Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.12 KB, 35 trang )

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Hà Nội là một trong những khu trung tâm công nghiệp của cả nước, nó đang
trong đà tăng nhanh cùng nhịp độ phát triển kinh tế. Ngành in cũng tăng lên đẻ
sánh vai với các ngành nghề kinh tế khác ở trong nước, nền kinh tế đang phát triển
mạnh, xu hướng của người tiêu dùng ngày càng cao nên việc ra đời sản phẩm của
ngành in đòi hỏi phải có trình độ chính xác cao, hình thức đẹp, giá cả hợp lý. Do
sản xuất dựa trên máy móc thiết bị nên việc sản xuất ra các sản phẩm rất nhanh đạt
năng suất cao đáp ứng nhu câù người tiêu dùng, khách hàng đến đặt in phải ký hợp
đồng với xưởng, xưởng phải hoàn thành nhiệm vụ mà khách hàng giao, đảm bảo
uy tín và chất lượng từ đó mà khách hàng đến đặt in ngày càng đông.
Xưởng in nhà xuất bản văn hoá dân tộc trực thuộc Nhà xuất bản văn hoá dân
tộc Hà Nội.
Xưởng được thành lập vào ngày 01/01/1996.
Tuy là một doanh nghiệp nhỏ nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm
bảo chặt chẽ từ khâu quản lý đến khâu sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
Trong những năm gần đây Xưởng in đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản
lý,phục vụ sản xuất yêu cầu của từng giai đoạn, đổi mới công tác khoa học đảm
bảo sản xuất gắn liền với nhiệm vụ được giao với các hợp đồng in ấn từ bên ngoài.
II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ các mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh đến giai đoạn cuối cùng là
thành phẩm đều được ban quản lý chỉ đạo một cách sát sao từ khâu chế bản đến
nhà sách. Do sự đổi mới của khoa học công nghệ cho nên máy móc thiết bị được ra
đời tại nơi sản xuất có một số máy điển hình sau :
- Một máy RIOBI 500 K công suất thiết kế là 5000 tờ/h, công suất thực tế
là 3500 tờ/h.
- Hai máy ROMAYO 314 K công suất thiết kế là 3500 tờ/h, công suất thực
tế là 3500 tờ/h
Vậy trong vòng một ngày máy có thể tạo ra một só sản phẩm :
3500 x 7(h) = 24.500 tờ
Số sản phẩm trong một tháng máy có thể tạo ra được là :


24.500 x 22 (ngày) = 539.000 tờ
Từ đó mà các sản phẩm của nhà máy nhanh chóng được ra đời, công nhân
không ngừng sản xuất, lao động được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao,
để đảm bảo về kỹ thuật và công tác quản lý.
Hiện nay Xưởng in đang trên công nghệ in OPSET mà qui trình công nghệ
opset đòi hỏi việc in ấn phải trải qua nhiều công đoạn : đầu tiên là công tác chuẩn
bị các yếu tố cần thiết cho một quá trình sản xuất khép kín và lần lượt thực hiện
giai đoạn theo sơ đồ :
Sơ đồ qui trình công nghệ in
Sản phẩm
Phần hình ảnh
Bộ phận tách màu
Phần chữ
Bộ phận vi tính
Bộ phận chế bản
Bộ phận in
Bộ phận gia công
Thuyết minh :
Khi nhận được một đơn đặt hàng in ( hợp đồng in) một sản phẩm, quá trình
công việc được thực hiện như sau :
Phần hình ảnh của sản phẩm in được chuyển đến bộ phận vi tính.
- ở bộ phận tách màu : Hình ảnh này được đưa lên máy chuyên dùng tách
màu điện tử để tách các màu cơ bản : màu xanh, đỏ…từ ảnh màu ta được một số
phim đen trắng theo một độ từng màu trong ảnh.
- Bộ phận vi tính : Phần chữ của sản phẩm in được đánh máy vi tính, căn
chính kích cỡ theo mẫu.
- Bộ phận chế bản : Bộ phận này gồm 2 giai đoạn bình bản và phơi bản.
+ Bình bản : sấp xếp bố trí ảnh, chữ của ấn phẩm theo đúng mẫu yêu cầu, tức
là ảnh của bộ phận tách màu và chữ của bộ phận vi tính được bình bản, sắp xếp để

