Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.83 KB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KHOÁ
MINH KHAI
2.1: Đặc điểm chung của Công ty Khoá Minh Khai
2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Khoá Minh
Khai:
Công ty Khoá Minh Khai là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc
lập, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Cơ khí
xây dựng – Bộ Xây dựng.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 125D phố Minh Khai, quận Đống Đa,
TP. Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh :
- Sản xuất khoá các loại, hàng tiểu ngũ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
- Sản xuất hàng kết cấu thép và thiết bị xây dựng.
Ngày 5/5/1972 theo Quyết định số: 562/BKT của Bộ trưởng Bộ Kiến
trúc ( nay là Bộ
Xây dựng ) Công ty Khoá Minh Khai chính thức được thành lập với tên gọi
ban đầu là Nhà máy Khoá Minh Khai, cùng với sự giúp đỡ của nước Cộng
hoà Ba Lan về nhà xưởng, nhà làm việc, máy móc thiết bị, quy trình công
nghệ. Năm 1972 do chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc
nước ta, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy bị tàn phá nặng nề nên phải
ngừng hoạt động để phục hồi sửa chữa. Cuối năm 1973 nhà máy mới đi vào
sản xuất thử; đầu năm 1974 nhà máy mới chính thức đi vào sản xuất hàng
loạt. Thời gian đầu nhà máy sản xuất các loại sản phẩm như: khoá, ke cửa,
bản lề, chốt cửa theo thiết kế của Ba Lan. Tuy nhiên do áp dụng quy trình
công nghệ của Ba Lan nên mẫu mã sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với
thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Trước tình hình đó, từ năm 1975 cán
bộ công nhân viên nhà máy phải vừa sản xuất vừa bắt tay vào nghiên cứu,
thiết kế cải tiếnlại mẫu mã, sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Đó chính là thành công bước đầu của nhà máy đạt được. Tới nay


qua 30 năm liên tục phấn đấu xây dựng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,
Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Liên tục trong nhiều
1
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
1
Chuyên đề tốt nghiệp
năm là đơn vị quản lý giỏi của ngành Xây dựng; Thương hiệu khoá Minh
Khai đã khảng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và được người
tiêu dùng tín nhiệm; sản phẩm của Công ty đã dành được nhiều huy chương
trong các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng.
Năm 1989 thực hiện Quyết định số: 217/HĐBT, ngày 14/11/1987 Hội
đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) về các chính sách đổi mới hạch toán
kinh doanh Xã hội chủ nghĩa với các xí nghiệp Quốc doanh. Công ty đã bố trí,
sắp xếp, cải tiến hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý và rút ra
một bộ phận lớn lao động dôi dư, trình độ nghiệp vụ, tay nghề và sức khoẻ
không phù hợp chuyển sang làm công tác khác hoặc giải quyết chế độ cho
nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, hoặc trợ cấp thôi việc, đồng thời gửi một bộ
phận cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực đi học tập, lao động ở nước
ngoài. Công ty đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, hợp lý
hơn, phân công việc cho cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực và
chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Vì vậy mà mọi cán bộ công nhân viên
đều cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm trong công việc xây dựng Công ty
ngày càng vững mạnh.
Ngày 5/5/1993 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số:
163A/BXD-TCLD thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Nhà máy Khoá
Minh Khai trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Cơ khí xây dựng – Bộ Xây
dựng.
Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 90/TTG, V/v
tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Liên hiệp các xí nghiệp Cơ khí
xây dựng cho phép Nhà máy khoá Minh Khai được đổi tên thành Công ty

Khoá Minh Khai. Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình của Công ty
Khoá Minh Khai vài năm qua
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp việc tổ chức quản lý,
khoa học quy
trình nghệ chế tạo sản phẩm là vô cùng quan trọng và nó quyết định rất lớn
đến năng suất chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc tổ chức quy trình công
2
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
2
Chuyên đề tốt nghiệp
nghệ trong doanh nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp
( về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý ).
Công ty Khoá Minh Khai nằm trên diện tích 1700m
2
nên việc bố trí,
sắp xếp các phân xưởng, các bộ phận sản xuất là tương đối thuận lợi cho việc
vận chuyển vật tư, vận chuyển thành phẩm giữa các tổ sản xuất, các phân
xưởng với nhau. Việc sắp xếp các bộ phận sản xuất của Công ty khá hợp lý
nên việc vận chuyển giữa các phân xưởng đảm bảo nhanh gọn, thuận tiện từ
khâu đưa nguyên vật liệu vào đến khâu cuối cùng là tạo ra sản phẩm hoàn
chỉnh.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Loại hình sản xuất của Công tylà kiểu chế biến liên tục, quy mô sản
xuất thuộc loại vừa. Sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại, có kết cấu phức
tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật nhưng nhìn
chung các sản phẩm có cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Quy trình
công nghệ đó bao gồm các giai đoạn sau:
(1). Giai đoạn chế tạo phôi tạo ra các chi tiết, các bộ phận sản phẩm

