TÌNH HÌNH THỰC VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁNNGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CHẾ BIẾNLƯƠNGTHỰC VÀ THỨC ĂN GIA SÚC THÁI BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY:
2.1.1. Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Công ty:
- Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình là một Doanh
nghiệp Nhà nước. Được thành lập từ năm 1992 theo quyết định số 388/HĐBT của
Hội Đồng Bộ Trưởng. Doanh nghiệp trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn Thái Bình.
Tiền thân của Công ty là nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Thái Bình.
Được xây dựng từ năm 1968 đến năm 1977 đi vào sản xuất. Được sự giúp đỡ của
nhà nước Bun-ga-ri cung cấp toàn bộ thiết bị máy móc và dây truyền sản xuất chế
biến thức ăn cho gia súc, gia cầm với công suất 5 tấn/h.
Trong những năm của thời kỳ bao cấp do đặc điểm của Tỉnh nhà là một Tỉnh
thuần nông nên nhu cầu về thức ăn phục vụ cho chăn nuôi là rất lớn. Nhà máy đã
sản xuất phục vụ với sản lượng 10.000 tấn/năm. Đã đóng góp không nhỏ cho
phong trào chăn nuôi ở các hợp tác xã lúc bấy giờ. Trong nhiều năm nhà máy là lá
cờ đầu của nghành nông nghiệp. Năm 1982 nhà máy được nhà nước phong tặng Huân
Chương Độc Lập Hạng III và năm 1986 Huân Chương Lao Động Hạng II.
Đến đầu những năm 1990 do yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh
tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Các trạm, trại chăn nuôi dần chuyển sang
kinh tế hộ gia đình. Nhà máy đứng trước những khó khăn thách thức mới. Một
phần do máy móc thiết bị đã lạc hậu, một phần do nhà máy phải cạnh tranh với
nhiều đơn vị khác, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ chăn nuôi được nhập khẩu từ
nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan… sản xuất bằng công nghệ cao, mẫu mã,
hình thức, chủng loại đa dạng hơn nên nhà máy đã rơi vào tình trạng ngừng trệ sản
xuất , mang tính cầm chừng.
Để phù hợp với điều kiện thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Tháng 3/1993 UBND Tỉnh Thái Bình đã cho thanh lý dây chuyền sản xuất cũ đã
lạc hậu đồng thời đầu tư mới một đây chuyền sản xuất với công suất 2
tấn/h. Nhằm tạo bước đệm để xây dựng một dây chuyền chế biến thức ăn
gia súc hiện đại hơn.
Đến tháng 5/1995 Công ty đã tiếp tục đầu tư xây dựng lắp đặt một hệ thống xay sát
gạo với công suất 15 tấn/ca.
Chức năng của Công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh các mặt hàng lương thực
trước và sau chế biến; phục vụ cho sản xuất chế biến lương thực và thức ăn gia súc.
Trong những năm gần đây Công ty bắt đầu đã hoạt động theo phương thức đổi
mới, củng cố lại bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động, sắp xếp, bố trí lại lao
động; nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm. Công ty đã tổ chức cho cán
bộ học tập, bồi dưỡng nâng cao lại nghiệp vụ, tạo lập một đội ngũ cán bộ có trình
độ, kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý. Từ đó đến nay Công ty đã giữ vững
được nhịp độ sản xuất đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng lương thực và thức
ăn phục vụ chăn nuôi ngày càng cao của người dân. Tạo điều kiện công ăn việc
làm, duy trì đời sống cho gần 60 cán bộ công nhân viên.
Sự phát triển của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm
gần đây:
Năm
Chỉ tiêu
1999 2000 2001
- Doanh thu 8.578.835.289 10.856.679.200 11.324.578.660
- Thuế nộp nhà nước 13.782.518 43.218.528 75.961.383
- Lợi nhuận 132.568.720 258.572.986 325.317.980
- Công nhân bình quân 52 54 55
- Thu nhập bình quân 475.000 528.000 632.880
2.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh:
2.1.2.1. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại lương thực và các loại thức ăn phục
vụ chăn nuôi. Vì vậy nên các mặt hàng này được sản xuất chế biến liên tục trong
năm để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy biến động, Công ty đã thay đổi
phương thức sản xuất, thay đổi cải tiến quy trình công nghệ để đáp ứng được yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyên môn hoá sản xuất.
