cơ thể ( màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của các chủng tộc.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên TG.
<b>2. Tư tưởng:sự chung sống hịa bình của các chủng tộc ngày nay.</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>



Biết đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư thế giới, các siêu đô thị trên thế giới, phân bố dân cư
châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
GV:- Bản đồ dân cư TG.


- Bản đồ tự nhiên TG hoặc các châu lục.
- Tranh ảnh về 3 chủng tộc trên TG.
HS: bảng phụ, vở bài soạn.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) </b>


a) Tháp tuổi cho biết những điểm gì của dân số ?


b) Bùng nổ dân số xảy ra khi nào, nêu nguyên nhân, hậu quả, hướng giả quyết.
<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(1phút)Dân cư trên TG được phân bố ntn? Trên TG có các chủng tộc nào? Bài học
hôm nay giúp ta trả lời các câu hỏi đó.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1:(15 phút)</b>


<b> KT: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn </b>
<b>giản sự phân bố dân cư không đồng đều </b>
<b>trên TG.</b>



<b>KN: biết đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân </b>
<b>cư thế giới, các siêu đô thị trên thế giới, </b>
<b>phân bố dân cư châu Á để nhận biết các </b>
<b>vùng đông dân, thưa dân trên thế giới.</b>
-GV giới thiệu về bản đồ dân cư và giao nhiệm
vụ cho HS.


Từng cặp học sinh làm bài tập


GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2.1, cho
biết:


- Những khu vực nào tập trung đông dân?
- Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất ?
HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung, GV
chuẩn xác kiến thức .


<b>HĐ: (18 phút) </b>


<b>KT: Nhận biết được sự khác nhau giữa các </b>
<b>chủng tộc Môn gơ lơ ít, Nê grơ ít và Ơ rơ pê </b>
<b>ơ về hình thái bên ngồi của cơ thể ( màu da,</b>
<b>tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của </b>
<b>các chủng tộc</b>


<b>KN: phân biệt các chủng tộc</b>
- HS thảo luận nhóm 4.


- HS đọc thuật ngữ “ chủng tộc ” / 186sgk.



<i><b>1. Sự phân bố dân cư.</b></i>


- Dân cư phân bố khơng đều.


- Những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi,
giao thông thuận tiện như đồng bằng, đơ thị
hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận
hồ có dân cư tập trunh đông đúc.


- Các vùng núi, vùng sâu vùng xa, giao thơng
khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…
khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt


<i><b>2. Các chủng tộc.</b></i>


- Dựa vào ngoại hình để phân chia dân cư thế
giới ra các chủng tộc.


- Dân cư trên thế giới có 3 chủng tộc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Dựa vào đâu để phân ra các chủng tộc ?
+ Trên TG có mấy chủng tộc chính, đó là
những chủng tộc nào?


+ Dựa vàoH2.2 và vốn hiểu biết, nêu đặc điểm
ngoại hình các chủng tộc?


+ Địa bàn phân bố dân cư chủ yếu của 3 chủng


tộc.


- HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung, GV
chuẩn xác kiến thức .


+ Nêgrơit: da đen, tóc xoăn, mơi dày...ở châu
Phi.


<b>4. Củng cố : (5 phút) -Chọn câu đúng nhất :</b>
1) Mật độ dân số là :


a. Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ
b. Số dân trung bình sống


c. Số diện tích trung bình của một người dân


d. Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ
2) Dân số phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới là do :
a. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực
b. Điều kiện tự nhiên (khí hậu,địa hình…) ảnh hưởng


c. Điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống và đi lại của con người chi phối
d. Khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau


- GV hướng dẫn HS làm bài tập câu 3 SGK, câu 2 tập bản đồ.
<b>5.Dặn dò: ( 1 phút)</b>


- Học bài.


- Tìm hiểu về “ Quần cư – đơ thị hóa ”.



- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nơng thơn và thành thị Việt Nam và thế giới
6. RKN:...
...


Tuần: 02
Tiết: 03


<b>Bài 3: QUẦN CƯ – ĐƠ THỊ HỐ</b> S: 20/08/2013


G: 26/08/2013
<b>I.Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- So sánh được sự khác nhau cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh
tế, mật độ dân số, lối sống.


-Biết sơ lược q trình đơ thị hố và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.


*MT: Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đơ thị và đô thị mới ( đặc biệt ở các nước đang
phát triển) đã gây những hậu quả xấu cho MT.


<b>2. Tư tưởng: có ý thức gĩư gìn,BVMT đơ thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT </b>
đô thị.


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Biết đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư thế giới, các siêu đô thị trên thế giới, phân bố dân cư
châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới.


- Xác định trên bản đồ, lược đồ “các siêu đơ thị trên thế giới.” vị trí một số siêu đơ thị.


*MT: -Phân tích mối quan hệ giữa q trình đơ thị hố và MT.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
GV:- Bản đồ dân cư TG, các đô thị


-Tranh ảnh về đô thị ở Việt Nam và thế giới .
HS: Khai thác tranh ảnh sgk, bảng phụ


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: </b>


<b>2. Bài cũ: (5phút)</b>


a) Xác định khu vực đông dân trên bản đồ? Tại sao những khu vực đó dân cư tập trung đông.
b) Căn cứ vào cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc? VNam thuộc chủng tộc
nào?Chủng tộc này sống chủ yếu ở đâu?


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Thời kỳ con người bị lệ thuộc vào thiên nhiên nên sinh sống rải rác ở những
nơi có điều kiện săn bắt thú, chăn nuôi, trồng trọt. Theo thời gian cùng với sự phát triển của
KHKT,loài người đã biết sống quây quần, tụ tập gần nhau để khai thác và cải tạo thiên nhiên.Các
làng xóm, đơ thị hình thành trên bề mặt TĐ đáp ứng nhu cầu phát triển của XH loài người. Con
người đã tổ chức các hình thức sinh sống và hoạt động kinh tế của mình ngày càng phát triển ntn,
để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


HĐ 1:(17phút) KT:So sánh được sự khác
<b>nhau cơ bản của quần cư nông thôn và quần </b>


<b>cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số,</b>
<b>lối sống.</b>


<b>KN: phân biệt các loại quần cư.</b>


- GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ quần cư ” (dân
cư sống quây tụ ở 1 nơi, 1 vùng)


- Giới thiệu thuật ngữ “ dân cư ” (dân cư là số
người sinh sống trên 1 diện tích.)


- Quan sát H3.1vàH3.2 sgk kết hợp sự hiểu biết ,
phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại quần cư nông
thôn và quần cư đô thị.


- GV cho HS thảo luận theo yêu cầu ở bảng.


<i><b>1/ Quần cư nông thôn và quần cư đô thị :</b></i>


Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị


Cách tổ chức sinh sống
Mật độ


Hoạt động kinh tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

quần cư nào.


- Với thực tế địa phương cho biết kiểu quần cư
nào đang thu hút sô dân trong các đô thị.



-Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ đô thị hóa ” ( Q
trình biến đổi về dân cư, những vùng không phải
đô thị thành đô thị ).


<b>HĐ 2: (18phút) KT:Biết sơ lược q trình đơ </b>
<b>thị hố và sự hình thành các siêu đơ thị trên </b>
<b>thế giới.</b>


<b>KN: biết đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư</b>
<b>thế giới, các siêu đô thị trên thế giới, phân bố </b>
<b>dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông </b>
<b>dân, thưa dân trên thế giới.</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ “các siêu đô thị
trên thế giới.” vị trí một số siêu đơ thị.


- HS đọc SGK từ “ các đô thị...


- Hỏi: Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở
đâu? ( thời cổ đại, ở Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã
)


- Đô thị phát triển nhất khi nào?


- Những yếu tố nào thúc đẩy q trình đơ thị
phát triển ( phát triển tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp)


- GV giới thiệu thuật ngữ “ siêu đô thị ” ( tám


triệu dân )


- Đọc tên các siêu đơ thị trên thế giới? Châu lục
nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên?
( Châu Á có 12 siêu đơ thị )


làng mạc thơn xóm thường phân tán gắn với
đất canh tác, đồng cỏ đất rừng, hay mặt nước;
dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp.


-Quần cư đơ thị: có mật độ dân số cao, dân cư
sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp
và dịch vụ.


* Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có
nhiều điểm khác biệt.


<i><b>2. Đơ thị hóa,và sự hình thành các siêu đơ </b></i>
<i><b>thị trên thế giới.</b></i>


- Đơ thị hoá là xu thế tất yếu của thế giới.
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng,
hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống
trong các đô thị.


- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở
thành các siêu đơ thị.


- Tên một số siêu đô thị tiêu biểu ở các châu


lục:


+ Châu Á: Bắc Kinh, Tô ki ô, Thượng Hải,
Xơ un, Nui Đê li, Gia các ta.


+Châu Âu: Mát cơ va, Pa ri, Luân Đôn.
+Châu Phi: Cai rô, La gốt.


+Châu Mỹ: Niu Iooc, Mê hi cô, Ri ô đê Gia
nê rô.


<b>4. Củng cố :(5phút) </b>


- Đặc điểm khác nhau cơ bản của 2 loại quần cư.


- Đô thị và siêu đô thị phát triển gây hậu quả như thế nào?
<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)</b>


- Học bài .


- Ơn cách đọc tháp tuổi, nhận xét tháp tuổi, chuẩn bị bài thực hành .


<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần: 02
Tiết: 04


<b>Bài 4 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ</b>
<b>VÀ THÁP TUỔI</b>



S:20/08/2013
G:29/08/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- Củng cố cho HS kiến thức toàn chương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Các khái niệm về đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
<b>2. Tư tưởng:</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Củng cố nâng cao thêm các kỹ năng:nhận biết một số cách thể hiện dân số, phân bố dân cư ,các
đô thị trên lược đồ.


- Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số, sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi,
nhận dạng tháp tuổi.


Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số Châu Á, Việt Nam.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thơng tin qua lược đồ, tháp dân về mật độ dân số và cơ cấu
dân số theo nhóm tuổi của 1 số tỉnh/ thành phố ở nước ta.


+ So sánh các tháp tuổi để rút ra nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ của các nhóm tuổi.
+ Phân tích ngun nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số TG.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.



<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
GV:- Bản đồ dân cư, đô thị thế giới.


- Tháp tuổi.


- Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ hành chính Việt Nam.
HS: sgk, bảng phụ, vở soạn bài.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) </b>


a) Đặc điểm khác nhau cơ bản của 2 loại quần cư nông thôn và quần cư đô thị.


b) Đô thị phát triển sớm nhất khi nào? Sự tăng nhanh tự phát của số dân trong đô thị ,siêu đơ thị
gây ra hậu quả gì?


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Bài tập thực hành. Để hiểu rõ hơn về tháp tuổi, hôm nay chúng ta làm 1 số bài
tập thực hành


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1(18phút) KT: Nhận biết sự biến đổi kết cấu dân</b>
<b>số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi, nhận</b>
<b>dạng tháp tuổi.</b>


<b>KN:Quan sát tháp tuổi</b>



<i> Bài tập 2: Quan sát tháp tuổi thành phố HCM H 4.2, H</i>
4.3. HS thảo luận: Cho biết sau 10 năm ?


<b>HĐ2 (14phút) KT: Biết được những khu vực đông</b>
<b>dân</b>


<b>KN: Xác định trên bản đồ, lược đồ các khu vực đông</b>


<i><b>Bài tập 2</b></i>


a/ Hình dạng tháp tuổi thay đổi
ntn?


- Tháp tuổi năm 1989 có đáy mở
rộng, thân thu hẹp hơn <sub> kết cấu dân</sub>


số?( trẻ).


- Tháp tuổi năm 1999có đáy thu
hẹp lại, thân mở rộng hơn  <sub>kết cấu dân</sub>


số? (già)


 <sub> Như vậy sau 10 năm thì tình</sub>
hình dân số thành phố HCM có gì thay
đổi? (già đi)


b) Nhóm nào tăng tỉ lệ? (nhóm độ
tuổi lao động)



Nhóm nào giảm tỉ lệ? (nhóm tuổi
trẻ em)


<i><b>Bài tập 3- Những khu vực tập trung đông</b></i>
dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>dân, các siêu đô thị trên thế giới và châu Á.</b>


<i>Bài tập 3: Tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á</i> Ấn Độ Dương và trung, hạ lưu các sônglớn.
<b>4.Củng cố :(5 phút) </b>


- Lưu ý kỹ năng đọc, phân tích lược đồ.


- Nhận xét thái độ làm bài tập thực hành của HS.
<b>5. Dặn dị: ( 2 phút)</b>


- Hồn thành bài thực hành ở vở tập bản đồ.
- Ôn lại các đới khí hậu trên TĐ.


- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam có gì khác biệt.
- Chuẩn bị bài:Đới nóng, mơi trường xích đạo ẩm.


<b>6. RKN:...</b>
...


<i><b>Phần 2: CÁC MƠI TRƯỜNG ĐỊA LÝ</b></i>


<i><b>Chương I: MƠI TRƯỜNG ĐỚI NĨNG - HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON</b></i>
<b>NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG</b>



Tuần:03
Tiết: 05


<b>Bài 5 ĐỚI NĨNG – MƠI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM</b> <i><b> S: 25/08/2013</b></i>
G: 04/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường
ở đới nóng.


<b>2. Tư tưởng:có ý thức và biện pháp bảo vệ rừng.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Đọc lược đồ, bản đồ: các kiểu mơi trường ở đới nóng, những khu vực thâm canh lúa nước ở
châu Á để nhận biết vị trí mơi truờng của đới nóng, các kiểu mơi trường ở đới nóng.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thơng tin qua bài viết, lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh về vị trí
của đới nóng, một số đặc điểm tự nhiên của MTXĐ ẩm.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày1 phút kết quả làm việc nhóm.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV- Bản đồ các môi trường địa lý



- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác (rừng ngập mặn).
HS: bảng phụ, vở soạn, tranh ảnh sgk phóng to.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) Kiểm tra bài thực hành.</b>
<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Trên Trái Đất ở vành đai thiên nhiên bao quanh xích đạo nằm giữa 2 chí
tuyến, có 1 mơi trường với diện tích khơng lớn, nhưng lại là nơi có diện tích rừng rậm xanh
quanh năm rộng nhất thế giới. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện cho sự sống phát triển hết sức
phong phú. Đó là mơi trường gì? Nằm trong đới khí hậu nào, đặc điểm tự nhiên ra sao, ta cùng
tìm hiểu qua nội dung bài học.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1: (12 phút) KT: xác định được vị trí đới nóng trên </b>
<b>bản đồ tự nhiên thế giới </b>


<b>KN: biết đọc lược đồ, bản đồ: nhận biết vị trí mơi truờng </b>
<b>của đới nóng, các kiểu mơi trường ở đới nóng.</b>


- Cho học sinh nhắc lại các đới khí hậu trên Trái Đất? ( 5 đới
khí hậu, tương ứng với 5 đới khí hậu có 3 mơi trường địa lý:
Đới nóng, đới ơn hịa, đới lạnh.)


- Quan sát H5.1 SGK hãy xác định ranh giới các môi trường
địa lý ?


- Tại sao đới nóng cịn gọi “ nội chí tuyến ” ?



- So sánh diện tích đất nổi ở đới nóng với diện tích đất nổi
trên thế giới?


- Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điếm khí hậu đới nóng?
- Đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng như thế nào
đến giới thực vật và phân bố dân cư khu vực này?


<b>HĐ 2:(20phút) KT: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn</b>
<b>giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các mơi trường</b>
<b>xích đạo ẩm.</b>


<b>đọc KN: lược đồ, bản đồ: các kiểu mơi trường ở đới nóng</b>
<b>để nhận biết vị trí mơi truờng của đới nóng, các kiểu mơi </b>
<b>trường ở đới nóng.</b>


- Dựa vào H5.1, nêu tên các kiểu mơi trường của đới nóng?
Mơi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất?


* GV: xác định vị trí giới hạn của mơi trường xích đạo ẩm


<i><b>1.Vị trí đới nóng.</b></i>


- Đới nóng nằm khoảng giữa hai
chí tuyến Bắc và Nam.


- Chiếm một phần khá lớn diện tích
đất nổi trên bề mặt Trái Đất.


- Giới động thực vật hết sức phong


phú .


- Là khu vực đông dân của thế
giới .


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

trên H5.1 SGK và trên bản đồ .


+ Mơi trường hoang mạc có cả ở đới nóng và đới ơn hịa.
- Quốc gia nào nằm trọn trong mơi trường xích đạo ẩm?
( Xin ga po ) vĩ độ 100<sub>B.</sub>


- Quan sát H5.2 thảo luận nhóm nội dung sau.


+ Nhiệt độ cao nhất tháng ? ( 5 ) Bao nhiêu độ? ( 280<sub>c )</sub>
+ Nhiệt độ thấp nhất tháng? ( 12 ) Bao nhiêu độ?( 250<sub>c )</sub>
+ Biên độ nhiệt? ( 30<sub>c )</sub>


* Kết luận chung về nhiệt độ?


( Nhiệt độ cao quanh năm 250<sub>c đến 28</sub>0<sub>c. Sự chênh lệch nhiệt</sub>
độ giữa mùa hè và mùa đông thấp 30<sub>c .</sub>


- Mưa như thế nào? ( tháng nào cũng có mưa: từ 170mm -
250mm)


- Lượng mưa trung bình năm: 1500mm -2500mm.
- Quan sát H5.3, H5.4SGK, cho biết rừng có mấy tầng
chính? Giới hạn của các tầng rừng.


- Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm


động vật như thế nào?


* Kết luận: Đặc điểm của mơi trường xích đạo ẩm?
( Khí hậu nóng ẩm quanh năm nhiệt độ cao quanh năm >
250<sub>c, mưa trung bình năm:1500mm - 2500mm.</sub>


- Có rừng rậm quanh năm phát triển ở khắp nơi.trong rừng
có nhiều tầng tập trung 70%số loài cây, chim thú trên thế
giới.


- Vị trí địa lý: Nằm chủ yếu trong
khoảng từ 50<sub>B đến 5</sub>0<sub>N.</sub>


- Đặc điểm: Nắng nóng mưa nhiều
quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao
đã tạo điều kiện cho


rừng rậm xanh quanh năm phát
triển.Rừng có nhiều loại cây, mọc
nhiều tầng, rất rậm rạp cao từ 40 -
50m. Động vật rừng rất phong phú,
đa dạng sống trên khắp các tầng
rừng rậm. Vùng cửa sơng cửa biển
có rừng ngập mặn


<b>4. Củng cố : (5phút) </b>


- Đới nóng có các kiểu mơi trường nào? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào?
- Nêu đặc điểm cơ bản của mơi trường xích đạo ẩm.



- Đọc đoạn văn SGK trang 18.


- Câu 4 trang 19 SGK không yêu cầu HS làm.
- Làm bài tập bản đồ trang 5.


<b>5. Dặn dò: ( 1 phút)</b>


- Sưu tầm ảnh xa van nhiệt đới.
- Tìm hiểu mơi trường xa van.


<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần: 03
Tiết: 06


<b>Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI</b> S: 30/08/2013


G: 09/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: - Biết vị trí của mơi trường nhiệt đới trên bản đồ Tự nhiên thế giới.</b>
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới.
*MT: - Biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ đất ở MT nhiệt đới.


- Biết hoạt động KT của con người là 1 trong những ngun nhân làm thối hố đất, diện tích xa
van và nửa hoang mạc ở đoqía nóng ngày càng mở rộng.


<b>2. Tư tưởng: Có ý thức giữ gìn, BVMT tự nhiên; phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu </b>
đến MT.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Đọc các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới.
- Củng cố kỹ năng nhận biết về môi trường địa lý cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ.


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ( đất và rừng), giữa hoạt động kinh tế
của con người và MT ở đới nóng.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Bản đồ khí hậu thế giới. Lược đồ H6.1, H6.2SGK. Ảnh xa van, đồng cỏ và động vật xa van.
HS: tập bản đồ, vở soạn.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (4phút) </b>


a) Xác định giới hạn của đới nóng trên bản đồ thế giới ? Nêu tên các kiểu mơi trường ở đới nóng.
b) Nêu dặc điểm của mơi trường xích đạo ẩm.


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(1phút):Trong mơi trường đới nóng, khu vực chuyển tiếp giữa mơi trường xích đạo
ẩm đến vĩ tuyến 300<sub> ở cả 2 bán cầu là môi trường nhiệt đới. Môi trường này có đặc điểm khí hậu, </sub>
thiên nhiên như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1 (5 phút) KT: Vị trí của mơi trường nhiệt đới.</b>
<b>KN: đọc bản đồ, lược đồ.để nhận biết vị trí của mơi</b>
<b>trường.Củng cố kỹ năng nhận biết về môi trường </b>


<b>địa lý cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ</b>


- Xác định vị trí của mơi trường nhiệt đới H5.1.


<b>HĐ 2: (30 phút) KT:Trình bày và giải thích các đặc</b>
<b>điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường nhiệt đới.</b>
<b>KN:Trình bày và giải thích các đặc điểm tự nhiên </b>
<b>cơ bản của môi trường nhiệt đới. Củng cố kỹ năng </b>
<b>nhận biết về môi trường địa lý cho học sinh qua </b>
<b>ảnh chụp, tranh vẽ</b>


* GV: Xác định vị trí của 2 địa điểm Malacan ( 90<sub>B )</sub>
và Gia mê na ( 120<sub>B ) cùng trong môi trường nhiệt đới,</sub>
2 điểm chênh nhau 30


- Quan sát biểu đồ khí hậu H6.1, H6.2, nhận xét sự
phân bố nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm.
Học sinh thảo luận nhóm. Hồn thành nội dung


<i>1. Vị trí mơi trường nhiệt đới.</i>


Vị trí nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50<sub>B </sub>
và 50<sub>N đến chí tuyến ở 2 bán cầu .</sub>


<i><b>2. Đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi </b></i>
<i><b>trường nhiệt đới.</b></i>


Địa điểm Nhiệt độ Lượng mưa


Biên dộ


nhiệt


Thời kỳ
nhiệt độ ↑


Nhiệt
độ TB


Số tháng có
mưa


Số tháng khơng
có mưa


Lượng
mưa TB
Malacan(90<sub>B) 25</sub>0<sub>c - </sub>


280<sub>c </sub>
30<sub>c</sub>


Thời kỳ1:
Tháng3-4
Thời kỳ2:
Tháng10-11


250<sub>c</sub> <sub>9 tháng</sub>
Tập trung từ
tháng5-10



3 tháng
Tập trung từ
tháng1,2,12


841mm


Gia mê


na(120<sub>B)</sub> 22
0<sub>c - </sub>
340<sub>c </sub>
120<sub>c</sub>


Thời kỳ1:
Tháng4-5
Thời kỳ2:
Tháng8-9


250<sub>c</sub> <sub>7 tháng</sub>
Tập trung từ
tháng5-9


5tháng
Tập trung từ
tháng1,2,3,11,12


647mm


Kết luận Tăng
từ30<sub></sub>



c-2 lần nhiệt
tăng trong


Giảm
từ250<sub>c </sub>


-Giảm dầntừ
9-7


Tăng lên
từ3-9tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

120<sub>c</sub> <sub>năm.</sub> <sub>22</sub>0<sub>c</sub>


Qua kết quả của bảng trên, hãy nhận xét về đặc điểm khí hậu
nhiệt đới .


