Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VINH DỰ, TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG CÓ NGƯỜI CON ƯU TÚ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.21 KB, 9 trang )

VINH DỰ, TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG CÓ NGƯỜI
CON ƯU TÚ HỒ CHÍ MINH
Lê Tiến Giáp - Đại Học Vinh
Kỷ niệm năm mươi năm Bác Hồ về thăm quê (Nghệ Tĩnh), mỗi chúng ta
không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về Bác- một người con giàu lòng yêu nước,
Bác đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lê Nin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt
nam từng bước tiến lên giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác Hồ- người
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người sáng lập nước Việt nam dân
chủ cộng hòa và Mặt trận dân tộc thống nhất. Người cha thân yêu của các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt nam. Với một cuộc đời hết sức oanh liệt, đầy bảo
táp phong ba, gian khổ hy sinh vô cùng cao thượng và phong phú, Người đã nêu
tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẻ, quyết tâm cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân
toàn thế giới. Tưởng nhớ về Bác- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam chúng
tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của mình trong bài viết “ Vinh dự, tự hào của
quê hương có người con ưu tú Hồ Chí Minh”
Bài viết chúng tôi gồm có hai phần:
+. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh.
+. Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ Tĩnh.
I. Quê hương Nghệ tĩnh với Hồ Chí Minh.
Trong niềm tự hào của dân tộc, Nghệ tĩnh chúng ta còn có vinh dự và tự
hào là nơi sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình tri thức nghèo gốc nông
dân. Quê hương sinh ra người làng Kim Liên, quê nội liền kề với làng Hoàng
Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ an ( hiện nay nằm trong
vùng Nghệ Tĩnh nói chung). Nghệ Tĩnh là một vùng đất địa linh nhân kiệt. Văn
hóa và con người vùng này là một chứ không thể tách Nghệ An ra khỏi Hà Tĩnh
và ngược lại. Tuy nhiên vùng Bắc Sông Lam và Nam Sông Lam có thể có những
nét riêng, song đó cũng chỉ là nét chứ không phải là văn hóa riêng mà ai đó có
thể dựng nên một bộ tiêu chí làm nên đặc trưng khu biệt.


Cùng với non sông đất nước, con người xứ Nghệ thủy chung son sắt với
Tổ quốc, mảnh đất văn hóa kết chặt từ khe nước lạnh đến đèo Ngang. Nghệ Tĩnh
là đất học, có truyền thống hiếu học, biết chịu khó, chịu khổ để học hành. Cho
nên ở Nghệ tĩnh đã có rất nhiều người thành đạt bắt nguồn từ truyền thống hiếu
học. Người Nghệ Tĩnh đọ sự học hành vơi nhau giữa các làng, giữa những dòng
họ. Một vùng quê có “những ông đồ hay chử và cũng hay nệ chử”. Ông đồ Nghệ
1
đã là một nhân vật của lịch sử và của văn học dân gian ( Folclore ). Nho – Y – lý
– số đủ cả.
Thuật phong thủy ai bằng Tả Ao: Y thánh là Hải Thượng Lãn Ông ở
Hương sơn (Hà Tĩnh hiện nay). Một nghệ sĩ phiêu diêu, tiêu dao , thậm chí phiêu
lãng nữa… chỉ cần nhắc đến Nguyên Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Công Trứ ai
cũng biết … Tiên phong đạo cốt cũng nhiều, chỉ cần nhắc tên một người mà các
văn sĩ ai cũng biết đến đó là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. ( Trần quốc Vương
theo dòng lịch sử vùng đất thần và tâm thức Người Việt – VH1996 – trang 419)
Nghệ tĩnh là nơi đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trên các lĩnh vực
Văn học, Y học , Kinh tế ngoại giao … Nổi tiếng là Sử Hy Nhan , Hồ Tông
Thốc, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức
Đạt, Đinh Nhật Thận, Phan Bội Châu…đó là những bực tiền bối, tiêu biểu cho
vùng đất Nghệ Tĩnh. Nghệ Tĩnh – Vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều khoa
bảng, nhiều người làm quan, thúc đẩy kích thích tinh thần hiếu học cho mọi
người và chính đó mà dân trí được nâng lên cho nên đã biết ứng xử văn hóa. Các
nho sĩ lo dồi mài kinh sử, miệt mài đèn sách thậm chí quyên ăn, quyên ngủ bên
ngọn đèn dầu mong chiếm bảng vàng trong các kỳ thi. Nho sĩ vùng đát này một
lòng, một dạ nuôi ý chí tiết tháo , cách sống “ đói cho sạch rách cho thơm” đõ
đạt để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Con người Nghệ Tĩnh rất yêu nước, hiếu học, tôn sư trọng đạo, có nghị
lực. Trong cuộc sống những lúc vui cũng như những lúc khó khăn hoạn nạn,
người Nghệ Tĩnh có truyền thống chung lưng đấu cật, giúp đợ lẫn nhau, chia
ngọt sẽ bùi và khi cần thì săn sàng xã thân vì nghĩa cả để gìn giữ quê hương đất

