Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Biểu mẫu Bai thu hoach 4 nam hoc tap TT HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.96 KB, 5 trang )

Trường PTDT Nội trú Hướng Hoá CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ Văn – Năng khiếu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
----------------------------
- Họ và tên: Trần Trọng Quang 05/11/1983
- Quê quán: Niêm Phò - Quảng Lợi - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế,
Chỗ ở hiện nay: 20 Đinh Tiên Hoàng, khu phố 2, phường 1, TP Đông Hà.
- Trường PTDT Nội trú, huyện Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị.
- Chức vụ Đảng: Không Chức vụ chính quyền, đoàn thể: Không
Đã thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ
năm 2007 đến năm 2010, do Đảng, đoàn thể phát động.
I. Nội dung bản thu hoạch cá nhân:
1. Nhận thức:
- Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, là người giáo viên thấm nhuần tư tưởng của Người nên bản thân tôi luôn chấp
hành nghiêm túc những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà
nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hơn thế tôi nhận thấy rằng việc học tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm
theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng
đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần, là động lực vượt qua
khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi CBGV khắc phục về đạo đức, lối
sống, năng lực chuyên môn và tư tưởng chính trị.
Và sau đâu tôi xin trình bày qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Người và liên hệ bản thân những việc đã làm và chưa làm được đồng
thời đề ra phương hướng cho bản thân trong thời gian tới.
- Những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát thành
bốn nội dung cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người; Cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Theo tư tưởng Hồ Chí


Minh về đạo đức cách mạng, thì tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc không thể
thiếu được trong xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Người viết: Phê bình
là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ... Không phê bình tức là
bỏ mất một quyền dân chủ của mình. Song phê bình phải đường hoàng, chính đáng,
tuyệt không nên "thầm thì thầm thụt”.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô
cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực
tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát
triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn
hiện nay.
1
2. Những nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đậo đức Hồ Chí
Minh qua các chuyên đề đã được học tập :
Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần
quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; Phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con
người Việt Nam trong thời kỳ mới, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân
dân, vì nhân dân phục vụ.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước
gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong
điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu:
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp
chung.
Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm:
Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.

Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào
đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.
Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
+ Là một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc cách mạng
này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của toàn xã hội.
+ Là thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm bảo xã hội ta
thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia.
+ Là để hoàn thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng từng thời kỳ.
- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm,
hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân:
* Về ý thức trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi cá nhân, mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức trước hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với
công việc phải làm, đó là:
+ Phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại
khó khăn gian khổ, làm đến nơi đến chốn, đúng pháp luật, đúng chức năng quyền hạn,
mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho nhà nước, cho nhân dân.
+ Phải biết đặt lợi ích của Nhà nước, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Để thực hiện
được điều đó mỗi cán bộ, giáo viên…phải không ngừng trau dồi, học tập nâng cao trình
độ, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, nắm vững chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
+ Luôn luôn đấu tranh để ngăn ngừa căn bệnh quan liêu, xa rời quần chúng; chủ quan,
hấp tấp, duy ý chí trong giải quyết công việc; phải kiên quyết xa rời với những cám dỗ,
ham muốn tự tư, tự lợi trong công việc được giao.
* Về hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân:
+Phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải đặt lợi ích
của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Phục vụ nhân dân trước hết là: Phải tôn trọng
quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc,
2
quan tâm và chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân, phải tìm mọi cách, mọi biện pháp

để thoả mãn các nhu cầu lợi ích của nhân dân, nhất là những nhu cầu bức thiết trong
cuộc sống.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch
vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”:
*Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng.Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm chủ
yếu sau:
+ Cách mạng cần có Đảng. " Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt"
+ Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
+ Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng
đáng "Là đạo đức là văn minh"
+ Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
+ Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn
Chuyên đề “về xây dựng đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn
minh” nhằm đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh,
đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức thật sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ năng
lực hoàn thành nhiệm vụ là một giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, hoàn thành trách nhiệm, tạo niềm
tin của nhân dân vào Đảng.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” trong giai đoạn hiện nay:
Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để
lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng
cao năng lực và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy
cơ, nâng cao tầm trí tuệ.
Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung các nội dung và công việc chính sau:
- Nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra
các chủ trương, giải pháp phù hợp cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010 .
- Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt ở tất cả các ngành, các cấp .

