Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH NVL NHẬP KHO TẠI DOANH NGHIỆP SX KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.82 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH NVL
NHẬP KHO TẠI DOANH NGHIỆP SX KINH DOANH
A . SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SP TRONG NỀN KINH TẾ THI TRƯỜNG
I . Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SP
Hiện nay đất nước ta đang ở giai đoạn mở cửa nền kinh tếthị trường. Để tồn
tại cùng nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì quy luật cạnh tranh luôn diễn ra
gay gắt và quyết liệt. Bởi vậy một số doanh nghiệp, đơn vị SX muốn đứng vững và
phát triển trên thị trường đòi hỏi sản phẩm của họ phải đạt 2 yêu cầu chiến lược là
chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý. Để làm được điều này bộ phận lãnh đạo
doanh nghiệp luôn cần phải có những thông tin chính xác đầy đủ kịp thời về quá
trình SX từ khâu đầu vào đến khi xuất xưởng tiêu thụ. Vì vậy tổ chức công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành có ý nghĩa nrất lớn không chỉ đối với doanh
nghiệp và đối với cả nhà nước và các tổ chức có liên quan.
Với doanh nghiệp : sễ cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời giúp
các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng SX từ đó có những chính sách phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành SP.
Với nhà nước : Giúp nhà nước nhìn nhận một cách tổng thể khách quan sự
phát triển của nền kinh tế đất nước từ đó đưa ra những chính sách đường lối đúng
đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Nó còn có ý nghĩa đối với cơ quan thuế với bạn hàng, với đối tác làm ăn…
II . VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ
TÍNH GIÁ THÀNH SP
Với chức năng ghi chép tính toán và phản ánh một cách chính xác thường
xuyên và liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự biến động của vật tư tiền vốn
bằng thước đo giá trị đem lại. Kế toán đã cung cấp kịp thời những số liệu cần thiết
về chi phí và giá thành SP đáp ứng nhu cầu quản lý.
Vì vậy trong quản lý người ta thường sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau,
như kế toán luôn luôn là một công cụ thiết yếu nhất có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quản lý tập hợp chi phí và tính giá thành SP nói riêng.


B . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SP
I . CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1 . Khái niệm chi phí :
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá và một số chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các
hoạt động SX kinh doanh trong một thời kỳ nhất định .
Để các hoạt động SX kinh doanh được tiến hành thì doanh nghiệp phải có 3
yếu tố cơ bản là :
- Tư liệu lao đọng như nhà xưởng máy móc thiết bị và các TSCĐ khác ….
- Đối tượng lao động như nguyên nhiên vật liệu ….
- Lao động của con người .
Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị SP lao vụ dịch vụ
đáp ứng nhu cầu XH.
Như vậy trong điều kiện kinh tế hàng hoá và cơ chế hoạch toán kinh doanh
thì chi phí là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật háo và lao động sống cần
thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ để tiến hành SX kinh doanh.
2 . Phân loại chi phí .
2 . 1 . Phân loại chi phí theo tính chất nội dung kinh tế của chi phí .
Theo các này các khoản chi phí nói chung có tính chất kinh tế được xếp
chung vào một yếu tố không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùnh vào
những mục đích gì trong SX kinh doanh và được chia thành 5 yếu tố :
- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phụ tùng thay thế…
- Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả trích BHYT,
BHXH, KPCĐ của công nhân …
- chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử
dụng trong SX kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp đã chi trả
về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại …

- Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ chi phí dùng cho hoạt đoọng SX kinh
doanh nằm ngoài 4 yếu tố nêu trên .
2 . 2. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng .
- Theo cách phân loại này của doanh nghiệp mà nó chia ra các khoản mục
chi phí khác nhau .
*Đối với doanh nghiệp SX chi phí chia ra các khoản mục :
- Nguyên liệu vật liệu chính.
- Vật liẹu phụ.
- Tiền lương của công nhân SX.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Khấu hao máy móc thiết bị .
- Chi phí quản lý phân xưởng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thiệt hại trong SX .
* Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Chi phí vật liệu
- Chi phí tiếp khách .
- Tiền lương công nhân viên .
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
- Khấu hao TSCĐ
- Phân bổ công cụ dụng cụ.
- Chi phí tiền điện nước
- Chi phí vệ sinh.
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí sửa chữa
- Chi phí trực tiếp khác
* Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải :
- Chi phí nhiên liệu .
- Chi phí vật liệu .
- Chi phí tiền lương lái xe, phụ xe.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ.

