Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 7 trang )
Bài 1:
Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong
đó số
hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Viết cấu hình electron của
nguyên tử
nguyên tố A. Xác định vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài 2:
Cho 3 nguyên tố A, B, D (ZA < ZB < ZC).
- A, B cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kỳ kiên tiếp trong bảng tuần hoàn.
- B, D là 2 nguyên tố kế cận nhau trong 1 chu kỳ.
- Tổng số proton trong 2 hạt nhân A, B là 24.
Bài 3:
Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2-. Trong phân tử M2X có tổng số
hạt p, n, e
là 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số
khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+
nhiều hơn
trong ion X2- là 31.
a)Viết cấu hình electron các ion M+ và X2-.
b)Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần tuần hoàn.
Bài 4:
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử,
gồm 3
nguyên tố phikim. Tỷ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton
trong A
là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kỳ, thuộc hai phân nhón chính liên
tiếp.
Xác định công thức hoá học và gọi tên A.