Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MÙA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.9 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MÙA HÀNG VÀ
THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM
TOÁN NỘI BỘ THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ
I - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT
MỎ
1- Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Hoá chất Mỏ là thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam trực
thuộc Bộ Công Nghiệp, có trụ sở đặt tại tổ 27, Phường Phương Liệt - Quận Thanh
Xuân - Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Hoá chất Mỏ là Xí nghiệp Hoá chất Mỏ thuộc Công
ty Xuất nhập khẩu than và cung cấp vật liệu (Coalimex). Trước yêu cầu sử dụng
và quản lý vật liệu nổ công nghiệp ngày càng cao. Được sự đồng ý của chính phủ,
Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) ra Quyết định 204/TCCB-LĐ ngày
1/4/1995 thành lập Công Ty Hoá Chất Mỏ thuộc Tổng công ty Than Việt Nam,
Công ty Hoá chất Mỏ mới thực sự trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc
lập. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành của ngành Hoá chất Mỏ, đồng thời
cũng thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước và lãnh đạo Tổng công ty Than
Việt Nam trong việc xây dựng Ngành hoá chất mỏ đảm bảo đáp ứng nhu cầu bức
xúc tăng nhanh sản lượng sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho sự
phát triển của ngành than nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung.
Khi thành lập Công ty có 7 phòng ban và 6 đơn vị trực thuộc. Đến nay Công
ty Hoá chất Mỏ đã có 9 phòng ban và 14 chi nhánh ở miền trong cả nước (Bắc
Kạn, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh
Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Gia Lai, Khánh Hoà, Vũng Tàu).
Công ty có các nhiệm vụ:
- Sản xuất, đóng gói, bảo quản, cung ứng vật liệu nổ.
- Xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên liệu hoá chất để sản xuất vật liệu nổ
- Dịch vụ nổ mìn cho các đơn vị trong cả nước.
- Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy và bao bì vật liệu nổ và giấy
sinh hoạt.
- Dịch vụ cung ứng xăng dầu và vật tư hàng hoá khác.


- Sản xuất than sinh hoạt, vật liệu xây dựng.
- May hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
- Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ.
- Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng và làm uỷ thác tiếp nhận vận chuyển
cho các đối tượng có nhu cầu.
Trong quá trình phát triển, Công ty đã khẳng định vị trí số một trong sản
xuất và cung cấp dịch vụ vật liệu nổ công nghiệp cho ngành than nói riêng và nền
kinh tế Việt Nam nói chung. Sản phẩm của Công ty đóng góp cho nền kinh tế rất
đa dạng khẳng định tầm quan trọng, vị thế của Công ty trong nền kinh tế. Quy mô
vốn của Công ty được bảo toàn và phát triển qua các năm.
Thị trường của Công ty không chỉ dừng ở trong nước và đã vươn ra thị
trường quốc tế. Số liệu tài chính trong những năm gần đây minh hoạ cho sự phát
triển của Công ty.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
TT Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001
I Sản lượng
1 Cung ứng thuốc nổ Tấn 16340 11960 16854
2 Sản xuất thuốc nổ Tấn 7566 4870 7500
II Giá trị
1 Doanh thu Tỷ đồng 301 227 350
A
Cung ứng nguyên vật liệu
Tỷ đồng 248 175.2 286.6
B Sản xuất khác Tỷ đồng 53 51.8 63.4
2 Giá trị sản xuất VLNCN Tỷ đồng 50 33.6 56.7
3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 3.06 6.34 7
4 Lãi Triệu đồng 258 230 687
2- Đặc điểm hoạt động của Công Ty Hoá Chất Mỏ

2.1- Đặc điểm sản phẩm, sản xuất sản phẩm

Công ty Hoá Chất Mỏ từ năm 1995 đã đăng ký và được Nhà nước và Tổng
Công ty Than Việt Nam giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh về thuốc nổ công
nghiệp. Ngoài ra còn kinh doanh về vận tải, dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải
thuỷ, đại lý vận tải biển. Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy bao bì, hàng
may mặc bảo hộ lao động, dịch vụ cung ứng vật tư khác, xây lắp dân dụng, sửa
chữa ô tô và tư vấn thiết kế mỏ, kinh doanh đa dạng các ngành nghề.
Mặc dù Công ty kinh doanh nhiều loại hàng như vậy. Sản phẩm chính của
Công ty vẫn là sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp. Công ty tổ chức sản
xuất 4 loại thuốc nổ: Anfo thường, anfo chịu nước, thuốc nổ an toàn hầm lò AH1,
thuốc nổ zecnô.
Mỗi loại thuốc nổ đều được sản xuất theo quy trình công nghệ và trên dây
truyền sản xuất khác nhau. Tuy nhiên chúng phải tuân theo một quy trình chung
sau:

Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất thuốc nổ
Phối trộn
Tháo sản phẩm cho vào bao bì
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Đóng gói
Nhập kho, bảo quản
Chuẩn bị
- Nguyên vật liệu
- Bao bì đóng gói
- Máy móc thiết bị

Sản phẩm của Công ty chủ yếu được cung cấp cho sản xuất than và cho các
nhà máy quốc phòng. Ngoài ra các sản phẩm thuốc nổ dây điện dân dụng, để bảo
hộ cũng được cung cấp ra thị trường, đặc biệt là cung cấp cho ngành xây dựng cầu
đường và xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.2- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm, Công ty Hoá chất Mỏ
đả tổ chức quá trình sản xuất theo ba giai đoạn cung ứng vật liệu và sản xuất, cung
cấp các dịch vụ.
Cung ứng là giai đoạn quan trọng vì khối lượng vật tư sử dụng lớn và mang
tính chất đặc thù. Đây chính là giai đoạn quyết định về chất lượng và giá trị thực tế
của sản phẩm.
Công ty tổ chức 14 đơn vị sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức Xí
nghiệp, trung tâm.
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mà Công ty sử dụng là tổ chức theo
loại hình sản phẩm sản xuất:
- Các Xí nghiệp cung ứng vật liệu nổ: Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh,
Trung tâm vật liệu nổ công nghiệp, Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Ninh Bình, Xí nghiệp
Hoá chất Mỏ Đà Nẵng, Chi nhánh Hoá chất Mỏ Gia Lai, Chi nhánh Hoá chất Mỏ
Khánh Hoà, Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Bắc Thái, Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Sơn La, Xí
nghiệp Hoá chất MỏVũng Tàu, Chi nhánh Hoá chất Mỏ Bắc Kạn, Xí nghiệp Hoá
chất Mỏ và cảng Bạch Thái Bưởi.
- Các Xí nghiệp vận chuyển: Xí nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng, Xí nghiệp
vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh.
- Xí nghiệp sản xuất khác: Xí nghiệp dịch vụ Hà Nội.
2.3- Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
Để quản lý điều hành mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý. Tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình doanh
nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể mà thành lập ra các bộ phận quản lý
thích hợp. Công Ty Hoá Chất Mỏ là một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, bộ máy
quản lý được tổ chức theo một hệ thống gồm nhiều bộ phận và được phân thành
các khâu, các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định. Trong hệ thống
này các phòng ban chức năng giúp Giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân
công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về lĩnh vực hoạt động
của mình.
Hiện nay Công ty có khoảng 1695 cán bộ công nhân viên trong đó có

khoảng 15,95% là lao động gián tiếp. Công ty tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất
theo phương thức kết hợp giữa trực tuyến và chức năng. Do Công ty sử dụng cả hai
hình thức quản lý kết hợp nên thể hiện được cả tính tập trung hoá, phi tập trung
hoá, tận dụng được ưu điểm cũng như hạn chế được nhược điểm của hai phương
pháp quản lý này.
Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc. Công ty có 9 phòng ban để
thực hiện các chức năng được giao là: Phòng Kế toán; Phòng Kiểm toán; Phòng
Thương mại; Phòng Kỹ thuật và chỉ huy sản xuất; Phòng Nhân sự; Phòng Thanh
tra, bảo vệ, pháp chế; Phòng Kỹ thuật an toàn; Phòng Thiết kế, đầu tư và Văn
phòng Công ty.
Tại các Xí nghiệp thành viên bộ máy được tổ chức tương tự bộ máy quản lý
của Công ty. Tuy nhiên do quy mô khác khác nhau nên một Xí nghiệp sẽ không
bao gồm đủ 9 phòng ban chức năng như ở Công ty.
Sơ đồ 7 minh hoạ cho cơ cấu và tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty Hoá
chất Mỏ
2.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Công ty Hoá chất Mỏ là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ
tư cách pháp nhân bao gồm 14 xí nghiệp thành viên trực thuộc hoàn toàn không có
sự phân tán quyền lực, về quản lý hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài
chính. Do vậy mô hình tổ chức kế toán tài chính là mô hình kế toán tập trung.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở
mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán tại các Xí nghiệp trực thuộc thực hiện toàn
bộ các công tác kế toán từ tiếp nhận chứng từ ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống
báo cáo của mình. Các Xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc được Công ty
giao cho quản lý tài sản, vật tư hàng hoá của mình để tự chủ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Các Xí nghiệp này thực hiện hạch toán kế toán theo phương thức bán
hàng thành tiền nộp trả vốn về Công ty sau khi đã trừ các chi phí trực tiếp tại Xí
nghiệp.
Kết quả cuối cùng do Phòng Kế toán Công ty phụ trách dựa vào các báo cáo

quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các Xí nghiệp thành viên gửi về.
Trên cơ sở của số liệu đã tổng hợp để có quyết định quản lý vốn, tổ chức phân phối
tài chính giữa các Xí nghiệp.
* Bộ máy Kế toán của Công ty bao gồm:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức Bộ máy Kế toán ở Công ty trên cơ sở
xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng là thông
tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh tài chính ở doanh nghiệp, lập kế hoạch tài
chính, chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn kế toán, kiểm tra việc thực hiện
chế độ, thể lệ, quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như tài chính.
- Kế toán phó: Phụ trách công tác, thống kê thay thế Kế toán trưởng khi được
uỷ thác và có nhiệm vụ trợ giúp Kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp: Giúp Kế toán trưởng trong công tác tổng hợp ghi sổ lập báo
cáo kế toán, bảo quản lưu trữ hồ sơ.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi, phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng
và thanh toán cho người cung cấp.
- Kế toán tiền mặt: Hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu chi cho quỹ tiền
mặt, tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ của Công ty.
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, các khoản trích nộp theo lương.
- Kế toán tài sản cố định: chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh tình hình tăng,
giảm tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: chịu trách nhiệm theo dõi và tập
hợp các chi phí phát sinh từ đó tính giá thành cho các sản phẩm.
- Kế toán tiêu thụ: Theo dõi và phản ánh tình hình biến động tăng giảm sản
phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Thủ quỹ: Theo dõi thu chi hàng ngày.
- Kế toán các Xí nghiệp trực thuộc: tiếp nhận các chứng từ ghi sổ, xử lý thông
tin trong các xí nghiệp mình và gửi báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý lên
Phòng Kế toán của Công ty.
Sơ đồ 7 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán phó
Kế toán chi phí
Kế toán tiền mặt
Kế toán tổng hợp
Kế toán tài sản cố định
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán tiêu thụ
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương và BHXHH
3- Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty Hoá chất Mỏ
3.1- Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kiểm toán nội bộ
Khi Quyết định 832TC/CĐ/CĐKT của Bộ Tài chính được ban hành. Ban
lãnh đạo Công ty đã quan tâm tới vấn đề thành lập Phòng Kiểm toán nội bộ do
những yêu cầu của đặc điểm sản xuất kinh doanh, sự phân cấp tài chính. Ngày
19/01/1999 Giám đốc Công ty đã có quyết định số 108QĐ/HCM quyết định thành
lập Phòng Kiểm toán nội bộ.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phó Phòng Kiểm toán nội bộ
có trách nhiệm tuân thủ các quy định như: Quyết định số 832 TC/CĐ/CĐ Kiểm
toán ngày28/10/1997 về Quy chế Kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính. Quyết định
số 497/TVN/KTNB ngày 18/2/1997 về Quy chế Kiểm toán nội bộ của Tổng công
ty Than Việt Nam.
Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận Kiểm toán nội bộ của Công ty được
quy định trong điều 4 và 5 của Quy chế hoạt động Kiểm toán nội bộ của Công ty
Hoá chất Mỏ: "Phòng Kiểm toán nội bộ và các Kiểm toán viên có có trách nhiệm
kiểm tra xác nhận tính xác thực của các báo cáo kinh tế - tài chính, sản xuất kinh
doanh theo quý, sáu tháng và hàng năm của các Xí nghiệp trực thuộc, văn phòng
Công ty và báo cáo tổng hợp chung toàn Công ty”.
 Kiểm tra xác nhận đánh giá trên các mặt:
- Tình hình thực hiện các nguyên tắc, chính sách, chế độ luật pháp của Nhà