- Khí hậu nhiệt đới có gì khác với khí hậu xích đạo ẩm.
-Yêu cầu HSđọc thuật ngữ: đá ong, đá ong hóa và đất feralit.
- Giới thiệu các thuật ngữ “ rừng hành lang” ( rừng mọc dài
2 bên bờ suối ); “ xa van ” ( thảm cỏ liên tục phủ kín đất có
độ cao 0,8m ( ở Trung và Đông Phi ).


- Quan sát H6.3 và H6.4 cho nhận xét sự giống và khác
nhau của 2 xa van.


+ Giống: Cùng trong thời kỳ mùa mưa.


+ Khác: H6.3:cỏ thưa khơng xanh tốt, ít cây cao, khơng có


rừng hành lang.


H6.4Thảm cỏ dày xanh tốt, nhiều cây cao ↑, có rừng hành
lang.


- Tại sao có sự khác nhau đó?


- Sự thay đổi của lượng mưa ảnh hưởng tới thiên nhiên ra
sao?Thực vật như thế nào?


- H6.4 được nhìn theo hướng ( Từ chí tuyến → xích đạo hay
ngược lại, chú ý rừng hành lang ở xa trong ảnh )


- Rút ra đặc điểm của thiên nhiệt đới như thế nào?
- Mực nước sông thay đổi như thế nào?


- Mưa tập trung theo mùa ảnh hưởng đến như thế nào?
- Học sinh đọc SGK “nước mưa...đỏ vàng”


- Tại sao khí hậu nhiệt đới có 2 mùa: mưa, khô hạn lại là khu
vực đông dân trên thế giới .


- Tại sao xa van ngày càng mở rộng? ( mưa theo mùa, phá
rừng, đốt rừng làm nương rẫy...)


- Nóng quanh năm có thời kỳ khơ
hạn, càng gần chí tuyến thời kì
khơ hạn càng dài, biên độ nhiệt
trong năm càng lớn.



Lượng mưa và thảm thực vật thay
đổi từ Xích đạo về chí tuyến.
∙ Lượng mưa từ 1500 – 2500mm
(XĐ) đến từ 500 – 1500mm
(nhiệt đới)


∙ Thực vật: càng về 2 chí tuyến
thực vật càng nghèo nàn, khơ cằn
hơn: từ rừng rậm xanh quanh
năm (XĐ), rừng nhiệt đới, đến
rừng thưa sang đồng cỏ đến nửa
hoang mạc.


<b>4. Củng cố : (4 phút) Hướng dẫn HSlàm bài tâp 4/22 SGK.</b>


<b>5.Dặn dò( 1 phút) học bài cũ. Sưu tầm tranh ảnh về rừng ngập mặn, cảnh mùa đông ở miền Bắc </b>
nước ta


<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần: 04


Tiết: 07 <b>Bài 7:MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA</b>


S: 03/09/2013
G: 12/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>



- Biết vị trí của mơi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ Tự nhiên thế giới.


- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa .
<b>2. Tư tưởng:biết liên hệ với đặc điểm khí hậu nước ta, biết cách phịng tránh thiên tai, lụt lội. </b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Đọc lược đồ gió mùa châu Á để nhận biết vùng có gió mùa, hướng và tính chất gió mùa mùa hạ,
gió mùa mùa đôngở châu Á.


- Đọc các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới
gió mùa


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

GV:- Bản đồ khí hậu Việt Nam.


- Bản đồ khí hậu châu Á hoặc thế giới.


- Ảnh các loại cảnh quan nhiệt đới gió mùa nước ta.
HS: Vở bài tập, át lát địa lí 7.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) </b>


a) Xác định giới hạn và nêu đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới.
b) Nêu đặc điểm thực vật và động vật của môi trường nhiệt đới.


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút) trong đới nóng, có một khu vực tuy cùng vĩ độ với các môi trường nhiệt đới


và hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc, đó là vùng nhiệt đới gió mùa.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ:1(5 phút) KT:Vị trí của mơi trường nhiệt đới gió mùa </b>
<b>KN: xác định vị trí trên lược đồ</b>


- Yêu cầu HS xác định môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản
đồ.


<b>HĐ: 2 (27 phút)</b>


<b>KT:Trình bày và giải thích các đặc điểm tự nhiên cơ bản </b>
<b>của mơi trường nhiệt đới.</b>


<b>KN: đọc lược đồ gió mùa châu Á để nhận biết vùng có gió </b>
<b>mùa, hướng và tính chất gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa </b>
<b>đôngở châu Á. Đọc các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để </b>
<b>nhận biết đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới gió </b>
<b>mùa</b>


- Thuật ngữ “gió mùa” là loại gió thổi theo mùa trên những
vùng đất rộng lớn của lục địa Á, Phi, Ôxtrâylia, chủ yếu vào
mùa hạ và mùa đông .


- Quan sát H7.1, H7.2 dựa vào bảng chú dẫn, hỏi:
- Màu sắc biểu thị yếu tố gì?


- Mũi tên có hướng chỉ?



* Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đơng?


- Do đặc điểm của hướng gió thổi 2 mùa gió mang theo tính
chất gì?


- Nhận xét về lượng mưa 2 mùa. Giải thích tại sao lượng mưa
lại có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa đơng và hạ?


* Nhấn mạnh: gió mùa hạ thổi từ cao áp Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương vào áp thấp lục địa nên có tính chất mát, nhiều
hơn nước và cho mưa lớn.


- Gió mùa mùa đơng thổi từ cao áp lục địa Xi bia về áp thấp đại
dương nên có tính chất khơ, mưa rất ít, lạnh.


- Trên H7.1, H7.2,tại sao mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại
chuyển hướng cả 2 mùa hè và đông ?


( do ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất nên gió vượt qua
vùng xích đạo thường bị đổi hướng rõ rệt).


- Quan sát H7.3, H7.4, cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng
mưa ở Hà Nội và Mun Bai?


Học sinh thảo luận nhóm: chia lớp 2 nhóm lớn.
+ Nhóm1: diễn biến nhiệt độ của 2 địa điểm.


<i><b>1.Vị trí mơi trường của mơi </b></i>
<i><b>trường nhiệt đới gió mùa.</b></i>



Vị Trí địa lý: Nam Á, Đơng Nam
Á là 2 khu vực điển hình của mơi
trường nhiệt đới có gió mùa.
<i><b>2.Đặc điểm: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Nhóm2: diễn biến lượng mưa của 2 địa điểm.
* Kết luận:


- Nhiệt độ: Hà Nội có mùa đơng lạnh.
Mun Bai nóng quanh năm.


- Mưa: cả 2 đề có lượng mưa lớn và mưa theo mùa nhưng
lượng mưa mùa đông Hà Nội nhiều hơn ở Mun Bai.


- Nêu sự khác biệt giữa 2 loại khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt
đới gió mùa?


+ Khí hậu nhiệt đới:thời kỳ khơ hạn kéo dài và khơng mưa,
lưọng mưa, lượng mưa trung bình năm < 1500mm.


+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa: có mùa khơ nhưng khơng có thời
kỳ khơ hạn kéo dài lượng mưa trung bình năm > 1500mm.
- Tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa.


- Quan sát H7.5, H7.6, mô tả sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên
theo mùa .


- Cảnh sắc thiên nhiên có thay đổi từ nơi này đến nơi khác
khơng ?



* Có sự khác nhau về thiên nhiên giữa nơi mưa nhiều và nơi
mưa ít, giữa miền Bắc và miền Nam nước ta


- Mơi trường nhiệt đới gió mùa là
môi trường thảm thực vật đa dạng
và phong phú nhất ở đới nóng .


<b>4.Củng cố : (5 phút)</b>


- Hoc sinh làm bài ( bảng phụ )
I. Chọn ý đúng trong các câu sau


1) Khu vực có gió mùa diển hình của thế giới là.


a) Đơng Nam Á , b)Trung Á c) ĐNÁvà Nam Á d) Đơng Á và Nam Á.
2) Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu.


a) Có nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán .


b) Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa.
<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)</b>


-Học bài, làm bài tập bản đồ.


-Tìm hiểu các hoạt động sản xuất nông nghiệp của môi trường nhiệt đới gió mùa


<b>6. RKN:...</b>
...
Tuần: 04



Tiết: 08


<b>Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NƠNG</b>
<b>NGHIỆP Ở ĐỚI NĨNG</b>


S: 10/09/2013
G: 16/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: - Biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên đối với sản xuất</b>
nông nghiệp ở đới nóng.


- Biết được một số cây trồng vật ni chủ yếu ở đới nóng.


*MT:+ Biết những thuận lợi và khó khăncủa MT đới nóngvới sản xuất nơng nghiệp.


+ Biết 1 số vấn đề đặc ra đối với MT ở đới nóng và những biện pháp nhằm BVMT trong quá
trình sản xuất nơng nghiệp.


<b>2. Tư tưởng: + Ý thức được sự cần thiết phải BVMT trong quá trình sản xuất nơng nghiệp ở đới </b>
nóng và BVMT để phát triển sản xuất.


+ Tuyên truyền và giúp mọi người xung quanh hiểu được quan hệ tương hỗ giữa sản xuất nơng
nghiệp và MT.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh về đặc
điểm sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở đới nóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày1 phút kết quả làm việc nhóm.



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:Đọc bản đồ, lược đồ: các kiểu mơi trường ở đới nóng, những khu vực </b>
thâm canh lúa nước ở châu Á cùng các điều kiện tự nhiên để trồng lúa nước.


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở MT đới nóng, giữa hoạt động kinh tế
của con người và MT ở đới nóng.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Các ảnh về xói mịn đất đai trên các sườn núi.
-Lược đồ các loại gió trên TĐ.


HS: bảng phụ, vở soạn, tập bản đồ địa lí 7.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (4phút) </b>


a) Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu nhiệt đới với khí hậu nhiệt đới gió mùa .
b) Thuận lợi và khó khăn của khí hậu của 2 mơi trường đó .


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(1phút)Hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới nóng có những đặc điểm khác
nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào là nội dung bài học .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>
<b>HĐ1: (18 phút)</b>


<b>KT:Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của điều </b>
<b>kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới </b>


<b>nóng. </b>


<b>KN:HS đọc bản đồ, lược đồ: các kiểu mơi trường ở </b>
<b>đới nóng, những khu vực thâm canh lúa nước ở châu </b>
<b>Á .</b>


- Thảo ln nhóm 4.


1. Mơi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì
đối với sản xuất nơng nghiệp?


2. Mơi trường nhiệt đới gió mùa và mơi trường nhiệt đới
có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nơngnghiệp?
3. Giải pháp khắc phục khó khăn của mơi trường đới
nóng với sản xuất nơng nghiệp.


HS trình bày kết quả - HS khác bổ sung - GV chuẩn xác
kiến thức theo bảng sau:


<b>GHI BẢNG</b>


<i><b>1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp.</b></i>


Mơi trường xích đạo ẩm Mơi trường nhiệt đới gió mùa và
mơi trường nhiệt đới


Thuận lợi - Nhiệt độ, độ ẩm cao,lượng mưa lớn
- Sản xuất quanh năm, trồng xen canh,
tăng vụ, gối vụ quanh năm



- Nóng quanh năm mưa tập trung
theo mùa, theo mùa gió .


- Chủ động bố trí mùa vụ, lựa chọn
cây trồng vật ni thích hợp .
Khó khăn - Nóng ẩm nên nấm mốc sâu bệnh ↑


gây hại cho cây trồng vật ni.
- Đất màu mỡ, do nóng ẩm nên tầng
mùn mỏng dể bị rửa trôi.. Bão lũ.


- Mưa theo mùa → lũ lụt, xói mịn,
đất dễ bị thối hố


- Mùa khơ kéo dài → hạn hán
- Thời tiết diễn biến thất thường,
thiên tai gió bão, khơ hạn...
Biện pháp khắc phục - Bảo vệ, trồng rừng, khai thác rừng có


kế hoạch, khoa học.


- Bảo vệ mơi trường, hệ sinh thái .


- Làm thủy lợi, trồng cây che phủ
đất .


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Đảm bảo mùa vụ.
<b>HĐ2: . (17 phút)</b>


<b>KT: Tìm hiểu các cây trồng vật ni ở đới nóng.</b>


<b>KN: đọc bản đồ</b>


- Cho biết những cây lương thực và hoa màu trồng chủ
yếu ở nước ta .


- Cây lương thực phát triển mạnh ở đới nóng là cây gì?
- Tại sao sắn trồng ở đồi núi, khoai trồng ở đồng bằng?
Lúa nước trồng ở khắp nơi? ( Loại cây nào phù hợp với
từng loại đất và loại khí hậu đó ).


*GV: Cây cao lương ( lúa miếng cịn gọi hạt bo bo)
thích hợp với khí hậu khơ nóng, trồng nhiều ở châu Phi,
Ấn Độ, Trung Quốc.


Nêu tên các cây trồng CN trồng nhiều ở nước ta ?
- Xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước và khu
vực sản xuất nhiều cây lương thực và cây công nghiệp?
- Các vật ni ở đới nóng được chăn ni ở đâu? vì sao
phân bố ở đó ?


- Liên hệ địa phương em thích hợp ni con gì? Tại sao.


<b>2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ </b>
<i><b>yếu.</b></i>


- Cây lương thực ở đới nóng phù hợp
với khí hậu và đất trồng như: lúa gạo,
khoai, sắn, cao lương.


- Cây công nghiệp nhiệt đới: rất phong


phú ,có giá trị xuất khẩu cao.


- Cà phê trồng tập trung: ĐNÁ, Tây
Phi, Nam Mỹ.


- Cao su: ĐNÁ.


- Dừa: Ven biển ĐNÁ.
- Bông: Nam Á.
- Mía: Nam Mỹ.


- Lạc: Nhiệt đới ẩm Nam Mỹ.
* Chăn ni: trâu, bị, dê, lợn,…


<b>4. Củng cố: (4phút)</b>


- Những đặc điểm khí hậu đới nóng thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sản xuất nông
nghiệp.


- Câu hỏi 3 khơng u cầu HS trả lời.
<b>5. Dặn dị: ( 1 phút)</b>


- Tìm hiểu tại sao đới nóng là môi trường thuận lợi cho nông nghiệp phát triển nhưng nhiều quốc
gia ở đới nóng cịn nghèo,thiếu lương thực.


- Sưu tầm tranh ảnh tài nguyên, rừng bị phá hoại do chặt phá bừa bãi .


<b>6. RKN:...</b>
...
Tuần: 05



Tiết: 09 <b>Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUNMƠI TRƯỜNG Ở ĐỚI NĨNG</b> S: 10/9/2013G: 19/9/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- Phân tích đựơc mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi truờng ở đới nóng.


- Nắm được đới nóng vừa đơng dân vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế cịn đang trong
q trình phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản (ăn, mặc ở ) của con người.


*MT:+ Hiểu được sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã có những tác động tiêu cực tới
tài nguyên và MT ở đới nóng.


+Biết được 1 số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên
và MT ở đới nóng.


<b>2. Tư tưởng: Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về MT ở đới nóng.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Bản đồ dân cư thế giới, biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển .
-Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên môi trường bị phá hủy.


HS: vở bài soạn, tập bản đồ.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ: (3phút) - Đặc điểm khí hậu mơi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn đối với </b>
sản xuất nơng nghiệp. Biện pháp khắc phục.


b) Đặc điểm khí hậu mơi trường nhiệt đới và mơi trường nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó
khăn đối với sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục.


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Là khu vực có nhiều tài ngun, khí hậu có nhiều thuận lợi đối với sản xuất
nông nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào, mà tới nay kinh tế chậm phát triển chưa đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng phát triển của đới nóng? Sự bùng
nổ dân số gây tác động tiêu cực ntn tới việc phát triển kinh tế - xã hội, ta cùng tìm hiểu qua bài
học hơm nay.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1:(15 phút)</b>


<b>KT: Phân tích – hiểu được dân- sự gia tăng dân số</b>
<b>KN: phân tích bản đồ.</b>


Quan sát bản đồ “ phân bố dân cư thế giới ”.


- Trong 3 đới mơi trường khí hậu, dân cư tập trung nhiều
nhất ở đới nào? Tại sao có sự phân bố đó .


- Dân cư đới nóng tập trung ở những khu vực nào? ( ĐNÁ,
NÁ,Tây Phi, Đông Nam Braxin)



- Với số dân bằng ½ nhân loại, tập trung sinh sống chỉ
trong 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên
và môi trường ở đây? ( Tài nguyên môi trường nhanh bị cạn
kiệt )


- Quan sát biểu đồ H1.4, cho biết tình trạng gia tăng dân số
hiện nay của đới nóng như thế nào?


( tăng tự nhiên quá nhanh, bùng nổ dân số )


- Tài nguyên môi trường bị xuống cấp ,dân số thì bùng nổ
→ tình trạng gì đối với tự nhiên? ( Tác động xấu thêm, kiệt
quệ thêm. Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống
cho người dân ).


<b>HĐ2:(20 phút) KT:Phân tích sức ép của dân số tới tài</b>
<b>nguyên và môi trường. </b>


<b>KN:Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ các mối </b>
<b>quan hệ và sơ đồ các mối quan hệ.</b>


Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
- GV: Giới thiệu H10.1, hướng dẫn hs đọc và so
sánh các mối quan hệ.


- Biểu đồ sản lượng lương thực tăng hay giảm?
( 100-100% ).


- Tỉ lệ gia tăng dân số có diễn biến ntn? ( 100 -168% ).


- So sánh sự gia tăng dân số với gia tăng lương thực? ( Cả


<i><b>1. Dân số .</b></i>


- Dân số đông chiếm ( 50%dân số
thế giới).


- Dân tăng tự nhiên nhanh dẫn đến
bùng nổ dân số tác động rất xấu đến
tài nguyên môi trường


<i><b>2. Sức ép của dân số tới tài nguyên </b></i>
<i><b>và môi trường .</b></i>


- Dân số đông, gia tăng dân số nhanh
đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài
ngun làm suy thối mơi trường,
diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp,
đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt,
thiếu nước sạch…


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

22 đều tăng nhưng lương thực tăng không kịp với tăng dân
số )


- Biểu đồ bình quân lương thực đầu người tăng hay giảm?
( dân tăng nhanh hơn nhiều so với việc tăng lương thực )
- Biện pháp để nâng bình quân lương thực đầu người?
( giảm tăng dân, tăng lương thực lên )


- Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ĐNÁ từ 1980 -


1990? ( dân số tăng nhanh, diện tích rừng giảm )
- Nguyên nhân giảm diện tích rừng ?


- Những tác động của ép dân số tới tài nguyên môi trường
và xã hội ntn?


- Cho biết những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên
và môi trường .


* Biện pháp:


- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số .
- Phát triển kinh tế .


- Nâng cao đời sống của người dân
sẽ tác động tích cực tới tài ngun
mơi trường .


<b>4.Củng cố :(4 phút)</b>


- Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách đối với các nước trong mơi trường
đới nóng.


- Vẽ sơ đồ tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số đối tài nguyên môi trường .
Dân số tăng nhanh.


Tài nguyên bị khai tháccạn kiệt Mơi trường bị phá hủy nghiêm trọng
<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)</b>


- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về đô thị được quy hoạch có tổ chức ở Việt Nam.



- Các ảnh về thất nghiệp, ùn tắc giao thông, khu nhà ổ chuột, ơ nhiễm mơi trường ở đới nóng.
<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần: 05


Tiết: 10 <b>Bài 11:DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG</b> S: 16/09/2013 G: 23/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


-Hiểu và trình bày nguyên nhân của sự di dân ở đới nóng.


-Biết nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặc ra cho các đơ thị, siêu đơ thị ở đới nóng
*MT: Hiểu được hậu quả của sự di cư tự do và đơ thị hố tự phátđối với MT ở đới nóng; thấy
được sự cần thiết phải tiến hành đơ thị hoá gắn liền vowis phát triển KT và phân bố dân cư hợp
lý.


<b>2. Tư tưởng: Khơng đồng tình với hiện tượng di dân tự do làm tăng dân số đô thị quá nhanh và </b>
dẫn đến những hậu quả nặng nề cho MT.


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


-Nâng cao kỹ năng quan sát, quan sát tranh ảnh,biểu đồ, bản đồ, xác lập các mối quan hệ địa lý .
-Biết những khó khăn khi tự ý ra thành phố kiếm việc làm, từ đó có ý thức gắn bó với quê hương.
*MT: Phân tích ảnh địa lý về vấn đề MT đơ thị ở đới nóng.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, và tranh ảnh về vấn đề di dân và đơ
thị hố ở đới nóng.



+ Phân tích những tác động tiêu cực của sự di dân tự do và đơ thị hố tới MT.


+ Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

GV:-Bản đồ dân số và đô thị trên thế giới
-Tranh ảnh về đô thị hiện đại.


-Các ảnh về hậu quả của đô thị hóa tự phát ở đới nóng.
HS: sgk, vở bài soạn, tranh ảnh sưu tầm được về sự di dân.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: </b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) </b>


Vẽ sơ đồ tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số đối tài ngun mơi trường? phân tích?
<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút) Đời sống khó khăn làm xuất hiệncác luồng di dân.sự di dân đã thúc đãy q
trình đơ thị hóa diễn ra rất nhanh.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1:(10 phút)KT: Trình bày vấn đề di dân.</b>


<b>KN:Nâng cao kỹ năng quan sát, quan sát tranh ảnh,biểu đồ, </b>
<b>bản đồ, xác lập các mối quan hệ địa lý .Biết những khó khăn </b>
<b>khi tự ý ra thành phố kiếm việc làm, từ đó có ý thức gắn bó </b>
<b>với quê hương.</b>



-HS đọc thuật ngữ “di dân”.


-GV nhắc lại tình hình tăng dân số của các nước ở đới nóng. “Sự
gia tăng dân số quá nhanh dẫn tới việc cần phải di chuyển để tìm
việc kiếm sống, tìm đất canh tác .


HS đọc sgk từ “di dân..Tây Nam Á.trang/36.


-Tại sao nói “Bức tranh di dân ở đới nóng rất đa dạng và phức
tạp”.


-Tìm và nêu ngun nhân di dân ở đới nóng,cho ví dụ.
+Đa dạng: Nhiều ngun nhân và nhiều hình thức.


+Phức tạp: Ngun nhân tích cực và nguyên nhân tiêu cực.
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm.


-Nguyên nhân di dân có tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội?
(...Có tổ chức có kế hoạch:+Để xây dựng các khu kinh tế mới
vùng biển và vùng nông thôn.+Xây dựng khu công nghiệp,dịch
vụ ...+Lập đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu....+Xuất
khẩu lao động.


-Cho biết di dân tích cực tác động tốt đến kinh tế xã hội?
-HS trình bày kết quả, bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức .
GV:nhiều nước ở đới nóng, làn sóng nơng dân di cư tự do vào
đơ thị tìm việc làm (vì thu nhập ở vùng nơng thơn quá thấp) đã
làm cho dân số đô thị tăng nhanh tạo sức ép lớn đối với vấn đề
việc làmvà môi trường đô thị.