dưới dạng thô (phôi ). Sau đó phôi được chuyển sang giai đoạn gia công cơ
khí để chế biến thành chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm hoàn thành có thể bán ra
ngoài dưới dạng bán thành phẩm.
(2). Giai đoạn gia công cơ khí chủ yếu tạo ra các chi tiết, các bộ phận
có tính năng tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm.
(3). Giai đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm là giai đoạn cuối cùng
của quy trình công nghệ.
Xuất phát từ đặc điểm chung của quy trình công nghệ hiện nay Công ty
Khoá Minh Khai tổ chức sản xuất thành các phân xưởng, chức năng nhiệm vụ
cụ thể của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng Cơ khí – Cơ điện gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận cơ khí: Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra
các khuôn mẫu ( phôi, ke, khoá ), đúc tay nắm nhôm, đúc đồng thỏi để tiện lõi
khoá. Đối với một số sản phẩm đơn giản, ít công đoạn như bản lề, then cài,
chốt cửa thì bộ phận cơ khí có thể làm hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối.
Thuộc bộ phận này gồm có các tổ: Khuôn, dập, nguội, rèn, khoan.
3
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
3
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Bộ phận cơ điện: Nhiệm vụ của bộ phận này là sửa chữa thường
xuyên trung đại tu máy móc thiết bị trong Công ty, kể cả phần cơ và phần
điện. Bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo cho các phân xưởng khác hoạt
động liên tục không bị gián đoạn do ảnh hưởng của của máy móc thiết bị hay
do ảnh hưởng của nguồn điện.
Ngoài ra bộ phận cơ điện còn có nhiệm vụ chế tạo khuôn đúc ke, bản
lề, khoá. Nhiệm vụ này rất quan trọng và phức tạp vì nó đòi hỏi chính xác cao
để đảm bảo khi đúc các chi tiết có thể lắp ráp được khớp với nhau. Thuộc bộ
phận này gồm các tổ: Phay, điện, sửa chữa, gia công cơ khí.
Mặc dù số công nhân của phân xưởng không nhiều song phân xưởng cơ

khí – cơ điện vẫn là một phân xưởng mạnh, một điển hình tiên tiến tromg tổ
chức sản xuất của Công ty, đồng thời là đơn vị tạo ra giá trị sản lượng lớn
nhất trong Công ty.
- Phân xưởng bóng mạ sơn: Có nhiệm vụ chủ yếu là mạ quai khoá, bản
lề, chốt cửa crêmôn. Công nghệ mạ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao theo quy
trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo có độ bền và độ bóng cao. Thuộc
phân xưởng này có các tổ bóng, mạ, sơn.
- Phân xưởng lắp khoá bao gồm các tổ lắp 1, lắp 2, lắp 3, lắp 4, lắp
khoá: Nhiệm vụ của phân xưởng này là lắp ráp các chi tiết rời do các phân
xưởng khai thác tạo ra thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Phân xưởng kết cấu thép: Nhiệm vụ là sản xuất các mặt hàng kết cấu
thép như giàn giáo, cửa chớp, cửa hoa.
Các phân xưởng sản xuất trên đều chịu sự quản lý trực tiếp của các
quản đốc phân xưởng.
Tại các phân xưởng trên do sản phẩm hoàn thành có kết cấu phức tạp,
bán thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng này lại tiếp tục được sản xuất, chế
tạo ở phân xưởng kia. Vì vậy giữa các phân xưởng trong Công ty có quan hệ
chặt chẽ với nhau và cùng hoàn thành một sản phẩm.
4
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
4
NGUYÊN VẬT LIỆU
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ - CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNGBÓNG MẠ PHÂN XƯỞNG KẾT CẤU THÉP
PHÂN XƯỞNGLẮP KHOÁ
THÀNH PHẨM NHẬP KHO
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Hiện nay Công ty có 355 cán bộ công nhân viên, trong đó bộ phận công