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể
nhằm tạo được sức mạnh tổng lực chung quanh chi bộ để thực hiện nhiêm vụ chính trị
của mình.
- Xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân; các quyết định chủ trương được
thông qua phải lấy lợi ích đa số nhân dân làm mục đích; cán bộ, Đảng viên, công chức
phải là công bộc của dân. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự có
năng lực; tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí; thực hiện triệt để phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng mức ưu khuyết điểm.
2.Những kết quả đạt được qua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh thông qua các chuyên đề :
a. Về ưu điểm:
3
- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương mẫu rèn
luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân
dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của người
giáo viên.
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc
+Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên : Tôi luôn cập nhật thông tin trên
mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.
+ Với công việc giảng dạy và chủ nhiệm tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giao phó.
Giữ mối đoàn kết trong tổ, trong trường và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ .
+ Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao; Biết quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của nhân
dân; Không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức.
+Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che,
giấu khuyết điểm ….
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong nhà trường.

- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình:
+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc,
pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương.
+ Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên
những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
* Là một giáo viên tôi luôn tâm đắc với những nhận thức sau:
- Luôn luôn xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng - vừa chuyên để đáp ứng thời đại mới,
luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất, tư cách của người cán bộ, làm tròn mọi nhiệm vụ
được Đảng, nhà nước và chính quyền giao phó, sống cần - kiệm – liêm – chính – chí
công – vô tư, gần gũi, yêu thương học sinh, hoà nhã thân ái với đồng nghiệp.
- Quyết chống bệnh hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
- Nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình.
b. Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.
- Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm
cần phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa như tự phê bình bản
thân và phê bình đồng nghiệp còn né tránh, cả nể.
- Việc tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống.
- Cần rút kinh nghiệm như: Cần khéo léo, nhẹ nhàng hơn trong góp ý với đồng chí, đồng
nghiệp.
c. Nguyên nhân:
* Ưu điểm:
- Luôn tự nhận thức và đề ra mục tiêu để thực hiện, nhất là tinh thần tiết kiệm, hơn nữa
bản thân được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục nên có điều kiên tốt để
thực hiện cuộc vận động này .
4
* Nhược điểm:
- Một phần do chủ quan bản thân chưa có kế hoạch khoa học, thời gian bận rộn quá
nhiều. Một phần do tính phê và tự phê chưa cao.
3. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản
thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tới:

- Chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà trường giao phó và giữ vững những kết
quả đã đạt được. Luôn là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu
trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao,
phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.
- Không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tích cực tham gia phong trào của các đoàn thể tổ chức trong nhà trường và trên địa
bàn đang sinh sống.
- Rèn luyện kỹ năng góp ý cho đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ.
- Với tôi luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo
tấm gương vĩ đại của Người. Bản thân luôn phấn đấu để được vinh dự được đứng vào
hàng ngũ của Đảng, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc về
Đảng. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội
mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình
như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình trong cơ quan cũng như trong cuộc
sống cộng đồng, gia đình, lối xóm,...
II. Những kiến nghị, đề xuất.
Để xây dựng Đảng vững mạnh,đất nước giàu mạnh, nhà trường thân thiện thì mỗi
giáo viên có đầy đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là “gốc”.
Mỗi giáo viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ được công tác và sinh hoạt tại trường PTDT Nội
trú Hướng Hoá. Ngoài việc phải luôn luôn tìm hiểu, học tập, trau dồi chuyên môn
nghiệp vụ và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về mọi mặt trong cuộc sống.
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” đã bổ sung thêm cho tôi những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về Đảng quang vinh
và Bác Hồ vĩ đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên
những nguồn động lực mạnh mẽ giúp mỗi con người luôn phấn đấu cho sự nghiệp CNH
–HĐH, đất nước giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.


Khe Sanh, ngày 13 tháng 11 năm 2010
Người viết
Trần Trọng Quang
5

×