*Liên hệ: Ở Việt Nam dân cư các vùng nơng thơn → thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng → trên 5 triệu người ↔ Làm
ảnh hưởng đến môi trường như:di cư tự do từ vùng phía Bắc vào
Tây Nguyên → rừng bị phá → ơ nhiểm mơi trường.


<b>HĐ2(20 phút) KT:Trình bày vấn đề bùng nổ đơ thị ở đới </b>
<b>nóng.Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của bùng nổ đô thi ở </b>
<b>đới nóng.</b>


<b>KN: phân tích</b>


-Đọc thuật ngữ “đơ thị hóa”.


-HS quan sát H3.3, đọc tên các siêu đô thị trên 8 triệu dân ở đới


<i><b>1.Sự di dân.</b></i>


Đới nóng là nơi có làn sóng di dân cao.


-Nguyên nhân di dân rất đa dạng,phức
tạp:


-Di dân tự do: do thiên tai, hạn hán, lũ
lụt,


xung đột tộc người, chiến tranh, nghèo
đói thiếu việc làm.


-Di dân có kế hoạch nhằm phát triển


kinh tế -xã hội các vùng núi và ven
biển .


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nóng?


-Đọc biểu đồ tỉ lệ dân đơ thị H1.3(BT3), cho biết tốc độ đơ thị
hóa biểu hiện như thế nào?


-Quan sátH11.1,H11.2 nhận xét :
+Xin ga po:di cư có kế hoạch.
+Ấn Độ:di cư tự do.


-Thảo luận nhóm.


-HS dựa vào bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới ,sgk,tranh
ảnh thảo luận theo gợi ý :


-Trình bày tình hình đơ thị hóa của các nước ở đới nóng.(có dẫn
chứng). Ngun nhân của đơ thị hóa ở đới nóng.


-Nêu tác động xấu tới mơi trường do đơ thị hóa tự phát ở đới
nóng gây ra.


-Theo em cần có những giải pháp ntn?


HS trình bày kết quả, bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức


*GV:giới thiệu vài nét về đơ thị hóa ở VN: Hình thành dưới sự
quản lý hành chính kinh tế có kế hoạch của Nhà nước,gắn với
q trình cơng nghiệp hóa đất nước, cơng nghiệp hóa nơng thơn,


gắn với quá trình tổ chức sản xuất theo lãnh thổ .


-Dự kiến đến năm 2010 Thành phố HCM sẽ là 12 triệu dân.


-Tốc độ đơ thị hóa cao.


-Tỉ lệ dân thành thị và số siêu đô thị
ngày càng nhiều .


-Ngun nhân đơ thị hóa là do di dân
tự do.


-Đơ thị hóa tự phát tạo sức ép lớn đối
với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc
lợi xã hội.


-Biện pháp: Tiến hành đơ thị hóa gắn
liền với phát triển kinh tế và phân bố
dân cư hợp lý.


<b>4.Củng cố : (5 phút)-Gọi HS xác định các đô thi.trên bản đồ và làm bài tập ở tập bản đồ .</b>
-Trả lời câu hỏi SGK.


<b>5.Dặn dò( 1 phút)</b>


<b> Học bài -chuẩn bị bài thực hành.</b>


<b>6. RKN:...</b>
Tuần: 06



Tiết: 11 <b>Bài 12:THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MƠITRƯỜNG ĐỚI NĨNG</b> S: 16/09/2013 G: 28/09/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


-Về khí hậu: xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa.
-Về đặc điểm các kiểu mơi trường ở đới nóng.


<b>2. Tư tưởng:có ý thức làm việc nhóm và làm việc độc lập.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


-Rèn luyện các kỹ năng đã học, củng cố và nâng cao thêm 1 bước các kỹ năng sau.


+Nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lý, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
+Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sơng ngịi, giữa khí hậu với mơi trường.
*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin qua biểu đồ và tranh ảnh để nhận biết về đặc điểm
MT đới nóng.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:Các ảnh và biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của bài.


HS: sưu tầm ảnh môi trường tự nhiên địa phương gắn với biểu đồ khí hậu.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: (5phút) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

-Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa? Đặc điểm 2 biểu đồ có gì giống và khác
nhau


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Bài thực hành (35 phút) . yêu cầu:-Tất cả học sinh phải tham gia


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1(10phút) KT: Nhận biết mơi trường qua</b>
<b>ảnh, qua biểu đồ khí hậu</b>


<b>KN: Rèn kỹ năng đã học, củng cố và nâng </b>
<b>cao thêm các kỹ năng sau.</b>


+Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với
chế độ sơng ngịi, giữa khí hậu với môi trường
-Sau thực hành học sinh củng cố được vững
chắc kiến thức đặc điểm của các kiểu môi
trường ở đới nóng


+Ảnh chụp gì?


+Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm của mơi
trường nào ở đới nóng


+Xác định tên ảnh của môi trường trong ảnh
*Các bài tập thực hành: thảo luận



+Nhóm:1,2: xác định ảnh 1
+Nhóm: 3,4,5: xác định ảnh 2
+Nhóm: 6,7,8: xác định ảnh 3


-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV chuẩn
xác kiến thức


<b>HĐ2 (10phút) KT: nắm lại kiến thức đã học.</b>
<b>KN: phân tích biểu đồ</b>


-Cho học sinh xem ảnh (Xa van đồng cỏ cao,
có đàn trâu rừng ), xác định tên của ảnh? (Môi
trường nhiệt đới)


-Học sinh nhắc lại đặc điểm của mơi trường
nhiệt đới? (nóng và lượng mưa tập trung vào 1
mùa, có 2 lần nhiệt độ tăng cao).


-Đối chiếu với 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
A,B,C để chọn 1 biểu đồ phù hợp với ảnh xa
van theo phương pháp loại trừ.


Hỏi:Vậy xác định biểu đồ B hay C? Tại sao ?
<b>HĐ 3: (7phút)KT:Hướng dẫn học sinh ôn lại</b>
<b>mối quan hệ giữa mưa và chế độ nước trên </b>
<b>các sơng.</b>


<b>KN: phân tích biểu đồ.</b>


-Quan sát 3 biểu đồ mưa A,B,C cho nhận xét về


chế độ mưa trong năm ở 3 biểu đồ.


-Quan sát 2 biểu đồ chế độ sông X và Y, cho
nhận xét về chế độ nước sông ở 2 biểu đồ .
-So sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ
nước sông X,Y, nhận xét mối quan hệ giữa
chúng để từ đó sắp xếp chúng thành từng cặp
và loại bỏ biểu đồ mưa không phù hợp.
-Biểu đồ: A-X ; C-Y .


<i><b>*Bài tập 1: -Giáo viên hướng dẫn lại các bước </b></i>
quan sát ảnh


+Ảnh A: những cồn cát lượn sóng mênh mơng,
khơng có động vật thuộc kiểu mơi trường hoang
mạc


+Ảnh B: đồng cỏ, cây cao xen lẫn, phía xa là rừng
hành lang, thuộc kiểu mơi trường nhiệt đới.


+Ảnh C: Rừng rậm nhiều tầng xanh tốt, phát triển
bên bờ sông đầy ắp nước. Thuộc kiểu môi trường
xích đạo ẩm.


<i><b>*Bài tập 2: -Cho học sinh quan sát biểu đồ khí </b></i>
hậu:A,B,C trong bài và đối chiếu với ảnh chụp.
+Biểu đồ A: Nóng đều quanh năm,mưa quanh
năm→ không đúng môi trường nhiệt đới .
+Biểu đồ B: Nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ
tăng cao, mưa theo mùa và có 1 thời kỳ khơ hạn 3


tháng.Là mơi trường nhiệt đới.


+Biểu đồ C: Nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ
tăng cao, mưa theo mùa và có 1 thời kỳ khơ hạn 7
tháng.Là môi trường nhiệt đới.


-Biểu đồ B mưa nhiều, thời kỳ khô hạn ngắn hơn
biểu đồ C, lượng mưa nhiều hơn phù hợp với ảnh
xa van trong bài.


<i><b>*Bài tập3: Về mối quan hệ giữa khí hậu và sơng </b></i>
ngịi.


+Mưa quanh năm thì sơng đầy nước quanh năm.
+Mưa theo mùa thì sơng có mùa lũ, mùa cạn.
+Biểu đồ A: Mưa quanh năm.


+Biểu đồ B: Mưa theo mùa, có thời kỳ khô hạn
kéo dài 4 tháng không mưa.


+Biểu đồ C: Mưa theo mùa, có mùa mưa nhiều, có
mùa mưa ít.


+Biểu đồ X: Sơng có nước quanh năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

-Bỏ B vì B có thời kỳ khơ hạn kéo dài khơng
phù hợp với Y.


<b>HĐ:4 (7phút)</b>



<b>KN: phân tích biểu đồ.</b>


GV: Để chọn ra 1 biểu đồ đới nóng cần phải
nhớ thật vững chắc đặc điểm nhiệt độ và lượng
mưa của 3 kiểu khí hậu đới nóng .


Hỏi : Nhắc lại đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa
với trị số đặc trưng của các kiểu khí hậu đới
nóng. (nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình
trên 200<sub>c, nhiệt đới có 2 lần nhiệt độ tăng cao, </sub>
mưa quanh năm - xích đạo ẩm; theo mùa nhiệt
đới) và loại bỏ biểu đồ không phải của đới
nóng bằng phương pháp loại trừ.


*HS tìm hiểu và phân tích biểu đồ B: Có nhiệt
độ quanh năm trên 250<sub>c, mưa trên 1500mm, với</sub>
1 mùa mưa vào mùa hạ và 1 mùa khơ vào mùa
đơng. Đó là đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa


<i><b>*Bài tập 4.</b></i>


+Với biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống
thấp dưới 150<sub>c vào mùa hạ nhưng lại là mùa </sub>
mưa.Khơng phải loại bỏ.


+Với biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200<sub>c, có 2 </sub>
lần nhiệt độ tăng cao trong năm, mưa nhiều mùa
hạ. Đúng là biểu đồ khí hậu của đới nóng.


+Với biểu đồ C: Có tháng cao nhất mùa hạ


khôngquá 200<sub>c, mùa đôngấm áp, xuống dưới </sub>
50<sub>c,mưa quanh năm. Khơng phẩi của đới nóng, bỏ.</sub>
+Với D: Có mùa đơng lạnh dưới -50<sub>c.Khơng </sub>
phải,bỏ.


+Với E: Có mùa hạ nóng trên 250<sub>c, mùa đơng mát </sub>
dưới 150<sub>c, mưa rất ít và mưa vào thu đơng .Khơng </sub>
phải, bỏ.


+Biểu đồ B là biểu đồ của kiếu khí hậu nhiệt đới
gió mùa


<b>4.Củng cố:(3 phút) Giáo viên củng cố 1 số đặc điểm khí hậu của các mơi trường đới nóng, nhắc </b>
học sinh quan sát các ảnh, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của từng môi trường đới nóng .


<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)Ơn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.</b>


<b>6. RKN:...</b>
Tuần: 06


Tiết: 12


<b>ÔN TẬP</b> S:25/09/2013


G:02/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: HS nắm được 1 số kiến thức trọng tâm cơ bản của phần đã học.</b>
<b>2. Tư tưởng:giáo dục ý thức tự giác học tập, làm việc cho HS. </b>



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích ảnh, biểu đồ khí hậu của các mơi </b>
trường ở đới nóng.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
-Bản đồ các môi trường địa lý


<b>-Các ảnh và biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của bài đã học.</b>
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2. Bài cũ: : Kiểm tra trong q trình ơn tập.</b>
<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(2phút)Ơn tập.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1:(5phút)KT: ngun nhân sự gia tăng dân số</b>
<b> KN:Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ tháp tuổi và đọc </b>
<b>lược đồ dân số thế giới.</b>


-Tại sao sau khi các nước giành độc lập gia tăng dân số tự
nhiên lại tăng nhanh.


(...giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những
tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong,trong khi tỉ lệ
sinh cao)


-Dựa vào tháp tuổi chúng ta có thể biết được những nội



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

dung nào của dân số (Dân số,tổng số nam, nữ phân theo
từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động...)


<b>HĐ2:(5 phút).KN:tính mật độ dân số,nhận biết nơi </b>
<b>phân bố chủ yếu của các chủng tộc trên lược đồ phân </b>
<b>bố dân cư thế giới</b>


-Các chủng tộc, đặc điểm ngoại hình từng chủng tộc? Địa
bàn phân bố chủ yếu?


-Em hãy cho biết những nơi dân cư tập trung đơng thường
có điều kiện tự nhiên như thế nào? Điều kiện tự nhiên có
phải là nhân tố quyết định không? Em hãy chứng minh ý
kiến của em.


<b>HĐ3:(5 phút)KT: khái niệm, các loại quần cư, đô thị </b>
<b>hóa. Hình thức tổ chức, mật độ dân cư, hoạt động kinh</b>
<b>tế chủ yếu.</b>


<b>KN: đọc bản đồ. </b>


? lập bảng so sánh quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
-Đơ thị hóa siêu đơ thị: Trong giai đoạn hiện nay siêu đô
thị phát triển nhanh ở những nước đang phát triển hay
những nước phát triển? Tình hình phát triển nhanh ở
những nước đó đã mang đến những hậu quả gì?


<b>HĐ4:(10 phút)KN: Rèn kỹ năng nhận biết các kiểu mơi</b>
<i><b>trường.</b></i>



-Vị trí giới hạn của đới nóng.


-Trong đới nóng có các kiểu mơi trường nào? (mơi trường
xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc)
-Cách nhận biết các biểu đồ khí hậu, các cảnh quan .
-Đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm? (nóng ẩm, mưa nhiều
quanh năm)→ có kiểu rừng gì? (rừng rậm xanh quanh
năm...)


-So sánh những điểm giống và khác nhau giữa môi trường
nhiệt đới và mơi trường xích đạo về nhệt độ và lượng mưa
.


-Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa.


-Các đặc điểm khác của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
<b>HĐ5:(5phút) KT: tình hình SX nơng nghiệp ở đới </b>
<b>nóng.</b>


<b>KN: chỉ được sản phẩm NN trên lược đồ.</b>


?Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối
với sản xuất nông nghiệp.


HS:


? Nêu các sản phẩm NN chủ yếu ở đới nóng?
HS:


<i><b>2. Sự phân bố dân cư - Các chủng</b></i>


<i><b>tộc trên thế giới</b></i>


<i><b>3.Quần cư - đơ thị hóa :</b></i>


<i><b>4.Vị trí, khí hậu của mơi trường</b></i>
<i><b>đới nóng</b></i>


-Mơi trường xích đạo ẩm
-Mơi trường nhiệt đới.


<b>-Mơi tường nhiệt đới gió mùa.</b>


<i><b>5.Hoạt động SX nơng nghiệp ở đới</b></i>
<i><b>nóng:</b></i>


+Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm


cao.→sản xuất quanh năm,xen canh
gối vụ.


+Khó khăn: nhiều sâu bệnh, đất dễ
bị thối hóa do lớp mùn mỏng, bị
rửa trôi khi mưa nhiều. Mùa khô
kéo dài gây hạn hán, mưa tập trung
gây lũ lụt.


-Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu.


+Cây lương thực: lúa, ngô, khoai,


sắn, cao lương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>HĐ6:(5 phút) KN: Kỹ năng đọc biểu đồ về mối quan </b>
<b>hệ giữa dân số và lương thực.</b>


Dân số sức ép dân số tới tài nguyên môi trường.


-Dân số đới đông lại tăng tự nhiên cao đã tác động xấu
đến tài nguyên,môi trường ntn?


<b>HĐ7:(5 phút)KT: tốc độ di dân ở đới nóng, hậu quả.</b>
Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.


-Vì sao tốc độ đơ thị hóa ở đới nóng nhanh? Nêu những
hậu quả?


chè ,mía, bơng, lạc...


+Chăn ni: gia súc gia cầm.
<i><b>6.Dân số, sức ép dân số tới tài </b></i>
<i><b>nguyên môi trường.</b></i>


vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực
của việc gia tăng dân số quá nhanh
ở đới nóng đối với tài ngun mơi
trường.


7. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở
<i><b>đới nóng:</b></i>



<b>4.Củng cố : (2phút) đọc lại những kiến thức cơ bản trọng tâm.</b>
<b>5.Dặn dị: (1phút)Học bài ơn tập để kiểm tra 1 tiết</b>


<b>6. RKN:...</b>
...


<b>Chương II: MƠI TRƯỜNG ĐỚI ƠN HỒ – </b>
<b>HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ƠN HỒ</b>
Tuần: 07


Tiết:14 <b>Bài13:MƠI TRƯỜNG ĐỚI ƠN HỊA</b>


S:25/09/2013
G:05/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: HS hiểu và nắm vững về:</b>


- Biết vị trí của đới ơn hồ trên bản đồ tự nhiên và thế giới.


- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường đới
ơn hồ


-Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của mơi trường đới ơn hịa .
.Tính chất trung gian của khí hậu với thời tiết thất thường .
.Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và theo khơng gian .


<b>2. Tư tưởng:có nhận thức về các mùa, cảnh sắc thiên nhiên đới ơn hịa, có ý thức bảo vệ mơi </b>
trường.



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


-Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí đới ơn hồ.


- Nhận biết các kiểu mơi trường ở đới ơn hồ( ơn đới hải dương, ơn đới lục địa, Địa trung hải…)
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:-Bản đồ địa lý tự nhiên thế giới.
-Lược đồ các loại gió trên TĐ.
HS: vở bài soạn, tập bản đồ, bảng nhóm.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ: (5phút) Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết </b>
<b>3.Bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>
HĐ 1: (10 phút) KT: biết được vị trí của đới


<b>ơn hịa.</b>


<b>KN:Hướng dẫn học sinh xác định vị trí của </b>
<b>đới ơn hồ trên bản đồ tự nhiên và thế giới.</b>
HS xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí đới ơn
hồ.


-Quan sát bản đồ và H13.3sgk.
-Sát định vị trí của đới ơn hịa



-So sánh diện tích đất nổi của đới ơn hịa ở 2 bán
cầu .


-Nhận xét vị trí của mơi trường đới ơn hịa so với
mơi trường đới nóng, lạnh.


Chuyển ý: Với vị trí trung gian giữa đới nóng và
đới lạnh, mơi trường đới ơn hịa có đặc điểm gì ?
Tại sao có đặc điểm đó .


<b>HĐ2: (22phút)KT: Trình bày và giải thích về </b>
<b>2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường </b>
<b>đới ơn hồ</b>


<b>KN:Nhận biết các kiểu mơi trường ở đới ơn </b>
<b>hồ( ơn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa </b>
<b>trung hải…)</b>


Thảo luận nhóm 4.


-Phân tích bản số liệu trang 42/sgk và H13.1 hãy:
-So sánh khí hậu đới ơn hịa với khí hậu đới
nóng, lạnh → rút ra đặc điểm khí hậu của đới ơn
hịa , giải thích .


*Gợi ý : N/C kỹ H3.1 thấy được ảnh hưởng của
các đợt khí nóng , lạnh và gió Tây ơn đới để tìm
2 ngun nhân.


-Do vị trí trung gian giữa khối khí cực lục địa


lạnh và khơ với khối khí chí tuyến nóng khơ;
giữa đại dương và lục địa (khối khí lục địa và
khối khí hải dương .


Bước 2: HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung ,
GV chuẩn xác kiến thức .


-Khí hậu đới ơn hịa có ảnh hưởng gì tới vật ni
cây trồng?


Chuyển ý: Khí hâu mang tính chất trung gian
giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết diễn biến thất
thường thì thiên nhiên có sự phân hóa ntn?
-HS làm trên phiếu họctập theo nhóm.


-Xác định vị trí các kiểu mơi trường ( Gần hay xa
biển, gần cực hay gần chí tuyến )


-Ở lục địa Á-Âu, Bắc Mỹ từ Tây sang Đông , từ
Bắc xuống Nam có những kiểu mơi trường nào ?
-Nhận xét về sự biến đổi của môi trường đới ơn
hịa theo khơng gian giải thích ?


-Đại diện nhóm trình bày, gv bổ sung .


<i><b>1.Vị trí đới ơn hồ trên bản đồ Tự nhiên </b></i>
<i><b>Thế giới.</b></i>


- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2
bán cầu.



- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ơn hồ
nằm ở bán cầu Bắc.


<i><b>2. Đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi </b></i>
<i><b>trường đới ơn hồ.</b></i>


- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí
hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.


+ Nguyên nhân: Do vị trí nằm ở trung gian
giữa đới nóng và đới lạnh.


+ Biểu hiện: Khơng nóng và mưa nhiều như
đới nóng, khơng lạnh và mưa ít như đới
lạnh.


-Thiên nhiên phân hố theo thời gian và
khơng gian:


+ Phân hố theo thời gian:một năm có 4
mùa: xn, hạ, thu, đơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

-HD hs quan sát các bức ảnh về 4 mùa ở đới ơn
hịa /59,60sgk, nhận xét sự biến đổi cảnh sắc
thiên nhiên qua 4 mùa trong năm.


Liên hệ sự biến đổi đó khác với thời tiết VN ntn?
(khí hậuVN có thời tiết thay đổi theo 2 mùa gió)
<b>4.Củng cố : (5 phút) </b>



-Gọi HS xác định vị trí đới ơn hịa, các kiểu mơi trường đới ơn hịa.
-Trình bày đặc điểm tự nhiên của mơi trường đới ơn hịa.


-Giải thích vì sao thiên nhiên đới ơn hịa có sự hóa theo khơng gian .
-Nêu đặc điểm thiênnhiên của từng kiểu mơi trường.


<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)</b>
-Học bài, xem kỹ H13.1


-Tìm hiểu hoạt động nơng nghiệp ở đới ơn hịa.


<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần:08


Tiết: 15 <b>Bài 14:HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA</b> S:01/10/2013G:09/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đ</b>2<sub> của các ngành kinh tế nơng nghiệp ở đới ơn hồ.</sub>
- Biết được các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của từng kiểu môi trường ở đới ơn hồ.
<b>2. Tư tưởng: Tự nhận thức: tự tin khi trình bày1 phút kết quả làm việc nhóm.</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt </b>
động sản xuất nơng nghiệp.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin từ bài viết, tranh ảnh về nền nông nghiệp và sự
phân bố các sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu ở đới ơn hồ.



+ Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp ở các kiểu MT ở
đới ơn hồ.


Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:-Tranh ảnh về SX nơng nghiệp đới ơn hịa. Bản đồ nông nghiệp Hoa Kỳ.


-Tranh ảnh về SX chun mơn hóa đới ơn hịa (Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ơxtrâylia, Bắc Âu, Đơng
Âu)


HS: Tập bản đồ địa lí 7, tranh ảnh sưu tầm được về SX NN đới ơn hịa.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


2. Bài cũ: (5phút) ?Nêu đ2 <sub>khí hậu của 3 mơi trường chính đới ơn hịa? Nêu những bất lợi của </sub>
thời tiết khí hậu đới ơn hịa gây tác động xấu cho cây trồng vật nuôi của môi trường .


