Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.2 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI.
TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tên đối ngoại là
ARTEXPORT Hà Nội Việt Nam được thànhlập theo quyết định số 671/BNgT-
TCCB ngày 23/12/1964 của bộ Ngoại thương. Khi bộ Ngoại thương sát nhập với
bộ Nội thương thành bộ Thương mại thì công ty được thành lập lại theo quyết định
số 334 TM/TCCB ngày 31/3/1993 của bộ thương mại. Giấy phép kinh doanh số
108474 ngày 14/5/1993 do trọng tài kinh tế cấp.
ARTEXPORT là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại
hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Hiện tại công ty mở tài khoản ở ngân
hàng Ngoại Thương gồm cả tài khoản tiền gửi và tiền ngoại tệ. Là doanh nghiệp
lớn làm ăn kinh doanh khá hiệu quả nhưng công ty chỉ có cả thảy là 292 người
trong đó có 62 nhân viên quản lý. Công ty có trụ sở chính tại số nhà 31-33 phố
Ngô Quyền quận Hoàn Kiếm Hà Nội ngoài ra công ty còn có các đơn vị trực
thuộc sau:
* Tại Hải Phòng: Công ty giao nhận và dịch vụ xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ , địa chỉ 25 phố Đà Nẵng Hải Phòng.
* Tại Đà Nẵng: Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng
địa chỉ 74 Trương Nữ Vương.
* Tại TP Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện công ty xuất nhập khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ địa chỉ 34 Trần Quốc Toản quận 3.
Bên cạnh đó công ty có một số cơ sở sản xuất :
* Xưởng thêu may Thanh Lân-Thanh Trì-Hà Nội.
* Xưởng gỗ Đông Mỹ Thanh Trì Hà Nội.
* Xưởng gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội.
Cùng với những đổi thay nền kinh tế đất nước công ty đã trải qua những
bước thăng trầm cho đến nay công ty đã đạt được những thành công nhất định.


Thời kỳ 1964-1998 công tác xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu thực
hiện xuất khẩu theo kim ngạch, nghị định thư, thị trường xuất khẩu chính thời kỳ
này là các nước Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và các nước tư bản như Hông
Kông, Đan Mạch...Thời kỳ này để có nhiều hàng xuất khẩu đảm bảo chắc chắn
thực hiện kim ngạch nghị định thư . Bộ Ngoại thương có chủ trương khuyến khích
xuất khẩu do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian này tăng lên và
thực sự vững chắc.
Từ 1989-1992 Liên Xô cũ và các nước Đông Âu biến động, các bạn
hàng đã đơn phương giảm và huỷ bỏ số lượng hàng, hợp đồng đã làm cho doanh
thu của công ty giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên công ty đã phát huy khả năng của
mình quyết không cho doanh thu của mình giảm hơn nữa. Từ sau năm 1992 ban
lãnh đạo công ty đã xác định ARTEXPORT cần có sự chuyển mình mạnh mẽ trên
mọi lĩnh vực hoạt động của mình từ đổi mới nhận thức, phong cách, lề lối làm việc,
đổi mới kinh doanh, chủ động tìm kiếm phát triển thị trường mới và duy trì thị
trường sẵn có để tăng kim ngạch xuất khẩu. Trên tinh thần đó ban lãnh đạo và toàn
bộ nhân viên công ty với tư duy trí tuệ và sự nhiệt tình yêu nghề của mình đã cùng
nhau vượt qua, chứng minh khả năng trụ vững, có dấu hiệu tăng trưởng mới. Cụ
thể như sau:
Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản
phẩm, tổ chức lại có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đấu tư , mở rộng các cơ
sở sản xuất có tiềm năng thực tế nhằm vào vùng có nguyên liệu có tay nghề cao.
Mở rộng các hình thức mua bán hàng, các loại hàng. Các mặt hàng truyền thống
của công ty đó là:
1. Hàng sơn mài mỹ nghệ: tranh sơn mài, hộp đựng đồ trang sức, các vật
trang trí ...
2. Hàng cói , dứa, ngô, mây , dép, thảm để chân ...
3. Hàng gốm sứ: tượng, bình hoa, lọ hoa ...
4. Hàng thêu ren: Khăn trải bàn, vỏ gối, ga trải giường, ràm cửa, khăn
tay...Hàng thủ công mỹ nghệ khác: hàng chạm khảm từ bạc, kim loại quý, gỗ mỹ
nghệ.