Hiện nay cơ cấu sản xuất của Công ty được chia thành hai phân xưởng chính và
một phân xưởng phụ, mỗi phân xưởng đều có một chức năng nhiệm vụ khác nhau.
Các phân xưởng của Công ty là:
+ Phân xưởng chế biến lương thực.
+ Phân xưởng chế biến thức ăn gia súc.
+ Phân xưởng cơ điện (phân xưởng phụ).
- Phân xưởng chế biến lương thực: Hoạt động chính của phân xưởng này là xay
xát, đánh bóng gạo phục vụ cho nhu cầu nhân dân đồng thời gia công đánh bóng
gạo phục vụ các đơn vị xuất khẩu.
- Phân xưởng chế biến thưc ăn gia súc: Sản phẩm của phân xưởng này là
các loại thức ăn tổng hợp phục vụ cho chăn nuôi. Với các thành phần
chính là cám được sát ra từ thóc, gạo, các loại ngô, khoai, sắn, xương
động vật, vỏ sò, hến…v.v. Để tăng thêm lượng can xi trong thức ăn ngoài
ra còn có các loại vitamin tăng trọng khác. Vì phân xưởng này tiêu thụ
nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên em xin trình bày quy trình công
nghệ của phân xưởng như sau:
- ( Mỗi loại thức ăn đều có một quy trình riêng, nhưng em xin trình bày
quy trình tổng hợp như sau).
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc
Quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi là một quá trình diễn ra có hệ thống.
Nguyên liệu được phân loại riêng biệt ở đầu quy trình được một bộ phận của Công
ty giám sát chặt chẽ về số lượng( trọng lượng), chất lượng theo tỷ lệ của từng loại
thức ăn. Đến cuối quy trình là một sản phẩm hoàn tất có thể sử dụng ngay được.
- Phân xưởng phụ( Phân xưởng cơ điện): Chịu trách nhiệm cung cấp điện sửa chữa cơ
khí, bảo dưỡng máy phục vụ cho hai phân xưởng hoạt động bình thường.
Gạo, cám,
ngô, sắn
Xương động
vật, vỏ sò,
Làm sạch
tạp bẩn, sàng
Nghiền
Trộn lẫn các
vitamin tăng
Đóng
Nhập
Phân xưởng này được chia làm hai bộ phận là bộ phận cơ khí và bộ phận điện.
Bộ phận cơ khí có nhiệm vụ gia công phụ tùng, sửa chữa máy móc thiết bị trong
Công ty. Bộ phận điện có trách nhiệm cung cấp, bảo quản, sửa chữa các hệ thống
điện trong Công ty. Hai tổ này đảm bảo không có sự cố gì về máy móc thiết bị
trong Công ty để sản xuất được liên tục không bị gián đoạn.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty:
Theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với bộ máy quản lý phải thực sự
năng động, sáng tạo hoạt động thực sự đem lại hiệu quả cao. Cùng với tiến trình
phát huy hiệu quả quản lý kinh tế của các nghành, các cấp, các đơn vị cơ sở và sự
đi lên của cả nước, Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình đã
không ngừng đổi mới, từng bước cải tiến bộ máy quản lý và phương pháp làm
việc. Với những hoạt động như vậy thì bộ máy hoạt động của công ty ngày càng
hoàn thiện hơn.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng
nghĩa là các phòng ban của Công ty có liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự quản
lý của ban quản trị gồm: một Giám đốc, hai Phó giám đốc. Ban quản trị của Công
ty có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành đều đặn và đạt hiệu quả cao nhất: Giám đốc là người chịu
trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh , đại diện cho Công ty về mặt
pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước. Giám đốc cùng hai Phó
giám đốc và các phòng ban điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra
những quyết định những hướng đi có tính chất chiến lược đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của Công ty.
