Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.85 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP
VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ
VIỆT NAM
I. Đánh giá khái quát tình hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại
Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
1. Ưu điểm.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô
hoạt động lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên, địa bàn hoạt động khắp cả nước. Do
khoảng cách giữa các địa bàn khá xa, Tổng công ty sử dụng hình thức tổ chức công
tác kế toán phân tán là hợp lý với đặc điểm hoạt động và đặc điểm tổ chức quản lý
của tổng công ty. Mô hình tổ chức công tác kế toán đơn giản, công tác hạch toán
được tổ chưa có quy mô có kế hoạch chỉ đạo từ trên xuống dưới. Điều này đã tạo
điều kiện phản ánh và giám đốc trực tiếp tình hình thực tế của các đơn vị trực
thuộc, Mặt khác nhờ tập chung cao độ công tác kế toán nên Tổng công ty nắm bắt
được toàn bộ thông tin kế toán, trên cơ sở đó có thể kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo kịp
thời hoạt động kinh doanh của toàn Tổng công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế
toán được tiến hành kịp thời, việc phân công tác và nâng cao trình độ nghề nghiệp
của cán bộ kế toán được thực hiện một cách dễ dàng.
Đội ngũ cán bộ kế toán của Tổng công ty có trình độ nghiệp vụ khá cao, có
kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm
cao trong công việc. Việc bố trí các cán bộ kế toán và phân định công việc trong bộ
máy kế toán của Tổng công ty là tương đối tốt, phù hợp với khối lượng công việc,
trình độ và khả năng của mỗi người, đáp ứng được yêu cầu kế toán.
* Xét về công tác tổ chức hạch toán xuất khẩu, có những ưu điểm sau:
- Đối với các chứng từ ban đầu:
+ Các chứng từ được lập ra tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam đều phù hợp
với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ, các chứng từ được sử dụng đúng
mẫu của Bộ tài chính ban hành.Những thông tin kinh tế về nội dung các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ mua bán hàng
hoá có hoá đơn tài chính, mua gom phải lập bảng kê, tiền lương của cán bộ công
nhân viên phải có bảng lương. Tất cả các chứng từ được lập đều có chữ ký của


người có liên quan và đảm bảo tính pháp lý.
+ Việc tiếp nhận các chứng từ bên ngoài được giám sát và kiểm tra chặt chẽ,
được xử lý kịp thời.
+ Tổng công ty có kế hoạch tổ chức luân chuyển chứng từ được sắp xếp phân
loại, hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo trình tự thời gian phát sinh
nghiệp vụ trước khi đưa vào lưu giữ.
+ Chứng từ được lưu giữ cẩn thận,được đóng thàng tập, khi cần có thể tìm
thấy ngay, thuận tiện cho việc sử dụng chứng từ.
- Đối với công tác tổ chức tổng hợp;
+ Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số
141/ TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính.
+ Tổng công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên hợp lý.
- Đối với sổ tổ chức kế toán:
+ Hệ thống sổ kế toán của Tổng công ty thường được đóng thành quyển theo
dõi cả năm. Do vậy rất thuận tiện cho việc kiểm tra, bảo quản, lưu giữ, tra cứ số
liệu khi cần thiết, tránh nhầm lẫn giữa các chứng từ và sổ kế toán.
+ Tổng công ty đã mở các sổ chi tiết các tài khoản, Mở cho cả phát sinh bên
Nợ và phát sinh bên Có, cả tiền Việt Nam và ngoại tệ để theo dõi chặt chẽ các số
liệu, các nghiệp vụ kinh tế tế phát sinh, là cơ sở cho việc ghi vào sổ cái.
+ Đã có sự phân công trách nhiệm cho mỗi kế toán viên theo dõi và lập một
sổ nhất định, làm cho việc vào sổ được nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời trong
việc kiểm tra, đối chiếu các sổ với các bộ phận kế toán.
Tổ chức công tác kế toán xuất khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam về cơ
bản là hợp lý, xong bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt cần khắc phục nhằm để
hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức công tác kế toán hoạt đông xuất khẩu một cách
khoa học.
1. Những mặt hạn chế.
+ Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ngoài chức năng xuất khẩu còn có nhiều
chức năng khác, có quan hệ với nhiều bạn hàng quốc tế nên đồng tiền thanh chủ
yếu là dùng ngoại tệ. Tổng công ty sử dụng tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

