Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––

LÊ BẢO NGỌC

QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

LÊ BẢO NGỌC

QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN


THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong
các công trình nghiên cứu trước đó.
Thái Ngun, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Lê Bảo Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
với kinh nghiệm trong q trình thực tiễn cơng tác, với sự cố gắng nỗ lực của
bản thân.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo PGS.TS. Bùi Văn Huyền, người thầy đã trực tiếp tận tình quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cơ,
đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .............................................................4
5. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÙNG
NGUYÊN LIỆU CHÈ ..........................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vùng nguyên liệu chè ...............................................6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm và tiêu chuẩn của vùng nguyên liệu chè ......................................8
1.1.3. Vai trò của việc quản lý vùng nguyên liệu chè ...........................................14
1.1.4. Nội dung công tác quản lý vùng nguyên liệu chè cấp huyện .....................20
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vùng nguyên liệu chè ........................23
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vùng nguyên liệu chè ..........................................26
1.2.1. Tình hình phát triển vùng nguyên liệu chè tại Việt Nam [2][10] ...............26
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý vùng nguyên liệu.......28
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Đại Từ trong quản lý vùng
nguyên liệu chè .....................................................................................................33

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................35
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ...................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................35
2.2.1. Cách tiếp cận ...............................................................................................35


iv
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................35
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ..................................................38
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................38
2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mức độ của hiện tượng ....................................38
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về biến động của hiện tượng ...............................39
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý vùng nguyên liệu chè .........39
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU
CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .....................................40
3.1. Khái quát chung về huyện Đại Từ và vùng chè Đại Từ .................................40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên [5] .................................................................................40
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên [46]. ........42
3.2. Thực trạng quản lý vùng chè nguyên liệu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
..............................................................................................................................50
3.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch vùng nguyên liệu chè ...............................50
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng đề án, kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các nội dung phát triển chè nguyên liệu (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016,
2017, 2018, 2019). ................................................................................................54
3.2.3. Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên
liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). ........................64
3.2.4. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vùng
nguyên liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). ...........70
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................72

3.3.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................72
3.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................77
3.4. Đánh giá kết quả quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................................78
3.4.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................78
3.4.2. Hạn chế .......................................................................................................80
3.4.3. Nguyên nhân ...............................................................................................82


v
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................................85
4.1. Phương hướng và mục tiêu quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ ....85
4.1.1. Phương hướng quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ [8] ...............85
4.1.2. Mục tiêu quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ...............................86
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý vùng chè nguyên liệu tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên .........................................................................................................87
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch ..............................................................87
4.2.2. Giải pháp về cơ chế, biện pháp hỗ trợ phát triển và nguồn vốn .................91
4.2.3. Giải pháp hỗ trợ các chủ thể tham gia phát triển vùng chè nguyên liệu ....95
4.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát ....................................................98
4.3. Kiến nghị......................................................................................................100
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Nông nghiệp & PTNT ................................100
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên ...................................................100
KẾT LUẬN .......................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................102
PHỤ LỤC ..........................................................................................................107



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

HTX

4

KHKT


Khoa học kỹ thuật

5

KTCB

Kiến thiết cơ bản

6

PTNT

Phát triển nông thôn

7

QTKD

Quản trị kinh doanh

8

UBND

Ủy ban nhân dân

Hợp tác xã


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức giá trị tới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong
đất trồng chè .................................................................................... 11
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng ............... 11
Bảng 1.3: Xuất khẩu chè năm 2019 ................................................................ 16
Bảng 3.1: Kết quả Phân tích chất lượng chè xanh thành phẩm ở một số vùng
trồng chè .......................................................................................... 49
Bảng 3.2: Diện tích chè Đại Từ phân theo tuổi trước năm 2015 .................... 56
Bảng 3.3: Diện tích chè cho thu hoạch của huyện Đại Từ so với các huyện
trồng chè trong tỉnh ......................................................................... 58
Bảng 3.4: Diện tích chè của các hộ trồng chè qua các năm ............................ 59
Bảng 3.5: Diện tích các giống chè tại các xã, thị trấn năm 2019 .................... 60
Bảng 3.6: Sản lượng chè Đại Từ so với các huyện trồng chè trong tỉnh ........ 61
Bảng 3.7: Biến động sản lượng chè của các hộ gia đình qua các năm ........... 64
Bảng 3.8: Công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại huyện
Đại Từ ............................................................................................. 67
Bảng 3.9: Đánh giá về chế độ, chính sách của các hộ trồng chè .................... 69
Bảng 3.10: Việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các hộ trồng chè ............... 71
Bảng 3.11: Kết quả phân loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ ......................... 73


