Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH DẦU KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.62 KB, 13 trang )

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài
chính
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH
DẦU KHÍ HÀ NỘI
3.1 Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại chi nhánh Dầu khí Hà Nội
Là một chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên chịu
sự quản lý trực tiếp của Ban Tài chính- Quản trị TW, do đó chi nhánh luôn
được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, của toàn công ty. Chi nhánh không ngừng
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, luôn đảm bảo kinh doanh có lãi, thực
hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công
nhân viên. Chi nhánh đã thiết lập được quy trình kinh doanh khép kín từ khâu
mua, chiết nạp gas vào các bình nhỏ, vận chuyển tới các cửa hàng tiêu thụ sản
phẩm, giữ được uy tín với khách hàng truyền thống.
Những thành tích đáng khích lệ đó đạt được là nhờ thực hiện tốt công tác
quản lý của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của mọi thành viên trong chi
nhánh, trong đó bộ máy kế toán nói chung, bộ máy kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng nói riêng cũng góp phần không nhỏ.
Qua quá trình thực tập tại chi nhánh Dầu khí Hà Nội, được tiếp xúc và
tìm hiểu về công tác kế toán nói chung, công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng nói riêng, em nhận thấy công tác kế toán ở đây có nhiều ưu
điểm nhưng bên cạnh đó cũng vẫn cong những mặt tồn tại cần phải hoàn thiện.
Sau đây, em xin đưa ra một số nhận xét khái quát về công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh.
3.1.1 Những ưu điểm
Thứ nhất: Về hình thức tổ chức công tác kế toán
Chi nhánh tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung phù hợp với
quy mô và đặc điểm kinh doanh của chi nhánh.
Thứ hai: Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
cho các cán bộ kế toán viên trong bộ máy kế toán. Việc đưa phần mềm kế toán


vào sử dụng cùng với việc trang bị hệ thống máy tính phục vụ cho công tác kế
toán đòi hỏi đội ngũ cán bộ kế toán phải cập nhật được những tiến bộ này.
Thứ ba: Về hình thức kế toán áp dụng
Trần Thị Thu Thủy Lớp K39- 21.13
1
1
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài
chính
Chi nhánh đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung là hoàn toàn
phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của chi nhánh và cũng hoàn toàn phù hợp với
việc áp dụng phần mềm vào công tác kế toán.
Thứ tư: Việc chi nhánh áp dụng chương trình kế toán máy vào công tác
kế toán đã giảm nhẹ khối lượng công việc rất nhiều, đồng thời mang lại hiệu
quả kinh tế cao, giúp các kế toán viên có thể cung cấp thông tin một cách nhanh
chóng, kịp thời, chính xác, phục vụ cho yêu cầu của các đối tượng sử dụng
thông tin.
Thứ năm: Chi nhánh thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên là hoàn toàn thích hợp. Là một doanh nghiệp kinh doanh
thương mại, mặt hàng kinh doanh là gas, việc nhập xuất hàng hoá diễn ra
thường xuyên liên tục. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này, kế toán có thể
theo dõi phản ánh một cách khá chính xác sự vận động của các loại hàng hoá
này.
Thưc sáu: Về tài khoản kế toán sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán mà chi nhánh đang áp dụng là hệ thống
TKKT do Bộ tài chính ban hành ngày 01/01/1995 theo quyết định 1141
TT/QĐ/CĐ KT có sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ra ngày
09/10/2002 của Bộ tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán này được khai báo trong danh mục tài khoản
của phần mềm AC Soft đến cấp II, từ đó thuận tiện cho việc theo dõi và hạch
toán.

Thứ bảy: Việc hạch toán, kê khai và khấu trừ thuế được thực hiện đúng
quy định, rõ ràng chặt chẽ. Chi nhánh luôn thực hiện tính đúng, tính đủ số thuế
GTGT phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, các mẫu biểu kê khai
thuế GTGT do phần mềm kế toán AC Soft thiết kế đều phù hợp với quy định
của Bộ Tài chính.
Thứ tám: Về chính sách bán hàng
Việc sử dụng linh hoạt các phương thức bán hàng, phương thức thanh
toán cũng góp phần không nhỏ trong việc không ngừng mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng chính sách chiết khấu thương mại
trong hoạt động bán hàng của mình. Trong cơ chế thị trường, với áp lực cạnh
tranh gay gắt thì việc chi nhánh áp dụng chính sách này là hoàn toàn hợp
lý.Việc quy định mức doanh thu của mỗi lần mua hàng sẽ được hưởng một
Trần Thị Thu Thủy Lớp K39- 21.13
2
2
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài
chính
khoản chiết khấu thương mại sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng với khối lượng
lớn, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng vòng quay của vốn.
Thứ chín: Về phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán
Chi nhánh Dầu khí Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại
với mặt hàng là gas, việc nhập xuất hàng hóa diễn ra liên tục. Vì vậy, việc xác
định trị giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn là
hợp lý.
Thứ 11: Về hệ thống sổ kế toán
Trong phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, phần kế
toán tình hình thanh toán với khách hàng, phần mềm đã thiết kế cả sổ tổng hợp
chi tiết TK 131 để theo dõi riêng nhóm khách hàng trả chậm, và tiếp tục mở sổ
theo dõi chi tiết theo từng khách hàng trong nhóm khách hàng trả chậm. Điều