3.Bài mới:


*Giới thiệu:(2phút)Mặc dù thiên nhiên có những bất lợi về thời tiết khí hậu nhưng do hồn cảnh
lịch sử, đặc biệt việc áp dụng tiến bộ KHKT nên mơi trường đới ơn hịa sớm được cải tạo phục
phụ cho SX nông nghiệp. Hoạt động SX nông nghiệp đới ơn hịa có đ2<sub> gì, các sản phẩm nơng </sub>
nghiệp có phong phú đa dạng khơng .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>hoạt động nơng nghiệp đới ơn hịa:</b>


<b>KN:quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày.</b>
-HS dựa vào kênh chữ 46/sgk, cho biết :


-Đới ơn hịa có các hình thức SX nơng nghiệp chính nào?
-Giữa các hình thức có những điểm gì giống nhau ?
(trình độ SX, xử dụng những dịch vụ N2<sub>) khác : quy mơ, </sub>
trình độ cơ giới.


-HS quan sát H14.1,H14.2, hình thức nào thuộc hộ gia
đình, hình thức nào thuộc trang trại


-So sánh trình độ cơ giới hóa trong nơng nghiệp ở 2
ảnh ? (trang trại cao hơn hộ gia đình trong trồng trọt ,
chăn nuôi)


-Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ơn hịa , con
người phải khắc phục những khó khăn do thời tiết , khí
hậu gây ra?( Thời tiết biến động thất thường, khí hậu có
mưa, có đợt nóng, đợt lạnh đột ngột...)


-HS quan sát H14.3,H14.4,H14.5 nêu 1 số biện pháp
KHKTđã được áp dụng để khắc phục những bất lợi đó?
+Cách khắc phục những bất lợi do thời tiết thất thường
(sương giá ,sương muối, mưa đá, đợt khí nóng, lạnh )
+Bằng tấm nhựa phủ lên các luống rau, bằng các hàng
rào cây xanh trên đồng ruộng, bằng hệ thống tưới phun
sương tự động có thể phun cả hơi nước nóng khi cần
thiết bảo vệ cây trồng .



-Cách khắc phục những bất lợi do khí hậu có mùa đơng
lạnh bằng trồng cây trong nhà kính.


-Nêu 1 số biện pháp áp dụng KHKT được áp dụng trong
SX nông nghiệp ở đới ơn hịa? ( tạo bị cho nhiều sữa,
hoa hồng đen ở Hà Lan, giống lợn nhiều nạc ít mỡ ở Tây
Âu, giống ngô năng xuất cao, cam, nho không hạt ở Bắc
Mỹ...)


<b>HĐ2: (20 phút) KT: tìm hiểu các sản phẩm nơng </b>
<b>nghiệp chủ yếu từ vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao theo </b>
<b>trình tự và nội dung ở mục 2</b>


<b>KN: quan sát bản đồ</b>


-Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí hậu của môi trường
ĐTH, ôn đới Hải Dương, ôn đới lục địa, ôn đới lạnh,
hoang mạc...


- Từ các sản phẩm của từng kiểu môi trường, GV hướng
dẫn HS rút ra nhận xét (các sản phẩm nơng nghiệp đới ơn
hịa rất đa dạng)


- Tại sao các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của từng
kiểu môi trường lại khác nhau? ( khí hậu, đất đai khác
nhau)


- Trình độ kỹ thuật tiên tiến.



- Tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp
- Sản xuất được chun mơn hố
với quy mơ lớn.


- Ứng dụng rộng rãi các thành tựu
khoa học kỹ thuật.


<i><b>2.Các sản phẩm nông nghiệp chủ </b></i>
<i><b>yếu.</b></i>


-các sản phẩm nông nghiệp đới ơn
hịa rất đa dạng.


-Sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu
thay đổi theo kiểu mơi trường:
-Cận nhiệt gió mùa: lúa nước, đậu
tương, bông, các loại hoa quả ( cam,
quýt, đào, mận…).


-Địa trung hải: nho và rượi vang,
cam, chanh, ơ lui…


- Ơn đới hải dương: lúa mì, củ cải
đường, rau và nhiều loại hoa quả,
chăn ni bị thịt, bị sữa.


-Ơn đới lục địa: lúa mì, đại mạch,
khoai tây, ngơ, chăn ni bị thịt, bị
sữa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

đen… chăn nuôi hươu Bắc cực.
<b>4.Củng cố:( 5 phút) Dùng bảng phụ hs điền vào.</b>


Các kiểu môi trường Đặc điểm nhiệt độ lượng, mưa SP nông nghiệp chủ yếu
Ơn đới Hải Dương


Ơn đới Lục địa
ĐTHải


Cận nhiệt đới


Gió mùa Cận nhiệt đới ẩm
Hoang mạc ơn đới


Ơn đới lạnh


-GV cho hs nhận xét bổ sung .


<b>5.Dặn dò: ( 1 phút)Học bài cũ, tìm hiểu về CN đới ơn hịa.</b>


<b>6. RKN:...</b>
...
Tuần:08


Tiết: 16 <b>Bài15: HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA</b> S:01/10/2013G:12/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: Hiểu và trình bày được đ</b>2<sub> của hoạt động cơng nghiệp đới ơn hịa.</sub>


*MT: Hiểu được nền CN hiện đại cùng với các cảnh quan CN hố có thể gây nên sự ô nhiễm MT


do các chất thải CN.


<b>2. Tư tưởng: không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến MT.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


-Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất công
nghiệp ở đới ơn hồ.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin từ bài viết, tranh ảnh về nền công nghiệp và cảnh
quan công nghiệp ở đới ôn hồ.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày1 phút kết quả làm việc nhóm.


*MT: Phân tích ảnh địa lý về hoạt động sản xuất CN với MT đới ơn hồ.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV: -Bản đồ CN thế giới, Hoa Kỳ. Ảnh về các cảnh quan CN của các nước ở đới ôn hòa.
-Ảnh 1 số cảng biển lớn trên TG.


HS: vở soạn, bảng nhóm, tranh ảnh sưu tầm được về SX CN đới ơn hịa.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ: (5phút)?Để SX ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền tiên tiến ở đới ơn hịa </b>
đã áp dụng những biện pháp gì?Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật ni ở đới ơn hịa.
<b>3.Bài mới:</b>



*Giới thiệu:(2phút)CN là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ơn hịa. Ở đây có những dấu
hiệu của 1 XH CNghiệp như: các nhà máy, khu CN và đô thị luôn hiện ra trước mắt chúng ta .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


HĐ1: (20 phút) KT:Tìm hiểu và trình bày đ<b>2</b>
<b>của hoạt động cơng nghiệp đới ơn hịa:</b>


<b>KN: quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày </b>
<b>một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất </b>
<b>công nghiệp ở đới ơn hồ.</b>


GV g/thiệu 2 thuật ngữ “ CN khai thác”, “ CN chế


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

biến”


-HS dựa vào mục 1 sgkvà bản đồ CN TGiới cho
biết :


-Các nước ở đới ơn hịa bước vào cuộc CM CN từ
thời gian nào?


-Từ đó đến nay nền CN đã phát triển ntn?
-Nêu nhận xét về sự phân bố CN.


*GV: CN có 2 ngành quan trọng là CN khai thác
và CN chế biến .


-CN chế biến đa dạng từ các ngành truyền thống


đến các ngành công nghệ cao.


.Ngun nhiên liệu nhập từ đới nóng.


-Vai trị của ngành CN đới ơn hịa với TG? Nêu
tên các nước CN hàng đầu TG ?


-HS trình bày kết quả.


<b>HĐ2 (12 phút) KT: Cảnh quan CN.</b>


<b>*MT: Hiểu được nền CN hiện đại cùng với các </b>
<b>cảnh quan CN hố có thể gây nên sự ô nhiễm </b>
<b>MT do các chất thải CN.</b>


<b>*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thơng tin từ</b>
<b>bài viết, tranh ảnh về nền công nghiệp và cảnh </b>
<b>quan cơng nghiệp ở đới ơn hồ.</b>


<b>*MT: Phân tích ảnh địa lý về hoạt động sản </b>
<b>xuất CN với MT đới ơn hồ.</b>


<b>-Thái độ và hành vi: khơng ủng hộ các hoạt </b>
<b>động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến MT.</b>


-HS dựa vào sgk phân biệt sự khác nhau giữa khu
CN, trung tâm CN, vùng CN.


-HS đọc thuật ngữ “ cảnh quan CN ”.
-Quan sát H15.1 và H15.2, hãy:


+Mô tả cảnh quan từng khu CN


+Hai khu CN này, khu nào gây ô nhiểm môi
trường nhiều, tại sao?


-Xu thế của cầu khi xây dựng các khu CN? (các
khu CN xanh, kiểu mới)


-HS trình bày kết quả, GV bổ sung .
-Quan sát H15.3 và bản đồ CN thế giới:


-Nhận xét sự phân bố các trung tâm CN, các vùng
CN ở đới ơn hịa và giải thích?


-Nêu tên 1 số vùng CN lớn ở đới ơn hịa và TG,
cho biết những vùng CN nào mới .


-HS trình bày kết quả.


GV:Cảnh quan CN phổ biến khắp mọi nơi tập
trung nhiều nguồn gây ô nhiểm môi trường .


-Nền công nghiệp phát triển sớm nhất,
hiện đại nhất.


-CN chế biến là thế mạnh của nhiều nước,
phát triển rất đa dạng


- Các nước công nghiệp hàng đầu là: Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Anh,


Pháp, Ca Na Đa


<i><b>2.Cảnh quan công nghiệp.</b></i>


-Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp
mọi nơi: biểu hiện ở các khu CN, trung
tâm CN, vùng CN.


- Tập trung chủ yếu ở ven bờ


<b>4.Củng cố : (5 phút) HD hs trả lời câu hỏi sgk, bài tập bản đồ.</b>
- Tại sao nguyên nhiên liệu phải nhập từ đới nóng?


- Tại sao các ngành khai thác phần lớn nằm ở các nước đang phát triển?
- Quan sát H15.4 phân tích sự hợp lý trong việc phân bố dân cư?


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>6. RKN:...</b>
...


Tuần:09


Tiết: 17 <b>Bài 16: ĐƠ THỊ HĨA Ở ĐỚI ƠN HỊA</b> S:10/10/2013G:16/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: Trình bày được những đ</b>2<sub> cơ bản của đơ thị hố và các vấn đề về môi trường, kinh</sub>
tế xã hội đặc ra ở các đơ thị ở đới ơn hịa.


*MT: Hiểu được sự phát triển, mở rộng quá nhanh các đô thị đà gây ra những hậu quả xấu đối
với MT ở đới ơn hồ.



<b>2. Tư tưởng: ủng hộ các chủ trương, biện pháp nhằm hạn chế sức ép của đô thị tới MT.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


-Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm đơ thị hố ở đới ơn hồ.


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin từ bài viết, tranh ảnh về đơ thị hố và các vấn đề đơ
thị ở đới ơn hồ.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.


*MT: Phân tích ảnh địa lý về ơ nhiễm khơng khí, ô nhiễm nước ở đô thị.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:-Bản đồ dân cư và đô thị thế giới. Ảnh 1 vài đô thị lớn của các nước phát triển


-Ảnh về người thất nghiệp, khu dân nghèo sống trong các đô thị.ở các nước phát triển .
HS: Ảnh sưu tầm về các đơ thị hóa ở đới ơn hịa, vở soạn, tập bản đồ.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ: (4phút) Trình bày đặc điểm SX cơng nghiệp ở đới ơn hịa? Cảnh quan CN ở đới ơn </b>
hịa biểu hiện ntn?


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(1phút): Các nước ở đới ơn hịa có CN phát triển từ lâu đời. Ngày nay sự phát triển


mạnh mẽ của nền CN và dịch vụ cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị. Các đơ thị phát
triển ntn, có đặc điểm gì, những vấn đề gì nảy sinh khi các đơ thị phát triển .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1 (15 phút)KT: Trình bày được những đ2<sub> cơ </sub></b>
<b>bản của đơ thị hịa và các vấn đề về mơi trường, </b>
<b>kinh tế xã hội đặc ra ở các đô thị ở đới ơn hịa.</b>
<b>KN:quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một</b>
<b>số đặc điểm đơ thị hố ở đới ơn hồ.</b>


HS dựa vào sgk nhắc lại “đơ thị hóa ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

-Cho biết nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào
sống trong các đô thị ở đới ôn hịa ? Tỉ lệ dân sống ở
đơ thị ntn? (sự phát triển mạnh mẽ của nền CN và
dịch vụ ).


-Vậy tại sao cùng với việc phát triển CN hóa thì các
đơ thị cũng phát triển theo? Ví dụ. (do nhu cầu lao
động trong CN và dịch vụ tăng)


-Dựa vào H13.3/11sgk, chỉ trên bản dồ các siêu đô
thị? (kết hợp với bài tập thực hành đọc tên).


-Nhiều đơ thị kết nối với nhau tạo thành gì?
-Nhận xét sự phân bố các siêu đô thị?


-GV chỉ trên bản đồ TG các siêu đô thị ở đới ôn hịa.
<b>HĐ2:(20 phút)KT: hiểu được các vấn đề về mơi </b>


<b>trường, kinh tế xã hội đặc ra ở các đô thị ở đới ơn </b>
<b>hịa.</b>


*MT: - Hiểu được sự phát triển, mở rộng quá nhanh
các đô thị đà gây ra những hậu quả xấu đối với MT ở
đới ôn hồ.


<b>KN: Phân tích ảnh địa lý về ơ nhiễm khơng khí, ơ </b>
<b>nhiễm nước ở đơ thị.</b>


- Thái độ và hành vi: -Quan sát H16.1, H16.2 sgk,
cho biết trình độ phát triển đơ thị ở đới ơn hịa khác
với đới nóng ntn? Biểu hiện? (những tịa nhà chọc
trời, hệ thống giao thông ngầm, kho hàng, nhà xe
dưới mặt đất ..., không ngừng mở rộng xung quanh
mà cịn vươn cả theo chiều cao và chiều sâu.)


-Đơ thị hóa mở mức độ cao ảnh hưởng ntn tới phong
tục tập quán, tinh thần của dân cư đới ơn hịa ?
*Chuyển ý: Mặc dù khác với đới nóng, các đơ thị ở
đới ơn hịa phát triển theo quy hoạch nhưng do phát
triển quá nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi
trường .


-HS kết hợp giữa H16.3,H16.4 với kênh chữ sgk, cho
biết khi các đô thị phát triển quá nhanh sẽ nảy sinh
những vấn đề gì?


*Gợi ý :- Tên 2 bức ảnh? 2 bức ảnh mơ tả thực trạng
gì? (khói bụi và nạn kẹt xe).



-Việc tập trung dân cư quá đông vào các đơ thị nảy
sinh những vấn đề gì về mơi trường? ( môi trường,
nhà ở, việc làm, trật tự xã hội.


-Đại diện HS trình bày, GV bổ sung .
*Liên hệvới VN.


-Để giải quyết hậu quả nhiều nước đã làm gì?
+Ba giải pháp cơ bản của “ĐTH phi tập trung”.
*Lưu ý: nhũng vấn đề đặt ra cho đơ thị hóa cũng là
những vấn mà nước ta cần quan tâm khi lập quy
hoạch xây dựng phát triển đô thị


- Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung
nhiều đô thị nhất thế giới.


- Các đô thị phát triển theo quy
hoạch.


- Lối sống đô thị trở thành phổ biến
trong phần lớn dân cư.


<i><b>2.Các vấn đề về môi trường, kinh </b></i>
<i><b>tế- xã hội của đô thị.</b></i>


-Đô thị phát triển nhanh gây ô nhiễm
môi trường, ùn tắc giao thông, thất
nghiệp, phân cách giàu nghèo ...
-Biện pháp: quy hoạch lại theo


hướng “phi tập trung ” để giảm áp
lực cho thành phố .


<b>4.Củng cố: (4 phút) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

-Nêu những vấn đề XH nảy sinh khi các đô thị phát triển nhanh và hướng giải quyết .
<b>5.Dặn dò: ( 1 phút) học bài cũ. sưu tầm tranh ảnh về ơ nhiểm khơng khí , nước .</b>


<b>6. RKN:...</b>
...


.


Tuần:09


Tiết :18 <b>Bài17:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA</b> S:10/10/2013G:18/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


-Biết được hiện trạng ơ nhiễm khơng khí và nước ở đới ơn hoà; nguyên nhân và hậu quả.
*MT:Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hồ và hậu quả của
nó.


<b>2. Tư tưởng: +ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ơ nhiễm khơng khí và ô nhiễm nước.</b>
+ Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MT khơng khí và MT nước.
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hồ.
*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin từ bài viết, tranh ảnh về vấn đề ơ nhiễm nước ở đới


ơn hồ.


+ Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí và ơ nhiễm nước.
+Phê phán những tác động tiêu cực của con người tới MT.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày 1 phút.


*MT: Phân tích ảnh địa lý về ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước ở đới ơn hồ.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:-Các ảnh về ơ nhiễm khơng khí và nước sưu tầm trên sách,báo ...
-Ảnh chụp TĐ với lỗ thủng tầng ô dôn .


HS: Vở soạn, tập bản đồ, bảng nhóm.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ: (4phút) ?Nét đặc trưng của đơ thị hóa mơi trường đới ơn hịa? Nêu những vấn đề XH </b>
nảy sinh khi các đô thị phát triển nhanh và hướng giải quyết .


<b>3.Bài mới:</b>


*Giới thiệu:(1phút)Nền CN ở đới ôn hịa với các nhà máy, xí nghiệp, giao thơng đi lại như mắc
cửu, các trung tâm tài chính, thương mại, các tịa nhà chọc trời – Cũng chính nơi đây con người
đã làm cho bầu khơng khí, nguồn nước ngày càng ơ nhiễm.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>



HĐ 1: (18 phút) KT: hiểu được hiện trạng ơ
<b>nhiễm khơng khí ở đới ơn hồ; ngun nhân và </b>
<b>hậu quả.</b>


<b>KN: quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày </b>
<b>một số đặc điểm ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn </b>
<b>hồ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

-Quan sát H16.3,H16.4,H17.1.
-Ba bức ảnh báo cáo điều gì?


-Ngun nhân làm cho khơng khí bị ơ nhiễm ?
(Cuộc CMạng CN lượng co2 thải tăng nhanh
BT2sgk)


-Ngồi ra cịn nguồn ơ nhiễm nào? (do bão cát, lốc
bụi, núi lửa, cháy rừng...)


Khơng khí bị ơ nhiễm gây ra hậu quả gì? (mưa a
xít: cây cối bị chết, ăn mịn cơng trình, hiệu ứng
nhà kính, TĐnóng lên, băng tan, gây lũ lụt, tạo lỗ
thũng tầng ơ dơn.


GV: giải thích “mưa a xít”, “ hiệu ứng nhà kính”
-Quan sát H17.2 minh họa vấn đề gì?


+Vấn đề mưa a xít có tính chất quốc tế vì nguồn
gây mưa có thể xuất phát từ ngồi biên giới.
-Tác hại của khí thải có tính tồn cầu? ( hiệu ứng


nhà kính, thũng tầng ơ dôn)


*Số liệu bài tập 2 cho thấy Hoa Kỳ là nước có
lượng khí thải độc hại nhất TG.


Chuyển ý: Do CN và giao thông ↑ mạnh môi
trường đới ôn hòa bị ô nhiễm nặng nề, vậy nguồn
nước sơng, hồ, biển có bị ơ nhiễm khơng, ta cùng
tìm hiểu ở mục 2.


<b>HĐ2: (17 phút)KT: hiểu được hiện trạng ơ </b>
<b>nhiễm nước ở đới ơn hồ ngun nhân và hậu </b>
<b>quả.</b>


<b>KN: Quan sát bản đồ, tranh ảnh.</b>


-Quan sát H17.3,H17.4 và sgk cho biết: Tại sao
nguồn nước đới ơn hịa ơ nhiễm? Thảo luận nhóm
4


-Hậu quả?
-Biện pháp?


*Gợi ý: -Những nguồn nước bị ô nhiễm do những
loại gì?


-Do nước thải trong sinh hoạt, CN, đặc biệt sự tập
trung của các chuỗi đô thị ven bờ biển.


-Do tai nạn tàu chỡ dầu.



-Sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu nhiều


-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, HS khác bổ
sung, GV chuẩn xác kiến thức .


Hiện trạng: bầu khí quyển bị ơ nhiễm nặng
nề.


Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy,các
nhà máy xí nghiệp và phương tiện giao thơng
thải vào khí quyển.


-Hậu quả:


+Tạo nên mưa a xít: ảnh hưởng đến sản xuất
nơng nghiệp, ăn mịn cơng trình, gây bệnh
đường hơ hấp.


+Tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất
nóng lên, khí hậu tồn cầu biến đổi, băng ở 2
cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,
…Khí thải cịn tạo lỗ thũng tầng ơ dơn) ơ
nhiễm phóng xạ.


<i><b>2.Ơ nhiễm nước.</b></i>


Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm
gồm: nước sông, nước biển, nước ngầm.
- Nguyên nhân: Ô nhiễm biển là do váng dầu,


các chất độc hại bị đưa ra biển,… Ô nhiễm
nước sơng, hồ và nước ngầm là do hố chất
thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học
và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng,
cùng các chất thải nôngn ghiệp,…


-Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống
trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và
sản xuất.


-Biện pháp:


+Xử lý các loại nước thải trước khi đổ ra
sông, hồ, biển .


<b>4.Củng cố: (4 phút) </b>


-Nêu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí nước ở đới ơn hịa?


-GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ bài tập 2/58 sgk và tính tổng lượng khí thải của từng nước .
<b>5.Dặn dị: ( 1 phút)Học bài cũ –tìm hiểu bài thực hành.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Tuần:10
Tiết:19


<b>Bài 18 THỰC HÀNH: NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM MÔI</b>
<b>TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA</b>


S:18/10/2013
G:23/10/2013


<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: HS hiểu và nắm vững về:</b>


- Hiểu và nắm vững hơn đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ơn hịa.


*MT: Biết lượng khí thải co2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm TĐ nóng lên, lượng co2 trong
khơng khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó.


<b>2. Tư tưởng: ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng co2 trong khơng khí.</b>
<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Củng cố kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Phát triển kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa


- Biết vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải ở đới ơn hịa.
- Biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở đới ơn hịa


*KNS: Tư duy: +Tìm kiếm và xử lý thông tin qua tranh ảnh, biểu đồđể nhận biết đặc điểm MT
đới ơn hồ.


- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày 1 phút.


*MT: vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng co2 trong khơng khí.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Biểu đồ các kiểu khí hậu của đới nóng và đới ơn hịa.


- Ảnh 3 kiểu rừng ôn đới: rừng lá rộng, lá kim, hỗn giao.
- Bản đồ các môi trường địa lý hoặc các nước trên TG.
HS: vở soạn, bảng nhóm.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
<b>2.Bài cũ: ( 5 phút)</b>


a) Nêu nguyên nhân, hậu quả, hướng giải quyết của ơ nhiễm khơng khí ở đới ơn hịa?
b) Nêu nguyên nhân, hậu quả, hướng giải quyết của ô nhiễm nước ở đới ơn hịa?
<b>3. Bài mới:</b>


* Giới thiệu:(1 phút) GVnêu yêu cầu nhiệm vụ bài thực hành


- Yêu cầu HS quan sát H13.1, đọc tên các kiểu môi trường ở đới ơn hịa, nêu đặc điểm khí hậu
của từng kiểu môi trường .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


HĐ 1: ( 10 phút)KT: Nắm lại kiến thức về nhiệt
<b>đồ, lượng mưa.</b>


<b>KN: Đọc và phân tích biểu đồ</b>


- Quan sát 3 biểu đồ ( A, B, C ) trang 59 SGK:
- Cho biết: về cách vẽ các biểu đồ này có gì khác
với các biểu đồ đã học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

GV yêu cầu HS nhắc lại cơng việc cần làm khi
phân tích 1 biểu đồ khí hậu .