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Ngun ............................................. 40
Hình 3.2. Cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp huyện Đại Từ ............................ 42
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ năm 2015 và năm 2019 ................... 43
Hình 3.4: Diện tích cho thu hoạch và sản lượng chè huyện Đại Từ ............... 62
Hình 3.5: Năng suất chè huyện Đại Từ giai đoạn 2015 - 2019 ...................... 62

Hình 3.6.: Diện tích chè trồng mới của huyện Đại Từ giai đoạn 2015 – 2019
......................................................................................................... 65
Hình 3.7 : Tỷ lệ diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Đại
Từ năm 2015 và 2019 ..................................................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu của
nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam
đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt
được những thành tựu to lớn trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị
trường. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều thị
trường trên thế giới và ngày càng khẳng định được vị thế, được người tiêu
dùng chấp nhận và sử dụng.
Cây chè là cây trồng cơng nghiệp lâu năm ở Việt Nam có thời gian cho
sản phẩm nhanh với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm về chè trong nước và trên thế giới ngày càng tăng lên. Ông Nguyễn
Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
(2020) cho biết Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và có sản lượng xuất
khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng
thứ 5 trên thế giới, nhưng sản phẩm chè Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang
các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào
thị trường có u cầu chất lượng cao như EU, Mỹ...Chính vì vậy, đến nay,
lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ
của thế giới. Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, so với các nước trong khu vực,
chè Việt đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới
(Hoàng Anh Thư, 2019). Nguyên nhân do cách thức trồng, chế biến chè hiện

không tuân thủ tiêu chuẩn, không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực
phẩm vệ sinh thực phẩm, chất lượng chè chưa cao.
Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi
Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chè Thái Nguyên là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong
và ngồi nước, được ví von bao đời “Thái Ngun đệ nhất danh trà”. Đại Từ


2

là huyện miền núi của Thái Nguyên, là huyện có diện tích và sản lượng chè
lớn nhất của tỉnh. Theo Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, hiện
nay, tổng diện tích trồng chè trên địa bàn huyện là hơn 6.000 ha, chiếm trên
30% diện tích chè trên tồn tỉnh, 30/30 xã, thị trấn trong tồn huyện đều có
nghề sản xuất chè.
Mặc dù là huyện có diện tích và sản lượng chè lớn tuy nhiên giá trị sản
phẩm chè của huyện Đại Từ cịn chưa cao, huyện chưa có vùng nguyên liệu
chè ổn định, chưa thu hút được doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến lớn
phục vụ xuất khẩu, diện tích chè sản xuất tập trung, theo hướng an tồn, hữu
cơ cịn thấp…Một trong những câu hỏi đặt ra đối với chính quyền huyện Đại
Từ trong quản lý, phát triển cây chè nguyên liệu là làm thế nào để quản lý tốt
việc vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện.
Trong các nghiên cứu gần đây, các tác giả đã nghiên cứu đến nhiều nội
dung liên quan đến cây chè như Nguyễn Thành Công (2011) nghiên cứu thực
trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên[4], Bùi Văn Hùng (2013) nghiên cứu
giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn trên địa bàn huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên [11], Nguyễn Thu Trang (2016) nghiên cứu tăng cường
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên[44],
Trần Văn Trường (2017) nghiên cứu phát triển sản xuất chè bền vững theo

tiêu chuẩn VietGap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên[45]...tuy nhiên chưa
có một nghiên cứu nào tập trung làm rõ các giải pháp tăng cường công tác
quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay dưới góc độ quản lý kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi
lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý vùng chè


