Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ HÀNG NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.93 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ HÀNG
NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hóa.
2.1.1. Hàng hóa nhập khẩu, thị trường và thị phần nhập khẩu.
Nhập khẩu là hoạt động có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhập
khẩu không những cung cấp thêm cho thị trường những mặt hàng trong nước
chưa sản xuất được, hàng chất lượng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu cho người
tiêu dùng mà còn mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài, kích thích sản
xuất, tăng trưởng kinh tế.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao,
đặc biệt là nhu cầu về sức khỏe. Con người trong xã hội luôn phải làm việc,
hoạt động và không tránh khỏi mệt mỏi. Nắm bắt được nhu cầu ấy, công ty chọn
kinh doanh nhập khẩu các thiết bị, máy móc y tế kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu
các bệnh viện cũng như cá nhân.
Hàng hóa kinh doanh nhập khẩu của công ty bao gồm nhiều loại, trong đó
đa phần là máy móc y tế kỹ thuật cao trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp
ứng nhu cầu về chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng như máy đo đường huyết,
hóa chất huyết học, hóa chất đông máu … Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng, công ty còn nhập khẩu các loại sản phẩm massage như ghế, giường
massage, máy massage mắt, chân …
Hàng hóa của công ty được nhập khẩu từ các hãng danh tiếng trên thế
giới như Nihon Kohden – Nhật Bản, Fisher Diagnostics – Mỹ, Gambro - Thụy
Điển, Electalab – Italy, Rositell – Thổ Nhĩ Kỳ, Daily Care – Mỹ … Trong đó,
thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản với các thương hiệu nối tiếng như
Maxcare, Tanita, Citizen, Arkray.
Hiện nay, công ty không những nhập khẩu trực tiếp hàng hóa về tiêu thụ
mà còn nhận nhập khẩu ủy thác.
Nhập khẩu trực tiếp: công ty tham gia ký kết hợp đồng, trực tiếp nhận
hàng và thanh toán tiền hàng với nước ngoài. Hàng hóa sau khi nhập khẩu thuộc
quyền sở hữu của công ty và để phục vụ cho giai đoạn tiếp theo là tiêu thụ hàng


nhập khẩu trong nước.
Nhận nhập khẩu ủy thác: công ty đứng ra là người trung gian, thay mặt
bên ủy thác thực hiện các nghiệp vụ đàm phán, ký kết hợp đồng, tiếp nhận hàng,
thanh toán với nhà cung cấp. Công ty được hưởng hoa hồng khi hoàn thành dịch
vụ ủy thác.
Các phương thức thanh toán quốc tế:
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ
biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được
thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.
Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh
nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao
thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Yêu
cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương
thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.
Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông áp dụng 2 hình thức thanh toán
là tín dụng thư không thể hủy ngang và chuyển tiền bằng điện.
Phương thức chuyển tiền bằng điện: là hình thức công ty yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán hàng hóa
( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định. Tiền chuyển đi có thể là tiền của
nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ 3 thì
gọi là thanh toán bằng ngoại tệ.
Phương thức được sử dụng chủ yếu trong thanh toán với nhà cung cấp
nước ngoài của doanh nghiệp là tín dụng thư không thể hủy ngang.
Thư tín dụng là một cam kết thanh toán từ ngân hàng của nhà nhập khẩu
hàng hóa cho người xuất khẩu hàng hóa nếu như họ trình được một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngân hàng mở
L/C cho công ty là ngân hàng Vietcombank.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại. Nhưng
sau khi mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó.
Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín

dụng mà thôi.
Tùy theo từng đối tượng khách hàng mà công ty có những hình thức trả
trước theo L/C, trả ngay bằng L/C hoặc trả chậm.
2.1.2. Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa.
2.1.2.1. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp.
2.1.2.1.1. Trình tự, thủ tục nhập khẩu.
Quá trình nhập khẩu hàng hóa được thực hiện giữa sự kết hợp của phòng
kinh doanh, phòng nhập khẩu và phòng kế toán. Phòng kinh doanh đảm nhiệm
các nghiệp vụ đối ngoại, phòng nhập khẩu soạn thảo hợp đồng và xin giấy phép
nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, phòng kế toán hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh từ khi mua hàng đến bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, công ty cần tiến hành các công
việc sau:
• Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
• Thực hiện những khâu đầu của thanh toán như: đơn xin mở L/C,
thực thi ký quỹ.
• Thuê phương tiện vận tải (với trường hợp giao hàng ở nước xuất
khẩu).
• Mua bảo hiểm.
• Làm thủ tục hải quan: khai báo chi tiết hàng hóa, lên tờ khai hải
quan…
• Nhận hàng.
• Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.
• Khiếu nại về hàng hóa bị tổn thất, thiếu hụt, không phù hợp với
hợp đồng.
• Thanh toán tiền hàng.
2.1.2.1.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.
Bên bán giao cho bên mua hồ sơ gồm bộ chứng từ:
- Invoice ( hóa đơn) – phụ lục 1
- Packing List ( phiếu đóng gói) – phụ lục 2

- Specification ( Tờ kê chi tiết ).
- Bill of lading ( Vận đơn đường biển).
- Insurance polizy ( hóa đơn bảo hiểm).
- Manufacture’s Certificate of Quality ( kiểm định chất lượng) – Phụ lục 3
Ngoài ra, chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ nhập khẩu còn có:
- Sales contract (Hợp đồng nhập khẩu) – Phụ lục 4.
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của hải quan, tờ khai giá trị tính thuế hàng
nhập khẩu – phụ lục 5.
- Các chứng từ khác như Certificate of origin (giấy chứng nhận xuất xứ) –
phụ lục 6.
- Giấy thông báo thuế.
- Chứng từ bảo hiểm.
Tài khoản sử dụng:
TK 144: ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
TK 156: hàng hóa.
TK 331: phải trả người bán. TK 331 được mở chi tiết theo từng đối
tượng.
TK 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu.
TK 333: thuế nhập khẩu.
2.1.2.1.3. Trình tự hạch toán.
Với doanh nghiệp nhập khẩu, giá nhập khẩu có thể được tính theo giá
FOB ( Free On Board), giá CIF ( Cost, Insurance and Freight), giá EXW ( EX
Works)…tùy theo từng trường hợp. Nước ta các doanh nghiệp thường nhập
khẩu theo điều kiện CIF. Tuy nhiên, công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông
thường nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB. Việc nhập khẩu theo giá FOB giúp
doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở LC ít hơn nhập theo CIF, doanh nghiệp
không phải trả lãi vay ngân hàng cho các khoản cước tàu, giảm được giá thành
hàng nhập khẩu. Xét trên lợi ích quốc gia, việc nhập khẩu theo giá FOB tiết
kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài.
Khi nhập hàng theo giá FOB, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến

hàng mua sẽ được hạch toán vào TK 1562, cuối kỳ phân bổ hoặc kết chuyển
cho khối lượng hàng tồn cuối kỳ và hàng bán ra trong kỳ.
Để hiểu thêm về trình tự hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp có thể
lấy nghiệp vụ phát sinh sau để minh họa.
Ngày 17/11/2008, công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông và tập đoàn
Nihon Kohden ký kết hợp đồng số 17/EASTERN – NIHON/2008 về việc mua
bán máy xét nghiệm huyết học tự động 28 thông số Model Celltac F.
Có thể tóm tắt nội dung chính của bản hợp đồng như sau:
- Giá của một máy là 2.260.000 JPY tính theo giá FOB.
- Phương thức thanh toán: điện chuyển tiền: trong đó 1.130.000 JPY sẽ
được chuyển ngay sau khi ký hợp đồng, số tiền 1.130.000 JPY sẽ chuyển
sau khi nhận hàng.
Theo hợp đồng nhập khẩu trên, ngày 17/11/2008, công ty viết yêu cầu
chuyển tiền bằng điện cùng với ủy nhiệm chi gửi tới ngân hàng ngoại thương
Vietcombank về việc thanh toán 1.130.000 JPY cho Nihon Kohden. Tỷ giá ngày
17/11 là 174,07.
Số tiền chuyển đi: 1.130.000 x 174,07 = 196.699.100 VND.
Phí chuyển tiền của Vietcombank: 0,2% x 196.699.100 = 393.399 VND.
VAT của phí chuyển tiền: 393.399 x10% = 39.339,9 VND
Điện phí: 5USD x 16,970 = 84.850 VND.
VAT của điện phí: 84.850 x 10% = 8.485 VND.
Ngày 28/11/2008, công ty nhận được hàng tại sân bay Nội Bài. Nhân viên
kinh doanh mang theo bộ chứng từ gốc làm thủ tục nhập khẩu và tiếp nhận hàng
nhập khẩu. Phí vận chuyển là 36.864,13 JPY, tỷ giá tính thuế là 173,01.
Công ty kiểm tra và ký nhận hàng, xác định các khoản thuế phải nộp,
trong đó:
Thuế nhập khẩu: 0%.
Thuế GTGT 5%, trị giá tính thuế là 397.380.462. Số thuế phải nộp:
397.380.462 x 5% = 19.869.023 VND.
Khi nhận hàng, công ty tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền bằng điện