Ngoài ra công ty còn tiến hành mua bán một số mặt hàng khác như: bột
cacao, bột kem, mũ bảo hiểm, bánh kẹo các loại, thép, máy cáp quang, ống nước,
trà, cà phê...
Đối với ngoài nước: Công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, biết giữ
mối hàng bằng cách nâng cao uy tín của mình trên thị trường quốc tế
Hiện nay công ty có quan hệ buôn bán với 40 nước trên thế giới.Thị trường
chính của công ty là:
* Khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông...
* Khu vực Tây Bắc Âu: Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan
* Khu vực Đông Âu: Nga, Ba Lan... Và một số thị trường khác.
Công ty đã được bộ Thương mại đánh giá là một trong mười doanh nghiệp
trực thuộc bộ có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng và ổn định. Có thể thấy rõ điều
này qua doanh thu các năm sau đây:
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
Doanh
thu
114.307.862.3
52
116.874.747.3
51
248.222.324.2
15
224.789.527.7
77
Lợi
nhuận
9.070.682.80
0
9.364.132.6

50
10.657.788.
846
11.725.320.1
63
2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh.
2.1. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
- Đứng đầu là giám đốc .Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và bộ
chủ quản về hoạt động của công ty.
- Giúp việc cho giám đốc là một số phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được
phân công phụ trách một lĩnh vựccông tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
lĩnh vực được giao.
- Các phòng trực tiếp sản xuất, kinh doanh tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ,
được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở các phương án được
duyệt, đảm bảo tự trang trải kinh phí và kinh doanh có lãi. Hạch toán độc lập, các
đơn vị trực thuộc thực hiện báo cáo sổ cho phòng kế toán tài vụ của công ty. Các
thủ trưởng cá đơn vị là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt
động của đơn vị mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà nước về chấp hành
pháp luật.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty ARTEXPORT
Sơ đồ số 10.
Phòng TH
2
Phòng TH
3

Phòng TH
4
Phòng TH

1
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản
trị
Phòng thị trường
Khối đơn vị quản lý
Khối đơn vị kinh doanh
Các chi nhánh
Các xưởng sản xuất
Chi nhánh
Hải
Phòng
Chi nhánhĐà Nẵng
Thành phố HCM
Xưởng thêu
Xưởng
gỗ
Xưởng gốm
BAN GIÁM ĐỐC

Trên cơ sở nguyên tắc hoạt động đó tổ chức công ty được chia thành hai khối:
* Khối các đơn vị kinh doanh:
Chi
nhán
h Hà
Nội.
* Khối các đơn vị kinh doanh gồm các phòng tổng hợp cụ thể gồm 4 phòng
tổng hợp với 1 phòng thêu. Các phòng này có nhiệm vụ tiếp cận thị trường, tìm
hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng để xây dựng nên các phương án
kinh doanh, biện pháp thực hiện sau đó trình lên giám đốc công ty. Trong điều kiện