- Khấu hao phương tiện vận tải
- Chi phí trực tiếp khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
3. Phân biệt chi phí với chi tiêu
Ở doanh nghiệp cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu đây là 2 khái
niệm không hoàn toàn giống nhau. Có trường hợp chi phí không phải là chi tiêu
hoặc chi tiêu không phải là chi phí.
- Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp gồm : Chi tiêu cho quá trình mua hàng,
qúa trình SX kinh doanh
- Chi tiêu cho quá trình mua hàng như nguyên vật liệu, hàng hoá còn chi tiêu
cho quá trình SX kinh doanh làm cho các khoản chi phí trong kinh doanh tăng lên
- Chi phí của doanh nghiệp gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc bị tiêu
hao hêt trong quá trình SX .
- Việc phân biệt giữa chi phí và chi tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm
hiểu bản chất cũng như phạm vi và phương pháp hoạch toán chi phí SX. Về bản
chất chi phí SX ở các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau là
giống nhau. Thực chất chi phiSX ở doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh
nghiệp vào đối tượng tính giá nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình SX kinh
doanh.
II . GÍA THÀNH VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH .
1 . Khái niệm giá thành :
Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hoạch toán kinh doanh độc lập sao cho
đạt hiệu quả cao nhất đảm bảo phương pháp hoạch toánlấy thu bù chi để có lợi
nhuận. Muốn vậy thì bên cạnh hàng loạt biện pháp khác nhau thì biện pháp hạ giá
thành là biện pháp lâu dài. Vậy giá thành SP là toàn bộ chi phí SX và chi phí ngoài
SX tính cho một khối lượng SP hoặc một đơn vị SP đã hoàn thành .
Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với SX hàng hoá nó vừa mang
tính chất khách quan lại vừa mang tính chất chủ quan . Với tư cách là một phạm trù
kinh tế thì nó mang tính chất khách quan bởi vì sự chuiyển dịch giá trị SX và lao
động sống đã hao phí vào SX là tất yếu. Gái thành lại là lượng tính toán là chỉ tiêu

có sự thay đổi nhất định . Chính vì vậy mà nó có đặc điểm chủ quan được thể hiện
như sau :
- Tính giá thành các khoản mục chi phí mà thực chất là lao động thuần tuý
của XH như giá trị của lao động sống tạo ra, khoản phải nộp cấp trên, thuế nhà
đất…
- Việc áp dụng các nguyên tắc định gía khi biểu hiện hao phí bằng hình thức
tiền tệ .
Bên cạnh đó giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổnh hợp phản ánh toàn bộ chất
lượng SX kinh doanh, quản lý tài sản của doanh nghiệp .
2 . Phân loại giá thành .
Để giúp cho việc nghiên cứu và quả lý giá thành được tốt kế toán cần phải
phân biệt các loại giá thành khác nhau.
2 .1 . Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá kế hoạch là giá thành SP được tính trên cơ sở chi phí SX kế hoạch và
sản lượng kế hoạch giá thành kế hoạch là chỉ tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là
căn cứ so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức : Là giá thành SP tính trên cơ sở định mức chi phí hiện
hành và chỉ tính cho đơn vị SP, là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là
thước đo chính xác để xác định kết quả tài sản vật tư lao động nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh .
- Giá thành thực tế là giá thành SP được tính trên cơ sở số liệu chi phí SX
thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong một thời kỳ. Giá thành thực tế chỉ có
thể thanh toán được sau khi kết thúc quá trình SX kinh doanh đây là chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh tình hình thực hiện SX kinh doanh của doanh nghiệp .
2 .2 . Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Xét về mặt hoạch toán và theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì giá
thành SP dịch vụ có 2 loại :
- Giá thành SX hay còn gọi là giá thành công xưởng là toàn bộ hao phí cuỉa
các yếu tố dụng tạo SP dịch vụ như chu phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC…
- Giá thành tiêu thụ là toàn bộ chi phí thực tế của một số SP dịch vụ đã tiêu

thụ của doanh nghiệp như giá thành công xưởng, chi phí bán hàng chi phí quản lý
doanh nghiệp …
Ý nghĩa : Giá thành SX thực tế phục vụ ghi sổ khi nhập kho xuất kho thành
phẩm còn giá thành tiêu thụ được sử dụng để tính toán, xác định kết quả kinh
doanh.
III . ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH

×