Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.95 KB, 13 trang )

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN HUYỆN MỎ CÀY
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT HUYỆN MỎ
CÀY:
3.1.1.Khái quát tình hình kinh tế huyện Mỏ Cày:
Mỏ Cày là huyện nằm trong khu vực Cù Lao Minh, có diện tích tự nhiên khoảng
35.159 ha. Mỏ Cày có 26 xã và một Thị trấn, 213 ấp với dân số trên 280 ngàn người.
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiên nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ Mỏ Cày lần
thứ 9. Nhìn chung trong năm tình hình kinh tế xã hội của huyện tăng trưởng tương đối khá.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 của huyện Mỏ Cày đạt 11,2%, thu nhập bình quân đầu
người đạt 6.600.000 đồng/năm. Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an tòan xã hội
được giữ vững, hệ thống chính trị được tập trung cũng cố. Tuy nhiên trong năm huyện
cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai gây khơng ít khó khăn cho việc tăng trưởng
và phát triển kinh tế của huyện nhà trước mắt cũng như lâu dài.
3.1.2.Khái quát chung về NHNo & PTNT VN:
NHNo & PTNT VN được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988
của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ), tên đầu tiên khi thành
lập là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, xác định nông thôn là thị trường, nông
nghiệp là đối tượng cho vay, nơng dân là khách hàng chính.
Ngân Hàng Nông Nghiệp được thành lập bằng 100% vốn ngân sách cấp, là một Ngân
hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam (gọi tắt là NHNo) được tách ra từ hệ thống Ngân hàng Nhà Nước. Từ khi thành
lập đến nay, trải qua hơn 19 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo & PTNT Việt Nam
được đổi tên 2 lần với 3 tên gọi khác nhau:
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam từ 26/03/1988 đến 14/11/1990.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam từ 14/11/1990 đến 14/11/1996.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam từ 15/11/1996 đến nay.


Tên giao dịch: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt là
AGRIBANK, viết tắt là VBARD.


Trụ sở chính: số 04 – Trung Tự – Đống Đa – Hà Nội. Mỗi thành phố, tỉnh có một chi
nhánh trực thuộc hay Ngân hàng khu vực. Ban lãnh đạo điều hành trong các chi nhánh do
Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam bổ nhiệm, chỉ đạo và quản
lí. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân Hàng Nông Nghiệp quan hệ nhiều mặt
với các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước.
3.1.3.Khái quát về NHNo & PTNT Bến Tre, chi nhánh huyện Mỏ Cày:
* Lịch sử hình thành và phát triển:
NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày được thành lập năm 1988 và cũng trong thời gian đó
chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt ngần ấy thời gian đã trải qua bao thăng trầm và
biến đổi về kinh tế, xã hội, phần nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt
động và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Đặc biệt là hạn chế sự phát
triển nông nghiệp nông thôn huyện nhà, gây ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động tín dụng.
Do đặc điểm huyện Mỏ Cày có 70% dân số sống ở nông thôn, thị trường hoạt động
của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày cũng khơng nằm ngồi địa điểm nêu trên, để tránh
phiền hà trong giao dịch và điều kiện đi lại mất thời gian của khách hàng. Một hệ thống
gồm 2 chi nhánh liên xã ra đời, với trên 16 điểm giao dịch. Doanh số năm sau tăng hơn
năm trước, đồng vốn Ngân hàng cho vay trực tiếp đến dân cư và các doanh nghiệp đã và
đang phá vỡ kết cấu nền kinh tế tự túc tự cấp, chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa
với phương thức kinh doanh có tính tốn lãi lỗ trong đầu tư vốn và sử dụng.
Thực tế trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở Mỏ Cày đã làm ăn có
hiệu quả, tạo của cải vật chất cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống, tạo của ăn của để,
phần lớn chính nhờ đồng vốn Ngân hàng.
* Vai trò của Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế của Bến Tre:
Trong nhiều năm qua, dù có cố gắng trong công tác đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường, song do tình trạng yếu kém về vốn, kĩ thuật nên Bến Tre vẫn khơng thốt khỏi
tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Nhu cầu về vốn đối với các thành phần kinh tế ngày càng
cao, nhất là kinh tế hộ nông dân. Cùng với việc hổ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ nông