Em xin minh hoạ sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty chế biến
lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình
Giám
Phòng kếPhó giám
Bộ phận
sản xuất
Phòng tổ
chức hành
Phòng
kinh
Phòng kế
hoạch kỹ
* Nhiệm vụ các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế
hoạch cho sản xuất kinh doanh phối hợp với các phòng ban khác lập ra kế hoạch
cho Công ty. Tổng hợp số liệu sau đó sẽ phân tích báo cáo cho Giám đốc đồng thời
đề xuất các ý kiến đóng góp hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phòng hành chính: Làm nhiệm vụ quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ
công nhân viên, phụ trách việc tiếp khách, và làm một số thủ tục hành chính khác
như cung cấp kịp thời đầy đủ văn phòng phẩm cho công ty.
+ Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu khai thác và tìm hiểu
thị trường. Căn cứ vào tình hình sản xuất kỳ trước qua phân tích để xây dựng kế
hoạch sản xuất cho kỳ mới. Tổ chức mạng lưới giới thiệu sản phẩm. Cung cấp
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
+ Phòng tài chính kế toán: Có chức năng cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt
động kinh tế tài chính của Công ty, làm tham mưu cho Giám đốc về các mặt tài
chính kế toán, kế toán thực hiện hạch toán kế toán thanh quyết toán với các cơ
quan Nhà nước.
2.1.2.4. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty:
* Chức năng và nhiệm vụ phòng kế toán tài vụ Công ty:
Phòng kế toán tài vụ chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, có chức năng
quản lý về tài chính có nhiệm vụ.
+ Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.
+ Thu thập tổng hợp, phân loại thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, đồng thời phân tích, xử lý các thông tin này nhằm cung cấp đầy đủ chính
xác kịp thời cho công tác quản lý.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình sử dụng nguồn vốn, lập kế
hoạch tài chính, phân phối các nguồn vốn bằng tiền, giám sát phần giá trị trong việc
sử dụng vật tư lao động và các hoạt động kinh doanh khác của Công ty.
+ Thường xuyên kiểm tra ngăn ngừa các hành vi phạm pháp luật kinh tế tài
chính như tham ô, lãng phí của cải, tài chính của Nhà nước cũng như của Công ty.
* Đặc điểm cơ cấu bộ máy và hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Vì
Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình có địa bàn sản xuất kinh
doanh tại một điểm, các phân xưởng sản xuất đều tập trung tại Công ty. Xuất phát
từ đặc điểm này mà Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập
trung. Vì Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình có địa bàn sản
xuất kinh doanh tại một điểm, các phân xưởng sản xuất đều tập trung tại Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm này mà Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế
Phân
xưởn
Phân
xưởn
toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại
phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp lập báo cáo
tài chính.
Trong Công ty phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất
với chức năng quản lý về tài chính, phòng kế toán đã góp phần không nhỏ trong
việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty. Phòng kế toán tài vụ là
trợ lý đắc lực cho Ban lãnh đạo của Công ty trong việc đưa ra các quyết định, là
người ghi chép thu thập các thông tin kinh tế tài chính phát sinh trong toàn Công
ty. Hiện nay các nhân viên trong phòng kế toán đều được đào tạo có trình độ đại
học, cao đẳng phù hợp với yêu cầu thực tế của Công ty. Từ khi thành lập sau một
quá trình phát triển để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, bộ máy kế toán đã
có nhiều thay đổi để phù hợp với trình độ từng người với từng công việc. Cho đến
nay phòng kế toán của Công ty đã hoạt động có hiệu quả hơn trước. Dưới đây em xin
trình bày sơ đồ tổ chức công tác kế toán ở Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty chế biến lương thực
và thức ăn gia súc Thái Bình
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tài sản cố định là người tổ chức chỉ đạo toàn
diện công tác kế toán của Công ty, đồng thời là người giúp Giám đốc trong việc tổ
chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và làm công tác
tổ chức bộ máy kế toán khoa học, gọn nhẹ, hợp lý. Đối với công việc kế toán tài
sản cố định tại Công ty kế toán tài sản cố định mới mua về phải có hoá đơn chứng
từ đầy đủ thì mới làm thủ tục nhập tài sản cố định đồng thời theo dõi tình hình tăng
giảm tài sản cố định, thực hiện việc tính toán phân bổ khấu hao, thanh lý, sửa chữa
tài sản cố định.
+ Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho của nguyên
vật liệu thực hiện phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm một cách đúng đắn.
Kế toán
trưởng kiêm
Kế toán
thanh toán
ThủKế toán
nguyên
Kế
toán
+ Kế toán thanh toán và ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình
biến động tăng giảm tiền gửi, séc,… ở Ngân hàng và tại Công ty. Ngoài ra còn
phải có nhiệm vụ thanh toán công nợ.
+ Thủ quỹ có nhiệm vụ thanh toán thu chi bằng tiền mặt, kiểm tra kiểm soát và
có nhiệm vụ bảo vệ tiền tại quỹ.
* Hình thức tổ chức kế toán và công tác kế toán của Công ty:
Hình thức sổ kế toán được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, mọi nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh trên chứng từ gốc và được phân loại
ghi vào chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi sổ cái các
tài khoản.
Công ty đối chiếu kiểm tra giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối số
phát sinh các tài khoản, đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết kiểm
tra.
Từ chứng từ gốc được phản ánh ghi chép lên sổ quỹ, chứng từ ghi sổ, sổ (thẻ)
kế toán chi tiết, từ chứng từ ghi sổ phản ánh vào sổ cái được diễn ra một cách
thường xuyên liên tục hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản được ghi
vào cuối tháng.
Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Trị giá vốn vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính theo đơn
giá thực tế bình quân đầu và cuối mỗi tháng. Tại mỗi kho có một thủ kho có nhiệm
vụ bảo quản hàng hoá trong kho và theo dõi việc xuất nhập hàng trên thẻ kho. Cuối
tháng thủ kho mang thẻ kho lên phòng tài vụ để theo dõi đối chiếu về số lượng của
số hàng hoá xuất nhập tồn.
Công ty sử dụng các chứng từ được nhà nước quy định như hoá đơn kiêm
phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng. Công ty đã sử dụng hoá
đơn bán hàng mới khi Công ty áp dụng luật thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ. Công ty lập đầy đủ các bảng phân bổ như bảng phân bổ tiền lương, bảng
phân bổ khấu hao tài sản cố định. Phòng kế toán lập hệ thống sổ chi tiết theo dõi
việc thanh toán với khách hàng.
Từ các chứng từ gốc kế toán vào các bảng kê theo các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau đó căn cứ bảng kê kế toán lập nên chứng từ ghi sổ. Các chứng từ này được
đánh số và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái.
Cũng từ các chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào các bảng, sổ chi tiết. Cuối
tháng lấy số liệu từ các sổ chi tiết chuyên được sử dụng để đối chiếu với sổ cái
trước khi lập báo cáo tài chính.
Tại Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình cuối mỗi quý
Công ty lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết
minh báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính được lập ra để tổng hợp, trình
bày một cách tổng quát tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trong mỗi quý, cung cấp thông tin kinh tế tài
chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của công ty cho
ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong công ty; từ đó hoạt động sao cho có hiệu
quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN , QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU Ở CÔNG TY CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
2.2.1. Đặc điểm, đặc thù của Doanh nghiệp chi phối công tác kế toán
nguyên vật liệu :
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu:
Chứng từ
Sổ(thẻ)
kế
Sổ
Chứng từ
Sổ đăng
ký
Sổ
Bảng tổng
hợp số liệu
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
Là một Công ty có quy mô tương đối nhỏ, chuyên sản xuất chế biến lương thực
và các loại thức ăn phục vụ cho chăn nuôi nên Công ty phải sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau cho quá trình sản xuất như: các loại thóc, ngô, sắn, các
loại vitamin hỗn hợp… Các loại nguyên vật liệu Công ty sử dụng phải mua từ
nhiều nguồn khác nhau. Do đó việc tổ chức, quản lý tình hình thu mua và sử dụng
vật liệu rất khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ, trách
nhiệm trong công tác.