nhân trực tiếp sản xuất là 285 người, chiếm 80,3%, bộ phận quản lý là 70
người chiếm 19,7%. Trực tiếp quản lý công nhân sản xuất là các quản đốc
phân xưởng, tổ trưởng sản xuất. Bộ phận gián tiếp sản xuất làm việc tại các
phòng ban. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc trực tiếp điều hành và quản
lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm chung về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước nhà nước và tập thể cán bộ công
5
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
5
Chuyên đề tốt nghiệp
nhân viên ( từ việc huy động vốn đến đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi,
đảm bảo đủ công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức,
đến việc phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ). Trợ giúp
giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh, một Phó giám đốc phụ trách sản xuất. Các phòng ban chức
năng có nhiệm vụ giúp ban giám đốc Công ty quản lý các hoạt động sản xuất
kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc.
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của từng phòng ban như sau:
- Phòng Tổ chức hành chính là bộ phận có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao
động trong Công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ, tay nghề phù hợp với
từng phòng ban, từng bộ phận sản xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ
công nhân viên, tập hợp các định mức lao động, các quy chế quản lý và sử
dụng lao động, tổ chức ký kết các hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ
chính sách về lao động và tiền lương.
- Phòng Kế hoạch vật tư: Nhiệm vụ của phòng là xây dựng các kế
hoạch cho sản xuất, tiêu thụ vật tư ngắn và dài hạn. Ngoài ra phòng còn có
nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời, cân đối giữa các mặt vật tư,
lao động và máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
- Phòng Tài vụ có nhiệm vụ thu thập, xử lý và đưa ra các thông tin tài

chính giúp cho việc quản lý và giám sát một cách thường xuyên liên tục, có
hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ cùng với phòng Kế hoạch vật
tư xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,
quy cách từng loại mặt hàng trước khi bắt tay vào sản xuất. Phòng Kỹ thuật
còn có nhiệm vụ thiết kế các khuôn mẫu, thiết kế các sản phẩm mới, nghiên
cứu ứng dụng các tiến độ kỹ thuật khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến
thử sản phẩm. Ngoài ra phòng Kỹ thuật còn có nhiệm vụ tham gia sửa chữa
lớn máy móc thiết bị.
6
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
6
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch vật tưPhòng kinh doanhPhòng kỹ thuật công nghệ Phòng KCS Phòng tài vụPhòng tổ chức hành chính
Phân xưởng cơ khí – cơ điện Phân xưởng kết cấu thép Phân xưởng bóng mạ Phân xưởng lắp khoá
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng KCS có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi
nhập kho.
- Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm và phát
hiện nhu cầu đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty trên thị trường, nhằm
cung cấp cho nhà quản lý những thông tin giúp cho việc đưa ra quyết định
đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Cùng với hoạt động quản lý của các
phòng ban chức năng, các phân xưởng và các tổ đội sản xuất có các quản đốc
phân xưởng và các tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm về hoạt động
sản xuất trong nội bộ của bộ phận mình quản lý, bố trí cho phù hợp, thường
xuyên giám sát kỹ thuật và tình hình thực hiện sản xuất của đơn vị mình
Sơ đồ 2:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI
7
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32

7
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán vật tưKế toán Tlương và bán TPKế toán Tphẩm và tiêu thụKế toán thanh toánThủ quĩ kiêm kế toán TSCĐ
Kế toán dự án đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Khoá Minh Khai
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Tại Công ty Khoá Minh Khai bộ máy kế toán gồm 7 nhân viên được tổ
chức theo kiểu tập trung, có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tài chính, tính toán
ghi chép chính xác về nguồn vốn và tình hình TSCĐ, vật tư, các loại vốn bằng
tiền và lập báo cáo kế toán kịp thời đầy đủ. Bộ máy kế toán của Công ty được
tổ chức như sau:
Sơ đồ 3:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung của toàn bộ công
tác kế toán của Công ty, là người có trách nhiệm quản lý, theo rõi tình hình tài
chính của Công ty, tổ chức và điều hành toàn bộ công tác kế toán.
8
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Kế toán vật tư: Có trách nhiệm theo rõi chi tiết và tổng hợp tình hình
nhập xuất tồn kho từng loại vật tư gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ
lao động.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo
lương cho cán bộ công nhân viên. Hàng tháng có nhiệm vụ tạm ứng, thanh
toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời kế toán tiền lương còn
có nhiệm vụ theo rõi kho bán thành phẩm, tình hình nhập xuất, tồn kho bán
thành phẩm hàng tháng.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất

phát sinh, tính giá thành cho từng loại thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh
toán công nợ với khách hàng. Đông thời lập các báo cáo kế toán theo định kỳ
hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi trên cơ
sở đó mở các sổ theo rõi các khoản thu, chi phí bằng tiền phát sinh hàng ngày
ở Công ty.
- Kế toán dự toán đầu tư: Có nhiệm vụ thu thập, tính toán xử lý, phản
ảnh và tổng hợp đầy đủ kịp thời chính xác thông tin về nghiệp vụ đầu tư hình
thành. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tổ chức định
mức, các chế độ chính sách quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của nhà
nước và của đơn vị.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi theo yêu cầu, thủ quỹ còn là người
theo rõi tình hình TSCĐ của Công ty, tình hình tăng giảm, trích khấu hao
TSCĐ.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi kế toán viên trong
phòng kế toán có một công việc nhất định, nhưng giữa các bộ phận này luôn
có sự kết hợp với nhau. Việc hoạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, là tiền đề cho khâu
tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động một cách hiệu quả
nhất.
2.2.2. Tài khoản và hình thức sổ sách kế toán áp dụng:
Với đặc điểm kinh doanh thực tế, Công ty Khoá Minh Khai áp dụng hệ
thống tài khoản kế toán theo Quyết định số: 1141/TC/QĐ/CĐKT do Bộ Tài
9
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
9
Chuyên đề tốt nghiệp
chính ban hành thống nhất áp dụng trong cả nước từ ngày 01/01/1996 và các
quy định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính qua Thông tư số: 89/2002. Hiện
nay Công ty có trang bị máy vi tính cho công tác kế toán nhưng công việc

không hoàn toàn sử dụng máy mà chỉ sử dụng một phần máy vi tính. Hình
thức sổ đăng ký của Công ty là sổ nhật ký chung, chương trình trên máy cũng
sử dụng hình thức nhật ký chung. Chứng từ đưa vào được thực hiện song
song trên hai hướng là bằng ghi chép sổ sách và nhập chứng từ vào chương
trình máy tính. Trên máy, từng phần hành sẽ nhập chứng từ liên quan sau đó
kết quả trên máy sẽ được đối chiếu với nhau. Các báo cáo in ra từ máy, do đó
công việc của kế toán có giảm bớt nhưng chưa đáng kể.
Phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đã góp phần
theo dõi chính xác, trung thực tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩn, tình
hình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty, cung cấp thông tin cho
lãnh đạo về tình hình tiêu thụ thành phẩm để có những biện pháp giải quyết
tốt nhất.
Trên đây là những nét chung nhất giới thiệu về Công ty và bộ máy kế
toán của Công ty. Trong bài viết này sẽ đề cập chi tiết về hạch toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty Khoá Minh Khai.
2.2.3. Đặc điểm của thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
2.2.3.1. Đặc điểm của thành phẩm:
Công ty Khoá Minh Khai là một trong những Công ty sản xuất thiết bị,
sản phẩm cơ khí phục vụ ngành Xây dựng có uy tín lớn trong cả nước, không
chỉ cho những công trình xây dựng lớn mà còn phục vụ cho nhu cầu dân cư
trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, Công ty vẫm đứng vững, khảng
định mình bằng chính chất lượng sản phẩm sản xuất ra đồng thời nó giúp
Công ty tạo được uy tín và thu hút được khách hàng. Hiện nay Công ty sản
xuất trên 7 loại sản phẩm,mỗi loại gồm nhiều thứ khác nhau. Chẳng hạn riêng
về mặt hành khoá, Công ty có hơn10 loại khác nhau như khoá MK10,
MK10A, MK10F, thanh cài mạ, thanh cài sơn tĩnh điện. Loại sản phẩm tiêu
thụ chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra vật tư, phế liệu cũng có thể được Công ty
đem đi tiêu thụ khi hồi phục từ sản xuất. Sự phong phú về chủng loại sản
10

Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
10
Chuyên đề tốt nghiệp
phẩm giúp Công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng ngày càng
đa dạng nhưng nó cũng gây khó khăn đến việc hạch toán chi tiết, tổng hợp
thành phẩm của Công ty.
2.2.3.2. Đặc điểm tiêu thụ và các hình thức tiêu thụ thành phẩm của
Công ty.
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ theo 2 phương thức chủ yếu sau:
- Thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng:
Theo phương thức này, sản phẩm được trao đổi trực tiếp đến người
mua (xuất thành phẩm bán thẳng cho người mua), việc thoả thuận giá cả,
phương thức thanh toán được diễn ra trực tiếp giữa Công ty và khách hàng mà
chủ yếu là trả trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Một số khách hàng
có quan hệ lâu dài có thể thanh toán trả chậm.
Có thể chia thành hai loại đối tượng mua hàng theo phương thức này ở
Công ty như sau:
+ Đối với một số sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng của
dân cư hay các sản phẩm cơ khí phục vụ cho xây dựng cơ bản như giàn giáo,
ống chống, thanh giằng thì khách hàng chủ yếu là dân cư và các Công ty xây
dựng lớn. Loại đối tượng mua hàng này được Công ty bán theo giá bán lẻ.
Phương thức này thuận lợi cho cả khách hàng và Công ty. Khách hàng có thể
trực tiếp đến Công ty chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình còn Công
ty thì nhanh chóng tiêu thụ được thành phẩm. Tuy nhiên đối tượng mua hàng
thuộc loại này ít và chỉ giới hạn trong một vài sản phẩm nhất định. Phương
bán hàng này đang được Công ty mở rộng và khách hàng ngày càng ưa
chuộng vì Công ty có thể trực tiếp liên hệ được với khách hàng, thị hiếu tiêu
dùng mới để có thể đưa ra những sản phẩm được thị trường chấp nhận.
+ Loại đối tượng thứ hai theo phương thức bán đại lý là các đại lý mua
đứt bán đoạn.

Theo hình thức này các đại lý phải được Công ty đồng ý cho phép và
thông qua hợp đồng đại lý. Ngoài một số tiền Công ty cho từng đại lý chịu
căn cứ trên doanh số bán ra của từng đại lý. Khi đến mua hàng các đại lý phải
thanh toán ngay với Công ty như đối tượng mua lẻ ở trên. Khi xuất hàng bán
11
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
11
Chuyên đề tốt nghiệp
cho đại lý, Công ty viết ngay hoá đơn trên GTGT và doanh thu ghi nhận ngay
khi xuất hàng cho đại lý đồng thời Công ty nhận được tiền hàng.
- Tiêu thụ thành phẩm thông qua phương thức là các đại lý gửi cửa
hàng giới thiệu sản phẩm. Các đại lý ký gửi hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm
muốn nhận bán đại lý, ký gửi phải được sự đồng ý của Công ty và thông qua
hợp đồng ký gửi.
Khi xuất thành phẩm bán cho những đối tượng này Công ty sẽ viết
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hàng xuất bán vẫn thuộc quyền sở
hữu của Công ty, doanh thu chiụ được ghi nhận khi các đại lý, ký gửi hoặc
cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán được hàng và phòng kinh doanh viết hoá
đơn GTGT. Số dư hàng gửi bán cuối tháng chính là giá vốn của số thành
phẩm xuất bán cho các đại lý, ký gửi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm mà chưa
được ghi nhận doanh thu. Đối với các đại lý mua đứt bán đoạn và đại lý, ký
gửi mà Công ty xuất thành phẩm bán cho theo giá bán buôn. Sản phẩm tiêu
dùng như các loại khoá, crêmôn, bản lề, ... là chủ yếu. Hiện nay mạng lưới đại
lý của Công ty đã mở rộng ra ở hầu hết khắp các tỉnh miền Bắc, ngoài ra còn
có một số đại lý ở miền Nam và miền Trung.
2.2.3.3. Phương thức thanh toán:
Ngoài việc lựa chọn phương thức bán hàng cho phù hợp, Công ty cũng
quan tâm đến việc đa dạng hoá các phương thức thanh toán sao cho tiện lợi và
đơn giản nhất với khách hàng và cho phép khách hàng có thể thanh toán
nhanh theo nhiều phương thức khác nhau như tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

