Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH VINH PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 6 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH VINH PHÁT .
I - Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
1- Định hướng phát triển
Kế thừa truyền thống phát triển và trưởng thành nền kinh tế quốc dân. Công ty
TNHH Vinh Phát hiện nay là một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu có qui mô lớn. Công ty đã từng bước xây dựng cho mình những tiền đề
vững chắc về cơ sở vật chất, nhân sự và uy tín của công ty trước các đối tác kinh
doanh trong và ngoài nước. Trong năm tới công ty chủ trương phát triển theo
những hướng sau :
- Theo đuổi việc tăng lợi nhuận với những điều kiện đang thay đổi của thị
trường vào cả chiều sâu, chiều rộng, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của
mình.
- Mở rộng chủng loại các mặt hàng kinh doanh sang khu vực thị trường châu
Âu, tạo mối liên kết với nhiều bạn hàng mới.
2- Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2003 :
- Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu tăng hàng năm khoảng 20% - 25%.
- Doanh thu tăng khoảng 30% - 35%.
- Lợi nhuận ròng tăng hàng năm khoảng 25-30%
- Nộp ngân sách tăng khoảng 30-35%
II - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công
ty:
Hiệu quả: Công tác kế toán trong công ty nói riêng, trong nền kinh tế nói chung
là rất quan trọng. Nó liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, là thước đo so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu lại của doanh nghiệp.
Trong quá trình tiến hành phân tích tình hình công tác kế toán tổng hợp tại công ty,
ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau mà căn cứ vào những phân tích và tìm hiểu thực tế
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các giải pháp được đưa ra sau đây để
khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản


xuất kinh doanh , tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Thứ nhất : Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ.
Cần qui định rõ ràng thời hạn, phương thức thanh toán trong các hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm và luôn giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện các điều khoản của
hợp đồng. Việc làm như vậy là rất cần thiết vì hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty chủ yếu sử dụng ngoại tệ, việc giao động thay đổi tỷ giá trong mỗi thời
điểm là mỗi khác. Nếu việc thanh toán không đúng với hợp đồng thì mỗi bên phải
chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng đã
ký kết, phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành qui định.
- Cần sử dụng hình thức chiết khấu, giảm giá với tỉ lệ hợp lý đối với khách
hàng mua số lượng lớn và thanh toán sớm tiền hàng nhằm khuyến khích khách
hàng thanh toán đúng hạn. Cần phải căn cứ vào lãi xuất ngân hàng cũng như tình
hình biến động của thị trường để xác định tỉ lệ chiết khấu, giảm giá phù hợp để vừa
đảm bảo khuyến khích khách hàng vừa đảm bảo không làm giảm thấp lợi nhuận
của công ty.
- Công ty chỉ nên bán chậm hoặc trả góp tiền hàng đối với những khách hàng
có uy tín, đã có quan hệ lâu dài với công ty. Đối với những khách hàng mới giao
dịch chưa có sự hiểu biết rõ ràng cần phải có hình thức đảm bảo thanh toán thích
hợp như : thế chấp , trả trước tiền hàng ... việc này cần được chú trọng hơn khi
công ty tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đối với các đối tác nước ngoài.
Thứ hai : Tìm kiếm thị trường ổn định, xây dựng chiến lược marketing . Vấn đề
đầu tiên và cũng là vấn đề quan trọng là hoạt động marketing của công ty nên tạo
dựng mối quan hệ rộng rãi với tất cả các nước để xâm nhập và thị trường thế giới
chứ không chỉ bó hẹp trong một số mối quan hệ thương mại với khách hàng truyền
thống. Công ty không nên chỉ bó hẹp mối quan hệ thương mại với các nước trong
khu vực ĐNA mà phải vươn ra thị trường lớn hơn, tiềm năng hơn với nhiều quốc
gia hơn nữa như: thị trường ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ... Cần có chiến lược
xâm nhập thị trường tiếp xúc với người tiêu dùng, với nhu cầu khách hàng, tạo ấn
tượng mạnh về hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng nước ngoài.
- Tìm hiểu đối tượng cạnh tranh trong và ngoài nước để có chiến lược cạnh