nước. Tình làng nghĩa nước luôn luôn được đùm bọc giữ dìn, thương yêu đoàn
kết, thông nhất ý chí và nghị lực đã tạo cho con người Nghệ Tĩnh có một sức
mạnh phi thường đủ vượt qua mọi bão tố. Những nét đẹp văn hóa của người
Nghệ Tĩnh chúng tôi trình bày ở trên đã là động lực nhắc nhở con người Nghệ
Tĩnh làm tròn nghĩa vụ với quê hương đất nước – Sông Lam, núi Hồng đã ăn sâu
vào tâm thức của mổi con người và trở thành biểu tượng rực rỡ về mãnh đất và
con người xứ Nghệ.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghệ Tĩnh là một địa
phương giàu truyền thống đấu tranh gian khổ chống các điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt, hết hạn hán với gió Tây gào đến bão táp lũ lụt trắng đồng Nghệ Tĩnh là
vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm xuyên qua chiều
dài lịch sử giử nước của dân tộc.
Thừa hưởng những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường gia đình và quê
hương, ngay từ lúc còn nhỏ Hồ Chí Minh đã sớm bộc lộ lòng yêu nước thương
đồng bào. Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình
Phùng lãnh đạo (1885 -1896). Phong trào Đông du của Phan Bội Châu (1904 –
1908). Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905 -1908) …
Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước với ý chí mãnh
2
liệt và quyết tâm sắt đá năm 1911, Người đã vượt biển sang phương Tây, quê
hương của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản để thực hiện mục đích ham muốn
tột bậc của mình là gianh độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Sở dĩ Hồ Chí Minh vượt qua được những hạn chế của các nhà yêu nước
trước đó là vì Người là nhân vật kết tụ những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của xứ
Nghệ, gắn bó sâu sắc với truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, gia đình,
dân tộc lại có một vốn liếng giá trị văn hóa rất cơ bản của phương Đông và
phương Tây thu nhận được qua giáo dục gia đình, quê hương và nhà trường.
Nói cách khác gia đình quê hương thổi vào tâm hồn Người một sức mạnh
siêu phàm, một ý chí kiên cường để vượt qua mọi thử thách trên con đường tìm
đường cứu nước.

Tiếp thu những tinh hoa văn hóa quê hương và bản sắc văn hóa dân tộc Hồ
Chí Minh luôn có thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong
đối phó cho nên ở bất kỳ nơi nào Người đặt chân đến cũng được mọi người kính
trọng, thương yêu đùm bọc giúp đỡ vượt qua những hiểm nghèo. Trên con tàu
rời bến cảng nhà Rồng sang Pháp, trên con tàu vượt Đại dương sang châu Phi,
những ngày ở Pháp, ở Luân Đôn, Matxcơva, Trung Quốc, Xiêm, ở đâu Người
cũng được mọi người tận tình giúp đợ. Theo lời ông Nam làm ở tiệm ăn
CaclơTông, một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn kể lại: người làm bếp ở tiệm
CaclơTông độ hơn 100 người đủ các hạng,có người Pháp, người Anh, người
Đức, người Nga, người châu Á và ông Nam là người Việt nam, Etcopphie vua
đầu bếp được huân chương danh dự điều khiển nhà bếp. Anh ba ( bí danh của Hồ
Chí Minh) mới vào làm việc rữa bát được mấy ngày mà đã được ông Etcopphie
cảm tình và hiểu được cả nội tâm của Người. Etcopphie không để anh Ba phải
rửa bát nữa mà đưa anh vào chổ làm bánh, với một số lượng cao. Thật là một
việc lớn xẩy ra trong nhà bếp vì chính là lần đầu tiên mà ông “ vua bếp” làm như
thế. ( 4;29 ) Trong những ngày giam ở nhà tù Hương Cảng, Hồ Chí Minh chú ý
nhất là một em bé, do bạn đánh bạc thua đã ăn cắp tiền của nó cho nên nó giết và
một tướng cướp già (khoảng 60 tuổi) bị bắt vì bị bạn tố giác. Với sự cảm hóa của
Người đến nổi tướng cướp khâm phục và kính trọng. Tướng cướp nói” Tôi là
một con sư tử rơi xuống hồ, anh cũng là một con rồng mắc cạn … Sư tử một
ngày kia sẻ trở về làm chúa sơn lâm, con rồng một ngày kia sẻ bay lên trời và
làm chúa tể gió mây( 4;87 ). Những ngày ở Xiêm, Hồ Chí Minh được trẻ già, trai
gái mến phục và yêu thương, chúng tôi xin nêu lên một sự kiện dưới đây để
chứng minh. “ Một hôm một người cán bộ bị mật thám đuổi chạy vào một nhà
việt kiều. Nhà đi vắng chỉ có một em bé 9 tuổi. Đồng chí ấy vừa vào thì bọn mặt
thám ập tới. Em bé liền lấy một cái nón cũ đội lên đầu và đưa một giây thừng
buộc trâu cho người cán bộ và rất thản nhiên em bé trách “ Đã trưa rồi mà chú
không tìm trâu, mẹ mắng chết” Người cách mạng đội nón, cầm giây thừng khoác
áo tơi yên lặng ra khỏi nhà qua trước mặt bọn mật thám đang sục sạo.Sau việc
này người ta hỏi em bé : Em có biết người cán bộ ấy không? Không em không

