Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

cau chuyen ve dao duc va phap luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.72 KB, 25 trang )

B¶NG NH¢N
X
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 13 tháng 11 năm 2006
Buổi 1
( Dạy bài sáng thứ 6 )
TiÕng ViÖt
Chữa bài kiểm tra định kì.

I. Mục tiêu:
- GV chữa bài kiểm tra định kỳ.
- Giúp học sinh nắm được những sai sót của mình và biết cách sửa.
II. Chuẩn bị:
Nội dung bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
1 HĐ1: Giáo viên cùng học sinh chữa bài.
- Gọi một em đọc yêu cầu các bài kiểm tra.
Bài 1 yêu cầu làm gì?
- Gọi HS nối tiếp nêu các từ ngữ tìm được.
Bài 2: Gọi HS đứng tại chỗ nối tiếp nêu các chữ và tên chữ.


Bài 4 Yêu cầu làm gì?
- Gọi 3 em lên bảng viết 3 câu hỏi tương ứng của 3 câu.
Bài 5: Gọi một số HS nối tiếp đặt câu.
Bài 6: Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gọi 2 em lên bảng hoàn chỉnh 2 câu văn đó.
Bài 7: Một HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
2.HĐ2: HS tự chữa bài.
- GV phát bài – HS tự xem lại những bài mình đã làm sai.
- Chữa bài vào vở ô li.
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
Thủ công
Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố chương gấp cắt dán hình.
- Giáo dục HS ý thức yêu thích gấp cắt, dán hình.
II. Chuẩn bị:
Giấy, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
1 HĐ1: Ôn gấp hình.
? Các em đã được học gấp những gì.
( Tàu thuỷ 2 ống khói, con ếch,..)
? Nêu quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
? Nêu quy trình gấp con ếch.
2. HĐ2: Gấp, cắt, dán hình.
? Ta đã được học gấp, cắt, dán hình gì (ngôi sao 5 cánh và lá cờ, bông
hoa, kết thành lẳng hoa).
? Nêu quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ.
? Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán bông hoa.
? Kết thành lẳng hoa ntn.
3. HĐ3: Tổ chức thi gấp, cắt, dán trong các nhóm.

- Trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá kết quả. Tuyên dương nhóm, cá nhân có sản phẩm đẹp.
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học
Toán
T45: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với cách đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo.
- Đổi số đo độ dài có 2 đơn vị sang số đo độ dài 1 đơn vị.
- Kỹ năng thực hành cộng, trừ, nhân, chia, so sánh số đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Đọc bảng số đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại.
B. Bài mới:
1 HĐ1: Củng cố lý thuyết.
- HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1m 9cm
Đọc 1 mét 9 xăng ti mét => viết 1m 9cm.
Viết 3m2dm => đọc 3 mét 2 đề xi mét.
? Đổi 3m2dm ra dm ta làm thế nào.
? 3m bằng mấy dm (30dm).
Vậy 30dm + 2dm = ? dm (32 dm).
- Cộng, trừ, nhân, chia số đo độ dài.
? Muốn thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo độ dài ta làm thế nào.
(Ta thực hiện như với số tự nhiên).
- So sánh số đo độ dài.
Hướng dẫn: Đổi về cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh.
2 HĐ2: Luyện tập.
- HS làm vào vở bài tập bài 1, 2, 3, 4.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu.
- Chấm, chữa bài.

Chữa bài 4: Giải.
Đổi: 4m52cm = 452 cm
4m6dm = 460 cm
a, Trong 3 bạn, cường ném xa nhất.
b, Cường ném xa hơn An số cm là:
460 – 452 = 8 (cm)
ĐS: 8 cm
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Nội dung
- Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua.
- Động viên, khen ngợi những em có thành tích trong học tập, lao động
vệ sinh.
- Nhắc nhở những em còn lười học, chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ
sinh trường lớp.
- Triển khai kế hoạch tuần tới.
- Động viên các em cố gắng học tập thật tốt để dành nhiều điểm 10 dâng
lên thầy cô nhân ngày 20/11.
Buổi 2
( Dạy bài sáng thứ 2 )
Tập đọc
Giọng quê hương
I. Mục tiêu:
- Chú ý các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, nén nỗi, lẳng lặng...
- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu
chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài.
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của
các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng quê hương