* Gợi ý:


- Về chế độ nhiệt:


+ Nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu 0<sub>c? tháng?</sub>
+ Nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu 0<sub>c? tháng?</sub>
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và
tháng thấp nhất? ( biên độ nhiệt )


- Về chế độ mưa:


+ Mưa nhiều hay mưa ít.


+ Lượng mưa cao nhất bao nhiêu mm? Tháng?
+ Lượng mưa thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng?
+ Mưa tập trung vào mùa nào?


Kết luận: Biểu đồ khí hậu đó thuộc kiểu khí hậu
nào trên TĐ.


- HS làm bài tập vào vở.


- HS trình bày kết quả - HS khác bổ sung - GV
chuẩn xác kiến thức. HS xếp các biểu đồ vào vị trí
bản đồ.


<b>HĐ 2: ( 10 phút)KT: Vị trí các kiểu mơi trường </b>
<b>đới ơn hịa.</b>



<b>KN: phân tích tranh, ảnh</b>


- GV u cầu HS nhắc lại: mơi trường đới ơn hịa
cónhững kiểu rừng gì? Đặc điểm của từng kiểu
rừng đó?


* Gợi ý: Cây phong đỏ là biểu tượng của đất nước
Ca na đa có in trên quốc kỳ của nước này: Lá
phong trên nền tuyết trắng.


Cây phong là cây lá rộng.


- HS trình bày kết quả - HS khác bổ sung - GV
chuẩn xác kiến thức.


-Liên hệ kết quả bài tập1 xem có kiểu rừng nào
tương ứng với biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
( A, B,C ) không?


- HS sắp xếp các ảnh vào vị trí của các nước trên
bản đồ TG.


<b>HĐ 3: ( 10 phút)KN: Vẽ biểu đồ</b>


- GVhướng dẫn HS về biểu đồ thể hiện ở dạng
đường hay cột.


* Lưu ý HS chia tỉ lệ ở trục cho chính xác.
- HS vẽ biểu đồ.



- Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí
thải.


- GV đánh giá bài thực hành trước lớp .


Biểu đồ:


A: Khí hậu ơn đới lục địa vùng cận cực.
B: Khí hậu ĐTH


C: Khí hậu ơn đới hải dương.


<i><b>Bài tập 2: Xác định các kiểu rừng ở đới ơn </b></i>
hồ.


<i><b>Bài tập 3:</b></i>
- Vẽ biểu đồ:
- Ngun nhân:


+ Các khí thải từ các nhà máy ,xí nghiệpthải
ra .


+ Chất thải trong sinh hoạt của người dân
+ Các phương tiện giao thông phải dùng
nhiều nhiên liệu.


<b>4. Củng cố: ( 5 phút) GV nhắc HS những nội dung cơ bản ở chương II</b>


<b>5.Dặn dò: ( 1 phút) học bài cũ, chuẩn bị bài 19, sưu tầm tranh ảnh về môi trường hoang mạc.</b>
<b>6.RKN:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

...
...
...
...


Tuần:10


Tiết :20 <b>Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC</b>


S:23/10/2013
G:28/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của</b>
mơi trường hoang mạc.


- Hiểu và trình bày đặc điểm cơ bản của hoang mạc và nguyên nhân của chúng.


- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc nóng và lạnh ở đới ơn hồ.
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.


<b>2. Tư tưởng: có ý thức bảo vệ cảnh quan mơi trường.</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:- Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc </b>
điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.


- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc
để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới
nóng và hoang mạc đới ơn hồ.



- Phân tích ảnh địa lý: cánh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ơn hồ.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV: Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.Tranh 19.4, 19.5/ sgk (phóng to).
HS: Vẽ biểu đồ 19.2, 19.3/sgk vào bảng nhóm, vở soạn, bảng phụ.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ:(4 phút) Kiểm tra vở soạn của HS .</b>


<b>3.Bài mới: * Giới thiệu: (1 phút) Hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn. </b>
Hoang mạc ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của TĐ. Diện tích của các
hoang mạc đang ngày càng mở rộng .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1:(5 phút) KT: xác định vị trí của mơi trường hoang mạc.</b>
<b>KN: Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế </b>
<b>giới để biết đặc điểm phân bố các hoang mạc.</b>


- Quan sát H19.1 kết hợp bản đồ cảnh quan TG, cho biết.
- Các hoang mạc trên TG thường phân bố ở đâu?


* Chuyển ý: Tại sao các hoang mạc trên TG chủ yếu nằm dọc 2
bên chí tuyến và giữa đại lục Á -Âu?


<b>HĐ 2: (15 phút) KT:Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn </b>
<b>giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường hoang</b>


<b>mạc.</b>


<b>KN: Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế </b>
<b>giới để biết nguyên nhân hình thành các hoang mạc.</b>


- Phân tích ảnh địa lý: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở
đới ơn hồ


- Có đặc điểm gì về khí hậu và cảnh quan tự nhiên?
- HS dựa vào H19.2, H19.3 SGK, hãy:


<i><b>1.Vị trí của mơi trường hoang </b></i>
<i><b>mạc.</b></i>


Phần lớn các hoang mạc nằm
dọc 2 bên chí tuyến hoặc giữa
đại lục Á-Âu


<i><b>2. Đặc điểm của mơi trường.</b></i>
<i><b>a. Khí hậu.</b></i>


- Rất khơ hạn., khắc nghiệt
- Độ bốc hơi lớn .


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Nêu nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của hoang mạc Xa ha ra
và Gơ bi.


- Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng
và đới ôn hòa .



Từ những nhận xét trên nêu đặc điểm khí hậu của hoang mạc?
* Gợi ý: Tính chất khơ hạn do lượng mưa thấp nhưng độ bốc
hơn rất cao.


+ Biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn 400<sub>c, lớn hơn nhiều so với </sub>
BĐN giữa các mùa trong năm.


<b>HĐ 3: (10 phút) KT: Phân tích được sự khác nhau về chế độ </b>
<b>nhiệt giữa hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh ở đới ơn hồ.</b>
<b>KN: Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của </b>
<b>một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu sự khác </b>
<b>nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới </b>
<b>ơn hồ.</b>


-Thảo luận: Dựa vào đường vạch đỏ để nêu sự khác nhau về chế
độ nhiệt ở 2 hoang mạc: Hoang mạc Gô bi (ôn đới ) mùa đông
âm 240<sub>c, mùa hạ không quá nóng 20</sub>0<sub>c, biên độ nhiệt trong năm </sub>
rất cao440<sub>c .</sub>


Hoang mạc đới nóng: mùa hạ rất nóng 360<sub>c, mùa đơng ấm áp </sub>
trên 100<sub>c, BĐN trong năm cao 26</sub>0<sub>c.</sub>


- HS trình bày, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức .
- HS dựa vào bản đồ khí hậu cà các vành đai khí áp trên
TĐH19.1, hãy giải thích tính chất khô hạn và khắc nghiệt của
hoang mạc .


* Gợi ý: Vị trí gần biển hay xa biển, dọc 2 chí tuyến áp cao.
Dịng biển lạnh chảy ven bờ. Lục địa hình khối rộng lớn
?Quan sát H19.4 và H19.5 SGK, mô tả quang cảnh hoang mạc


* Gợi ý: đọc thuật ngữ “ ốc đảo ”.


- HS trình bày kết quả, bổ sung - GV chuẩn xác kiến thức
<b>HĐ 4: (5 phút) KT: Biết được sự thích nghi của thực vật và </b>
<b>động vật ở môi trường hoang mạc.</b>


Chuyển ý: Với khí hậu cực kỳ khơ hạn và khắc nghiệt thì động
thực vật đã biến đổi ntn để thích nghi với mơi trường .


- HS nhắc lại đặc điểm khí hậu hoang mạc.


- HS vận dụng kiến thức để nêu rõ trong điều kiện khí hậu cực
kỳ khơ hạn và khắc nghiệt thì động thực vật phái có đặc điểm gì
để thích nghi với điều kiện sống .


- Tìm hiểu về sự thích nghi của thực, động vật .


Gợi ý:-Thích nghi với tính chất khô, sự thiếu nước và chống bốc
hơi nước : TV thân, lá bọc sáp hoặc lá biến thành gai, bị sát cà
cơn trùng sống vùi mình dưới đất, chỉ kiếm ăn vào ban đêm, lạc
đà ít khi đổ mồ hơi, con người mặc áo chồng nhiều lớp trùm kín
đầu tránh mất nước ban ngày và rét ban đêm.


- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể: có
bộ rễ sâu, tỏa rộng, thân có hình chai, lạc đà ăn và uống nhiều để
dự trữ trên bướu.


GV KL.


hơi.



- Biên độ nhiệt ngày đêm rất
lớn biên độ nhiệt giữa các mùa
cũng lớn .


- Cát, đá chủ yếu.


- Thực vật cằn cỗi, thưa thớt.
- Động vật chỉ có lồi bị sát và
cơn trùng.


<i><b>b. Sự khác nhau về chế độ </b></i>
<i><b>nhiệt giữa hoang mạc nóng và</b></i>
<i><b>hoang mạc ở đới ơn hồ.</b></i>
- Hoang mạc nóng: biên độ
nhiệt trong năm cao, có mùa
đơng ấm mùa hạ nóng.


- Hoang mạc ở đới ơn hồ: biên
độ nhiệt trong năm rất cao, mùa
hạ khơng q nóng, mùa đơng
rất lạnh.


<i><b>3. Sự thích nghi của động </b></i>
<i><b>thực vật với mơi trường.</b></i>


- Thực động vật thích nghi với
mơi trường khô hạn khắc nghiệt
bằng cách:



- Tự hạn chế sự mất hơi nước.
( lá biến thàn gai…)


- Tăng cường dự trữ nước và
chất dinh dưỡng trong cơ thể.
( lạc đà dự trữ nước ở bưới,
sống vùi mình trong cát…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>5. Dặn dị:(1 phút) Học bài, tìm hiểu về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.</b>
<b>6.RKN:</b>


………...
...
...


Tuần:11


Tiết :21 <b>Bài 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯÒI ỞHOANG MẠC</b> S:23/10/2013G:31/10/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con
người ở trong các hoang mạc.


- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc mở rộng trên TG và biện p-háp hạn chế sự phát
triển hoang mạc.


*MT: hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoang mạc
ngày càng mở rộng và những biện pháp cải tạo hoang mạc và hạn chế sự phát triển hoang mạc.


<b>2. Tư tưởng: Có ý thức trong việc bảo vệ mơi trường.</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng: Phân tích ảnh địa lý: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ơn hồ, </b>
hoạt động kinh tế hoang mạc.


*MT: Phân tích ảnh địa lý về một số biện pháp cải tạo hoang mạc và ngăn chặn sự phát triển
hoang mạc cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ơn hồ, hoạt động kinh tế hoang mạc.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Bản đồ TG, Ảnh các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở trong các
hoang mạc. Ảnh về các thành phố hiện đại trong hoang mạc của các nước Ả Rập hay Bắc Mỹ.
HS: vở soan, bảng phụ


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2.Bài cũ: (4 phút)? Nêu vị trí, khí hậu của hoang mạc? Sự thích nghi của thực vật, động vật với </b>
môi trường hoang mạc ntn?


<b>3. Bài mới: </b>


* Giới thiệu:(1 phút) HS nhắc lại đặc điểm của môi trường hoang mạc – GV hỏi với điều kiện khí
hậu khơ hạn, khắc nghiệt con người đã làm gì để thích nghi và cải tạo mơi trường sống .


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1: (20 phút) KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ </b>
<b>đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại </b>
<b>của con người ở trong các hoang mạc.</b>



<b>*MT: hoạt động của con người là một trong những tác </b>
<b>động chủ yếu làm cho diện tích hoang mạc ngày càng </b>
<b>mở rộng và những biện pháp cải tạo hoang mạc và hạn </b>
<b>chế sự phát triển hoang mạc.</b>


<b>KN: Phân tích ảnh địa lý: cảnh quan hoang mạc ở đới </b>
<b>nóng và ở đới ơn hồ, hoạt động kinh tế hoang mạc.</b>
- Đọc thuật ngữ “ ốc đảo ”, “ hoang mạc hóa ”


- Quan sát H20.1, H20.2 các tranh ảnh kết hợp sự hiểu biết,
cho biết :


- Ở hoang mạc có các hoạt động kinh tế cổ truyền nào?
- Ốc đảo là gì? Tại sao trồng trọt chỉ phát triển trong các ốc
đảo? Mô tả cách thức trồng trọt, lấy nước trong các ốc đảo.


<i><b>1. Hoạt động kinh tế.</b></i>


<i><b>a. Hoạt động kinh tế cổ truyền.</b></i>


- Trồng trọt trong các ốc đảo.
- Chăn nuôi du mục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Tên các vật nuôi, cây trồng phổ biến ở các ốc đảo.
- Chăn nuôi ở hoang mạc dưới hình thức nào? Tại sao? có
vai trị gì trong cuộc sống của người dân ở hoang mạc?
- Tên các vật ni , vì sao chăn ni các vật đó .


- Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền quan trọng nhất là chăn
nuôi du mục và chăn nuôi gia súc?



( Khô hạn nên TV chủ yếu là cỏ, ni con vật thich nghi
với khí hậu ).


- HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác
kiến thức.


- Quan sát H20.3, H20.4, kênh chữ SGK cho biết


- Vai trò của KThuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ
mặt của hoang mạc. ( KThuật khoan sâu con người phát
hiện ra các túi nước ngầm, ỏ dầu khí, nỏ khống sản...các
đô thị mới mọc lên )


- Kể tên các ngành kinh tế hiện đại mới phát triển gần đây ở
hoang mạc ?


- Cho biết những nơi con người đã và đang làm biến đổi bộ
mặt trên TG theo hướng tích cực.


Gợi ý: H20.3 “ tưới nước tự động xoay trịn ở Li Bi ” để có
nước tưới phải khoan sâu đến các vỉa nước ngầm rất tốn
kém.


- H20.4, nguồn lợi của dầu mỏ khí đốt .


- HS trình bày – HS khác bổ sung – GV chuẩn xác kiến
thức.


<b>HĐ2: (15 phút) KT:Biết được nguyên nhân làm cho </b>


<b>hoang mạc mở rộng trên TG và những biện pháp hạn </b>
<b>chế sự phát triển hoang mạc.</b>


<b>KN: nhận xét</b>


- Quan sát H20.5, kết hợp kiến thức đã học cho biết:
- Nguyên nhân hoang mạc hóa ?


- Hoang mạc hóa thường xuyên xảy ra ở nơi nào ? Khi nào
diện tích hoang mạc hóa trên TG tăng .


Gợi ý:


+ Giữa ảnh là dân cư đông đúc .


+ Cây xanh có rất ít → con người chặt cây xanh để đun
nấu, làm thức ăn cho gia súc .


+ Nhiệt độ TĐ ngày càng tăng.


- Nêu 1 số ví dụ cho thấy những tác động của con người đã
làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới.


- HStrình bày – HS khác bổ sung – GV chuẩn xác kiến
thức.


- Dựa vào H20.3 và H20.6 SGK cho biết con người đã làm
gì để cải tạo hoang mạc?


Gợi ý: H20.3: khoan sâu → phát triển trồng trọt...


Và H20.6 trồng cây gây rừng, chống cát bay


<i><b>b. Hoạt động kinh tế hiện đại .</b></i>


- Kỹ thuật khoan sâu, cung cấp
nước tưới cho trồng trọt và chăn
nuôi, xây dựng đô thị và khai thác
tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ
,khí đốt, quặng quý hiếm...)
* Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của
khoa học – kỹ thuật.


<i><b>2.Diện tích hoang mạc ngày càng </b></i>
<i><b>mở rộng.</b></i>


* Nguyên nhân:


- chủ yếu do tác động tiêu cực của
con người.


- Do cát lấn.


- Do biến động của khí hậu toàn
cầu.


*Biện pháp:


- Cải tạo hoang mạc thành đất
trồng.



- Khai thác nước ngầm, giếng
khoan sâu hay kênh đào .
- Trồng cây gây rừng chống cát
bay, cải tạo khí hậu.


<b>4.Củng cố: (4 phút) - Trình bày các hoạt động kinh tế của con người?</b>
- Biện pháp cơ bản để cải tạo (khí hậu) hoang mạc?


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>6.RKN:</b>


………...
...


Tuần:11


Tiết :22 <b>Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH</b>


S:28/10/2013
G:04/11/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức:- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới.</b>


- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.


<b>2. Tư tưởng:giáo dục tinh thần tự giác học tập và làm việc theo nhóm, cá nhân.</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực </b>
để nhận biết vị trí giới hạn của đới lạnh.



- Quan sát ảnh, nhận xét về một số cảnh quan.


- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- Bản đồ tự nhiên Bắc Cực và Nam Cực.


- Bản đồ khí hậu TG hay cảnh quan TG. Ảnh các động thực vật đới lạnh.
HS: tập bản đồ, vở soạn, sgk.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2.Bài cũ: (4 phút)?Trình bày các hoạt động KT cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày </b>
nay? Nêu 1 số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang
mạc mở rộng trên TG?


<b>3.Bài mới: </b>


* Giới thiệu:(1 phút) Đới lạnh là xứ băng tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Cho đến nay, cịn nhiều
điều chúng ta chưa biết về môi trường đới lạnh.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1: (5 phút) KT: Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự </b>
<b>nhiên thế giới.</b>


<b>KN: Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và </b>
<b>vùng Nam Cực để nhận biết vị trí giới hạn của đới lạnh.</b>


- Hs dựa vào H21.1 và H21.2 SGK, Xác định ranh giới của môi trường
đới lạnh ở 2 bán cầu. ( vịng cực: 660<sub>33</sub>’<sub> )</sub>


So sánh diện tích giữa lục địa và đại dương của môi trường đới
lạnh ở BBC và NBC.


Gợi ý:+ Trong lược đồ đường ranh giới đới lạnh là đường nét
đứt màu đỏ đậm trùng với đường đẳng nhiệt + 100<sub>c tháng 7 ở </sub>
BBC và đường đẳng nhiệt +100<sub>c tháng 1ở NBC. ( tháng có </sub>
nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu )


+ Đường nét đứt màu xanh thẫm là đường vịng cực.
HS trình bày, bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.


Chuyển ý: Với vị trí từ vịng cực đến địa cực thiên nhiên mơi trường
đới lạnh có đặc điểm gì khác biệt các mơi trường đã học? Tại sao có
những đặc điểm đó ?


<b>HĐ 2: (20 phút) KT:Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn </b>
<b>giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.</b>


<i><b>1.Vị trí của mơi trường đới </b></i>
<i><b>lạnh.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>KN: Quan sát ảnh, nhận xét về một số cảnh quan.</b>


- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với
nhau.


- Dựa vào H21.3 SGK, kết hợp kiến thức đã học hãy:



- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hon Man để rút
ra đặc điểm khí hậu mơi trường đới lạnh.


- Khí hậu mơi trường đới lạnh có gì khác biệt với mơi trường
đã học.


- Giải thích vì sao khí hậu có những đặc điểm đó .


- Gợi ý: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hon Man đảo Vic to
ria ( Ca na đa ) thể hiện khác với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong
đó có cả lượng tuyết được thể hiện chung trong 1 cột mưa của tháng.
+ Sự khắc nghiệt của đới lạnh chủ yếu do nhiệt độ quá thấp ( thường dưới
00<sub>c, chỉ có khoảng 3 tháng nhiệt độ trên 0</sub>0<sub>c, nhiệt độ tháng cao nhất</sub>
khơng q100<sub>c )</sub>


* Chú ý: góc nhập xạ nhỏ, áp cao, gió đơng cực.


-HS trình bày – HS khác bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.
- HS quan sát H21.4 và H21.5 SGK hãy:


- So sánh sự khác biệt giữa núi băng và băng trôi .


- Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh? Tại
sao?


Chuyển ý: Với khí hậu giá lạnh như vậy, thực, động vật có đặc
điểm gì để thích nghi với mơi trường .


<b>HĐ3: (10 phút) KT:Biết được sự thích nghi của động vật và </b>


<b>thực vật với môi trường đới lạnh.</b>


<b>KN: Quan sát hình sgk để nhận biết và giải thích ngun </b>
<b>nhân của TV và ĐV mơi trường đới lạnh.</b>


<b>Thảo luận nhóm. chia lớp làm 4 nhóm .</b>


Nhóm1+2: tìm hiểu về sự thích nghi của thực vật.
- Dựa vào H21.6,H21.7, kết hợp sự hiểu biết .


+ Mô tả quang cảnh đài nguyên Bắc Âu, Bắc Mỹ vào mùa hạ.
+ Đài ngun nào có khí hậu lạnh hơn.


Cách thích nghi của thực vật với khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt?
Nhóm3+4: tìm hiểu về sự thích nghi của động vật?


- Dựa vào H21.8, H21.9, kết hợp sự hiểu biết .


Cách thích nghi của động vật với khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt?
-HS trình bày, bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.


-Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết cho biết .


-Ở môi trường đới lạnh, giới động vật hay thực vật phong phú
hơn? Tại sao?


-Cách thích nghi của động thực vật ở đới lạnh có gì khác với
cách thích nghi ở mơi trường hoang mạc? Tai sao?


<i><b>2. Đặc điểm của mơi trường.</b></i>


<i><b>a.Khí hậu:</b></i>


- Vơ cùng khắc nghiệt, rất lạnh
lẽo, mùa đơng rát dài, mưa ít,
chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất
đóng băng quanh năm; mùa hạ
ngắn ngủi.


- Nam Cực: đóng băng quanh
năm, Bắc cực đóng băng mùa
đơng.


- Ngun nhân: Nằm ở vĩ độ cao.


<i><b>3.Sự thích nghi của thực động </b></i>
<i><b>vật với mơi trường.</b></i>


- Thực vật:


+ Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn
ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn,
mọc xen lẫn với rêu và địa y.
- Động vật :


+ Có lớp mỡ dày, bộ lông dày
hoặc lông không thấm nước .
+ Một số động vật di cư hay ngủ
đông để tránh mùa đông lạnh.
- Động vật phong phú hơn động
vật



<b>4.Củng cố (4 phút)</b>


- Tính khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh ntn? Các câu hỏi SGK /70
<b>5.Dặn dò:(1 phút)-Học bài. Quan sát ảnh SGK. </b>


-Soạn trước bài hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Tuần:12
Tiết :23


<b>Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI</b>
<b>LẠNH</b>


S:28/10/2013
G:07/11/2013
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1.Kiến thức:- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và </b>
hiện đại của con người ở đới lạnh. Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.


*MT: Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các
loài động vật ở đới lạnh.


- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
<b>2. Tư tưởng: - Phê phán những tác động tiêu cực của con người tới môi trường.</b>


- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc theo nhóm. Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút.



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:- Quan sát ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con </b>
người ở đới lạnh( kinh tế cổ truyền, kinh tế hiện đại).


- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa tự nhiên và các hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
*MT: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật
ở đới lạnh.