Công ty sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau phục vụ cho quá trình sản
xuất. Có những vật liệu Công ty mua ở thị trường trong nước, cũng có những vật
liệu Công ty nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy Công ty phải lập kế hoạch thu mua
nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý để phục vụ kịp thời cho quá trình sản
xuất.
Vì công ty là Công ty chế biến lương thực và thức ăn chăn nuôi nên nguyên vật
liệu chính phục vụ sản xuất Công ty phải thu mua từ sản xuất nông nghiệp mang
tính thời vụ cao, và bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố thời tiết… Vì vậy Công ty phải
có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu để dự trữ, xây dựng hệ thống kho tàng đảm
bảo tiêu chuẩn quy định để dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu.
Giá trị nguyên vật liệu chiếm 70% trong giá thành sản phẩm nên chỉ sự thay
đổi nhỏ về số lượng, giá mua nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất và
giá thành sản phẩm, vì vậy đòi hỏi công ty phải lập kế hoạch dự trữ nguyên vật
liệu, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phối hợp đồng bộ những
biện pháp quản lý ở tất cả các khâu.
2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty:
Quá trình sản xuất tại Công ty hiện nay sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật
liệu, mỗi loại vật liệu đều có những tính năng, công dụng riêng. Để thực hện tốt
công tác kế toán nguyên vật liệu cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Việc
phân loại nguyên vật liệu dựa theo những tiêu chuẩn nhất định, sắp xếp nguyên vật
liệu có cùng tiêu thức thành từng nhóm, từng loại khác nhau, để theo dõi, ghi chép.
Mặt khác vật liệu thường xuyên biến động, do vậy để quản lý và hạch toán được
vật liệu cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Trên cơ sở, kết quả phân loại,
tuỳ thuộc vào công dụng, tính năng, vai trò của từng loại vật liệu mà từ đó có biện
pháp quản lý cho phù hợp.
Tại Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc vật liệu được phân loại dựa
trên công dụng của từng loại vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Việc
phân loại này giúp kế toán có thể thực hiện kế toán chi tiết từng loại nguyên vật
liệu và nắm chắc tình hình và biến động của từng loại nguyên vật liệu , kịp thời
cung cấp thông tin chính xác cho lãnh đạo, lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên
vật liệu .
Công ty tiến hành phân loại vật liệu như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất,
nguyên vật liệu chính là cơ sở hình thành nên thực thể của sản phẩm. Sản phẩm
của Công ty gồm nhiều loại nên nguyên vật liệu chính cho từng sản phẩm cũng
khác nhau.
- Nguyên vật liệu chính với sản phẩm gạo: Là các loại thóc.
- Nguyên vật liệu chính đối với các sản phẩm thức ăn cho gia súc là: ngô,
khoai, sắn…
+ Nguyên vật liệu phụ: Gồm nhiều loại khác nhau tuy không cấu thành nên
thực thể của sản phẩm song nó có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản
xuất của Công ty: Vật liệu phụ bao gồm các loại: Tạo màu, tạo mùi, men tiêu hoá….
+ Nhiên liệu: Gồm: Xăng, dầu, dầu mỡ tra máy.
+ Phụ tùng thay thế sửa chữa: Các loại dây curoa, vòng bi…
+ Phế liệu thu hồi: Chủ yếu là trấu được sát từ thóc, vỏ các loại thực phẩm.