tranh thích ứng lành mạnh.
Thứ ba : Tổ chức quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất từ đó hạ thấp giá thành sản
phẩm.
- Giá thành sản phẩm là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của công ty. Hạ thấp giá thành sản phẩm cũng có nghĩa là tăng được số lợi
nhuận thu về, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hạ giá thành sản phẩm còn tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn đồng
thời giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất do nhà máy đã tiết kiệm
được các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí quản lý... hoặc có thể mở rộng sản xuất
tăng thêm lượng sản phẩm tiêu thụ. Như vậy hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất
quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất công ty
còn một số biểu hiện không tốt trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm như : lãng phí nguyên vật liệu, không tận dụng phế liệu, công nhân chưa cố
gắng tập trung sản xuất để máy chạy trong khi chờ nguyên vật liệu... Để khắc phục
những tồn tại trên đây, công ty cần có một số giải pháp :
+ Đầu tư mua sắm một cách đồng bộ tài sản cố định nói chung, máy móc thiết
bị nói riêng để tăng năng lực sản xuất của công ty.
+ Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành theo hai yếu tố chi phí :
lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá mua nguyên vật liệu.
+ Công ty cần sắp xếp một cách hợp lý, nâng cao tay nghề cũng như ý thức cho
đội ngũ công nhân. Công ty cần sử dụng hợp lý số lao động hiện có. Chú trọng
xem xét tình hình thực hiện định mức lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao
động lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương.
Thứ tư : Thực hiện tốt công tác đầu tư đổi mới tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư tiệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, nếu huy động tối đa cả
số lượng và năng lực của số tài sản hiện có vào sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ
sản xuất ra một lượng sản phẩm lớn hơn và như thế sẽ hạ giá thành sản phẩm và tất
yếu lợi nhuận sẽ tăng lên. Trong nhiều năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong
việc đổi mới nhằm hiện đại hoá máy móc thiết bị. Tuy nhiên để đem lại hiệu quả

cao thì công ty cần lập ra ban chuyên môn nghiên cứu dây truyền trong chuyển
giao công nghệ, tránh tình trạng mua về công nghệ lạc hậu với chi phí cao. Cần tạo
mối quan hệ tốt và rộng rãi bởi các đối tác đầu tư để nhận được công nghệ tốt.

KẾT LUẬN
Trong cơ chế hiện nay của nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh ngày càng găy
gắt. Có hai con đường cơ bản mà môi doanh nghiệp phải lựa chọn:
Một là: Doanh nghiệp phải tiến lên và phát triển bằng con đường thường
xuyên hoàn thiện cho mình việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ
mới.
Hai là: Doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh nếu không phát huy triệt để nguồn lực, tiềm năng sẵn có và nắm bắt kịp thời
sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiến tiến và công nghệ mới.
Bằng những lý luận trình bày trên cơ sở lý thuyết “kế toán tổng hợp ”
và các phân tích thực trạng của công tác “kế toán tổng hợp” ở công ty
TNHH Vinh Phát. Có thể nói trong suốt thời gian qua công ty đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có không ít khó
khăn trong việc tổ chức quản lý công tác “kế toán tổng hợp”, vì nó liên quan
đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, trong thời gian
tới công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt, nâng cao hiệu
quả công tác kế toán. Đề tài thức trạng công tác “kế toán tổng hợp” là một
đề tài bao quát và khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù vậy nhưng
nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Dương Văn Huyên, sự giúp đỡ hết
lòng của ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của
công ty TNHH Vinh Phát. Em đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề kê toán
tổng hợp tại công ty, và em đã đưa ra một số ý kiến nhỏ bé của mình, hy
vọng rằng đó sẽ là những ý kiến tham khảo có ý nghĩa thực tiễn nhất đối với
quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty góp phần đưa nền kinh
tế đất nước bước vào thời kỳ mới, “thời kỳ nền kinh tế tri thức”.

×