dân khắc phục khó khăn. Bến Tre vẫn khơng ngừng vươn lên với thời cơ và thách thức mới

bằng cách chú trọng đầu tư và phát triển, khuyến khích mở rộng nhiều dự án mới. Để đáp
ứng nhu cầu này, chi nhánh NHNo & PTNT Bến Tre đã góp vai trị chủ đạo trên tồn địa
bàn, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các dự án tín dụng. Từng bước nâng cao năng suất chất
lượng cơng việc góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.
Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Bến Tre cịn đóng vai trị tổ chức trung gian tín dụng, là cầu
nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong quan hệ tín dụng, Chi nhánh vừa là người cho vay vừa
là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá
nhân hoặc phát hành trái phiếu để huy động vốn trong xã hội nhằm điều hoà vốn trong nền
kinh tế bằng cách chuyển từ người dư thừa sang người thiếu hụt.
Ngoài ra để phát triển đồng bộ cùng với mục đích mở rộng thêm quy mơ hoạt động,
Chi nhánh cũng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tư nhân, hộ gia đình nhằm duy
trì q trình sản xuất được liên tục, tạo cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân.
* Chức năng và lĩnh vực hoạt động:
Trong nhiều năm qua, dù cố gắng trong công tác đổi mới nền kinh tế theo cơ cấu thị
trường, tình trạng yếu kém về vốn, kĩ thuật song tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Mỏ Cày
nói riêng vẫn chưa thốt khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Đặc biệt là vấn đề vốn, nhu cầu
vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này NHNo & PTNT
huyện Mỏ Cày đã góp một phần cơng sức khơng nhỏ trong việc điều phối vốn cho nền
kinh tế huyện nhà. Tuy Chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn là Ngân hàng đóng
vai trị chủ đạo trên địa bàn trong việc cung cấp vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho
quá trình sản xuất kinh doanh và cho đời sống ngày càng tăng.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày trụ sở đặt tại khu
phố 2, Quốc lộ 60, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Có 2 Chi nhánh liên xã
nằm trên hai khu vực Nam Mỏ Cày và Bắc Mỏ Cày. Toàn bộ hệ thống hoạt động chủ yếu
trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đây là một bộ phận kinh tế chiếm tỉ trọng lớn trong
nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp ở Mỏ Cày vẫn luôn là mặt trận hàng đầu và có tầm quan
trọng chiến lược. Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày ln quan tâm và có chính sách
hổ trợ hoặc ưu đãi thích hợp cho từng thời kì phù hợp với tính chất và đặc thù của lĩnh vực



sản xuất có nhiều rủi ro, năng suất thấp. Tuy nhiên, sau khi có quyết định số
67/1999/QĐ_TTg và nghị quyết số 11/2000/NGCP của Thủ Tướng Chính phủ ra đời, cơng
tác Ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và nơng dân đã thật sự khởi sắc,
thơng thống tạo mơi trường thuận lợi cho phía Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.
Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày ở lĩnh vực này trong thời gian qua
đã chứng tỏ chủ trương trên của Chính phủ là đúng đắn, thật sự tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc trong việc cung cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Xuất phát từ điểm mạnh rút ra điểm yếu của mình, NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày
tiến hành tái cấu trúc hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hóa, xác định nơng nghiệp nông thôn luôn
là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và tồn dân, từ đó góp phần đưa kinh tế
huyện Mỏ Cày vượt qua khó khăn thử thách và phát triển.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng cụ thể từng phòng ban:
Sơ đồ bộ máy tổ chức và bộ máy hoạt động:

NHNN Huyện

P.TC.HC
P. Tín dụng

P.KT_NQ

CNLX1

CNLX2

Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (1)


Giám đốc

CNLX1
CNLX2
Phó GĐ1
NHCSXH
Tín dụng
Phó GĐ2
TC_HC
KTNQ

Hình 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (2 )
Phụ chú:
CNLX: Chi nhánh liên xã.
KT_NQ: Kế toán ngân quỹ.
TC_HC: Tổ chức hành chánh.
Chức năng từng bộ phận:
Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc:
+ Giám đốc: có chức năng quản lý chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh.


