Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài soạn Sử dụng Atlát địa lý Việt Nam trong dạy và học ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.92 KB, 11 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
A. MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Là một giáo viên qua đào tạo Cao đẳng Sinh - Địa. Được đảm nhận giảng dạy
môn địa lý ở trường THCS. Qua giảng dạy tôi rất ham thích bộ môn này vì: Địa lý là
môn khoa học có từ lâu đời. Trên bề mặt của trái đất mỗi miền đều có phong cảnh riêng
về nóng, lạnh, gió, mưa, về non nước, cây cỏ, động vật. Ngay cả con người sinh sống
trong các miền ấy cũng có cách làm ăn sinh hoạt riêng. Nhưng sự khác biệt ấy do nhiều
nguyên nhân gây nên. Môn địa lý có thể giải thích được.
Địa lý là một ngành khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm, nó
không ngừng ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng địa lý đã xảy ra trên bề mặt trái đất
mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố địa lý; cũng như thấy
được các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần vào việc khai
thác, sử dụng bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên - môi trường một cách hợp lý
nhằm góp phần vào việc xây dựng Kinh tế- Xã hội nước nhà.
Việc học tập môn Địa lý sẽ giúp các em hiểu được thiên nhiên, hiểu được các
điều kiện và cách thức sản xuất của con người ở chung quanh các em, vì trong khi giải
thích các hiện tượng tự nhiên, khoa học Địa lý đã vạch ra những mối quan hệ gắn bó
giữa chúng như: Nắng to thì bốc hơi nước mạnh, trời có nhiều mây. Mây nhiều lại sinh
ra mưa, hoặc những nơi đất đai phì nhiêu thì cây cối sinh trưởng thuận lợi, mùa màng
tươi tốt, nông nghiệp phát triển.
Học Địa lý các em sẽ gặp nhiều hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trứơc
mắt chúng ta; Vì vậy các em phải quan sát chúng trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên
Atlát địa lý Việt Nam. Atlát địa lý Việt Nam là đồ dùng không thể thiếu được của những
người học và nghiên cứu địa lý nước nhà. Môn Địa lý Việt Nam luôn gắn bó với thiên
nhiên, với đất nước và đời sống. Việc học tập môn Địa lý Việt Nam trong nhà trường sẽ
giúp các em hiểu thiên nhiên, yêu đất nước hơn.
Do vậy việc lựa chọn đề tài “ Sử dụng Atlát địa lý Việt Nam trong dạy và học ở
trường THCS ” là một hướng nghiên cứu mà tôi cho là rất thiết thực đối với việc học
của học sinh và việc giảng dạy môn Địa lý VN của giáo viên.
II - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.


Đinh Văn Sỹ - GV trường THCS Trì Quang
1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đã từ lâu sử dụng Atlát không những là phương pháp chính trong nghiên cứu mà còn
dùng trong giảng dạy Địa lý nữa. Phương pháp sử dụng Atlát có nhiều khả năng để thực
hiện nhiệm vụ dạy học địa lý nói chung và phát triển năng lực tư duy địa lý của HS nói
riêng. Tuy nhiên trong những năm quan việc hướng dẫn cụ thể để tiến hành phương
pháp dạy này còn hạn chế và thậm chí có có những quan điểm chưa đầy đủ.Vì vậy mỗi
người có những cách sử dụng và khai thác Atlát khác nhau. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa
ra một số kinh nghiệm cá nhân của mình trong cách sử dụng tập Atlát địa lý Việt Nam
để nâng cao chất lượng dạy học trong đề tài nhỏ này.
III. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
- Khai thác tối đa các thông tin có được từ việc nghiên cứu, quan sát các bản đồ, lược
đồ, biểu đồ có trong Atlát Việt Nam.
- Nghiên cứu các phương pháp để khai thác những thông tin trên Atlát Việt Nam.
- Tìm hiểu rõ thực tiễn việc sử dụng Atlát Việt Nam của giáo viên và việc học tập của
HS ở trường THCS Trì Quang.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
52 HS thuộc hai lơpứ 9A, 9B trường THCS Trì Quang – Bảo Thắng – Lào Cai
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
Đọc sách nghiên cứu tài liệu có liên quan đến sử dụng Atlát Việt Nam nhằm mục
đích nắm chắc các phần lý thuyết từ đó vận dụng vào các bài dạy cụ thể .
2.Phương pháp quan sát :
Thông qua quá trình dạy học trường THCS để quan sát nắm bắt được trình độ nhận
thức , cách sử dung Atlát Việt Nam của học sinh từ đó đưa các phương pháp để hướng
dẫn HS khai thác tối đa thông tin từ Atlát Việt Nam .
3. Phương pháp đàm thoại :
Trao đổi , đàm thoại với giáo viên, học sinh qua đó nắm bắt được những khó
khăn,vướng mắc trong quá trình sử dụng Atlát Việt Nam, trên cơ sở đó giúp học sinh có