cùng với ủy nhiệm chi để ngân hàng Vietcombank thanh toán nốt số tiền hàng
còn nợ Nihon Kohden số tiền 1.130.000 JPY.
2.1.2.1.4. Trình tự ghi sổ.
Hàng ngày, kế toán tập hợp chứng từ gốc và tiến hành theo dõi chi tiết
từng lô hàng nhập khẩu. Quy trình ghi sổ theo như sơ đồ 2.1.
Trình tự ghi sổ của ví dụ trên như sau:
Các nghiệp vụ thanh toán tiền cho người bán được theo dõi trên sổ chi tiết
phải trả người bán (Biểu 2.1)
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổTK 144,156,331,333,
6428
Sổ cái TK 144,156,331,333,
6428
Sổ chi tiết công nợ, doanh thu
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp, chi tiết
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp.
SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Biểu 2.1
TK: 331 – NK
Đối tượng: NIHON KOHDEN

Ngày Số Diễn giải
Thời
hạn tt S
L
Đ
G
Số PS Nợ Số PS có TK

ĐƯ
NT VND NT VND
… … … … … … … … … … …
17/11/08 Thanh toán tiền hàng cho
HĐ17
1.130.000
JPY
196.699.100 1121-
VCB
28/11/08 Thanh toán nốt tiền hàng
HĐ 17
1.130.000
JPY
195.501.300 1121-
VCB
28/11/08 Nhập hàng 2.260.
000
393.398
.200
156
… … … … … … … … … …
Cộng … … … …
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 08 năm 2008
Số 431
Số hiệu TK
Diễn giải
Số tiền
Nợ Có Ngoại tệ VND
… … … … …

331 – NK 1121 - VCB Thanh toán tiền cho HĐ17 1.130.000 JPY 196.699.100
331 – NK 1121 – VCB Thanh toán số tiền còn lại
cho HĐ17
1.130.000 JPY 195.501.300
156, 635 331 - NK Nhập hàng 2.260.000 393.398.200
Cộng
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 08 năm 2008
Số 435
Số hiệu TK
Diễn giải
Số tiền
Nợ Có Ngoại tệ VND
… … … … …
1561 331- NK Nhập kho hàng 2.260.000
JPY
391.002.600
Cộng
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 08 năm 2008
Số 436
Biểu 2.2
Biểu 2.3
Biểu 2.4
Số hiệu TK
Diễn giải
Số tiền
Nợ Có Ngoại tệ VND
… … … … …
1562 1121-VCB Phí chuyển tiền và điện phí 478.249