+ Công cụ lao động nhỏ: Găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ…
Tóm lại, việc phân loại nguyên vật liệu tại Công ty như đã trình bày ở trên là
phù hợp với đặc điểm, vai trò, tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản
xuất, giúp kế toán nguyên vật liệu theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và sự biến
động của từng loại nguyên vật liệu từ đó giúp cho kế toán và lãnh đạo Công ty
quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học.
2.2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu:
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị nguyên
vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất.
Thước đo cơ bản, chủ yếu của kế toán là thước đo giá trị, tất cả các đối tượng kế
toán phải biểu hiện dưới hình thức giá trị, trên cơ sở đó kế toán mới phản ánh, theo
dõi kiểm tra tài sản và sự biến động của tài sản. Nguyên vật liệu là tài sản lưu động
thuộc nhóm hàng tồn kho; về nguyên tắc kế toán xuất, nhập, tồn kho vật liệu phải
phản ánh theo trị giá vốn thực tế.
Hiện nay nguyên vật liệu của Công ty sử dụng để phục vụ sản xuất phải thu
mua từ nhiều nguồn khác nhau, Công ty sử dụng giá thực tế để phản ánh, ghi chép
trên sổ kế toán:
- Giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho:
Ở Công ty lương thực và chế biến thức ăn gia súc vật liệu dùng cho sản xuất
kinh doanh được mua ở ngoài, vật liệu có thể được giao nhận ở kho Công ty hoặc
giao nhận tại kho bên bán.
Do công ty sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi nên nguyên liệu mua vào chủ yếu
thuộc nhóm hàng chịu thuế giá trị gia tăng, mà doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ nên trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập
kho là giá mua chưa thuế cộng chi phí mua nếu có. Ta có thể khái quát bằng sơ đồ
sau:
Trị giá vốn thực tế Giá mua chưa Chi phí thu
của vật liệu nhập kho = thuế giá trị + mua (nếu có)
phục vụ sản xuất gia tăng
VD: Ngày 20/2/2001 Công ty đã mua 12 505 kg gạo tẻ của Công ty lương thực
TP với giá chưa thuế là 2 171,4đ/kg. Chi chí vận chuyển, bốc xếp là:
300. 000đ. Thuế GTGT là 5%.
Vậy trị giá vốn thực tế của gạo tẻ nhập kho là:
12 505 x 2 171,4 + 300 000 = 27 453 357
- Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Khi xuất dùng vật liệu để sản xuất, Công ty áp dụng phương pháp tính giá vốn
thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Theo
phương pháp này giá thực tế vật liệu được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất
dùng và đơn giá bình quân gia quyền được tính cả cho vật liệu tồn đầu tháng và số
lượng vật liệu nhập trong tháng.
Trị giá thực tế của vật Trị giá thực tế của vật
Đơn giá liệu tồn đầu tháng + liệu nhập trong tháng
thực tế =
bình quân Số lượng tồn Số lượng nhập
đầu tháng + trong tháng
Giá vốn thực tế Số lượng vật liệu Đơn giá thực tế
của vật liệu xuất kho = xuất kho x bình quân
VD: Đầu tháng 2/2001 kế toán tính được trị giá thực tế là: 44 612 000đ của gạo
tẻ với lượng tồn kho đầu tháng là: 27 453 357 đồng.
Đơn giá thực 44 612 000 + 27 453 357
tế bình quân =
của gạo 21 762,8 + 15 525
= 1 933 đ/kg
Trong tháng 2/2001 công ty đã xuất kho 10 521,5 kg gạo tẻ sản xuất thức ăn
cho gà.