được các phương pháp sử dụng Atlát Việt Nam khoa học, hiệu quả.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu trong môn Địa lý lớp 9 chương trình THCS
B. NỘI DUNG
Đinh Văn Sỹ - GV trường THCS Trì Quang
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Atlat cung cấp nguồn trí thực địa lý tổng hợp cả tự nhiên lẫn Kinh tế - Chính trị của
một vùng, một khu vực, một quốc gia của một châu lục hoặc cả thế giới một cách đầy
đủ nhất trong một quyển sách. Do đó Atlat rất hữu ích và tiện lợi cho cả thầy lẫn trò
trong nghiên cứu, học bài, làm bài, trả lời câu hỏi hoặc viết báo cáo trình bày những vấn
đề địa lý qua Atlat HS có thể trình bày về phân bố sản xuất hoặc nói rõ ngành đó ở đâu,
vì sao và qua số liệu ở các biểu đồ của Atlat HS có thể trình bày về tình hình phát triển,
quá trình phát triển của các ngành (không cần nhớ số liệu ở sách giáo khoa).
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát Việt Nam của các em
lớp 9 còn kém. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ
trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy
kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát Việt Nam của các em
còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm
tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp .
Kết quả bài kiểm tra của HS giữa học kỳ I năm học 2010 - 2010 như sau:
SHS
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
Số điểm % Số điểm % Số điểm % Số điểm %
48 3 9 15 30 25 51 4 10
Để có kết quả tốt trong quá trình học môn địa lý Việt Nam các em HS cần phải biết
khai thác tốt Atlát nghĩa là phải có phương pháp sử dụng Atlát Việt Nam khoa học.

2. Hướng dẫn sử dụng Atlát Việt Nam.
Để nhanh chóng sử dụng Atlát trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài giáo viên cần
hướng dẫn cho HS thực hiện các vấn đề sau:
a . Nắm chắc các ký hiệu chung:
GV cho HS học thuộc các ký hiệu ở tranh bìa của tập Atlat: Tự nhiên, nông
nghiệp, công nghiệp để khi sử dụng khỏi mất thời gian tra cứu.
b . Nắm vững các ký hiệu của những bản đồ chuyên ngành
Đinh Văn Sỹ - GV trường THCS Trì Quang
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
(Thông qua các giờ dạy trên lớp).
Ví dụ: Nắm vững ký hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng khoáng sản (trang 4). Nắm
vững màu sắc các vùng khí hậu, đất trồng, ký hiệu động, thực vật (trang 6) để nêu lên
đặc điểm khí hậu, đất trồng của từng vùng.
c . Nhắc lại, khắc sâu những kiến thức cần thiết đã học trong SGK có liên
hệ:
Ví dụ: Trước khi nghiên cứu phần khí hậu, đất trồng trong Atlát học sinh phải
nhớ lại kiến thức sau:
+ Khí hậu:
- Miền núi trung du phía bắc, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với
cây cận chí tuyến như chè, hồi...
- Tây Nguyên khí hậu nhiệt đới có mùa đông ấm; thích hợp với cây cao su, cà phê.
- Vùng cao có khí hậu lạnh như Đà Lạt ... thích hợp trồng cây chè.
- Đông nam bộ: Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng quanh năm thích hợp với
cây cao su, hồ tiêu, cà phê.
+ Đất trồng:
- Trung du miền núi phía Bắc: Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
grơnai, đá vôi ... thích hợp với cây chè, hồi, sơn...
- Tây Nguyên: Chủ yếu là đất feranit phát triển trên đá ba dan, đá măc ma nên
thích hợp với cây cao su, cà phê...

- Đông Nam Bộ: Chủ yếu là đất phù sa cổ, đất feranit phát triển trên đá ba dan và
đá mắc ma thích hợp với cây cao su, cây cà phê.
d . Biết khai thác biểu đồ qua từng ngành:
+ Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của ngành
trồng trọt. GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các biểu đồ trong quá trình giảng bài
có liên quan.
Ví dụ: Diện tích và sản lượng lúa của các năm (trang 11) Qua biểu đồ hãy cho
biết sản lượng lúa của nước ta qua các năm như thế nào? Giải thích vì sao có sự thay đổi
như vậy?.
GV hướng dẫn HS cách tính chiều cao của các biểu đồ cột và biểu đồ của các tỉnh.
Đinh Văn Sỹ - GV trường THCS Trì Quang
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng của từng ngành.
Ví dụ: Giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi (trang 11). Qua biểu đồ hãy cho
biết sản lượng của ngành chăn nuôi ở nước ta qua các năm như thế nào? Xu hướng phát
triển của ngành chăn nuôi hiện nay?
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm trong giá trị
tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp (trang 14) Qua biểu đồ hãy cho biết sự chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp? Vì sao có sự chuyển dịch đó ?
e . Biết sử dụng Atlat cho các câu hỏi:
+ Những câu hỏi chỉ cần một bản đồ trong Atlát:
Ví dụ:
- Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta và nêu nhận xét về phân
bố (Chỉ cần sử dụng bản đồ "Địa chất - Khoáng sản" trang 14 trong atlát là đủ)
- Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư của nước ta. Nguyên nhân? Hậu quả? Hướng
giải quyết? (Chỉ cần sử dụng một bản đồ "Dân cư và dân tộc " trang 9 atlat là đủ).
+ Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong atlát.
- Những câu hỏi đánh giá thế mạnh của một ngành.
Ví dụ: Tiềm năng của ngành công nghiệp:

+ Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình.
+ Dùng bản đồ khoáng sản, lâm sản để thấy khả năng phát triển của ngành công
nghiệp nặng .
+ Dùng bản đồ nông nghiệp ( thuỷ sản, nông sản) để thấy khả năng phát triển
công nghiệp nhẹ.
+ Dùng bản đồ dân cư để thấy rõ năng lực lao động .....
- Những câu hỏi đánh giá thế mạnh của một vùng:
Ví dụ:
Đối với nông nghiệp:
+ Dùng bản đồ nông nghiệp để xác định vị trí thuận lợi hay khó khăn.
+ Dùng bản đồ khí hậu - đất trồng - động thực vật - sông ngòi để đánh giá tiềm
năng nông nghiệp.
Đinh Văn Sỹ - GV trường THCS Trì Quang
5

×