phim theo các bản thảo do khách hàng đưa đến chuyển phim theo mẫu đó cho bộ
phận phơi bản.
+ Phơi bản : là chụp từ phim sang bản kẽm, kẽm in sẽ được tạo ra với phần in
hình ảnh, chữ in được thể hiện theo công nghệ in.
- Bộ phận in : Kẽm được chuyển đến bộ phận in sau đó lắp vào máy in, từ
máy in cho ra các sản phẩm in theo đúng mẫu nã. máy vận hành theo nguyên lý sau
: kẽm in theo lô, lô mực và nước tiếp xúc lên lô chuyền mực và in vào giấy, từ đó
cho ra sản phẩm dở dang.
- Bộ phận gia công : Sản phẩm dở dang được cắt xén, ghép bìa, đóng
ghim, bọc bìa, cán láng, đóng hộp để hoàn chỉnh và giao cho khách hàng.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Tổng số cán bộ và công nhân viên trong xưởng gồm 50 người.
- Ban quản lý : 1 phụ trách Xưởng in.
- Kế toán : 3 người
- Thủ quỹ : 1 người
- Thủ kho : 1 người
- Tiếp thị : 1 người
- Cán bộ kỹ thuật: 1 người
- Tổ trưởng : 3 người
- Số còn lại là cán bộ công nhân viên của xưởng.
Các tổ trưởng sản xuất, công nhân đứng máy, công nhân chế bản và đóng sách
có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, còn công nhân lao động có trình độ
văn hoá tốt nghiệp PTTH trở lên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Phụ trách Xưởng in
Phòng kế toán
Cán bộ kỹ thuật
Kế toán
Thủ kho
Tiếp thị

Tổ trưởng tổ
máy
Tổ trưởng tổ
sách
Tổ trưởng
tổ
chế bản
Tổ trưởng
Chức năng phòng ban :
- Phụ trách Xưởng in : phụ trách chung về mọi mặt tại xưởng trực tiếp chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.
- Kế toán : có trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình sản xuất tại đơn vị,
quản lý thống nhất công tác tài chính, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cơ
quan cấp trên về công tác hạch toán của xưởng.
- Cán bộ kỹ thuật : phụ trách về máy móc, thiết bị của xưởng.
- Tổ trưởng : quản lý công nhân từng bộ phận, đảm bảo năng suất và chất
lượng sản phẩm được giao.
IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN :
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xưởng in
Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu trực tuyến, hoạt động theo phương
thức trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành nhân viên kế toán phần hành mà
không phải thông qua khâu trung gian.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xưởng in
Phụ trách phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu
Thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi, tiền vay
Tổ chức biên chế phân công công việc trong phòng kế toán của xưởng hiện
nay gồm :
- Phụ trách phòng kế toán : Phụ trách chung công tác kế toán của xưởng,

chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc và cơ quan cấp trên về công tác hạch toán
của xưởng, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tổng hợp : Làm nhiệm vụ hạch toán tài khoản, thanh toán tiền
lương phải chi trả cho cán bộ công nhân viên trong xưởng.
- Kế toán nguyên vật liệu : Viết các loại hoá đơn nhập, xuất nguyên vật
liệu, phiếu giao việc cho công nhân viên trong xưởng.
- Thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi, tiền vay : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản
tiền gửi, tiền vay, tình hình thanh toán các khoản tiền gửi, tiền vay, tăng giảm nhập
xuất quỹ tiềnm ặt cùng các loại séc chuyển khoản của cơ quan.
PHẦN I
CÁC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Khái niệm :
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới hình thái vật hoá
và chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm, vai trò :
- Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình kinh doanh, dưới tác động của
sức lao động, tư liệu lao động thì nguyên vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hoặc bị thay
đổi hình thái vật chất để tạo thành những hình thái mới của sản phẩm.
- Về mặt giá trị khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu
chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Giá trị của nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm,
vì vậy để giảm chí phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm thì doanh nghiệp cần
phải tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu ở tất cả các khâu thu mua dự trữ và sử
dụng.
Những đặc điểm trên của nguyên vật liệu cho thấy chúng có vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
sản xuất.

II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
1. Phân loại
Nguyên vật liệu sử dụng trong công tác quản lý và hạch toán ở các doanh
nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là qua vai trò
tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Theo đặc trưng
này, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân theo các loại sau đây :
* Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
kinh doanh :
- Vật liệu chính : là những vật liệu mà sau quá trình gia công và chế biến sẽ trở
thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
- Vật liệu phụ : là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ, bổ trợ trong quá trình sản xuất
kinh doanh, nó thường được kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao
chất lượng của sản phẩm.
- Nhiên liệu : là những vật liệu để sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình sản
xuất kinh doanh như xăng, dầu, than củi, khí đốt.
- Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động xửa chữa, bảo dưỡng
TSCĐ.
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản : là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt
động xây lắp, xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác : là các loại vật liệu đặc trưng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu
thu hồi.
* Căn cứ vào nguồn hình thành :
- Nguyên vật liệu mua ngoài : là những nguyên vật liệu có được do doanh
nghiệp mua của các đơn vị khác bao gồm nguyên vật liệu mua trong nước và nhập
khẩu.
- Nguyên vật liệu tự sản xuất, tự gia công chế biến và thuê ngoài gia công
chế biến : là những loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp tự sản xuất, tự gia công
chế biến hoặc thuê bên ngoài gia công chế biến để tạo thành các loại sản phẩm gia
công dịch vụ.
- Nguyên vật liệu hình thành từ các nguồn khác : là những nguyên vật liệu