phương án kinh doanh có tính khả thiphù hợp với công ty cả về vốn, hình thức
thanh toán và hiệu quả kinh tế do phương án đem lại có thể chấp nhận được thì
giám đốc công ty sẽ ký, phòng có phương án thực hiện phương án này.Các phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống đồng thời được phép kinh
doanh tổng hợp. Việc phân phối kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty được ưu
tiên cho các phòng kinh doanh mặt hàng truyền thống. Nếu các phòng ban cùng
kinh doanh một loại hàng thì phải có sự thống nhất giữa cácphòng ban. Trong quá
trình kinh doanh các đơn vị tự trang trải chi phí, bảo toàn vốn của mình. Các đơn vị
mở sổ kế toán theo dõi tài sản quản lý, chi phí phát sinh, thu nhập của từng hợp
đồng kinh tế. Thực hiện quyết toán hàng tháng và báo cáo qua phòng tài vụ theo
mẫu quy định.
* Khối các đơn vị quản lý:
Bên cạnh khối kinh doanh công ty có một bộ phận quản lý bao gồm các phòng
ban như sau:
- Phòng tổ chức cán bộ: Chức năng chủ yếu của phòng tổ chức cán bộ là tổ
chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quảlực lượng lao
động của công ty. Nghiên cứu biện pháp và tổ chức cán bộ thực hiện việc giảm lao
động gián tiếp của công ty, các phương án nhằm thực thực hiện việc trả lương,
phân phối tiền thưởng trình giám đốc một cách phù hợp với khả năng tài chính của
công ty cũng nức lao động mà người lao động bỏ ra.
- Phòng tài chính kế hoạch (phòng tài vụ kế toán): Phòng này có chức năng
khai thác nguồn vốn phục vụ cho các hoạt độngcủa đơn vị. Tham mưu cho giám
đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân bổ thu nhập. Kiểm tra kỹ lưỡng
các số liệu, thể thức và thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và việc thanh toán tiền
hàng. Phòng kế toán tài vụ phải chịu trách nhiệm liên đới cùng đơn vị khi có sơ
suất tài chính xảy ra. Đồng thời phòng hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi
tài sản, chi phí thu nhập, công nợ... xác định số lãi(lỗ) và phân phối lãi của từng
đơn vị.
- Văn phòng: Quản lý các tài sản của công ty và các đơn vị. Theo dõi tình hình
sử dụng tài sản. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thuộc phạm vi chỉ tiêu văn

phòng. Phân bổ chi phí sử dụng ô tô, nước, điện thoại, fax, telex.
Để có một bộ máy giúp việc tốt cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh
thì giữa các phòng trong công ty luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ
Phòng thị trường tìm kiếm nguồn khách hàng, mở rộng thi trường tiêu thụ hàng, và
cung cấp cho phòng tài chính kế hoạch các phương án mà mình đã định, dựa trên
phương án đó phòng tài chính kế hoạch tiến hành lập một chiến lược định ra chi
phí cho kế hoạch đó. Tiếp đến nó sẽ được chuyển tới giám đốc kế hoạch nào mà họ
cho klà có hiệu quả nhất. NgoàI ra công ty còn có quan hệ với các tổ chức cá nhân
khác, các đối tác kinh doanh như ngân hàng cơ quan thuế, các bạn hàng...
2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty
- Công ty tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua, nhập khẩu hàng
công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được bộ Thương mại cho phép.
- Công ty trực tiếp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên
doanh liên kết tạo ra.
- Công ty được phép nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, các dịch vụ Thương
mại: nhập tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Công ty được làm đại lý, mở cửa hàng buôn bán, bán lẻ các hàng sản
xuất trong nước và nước ngoài. Công ty cho thuê văn phòng làm việc theo quy
định của nhà nước.
Tuy nhiên hiện nay công ty chỉ có tiến hành nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu
gián tiếp, mua bán trong nước là chủ yếu bên cạnh đó có tiến hành sản xuất nhưng
hoạt động này tiến hành rất chậm và ít.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
3.1.Bộ máy kế toán.
Đặc điểm của công ty là xuất nhập khẩu là chính , do đó công việc kế toán
liên quan đến khá nhiều phần hành như xuất, nhập, chuyển tiền qua ngân
hàng....Thêm vào đó công ty cũng phải tiến hành các phần hành kế toán như các
doanh ngiệp khác ví dụ như kế toán về tài sản, chi phí, tiền lương....Công ty đã cố
gắng tổ chức một cách hợp lý nhất bộ máy kế toán sao cho vừa không kồng kềnh
lại có hiệu quả nhất.

Hiện nay bộ máy kế toán tại công ty như sau:
Kế toán trưởng
Kế toán máy
Phó phòng kế toán
Thủ quỹ
Kế toán công nợ
Kế toán lao động và tiền lương
Kế toán thuế
Kế toán xuất nhập
Kế toán
tài sản
Kế toán tiền
Kế toán hàng hóa
Trong đó bao gồm:
* Kế toán trưởng(trưởng phòng kế toán): Là người chịu trách nhiệm chung về
tài chính công ty đồng thời chịu trách nhiệm và xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tàI
chính, quan hệ với ngân sách...
* Phó phòng kế toán: Người chịu trách nhiệm về công tác kế toán điều hành,
điều hành các bộ phận kế tráon lập báo cáo, bảng tổng kết tài sản, xác định kết quả
kinh doanh. Đồng thời kế toán phó còn đIều hành các ngiệp vụ tài chính, theo dõi
nguồn vốn, việc cấp phát vốn cho các phòng kinh doanh chức năng.
* Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm về việc thu trả tiền. Người này có nhiệm
vụ xuất trả tiền cho khách hàng, thu nộp tiền vào ngân hàng. Đồng thời phảI ghi
các con nợ cũng như các chủ nợ.
* Kế toán máy: Tất cả các ngiệp vụ tại công ty đều được nhân viên kế toán
máy nhập vào máy. Việc in ấn các hợp đồng của công ty cũng do kế toán máy thực
hiện.
* Kế toán lao động và tiền lương: Theo dõi việc thanh toán tiền lương cho cán
bộ công nhân viên trong công ty và các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ.
* Kế toán thuế: Đây là người chuyên trách vè khoản thuế của công ty đối với