nước, quy định của cấp trên.
- Độ tin cậy của các thông tin báo cáo thống kê về tình hình kinh tế, tài chính của
cấp dưới và báo cáo của cấp mình lên cấp trên.
- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý bảo vệ tài sản của
doanh nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành
kinh doanh của đơn vị.
3.2- Cơ cấu Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty Hoá chất Mỏ
Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty gồm 4 người có trình độ đại học
chuyên nghành tài chính kế toán và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra tài
chính hay kế toán tổng hợp, chức năng và nhiệm vụ của từng Kiểm toán viên được
quy định như sau:
Trưởng Phòng Kiểm toán: Phụ trách công việc chung của phòng, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ công tác của phòng. Điều hành và tổ
chức các cuộc kiểm toán, phụ trách công tác đối ngoại của phòng, sưu tầm tài liệu
liên quan đến chế độ, chính sách và công việc của phòng.
- Quản lý bồi dưỡng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm toán viên
trong Công ty.
- Báo cáo định kỳ thường xuyên kết quả kiểm toán cho Giám đốc Công ty theo
quy định.
- Chuyên sâu kiểm toán nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho.
Phó Phòng Kiểm toán: chịu trách nhiệm phụ trách công tác chung của phòng khi
trưởng phòng đi vắng, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của phòng phối
hợp với trưởng phòng thực hiện các cuộc kiểm toán. Ngoài ra còn chịu trách
nhiệm thực hiện các công tác chuyên môn: Thực hiện kiểm toán vốn bằng tiền, chi
phí, các thủ tục, chứng từ thanh toán, tài sản cố định.
Hai chuyên viên: Thực hiện công tác theo dõi công văn đi và đến phòng, thực
hiện kiểm toán doanh thu và các khoản nợ phải thu, thuế và các khoản phải nộp
cho Nhà nước theo sự chỉ đạo của trưởng phòng.
Sơ đồ 8: Mô hình tổ chức Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty:

Trưởng Phòng Kiểm toán
Phó Phòng Kiểm toán
Chuyên viên 2
Chuyên viên 1
Bên cạnh việc tổ chức Phòng Kiểm toán nội bộ thì Công ty đã chú trọng xây
dựng các quy định cho hoạt động kiểm toán nội bộ có thể vận hành tốt. Cụ thể
trong Kiểm toán nội bộ của Công ty đã áp dụng theo Quyết định 832/ TC/CĐ Kiểm
toán ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính để quy định về trình tự nội dung, phương
pháp Kiểm toán nội bộ của bản thân đơn vị.

3.3- Nội dung hoạt động của Phòng Kiểm toán nội bộ
Trong giai đoạn đầu Phòng Kiểm toán nội bộ tập trung các công việc:
- Duyệt quyết toán báo cáo tài chính của các đơn vị.
- Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ.
Khi kiểm toán báo cáo tài chính, công việc chủ yếu của Kiểm toán nội bộ là
kiểm toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, chuyên đề thực tập này đi
sâu nghiên cứu thực tế công tác kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong
Kiểm toán Báo cáo tài chính của Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty thực hiện.
II - KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP HOÁ CHẤT MỎ QUẢNG NINH
1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán chu trình
mua hàng và thanh toán của trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1- Mục tiêu kiểm toán
Tại Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty Hoá chất Mỏ, kiểm toán chu trình
mua hàng và thanh toán hướng tới:
- Tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ thanh
toán được phản ánh trong sổ sách kế toán.
- Tính tuân thủ các chế độ, quy định về phản ánh các nghiệp vụ trong sổ sách kế
toán.
- Tính chính xác và đầy đủ các khoản mục liên quan đến chu trình trong bảng

cân đối kế toán.
- Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua
hàng và thanh toán.
1.2- Nội dung kiểm toán
Từ mục tiêu kiểm toán nêu trên Phòng Kiểm toán nội bộ xác định nội dung
kiểm toán tương ứng bao gồm: Thu thập bằng chứng thích đáng để xác minh tính
trung thực, hợp lý của các nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán.
Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán nhằm tìm ra các gian lận và sai
sót trong việc phản ánh các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán trong sổ sách kế
toán để từ đó có cách xử lý thích hợp và đưa ra những kiến nghị cải tiến công tác
kiểm soát nội bộ của quá trình mua hàng và thanh toán với người bán.
1.3- Phương pháp kiểm toán
Phòng Kiểm toán nội bộ đã kết hợp cả hai phương pháp kiểm toán chứng từ
và kiểm toán ngoài chứng từ để thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Thủ tục kiểm toán bao gồm: Khảo sát các nghiệp vụ, thủ tục phân tích và thử
nghiệm chi tiết số dư.
Các kỹ thuật kiểm toán thường sử dụng: Kiểm tra chứng từ, theo dõi nghiệp vụ,
phân tích (so sánh, đối chiếu), tính toán lại, quan sát và phỏng vấn những người có
liên quan.
Trong đó khi thực hiện cuộc Kiểm toán Báo cáo tài chính thì kiểm tra chứng
từ, theo dõi nghiệp vụ và tính toán lại là những kỹ thuật chủ yếu của các Kiểm toán
viên do hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty lưu trữ chứng từ, hồ sơ chặt chẽ để
đảm bảo tính bảo mật.
2. Trình tự kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh
Phòng Kiểm toán nội bộ của Công ty thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính theo 4 giai đoạn:
(1) Chuẩn bị kiểm toán.
(2) Thực hiện kiểm toán.

