Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 124

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.3 KB, 30 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG 124
II.1. Đặc điểm chung về Công ty công trình giao thông 124:
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công trình giao
thông 124:
 Quá trình hình thành:
Công ty công trình giao thông 124 trực thuộc tổng công ty Xây dựng công
trình giao thông 1-Bộ giao thông vận tải,được thành lập theo quyết định
số1057/QĐ/TCCB-LĐ ngày 28 tháng 5 năm 1993 của Bộ GTVT về thành lập
doanh nghiệp nhà nước;Tiền thân là công trường 74 Việt Nam – Cu Ba,thành lập
ngày 24/5/1974 tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây,do ông Nguyễn Viết Chiểu
làm chủ nhiêm công trường; trực thuộc cục công trình 2- Bộ GTVT để làm nhiêm
vụ thi công đường 21 Xuân Mai-Sơn Tây .Qua 30 năm công ty thay đổi nhiều
phiên hiệu,thay đổi tổ chức điạ bàn hoạt động.Hiện nay công ty CTGT124 có:
- Trụ sở đặt tại: Km12+500 quốc lộ 1 A – Thanh Trì - Hà Nội.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 100133 do uỷ ban kế hoạch cấp ngày
22/11/94
- Công ty có các tài khoản tại các ngân hàng:
TK tiền gửi: NH Nông nghiệp Thường Tín-Hà Tây.
NH Đầu tư phát triển Thanh Trì- Hà Nội.
NH Công thương Ba Đình- Hà Nội.
TK tiền vay: 3 NH trên
NH Đầu tư phát triển Lào Cai.
NH Nông nghiệp Sơn La.
NH Nông nghiệp Cà Mau.
NH Đầu tư phát triển Cao Bằng.
Mã số thuế:0502238314-1.
Công ty công trình giao thông 124 là doanh nghiệp sản xuất trên lĩnh vực
xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Công ty hoạt động theo luật doanh
nghiệp,hạnh toán kinh tế độc lập,tự chủ về tài chính, có đủ tư cách pháp nhân để


thi công các công trình giao thông,thuỷ lợi,xây dựng công nghiệp dân dụng với
phạm vi hoạt động trên cả nước và sang nước ngoài.
 Quá trình phát triển:
Từ ngay thành lập đến nay qua 30 năm xây dưng và trưởng thành, công ty
dã xây dựng nhiều công trình trọng điểm trong nước trên nhiều địa bàn tỉnh thành
và các công trình quốc tế với uy tín chất lượng được nhà đâu tư đánh giá cao.
Với 543 cán bộ công nhân viên có nhieuù kinh ngiệm, nhiệt tình găn bó với
công ty,trang bị thi công liên tuc đươc đổi mới,hiên đại đáp ứng kịp thời các yêu
cầuSXKD; không ngừng tăng cường nâng cao năng lực và đào tạo đội ngũ cán bộ
kỹ thuật,cán bộ quản lý đảm bảo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển vững
mạnh và đạtđược những thành tích to lớn như:
- Huân chương lao động hạng nhì năm 1995
- Huân chương lao động hạng ba vào các năm 1978 và 1983.
- Trong phong trào thi đua bồn nhất trên công trường đường HCM năm 2003
đươc tổng công ty và Bộ GTVT chấp thận đề nghị nhà nước thưởng
huân chương lao động hạng ba.
- 14 Cờ thi đua suất sắc,55 bằng khen của Bộ GTVT, Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam và các tỉnh thành phố tặng cho tập thể và cá nhân
Sắp tới công ty sẽ vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng nhất do nhà
nước khen thưởng.
Công ty CTGT124 là một trong những đơn vị vững mạnh hàng đầu của
Tổng công ty XDCTGT1. Công ty đã tự khẳng định được mình trên trường cạnh
tranh trong nước và khu vực để trở thành ccông ty có uy tín, năng lực, được sự
quan tâm chú ý của Bộ GTVT và các nhà đầu tư
Công ty công trình giao thông 124 tiền thân là công trường Việt Nam - Cu Ba được
thành lập theo quyết định số 1057/QĐ/TCCB-LĐ ngày 28 tháng 5 năm 1993 của
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước lấy
tên là Công ty công trình giao thông 124.
Công ty công trình giao thông 124 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
Công ty xác định công trình 1, mã số ngành kinh tế kỹ thuật là 25. Công ty có trụ