Được quyền thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước, và các
chỉ tiêu kinh tế do Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt
Nam giao.
Ký kết hợp đồng nguyên tắc và cụ thể về kinh tế, được quyền quyết định tổ chức,
bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
+ Phó giám đốc: Có chức năng hỗ trợ Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành một
số công tác đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết công việc chung của Chi nhánh trong
thời gian Giám đốc đi vắng.
Chức năng và nhiệm vụ của phịng tín dụng:
+ Xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, q của Ngân hàng, thường xun

đơn đốc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và có trách nhiệm thơng
báo cho các chi nhánh liên xã và các phịng ban nghiệp vụ có liên quan.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh
doanh cuả NHNo & PTNT tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện,
HĐND và UBND huyện.
+ Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán chỉ tiêu, kế
hoạch các chi nhánh xã trên điạ bàn.
+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hành vốn kinh doanh với các chi nhánh
liên xã trên địa bàn.
+ Đầu mối thực hiện thơng tin phịng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
+ Nghiên cứu đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh khách
hàng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng
nhằm mở rộng vốn đầu tư tín dụng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành nghề, doanh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp
cho vay an toàn và hiệu quả.
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngồi nước. Thường
xun phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc
phục.
+ Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng trên địa bàn.


+ Tổng hợp báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quí, sáu tháng, năm, soạn
thảo báo cáo sơ, tổng kết.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao.
Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán ngân quỹ:
+ Trực tiếp hoạch toán kế hoạch, hoạch toán thống kê và các nghiệp vụ thanh toán
theo qui định của Ngân hàng cấp trên.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu, chi tài chính.
+ Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo

theo qui dịnh.
+ Quản lý sử dụng thiết bị tin học, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh.
Chức năng nhiệm vụ của phịng hành chính nhân sự:
+ Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn địa bàn.
+ Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, cử nhân viên đi học.
+ Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ, đồng thời lưu trữ các văn
bản pháp luật có liên quan đến hệ thống Ngân hàng và các văn bản định chế của NHNo &
PTNT cấp trên.
+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư,
lễ tân, phương tiện giao thơng.
+ Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.
+ Thực hiện báo cáo chuyên đề.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, ma
chay, hiếu hỉ.
+ Thực hiện các công việc khác do ban Giám đốc giao.
Chức năng của chi nhánh liên xã:
+Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
+ Thẩm định các dự án vượt quyền phán quyết, trình Ngân hàng cấp trên theo phân
cấp uỷ quyền.
+ Đánh giá tiến độ thực hiện chi tiêu kế hoạch tháng, quý, năm.


+ Liên hệ chính quyền địa phương trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, phối
đầu tư vốn, thu hồi và xử lý nợ tồn động.
+ Tuyên truyền, tư vấn các thể thức huy động vốn đến mọi thành phần kinh tế.
3.2 MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM: 2004,
2005 VÀ 2006:
3.2.1 Tình hình chung:
Năm 2004 , tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỏ Cày tiếp tục phát triển, hầu hết các
chỉ tiêu kế hoạch do Hội đồng Nhân dân Huyện đề ra đều được thực hiện hoàn thành. Các

lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong huyện nói chung đều phát triển và tăng
trưởng khá. Nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống tăng lên, đòi hỏi phải được đáp
ứng kịp thời.
Cùng với sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực về kinh tế – xã hội, sự
quan tâm hỗ trợ của Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp đã ảnh
hưởng và tác động trực tiếp đến các mặt hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
& PTNT huyện, tạo điều kiện để hoạt động tín dụng được tiếp tục phát triển lành mạnh, an
toàn và hiệu quả.
Năm 2005, chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Mỏ Cày đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình.
Các chỉ tiêu lớn do NHNo Tỉnh giao về cơ bản đều đạt. Hoạt động của chi nhánh phát triển
ổn định và bền vững. Ngồi ra chi nhánh cịn đạt được những kết quả trong việc đa dạng
hoá các sản phẩm, nhằm từng bước hiện đạt hoá các dịch vụ Ngân hàng. Các tổ chức chính
trị, đồn thể tại đơn vị tiếp tục vững mạnh tồn diện.
Năm 2006 Chi nhánh Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày
đã đạt được những kết quả khả quan. Hoạt động kinh doanh của chi nhanh tiếp tục phát
triển ổn định và bền vững. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàngngày càng được đa dạng và
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các tổ chức chính trị, địan thể tại đơn vị tiếp tụ vững
mạnh tịan diện. Chị nhánh Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mổ


Cày tiếp tục khẳng định vị thế là một Ngân hàng đứng đầu tại địa phương trên tất cả các
nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ.
3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh:
* Đánh giá về môi trường hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng trong
3 năm: 2004, 2005 và 2006.
- Với sự chỉ đạo, điều hành tập trung của UBND huyện Mỏ Cày tình hình kinh tế xã
hội cuả huyện ổn định và phát triển. Trên lĩnh vực kinh tế đã tập trung vốn cho đầu tư phát
triển, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, tăng cường đi cơ sở để tiếp tục giải quyết, tháo gở
những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đời sống. Tiến hành khảo sát đánh giá tình hình

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cả ba vùng nước ngọt, lợ và mặn. Tập trung cho
việc phát triển trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế huyện nhà như thuỷ sản và kinh tế
vườn.
- Môi trường kinh tế đầu tư được tập trung cải thiện các thế mạnh kinh tế vườn,
nuôi trồng thuỷ sản được tập trung khai thác, nhiều dự án quan trọng cho đầu tư phát triển
kinh doanh được triển khai thực hiện, tạo cho Ngân hàng nhiều cơ hội trong hoạt động tín
dụng.
-Về mơi trường pháp lý, cơ chế hoạt động Ngân hàng ngày càng hồn thiện, minh
bạch và thơng thống đã nâng cao quyền tự chủ cho tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự năng
động trong hoạt động Ngân hàng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tìm kiếm khách
hàng, dự án tốt để đầu tư.
Tuy nhiên, môi trường hoạt động của Ngân hàng cũng còn nhiều yếu tố không thuận lợi
như:
- Sức ép cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng, tỉ giá ngoại tệ,
vàng tăng cao, hiện tượng đầu cơ kinh doanh bất động sản phổ biến dẫn đến tiền nhàn rỗi
trong xã hội đầu tư qua Ngân hàng giảm sút.
- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật cho phát triển nông nghiệp nông thôn tuy được cải thiện,
song chưa kịp đà phát triển, sản xuất trong lĩnh vực nơng thơn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các mơ hình sản xuất tốt thì chậm được nhân rộng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật


ni có tiến bộ nhưng vẫn cịn nhiều lúng túng, nhất là vùng nước lợ, thu nhập trên một
diện tích đất nơng nghiệp cịn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong huyện.
- Việc cải thiện môi trường đầu tư đang trong q trình khởi động. Cịn thiếu các dự
án lớn mang tính đột phá. Hướng đầu tư và chiều sâu của các doanh nghiệp trong các thành
phần kinh tế để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng hội nhập, cạnh
tranh còn rất hạn chế.
- Còn mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất nơng sản hàng hố và khả năng chế
biến, cơng nghiệp bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị thương phẩm, nâng cao khả
năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Giá thành sản phẩm nơng sản cịn cao, giá cả bấp bênh, sản lượng ngày càng tăng
nhưng không thuần nhất về chủng loại, phẩm chất nên rất khó tiêu thụ nhất là xuất khẩu.
- Cải cách hành chính chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, việc phối hợp trao đổi thông tin
giữa các ngành, giữa ngành với huyện thị trong công tác quản lý kinh tế, triển khai cơng
trình dự án cịn thiếu đồng bộ.
- Vai trị địn bẩy của vốn tín dụng Ngân hàng trong phát triển kinh tế chưa được
đánh giá một cách đầy đủ, có tâm lý trông chờ nguồn vốn ưu đãi về lãi xuất, về điều kiện
cho vay.
3.2.3. Tổ chức thực hiện thanh tốn vốn Ngân hàng phục vụ nền kinh tế:
Trong cơng tác tổ chức thực hiện thanh toán vốn Ngân hàng phục vụ nền
kinh tế, chi nhánh ln đảm bảo chính xác, an toàn và rút ngắn thời gian cho khách hàng.
Để từng bước xây dựng chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày theo hướng hiện đại, chi
nhánh đã chú trọng vào việc phát triển mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ,
phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán vốn. Song song đó chi nhánh đã
tăng cường quảng bá các sản phẩm dịch vụ, hướng dẫn sử dụng các tiện ích Ngân hàng
nhằm từng bước đưa hoạt động gửi tiền, thanh toán vốn khơng dùng tiền mặt đã trở thành
thói quen trong cán bộ Đảng viên và nhân dân.
3.2.4.Về tổ chức và đào tạo cán bộ:
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày có mạng lưới hoạt động gồm 01 hội sở
huyện, 02 chi nhánh cấp 3 và một phòng giao dịch với tổng số cán bộ công nhân viên là 51


người được phân bổ như sau: 3 thành viên ban Giám đốc, Phịng tín dụng 10 cán bộ, Phịng
KT-NQ 7 cán bộ, tổ chức hành chánh nhân sự 2 cán bộ, chi nhánh cấp 3 Tân Trung 12 cán
bộ, chi nhánh cấp 3 Phước Mỹ Trung 12 cán bộ, Phòng giao dịch Thị trấn 5 cán bộ.
Về trình độ CB-CNV:
+ Chuyên môn: Đại học 17, cao đẳng 4, trung học 17, sơ học và nghiệp vụ khác
13.
+ Chính trị: cao cấp 1, trung cấp 1.
+ Ngoại ngữ: bằng B là 4, bằng A là 5.

+ Tin học: đại học là 1, cao đẳng là 2, trình độ B và trung học là chính, trình độ A
là 36.
Xác định nhân tố con người là điều kiện cơ bản quyết định cho mọi thành cơng của
tồn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do vậy chi nhánh đã quan tâm thực hiện
đúng các chính sách và chế độ đối với cán bộ. Cơng tác xét đề nghị nâng lương theo định
kì hàng năm đã được thực hiện đúng, kịp thời, trong năm đã thực hiện nâng lương cho 31
cán bộ. Thực hiện đúng quy định của ngành về chế độ chi bồi dưỡng cho cán bộ công nhân
viên làm việc trong mơi trường độc hại.
Đề nghị bổ nhiệm một Phó Giám đốc chi nhánh cấp 3; một Phó Phịng tín dụng; một
tổ trưởng tín dụng chi nhánh cấp 3.
Ngồi ra, chi nhánh cịn quan tâm đến cơng tác đào tạo cán bộ. Hiện chi nhánh có 3 cán bộ
đang học năm cuối đại học Ngân hàng và một cán bộ học đại học kinh tế. Trong năm, chi
nhánh đã chú trọng khuyến khích cán bộ tích cực học tập, nghiên cứu nghiệp vụ và chun
mơn chính trị, quản lí điều hành. Khi Ngân hàng cấp trên có yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chi nhánh luôn đảm bảo đủ cán bộ tham gia.
3.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH:
3.3.1. Thuận lợi:
Mỏ cày là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nơng nghiệp. Diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp có 3421 ha lúa, 2882 ha mía, 13572 ha dừa, 8607 ha cây ăn
trái, tổng đàn heo của huyện là 169455 con, đàn bò là 36398 con, đàn dê cừu đạt