(3) Kết thúc kiểm toán.
(4) Theo dõi sau kiểm toán.
2.1- Chuẩn bị kiểm toán
2.1.1- Lập kế hoạch chiến lược
 Lựa chọn đơn vị được kiểm toán
Với những nhiệm vụ được giao nhưng nhân sự hạn chế (phòng chỉ có 4
người) do đó Phòng Kiểm toán nội bộ chỉ kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn
vị thành viên theo kế hoạch kiểm toán quý, năm.
Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh là một trong số 7 đơn vị thành viên
được kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán 2002 và được thực hiện ngay trong quý I
năm 2002.
 Cử kiểm toán viên và phụ trách kiểm toán
Với số lượng 4 người, một cuộc kiểm toán của Phòng Kiểm toán nội bộ
thường chỉ bao gồm 2 hoặc 3 kiểm toán viên tuỳ thuộc vào phạm vi kiểm toán.
Trong cuộc kiểm toán tại Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh, nhân sự bao gồm:
(1) Ông Trương Trọng Thành - phó phòng kiểm toán;
(2) Ông Lê Văn Bách - chuyên viên;
(3) Ông Lê Ngọc Tuấn - chuyên viên.
 Thu thập thông tin của đơn vị được kiểm toán
Kiểm toán nội bộ có ưu điểm là thông tin về đơn vị được kiểm toán luôn
được cập nhật. Chính vì vậy, các Kiểm toán viên nội bộ không mất nhiều thời gian
trong việc tiếp xúc, điều tra đơn vị được kiểm toán như các Kiểm toán viên độc
lập. Hồ sơ thường xuyên của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh đã được lập, do
đó ở bước này Kiểm toán viên đã rút ngắn được thời gian thực hiện. Tuy nhiên
trong chuyên đề thực tập em xin được khái quát chung về tình hình hoạt động cũng
như hệ thống kiểm soát nội bộ của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh vì chính
những điều này sẽ làm rõ nét cho bước thực kiểm toán tiếp theo.
 Đặc điểm tình hình hoạt động của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh
- Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh có trụ sở đặt tại phường Hoà Khánh - Hạ
Long - Quảng Ninh.

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp: Sản xuất và cung cấp các dịch vụ
về vật liệu nổ công nghiệp.
 Hệ thống kiểm soát nội bộ của Xí nghiệp
Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh có một Giám đốc điều hành chung về
công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị, giúp việc cho Giám đốc có hai Phó giám
đốc là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật. Cơ cấu tổ chức bộ máy
của Xí nghiệp được biểu hiện như sau:
Sơ đồ 9: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh
Giám đốc Xí nghiệp
Phòng Kế toán
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Kinh doanh
Phòng Hành chính
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kế hoạch, vật tư
Phòng TT,BV AT
- Phòng Kế toán - Tài chính của Xí nghiệp gồm 6 người và được phân công,
phân nhiệm như sau: 1 kế toán tổng hợp kiêm theo dõi hàng hoá, 1 kế toán thanh
toán kiêm vật tư, 1 kế toán tài sản cố định kiêm thuế, 1 kế toán công nợ phải thu,
phải trả, 1 kế toán ngân hàng, doanh thu, lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Kinh phí công đoàn và 1 trưởng phòng phụ trách chung.
- Xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ - hình thức sổ này
được thống nhất sử dụng trong toàn Công ty.
- Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Thuế giá trị gia tăng hạch toán theo phương pháp khấu trừ.
 Lên kế hoạch chiến lược
Sau khi lựa chọn đơn vị được kiểm toán, thu thập thông tin về đơn vị phụ trách
kiểm toán lên kế hoạch chiến lược với nội dung:
- Đặc điểm tình hình tài chính của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh.
- Phạm vi kiểm toán:

 Kiểm toán tình hình tài chính Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh .
 Kiểm toán kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh năm
2001.

×