3

nguyên liệu trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 2019, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt vùng chè nguyên liệu
trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vùng chè nguyên liệu.
- Đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác quản lý vùng chè nguyên liệu tại
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vùng nguyên liệu
chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý vùng chè
nguyên liệu của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2020 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý vùng nguyên liệu chè của
huyện Đại Từ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về mặt không gian: Đề tài triển khai nghiên cứu tại địa bàn huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Về mặt thời gian:
- Các dữ liệu thứ cấp trong đề tài nhằm đánh giá về thực trạng công
tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên được thu thập từ các báo cáo, tài liệu trong giai đoạn từ năm 2015
đến năm 2019.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Thời gian khảo sát lấy số liệu sơ cấp
của đề tài được tiến hành thực hiện trong tháng 10/2019.
3.2.3. Về mặt nội dung:
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của huyện Đại Từ đối
với vùng chè nguyên liệu trên địa bàn huyện, đánh giá kết quả đạt được,


4

chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, xác định mục tiêu, định
hướng từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi để tăng cường
cơng tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn 2020 - 2025. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong
phạm vi công tác quản lý của chính quyền cấp huyện đối với vùng nguyên
liệu chè trên địa bàn huyện.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Quản lý vùng nguyên liệu nông sản là một nội dung mới và cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang trở
thành vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu việc quản lý vùng
nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên góp phần làm sáng tỏ
một số nội dung lý luận cơ bản liên quan đến vùng nguyên liệu chè và công
tác quản lý vùng nguyên liệu chè tại địa phương có diện tích sản xuất và sản
lượng chè lớn trong nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn để cung
cấp một số luận cứ, dẫn chứng khoa học để nghiên cứu các nội dung liên

quan, chuyên sâu hơn đến công tác quản lý, phát triển vùng nguyên liệu chè
tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các vùng chè khác trong nước.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến cây chè tại huyện Đại Từ tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung vào công tác quản lý vùng nguyên
liệu chè. Nghiên cứu đề tài quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên sẽ làm rõ thực trạng công tác quản lý vùng nguyên liệu chè
mà chính quyền cấp huyện đang áp dụng đối với cây chè nguyên liệu trên địa
bàn, các biện pháp, cơ chế, chính sách đã và đang được huyện triển khai thực
hiện, hiệu quả, tác động của các chính sách, cơ chế, biện pháp hỗ trợ liên quan
đến việc phát triển vùng nguyên liệu chè trong thời gian vừa qua. Đồng thời,
luận văn cũng nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm của các địa phương
trong nước trong công tác quản lý vùng nguyên liệu chè.


5

4.3. Tính ứng dụng của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhiệm vụ giải pháp, kiến nghị, đề
xuất sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc ra các quyết định của huyện Đại Từ và các địa phương trồng chè trong cả
nước đối với việc quản lý vùng chè nguyên liệu trong thời gian tới.
Luận văn cũng là tài liệu để các chủ thể tham gia vào quá trình phát
triển vùng chè nguyên liệu như người dân, doanh nghiệp có nhận thức đúng
đắn, đầy đủ hơn về ý nghĩa, tác dụng của việc quản lý vùng nguyên liệu chè,
từ đó tham gia, thực hiện vào cơng tác xây dựng vùng nguyên liệu chè tích
cực, chủ động nhằm mang lại kết quả, hiệu quả cao hơn.
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến
cây chè và vùng chè nguyên liệu.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm bốn chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vùng nguyên liệu chè.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý vùng nguyên liệu
chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÙNG
NGUYÊN LIỆU CHÈ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vùng nguyên liệu chè
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Quản lý
Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa
quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Có
nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Harol Koontz (1993) cho rằng “quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng
dẫn hoạt động của những người khác"[13].
Nguyễn Minh Đạo (1997) cho rằng “quản lý là sự tác động chỉ huy,
điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra"[9].
Đồng Huy Sơn, Phan Huy Đường (2001) thì cho rằng "Quản lý là việc
đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thơng qua q
trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ

chức"[35].
Có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về khái niệm của quản lý tóm
gọn lại có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục
tiêu chung.
1.1.1.2. Vùng sản xuất
Theo Phạm Vân Đình (2005): Vùng sản xuất là vùng kinh tế tự nhiên,
bao gồm tập hợp các ngành sản xuất tương đối hồn chỉnh, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, trong đó, vùng sản xuất chun mơn hóa giữ vai trò chủ đạo,
các ngành khác phát triển nhằm hỗ trợ cho ngành chun mơn hóa và lợi
dụng triệt để điều kiện của vùng. Phân vùng sản xuất là căn cứ vào yêu cầu


7

của sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân, căn cứ vào điều kiện
tự nhiên, kinh tế để phân vùng với phương hướng sản xuất phù hợp nhằm
khai thác triệt để nguồn tài nguyên trong vùng để sản xuất nhiều sản phẩm
với hiệu quả kinh tế cao.
Vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung: Tại khoản 3, Điều 3,
Nghị định 98/2018/NĐ-CP quy định “vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
tập trung là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nơng
nghiệp cùng loại có quy mơ phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện
của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực
phẩm, an tồn dịch bệnh, bảo vệ mơi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp”[16].
1.1.1.3. Vùng nguyên liệu chè
a. Vùng nguyên liệu:
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học (tái bản năm 2010)
thì “Vùng là phần đất đai hoặc không gian tương đối rộng có những đặc điểm

nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với các vùng khác xung quanh”.
Theo đó, vùng nguyên liệu là vùng chuyên môn sản xuất một loại sản phẩm
hàng hóa chủ yếu dựa trên yếu tố đặc trưng về tự nhiên, xã hội và khác với
những vùng xung quanh”[48].
b. Vùng nguyên liệu chè:
Là vùng sản xuất nông nghiệp được quy hoạch để trồng cây chè nguyên
liệu. Đặc điểm tự nhiên của từng vùng nguyên liệu chè là khác nhau nhưng
đều có chung đặc điểm là vùng trung du và vùng núi có quy mơ, diện tích
tương ứng, có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè làm nguyên
liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chè.
1.1.1.4. Quản lý vùng nguyên liệu chè
* Quản lý vùng nguyên liệu:
Quản lý vùng nguyên liệu là quá trình tác động của chủ thể quản lý lên


8

vùng chun mơn hóa sản xuất một loại sản phẩm nhằm đạt mục tiêu nhất
định trong điều kiện giới hạn về không gian và thời gian.
* Quản lý vùng nguyên liệu chè:
Quản lý vùng nguyên liệu chè là quá trình tác động thông qua các biện
pháp, cơ chế của chủ thể quản lý (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp)
lên vùng sản xuất chè nguyên liệu tập trung tại một địa bàn cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội môi trường.
1.1.2. Đặc điểm và tiêu chuẩn của vùng nguyên liệu chè
1.1.2.1. Đặc điểm vùng nguyên liệu chè
Vùng nguyên liệu chè là vùng sản xuất nông nghiệp được quy hoạch
tập trung để trồng cây chè nguyên liệu. Vùng nguyên liệu chè phải có các đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp để cây chè sinh trưởng, phát triển
và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chè sinh trưởng và phát triển

trong vùng, tức là cây chè phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Theo Quyết định số 231/QĐ-TT-CCN, ngày 12/7/2010 của Cục trưởng
Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật
về quy trình trồng chè [29]. Vùng sản xuất chè nguyên liệu phải thuộc khu
vực có điều kiện khí hậu thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển như
nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm từ 18 đến 23 oC, ở khoảng nhiệt độ
này cây chè sinh trưởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng
tổng hợp. Độ ẩm khơng khí trung bình năm trên 80%. Lượng mưa trung bình
hàng năm trên 1.200 mm.
Vùng sản xuất chè nguyên liệu phải thuộc vùng quy hoạch sản xuất chè
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất
chè an tồn, có sự quản lý chặt chẽ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.