*KNS: Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, lược đồ và tranh ảnh về các dân tộc và
hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc; về vấn đề nghiên cứu và khai thác môi trường
đới lạnh.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


GV:- H22.1 / 71 SGK phóng to. - Ảnh 1 số thành phố ở đới lạnh.
- Ảnh về 1 số hoạt động kinh tế của dân tộc phương Bắc.
HS:Tập bản đồ địa lí 7, vở soạn, sgk.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2.Bài cũ: (4 phút)?Nêu đặc điểm của mơi trường đới lạnh? Sự thích nghi của thực động vật với </b>
môi trường đới lạnh?


<b>3.Bài mới: *Giới thiệu:(1 phút) Bất chấp cả cái lạnh và băng tuyết, nhiều dân tộc đã sinh sống ở </b>
phương Bắc từ hàng nghìn năm nay. Họ chăn nuôi, săn bắt, đánh cá. Ngày nay, với phương tiện
KT hiện đại, con người đã bắt đầu khai thác các tài nguyên ở vùng cực


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ 1: (15phút)KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn </b>


<b>giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con </b>
<b>người ở đới lạnh.</b>


<b>KN: Quan sát ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động </b>
<b>kinh tế của con người ở đới lạnh </b>


MT: Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế
của con người và sự suy giảm các lồi động vật ở đới lạnh.
HS thảo luận nhóm/ cặp đôi.


- HS dựa vào H22 SGK và sự hiểu biết .


- Đới lạnh phương Bắc có các dân tộc nào sinh sống?


- Địa bàn cư trú của các dân tộc sống chủ yếu bằng nghề chăn
nuôi hay săn bắt? Tại sao đó?


- Nơi ít lạnh hơn có đài ngun để chăn nuôi tuần lộc, săn bắt


<i><b>1.Hoạt động kinh tế cổ </b></i>
<i><b>truyền và hiện đại của các </b></i>
<i><b>dân tộc phương Bắc.</b></i>


- Đới lạnh có ít người sinh
sống nhất trên TĐ


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

thú có lơng q.


- Dựa vào nguồn động vật ven biển băng? ( cá, cá voi, hải cẩu,
gấu trắng...)



- HS trình bày 1 phút – bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.
- HS nguyên cứu ảnh 22.2 và 22.3 mơ tả những khó khăn trong
hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh?


Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc p/ Bắc.
+ Người E x ki mô ( Inúc ) ngồi câu cá trên xe trượt tuyết do chó
kéo.


+ Hố băng được khóet trên mặt sơng .
+ Trang phục:Tai sao phải đeo kính đen?


- HS trình bày –bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.


Chuyển ý: Đới lạnh là mơi trường đầy bí hiểm của lồi người.
Ngày nay nhờ áp dụng những tiến bộ KHKT con người đã tiến
hành nghiên cứu , khai thác môi trường giàu tài nguyên này.
<b>HĐ2: (10 phút) KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn </b>
<b>giản) các hoạt động kinh tế hiện đại của con người ở đới </b>
<b>lạnh.</b>


<b>KN:Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa tự nhiên và các hoạt </b>
<b>động kinh tế của con người ở đới lạnh.</b>


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con
người với nguồn tài nguyên sinh vật ở đới lạnh.


*KNS: Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, lược
đồ và tranh ảnh về các dân tộc và hoạt động kinh tế của các dân
tộc ở phương Bắc; về vấn đề nghiên cứu và khai thác môi trường


đới lạnh.


- HS dựa vào H22.1, 22.4, 22.5và kênh chữ SGK, kết hợp kiến
thức đã học cho biết :


- Môi trường đới lạnh có những tài ngun gì?


- Hoạt động kinh tế hiện đại của con người ở đới lạnh.


-So sánh với cách khai thác tự nhiên ở môi trường hoang mạc
Gợi ý: Ở môi trường hoang mạc con người phải khắc phục tính
chất khắc nghiệt của khí hậu do cái nóng và khơ hạn gây ra.Mơi
trường đới lạnh con người phải khắc phục tính chất khắc nghiệt
của khí hậu do cái lạnh và khơ hạn gây ra .


HS trình bày – bổ sung – GV chuẩn xác kiến thức.


<b>HĐ 3: (10 phút) KT: Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở</b>
<b>đới lạnh.</b>


- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy
cơ tuyệt chủng


- Cho biết ở đới lạnh vấn đề cần quan tâm đối với môi trường là
gì? Biện pháp khắc phục.


Gợi ý:


- Mật độ dân số ở đây cao hay thấp? Với mật độ dân số như vậy
có ảnh hưởng gì đến việc tiến hành phát triển CN ở đây ntn?


+ Vấn đề cần lưu ý về tài nguyên và môi trường ở đới lạnh là
vấn đề gì?


a. Hoạt động kinh tế cổ
truyền: Chủ yếu chăn nuôi
tuần lộc, săn bắt động vật để
lấy lơng, mỡ, thịt, da.


*Ngun nhân: Khí hậu khắc
nghiệt, lạnh lẽo.


b.Hoạt động kinh tế hiện đại:
khai thác tài ngun thiên
nhiên, chăn ni thú có lông
quý.


* Nguyên nhân: Khoa học –
kỹ thuật phát triển.


<i><b>2. Một số vấn đề lớn cần giải</b></i>
<i><b>quyết ở đới lạnh.</b></i>


- Một số vấn đề lớn phải giải
quyết ở đới lạnh:


+ Thiếu nhân lực để phát triển
kinh tế.


+ Nguy cơ tuyệt chủng một
số loài động vật quý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>6.RKN:</b>


………...
...


Tuần:12


Tiết: 24 <b>Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI</b>


S:
G:
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1.Kiến thức.</b>


- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường
vùng núi.


- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
<b>2. Tư tưởng: giáo dục HS biết và hiểu điều kiện khí hậu của con người vùng núi trên thế giới nói</b>
chung khí hậu vùng núi QN nói riêng.


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi
đới nóng với vùng núi đới ôn hoà.


- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc ở vùng núi.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>



GV:- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi VN - TG.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.


HS: SGK, vở soạn, tập bản đồ.
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>


<b>2. Bài cũ : (4 phút)?Cho biết các hoạt động kinh tế chính của dân tộc đới lạnh? Nêu những thuận</b>
lợi và khó khăn về tự nhiên và xã hội đến các hoạt động kinh tế ở đới lạnh.


<b>3. Bài mới:</b>


* Giới thiệu: (1 phút) Mơi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo
hướng sườn núi. Càng lên cao, khơng khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và
cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>GHI BẢNG</b>


<b>HĐ1: (20 phút) KT: Trình bày và giải thích (ở mức </b>
<b>độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của </b>
<b>môi trường vùng núi. </b>


<b>KN: Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở </b>
<b>vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi </b>
<b>đới nóng với vùng núi đới ôn hoà.</b>


- GV gợi ý cho HS nhớ lại KTlớp 6 ( các nhân tố ảnh
hưởng đến khí hậu ), đọc kênh chữ SGK cho biết:
Nhiệt độ khơng khí thay đổi như thế nào? Tại sao ?


- So sánh lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió .
- Giới hạn băng tuyết núi cao ở đới nóng và đới ơn hồ?
- HS trình bày kết quả - học sinh khác bổ sung –giáo
viên kết luận .


- GV hướng dẫn HS đọc H23.2 SGK cho biết :


- Sự thay đổi quang cảnh từ thấp lên cao ở vùng núi Hy
ma lay a?


- Trình bày sự thay đổi thực vật từ thất lên cao ở vùng
núi An pơ. Giải thích tại sao có sự biến đổi đó.


<i><b>1.Đặc điểm của mơi trường.</b></i>


-Khí hậu và thực vật thay đổi theo
độ cao và hướng của sườn.


- Thay đổi theo độ cao: lên cao
100m nhiệt độ không khí giảm
0,6o<sub>c.</sub>


*Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo
độ cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- So sánh sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới nóng
đới ơn hồ? Giải thích sự khác nhau.


- Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm .



- Sườn Nam Hymalaya cây thấp lùn, hoa đỏ đỉnh tuyết
phủ trắng.


- So sánh về độ cao của các thẩm thực vật.


- Đới ơn hồ khơng có rừng rậm và rừng cận nhiệt
* Giải thích: Chú ý so sánh nhiệt độ trung bình của đới
nóng với đới ơn hồ .


- Càng lên cao cịn mưa nhiều, tới độ cao nào đó độ ẩm
bắt đầu giảm thì ít mưa


- HS trình bày kết quả - GV kết luận.


- HS dựa vào H 23.2 SGK, hãy nhận xét về sự phân
tầng thực vật của hai sườn của dãy núi An pơ và giải
thích.


- Sườn đón nắng có các vành đai thực vật ở độ cao như
thế nào so với sườn khuất nắng ?


- Sườn đón gió so với sườn khuất gió.
-HStrình bày –GV kết luận .


<b>HĐ 2: (15 phút) KT: Biết được sự khác nhau về đặc </b>
<b>điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên </b>
<b>thế giới</b>


<b>KN: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh </b>
<b>quan, các dân tộc ở vùng núi.</b>



- Học sinh làm phiếu bài tập. HS nối ý ở hai bài tập
dưới đây sao cho phù hợp .


Các dân tộc ở miền núi Địa bàn cư trú


Châu Á Độ cao trên 3000m


Vùng núi Châu Pi Mặt đất bằng phẳng rộng,
sườn núi cao đón gió mưa
.


Nam Mỹ Vùng núi cao chắn gió
nhiều mưa. Khí hậu mát
mẻ.


- HS trình bày kết quả - GV kết luận .
- Vùng núi là nơi thưa dân hay đông dân ?


* Gợi ý: Đối chiếu bản đồ tự nhiên với bản đồ dân cư.
- Kể tên một số dân tộc sống ở vùng núi nước ta . họ là
những dân tộc nhiều người hay ít người.


- Nêu một vài đặc điểm về quần cư của người dân vùng
núi.


đón gió mưa nhiều , sườn khuất
gió mưa ít.


Ngun nhân: nhiệt độ, lượng mưa


thay đổi theo hướng sườn núi.
- Sự phân tầng thực vật thành các
đai cao ở vùng núi giống như ta đi
từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ
cao.


<i><b>2. Cư trú của con người.</b></i>


- Các vùng núi thường ít dân và là
nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc vùng núi châu Á
thường sống ở các vùng núi thấp,
mát mẻ, nhiều lâm sản.


- Các dân tộc miền núi Nam Mỹ
ưa sống ở độ cao trên 3000m,
nhiều đất bằng, thuận lợi cho
treồng trọt, chăn nuôi.


- Ở vùng Sừng châu Phi, người
Êtiôpia sống tập trung trên các
sười núi chắn gió, mưa nhiều, mát
mẻ.


<b>4.Củng cố : (4 phút) -Đặc điểm khí hậu vùng núi?</b>


-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập bản đồ .
<b>5.Dặn dò :(1 phút) Học bài cũ. Ơn tập từ đới ơn hồ đến tiết 25.</b>
<b>6.RKN:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

...
...


<b>TUẦN:13</b>
<b>TIẾT: 25</b>


<b> ÔN TẬP </b>


<b> TỪ CHƯƠNG II, III, IV, V</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


Sau bài học sinh trình bày được
1) Kiến thức:


- Các nội dung cơ bản ở đới ơn hồ, mơi trường hoang mạc: về vị trí đặc điểm khí hậu, hoạt động
kinh tế...


<b>2. Tư tưởng:</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu
của từng kiểu môi trường.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
- Bản đồ các kiểu môi trường thế giới
- Biểu đồ dân số thế giới



- Biểu đồ các cảnh quan thế giới
- Các lược đồ SGK


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
1) Bài cũ :


a) Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi .


b) Sự thay đổi thực vật theo độ cao, hướng sườn của vùng núi ntn?


c) Độ dốc và hướng sườn ở vùng núi có ảnh hưởng thế nào đến tự nhiên, KT, giao thông vùng
núi .


2) Bài mới: ôn tập


* Bài 13: mơi trường đới ơn hồ


- Vị trí đới ơn hồ trên bản đồ Tự nhiên TG?


- Trình bày và giải thích về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới ơn hồ:


+ Khí hậu: dựa vào bản thống kê ở trang 12/SGK, hãy chứng minh rằng khí hậu của đới ơn hồ
mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh ( Nguyên nhân , biểu hiện)


+ Sự phân hoá thiên nhiên của đới ơn hồ?


. Phân hố theo thời gian: Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa



. Phân hố theo khơng gian: Các kiểu mơi trường thay đổi từ BN, từ Tây Đông


Dựa vào H13.1 SGK, kể tên các kiểu mơi trường đới ơn hồ ( Ơn đới lục địa, Hải Dương , Hải) .
* Bài 14: Hoạt động nơng nghiệp .


- Trình bày đặc điểm nền nơng nghiệp đới ơn hồ: + Có 2 hình thức: hộ gia đình và trang trại
- Trình độ kỹ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chun mơn hố
với quy mơ lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật.


Trình bày sự phân bố các sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu.
- Các sản phẩm nơng nghiệp đới ơn hịa rất đa dạng.


- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu mơi trường:


- Cận nhiệt gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, các loại hoa quả ( cam, quýt, đào, mận…).
- Địa trung hải: nho và rượi vang, cam, chanh, ơ lui…


- Ơn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả, chăn ni bị thịt, bị sữa.
- Ơn đới lục địa: lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngơ, chăn ni bị thịt, bị sữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Ơn đới lạnh: khoai tây, lúa mạch đen… chăn nuôi hươu Bắc cực.
* Bài 15: Hoạt động công nghiệp .


+ Hoạt động CN hiện đại, có cơ cấu đa dạng.


+ Cảnh quan cơng nghiệp biểu hiện ở khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng cơng
nghiệp.


- Vì sao CN đới ơn hồ ngày nay chiểm ¾ sản phẩm CN tồn thế giới.
+ Vì sao CN chế biến là thế mạnh nổi bật nhất và hết sức đa dang .



- Các nước CN hàng đầu: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, LBNga , Anh, Pháp ,CA na đa.
* Bài 16: Trình bày đặc điểm cơ bản của đơ thị hố .


+ Đơ thị hố ở mức độ cao .


+ Tỉ lệ dân thành thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế gới.
+ Các đô thị phát triển theo quy hoạch.


+ Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.


- Kể hướng giải quyết các vấn đề xã hội ở các đơ thị ở đới ơn hồ .


+ Các vấn dề xã hội: ô nhiểm môi trường, ùn tắc giao thơng, thiếu chỗ ở thiếu cơng trình cơng
cộng.


+ Hướng giải quyết: tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung, xây dựng nhiều
thành phố vệ tinh, chuyển dịch các hoạt động CN, DV đến các vùng mới, đẩy nhanh đơ thị hố
nơng thơn để giảm áp lực cho các đô thị.


* Bài 17: Ơ nhiễm mơi trường


- Nêu ngun nhân và hậu quả của ơ nhiễm mơi trường khơng khí?
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ơ nhiễm nặng nề.


+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thơng thải vào khí quyển.
-Hậu quả:


+Tạo nên những trận mưa a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng lên, khí hậu tồn
cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,…Khí thải cịn làm thũng


tầng ơ dôn.


- Nêu nguyên nhân ô nhiễm nước ở đới ôn hồ.


- Hiện trạng: Các nguồn nước bị ơ nhiễm gồm: nước sơng, nước biển, nước ngầm.


- Ngun nhân: Ơ nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,… Ơ nhiễm nước
sơng, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ
sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp,…


-Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
* Bài 18: Mơi trường hoang mạc


- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc?
- Vị trí của mơi trường hoang mạc? Nằm dọc 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc ? Khơ hạn khác nghiệt.


Trình bày sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc nóng và hoang mạc ở đới ơn hồ.
- Hoang mạc nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đơng ấm mùa hạ nóng.


- Hoang mạc ở đới ơn hồ: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ khơng q nóng, mùa đơng
rất lạnh.


- Trình bày thực động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách ntn?
- Tự hạn chế sự mất hơi nước.( lá biến thàn gai…)


- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.( lạc đà dự trữ nước ở bưới, sống vùi
mình trong cát…)


* Bài 18: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc



- Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc?
- Hoạt động kinh tế cổ truyền:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

+ Chăn nuôi du mục.


+ Lạc đà chở hàng hóa qua sa mạc.
* Nguyên nhân: thiếu nước.


Hoạt động kinh tế hiện đại .
- Khai thác dầu khí, nước ngầm…


- Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học – kỹ thuật.


Trình bày nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát
triển hoang mạc.


- Nguyên nhân:


- chủ yếu do tác động tiêu cực của con người.
- Do cát lấn.


- Do biến động của khí hậu tồn cầu.
- Biện pháp:


- Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.


- Khai thác nước ngầm, giếng khoan sâu hay kênh đào .
- Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu.
* Bài 19, 20: Mơi trường đới lạnh



- Trình bày vị trí của đới lạnh? Năm trong khoảng từ 2 vịng cực đến 2 cực.
-Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh?


+khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đơng rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng
băng quanh năm.


- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.


- Trình bày sự thích nghi của đơng thực vật với môi trường đới lạnh?


+ Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu
và địa y.


- Động vật : Có lớp mỡ dày, bộ lơng dày hoặc lông không thấm nước. Một số động vật di cư hay
ngủ đông để tránh mùa đông lạnh.


- Động vật phong phú hơn động vật


- Giải thích vì sao cây ở đới lạnh lại còi cọc, thấp lùn, phát triển trong thời gian ngắn, ở các thung
lũng kín gió


- Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh?
-Hoạt động kinh tế cổ truyền: Chủ yếu chăn nuôi tuần lộc, săn bắt động vật để lấy lông, mỡ, thịt,
da.


- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo.


- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài ngun thiên nhiên, chăn ni thú có lơng q.
- Ngun nhân: Khoa học – kỹ thuật phát triển.



-Trình bày một số vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh?
+ Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế.


+ Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
* Bài 21: Mơi trường vùng núi


- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường vùng núi.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.


- Thay đổi theo độ cao: lên cao 100m nhiệt độ khơng khí giảm 0,6o<sub>c.</sub>
- Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao.


- Thay đổi theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Ngun nhân: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo hướng sườn núi.


- Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi giống như ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng
vĩ độ cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.


- Các dân tộc vùng núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc miền núi Nam Mỹ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi cho
treồng trọt, chăn nuôi.


- Ở vùng Sừng châu Phi, người Êtiôpia sống tập trung trên các sười núi chắn gió, mưa nhiều, mát
mẻ.


3) Củng cố:



- Giáo viên nắc lại những kiến thức cơ bản của các bài .


- Lưu ý cho HS xem các lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .
4) Dặn dò:


- Học bài, ơn tập các bài cịn lại để tiết sau tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra 15’


- Học sinh yếu không thuộc bài nên động viên các em cố gắng ôn tập để làm bài tốt hơn.
*RKN:


……… ...
...
...
...
...


<b>TUẦN : 13</b>


<b>TIẾT : 26</b> <b>THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG</b> <b>S:G:</b>


<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>
1) Kiến thức:


- Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới.


- Biết được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người…) để phân loại các nưpớc trên thế giới
thành hai nhóm: phát triển và đang phát triển.


<b>2. Tư tưởng:</b>



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người, của các nước trên thế giới.


- Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người ( HDI) của một số quốc gia trên thế giới để
thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển.


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


- Bản đồ tự nhiên, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia.
- Bản đồ châu Á châu Âu - Phiếu học tập .


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
1) Bài cũ: (15phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

2) Bài mới: Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng. Bề mặt trái đất có các lục địa
và đại dương. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về diều kiện tự
nhiên, về KT-XH và văn hoá.


<b>Hoạt động của thầy và trò.</b>
<b>Hoạt động 1: (10 phút) </b>


- KT: Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết
tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới.
- Cho HS quan sát bản đồ thế giới.


- HSdựa vào SGK, làm bài tập 1 trong phiếu bài
tập số 1.



- HS trình bày kết quả HS khác bổ sung – GV
kết luận


- HS làm bài tập số 2, 3 của phiếu học tập số 1
( HS tham khảo BĐ thế giới trên bảng )


* GV: yêu cầu HS tìm trên bản đồ 1 số đảo và
quần đảo nằm xung quanh lục địa.


- HStrình bày kết quả - GV kết luận


* Sự phân loại các châu lục chủ yếu mang ý
nghĩa lịch sử, kinh tế chính trị.


* Chuyển ý: Thế giới rộng lớn và đa dạng, có
bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ, sự phát
triển kinh tế xã hội của từng nước, từng châu lục
có khác nhau khơng, dựa vào điều kiện gì để
phân biệt sự khác nhau đó.


<b>Hoạt động 2: (20 phút) </b>


- KT: Biết được một số tiêu chí ( chỉ số phát
triển con người…) để phân loại các nước trên thế
giới thành hai nhóm: phát triển và đang phát
triển.


- KN: Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình
quân đầu người, của các nước trên thế giới.
+ Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con


người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới để
thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát
triển và nước đang phát triển.


- Dựa vào bản số liệu trang 80 SGK, hãy tính
xem thế giới có khoảng bao nhiêu quốc gia ?
- Hãy xếp theo thứ tự các châu lục có ít đến
nhiều quốc gia nhất


- HS làm bài tập 1, 2 phiếu học tập số 2 ( HS
tham khảo bản đồ thế giới trên bảng )


GVhướng dẫn HS cách tính thu phập bình qn
đầu người.


- Đại diện HS trình bày - GVchuẩn xác kiến
thức.


- HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:


+ Những quốc gia nào thiộc loại giàu nhất thế
giới? Thường thuộc các châu lục nào ?


Những châu lục nào thuộc loại nghèo nhất thế


<b>Nội dung bài học</b>


<b>1)Các lục địa lục và châu lục .</b>


<b>a) Lục địa: khối đất liền rộng hàng triệu </b>


km2<sub>, có biển và đại dương bao quanh.</sub>
- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa
về mặt tự nhiên là chính.


- Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-
Âu, Phi, Bắc Mỹ, Na Mỹ, Ôxtrâylia, Nam
Cực.


<b>b) Châu lục: Bao gồm phần lục địa và </b>
các đảo, quần đảo bao quanh .


- Sự phân chia các châu lục chủ yếu mang
ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.


- Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á,
Châu Âu, Phi, Mỹ, Châu Đại Dương,
Nam Cực.


<b>2) Các nhóm nước trên thế giới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

giới? Thuộc châu lục nào ?


- Về mặt KT-XH, người ta chia các nước làm
mấy nhóm nước, dựa vào chỉ tiêu nào?


- Hãy nêu những con số cụ thể để phân loại
nhóm nước phát triển và đang phát triển .
Kết luận: dựa vào các chỉ tiêu thu nhập bình
quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số
phát triển con người, người ta chia các nước trên


thế giới 2 nhóm nước: các nước phát triển và
đang phát triển.


◦ Nhóm nước phát triển?


- Thu nhập bình qn đầu người trên 20000 USĐ
/ năm.


- tỉ lệ tử vong trẻ em thấp .
- Chỉ số HĐI từ 0,7 đến gần 1 .
◦ Nhóm nước đang phát triển.


- Thu nhập bình quân đầu người dưới 20000
USD / năm.


- Tỉ lệ tử vong trẻ em cao.
- chỉ số HĐI dưới 0,7.


-Các chỉ tiêu phân loại các quốc gia: thu
nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong
trẻ em hoặc chỉ số phát triển con người.
Để phân loại các nước trên thế giới thành
2 nhóm: phát triển và đang phát triển.