16521 con. Tồn huyện hiện có 246 hộ đạt tiêu chí trang trại (được cấp giấy chứng
nhận 16 trang trại). Ngành tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là chế biến các sản phẩm
từ cây dừa có điều kiện phát triển mạnh do tận dụng được ưu thế nguồn nguyên
liệu và nhân công rẻ tại chổ. Tinhs đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có
4653 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó bao gồm 2 cơng ty trách nhiệm hữu hạn, 1
công ty cổ phần, 140 doanh nghiệp tư nhân và 4500 hộ kinh doanh cá thể (có đăng
ký kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đănh ký kinh doanh. Với đặc điểm nêu

trên nhu cầu vốn để phát triển kinh tế, đạc biệt cho vay hộ nông dân và các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày mở rông dư nợ phát triển
thị phần, đơng thời góp phần nâng dần thu nhập bình quân đầu người và tăng
trưởng GDP của huyện theo nghị quyết Đảng bộ đề ra nhiêm kỳ 2005-2010.
Các cơ chế chính sách về hoạt đơng Ngân hàng tiếp tục thuận lợi và thơng
thống hơn. Ngân hàng cấp trên ngày càng tạo sự tự chủ hơn cho các Chi nhánh
trong việc quyết định cho vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết của mình.
Những cải cách trong thủ tục hành chính tại địa phương cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho Chi nhánh trong việc đầu tư vốn. Ngồi ra hoạt đơng của Chi nhánh Ngân
hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày được sự quan tâm chỉ
đạo của huyện Ủy , Ủy ban nhân huyện, Ngân hàng cấp trên và sự hỗ trợ tích cực
của các ngành, đồn thể trong huyện.
Cơ sở hạ tầng của huyện nhà đã từng bước nâng lên, đặc biệt là giao thông
nông thôn, đã tạo điều kiện cho việc chu chuyển hàng hóa trong nơng thơn, từ đó
sản phẩm người dân làm ra vận chuyển tiêu thụ dễ dàng, tăng sức cạng tranh. Đây
là động lực kích thích nền kinh tế của huyện nhà phát triển, mang lại hiệu quả cho
hoạt đông đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Mỏ Cày.
3.3.2. Khó khăn:
Năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, khác nghiệt làm ảnh hưởng đến sản suất
và thu nhâp cưa đại bộ phận nông dân. Cơn bão số 9 (bão Durian) đổ bộ vào huyện


ngày 05 tháng 12 năm 2006 gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và sản suất của nhân
dân trong huyện, tổng giá trị thiệt hại ước tính tính khoảng trên 190 tỷ đồng. Riêng
đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày
cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5878 khách hàng vay với tổng dư nợ gần
90 tỷ đồng.
Giá cả hàng nông sản trong năm biến đông theo hướng giảm, các mặt hàng có hương

giảm mạnh là gia súc, mía… là đối tương đầu tư lớn của Chi nhánh. Điều này làm
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư vốn của Ngân hàng.
Hàng nông sản trên địa bàn sản xuất ra nhiều nhưng năng lực cạnh tranh trên thị
trường trong và ngồi nước cịn hạn chế. Nơng sản phần lớn được tiêu thụ ở dạng thô
chưa qua chế biến nên giá trị thấp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính thời vụ.
Phát huy những nhân tố thận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn, trong
năm 2006 hoạt dơng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
Trong tương lai Ngân hàng nên tăng cường công tác huy động vốn xem đây
là mặt trận sống còn của chi nhánh nhằm từng bước chủ động được nguồn vốn đáp
ứng nhu cầu vốn tín dụng tại địa bàn. Tiếp tục mở rộng dư nợ, sng song với việc
kiểm sốt chất lượng tín dụng và chọn lọc khách hàng, tăng cường công tác thu nợ
xấu và nợ sau xử lý rủi ro. Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng
từ đó nâng cao chất lượng cạnh tranh cho đơn vị. Phát triển thêm các sản phẩm
dịch vụ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng.



×