9

Người sản xuất tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được quy trình
sản xuất mới.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn vùng nguyên liệu chè
Trên cơ sở các đặc điểm về vùng nguyên liệu chè, vùng nguyên liệu chè
phải đáp ứng các tiêu chuẩn để đảm bảo các hộ dân tham gia vùng chè
nguyên liệu phải tuân thủ các điều kiện, đồng thời các sản phẩm được sản
xuất ra đáp ứng các yêu cầu về năng suất, chất lượng, đặc biệt, chè là thức
uống trực tiếp, do vậy cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Quyết
định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT [27], chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản
xuất phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có
trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho chè búp
tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương

VietGAP; được chế biến theo Quy trình chế biến chè an tồn do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh
an tồn thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành
Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 11 năm 2013 về hướng
dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn
thực phẩm, vùng sản xuất chè nguyên liệu được coi là an toàn khi đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn sau [38]:
(1) Phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương và
được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(2) Quy mơ diện tích của vùng sản xuất trồng trọt tập trung phù hợp với
từng đối tượng cây trồng và điều kiện cụ thể của từng địa phương do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định.
(3) Chuyên canh sản xuất một loại sản phẩm quy định tại Khoản 1,
Điều 2, Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT (cây chè).
(4) Không bị ô nhiễm đất, nước, khơng khí q mức cho phép ảnh


10

hưởng đến chất lượng nông sản; đáp ứng yêu cầu về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất nông nghiệp theo quy định tại QCVN 03:
2008/BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và giới hạn
cho phép của một số kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới đối
với sản xuất trồng trọt [22]. Cụ thể:
*Đất trồng chè
- Vùng nguyên liệu chè an tồn là vùng chè được canh tác trên các diện
tích đất có thành phần thổ nhưỡng được kiểm sốt, quản lý và sử dụng theo
hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng
tăng (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn
gốc từ phân bón, các chất bảo vệ thực vật và chất thải sinh hoạt còn tồn tại

trong đất đai). Chè sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ 4 - 5,5, cho nên trong
quá trình canh tác luôn kiểm tra pH đất để kịp thời điều chỉnh. Nếu pH cao
cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh. Nếu đất trở nên quá chua (pH < 4)
có thể sử dụng vơi vào thời gian đốn với lượng 2-3 tấn/ha, sử dụng có chất
lượng tốt là vơi dolomitic (vơi có chứa magiê và các bonat). Khơng trồng chè
trên những vùng đất có pH >5,5. Nếu cây chè sinh trưởng khoẻ mạnh và có
mặt các cây họ sim, mua ở xung quanh vườn chè thì đó là độ pH thích hợp.
Đồi chè có độ dốc bình qn hợp lý, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát
nước nhanh, khơng bị úng, nếu độ dốc q cao khó khăn cho việc trồng trọt,
thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp.
- Đất có tầng canh tác 50cm trở lên, kết cấu tơi xốp, độ pHKCL từ 4,0 –
6,0 , tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên. Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ
100cm trở lên. Độ dốc bình qn đồi khơng q 25 độ. Khơng chứa tàn dư
sâu bệnh. Đất cao ráo, dễ thốt nước, thích hợp với sinh trưởng và phát triển
của cây chè. Đất sản xuất chè phải là đất xa các khu cơng nghiệp, bệnh viện,
nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất 200m trở lên. Đất trồng chè không được
nhiễm bẩn, nhiễm độc của thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng như sau:


11

Bảng 1.1: Mức giá trị tới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng
trong đất trồng chè
Giá trị giới hạn

Thơng số

TT

(mg/kg đất khơ)


1

Arsen (As)

12

2

Cadimi (Cd)

2

3

Chì (Pb)

70

4

Đồng (Cu)

50

5

Kẽm (Zn)