3
biết, nhưng người ấy giống một chú (tức là Hồ Chí Minh ) thỉnh thoảng đến nhà
em và dạy em hát. Em chỉ biết nếu chú ấy ở trong nhà bị mật thám bắt mất ( 4;72
)
Chỉ một vài sự kiện trên đây cũng đủ chứng minh: Hồ Chí Minh người
con của xứ Nghệ, người Việt nam tài hoa tuyệt vời có sức cảm hóa mãnh liệt đối
với mọi người. Nhưng tinh hoa mà người có được đó là những tinh hoa văn hóa
của người Nghệ Tĩnh của dân tộc Việt nam được vun đắp qua nhiều thế hệ và đã
nhập hồn vào Người.
Truyền thống văn hóa mà cốt lỏi của nó là yêu nước thương dân của quê
hương đã thấm sâu vào đường gân sớ thịt của Người, chuyển tải qua những dòng
máu chảy về tim đã tạo cho người một sức mạnh kỳ diệu vượt qua nhiều thử
thách cam go đến thắng lợi cuối cùng. Quê hương Nghệ tĩnh rất tự hào đã sinh ra
Hồ Chí Minh-người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất
được toàn thê giới ngượng mộ. Chúng tôi xin trích 2 câu thơ của Người làm kết
luận phần này.
Quê hương nghĩa trọng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
II. Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ Tĩnh
Trong niềm vinh dự của nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ tĩnh có niệm
vinh dự đặc biệt là được chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Sỡ dĩ Người
quan tâm đến Nghệ Tĩnh đó cũng chỉ là lẽ thường tình của một con người, rất
người là vì quê hương Nghệ Tĩnh là nơi chôn rau cắt rốn của Người. Là một
người con ưu tú của quê hương, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mặc dầu
bận trăm cộng nghìn việc, nhưng trong tâm thức của Người luôn hướng về quê
hương. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm về quê hương, quan tâm đến phong trào
cách mạng Nghệ Tĩnh. Bằng nhiều con đường Hồ Chí Minh nắm bắt rất kịp thời
những diễn biến của quê hương Người vui lòng khi thấy phong trào cách mạng
của tỉnh nhà có tiến bộ và kịp thời khen thưởng những địa phương và đơn vị có
thành tích xuất sắc. Nhưng Người cũng rất nghiêm khắc phê bình và ân cần dạy

