Ng vn 8 Nm hc 2010 - 2011
NS:
ND:
Ktra:
Tiết 67- 68
Kiểm tra tổng hợp HK I
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS tổng hợp kiến thức đã học
- Đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hớng tích hợp các kiến thức,
kỹ năng ở cả 3 phân môn
- Rèn kỹ năng làm bài
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án
HS: Ôn kiến thức đã học
C. Tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: Sĩ số 8A
2. Kiểm tra : Chuẩn bị của HS
3.Đề bài:
Câu 1: (2,0đ )
Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng đợc dùng làm gì?
a, Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
( Tắt Đèn - Ngô Tất Tố )
b, khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế
thôi.Xin ông trông lại!
( Tắt Đèn - Ngô Tất Tố )
c, Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực nh than hồng. chà! ánh sáng kì dị
làm sao!
( Cô bé bán diêm - An - dec - xen )
d, Ha ha! Một lỡi gơm!
( Sự tích Hồ Gơm )
Câu 2: ( 3 đ )
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sớng cực điểm
của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng )
Câu 3: ( 5đ )
Em hãy viết một bài văn thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây gây rừng.
hớng dẫn chấm bài
Câu 1(2,0đ)
HS tìm đúng 01thán từ cho 0,25 đ, nói đúng tác dụng mỗi thán từ cho 0,25 đ
a. này :dùng để gọi.
b. khốn nạn: dùng để bộc lộ cảm xúc.
Ng vn 8 Nm hc 2010 - 2011
c. chà : dùng để bộc lộ cảm xúc.
d. ha ha : dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 2 (3 đ)
Học sinh viết đoạn văn đảm bảo đợc các ý sau:
Bé Hồng cảm thấy sung sớng cực điểm khi đợc gặp lại và ở trong lòng
mẹ.Chú bé khao khát đợc gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa đợc ngồi lên
xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nớc mắt vừa hờn tủi vừa hạnh
phúc đến mãn nguyện. Khi đợc ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm
giác sung sớng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của ngời
cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử
thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hơng thơmvừa lạ lùng,
vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm
đềm.
*** Cách cho điểm:
-Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ)
-Nội dung( 2,5 đ)
Nếu: +Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sớng đến
cực điểm khi bé Hồng đợc gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch lạc,
hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(2,5đ)
+Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sớng đến cực điểm
khi bé Hồng đợc gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch lạc, hành
văn trong sáng, giàu cảm xúc .(2đ)
+Nêu đợc cảm giác sung sớng đến cực điểm khi bé Hồng đợc gặp lại và
nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man, lủng củng.(1,0đ)
+Viết cha sát yêu cầu đề bài , có chạm vào nội dung cần thiết. (0,5đ)
+Sai hoàn toàn hoặc lạc đề. (0,đ)
Câu 3(5đ)
***Yêu cầu chung
1. Về hình thức. (1 đ)
- Học sinh biết làm bài đúng bài văn thuyết minh.Hiểu biết về vai trò, tác dụng
của cây xanh.
- Bài viết rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm
xúc,rõ yếu tố miêu tả và biểu cảm , có trí tởng tợng phong phú và hấp dẫn.
- Bố cục 3 phần rõ ràng
2. Về nội dung.(4đ)
a. Mở bài.(0,5đ)kq ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con ngời
b.Thân bài (3,5đ)
- Vai trò của cây xanh
- Phê phán hiện tợng phá cây xanh, khai thác rừng bừa bãi
- Khẳng định ý nghĩ to lớn của trồng cây gây rừng, phong trào xanh- sạch -
đẹp
c.Kết bài(0,5đ)
Nêu suy nghĩ ,cảm tởng và ý thức trách nhiệm về việc trồng cây gây rừng
Ng vn 8 Nm hc 2010 - 2011
Cho điểm
- Điểm 3.5- 4 : đúng kiểu bài t/m, bài viết bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc
,trong sáng , tự nhiên , sáng tạo , hấp dẫn .
- Điểm 2,5 - 3.0:bài viết bố cục rõ ràng, đúng kiểu bài t/m, lời văn mạch lạc ,
trong sáng , cócảm xúc
- Điểm 1.5-2 : đúng kiểu bài , bài viết bố cục rõ ràng , đôi chỗ còn lan man ,
lủng củng
- Điểm 0.5-1.0: bài lan man , lộn xộn .
***L u ý :
-Sai từ 3-5 lỗi chính tả , 1-3 lỗi diễn đạt trừ 0,5đ.
- Sai từ 5-7 lỗi chính tả , 3-5 lỗi diễn đạt trừ 1,0đ (trừ không quá 1,0đ)
-Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5đ.
4. Củng cố : GV nhận xét ý thức làm bài của HS
5. Dặn dò: Ôn kiến thức đã học
6. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................
...................................................................................
....................................................................................