doanh nghiệp có được có được từ các nguồn khác ( nhận góp vồn liên doanh, nhận
cấp phát, biếu tặng, viện trợ hoặc được chia từ kết quả kiên doanh ).
* Căn cứ vào quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với nguyên vật liệu
- Những nguyên vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp : là những loại
nguyên vật liệu hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền
tự do sử dụng và sở hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của những
loại nguyên vật liệu này được thể hiện trên các tài khoản cân đối kế toán của doanh
nghiệp.
- Những nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : là
những loịa nguyên vật liệu doanh nghiệp nhận quản lý hộ các đơn vị khác, nguyên
vật liệu nhận gia công, chế biến hộ, đối với những loại nguyên vật liệu này thì
doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng nhưng không có quyền sở hữu. Giá trị
của các loại nguyên vật liệu này được phản ảnh trên các tài khoản ngoài bảng cân
đối kế toán.
2.Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu.
Tính giá vật liệu là một phương pháp quan trọng trong việc tổ chức hạch toán
nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của
chúng. Trong công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp vật liệu được
tính theo giá thực tế.
Trong trường hợp nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ và thường xuyên
biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh mà công tác kế toán đòi hỏi phải
phản ánh kịp thời tình hình biến động và số liệu hiện có của nguyên vật liệu thì có
thể sử dụng giá hạch toán.
* Phương pháp tính giá nhập kho nguyên vật liệu
- Đối với vật tư mua ngoài :
Bao gồm các vật tư do doanh nghiệp mua từ các nguồn trong nước và nhập
khẩu từ nước ngoài.
Trị giá
thực tế
của

nguyên
vật liệu
mua ngoài
=
Giá
mua
+
Thuế
nhập
khẩu
+
Chi phí
thu mua
-
Khoản
giảm giá
-
Chiết
khấu
thương
mại
Các chi phí thu mua thực tế gồm chi phí vận chuyển, bốc sỡ chi phí nhân viên
thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt lưu
kho, lưu hàng…
- Đối với vật tư tự gia công chế biến chính là giá thành sản xuất bao gồm :
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung.
- Đối với vật tư thuê ngoài gia công chế biến : trị giá thực tế gồm : trị giá
của vật tư xuất đưa đi gia công chế biến
+ Chi phí thê gia công chế biến

+ Chi phí có liên quan khác ( chi phí vận chuyển vật tư từ doanh nghiệp đến
nơi gia công chế biến và ngược lại)
- Đối với vật tư nhận gpó vốn liên doanh : giá trị thực tế của vật tư do các
bên liên doanh đánh giá và được ghi trong biên bản thảo thuận giữa các bên liên
doanh.
- Đối với phế liệu thu hồi : giá trị thực tế nguyên vật liệu có thể là giá trị
ước tính, có thể sử dụng được hoặc giá trị thu hồi tối thiểu của phế liệu.
- Đối với vật tư được biếu tặng, tài trợ : trị giá thực tế của vật tư cấp phát
là giá trị trong biên bản bàn giao vật tư cộng các khoản chi phí tiêps nhận chính vì
có qui định một cách rõ ràng trong tính gía nguyên vật liệu nhập kho như trên giúp
cho kế toán xác định được đúng giá trị nguyên vật liệu nhập kho hay xuất kho để
sử dụng ngay cho sản xuất.
* Phương pháp xác định giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng :
Để tính giá trị thực tế của nguyên vật liệukhi xuất dùng, người ta có thể sử
dụng một trong các phương pháp sau :
- Phương pháp đích danh :
Phương pháp này xác định giá trị thực tế của vật tư xuất dùng căn cứ vào số
lượng và đơn giá nhập kho của lô vật tư xuất dùng.
Vật tư được xuất từ lô nào thì lấy đơn giá và khối lượng thực xuất của lô đó
để tính trị giá của vật tư xuất dùng. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính
giá nguyên vật liệu được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá nguyên vật
liệu xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô nguyên
vật liệu.
Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống
kho hàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô nguyên vật liệu nhập
kho.
- Phương pháp nhập trước xuất trước
Theo phương pháp này, người ta giả định rằng những lô vật tư vào được nhập
vào trước thì sẽ được dùng trước, sau khi hết lô nhập trước thì mới xuất lô vật tư
nhập tiếp theo.

×