thân quen.
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. Biết thay đổi
giọng kể cho phù hợp với nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
1. HĐ1: Giới thiệu bài.
2. HĐ2: Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn : 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài,
- Đọc từng đoạn trong nhóm, HS từng nhóm đọc và góp ý cho
nhau về cách đọc. GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
3. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 :
? Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai. (cùng ăn với 3 người
thanh niên)
- HS đọc thầm đoạn 2 :
? Chuyện gì xẩy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên.
- HS đọc thầm đoạn 3:
? Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê
hương ?
- Ba HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài:
? Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
4. HĐ4: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3
- Hai nhóm (3 em) phân vai thi đọc đoạn 2 và 3.
- Một nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. GV kết hợp hướng dẫn HS

đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. GV giao nhiệm vụ : Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu
chuyện, HS kể được toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh
- HS quan sát từng tranh minh hoạ, HS giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong
từng tranh, ứng với từng đoạn.
- Từng cặp HS tập kể một đoạn câu chuyện.
- Ba HS nối tiếp kể 3 đoạn trước lớp.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
III. Củng cố, dặn dò
- Hai HS nêu lại cảm nghĩ của em về câu chuyện?
- GV nhận xét chung tiết học.
Toán
T46: Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết dùng thước và bút chì để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo độ dài, biết đọc kết quả đo.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác
II. Đồ dùng dạy học:
Thước.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Hai HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước:
a, Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 m.
b, Vẽ đoạn thẳng có độ dài 7 dm
B.. Bài mới:
1. HĐ1: Hình thành kiến thức.

- GV đưa thước mét ra và cho HS quan sát.
- GV đo chiều dài của bảng lớp – Cho một HS lên bảng đọc kết quả đo.
- GV tiếp tục đo chiều dài của lớp học; bàn HS…
GV kết luận: Để đo chiều dài của các vật thì ta sử dụng thước dây, thước mét
hay như thước kẻ của các em có chia vạch xăng ti mét…
2. HĐ2: HS thực hành
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm những em yếu.
- Chấm, chữa bài.
Bài tập 1: GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài tập 2, 3 Hai HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung thêm.
IV.Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Tự nhiên XH
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục đích, yêu cầu
Sau bài học HS biết :
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ.
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
Kênh hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A HĐ1 : Thảo luận theo cặp.
- HS làm việc theo cặp : một em hỏi, một em trả lời câu hỏi : Trong gia đình
bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
- Gọi một số HS kể trước lớp, GV kết luận : Trong mỗi gia đình thường có
những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
B. HĐ2 : Quan sát tranh theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 39
(SGK) sau đó trả lời theo câu hỏi gợi ý :

? Gia đình bạn Minh, gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống đó là
các thế hệ nào ?
? Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ?
? Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh ?
? Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan ?
? Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh ?
? Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan ?
? Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống
thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?
- Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV kết luận.
C HĐ3: Giới thiệu về gia đình mình.
- Nhóm đôi lần lượt giới thiệu về gia đình mình.
- Một số HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp. Yêu cầu các em nêu
được : Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai ? Thế hệ thứ hai
gồm những ai ( nếu có) ? Thế hệ thứ ba gồm những ai (nếu có) ?
GV kết luận : Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ sinh sống, có những
gia đình có 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.
IV.Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Thứ ba, ngày 14 tháng 11 năm 2006
Buổi 1
Thể dục
Động tác: Chân, lườn
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác vươn thở và động tác tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối
đúng.
- Học động tác chân và động tác lườn của bài phát triển chung. Yêu cầu thực
hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi " Nhanh lên bạn ơi". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối
chủ động.
II. Phương tiện

Tranh bài thể dục, Còi, sân bãi tập.
1. HĐ1: Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
Chạy chậm một vòng xung quanh sân. Đứng thành vòng tròn quay mặt vào
trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi "làm theo hiệu lệnh"
2. HĐ2: Phần cơ bản.
- Ôn động tác vươn thở và động tác của bài phát triển thể dục chung.
Ôn tập từng động tác, sau đó tập lại liên hoàn hai động tác, mỗi động tác
thực hiện 2 x 8 nhịp. GV có thể vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
- Học động tác chân, lườn.
GV vừa giải thích, vừa làm mẫu – HS tập theo.
Lần 2: GV hô cho HS tập – GV theo dõi, sữa chữa cho HS.
Lần 3: Cho 2 HS làm tốt lên làm mẫu.
Tập liên kết cả 2 động tác.
3. HĐ3: Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
Toán
T47: Thực hành đo độ dài(T)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các đơn vị đo độ dài.
- Củng cố cách đo chiều dài (đo chiều cao của người)
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ : - Hai HS đọc các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn.
- Hai HS đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
- Hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần ?
B. Bài mới:

1. HĐ1: Củng cố lý thuyết.
? Để biết được chiều cao, chiều dài…..của các vật ta phải làm gì.
? Ta sử dụng vật gì để đo.
? Hãy nêu số đo một số vật trong gia đình mình mà các em đã đo.
2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
- Hướng dẫn cho HS làm bài tập vào vở.
- Tổ chức cho HS đo theo nhóm.
GV chia lớp thành nhóm 4. Các nhóm tiến hành dự đoán cao thấp trong nhóm
rồi thực hành kiểm tra đự đoán của mình bằng cách đo.
Ghi tên từng bạn trong nhóm
Các bạn trong nhóm luân phiên nhau đo.
Đo xong các bạn thảo luận để xắp xếp các bạn theo chiều cao từ cao đến
thấp.
GV đánh giá kết quả đo của các tổ.
III. Củng cố, dặn dò:
Tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
Chính tả(N.V)
Quê hương ruột thịt
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt. Biết viết hoa
chữ đầu câu và tên riêng trong bài.
- Luyện viết tiếng có vần khó (oai / oay) tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do
ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : l / n ; Thanh hỏi / thanh ngã / thanh nặng
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : GV cho HS tự tìm từ ngữ và viết theo 2 yêu cầu sau :
- Từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, bằng d, bằng gi
- Từ chứa tiếng có vần uôn, vần uông
B. Dạy bài mới
1. HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc toàn bài một lượt.
? Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình.
? Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài ? Cho biết vì sao phải viết hoa
các chữ ấy ?
- HS viết các tiếng khó dễ lẫn: nơi, trái sai, da dẻ, ngày xưa...
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét nội dung viết, chữ viết và cách
trình bày bài.
3. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- HS làm vào vở bài tập, GV theo dõi chấm chữa bài.
Bài 1 : ba tổ thi đua nối tiếp lên bảng thi viết các từ theo yêu cầu của bài tập.
Bài tập 2 : hai HS lên bảng làm.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò : GV lưu ý cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc
trong bài ; khuyến khích HS đọc thuộc câu văn trong bài tập 3.
Tập đọc
Thư gửi bà
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ ngữ: lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, ánh trăng, sống lâu...
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng
kiểu câu.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư
thăm hỏi. Hiểu được ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của
người cháu.
- Bước dầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
II. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ: Bốn HS học thuộc lòng bài thơ Quê hương và trả lời câu hỏi: Em
hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
B. Bài mới:
1. HĐ1: Giới thiệu bài
2. HĐ2: Luyện đọc
- GV đọc toàn bài
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp: 3 HS đọc 3 đoạn của bức thư, kết hợp
hướng dẫn đọc đúng
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Ba HS thi đọc toàn bộ bức thư.
3. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc nhẩm phần đầu bức thư,
? Đức viết thư cho ai? Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào?
- HS đọc phần chính bức thư
? Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể với bà những gì?
- HS đọc thầm đoạn cuối bài thơ
? Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
- GV giới thiệu một bức thư cho HS cả lớp xem.
4. HĐ4: Luyện đọc lại.
- Một HS khá giỏi đọc lại toàn bộ bức thư.
- GV hướng dẫn HS thi đọc nối tiếptừng đoạn trong nhóm.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV giúp HS nêu nhận xét về cách viết một bức thư: Đầu thư viết thế nào?
Phần chính cần thăm hỏi và kể những gì? Cuối thư ghi như thế nào?
-Về nhà luyện đọc bức thư.
Buổi 2
Luyện toán
Ôn bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: Luyện tập thực hành đo, ước lượng và so sánh độ dài. Luyện tập

nhân, chia trong bảng đã học.
II. Các hoạt động dạy học
1. HĐ1:Củng cố lý thuyết:
? Nêu các đơn vị đo từ lớn đến bé.
? Nêu các đơn vị đo từ bé đến lớn.
? Hai đơn vị đo độ dài gần kề nhau hơn kém nhau mấy đơn vị.
? Trong số đo độ dài mỗi chữ số ứng với mấy hàng đơn vị đo.

×