sở đặt tại Km 12+500 quốc lộ 1A, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Giấy phép kinh
doanh số 100133 ngày 22 tháng 11 năm 1994 do Uỷ Ban Kế Hoạch Thành phố Hà
Nội cấp.
Từ ngày thành lập đến nay, qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn: năm 1978, 1983 được tặng thưởng Huân chương
lao động hạng 3; năm 1991 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2. Công
ty đã góp phần hoàn thành nhiều dự án quan trọng ở trong và ngoài nước như:
Đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, Quốc lộ 183 Hải Dương, đường 1A2
Hà Nội – Cầu Giẽ, dự án ADB7 ở Lào, đường HCM (đoạn Hà Tĩnh - Kom Tum),
dự án Vinh - Đông Hà và nhiều công trình trọng điểm khác. Hiện nay, Công ty
đang tham gia thi công các công trình trọng điểm như: dự án MD2 Cà Mau- Năm
Căn, đường Chiềng Ngần – Mường Bằng – Hát Lót, đường 279 Lai Châu, Quốc lộ
6A gói thầu số 1, 13,21...
Công ty luôn không ngừng phấn đấu nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển của Công ty và đảm bảo thực hiện tốt các
nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của mình. Công ty CTGT đang từng bước tự
khẳng định được mình trong làng xây dựng hạ tầng giao thông nói riêng và trong
ngành xây dựng cơ bản nói chung.
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm:
(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng giá trị sản
lượng
56.611.000 78.010.000 96.449.000
Tổng doanh thu 66.030.897,818 104.280.092,226 90.148.573,635
Lợi nhuận sau thuế 584.012,693 536.156,019 544.939,033
Thu nhập bình quân 1.050 1.150 1.350
Ta thấy rằng năm 2003 so với năm 2002, 2001 tổng giá trị sản lượng, lợi nhuận
sau thuế của Công ty đã tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ trong năm 2003,
Công ty đã tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất kinh

doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Mức tăng lợi nhuận cao hơn nhiều so với mức
tăng doanh thu chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt việc quản lý chi phí, dẫn tới tiết
kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Những chỉ tiêu này cho thấy xu hướng phát
triển đi lên của Công ty. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong
Công ty cũng tăng lên đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, phát huy hết
năng lực của mình phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Công ty với mục tiêu
"Ổn định và phát triển" không ngừng phát triển đi lên, thực hiện tốt những
nhiệm vụ được giao, quyết tâm trở thành đơn vị đi đầu trong ngành giao thông vận
tải.
II.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty công trình giao thông 124 là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Công ty có chức năng hoạt động chính trong các lĩnh vực:
- Xây dựng các công trình giao thông
- Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sửa chữa, phục hồi phương tiện thiết bị giao thông vận tải
- Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách khu vực miền TrungPhó giám đốc phụ trách khu vực miền Bắc
Phó giám đốc phụ trách khu vực miền Nam
PhòngThị trườngPhòngTCLĐ-HCPhòngV.tư- T.bịPhòngKế hoạch PhòngKỹ thuật PhòngKế toán
Đội công trình 1Đội công trình 2Đội công trình 3Đội công trình 4Đội công trình 6 Đội công trình 112Xưởng sửa chữa dịch vụ 412
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Trong đó, xây dựng các công trình giao thông đường bộ là hoạt động chủ yếu
của Công ty. Ta có thể khái quát trình tự thi công công trình giao thông đường bộ
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thi công
- Nhận mặt bằng thi công
- Làm lán trại tạm thời
- Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị

- Tập kết mua sắm vật tư cần thiết...
Bước 2: Thi công nền đường, hệ thống thoát nước và kè tường chắn (nếu có)
- Thi công nền đường:
+ Dọn dẹp, phát quang
+ Đào, đắp nền đường
- Thi công hệ thống thoát nước:
+ Thi công cống ngang
+ Thi công cống dọc
Bước 3: Thi công móng đường
- Thi công móng lớp dưới
- Thi công móng lớp trên
Bước 4: Thi công mặt đường
Bước 5: Hoàn thiện công trình
- Thi công cọc tiêu, biển báo, hàng rào tôn lượn sóng (nếu có)
- Sơn kẻ mặt đường...
II.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, để phù hợp với
trình độ của cán bộ và nhân viên quản lý trong Công ty, Công ty công trình giao
thông 124 có bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Đứng
đầu là Giám đốc, các Phó giám đốc phụ trách các khu vực cụ thể, phía dưới là các
phòng ban chức năng, các đội công trình. Cụ thể:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CTGT 124:
- Giám đốc công ty: là người được Nhà nước giao quyền quản lý và điều hành
Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc, Giám
đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng, đội công trình.
- Các Phó Giám đốc phụ trách các khu vực: là người giúp việc điều hành doanh
nghiệp theo phân cấp uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty về những nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
- Các phòng ban chức năng của Công ty gồm có:

+ Phòng tổ chức lao động- hành chính:
Phòng TCLĐ-HC nằm trong hệ thống phòng ban của Công ty, có chức năng
tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong công tác cán bộ, công tác lao động tiền
lương, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, thanh tra pháp chế, bảo vệ an ninh
nội bộ trong Công ty. Ngoài ra, phòng TCLĐ-HC còn tham mưu cho Giám đốc
trong công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ và quản lý con dấu, tổ chức
giao tiếp phục vụ công tác đối nội, đối ngoại của Công ty.
+ Phòng kỹ thuật:
Phòng này có chức năng tổ chức triển khai các bước công việc đúng quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chức thi công
các công trình dự án. Cùng đơn vị thi công xây dựng biện pháp tổ chức thi công và
đưa ra các giải pháp xử lý các vấn đề kỹ thuật của từng dự án cũng như chỉ đạo thi
công, theo dõi tiến độ, quản lý khối lượng, giám sát chất lượng, đôn đốc theo dõi
công tác nghiệm thu với chủ đầu tư, với nhà thầu chính từ lúc khởi công cho đến
khi hoàn thành bàn giao công trình.
+ Phòng vật tư- thiết bị:
Phòng vật tư- thiết bị nằm trong hệ thống các phòng ban nghiệp vụ của Công ty
với chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về biện pháp quản lý, khai thác
thiết bị sản xuất. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, chăm sóc bảo dưỡng các loại thiết bị
sản xuất, điều phối thiết bị trên các công trường nhằm phát huy hết công suất và
hiệu quả các thiết bị sản xuất hiện có.
+ Phòng kế toán:
Phòng kế toán là phòng chức năng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về tổ
chức hạch toán trong Công ty, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý các
nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính, giá thành và quyết toán tài chính của
Công ty với Nhà nước sở nhằm bảo toàn và phát triển vốn.
+ Phòng thị trường:
Phòng thị trường có chức năng nắm bắt thị trường xây dựng cơ bản để tham gia
xây dựng kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển
với mục đích hiệu quả, đảm bảo uy tín của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc

Công ty có định hướng phát triển Công ty qua các năm. Tham gia công tác đấu
thầu và hoàn chỉnh bộ hồ sơ đấu thầu có độ chính xác, đúng theo chỉ dẫn của bên
mời thầu đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ mời thầu.
+ Phòng kế hoạch:
Phòng kế hoạch là phòng nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu cho
Giám đốc Công ty về tổ chức triển khai các bước công việc theo đúng quy chế đầu
tư xây dựng cơ bản. Dự thảo hợp đồng kinh tế và tham gia thanh lý. Chỉ đạo thi
công, theo dõi tiến độ, phối hợp quản lý chất lượng, khối lượng, quản lý theo dõi
giá thanh toán, quyết toán với chủ đầu tư, với nhà thầu chính từ lúc khởi công cho
đến khi hoàn thành bàn giao công trình. Lập hồ sơ thanh, quyết toán thủ tục bàn
giao công trình. Xây dựng kế hoạch sản xuất của Công ty trong từng tháng, từng
quý, từng năm đồng thời đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra. Thực hiện
thang, quyết toán cho các đơn vị trong Công ty, cho các nhà thầu phụ.
- Công ty có các đội công trình:
+ Đội công trình 1
+ Đội công trình 2
+ Đội công trình 3
+ Đội công trình 4
+Đội thi công 6
+Đội công trình 112
và các công trường thi công, số lượng công trường tuỳ thuộc vào tình hình thực tế
của từng thời điểm thi công.
- Xưởng sữa chữa dịch vụ 412: là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty. Chuyên đại
tu, sửa chữa lớn nhỏ các máy móc thiết bị của Công ty và thị trường. Thi công cấu
kiện bê tông, các dự án cầu đường theo kế hoạch sản xuất và đơn hàng phòng kế
hoạch xây dựng. Tổ chức gia công kim loại phục vụ việc sản xuất và xây lắp.
Các phòng ban chức năng và các đội công trình của Công ty có chức năng
riêng song tất cả không ngoài mục đích giúp Ban giám đốc quản lý điều hành hoạt
động sản xuất lao động của Công ty để đạt được lợi nhuận cao, hoàn thành nghĩa
vụ với Nhà nước, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đứng vững

và phát triển trong cơ chế thị trường.
II.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
II.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 8 người được tổ chức theo hình thức tổ
chức công tác kế toán tập trung.Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập
trung tại phòng kế toán của Công ty, Còn ở các đội công trình không tổ chức bộ
phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn,
thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, tổng hợp chứng từ, định
kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung của Công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CTGT 124:
Trưởng phòng
Kế toán trưởng
Kế toán thống kê
ở các đội công
trình
Phó phòng Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tài sản cố
định
Kế toán
ngân
hàng và
thanh
toán
Kế toán
chi phí,
giá thành
Kế toán
lương,

BHXH,
BHYT,
KPCĐ
Kế toán
NVL,
CCDC
Kế toán
tiền mặt
kiêm thủ
quỹ
Chức năng của từng bộ phận kế toán:
- Trưởng phòng tài chính kế toán: là người phụ trách chung toàn bộ công tác tài
chính kế toán của Công ty. Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong
lĩnh vực tài chính và kế toán: xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý vốn,
thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, quyết toán tài chính, quan hệ với
các ngân hàng, các cơ quan tài chính có liên quan. Chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty và Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công tác tài chính kế toán.
- Phó phòng tài chính kế toán: giúp Trưởng phòng về khâu kế toán tổng hợp,
làm công việc quyết toán nội bộ, các dự án, các công trình. Thay mặt Trưởng
phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật, Giám đốc Công ty, Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
- Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ và chi tiền
mặt theo lệnh chi, kiểm kê tồn quỹ hàng ngày. Ghi chép phản ánh số hiện có và
tình hình biến động của tiền mặt tại quỹ.
- Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi công tác quản lý nhập xuất vật tư và
quyết toán. Kiểm kê vật tư cuối mỗi tháng, quý, năm và đối chiếu lên sổ sách và
thực tế tại các kho. Xử lý hao hụt vật tư. Cuối tháng, quý làm báo cáo nhập, xuất,
tồn kho và lên sổ mức dư.
- Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm
TSCĐ trong toàn Công ty, phản ánh kịp thời số khấu hao máy móc thiết bị nhằm