hoặc có thể trả chậm. Một số mặt hàng chưa đủ cung cấp hay sản xuất theo
đơn đặt hàng thì khách hàng có thể đặt tiền trước.
- Thanh toán trực tiếp:
Theo phương thức này khách hàng được nhận hàng và trả tiền ngay,
chủ yếu là diễn ra với khách hàng mua lẻ số lượng ít, không thường xuyên và
các đại lý mua đứt bán đoạn. Đây là phương thức thanh toán chiếm tỷ lệ cao
nhất.
- Khách hàng ứng tiền trước:
12
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Khách hàng có thể ứng tiền ra để đặt trước một số mặt hàng mà Công
ty chưa kịp sản xuấ hay sản xuất theo đơn đặt hàng ... . Doanh số thu được ghi
nhận trong trường hợp này là khi Công ty xuất sản phẩm cho khách hàng.
- Khách hàng mua phải chịu: Thường xẩy ra với khách hàng có quan hệ
mua bán lâu dài với Công ty và các đại lý ký gửi, cửa hàng giới thiệu sản
phẩm.
2.3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Khoá Minh Khai:
2.3.1. Hạch toán ban đầu:
Việc ghi chép ban đầu của kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty chủ
yếu là sử dụng các chứng từ sau: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và một số chứng từ liên quan khác.
13
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
13
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.1.1. Quá trình xuất kho thành phẩm:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng trong trường
hợp Công ty xuất nội bộ thành phẩm bao gồm: Xuất giới thiệu sản phẩm thì

căn cứ vào giấy duyệt của giám đốc, xuất thành phẩm gửi bán cho đại lý, ký
gửi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì theo đề nghị của khách hàng và đã được
giám đốc phê duyệt.
Biểu số 1:
Đơn vị: Công ty khóa Minh Khai
Phiếu xuất kho kiêm MS-03-VT
Vận chuyển nội bộ Ban hành theo QĐ số
Ngày 4/1/2004 1141-TC/QĐ/CĐK
(Liên 3: Dùng trong thanh toán) ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính AL/01/-
B
Quyển số 492
No:026970
Căn cứ lệnh điều động số....ngày....tháng...năm.....của....
Họ và tên người vận chuyển: Phạm Thúy Hồng 1E Cát Linh
Phương tiện vận chuyển:
Xuất tại kho:
Nhập tại kho:
STT
Tên nhãn hiệu quy
cách phẩm chất sản
phẩm
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Thực
xuất

Thực
nhập
1 Ke 160 mạ Cái 400 2200 880.000
2 Khóa MK 10 KĐ Cái 20 35000 700.000
3 Cụm 23 Ko STĐ Cái 100 26200 2.620.000
4 Bản lề cối mạ Cái 400 4800 1.920.000
Tổng 6.120.000
Bộ Tài Chính phát hành Xuất ngày 4/2/2004
Người lập phiếu nhập Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho
14
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nộ bộ được lập thành 3 liên: 1 liên lưu
tại cuống, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên thủ kho giữ. Sau khi ghi vào
thẻ kho thì thủ kho chuyển cho kế toán để làm cơ sở ghi vào bảng kê xuất nội
bộ.
- Phiếu xuất kho:
Khi sản phẩm không đảm bảo yêu cầu bị khách hàng trả lại Công ty sẽ
xuất đổi sản phẩm mới cho khách hàng, hàng bán bị trả lại không ảnh hưởng
đến doanh thu, đồng thời hàng xuất đổi không phải viết hóa đơn GTGT hay
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Số lượng thành phẩm kém chất lượng đem về Công ty sẽ được viết
phiếu xuất kho giao thẳng xuống cho bộ phận gia công chế biến lại.
Biểu số 2
Phiếu xuất kho MS-02-VT
Ngày 4/1/2004 Ban hành theo
QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính
Số 277

Họ tên người nhận hàng: Cường - Địa chỉ: PX bóng mạ
Lý do xuất kho: Đánh bóng sản phẩm
Xuất tại kho: Nhà máy.
ST
T
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất sản phẩm

số
Đơn
vị tính
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
đơn
1 Ke 120 Inox Cái 2000 2000
2 Ke 160 Inox Cái 2000 2000
Cộng * * * * * *
Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty được thực hiện theo
phương pháp sổ số dư, thành phẩm được theo dõi cả ở kho và phòng kế toán.
15
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
15
Thẻ kho
Chứng từ nhập