bảo khi Nghệ Tĩnh phạm phải khuyết điểm.
Tình cảm của Hồ Chí Minh đối với quê hương sâu lắng, tình yêu của
Người đối với quê hương mênh mong. Nhân dân Nghệ Tĩnh rất phấn khởi vinh
dự tự hào khi đọc lại bản báo cáo của Người gửi Đông phương bộ của quốc tế
cộng sản ngày 19/2/1931 dưới đầu đề “ Nghệ Tĩnh đỏ” trong đó Người nói lên
truyền thống cách mạng của Nghệ tĩnh: Nhân dân Nghệ Tĩnh nổi tiếng cứng đầu.
Trong thời kỳ Pháp xâm lược, cũng như trong các phong trào cách mạng quốc
gia (1905 – 1925) Nghệ Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công
nhân và nông dân Nghệ tĩnh vẫn giữ truyền thống cách mạng(1; 20)
Trong những ngày đi xa chưa về thăm được quê hương, Người thường
xuyên gửi thư về cho các tổ chức, các cá nhân với lời thăm hỏi ân cần, lời chúc
4
mừng nồng thắm và lời khuyên bảo chí tình nhẹ nhàng nhưng hết sức sâu sắc.
“Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (17/5/1945); “ thư cảm ơn đồng bào công giáo
Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình (14/10/1945); “ thư gửi Ông trưởng ty bình dân học
vụ tỉnh Hà Tĩnh ( tháng 3/1948); “ thư gửi đội lão quân Huyện Nam đàn”
(17/2/1949); “ Điện gửi Đồng bào tỉnh Hà Tĩnh (15/5/1949) “ Thư gửi đồng bào
tỉnh Nghệ An ( tháng 8/1949); “ Bài điếu đồng chí Hồ Tùng Mậu( 1/8/1951); “
thư gửi cụ Hồ Văn Quận(5/12/1953) vv và vv… Một số liệt kê của chúng tôi ở
trên đủ nói lên sự quan tâm của Người đối với quê hương. Năm 1957 trên năm
mươi năm xa quê hương lần đầu tiên Hồ Chí Minh về thăm lại xứ Nghệ nơi chôn
rau cắt rốn và năm 1961 làn thứ hai Người về thăm quê và đây cũng là lần cuối
cùng rồi mãi mãi Người đi xa.
Thời gian về thăm quê không được nhiều vì Người quá bận, nhưng hai lần
về thăm quê Người đã tranh thủ hết mọi thời gian để gặp gở, chúc mừng và trao
đổi với mọi tổ chức, mọi tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ, trò chuyện, trao đổi và
nhắc nhở. “Nói chuyện với hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An ngày
14/6/1957”, “ Nói chuyện với đại biểu, cán bộ Đảng viên tĩnh Hà Tĩnh ngày
15/6/1957”; “ Nói chuyện với hội nghị Mặt trận tổ quốc Việt nam tỉnh Hà Tĩnh
ngày 15/6/1957”; “ Nói chuyện với ban chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An ngày

8/12/1961”;”Nói chuyện với đảng bộ và dồng bào tĩnh Nghệ An sáng ngày
9/12/1961’’; “Nói chuyện với cán bộ và đồng bào xã Nam liên ngày 9/12/1961”;
“ Nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm ở Nghệ tĩnh ngày
9/12/1961”; “Nói chuyện với cán bộ và công nhân nhà máy cơ khí Vinh ngày
9/12/1961”; “Nói chuyện với cán bộ và học sinh trường sư phạm miền núi Nghệ
an ngày 9/12/1961”; Nói chuyện với cán bộ và xã viên Hợp tác xã Vĩnh Thành
10/12/1961” “ Nói chuyện với cán bộ và công nhân nông trường Đông hiếu ngày
10/12/1961. Nhìn vào bảng thời gian vận hành của Người trong hai lần về thăm
quê hương đủ cho chúng ta nhận thức được tình sâu nghĩa nặng của người đối
với quê hương. Người tranh thủ tầng phút tầng giây để được gặp gỡ mọi người,
thăm hỏi và trò chuyện với mọi người, mọi tầng lớp mọi thành phần, mọi lứa
tuổi. Tình sâu nghĩa nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quê hương lắng
động trong tầng câu, tầng chữ , tầng ý mà Người đã gửi gắm trong tầng bức thư,
những bài nói chuyện toát lên niềm yêu thương và mong ước thiết tha của
Người đối với quê hương.
Hình ảnh và tình cảm của Hồ Chí Minh đối với đảng bộ và nhân dân
Nghệ Tĩnh mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm người xứ Nghệ
Người đã đi xa nhưng hình ảnh và sự quan tâm của người vẫn còn hiện rõ
đó là:
1. Mặc dầu trên năm mươi năm xa quê hương nhưng Người vẫn dìn giử
ngôn ngữ âm thanh của xứ Nghệ. Tiếng mẹ đẻ vẫn ôm ấp trong lòng Người và
hành trình theo Người đi khắp năm châu bốn biển cùng năm tháng “ ngôn ngữ
vừa là phương tiện tư duy vừa là công cụ giao tiếp của xã hội … Ngôn ngữ được
5

×