phân bổ khấu hao cho từng đối tượng chịu chi phí.
- Kế toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: chịu trách nhiệm tính tiền lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty theo đúng chế độ
tiền lương đã được ban hành. Ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản
trích theo lương và phân bổ cho các bộ phận có liên quan.
- Kế toán ngân hàng và thanh toán: thực hiện việc giao dịch với các ngân hàng
để giải quyết công tác mở tài khoản, vay tiền phục vụ cho sản xuất.Ghi sổ theo dõi
phản ánh tình hình biến động các khoản tiền gửi ngân hàng và tiền vay chi tiết
hàng ngày của Công ty theo từng ngân hàng. Đối chiếu công nợ với ngân hàng và
quỹ tiền mặt. Ghi chép và theo dõi công nợ, tình hình thanh toán công nợ với các
chủ nợ.
- Kế toán chi phí, giá thành: có nhiệm vụ ghi chép, tập hợp chi phí và tính giá
thành từng công trình, hạng mục công trình. Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu
cầu quản trị chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm.
- Nhân viên thống kê ở các đội công trình: có nhiệm vụ thu thập và xử lý chứng
từ phản ánh nghiệp vụ phát sinh tại từng đội công trình, ghi chép lập lên các bảng
kê chi tiết, bảng tổng hợp chứng từ ban đầu, sau đó gửi các chứng từ đó về phòng
kế toán Công ty.
II.1.4.2. Hình thức sổ kế toán của Công ty CTGT 124:
Công ty CTGT 124 áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hình thức kế toán
này phù hợp với quy mô của Công ty, phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán,
phù hợp với điều kiện sử dụng phần mềm kế toán đồng thời thuận tiện cho việc
phân công giữa các bộ phận kế toán khác nhau. Hiện nay Công ty CTGT 124 đang
áp dụng phần mềm kế toán AC Soft
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CTGT 124:
(1)
(2)
(4)
(3) (3)
(5)

(7)

(6)
Chứng từ gốc
Nhật ký
chuyên
dùng
Sổ kế toán
chi tiết
Nhật ký
chung
Sổ Cái
Các tài
khoản
Bảng tổng
hợp chi tiêt
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính


(8)
(8)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Trong đó:
(1) - Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các nghiệp
vụ kinh tế tài chính tiến hành mã hoá các chứng từ theo đúng hệ thống mã hoá
chứng từ của doanh nghiệp để nhập dữ liệu vào máy.

(2) -Những nghiệp vụ liên quan đến tiền, tiền gửi nhân hàng sẽ được theo dõi
trên sổ chuyên dùng
(3) Căn cứ vào số liệu trên Sổ Nhận ký chung và nhận ký chuyên dùng, kế toàn
ghi vào sổ cái có liên quan
(4) Các nghiệp vụ phát sinh sẽ được hạch toán và ghi vào sổ chi tiết có liên quan
(5) Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết , lập bảng chi tiết số
phát sinh
(6) Căn cư vào sổ cái tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh
(7) Kiểm tra đối chiếu trên bảng chi tiết số phát sinh và số liệu trên bảng đối
chiếu số phát sinh
(8) Sau khi kiêmt tra , căn cú số liệu trên bảng đối chiếu số phát sinh và bảng chi
tiết số phts sinh lập báo cáo tài chính
II.1.4.3.Hệ thống sổ kế toán của Công ty:
Với hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, Công ty đã áp dụng hệ thống sổ theo
quy định của hình thức này.Cụ thể gồm:
- Sổ Nhật ký chung: dùng để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh theo trình tự thời gian.
- Sổ Cái tài khoản: được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh theo từng tài khoản như sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154...
- Sổ chi tiết các tài khoản: được mở cho từng đối tượng kế toán cần theo dõi chi
tiết như sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 154...
II.1.5:Việc vận dụng máy tính vào việc hạch toán kế toán ở công ty.
Công ty công trình giao thông 124 có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực
xây lắp nên các nghiệp vụ phát sinh nhiều. Để góp phần bảo đảm tính chính xác
của thông tin kế toán , công ty đã ứng dụng máy tính vào công tác hạch toán kế
toán. Hiện tại công ty sử dụng hai phần mềm là: à5 và Acc97. Bộ máy vi tính ở
phòng tài chính kế roán được dùng để lên các laọi sổ: nhật ký chung, sổ cái các tài
khoản, sổ chi tiết các tài khoản, sổ nhật ký chuyên dùng, lập các báo cáo….
Khái quát chu trình sử dụng máy tính vào công tác hạch toán tại công ty
CTGT124:

Ví dụ: Với công trình cải tạo nâng cấp quốc lộ 32C Yên Bái.
Tài khoản dùng để tập hộp NVL TT là TK 621.35- Chi phí NVL trực tiếp –CT
32C Yên Bái.Việc mở chi tiết để theo dõi , phản ánh chi phí NVL trực tiếp phát
sinh đối với từng đối tượng, kếư toán tập chi phí sản xuất được thực hiện trên
phần mềm như sau:
Tại màn hình giao diện, kích chuột vào “ hệ thống tài khoản” tại ô “ loại tài
khoản”nháy chuột vào danh mục tài khoản, chọn “CP SXKD” , chọn “621-chi
phí NVL trực tiếp” kích chuột vào nút “thêm” nhập số liệu: “621.35” và tên
“CPNVL TT-CT 32C Yên Bái”.khết thúc để nhấn nút “ghi”, tài khoản mới sẽ
được đang ký.
Sau đó , máy tính tự động kết xuất số liệu để nhập vào các sổ.
II.2. Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở Công ty công trình Công ty 124:
II.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
II.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng
chi phối đến toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của Công ty. Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất sẽ nâng cao tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp
Khoá sổ
chuyển
sang kỳ
sau
Lên các loại
sổ và báo
cáo tài chính
Nhập
số
liệu
Mã hoá

chứng
từ
Xử lý
nghiệp
vụ
Nghiệp
vụ phát
sinh
chi phí sản xuất cũng như giúp cho giá thành sản phẩm được xác định hợp lý, dễ
dàng và chính xác hơn.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản va đặc điểm tổ chức sản
xuất của Công ty cũng như đặc điểm của sản phẩm xây lắp, đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định chính là từng công trình, hạng mục
công trình.
Mỗi công trình, hạng mục công trình do Công ty thực hiện từ khi khởi công đến
khi hoàn thành bàn giao đều được theo dõi trên các tài khoản, các sổ chi tiết và các
chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình đó được
tập hợp theo từng khoản mục:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
II.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Hiện nay, ở Công ty thường sử dụng phương pháp hạch toán trực tiếp theo từng
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đó là từng công trình, hạng mục công trình.
Khi đó, chi phí phát sinh được sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào sẽ
được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Tuy nhiên có một số chi phí phát sinh
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, khi đó phải phân bổ các chi phí này
theo những tiêu thức thích hợp vào cuối kỳ.
II.2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Các công trình do Công ty CTGT 124 thực hiện có thể được tiến hành theo hai
phương thức: phương thức quản lý xây dựng truyền thống và phương thức giao
khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các đội công trình.
Hiện nay, các công trình thực hiện theo phương thức thứ hai chiếm tỷ trọng lớn
ở Công ty. Do vậy, trong chuyên đề này em xin lấy số liệu về kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở một công trình thực hiện theo
phương thức khoán, đó là công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32C Yên Bái năm
2002 để minh hoạ.
Công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32C Yên Bái được thực hiện theo phương
thức khoán gọn (khoán toàn bộ chi phí) do Đội công trình 4 do ông Hoàng Văn
Chung làm đội trưởng thực hiện.
Do công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32C Yên Bái là công trình khoán nên
Công ty thực hiện tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp nội bộ về các khoản mục chi
phí sản xuất phát sinh thông qua TK 1362- Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp. Cụ
thể đối với công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32C Yên Bái, kế toán Công ty sử
dụng TK 1362.071- Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp CT 32C Yên Bái.

×