200


Nguồn: QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất
* Nước tưới
- Chỉ sử dụng nguồn nước tưới đã được xác định không bị ô nhiễm.
Không sử dụng nước từ những vùng sản xuất cơng nghiệp, nước thải nhà máy
vì nó có thể đem lại các chất độc hại hoặc gây ô nhiễm;
- Nguồn nước tưới phải là nước lấy từ sông, suối hoặc giếng khoan, phải
là nước sạch và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng
trong nước tưới cho chè
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới
hạn

1

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,001

2


Cadimi (Cd)

mg/l

0,01

3

Arsen (As)

mg/l

0,05

4

Chì (Pb)

mg/l

0,05

5

Fecal. Coli

Số vi khuẩn/
100ml

200


Ghi chú

Đối với rau ăn
tươi sống

Nguồn: Trích từ QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dùng cho tưới tiêu


12

(5) Đáp ứng tiêu chí về cơ sở hạ tầng đối với vùng sản xuất tập trung
*Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đến vùng sản xuất, trong vùng và đến nơi tập trung
sản phẩm phải thuận lợi; cấp độ và quy mơ cơng trình phù hợp u cầu sản
xuất và đầu tư của vùng.
*Hệ thống thủy lợi
Có hệ thống tưới, tiêu chủ động hoặc khai thác nguồn nước tự nhiên
như nước ngầm, nước mưa, nước ao hồ, sông suối đáp ứng yêu cầu sản xuất
của vùng;
*Hệ thống điện
Hệ thống điện đảm bảo đủ cơng suất, ổn định, an tồn, phù hợp với
điều kiện cụ thể, đáp ứng yêu cầu sản xuất của vùng.
*Hệ thống thu gom chất thải
Có thể áp dụng một trong hai cách thu gom chất thải, rác thải từ việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Cách thứ nhất: Xây dựng bể chứa ở vị trí thuận lợi để thu gom chai lọ,
bao bì thuốc bảo vệ thực vật; bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che và khơng
bố trí ở chỗ thấp, trũng; số lượng, kích thước bể chứa phụ thuộc quy mơ sản

xuất và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
Cách thứ hai: Sử dụng dụng cụ chứa chất thải, rác thải kín, khơng cho
chất thải phát tán; số lượng và kích thước dụng cụ phù hợp quy mô sản xuất
và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của vùng.
Trên đây là những yếu tố cơ bản, cần thiết để một vùng nguyên liệu đáp
ứng sản xuất sản phẩm an toàn, ngoài ra để sản xuất ra sản phẩm chè được
đánh giá là nguyên liệu an toàn, cần đáp ứng một số tiêu chí trong q trình
tổ chức sản xuất như:
(6). Giống chè
Giống chè được sử dụng phải là giống mới có năng suất, chất lượng cao


13

phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương, được cấp quản lý có thẩm
quyền cho phép phát triển.
(7). Phân bón
Hiện nay, để trồng chè có hiệu quả kinh tế, địi hỏi phải sử dụng phân
bón trên tất cả các loại đất. Về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào,
kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ, nên tương đương lượng chất dinh
dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm, cần phải tính tốn cả
lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng xen, lượng
tồn tại trong cơ thể của cây chè.
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ theo tỷ lệ, đối với
phân chuồng không được sử dụng trực tiếp mà phải qua quá trình ủ hoai mục
theo đúng kỹ thuật trước khi sử dụng, sử dụng phân bón lá và các chất kích
thích khác theo đúng liều lượng và hướng dẫn.
- Áp dụng nghiêm phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (chọn
giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng), không sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật bị cấm sử dụng, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ đúng

các quy định về liều lượng, thời gian cách ly…
(8). Thuốc bảo vệ thực vật
Ở mỗi vùng chè, người trồng chè cần phải nắm chắc điều kiện đất đai,
khí hậu của địa phương, bệnh nào thường xuyên phát sinh (vùng cao thường
hay xuất hiện bệnh phồng lá chè, vùng Trung du, vùng chè thấp thường hay
xuất hiện bệnh đốm nâu, bệnh tóc đen, v.v). Trong mọi trường hợp, đối với
bệnh hại chè cần khuyến cáo người dân sử dụng biện pháp canh tác (trồng
trọt), hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc hoá học. Trong trường hợp phải sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo quy định tại Thông tư số
13/2018/TT- BNNPTNT, ngày 08/10/2018 của Bộ Nông nghiệp & phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số
03/2018/TT-BNNPTNT, ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &


14

phát triển nông thôn về ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam [37] , đồng thời, cần tuân thủ các yêu cầu
về quy trình, thời gian, tưới nước trong quá trình từ khi sản xuất đến thu
hoạch. Người sử dụng thuốc phải được được huấn luyện (đào tạo) về các
nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV (phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng
nồng độ, đúng liều lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì
khơng được phun) và những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động, v.v.
Thuốc BVTV cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó
tới hệ sinh thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người
lao động và môi trường. Việc quyết định mua thuốc hoá học cần phải nắm
được đặc điểm của thuốc (những thuốc có giá thấp, có thể chứa đựng chất độc
cao) và số lượng mua không nên vượt quá số lượng cần, cố gắng sử dụng
được hết trước hạn sử dụng của nó. Thuốc BVTV cần được cất giữ cẩn thận,
an tồn và đúng phương thức, bao gói thuốc phải có hướng dẫn thật cụ thể,

đưa ra những trường hợp cấm được sử dụng và cách xử lý trong những
trường hợp có sự cố xảy ra, định nghĩa rõ ràng và có hiệu lực đối với từng
loại thuốc. Dụng cụ bơm thuốc cần được sắp đặt và bảo quản cẩn thận tránh
gây ô nhiễm.
Nhờ những yếu tố trên, chè nguyên liệu sẽ đảm bảo các yêu cầu, tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an tồn thực
phẩm năm 2010.
1.1.3. Vai trị của việc quản lý vùng nguyên liệu chè
Quản lý vùng chè nguyên liệu nhằm mục tiêu tạo ra được vùng nguyên
liệu chè tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng các
yêu cầu về phát triển bền vững như giữ gìn vệ sinh mơi trường, thân thiện với
con người, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng và các hiệu quả xã hội khác.
1.1.3.1 Về đáp ứng nhu cầu của thị trường
Người tiêu dùng và thị trường có đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng


15

hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là đối với nơng sản chất lượng cao trong giai đoạn
hiện nay. Con người đang hướng tới văn minh tiêu dùng trong thực phẩm, xã
hội ngày càng địi hỏi thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, minh
bạch về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường mà cuối cùng là người tiêu
dùng là mục tiêu hướng tới của người sản xuất. Chỉ có đáp ứng được yêu cầu
của người tiêu dùng thì sản xuất hàng hóa mới tồn tại và phát triển được.
Theo khảo sát của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam thực hiện, có đến
hơn 40% người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền thêm cho thực phẩm sạch. Riêng về
chỉ tiêu chủ động tìm kiếm các sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho sức
khỏe thì đạt tới 79% (Hoàng Anh, 2018). Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã
làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người và tạo nền tảng cho sự phát triển
mạnh mẽ của ngành thực phẩm. Cùng với đó, xu hướng tiêu dùng của người

dân đang dịch chuyển từ ăn ngon mặc đẹp, sang tiêu dùng an toàn và mối
quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là an toàn thực
phẩm và bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc
biệt là những sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc ln có giá trị thị
trường cao hơn và dễ dàng tiêu thụ hơn các sản phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ. Thực tế cho thấy, khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi
trả mức chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm, đồng thời cũng quan tâm hơn đến
giá trị mà sản phẩm tiêu dùng mang lại đặc biệt là các sản phẩm liên quan
trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, đồ uống....
Việt Nam là quốc gia đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu chè, nhưng
khoảng 90% sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và
được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu (Hoàng Anh Thư,
2019) [43]. Năm 2018, sản lượng chè xuất khẩu của nước ta đạt 128.000 tấn,
trị giá đạt 219 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 3,4% về trị giá so cùng
kỳ năm 2017. Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới nhưng từ nhiều năm qua, giá xuất khẩu chè của nước ta chỉ bằng 60 -


×