Vậy giá vốn thực tế của gạo tẻ sản xuất thức ăn cho gà là:
1 933 x 10 521,5 = 20 338 059 đ
2.2.1.4. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở công ty chế biến lương thực và thức
ăn gia súc Thái Bình:
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán chi tiết nhập xuất tồn
kho vật liệu ở Công ty được áp dụng theo phương pháp ghi thẻ song song nhằm
phục vụ cho công tác kiểm tra số liệu nhập xuất tồn kho được thực hiện nhanh
chóng, thường xuyên. Từ đó đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành sản xuất
tại Công ty dược thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
- Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:
Ở Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình hiện nay trong
công tác kế toán nhập vật liệu đang sử dụng các chứng từ hạch toán chi tiết vật liệu
sau:
+ Phiếu nhập kho ( mẫu 01 – VT)
+ Phiếu kiểm tra chất lượng.
+ Hoá đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Khi nguyên vật liệu về đến kho; cán bộ cung tiêu cùng thủ kho và cán bộ kỹ
thuật xác định số lượng nhập về có đúng số lượng, chất lương, mẫu mã, quy cách
đã ghi trên hợp đồng hay không. Sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì phòng vật tư
tiến hành làm thủ tục nhập kho và thủ kho tiến hành nhập kho số vật liệu đó. Phiếu
nhập kho được lập làm ba liên: một liên lưu ở phòng cung ứng vật tư, một liên thủ
kho giữ để ghi vào thẻ kho, một liên giao cho người giao hàng cùng hoá đơn GTGT
(hoá đơn đỏ) để làm thủ tục thanh toán với phòng tài vụ.
Định kỳ, thường một tuần một lần thủ kho chuyển phiếu nhập kho lên cho kế
toán vật tư. Kế toán vật tư căn cứ vào chứng từ gốc, phiếu nhập kho để vào sổ chi
tiết vật liệu. Cuối tháng kế toán vật liệu sau khi đã tổng hợp sẽ đối chiếu với các
thẻ kho.
VD: Trích tài liệu chứng từ nhập kho vật liệu T2/2001.
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01. GTKT- 311
Liên 2 Giao khách hàng DS/00 - B
Ngày 18/2/2001. No 031065.
Đơn vị bán hàng: Công ty lương thực Thái Bình.
Địa chỉ:
Điện thoại: Số tài khoản….
Mã số:
Họ và tên người mua hàng: Công ty chế biến lương thực và thức ăn gia súc Thái Bình.
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán: Uỷ nhiệm chi MS
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3= 1 x 2
Gạo tẻ Kg 12.505 2.171,4 27.153.357
Cộng tiền hàng 27.153.357
Thuế suất GTGT: 5% 1.358.043
Tổng cộng tiền thanh toán 28.511.400
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu năm trăm mười một ngàn bốn trăm đồng.
Người mua hàng kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên). ( ) ( )
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Ngày 18 tháng 2 năm 2001
Đơn vị sản xuất: Hằng: Công ty lương thực Thái Bình
Sản phẩm: Gạo tẻ
Só lượng: 12 505 Kg
Chất lượng: Không lẫn tạp chất, san, cát,không ẩm mốc
Chất lượng đạt yêu cầu.
Kết luận của kiểm nghiệm viên: Đề nghị cho nhập kho.
Kiểm nghiệm viên
( Ký rõ họ tên)
Đơn vị… PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01-VT
Ngày 20/2/2001 QĐ số: 1141- TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Họ tên người giao hàng: Chị Hồng công ty lương thực Thái bình Số 82
Theo…………….Số……..Ngày…….Tháng……Năm…..Của.. Nợ: TK 152
Nhập tại kho: Chị Bích Có: …
S
T
T
Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất vật tư
( SPHH)
Mã
số
ĐVT
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Theo CT Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1
Gạo tẻ
Thuế GTGT
5%
Vận chuyển
Kg
-
-
12505 12505 2171,4 27.153.357
1.358.043
350.000
Cộng 28.861.400
Viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu tám trăm sáu mốt nghìn bốn trăm.
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng
đơn vị
Sau khi đã nhập kho đầy đủ số gạo đến ngày 27/2/2001. Công ty lập uỷ nhiệm
chi số 40 trả tiền cho công ty lương thực Thái Bình.
