Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.44 KB, 11 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
TRONG DOANH NGHIỆP XNK
I. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm.
1. Khái niệm.
Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh không những có
nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ các sản phẩm
đó.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán, xuất giao sản phẩm cho khách hàng
và thu được tiền. Trường hợp đơn vị bán chưa thu được tiền ngay nhưng đơn vị
mua đã chấp nhận thanh toán, chi trả thì cũng được coi là tiêu thụ được sản phẩm.
2. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm.
Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra - "Thương trường là chiến
trường"- do đó để đứng vững và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng hạn
chế những điểm yếu của mình, tạo ra cho mình những nhân tố thuận lợi và những
điểm mạnh để tận dụng được những cơ hội đến với mình và có thể đương đầu được
với những thách thức. Một trong những nhân tố đó là việc tiêu thụ sản phẩm và tìm
kiếm được mức doanh thu tiêu thụ cao.
Làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm, tức là được người tiêu dùng chấp nhận,
sản phẩm đó phải đáp ứng được đầy đủ hai mặt giá trị và giá trị sử dụng, đó là
không những chất lượng tốt mà giá cả còn phải hợp lý. Khi làm được điều đó
doanh nghiệp không những thu được khoản doanh thu lớn còn tạo được uy tín cho
mình trên thị trường.
Ngoài ra việc tiêu thụ sản phẩm còn là căn cứ quan trọng cho việc đề ra kế
hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý và có hiệu quả cả về mặt thời gian, số lượng và
chất lượng. Thực hiện kế hoạch đề ra cho năm tiếp theo đó chính là tái sản xuất,
sau khi tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục tái sản xuất
không những chỉ tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản
phẩm chính là nhân tố giúp cho việc tái sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên
tục.
Vậy tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt và mang tính


sống còn đối với doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và
phát triển. Nói một cách khác, tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm
luôn là mục đích để các doanh nghiệp hướng tới.
II. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết
quả tiêu sản phẩm, kế toán có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
_ Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực doanh thu, chi phí của việc
thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
_ Tính toán, xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ .
_ Tính toán, xác định đúng số thuế GTGT đầu ra .
_ Báo cáo kết quả hoạt động tiêu thụ đúng và kịp thời theo yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp và các cấp có liên quan.
III. Tổ chức kế toán tiêu thụ.
1. Doanh thu bán hàng.
1.1. Khái niệm và phương pháp xác định doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản
phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số
tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ .
Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh
toán.
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh thu bán hàng được xác
định cụ thể như sau:
_ Đối với doanh nghiệp thuộc diện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thì doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ không bao gồm thuế GTGT.
_ Đối với doanh nghiệp thuộc diện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
thì doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng
dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT.
Doanh thu bán hàng được phân loại thành :
_ Doanh thu bán hàng hoá.

_ Doanh thu bán thành phẩm.
_ Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được phân loại thành doanh thu bán hàng ra
ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Phương pháp xác định doanh thu như sau:
_ Đối với mỗi doanh nghiệp, doanh thu tiêu thụ là nguồn thu chủ yếu trong thu
nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và được tính theo công thức sau :
Doanh thu Khối lương sản phẩm Giá bán
tiêu thụ hàng hoá tiêu thụ
_ Bên cạnh đó doanh thu thuần là chỉ tiêu doanh thu mà doanh nghiệp thực sự
có được . Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản
giảm trừ doanh thu và được tính theo công thức sau:
Doanh thu Doanh thu Các khoản giảm trừ
thuần bán hàng doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Giảm giá hàng bán : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay
hợp đồng cung cấp dịch vụ do nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất,
không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng…
Ngoài ra tính vào khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm khoản thưởng khách
hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng
lớn hàng hoá và khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn
hàng hoá trong một đợt…
+ Hàng bán bị trả lại : Là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua
trả lại do hàng không phù hợp với yêu cầu về quy cách phẩm chất, không đúng
chủng loại… như đã ký kết trong hợp đồng.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu ( nếu có ) .
Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu là yếu tố quan trọng trong việc xác
định kết quả sản xuất kinh doanh, do đó người làm công tác kế toán phải có nhiệm
vụ theo dõi và ghi chép đầy đủ, rõ ràng.
1.2. Chứng từ kế toán sử dụng.

_ Hoá đơn GTGT
_ Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
_ Phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng.
1.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Kế toán sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán và theo dõi tình hình tiêu
thụ trong kỳ.
_ TK 511"Doanh thu bán hàng ". TK này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán
hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm doanh thu trong kỳ hoạt động
sản xuất kinh doanh. TK này có 4 TK cấp hai sau:
+ TK511.1 _ Doanh thu bán hàng hoá
+ TK511.2 _ Doanh thu bán thành phẩm
+ TK511.3 _ Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK511.4 _ Doanh thu trợ cấp, trợ giá
_ TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" .TK này dùng để phản ánh doanh thu
của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp. TK này có 3
TK cấp hai sau:
+ TK512.1 _ Doanh thu bán hàng hoá
+ TK512.2 _ Doanh thu bán thành phẩm
+ TK512.3 _ Doanh thu cung cấp dịch vụ
1
_ TK 531 "Hàng bán bị trả lại" . TK này dùng để phản ánh trị giá của sản phẩm
hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp như vi phạm
hợp đồng kinh tế, hàng hoá không đúng phẩm chất, chủng loại.
_ TK 532 "Giảm giá hàng bán" . TK được sử dụng để theo dõi toàn bộ các
khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận.
_ TK 333.1 " Thuế GTGT phải nộp" . TK này phản ánh số thuế GTGT phải đầu
ra, số thuế GTGT được khấu trừ, đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân
sách Nhà nước.
Và một số TK liên quan khác như TK 111, 112, 131, …
2. Trình tự kế toán tiêu thụ trong các phương thứ bán hàng.

Đối với doanh nghiệp XNK,bán hàng được chia thành
_ Bán hàng trong nước
_ Bán hàng ngoài nước ( xuất khẩu)
2.1. Bán hàng trong nước.
Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp XNK áp dụng các phương thức
bán hàng sau:
2.1.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho
(hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi
1* Chú ý : Để phù hợp với nội dung của bài luận văn : “Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
Công ty Phát triển XNK & Đầu tư” nên trong phần này chỉ đề cập đến trình tự kế toán tiêu thụ trong trường hợp
doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và ting thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

×