<b>3) củng cố: (10 phút) </b>


- HD học sinh trả lời câu hỏi SGK/81.
<b>4) Đặn dò:</b>


- Học bài làm bài tập bản đồ.


 Phiếu bài tâp số 1:


I/ Đánh dấu X vào câu trả lời đúng.
<b>1/ ý nào sau đây sai .</b>


a) Lục địa là khối đất liền rộng lớn trên bề mặt trái đất xung quanh biển và đại dương bao bọc.
b) Châu lục là bộ phận của thế giới bao gồm nhiều quốc nằm trên các lục địa.


c) Châu lục là bộ phận của thế giới thường gồm nhiều quốc gia nằm trên các lục địa và các đảo
phụ thuộc.


d) Lục địa là một khái niệm về tự nhiên còn châu lục là khái niện về chính trị, lịch sử.
<b>2/ Trên thế giới có.</b>


a) Sáu lục địa và năm châu lục .
b) Năm lục địa và sáu châu lục .
c) Sáu lục địa và sáu châu lục .
<b>3 / Lục địa có diện tích .</b>
a) Lớn hơn châu lục địa .
b) Nhỏ hơn châu lục .
c) Bằng châu lục .


d) Có tỉ lệ nhỏ hơn hoặc nhỏ hơn châu lục .


Phiếu bài tâpsố 2:


1) Dựa vào H25.1 lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia trên thế giới ( năm
2000 ) và bản đồ thế giới hãy:



a) nêu nhận xét chung về mức thu nhập bình quân đầu người giữa các nước trên thế giới .
b) Nêu tên một số nước có thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD / năm các nước ấy
thuộc châu lục nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

2) Tính thu nhập bình qn đầu người 1 số nước dựa vào bản số liệu dưới đây.
Tên nước .


Lào
Nhật Bản


Pháp
Ru ma ni


Nam Phi
Ri can đa
Bra xin


Dân số( triêu/ người)
5,5


125,5
59,1
22,4
43,4
7,2
173,8


GDP( triệu U SD)
1709
4677099


1410262
36692
125887


1762
597555


GDP/ (U SD)


*RKN:


……… ...
...
...
...
...


<b>TUẦN:14</b>


<b>TIẾT: 27</b> <b>THIÊN NHIÊN CHÂU PHI</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


1) Kiến thức:


- Biết được vị trí, giới hạn lãnh thổ của Châu Phi trên bản đồ thế giới
- Trình bày đặc điểm về hình dạng địa hình, khống sản của Châu Phi.
<b>2. Tư tưởng:</b>



<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Sử dụng các bản đồ tự nhiên Châu Phi để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>


- Bản đồ tự nhiên Châu Phi.
- Phiếu học tập.


<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
1) Bài cũ:


a) Hãy nêu chỉ tiêu cụ thể để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển.
b) Phân biệt lục địa và châu lục.


2) Bài mới:


Đại bộ phận lãnh thổ Châu Phi nằm trong đới nóng có khí hậu nóng và khô. Châu phi ngăn cách
với Châu Âu bởi Địa Trung Hải với Châu Á bởi kênh đào Xuyê.


<b>Hoạt động của thầy và trò.</b>
<b>Hoạt động 1 : (10 phút) </b>


- KT: Biết được vị trí, giới hạn lãnh thổ của Châu
Phi trên bản đồ thế giới


KN: Sử dụng các bản đồ tự nhiên Châu Phi để
hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Châu Phi .


- HS quan sát bản đồ tự nhiên Châu Phi và H26.2
SGK:


<b>Nội dung bài học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- Xác định các biển và đại dương bao quanh Châu
Phi .


- Nêu nhận xét về đường bờ biển và đại dương bao
quanh châu Phi.


- Nêu nhận xét về đường bờ biển Châu Phi. ( chia
cắt nhiều hay ít, các đảo lớn và bán đảo Châu phi
nhiều hay ít? )


GV giới thiệu: các điểm cực trên đất liền của
Châu Phi


◦ Cực Bắc là mũi Cáp B Lăng 37 0<sub> 20</sub> /<sub> B</sub>
◦ Cực Nam là mũi Kim 34 0<sub> 51</sub> /<sub> N</sub>
◦ CựcĐông là mũi Rát Ha Phun 51 0<sub> 24</sub> /<sub> Đ</sub>
◦ CựcTây là mũi Xanh ( Cáp Ve) 34 0<sub> 51</sub> /<sub> T</sub>
Xác định đường xích đạo, chí tuyến Bắc và Nam đi
qua phần nào của Châu Phi. Từ đó xác định lãnh
thổ Châu Phi chủ yếu thuộc mơi trường nào?
- Tìm vị trí của kênh đào xuyê và nêu ý nghĩa của
nó. ( Điểm nút giao thơng biển quan trọng bật nhất
của hàng hải quốc tế. Đường biển đi từ Tây Âu
sang biển viễn Đông qua biển Địa Trung Hải được
rút ngắn rất nhiều ...)



- Đại diện HS trình bày – GV kết luận .


* Chuyển ý: Vị trí địa lý của châu Phi có những
nét rất đặc trưng, cịn địa hình và tài ngun
khống sản thì sao. Địa hình châu Phi có đặc điểm
gì, gồm những dạng địa hình chính nào ta cùng tìm
hiểu ở mục 2.


<b>Hoạt động 2: (25 phút) </b>


-KT: Trình bày đặc điểm về hình dạng địa hình,
khống sản của Châu Phi.


- KN: Sử dụng các bản đồ tự nhiên Châu Phi để
hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- HS dựa vào SGK H26.1, kênh chữ trả lời câu hỏi
- Châu Phi có những dạng địa hình nào? Dạng địa
hình nào chủ yếu?


- Sơn nguyên là gì ?


- kể tên các dãy núi chính? Phân bố ở đâu?
Có nhận xét gì về đồng bằng châu Phi.


Yêu cầu HS quan sát H26.1 thảo luận nhóm các
câu hỏi sau:


- Châu Phi có bao nhiêu loại khống sản chính? Kể
tên.



- Các loại khoáng sản ở Bắc Phi.
- Các loại khoáng sản ở Trung Phi
- Các loại khoáng sản ở Nam Phi


Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV
bổ sung.


-Vậy em có nhận xét gì về khống sản ở châu Phi ?


- Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa
hai chí tuyến, tương đối cân xứng ở 2 bên
đường xích đạo.


- Bao bọc bởi các đại dương và biển :
ĐTD, ÂĐD, ĐTH và biển Đỏ.


- Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu
lục .


<b>2) Đặc điểm về hình dạng địa hình, </b>
<b>khống sản của Châu Phi.</b>


- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối,
đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh
biển, bán đảo, đảo.


- Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi
tồn bộ châu lục là khối sơn ngun lớn.



* Khống sản.


- Châu Phi có nguồn khoáng sản phong
phú, nhiều kim loại quý, hiếm ( vàng, kim
cương, uranium…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- GV dùng bảng phụ kiểm tra trắc nghiệm HS về những kiến thức đã học.
<b>4) Dặn dò:</b>


- Học bài – quan sát H26.1 SGK.
*RKN:


……… ...
...
...
...
...
<b>TUẦN:14</b>


<b>TIẾT: 28</b> <b>THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( TT )</b> <b>S:G:</b>


<b>I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>
1) Kiến thức:


- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) đặc điểm của thiên nhiên châu Phi.
<b>2. Tư tưởng:</b>


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Sử dụng các bản đồ tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên ở châu Phi.



- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu, của các
mơi trường tự nhiên ở Châu Phi .


<b>II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :</b>
- Bản đồ tự nhiên Châu Phi .


- Bản đồ phân bố lượng mưa, bản đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi .
<b>III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS</b>
1) Bài cũ: (5 phút)


a) Xác định vị trí địa lý các sông hồ lớn của châu Phi trên bản đồ.
b) Trình bày đặc điểm địa hình, khống sản Châu Phi .


2) Bài mới :


<b>Hoạt động của thầy và trị.</b>
<b>Hoạt động 1: (25 phút) </b>


- KT: Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản )
đặc điểm của thiên nhiên châu Phi.


- KN: + Sử dụng các bản đồ tự nhiên để hiểu và
trình bày đặc điểm tự nhiên ở châu Phi.


+ Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu, của các mơi
trường tự nhiên ở Châu Phi .



- Yêu cầu HS quan sát H27.1 trả lời các câu hỏi :
- So sánh phần đất liền giữa hai chí tuyến và phần
đất cịn lại ?


- Hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển, kích thước
Châu Phi có đặc điểm gì nổi bật? ( Bờ biển ít bị cắt
xẽ, lục địa hình khối kích thước rộng lớn )


- Do những đặc điểm trên ảnh hưởng của biển đối
với lục địa như thế nào ?


- Quan sát H27 SGKvà kiến thức đã học, giải thích
tại sao Bắc Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế
giới.


<b>Nội dung bài học</b>
<b>3) Khí hậu:</b>


- Do phần lớn lãnh thổ Châu phi nằm giữa
hai chí tuyến, ít chụi ảnh hưởng của biển
nên Châu Phi có khí hậu nóng, khơ vào bậc
nhất thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

( + Chí tuyến Bắc chạy qua chính giữa Bắc Phi,
ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến  không mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, nằm sát lục địa Á – Âu nên
chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khơ,
khó có mưa.)



 Với những điều kện trên nên khí hậu Châu Phi
hình thành mơi trường gì?


( Giới thiệu hoang mạc Xa ha ra )


- Quan sát H27.1 nhận xét về sự phân bố lượng
mưa của Châu Phi.


+ Mưa nhiều ở đâu? ( quanh vịnh Ghi nê, ven xích
đạo 2000m m)


+ Lượng mưa 1000-2000 ở đâu? ( Hai bên xích
đạo, từ bờ Tây  ranh giới phía Tây của sơn
ngun Đơng Phi )


+ 200 -1000m mở đâu? (phía Bắc Xa ha ra, một
dải hẹp ven bờ Địa trung hải và cực nam Nam
Phi .)


+ Dưới 200 mm ( trong hoang mạc )
* Kết luận về lượng mưa ở Châu Phi .


- Các dịng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng gì tới
lượng mưa của vùng duyên hải? ( Dịng biển nóng
chảy qua lượng mưa ven bờ từ 1000 - 2000


mm. Dòng biển lạnh chảy qua - lượng mưa
( 200m m ).


<b>Hoạt động 2: (10 phút) Đặc điển khác của môi </b>


trường


- KT: Sử dụng các bản đồ tự nhiên để hiểu và trình
bày đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu
Phi.


- KN: Nhận biết các môi trường tự nhiên ở Châu
Phi.


- Quan sát H27.2 cho nhận xét .


- Sự phân bố các mơi trường tự nhiên có đặc điểm
gì ?


- Gồm những mơi trường nào? Xác định trên bản
đồ giới hạn, vị trí mơi trường )


- Cho biết đặc điểm động thực vật của môi
trường ?


- Vì sao có sự phân bố các mơi trường như vậy?
( Vị trí của Châu phi, nhân bố lượng mưa ...)
Nhận xét gì về sự phân bố các mơi trường tự
nhiên? ( Đối xứng nhau qua đường xích đạo. Vì
sao? ( Xích đạo đi qua giữa Châu lục )


Hỏi: Mơi trường nào là điển hình của Châu Phi?
-Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Châu
Phi?



- Hoang mạc ( Xa ha ra ) lớn nhất thế giới.
- Lượng mưa phân bố khơng đồng đều nhìn
chung mưa nhiều ở hai bên đường xích đạo,
giảm dần về phía chí tuyến.


<b>4) Đặc điển khác của mơi trường .</b>


- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích
đạo nên các mơi trường tự nhiên của Châu
Phi nằm đối xứng nhau qua đường Xích đạo
Gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Dựa vào H27.1 và H27.2 , nêu mối quan hệ giữa
lượng mưa và thảm thực vật ở Châu Phi ? ( môi
quan hệ ranh giới phân bố lượng mưa và ranh giới
môi trường tự nhiên Châu Phi.)


- Xa van và hoang mạc là môi trường tự
nhiên điển hình của Châu phi và thế giới
<b>3) Củng cố : (5 phút) </b>


- Hướng dẫn HStrả lời câu hỏi SGK.
<b>4) Dặn dò: </b>


- Học bài xem lược đồ H27.1 H27.2
- Làm bài tập bản đồ -ôn tập phần đã học.
*RKN:


……… ...
...


...
...
...


<b>TUẦN:15</b>
<b>TIẾT: 29</b>


<b>THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI</b>
<b>TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG</b>


<b>MƯA Ở CHÂU PHI</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


1) Kiến thức:


- Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn
đến sự phân bố đó.


<b>3. Rèn luyện kỹ năng:</b>


- Nắm xững cách phân tích biểu đồ khí hậu ở Châu phi và xác định được trên bản đồ các mơi
trường Châu phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó .


*KNS: Tư duy: + Thu thập và xử lý thông tin qua lược đồ phân bố các mơi trường TN ở châu Phi
+ Phân tích so sánh các biểu đồ nhiệt độ, lượng mứa.


- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm


việc nhóm.


- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày.
<b>III. Đồ dùng: </b>


- Biểu đồ các môi trường tự nhiên Châu phi .
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở Châu Phi .


- Một số hình ảnh về các mơi trường tự nhiên ở Châu Phi.
<b>IV. Lên lớp:</b>


1) Bài cũ:


a) Nêu đặc diểm của khí hậu Châu phi, cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật
ở Châu phi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Các em vừa tìm hiểu về tự nhiên Châu Phi. Hôm nay chúng ta sẽ được rèn luyện kỹ năng phân
tích, đánh giá biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 4 địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của các địa
điểm đó và xác định vị trí trên bản đồ.


*Bài tập1: Trình bày và giải thích sự phân bố các mơi trường tự nhiên
<b>Hoạt động của thầy và trị.</b>


u cầu HS thảo luận nhóm (5 - 6 phút )
+ So sánh diện tích các mơi trường tự
niên ở Châu Phi ?


+ Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu
phi lại lan ra sát biển.



- Cho đại diện các nhóm trình bày kết
quả - nhóm khác bổ sung


- Môi trường XĐ ẩm Một giải hẹp ven vịnh Ghi- nê,
Bồn địa Công - gô .


- Hai mơi trường xa van nằm phía Bvà N XĐ.
- Hai môi trường hoang mạc Xa ha ra , Ca ha ri
- Hai môi trường cận nhiệt đới khô dãy Át lát và đồng
bằng ven biển Bắc Phi và cực Nam Châu phi.


- Hoang mạc lan ra sát biểm do chịu ảnh hưởng của
dịng biển lạnh .


Phân tích lược đồ nhiệt độ và lượng mưa .


+ Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm một biểu đồ.
+ Cho HS trình bày - HS khác bổ sung.


* Biểu đồ A


- Lượng mưa TB năm. 1244mm.


- Mùa mưa từ tháng 11 - tháng 3 năm sau .


- Tháng nóng nhất. Tháng 3- 11 gần 250<sub>C BĐN.10</sub>0<sub>C </sub>


- Tháng lạnh nhất. Tháng 7 ( 180<sub>C ) → Mùa đông vào tháng 7- 5 → Biểu đồ khí hậu này thuộc 1 </sub>
điểm ở NCN ( Lu bum ba si )



* Biểu đồ B


- Lượng mưa TB năm: 897 mm.


- Mùa mưa từ tháng 6 - tháng 9 năm sau .


- Tháng nóng nhất. Tháng 5 gần 350<sub>C BĐN.15</sub>0<sub>C </sub>


- Tháng lạnh nhất. Tháng 1 ( 200<sub>C ) → Mùa đơng vào tháng 1. Biểu đồ khí hậu này thuộc 1 điểm</sub>
ở NCB ( Ma –ga –ta –gu )


* Biểu đồ C


- Lượng mưa TB năm: 2592mm.


- Mùa mưa từ tháng 9 - tháng 5 năm sau .


- Tháng nóng nhất. Tháng 4 gần 280<sub>C BĐN.8</sub>0<sub>C </sub>


- Tháng lạnh nhất. Tháng 7 (200<sub>C ) → Mùa đông vào tháng 7 NBC</sub>
- XĐ ẩm NCN ( nắng nóng mưa nhiều ), Phía Nam bồn địa Cơng gơ. số1


* Biểu đồ D


- Lượng mưa TB năm: 506mm.
- Mùa mưa từ tháng 4 - tháng 7 .


- Tháng nóng nhất: Tháng 2 gần 220<sub>C BĐN.12</sub>0<sub>C </sub>


- Tháng lạnh nhất: Tháng 7(100<sub>C )→ Mùa đơng vào tháng 7 NBC</sub>


Địa Trung Hải NCN, hè nóng khô, đông ấm áp mưa nhiều vào thu đông.
→1C, 2B, 3D, 4A


* Cho HS nêu từng kiểu khí hậu .
<b>3) Củng cố:</b>


- Rèn luyện kỹ năng cần thiết của bài thực hành . Tập nhận biết biểu đồ khí hậu .
<b>4) Dăn dò:</b>


- Làm bài tập bản đồ


- Chuẩn bị bài dân cư –XH Châu Phi .
*RKN:


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

...
...
...


<b>TUẦN:15</b>


<b>TIẾT: 30</b> <b>DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU PHI</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


1) Kiến thức:


- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi.
2) Kỹ năng



- Sử dụng các bản đồ dân cư để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư ở châu Phi.


- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở 1 số quốc gia châu Phi.
<b>II. Đồ dùng:</b>


- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi.


- Bảng số liệu thống kê tỉ lệ gia tăng dân số 1 số quốc gia Châu Phi
- Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột ở Châu Phi .
<b>III. Lên lớp: </b>


1) Bài cũ ( 5 phút)


a) Trình bày và giải thích sự phân bố cácmôi trường tự nhiên ở Châu Phi .
b) Cho HS nhận biết biểu đồ khí hậu XĐ ẩm và nhiệt đới ở Châu Phi .
2) Bài mới:


Nói đến Châu Phi, ta nghĩ ngay đến 1 châu lục giữ kỹ lục nhiều nhất về " nghèo nhất, nạn đói đe
doạ, nhiều người bị bệnh AIDS nhất, xung đột..." vì sao vậy? Ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này
qua bài học ngày hôm nay.


<b>Hoạt động của thầy và trị.</b>
<b>Hoạt động1( 35 phút)</b>


- KT: Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân
cư, xã hội châu Phi


- KN: Sử dụng các bản đồ dân cư để hiểu và
trình bày đặc điểm dân cư ở châu Phi.



- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ
lệ dân thành thị ở 1 số quốc gia châu Phi


Sơ lược về lịch sử.


- Hỏi: Vì sao nói Châu Phi là một trong những
cái nơi của loài người? cho HS nhắc lại những
thành tựu của nền văn minh Ai Cập


- Thực dân Châu Âu xâm chiếm Châu Phi làm
thuộc địa khi nào?


- Châu Phi là thuộc địa gần như hoàn toàn từ khi
nào? Khi đã chiếm được Châu Phi thực dân Châu
Âu đã làm gì? Hậu quả của sự thống trị lâu dài
ấy? Động lực nào thúc đẩy phong trào đấu tranh
giành độc lập ở Châu Phi? Kết quả.


GV Năm 1960 gọi là “năm của Châu Phi” có 17
quốc gia giành độc lập


(...Hậu quả của sự thống trị lâu dài là sự lạc hậu,
nghèo đói, chậm phát triển về kinh tế xung đột
dân tộc người...)


<b>Nội dung bài học</b>
<b>1) Lịch sử và dân cư</b>


<b>a) Lịch sử.( không có trong chuẩn, giới </b>


thiệu thêm cho HS)


- Có nền văn minh rực rỡ trong thời cổ
đại.


- Từ thế kỷ 16 - 19 bị thực dân Châu Âu
xâm chiếm biến thành thuộc địa bắt đi 125
tr người làm nô lệ bán sang Châu Mỹ.
- Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 gần như
toàn bộ Châu Phi trở thành thuộc địa
- Sau chiến thế giới II Châu phi lần lượt
giành được độc lập.


- Hiện nay Châu Phi thuộc nhóm nước
đang phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Về kinh tế các nước Châu Phi hiện nay thuộc
nhóm nước nào?


Quan sát H 29.1 kết hợp với hình 26.1& 27.2
cho biết


Số dân Châu Phi năm 2001


- Sự phân bố dân cư theo bảng chú giải và giải
thích.


- Đại diện nhóm trình bày GV nhận xét bổ sung.
- ĐK TN và LS phát triển ảnh hưởng đến sự
phân bố dân cư khác nhau của Châu Phi.


Có bao nhiêu đơ thị 1 tr dân trở lên?
Có bao nhiêu đơ thị 5 tr dân trở lên?


Phân bố dân cư như thế nào? Số lượng đơ thị
nhiều hay ít? Q trình đơ thị hoá ở đây như thế
nào?


- Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn hay thành
thị


- Qua bảng số liệu SGK nhận xét về tỷ lệ tăng tự
nhiên Châu Phi so với các Châu lục khácnhư thế
nào?


Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? →Kết luận
- Nhận xét các vùng có tỷ lệ tăng tự nhiên cao
nhất? thấp nhất Châu Phi?


* Mức độ tăng dân số TB thế giới là 1,42%
- Tại sao Châu Phi thường bị nạn đói đe doạ?
- Nêu tình hình đại dịch AIDS ở Châu Phi? HS
quan sát H 29.2 và kênh chữ SGK


- Nguyên nhân chính dẫn đến sự xung đột tộc
người


Những nguyên nhân XH nào đã kìm hãm sự phát
triển KT - XH của Châu Phi.


- Có 818 triệu người chiếm13,4% dân số


thế giới (2001)


- Dân cư phân bố không đều


- Hoang mạc hầu như không có người ở.
- Xa van trung bình


- Lưu vực sơng Nin cao nhất


- Các đô thị trên 8 tr dân phân bố chủ yếu
ở ven biển


- Đa số dân cư sống ở nông thôn.
<b>2) Xã hội</b>


a) Bùng nổ dân số.


- Tỷ lệ tăng tự nhiên của châu Phi cao
nhất thế giới 2,4% → bùng nổ dân số.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất nước ở vùng
Đông Phi,Tây Phi, thấp nhất là Nam Phi.


<b>b) Xung đột tộc người </b>


- Xung đột tộc người triền miên → cơ hội
cho nước ngoài can thiệp.


- Bùng nổ dân số, hạn hán, đại dịch
AISD, xung đột tộc người là những
nguyên nhân kìm hãm sự phát trển KT-


XH.


3)Củng cố: ( 5 phút)


- Sự phân bố dân cư chủ yếu dựa vào yếu tố TN,XH ?


- Nguyên nhân, XH nào đã làm cho Châu Phi nghèo đói, bệnh tật.
<b>4) Dặn dị: </b>


Học bài - ơn tập để chuẩn bị ôn tập HKI
*RKN:


……… ...
...
...
...
...
<b>TUẦN:16</b>


<b>TIẾT: 31</b> <b>KINH TẾ CHÂU PHI</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


1) Kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

* MT: Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kỹ thuật lạc hậu của châu Phi có
tác động xấu đến mơi trường.