nhà nước. Người này chịu trách nhiệm trước công ty cũng như liên đới chịu trách
nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm về thuế ở công ty. Hàng tháng nhân
viên kế toán thuế phải kê khai đầy đủ các loại thuế mà công ty phải nộp cho nhà
nước.
* Kế toán tài sản: Theo dõi các tài sản cố định, tình hình tăng giảm TSCĐ,
công cụ dụng cụ, lập bảng phân bổ, tính khấu hao...
* Kế toán xuất nhập: Theo dõi quá trình xuất nhập hàng hoá của công ty. Tiến
hành ghi chép các đối tác nhập hàng là người nước ngoài, những nước bán hàng
cho công ty, những ước uỷ thác xuất nhập hàng...
* Kế toán hàng hoá: Ghi chép theo dõi các mặt hàng công ty tiến hành mua
bán hay xuất nhập về số lượng cũng như về chất lượng.
* Kế toán tiền : Gồm kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng. Bộ phận kế
toán này có nhiệm vụ kế toán các nghiệp vụ mua hàng của công ty.
*Thủ quỹ: Là người theo dõi về tiền mặt trong công ty. Cụ thể là tiến hành ghi
chép quá trình xuất tiền mặt hoặc thu tiền của khách hàng nộp vào ngân hàng.
3.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
2 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác ra tiền Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương
Việt Nam.
-Hình thức kế toán : Vừa tập trung vừ phân tán.Tập trung thể hiện ở chỗ các
chi nhánh cứ cuối mỗi năm đều báo số liệu về cơ sở chính.Riêng đối với Sài Gòn là
chi nhánh có nhiều hoạt động nhập khẩu cũng như mua bán nên hàng tháng báo
cáo số liệu về Hà Nội để cho giám đốc công ty tiện theo dõi và thay đổi khi cần
thiết.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng là nhật ký chung
- Phương pháp kế toán tài sản cố định: áp dụng theo chế độ nhà nước quy
định và khấu hao theo quyết định số 166/1999/QĐ BTC
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế
- Phương pháp xác định hàng tồn kho trong kỳ:bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:kê khai thường xuyên.
- Hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo mà công ty đang sử dụng.
Doanh nghiệp hiện đang sử dụng hình thức nhật ký chung. Các sổ sử dụng
tại công ty đó là:
Sổ cái: Mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái.
Sổ chi tiết: Phản ánh từng đối tượng cần hạch toán chi tiết như nhật ký bán
hàng, nhật ký tiền gửi, tiền mặt.
- Các thẻ chi tiết:
-Báo cáo kết quả kinh doanh.
-Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định và nguồn vốn sản xuất kinh
doanh.
- Báo cáo chi phí kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY
1. Các mức thuế suất được áp dụng tại công ty.
Theo quy định tạI đIều 8 luật thuế GTGT, điều 2 nghị quyết 90/1999/NQ-
UBTVQH ngày 3/9/1999 và đIều 2 nghị quyết số 240/2000/NQ- UBTVQH ngày
27/10/2000 của UBTVQH về sửa đổi bổ xung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT và thuế GTGT đối vớimột số hàng hoá, dịch vụ thì tại
công ty áp dụng 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10%.
* Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu.
Công ty có xuất khẩu nhiều loại hàng hoá khác nhau chủ yếu là hàng công mỹ
nghệ, hàng mây tre đan, đá,hàng gốm...Đối với công ty xuất nhập khẩu hàng công
mỹ nghệ nói riêng và các công ty xuất nhập khẩu nói chung thì việc áp dụng mức
thuế suất 0% đã khuyến khích rất nhiều cho hoạt động này, đồng thời tăng các mặt
hàng xuất khẩu của nhà nước mở rộng thị trường cạnh tranh trên thế giới.
Đối với hàng xuất khẩu của công ty có đầy đủ các căn cứ để chứng minh các
mặt hàng xuất khẩu của mình là đã xuất khẩu để được áp dụng thuế suất 0% đó là:
Hợp đồng bán hàng được ký với bên nước ngoài, hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ

thác.
Hoá đơn GTGT.
Chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng hoặc chứng từ thanh toán với thương
nhân nước ngoài theo quy định của nhà nước Việt Nam.
Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu.
Do được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng xuất khẩu trong
khi hoạt động của công ty chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu cho nên thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty thường lớn hơn thuế GTGT đầu ra công
ty thường được thoái trừ thuế cũng có những kỳ được hoàn thuế.
* Mức 5%.
Trong bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra cũng như hàng hoá dịch vụ mua vào
dưới mức thuế suất 0% là mức thuế suất 5% đối với hàng loạt các mặt hàng như:
+ Một số mặt hàng mua trong nước: lạc nhân, cói, thảm đay, giấy in...
+ Một số chi phí dịch vụ chịu thuế GTGT 5%: chi phí vận chuyển hàng, chi
phí giám định hàng hoá, chi phí công tác nhân viên...
+Một số mặt hàng nhập khẩu: thuốc trừ sâu, dây cáp điện tử, thép máy cáp
quang, ống nước...
* Mức 10%.
Ngoài hai mức thuế trên công ty còn có một số mặt hàng chịu thuế suất 10%.
Đây là mức thuế suất cao nhất áp dụng tại công ty.
Hàng hoá dịch vụ mua vào:
Hàng mua trong nước để xuất khẩu; vải sợi, sản phẩm may mặc, hàng thêu
ren...
Hàng nhập khẩu: Bột cacao, bột vàng ngô, bột ngọt, một số loại bánh kẹo,
trà, cà phê....
Một số dịch vụ: chi phí thanh toán với ngân hàng...
Hàng hoá dịch vụ đầu ra:
Hàng hoá nhập khẩu thuế suất 10% nay tiêu thụ trong nước.
Hoa hồng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác.
Nhìn tổng thể toán công ty tôi thấy doanh thu của hàng có thuế suất 0%

chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty chủ yếu là
xuất khẩu hàng hoá. Cụ thể ta có tổng kết về tỷ lệ doanh thu các loại hàng với các
mức thuế suất như sau:( năm 2002)
ST
T
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%)
1 Tổng doanh thu 224.789.527.777 100
2 Doanh thu của mức thuế
0%
118.236.542.000 53
3 Doanh thu của mức 5% 41.413.659.236 18
4 Doanh thu của mức 10% 47.655.379.888 21,2
5 Doanh thu uỷ thác 17.483.946.653 7,8
2. Hoá đơn chứng từ sử dụng.
2.1.Trường hợp mua hàng.
+ Mua hàng trong nước.
Trường hợp mua hàng trong nước chứng từ sử dụng để hạch toán là hoá đơn
GTGT của công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoá đơn bán hàng
trường hợp công ty bán nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Mẫu 01/GTGT- 3LL
Ký hiệu:AA/02
Số :001752
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 3 tháng 12 năm 2002
Đơn vị bán: Công ty TNHH Ngọc. Số TK:
Địa chỉ: 42 Huỳnh Thúc Kháng. Mã số:0100232533
Số điện thoại
Tên người mua: Phạm Thị Lan.
Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền Hà Nội.

Số TK: 001.00.001317.5
Điện thoại: 8253318 Mã số : 0100107356
STT Tên hàng hoá Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
A B C 1 2 3 = 1 x 2
01 Vải sợi kg 1000 200 2000.000
Cộng tiền hàng: 2000.000
Thuế suất: 10% Tiền thuế: 200.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 2.200.000
Số tiền bằng chữ: Hai triệu hai trăm nghìn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên) (ký ,họ tên) (ký, họ tên)
+ Mua hàng nhập khẩu.

×