UỶ NHIỆM CHI
Số: 40 Phần do N.H ghi
Chuyển khoản, chuyển tiền, thu, điện. Lập 27/2/01
Đơn vị trả tiền: Công ty chế biến lương thực và thức Nợ:
ăn gia súc Thái Bình Số hiệu: N.H.A
Số tài khoản: Có:
Tại ngân hàng: Công thương Tỉnh Thái Bình Số hiệu: N.H.B
Đơn vị nhận tiền: Công ty lương thực Thái Bình Loại nghiệp vụ
Địa chỉ: 43 Lê Lợi Thị xã Thái Bình Ký hiệu thống kê
Số tài khoản………………………
Tại Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Thái Bình.
Nội dung thanh toán: Tiền gạo tẻ + Cước vận chuyển
PN 82 (20/2/2001) Số tiền
28.861.400
(Số tiền bằng chữ: Hai tám triệu tám trăm sáu mốt ngàn bốn trăm đồng)
Đơn vị trả tiền: N.H.A ghi số ngày 27/2/2001 N.H.B ghi số ngày
Kế toán chủ Số phụ kiểm soát Số phụ Kiểm soát
tài khoản trưởng N.H trưởng N.H
- Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu trong kho chủ yếu là dùng để xuất dùng cho các phân xưởng
sản xuất tại Công ty. Khi có yêu cầu sử dụng, quản đốc phân xưởng viết giấy đề
nghị phòng vật tư cung cấp vật liệu để sản xuất. Cán bộ phòng vật tư căn cứ vào
giấy đề nghị đã được lãnh đạo duyệt lập phiéu xuất vật tư làm hai liên. Một liên
phòng vật tư giữ lại để theo dõi vật liệu xuất dùng. Một liên giao cho đối tượng sử
dụng mang xuống kho, thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho vào cột thực xuất,
sau đó xuất vật liệu cho đối tượng cần sử dụng. Phiếu xuất kho được thủ kho lưu
lại để vào thẻ kho.
Phiếu xuất kho do phòng vật tư lập chỉ ghi số lượng chứ không ghi đơn giá và
số tiền. Sau khi đã lập được đầy đủ các chứng từ nhập kho vật liệu trong tháng, kế
toán tính ra đơn giá bình quân của từng thứ vật liệu xuất kho . Sau đó nhân với số
lượng thực tế xuất kho.
Công ty sử dụng hai loại phiếu xuất kho là phiếu xuất kho hạn mức và phiếu
xuất kho không hạn mức.
+ Phiếu xuất kho hạn mức là phiếu xuất các loại nguyên vật liệu chính như: khô
đỗ tương, bột ngô, bột cá,… Số lượng nguyên vật liệu chính đã được lên kế hoạch
xuất dùng trong tháng.
+ Phiếu xuất kho không hạn mức: Dùng để xuất cho các loại nguyên vật liệu
phụ, phục vụ cho quá trình sản xuất, không được lên kế hoạch xuất dùng trong
tháng.
2.2.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Do đặc điểm của Công ty là sản xuất kinh doanh nên hàng ngày vật liệu được
đưa vào sản xuất rất đa dạng. Nguyên vật liệu nhập xuất diễn ra thường xuyên
hàng ngày. Do đó nhiệm vụ của kế toán chi tiết vật liệu là rất quan trọng không thể
thiếu được. Trong công tác quản lý vật liệu ở công ty chế biến lương thực và thức
ăn gia súc Thái Bình kế toán chi tiết nguyên vật liệu phản ánh, theo dõi chặt chẽ
tình hình nhập, xuất, tồn kho theo từng thứ, từng loại vật liệu về số lượng và giá trị.
- Kế toán chi tiết vật liệu ở công ty sử dụng những chứng từ sau:
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho theo hạn mức.
+ Phiếu xuất kho không theo hạn mức.
+ Hoá đơn GTGT (Hoá đơn đỏ).
+ Phiếu kiểm tra chất lượng.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty sử dụng các sổ sau:
+ Sổ chi tiết vật liệu.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Công ty hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song.