nghiệp vụ, một mặt giúp kế toán phản ánh chính xác số lượng tiền Việt Nam ghi sổ
nhưng mặt khác lại gây khó khăn trong quá trình ghi chép và chuyển đổi.
+ Việc xác dịnh thời điểm xuất khẩu hàng hoá là chưa hợp lý. Tổng công ty
chỉ hạch toán doanh thu hàng xuất khẩu khi có giấy báo của Ngân hàng.
+ Tổng công ty chưa tổ chức theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tài
khoản ngoài bảng 007- nguyên tệ.
+ Là một tổng công ty lớn nhưng Tổng công ty Cà phê Việt nam chưa tổ chức
bộ phận kiểm tra kế toán chuyên trách.
+ Tổng công ty mới chỉ thực hiện phần nào việc quản lý chi tiết, còn việc
phản ánh vào sổ kế toán tổng hợp chưa đúng thời điểm, do đó việc đối chiếu số
liệu phát sinh và bảng chi tiết số phát sinh không được thường xuyên theo tháng,
quý mà cuối năm mới thực hiện.
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại
Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Một là: Áp dụng tỷ giá hạch toán vào công tác kế toán hàng xuất khẩu .
Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu nên khối lượng ngoại tệ luân chuyển trong đơn vị với thời gian luân
chuyển nhanh. Do vậy, Tổng công ty nên sử dụng tỷ giá hạch toán để cho kế toán
hạch toán đơn giản hơn.
Tỷ giá hạch toán là tỷ giá mua của Ngân hàng tại thời điểm đầu mỗi tháng
hoặc quý. Cuối mỗi tháng hoặc quý tiến hành điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng tại
thời điểm đó, sau đó lấy tỷ giá này làm tỷ giá hạch toán của tháng sau.
Nếu Tổng công ty sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ thu,
chi, mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán thì đối với các khoản vốn bằng
ngoại tệ, các khoản công nợ phát sinh bằng ngoại tệ, chi phí bằng ngoại tệ cho hoạt
động uỷ thác ( chi hộ bên xuất khẩu) đều được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán. Đối với
doanh thu xuất khẩu, được quy ra VNĐ và ghi tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ kinh tế.
- Về mở tài khoản 007: Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì Tổng
công ty nên mở tài khoản 007 để theo dõi các ngoại tệ tại Tổng công ty. TK 007 có

thể được mở cho từng nguyên tệ, từng loại tiền.
Kết cấu của TK 007 – Ngoại tệ các loại như sau:
+ Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ).
+ Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ).
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại (nguyên tệ).
* Đối với xuất khẩu trực tiếp :
Xuất khẩu là việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài, htời gian luân
chuyển một lô hàng tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam tương đối dài. Do vây, việc
xác định thời điểm tiêu thụ hàng hoá rất quan trọng trong việc xác định doanh thu
và tính thuế. Thực tế ở Tổng công ty Cà phê Việt Nam doanh thu chỉ được xác
định và ghi chếp trên sổ sách kế toán khi khách hàng đã thanh toán tiền hàng vào
tiền gửi Ngân hàng. Như vậy, việc ghi chép tiền trên sổ sách kế toán chậm, ảnh
hưởng đến thời điểm xác nhận doanh thu và thuế phải nộp cho nhà nước. Theo
Incoterm 2000, thời điểm xác định hàng hoá đã được tiêu thụ chính là thời điểm
xác định nghĩa vụ của người bán, nghĩa là theo từng điều kiện giao hàng thì thời
điểm xác định hàng hoá được tiêu thụ là khác nhau. Cụ thể :
+ Đối với hợp đồng ngoại thương theo điều kiện giá FOB thời điểm xác định
hàng xuất khẩu là kể từ khi hàng xuất khẩu đã được giao hẳn qua lan can tàu tại
cảng đến.
Theo em, căn cứ vào việc xác định thời điểm xác định hàng hoá xuất khẩu
như trên, kế toán căn cứ vào hoá đơn và vận đơn để phản ánh doanh thu xuất khẩu
vào sổ chi tiết tài khoản 131 và tài khoản 511 theo định khoản sau :
Nợ TK 131 : Theo tỷ giá hạch toán.
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá. (TGHT < TGTT)
Có TK 511 : Tỷ giá thanh toán.
Hoặc
Nợ TK 131 : Theo tỷ giá hạch toán.
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá. (TGHT >
TGTT)
Có TK 511 : Tỷ giá thanh toán.,

Đồng thời, kế toán ghi định khoán kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632 .
Có TK 157.
Khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tài
khoản 112 ( 112.2) theo định khoản :
Nợ TK 112.
Có TK 131.
Đồng thời ghi :
Nợ TK 007 : Nguyên tệ.
Nộp thuế xuất khẩu :
Nợ TK 511.
Có TK 333(3333).
* Đối với xuất khẩu uỷ thác :
- Bên giao xuất khẩu uỷ thác :
+ Khi nhận thanh toán của người uỷ thác, kế toán ghi :
Nợ TK 112(1122) : Theo TGHT.
Nợ (hoặc Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá.
Có TK 511 : Theo TGTT.
Đồng thời ghi :
Nợ Tk 007 : Nguyên tệ.
+ Sau khi nhận thanh toán của người uỷ thác, doanh nghiệp trả hoa hồng uỷ thác,
kế toán ghi :
Nợ TK 641.
Có TK 111, 112.
- Bên nhận uỷ thác xuất khẩu :
Trị giávốn của hàng hoá.
Tổng số tiền ( Theo TGHT ).
Số thuế phải nộp theo TGTT.
Hoa hồng uỷ thác.

×