Sổ số dư
Chứng từ xuất
Bảng kê nhập kho thành phẩm
Bảng kê xuất nội bộ
Bảng kê số lượng thành phẩm tiêu thụ
BK tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp
Quy trình hạch toán chi tiết thành phẩm ở Công ty khóa Minh Khai
được khái quát như sau:
Quy trình hạch toán chi tiết thành phẩm ở Công ty khóa Minh Khai
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ta có số liệu tháng 1/2004 ở Công ty như sau:
- Tại kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ do phòng kinh doanh lập để
tiến hành nhập, xuất kho thành phẩm theo đúng số lượng ghi trong chứng từ.
Cuối ngày, thủ kho kiểm tra phân loại theo từng loại chứng từ, từng thứ
thành phẩm rồi ghi số lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm vào từng thẻ kho
16
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
16
Chuyên đề tốt nghiệp
tương ứng. Riêng đối với thành phẩm hỏng do khách hàng trả lại, thủ kho còn
theo dõi thêm ở thẻ kho hàng hỏng. Phiếu xuất kho và phiếu nhập kho thành
phẩm sửa chữa lại là căn cứ để ghi vào thẻ kho hàng hỏng.
Thẻ kho gồm 5 cột lớn: Bao gồm cột chứng từ, trích yếu, ngày nhập
xuất, cột số lượng và ký xác nhận của kế toán trong đó cột chứng từ có 2 cột
nhỏ là số hiệu và ngày tháng của chứng từ, cột số lượng gồm 3 cột nhỏ là cột
nhập, xuất, tồn.

Biểu số 3.
Đơn vị: Công ty khóa Minh Khai
Tên kho:
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 1/2004
Tờ số 01
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: khóa MK 10A
Đơn vị tính: cái
Mã số:
ST
T
Chứng từ Trích yếu N.nhập
xuất
Số lượng Ký xác nhận
của kế toán
Số Ngày Nhập Xuất Tồn
3930
1 2600 4/12 CHGTSP 100 3830
2 347 6/12 Tổ lắp 2 5 3835
3 2670 27/2 267 Đ.Xuân 100 3735
Tổng 5 200 3735
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số dư trên từng thẻ kho để ghi vào sổ số
dư cột số lượng làm căn cứ đối chiếu với kế toán vào cuối tháng ( biểu số 03)
Sổ số dư do phòng kế toán lập được mở cho cả năm. Mỗi tháng một vài
trang sổ tùy theo thành phẩm của Công ty nhiều hay ít chủng loại.
17
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu số 4:

Trích sổ số dư tháng 1/2004
STT Tên thành phẩm
Đ.vị
tính
Đơn giá
Dư tháng 12 Dư tháng 1
S.lượng
Thành
tiền
S.lượng
Thành
tiền
1 Khóa MK 10 Cái ... 4581
2 Khóa MK 10E2 Cái ... 4537
3 Cụm 23 AS Cái ... 1097
4 Thanh cài mạ 1m Cái ... 687
... ... ... ... ...
Cộng
Tại Công ty khóa Minh Khai, việc hạch toán chi tiết thành phẩm không
được theo dõi về mặt giá trị. Thành phẩm của Công ty chủ yếu theo dõi về
mặt số lượng. Cụ thể giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho trên bảng kê nhập
kho thành phẩm, trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho đều không được phản
ánh. Sổ số dư cột số tiền của cột số lượng thành phẩm tồn kho hàng tháng
được phản ánh vì con số này không có nghĩa khi bảng kê tổng hợp nhập - xuất
- tồn chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị (Công ty
không sử dụng giá hạch toán để hạch toán để đánh giá thành phẩm).
- Tại phòng kế toán.
Theo định kỳ, thủ kho chuyển toàn bộ hóa đơn xuất kho cho kế toán, kế
toán tiền hành phân loại hàng hóa. Các loại chứng từ xuất kho ở Công ty khóa
Minh Khai; Hóa đơn GTGT áp dụng cho đối tượng mua hàng trực tiếp; phiếu

xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ áp dụng cho trường hợp xuất thành phẩm
giử các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm xuất đi triển lãm; phiếu xuất kho
được sử dụng trong trường hợp xuất thành phẩm hỏng do khách hàng trả lại
mang đi sửa chữa.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và phiếu xuất kho kế
toán lấy số liệu trên cột số lượng để ghi vào bảng kê xuất nội bộ. Bảng kê
xuất
nội bộ gồm 4 phần dựa trên 4 mục đích khác nhau của xuất nội bộ.
18
Phạm Thị Hà - Lớp Kế toán 1 – K32
18

×