2) Kỹ năng:


- Sử dụng các bản đồ kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế ở châu Phi


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi.
*KNS: Tư duy: - Thu thập và xử lý thông tin qua bài viết, lược đồ và bảng thống kê về tình hình
phát triển và phân bố nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.


+ Phân tích và giải thích tại sao cơng nghiệp châu Phi cịn chậm phát triển.


- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II. Đồ dùng.</b>


- Bản đồ, lược đồ kinh tế Châu Phi .
<b>III. Lên lớp.</b>


1) Bài cũ. ( 5 phút)


a) Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư Châu Phi .


b) Những nguyên nhân XH nào đẫ kìm hãm sự phát triển KT-XH của Châu Phi .
2) Bài mới .


Châu Phi là một Châu lục nguồn khống sản rất phong phú và giàu có , có nguồn lao động dồi
dào mà nền KT trong tình trạng thấp kém, lạc hậu nhất thế giới là vì sao? Ta cùng tìm hiểu nội
dung bài “ Kinh tế Châu Phi ” để tìm hiểu điều đó .


<b>Hoạt động của thầy và trò.</b>


<b>Hoạt động 1( 18 phút)</b>


- KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn
giản) đặc điểm kinh tế chung ngành nông nghiệp
của Châu Phi .


* MT: Hiểu được các hoạt động nông nghiệp với
kỹ thuật lạc hậu của châu Phi có tác động xấu
đến mơi trường.


- KN: Sử dụng các bản đồ kinh tế để hiểu và
trình bày đặc điểm kinh tế ở châu Phi


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh
tế của con người với môi trường ở châu Phi.
- KNS: Tư duy: + Thu thập và xử lý thông tin
qua bài viết, lược đồ và bảng thống kê về tình
hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở châu
Phi.


- GV cho HS đọc kênh chữ SGKmục 1.


+ Trong N2<sub> ở Châu Phi có những hình thức canh </sub>
tác nào phổ biến? ( cây lương thực, cây CN) .
-Quan sát lược đồ kể 1 số cây ở Châu Phi
- Kể tên những loại cây ăn quả chủ yếu ở Châu
Phi? Phân bố ở?


Cây lương thực có những loại cây nào? Hình
thức sản xuất? Phân bố .



* GV: Chú trọng sản xuất cây CN để xuất khẩu ,
không chú trọng sản xuất lương thực thực phẩm
→ nạn đói.


+ Đặc điểm chung của ngành chăn nuôi? con vật
nuôi chủ yếu? phân bố?


<b>Nội dung bài học</b>
<b>1)Nơng nghiệp .</b>


- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kỹ thuật canh
tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất
khẩu ( trồng trong các đồn điền theo hướng
chun mơn hố , để xuất khẩu)và ngành
trồng cây lương thực( chiếm tỉ trọng nhỏ
trong cơ cấu ngành trồng trọt; hình thức canh
tác nương rẫy cịn khá phổ biến, kỹ thuật lạc
hậu, thiếu phân bón,.. Sản lượng lương thực
không đáp ứng được nhu cầu.


<b> a) Ngành trồng trọt .</b>


- Cây CN nhiệt đới . cà phê, ca cao, cọ dầu
trồng trong các đồn điền , chun mơn hố
cao để xuất khẩu .


- Cây CN chiếm tỉ trọng cao trong trồng trọt .
- Cây ăn quả: nho ,ô liu, cam, chanh .



- Cây lương thực: lúa mì ngơ, kê, lúa gạo.
Hình thức canh tác nương rẫy còn phổ biến ,
kĩ thuật lạc hậu → thiếu lương thực → tỉ
trọng thấp .


<b>c) Chăn nuôi .</b>
- Kém phát triển .


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Hoạt động 2 ( 17 phút)</b>


- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc
điểm ngành công nghiệp của Châu Phi .


* MT: Hiểu được các hoạt động công nghiệp với
kỹ thuật lạc hậu của châu Phi có tác động xấu
đến mơi trường.


2) Kỹ năng:


- Sử dụng các bản đồ kinh tế để hiểu và trình bày
đặc điểm kinh tế ở châu Phi


*MT: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh
tế của con người với môi trường ở châu Phi.
KNS: Tư duy:


+ Thu thập và xử lý thông tin qua bài viết, lược
đồ và bảng thống kê về tình hình phát triển và
phân bố nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
+ Phân tích và giải thích tại sao cơng nghiệp


châu Phi cịn chậm phát triển.


- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình
bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


ĐK thuận lợi cho sự phát triển CN?


+ Đặc diểm nổi bậc của CN Châu Phi ? ( kém
phát triển), biểu hiện? ( 2% chủ yếu là CN khai
khống )


* Cho HS thảo luận nhóm. Dựa vào kược đồ
H30.2, trình bày sự phân bố các ngành CN? (
mỗi nhóm 1 ngành )


- Nguyên nhân vì sao CN Châu Phi chậm phát
triển?


- Dựa vào lược đồ nhận xét trình độ phát triển
CN của mỗi khu vực?


+ Nước nào có nền CN tương đối phát triển ?


<b>2)Công nghiệp.</b>


- Phần lớn các nước có nền nơng nghiệp
chậm phát triển.


- Giá trị sản lượng CNchỉ chiếm 2% toàn thế


giới .


* Nguyên nhân: Thiếu lao động có kỹ thuật ,
cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu vốn.
- Cộng hồ Nam Phi , An giê ri có nền CN
tương đối phát triển .


- Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai
trị quan trọng


<b>3) Củng cố:( 5 phút)</b>


- HD học sinh trả lời câu hỏi SGK và bài tập thực hành.
<b>4) Dặn dò:</b>


- Học bài, làm bài tập thực hành.
*


<b>RKN: ...</b>
...
...
...
...


<b>TUẦN:16</b>


<b>TIẾT: 32</b> <b>KINH TẾ CHÂU PHI (TT)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

1)Kiến thức.



- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của
Châu Phi .


- Biết được châu Phi có tốc độ đơ thị hố khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân và
hậu quả.


2)Kỹ năng:


- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
<b>II.Đồ dùng. </b>


-Lược đồ KT Châu Phi .


-Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi .
<b>III.Lên Lớp .</b>


1)Bài cũ.( 5 phút)


a) Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Phi trong việc phát triển CN và N2
b) Những nguyên nhân xã hội nào kèm hãm sự phát triển KT- XHChâu Phi? Tại sao Châu Phi
CN chậm phát triển.


2) Bài mới. Một thời gian dài là thuộc địa , nền KT của Châu Phi hết sức phiến diện nghèo nàn ,
lạc hậu, phụ thuộc vào nước ngoài. Bài đã học ta thâý rõ điều này trong ngành chính : N2, <sub> CN, </sub>
cịn tiết học này ta tìm hiểu về ngành dịch vụ, về q trình đơ thị hố hiện nay và hậu quả của nó .
<b>Hoạt động của thầy và trị.</b>


<b>Hoạt động 1( 15 phút)</b>


- KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản)


đặc điểm ngành dịch vụ của Châu Phi


- KN: Sử dụng các bản đồ kinh tế để hiểu và trình
bày đặc điểm ngành dịch vụ ở châu Phi


- Cho HS đọc thuật ngữ “ dịch vụ ”trang 186.
- Q/S H31.1, cho biết hoạt động KT đối ngoại
Châu Phi có đặc điểm gì?


- Xuất khẩu hàng gì chủ yếu?
- Nhập hàng gì chủ yếu ?


- Tại sao Châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản
ngun liệu thơ và nhập máy móc thiết bị? ( Các
cơng ty nước ngồi nắm giữ. Ngành cơng nghiệp
khai khoáng, CN chế biến …)


- Tại sao xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm nông
sản nhiệt đới mà phải nhập nhiều lương thực
(không chú trọng trồng cây lương thực: các đồn
điền cây CN- XK nằm trong tay tư bản nước ngoài
- Thu nhập ngoại tệ dựa vào nguồn KTế?


- Q/S H31.1 cho biết đường sắt chủ yếu phát triển
ở khu vực nào? Vì sao ? ( ven vịnh Ghi-nê, SNin ,
Nam Phi → phục vụ cho XK)


- Ngồi ra Châu Phi cịn thu lợi từ nguồn nào nữa ?
( Lệ phí kênh đào Xuyê, du lịch (Ai Cập, kê nia)
<b>Hoạt động 2 ( 17 phút)</b>



- KT: Biết được châu Phi có tốc độ đơ thị hố khá
nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân
và hậu quả.


- KN: Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân
số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.


<b>Nội dung bài học</b>
<b>3) Dịch vụ .</b>


-Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước
châu Phi tương đối đơn giản.


- Nền KT Châu Phi chủ yếu hướng về xuất
khẩu.


- Xuất: sản phẩm cây CN.


- Khoáng sản chiếm 90% ngoại tệ .
- Nhập: Máy móc, thiết bị, lương thực,
hàng tiêu dùng.


- 90% thu nhập ngoại tệ nhờ xuất khẩu
nơng sản và khống sản .


- Ngồi ra cịn thu lợi phí qua kênh đào
Xu, du lịch.


<b>4) Đơ thị hố .</b>



- Tốc độ đơ thị hố khá nhanh, bùng nổ dân
đơ thị. Đơ thị hố tự phát.


* Nguyên nhân :


-Gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ
ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí
do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột
biên giới…


* Hậu quả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

- HS đọc mục 4.


- Cho biết đặc điểm đơ thị hố ?


- Q/S bảng số liệu và H29.1 sự khác nhau về mức
độ đơ thị hố giữa các quốc gia ven vịnh Ghi nê,
duyên hải Bắc Phi, duyên hải đông Phi?


- Nguyên nhân của tốc độ đơ thị hố ?


- Nêu những vấn đề KT-XH nảy sinh bùng nổ dân
số đô thị Châu Phi?


<b>3) Củng cố: ( 5 phút)</b>


- Trả lời câu hỏi SGK - Bài tập thực hành .
4) Dặn dị:



- Đọc phần tóm tắc - học bài – bài tập – xem về các khu vực Châu Phi .
*


<b>RKN: ...</b>
...
...
...
...


<b>TUẦN:17</b>


<b>TIẾT: 33</b> <b>CÁC KHU V ỰC CHÂU PHI</b>


<b>S:</b>
<b>G:</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


1) Kiến thức.


- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh
tế của các khu vực Bắc Phi Trung Phi.


- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc và Trung Phi.


*MT: Biết được hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị
thối hố và suy giảm diện tích rừng.


2) Kỹ năng:



- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh tế khu vực Bắc và Trung Phi ở châu Phi


- HS xác định được các khu vực trên bản đồ, xác định các quốc gia của từng khu vực .
- Phân tích lược đồ rút ra kiến thức về KT-XH.


*MT: Phân tích ảnh địa lý về các hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi.
<b>II. Đồ dùng :</b>


- Bản đồ kinh tế Châu Phi, bản đồ các khu vực Châu Phi .
<b>III. Lên lớp:</b>


1) Bài cũ: ( 5 phút)


a) Nêu đặc điểm ngành KT dịch vụ của Châu Phi? Vì sao Châu Phi chủ yếu XK sản phẩm cây
CNnhiệt đới, KSản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực?


b) Cho biết đặc điểm đơ thị hố ở Châu Phi? Ngun nhân của tốc độ đơ thị hố?
2) Bài mới:


<b>Hoạt động của thầy và trò.</b>
<b>Hoạt động 1( 18 phút)</b>


-KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn
giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân
cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi


- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu


<b>Nội dung bài học</b>


<b>Ghi bảng.</b>


<b>1)Khu vực Bắc Phi .</b>
<b>a) Khái quát tự nhiên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

vực Bắc


-KN: Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân
cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh tế khu vực Bắc Phi


- HS xác định được các khu vực trên bản đồ, xác
định các quốc gia của khu vực Bắc Phi


- HS xác định trên lược đồ 32.1, 3 khu vực Châu
Phi – Sau đó dùng bản đồ hành chính Châu Phi
treo tường cho:


- HS lên xác định 2 khu vực Bắc và Trung Phi -
Dựa vào bản đồ, khu vực Bắc Phi có địa hình ntn?
- Dãy núi trẻ chạy qua phía Bắc của những quốc
gia nào?


- Ven ĐTH có địa hình gì? Ở đó có đặc điểm gì?
Cịn vào sâu trong lục địa thì ntn? Vì sao?


( Trong nội địa xa van và cây bụi phát triển , vì
lượng mưa giảm )


- Càng xuống phía Nam là khu vực gì? Đ2<sub> nổi bậc </sub>


của vùng này?


- Ở hoang mạc có nơi nào TV xanh tốt không ?
- TV chủ yếu ở ốc đảo là gì? ( chà là )


- Yêu cầu HS quan sát H32.1, trả lời :
-Bắc Phi gồm có những quốc gia nào?


-Dân cư ở đây là người gì? thuộc chủng tộc nào?
Họ theo tín ngưỡng nào?


* HS thảo luận nhóm:


- Tình hình KT hiện nay của các nước ở Bắc Phi .
- HS báo cáo kết quả, GV bổ sung.


- Q/S H32.3 để hấy ngành khai thác dầu ở
Angiêri , Li bi? Phân bố?


<b>Hoạt động 2( 17 phút)</b>


- KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản )
những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh
tế của các khu vực Bắc Phi Trung Phi.


- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu
vực Bắc và Trung Phi.


*MT: Biết được hoạt động kinh tế của các quốc gia
ở Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thối


hố và suy giảm diện tích rừng.


- KN: Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân
cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh khu vực Trung Phi


- HS xác định được các khu vực trên bản đồ, xác
định các quốc gia khu vực Trung Phi.


- Phân tích lược đồ rút ra kiến thức về KT-XH.
*MT: Phân tích ảnh địa lý về các hoạt động kinh
tế của các quốc gia ở Trung Phi.


- Yêu cầu HS xác định trên lược đồ giới hạn khu
vực.


mưa.


-Dãy núi trẻ Atlát nằm rìa phía Tây Bắc .
-Đồng bằng ven biển ĐTH và các sườn núi
hướng về phía biển có lượng mưa lớn →
rừng rậm rạp .


-Hoang mạc Xa ha ra – hoang mạc nhiệt
đới lớn nhất thế giới. Ở phía Nam có khí
hậu khơ, nóng→ TV nghèo nàn, chỉ xanh
tốt ở các ốc đảo .


<b>b)Khái quát về KT-XH.</b>



-Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và
Béc Be thuộc chủng tộc Ơ rơ pê ơ ít, theo
đạo Hồi.


- KT tương đối phát triển dựa vào ngành
dầu khí và du lịch. Do có sự thay đổi khí
hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây
trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
- Ven ĐTH chủ yếu trồng lúa mì, cây ăn
quả …, phía Nam Xa ha ra nhiều cây CN
nhiệt đới .


<b>2)Khu vực Trung Phi .</b>
<b>a)Khái quát tự nhiên .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Dạng địa hình chủ yếu ở phía Tây? phía Đơng ?
- GV kẻ 3 phần .


+ Phía Tây nằm trong mơi trường ntn?


- GV hướng dẫn gợi cho HS nhớ lại đ2<sub> từng kiểu </sub>
môi trường .


- HS trả lời GV ghi vào bảng .


- Khí hậu ở phía Đơng ntn? Đ2<sub> và ảnh hưởng của </sub>


- HS: Gió mùa XĐ ẩm: mát mẻ hình thành xa van
cơng viên, sườn núi rừng rậm rạp



- Về địa hình ở Đơng Phi bề mặt có gì đặc biệt?
( nhiều hồ lớn nhất thế giới .)


Thành phần tự nhiên Phía Tây Phía Đơng


Địa hình Bồn đ địa Sơn ngun


Khí hậu XĐ ẩm nóng mưa nhều Gió mùa XĐ


Thực vật Rừng rậm phát triển Rừng rậm .xa van cơng viên


Sơng ngịi Dày đặc Nhiều hồ lớn sâu và dài


- Kể tên các quốc gia ở Trung phi ( Q/S lại lược đồ
29 trang 90 ) nhận xét MĐDS của khu vực Trung
Phi.


- Đại diện các nhóm trả lời, GV kết luận


- Dân cư tập trung đông nhất ở đâu? ( quanh Hồ
Lớn )


- Đ2<sub> chung về KT của các nước Trung Phi </sub>
- Hoạt động KT chủ yếu là gì?


- GV cho HS dựa vào kênh chữ để trả lời:
- HS quan sát H32.4 và H32.5


- Vì sao ở đây nạn đói thường xuyên xảy ra. ( Đất


thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu).


- Nền KT chủ yếu dựa vào xuất khẩu có khó khăn
gì? ( giá cả không ổn định → KT khủng hoảng )
- Dựa vào hình 32.3 .


- Nêu tên các cây CN chủ yếu ở Trung Phi ?
- Sản xuất N2<sub> chủ yếu ở những khu vực nào? Vì </sub>
sao?


<b>a)Khái quát về KT –XH.</b>


-Là khu vực đông dân nhất ở Châu Phi .
Chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc
Nê grơ it .


-Tín ngưỡng đa dạng.


- Kinh tế: phần lớn các quốc gia chậm phát
triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi
theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản,
khoáng sản, trồng cây CN để xuất khẩu.


<b>3)Củng cố: ( 5 phút)</b>


- HD học sinh làm bài tập SGK.


- So sánh Bắc Phi và Trung Phi về dân cư tín ngưỡng, kinh tế.
<b>4) Dặn dị: </b>



- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập bản đồ .


- Tìm hiểu về khu vực Nam Phi
*


<b>RKN: ...</b>
...
...


<b>TUẦN:17</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>I.Mục tiêu:</b>
1) Kiến thức.


- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh
tế của các khu vực Nam Phi.


- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Phi.
2) Kỹ năng:


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh tế khu vực Nam Phi


- HS xác định được khu vực Nam Phi trên bản đồ, xác định các quốc gia của khu vực .
- Phân tích lược đồ rút ra kiến thức về KT-XH.


*KNS: - Tư duy: Thu thập, phân tích, so sánh và xử lý thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên
và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi.



- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm
việc nhóm.


<b>II. Đồ dùng:</b>


- Bản đồ tự nhiên và phân bố các khu vực Châu Phi .
- Bản đồ các môi trường TN Châu Phi


- Một số hình ảnh về XH - và tôn giáo của các nước Ả Rập .
<b>III. Lên lớp:</b>


1) Bài cũ:


a) Nêu khái quát Đ2<sub> tự nhiên, XH, KT của Bắc Phi và Trung Phi .</sub>
b) Nêu sự khác biệt về kinh tế của 2 khu vực đó .


2) Bài mới: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu khu vực phía Nam của Châu Phi, xem có nét gì khác và
nét gì nổi bật về điều kiện tự nhiên so với Bắc và Trung Phi?


<b>Hoạt động của thầy và trị.</b>
<b>Hoạt động 1( 18 phút)</b>


- KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản )
những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế
của các khu vực Nam Phi.


- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu
vực Nam Phi.


-- KN: Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư,


kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân
cư, kinh tế khu vực Nam Phi


- HS xác định được các khu vực trên bản đồ, xác
định các quốc gia của khu vực .


* KNS: Tư duy: Thu thập, phân tích, so sánh và xử
lý thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên và
kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi.


- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày
suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc
nhóm.


- HS quan sát lược đồ tự nhiên Châu Phi xác định :
- Ranh giới tự nhiên khu vực Nam Phi


- Độ cao trung bình ( dựa vào than màu để xác định )
( > 1000m)


- Châu Phi nằm trong môi trường nào? ( nhiệt đới )
- Khí hậu khu vực này có gì khác so với khu vực Bắc
Phi ?


<b>Nội dung bài học</b>
<b>1) Khu vực Nam Phi :</b>
<b>a) Khái quát tự nhiên :</b>


- Địa hình: Cao ở Đơng Nam (phía ĐN
nâng cao núi Đrê ken béc), trũng ở giữa


→ bồn địa Ca ra ha ri


- Khí hậu: Đại bộ phận Nam Phi có khí
hậu nhiệt đới. ( ẩm và dịu hơn Bắc Phi .)
- Riêng phần cực Nam có khí hậu Địa
Trung Hải.


- Lượng mưa thay đổi từ Đơng sang Tây .
( phía Đơng lượng mưa nhiều nhất , phía
Tây mưa ít nhất ).


- Thực vật phân hoá từ Đ sang tây (Rừng
rậm → rừng thưa → xa van →hoang mạc
)


- Giới động vật phong phú .
<b>b) khái quát KT-XH.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- HS quan sát lược đồ phân bố lượng mưa và tự
nhiên Châu Phi .


- Vì sao Nam Phi có khí hậu dịu ẩm hơn Bắc Phi .
( Nam Phi có đại dương bao bọc → ảnh hưởng của
khơng khí từ biển theo gió mậu dịch ĐN, lãnh thổ
hẹp hơn Bắc Phi, phía ĐN có dịng biển nóng )
- Lượng mưa ở Nam Phi phân bố ntn? Vì sao? ( phía
Đ mưa nhiều do gió mậu dịch và ảnh hưởng của
dịng biển nóng, càng sâu vào nội địa lượng mưa
càng giảm – dãy Đrêkenbéc chắn gió .



- Lượng mưa thay đổi thực vật ở đây thay đổi ntn?
- Ngun nhân dần đến sự phân hố khí hậu và tự
nhiên ở đây là gì? ( dịng biển, gió mậu dịch, dãy
Đrêkenbéc )


- Quan sát H32.1, nêu tên các quốc gia Nam Phi .
- Dựa vào kênh chữ SGK nêu các thành phần chủng
tộc và tôn giáo ở Châu Phi ?


- Thành phần chủng tộc phức tạp có hạn chế gì?
( xung đột tơc người )


- GV nhấn mạnh nạn phân biệt chủng tộc
“ A pac thai ” ở Nam Phi trước và sau 4/1994.
- Dựa vào H32.3, nêu sự phân bố các sản phẩm
chính ở Nam Phi?


- Hiện nay sự phát triển kinh tế ở Nam Phi ntn? ( rất
chênh lệch )


- Sự phát triển của cộng hoà Nam Phi được thể hiện
ntn? (So với Bắc Phi và Trung Phi, Nam Phi có nền
KT tương đối phát triển hơn, thành phần chủng tộc
cũng khá phức tạp, trình độ phát triển KT giữa các
quốc gia cũng không đồng đều .)


người lai.


- Tín ngưỡng: phần lớn theo đạo thiên
chúa giáo



- Trình độ phát triển KT rất khơng đều.
- CH Nam Phi là nước công nghiệp phát
triển nhất châu Phi.


- CN khai thác khoáng sản, luyện kim
màu cơ khi, hoá chất .


- N2<sub>: Chủ yếu hoa quả cận nhiệt đới : ngô</sub>
chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của
Nam Phi, xuất khẩu vàng nhiều nhất thế
giới.


<b>3) Củng cố: ( 5 phút)</b>


- Vì sao khí hậu Nam Phi ẩm dịu hơn Bắc Phi? ( diện tích nhỏ, 3 mặt giáp biển , phía Đ chịu ảnh
hưởng của dịng biển nóng và gió ĐN )


- Tính mức thu nhập bình qn lương thực đầu người của CH Nam Phi
TNBQ = GDP/ DS = 11.247.000.000 / 43.600.000 = ?


<b>4) Dặn dò:</b>


- Học bài - chuẩn bị bài thực hành
* RKN:


</div>

<!--links-->

×