này là hoàn toàn khoa học và hợp lý, giúp cho chi nhánh theo dõi sát được tình
hình thu hồi nợ đối với từng khách hàng. Từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Đồng thời các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng được mở sổ chi tiết theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện.
3.1.2 Những hạn chế cần hoàn thiện
Thứ nhất: Về phương thức bán hàng
Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng 3 phương thức bán hàng chủ yếu, trong
đó dù xuất bán trực tiếp cho khách hàng hay xuất hàng cho các đại lý, phòng kinh
doanh đều lập luôn Hóa đơn GTGT, kế toán căn cứ vào hóa đơn này để nhập liệu
vào máy, doanh thu được ghi nhận ngay. Việc hạch toán như thế này là không hợp
lý, vì trên thực tế, trong quá trình vận chuyển hàng hóa còn có rất nhiều rủi ro. Khi
chi nhánh xuất hàng cho các đại lý, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về chi
nhánh. Chi nhánh chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa cho các đại lý. Do đó, chi nhánh chưa được ghi nhận doanh thu.
Thứ hai: Về việc tổ chức xác định kết quả kinh doanh cho tong cửa hàng
Việc phân phối sản phẩm của chi nhánh đến tay người tiêu dùng hoặc đến
các công ty có nhu cầu sử dụng sản phẩm của chi nhánh hiện nay chủ yếu được
phân phối qua hệ thống cửa hàng của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên,
chi nhánh không thực hiện việc ghi chép, theo dõi doanh thu riêng cho tong cửa
hàng, do đó không xác định kết quả kinh doanh riêng cho từng cửa hàng. Sổ chi
tiết TK 511, 632, 911 được mở chung cho toàn chi nhánh chứ không mở riêng cho
Trần Thị Thu Thủy Lớp K39- 21.13
3
3
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài
chính
từng cửa hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh, gây khó khăn trong việc theo dõi đẩy mạnh tiêu thụ tại các cửa

hàng, chi nhánh không có tài liệu cụ thể để có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại các
cửa hàng.
Thứ ba: Về việc tổ chức theo dõi hàng bán ở các cửa hàng
Thực tế, việc theo dõi hàng bán ở các cửa hàng tại chi nhánh được tiến hành
như sau:
Khi xuất hàng hóa cho các cửa hàng, phòng kinh doanh tiến hành viết
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, nhưng không tổ chức ghi chép, sau đó
các cửa hàng tiến hành phân phối hàng hóa cho khách hàng đồng thời lập luôn
Hóa đơn GTGT, định kỳ 3 ngày, các cửa hàng nộp tiền và Hóa đơn về phòng kế
toán để kế toán nhập liệu vào máy. Tuy nhiên, các khoản phải thu về số tiền bán
hàng này lại được theo dõi qua TK 131- chi tiết là các cửa hàng chứ không phải
là khách hàng mua chịu tại các cửa hàng.
Điều này là không hợp lý bởi vì khi xuất kho nội bộ mà không tiến hành
ghi chép sẽ không theo dõi được lượng hàng hóa luân chuyển giữa kho của chi
nhánh và cửa hàng. Ngoài ra, ở đây, đơn vị bán vẫn là chi nhánh- chi tiết các
cửa hàng, khách hàng là người mua ghi trên Hóa đơn do mỗi cửa hàng lập chứ
không phải khách hàng là các cửa hàng. Các cửa hàng chỉ là đơn vị phụ thuộc
của chi nhánh, không tổ chức ghi chép kế toán riêng, nhưng chi nhánh lại khai
báo các cửa hàng này trong danh mục khách hàng, coi các cửa hàng như là một
khách hàng của chi nhánh để từ đó mở sổ chi tiết TK131 cho từng cửa hàng,
đây cũng là điểm tồn tại cần phải khắc phục.
Thứ tư: Về việc thực hiện phần hành kế toán tiền lương và trích khấu hao
TSCĐ được thiết kế trong phần mềm
Trong phần mềm kế toán AC Soft, việc tính lương và các khoản trích
theo lương cũng như việc trích khấu hao TSCĐ được thiết kế thành một phần
hành riêng, và được thực hiện hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, hiện nay tại chi
nhánh, việc tính lương và khấu hao TSCĐ được tính bằng tay. Sau đó, kế toán
căn cứ vào đó để nhập liệu cho phần “Kế toán khác” với các bút toán có liên
quan.
Điều này ảnh hưởng đến tính đơn giản và nhanh chóng khi thiết kế phần

mềm. Do đó, trong phần hành kế toán chi phí bán hàng và chi phí chi phí quản
lý doanh nghiệp, với các khoản chi phí nhân viên và chi phí khấu hao TSCĐ
không được kết chuyển một cách tự động.
Thứ năm: Về mẫu sổ cái tài khoản
Trần Thị Thu Thủy Lớp K39- 21.13
4
4
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài
chính
Phần mềm kế toán này thiết kế mẫu sổ cái như sau
Công ty TNHH Hồ Tây 1 thành viên
CN Dầu khí Hà Nội
Sổ cái kế toán
Dư đầu kỳ
TKĐ
Ư
Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm
Nợ Có Nợ Có
Dư cuối kỳ
Như vậy, mẫu sổ này mới chỉ phản ánh theo tài khoản đối ứng mà chưa
phản ánh các nghiệp vụ theo thời gian và theo các chứng từ kế toán phát sinh.
Điều này khiến cho việc nắm bắt khái quát nội dung các nghiệp vụ gặp khó
khăn.
Thứ sáu: Về việc phân phối lợi nhuận và nộp thuế TNDN
Tuy hàng tháng, chi nhánh kê khai và khấu trừ thuế GTGT theo đúng quy
định, nhưng cuối năm chi nhánh lại chuyển toàn bộ lợi nhuận về tổng công ty
để xác định thuế TNDN là chưa phù hợp với tư cách pháp lý của chi nhánh là
hạch toán độc lập, mặt khác gây hạn chế tính kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của chi
nhánh với NSNN.
3.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác

định kết quả bán hàng tại chi nhánh Dầu khí Hà Nội
Trần Thị Thu Thủy Lớp K39- 21.13
5
5

×