1562 331 Phí vận chuyển 36.864,13
JPY
6.377.863,13
Cộng
SỔ CÁI
TK 331: PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN.
Năm 2008
Ngày Số Diễn giải
Số PS Nợ Số PS có TK
ĐƯ
NT VND NT VND
Số dư đầu kỳ … … … …
17/11/08 Thanh toán tiền hàng cho
HĐ17
1.130.000
JPY
196.699.100 1121-
VCB
28/11/08 Thanh toán nốt tiền hàng
HĐ 17
1.130.000
JPY
195.501.300 1121-
VCB
28/11/08 Nhập hàng 2.260.
000
393.398
.200
156,
635

Cộng … … … 8.605.6
16.070
Khi hàng về nhập kho tại kho công ty tại Hoàng Mai, kế toán lập phiếu
nhập kho:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 28/11/2008
Số: 534
Họ tên người giao hàng: Trần Văn Nghĩa.
Theo………………số …….ngày…tháng…năm… của……………………
Nhập tại kho: Kho công ty
Địa điểm: CT1B khu đô thị mới Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
STT Tên hàng Mã
hàng
ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền
CT TN NT VND
A B C D 1 2 3 4 5
Biểu 2.5
Biểu 2.6
Nợ : 156
Có : 331- NK
1 Máy xét nghiệm huyết học tự động
28 thông số Model CelltacF
M28 Bộ 1 1 2.260.000
JPY
391.002.600 391.002.600
Cộng 391.002.600
SỔ CÁI
TK 156: Hàng hóa.
Năm 2008
Ngày Số Diễn giải

Số PS Nợ Số PS có TK
ĐƯ
NT VND NT VND
Số dư đầu kỳ … … … …
28/11/08 435 Nhập hàng CelltacF 2.260.000
JPY
391.002.600 331-NK
Cộng … 17.050.203.624 … …
Ngoài ra còn có các sổ chi tiết TK 1331, 33312, 3333,
 Chứng từ ghi sổ TK 1331, 33312, 3333.
 Sổ cái TK 1331, 33312, 3333.
2.1.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác.
2.1.2.2.1. Trình tự, thủ tục nhập khẩu.
Với thị trường nhập khẩu của mình, ngoài thực hiện nhập khẩu trực tiếp
phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty, công ty còn thực hiện cung cấp dịch
vụ nhập khẩu ủy thác nhằm tăng thu nhập của công ty. Khách hàng của công ty
là các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu nhưng không có khả năng nhập khẩu trực
tiếp.
Trình tự nhập khẩu ủy thác.
Bước 1: Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng trong nước có nhu cầu
nhập khẩu nhưng không có điều kiện, giấy phép nhập khẩu và ký hợp đồng
Biểu 2.7
nhập khẩu ủy thác. Bên giao ủy thác đặt cọc tiền cho bên nhận ủy thác để bên
nhận làm thủ tục nhập khẩu.
Bước 2: Hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa Công ty
TNHH thiết bị y tế Phương Đông và bên nước ngoài.
Bước 3: Công ty tiến hành nhập khẩu hàng hóa ủy thác tương tụ như nhập
khẩu trực tiếp.
Bước 4: Giao hàng và thanh toán với bên giao ủy thác.
2.1.2.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.

Chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác cũng gồm bộ chứng
từ như nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn có hóa đơn GTGT do bên
giao ủy thác lập khi công ty trả hàng cho đơn vị giao ủy thác.
Tài khoản sử dụng.
TK 131: Phải thu khách hàng – chi tiết đơn vị giao ủy thác.
TK 156: Giá mua hàng hóa.
TK 3331: Thuế GTGT của hoa hồng được hưởng.
TK 3333: Thuế nhập khẩu.
TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
TK 511: Doanh thu cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác.
TK 111, 112…
2.1.2.2.3. Trình tự hạch toán.
Có thể hiểu rõ hơn quy trình luân chuyển chứng từ, trình tự hạch toán
nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác qua ví dụ sau:
Ngày 04/03/2008 công ty ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu với công ty cổ
phần Hồng Phát với nội dung như sau:
Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG PHÁT.
Đại diện : Ông Nguyễn Minh Kha.
Chức vụ : Giám đốc.
Địa chỉ : 29-31 Hồ Đắc Di – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại : 04.35372168.
Fax : 04.35372169.
Tài khoản :
Tại :
BÊN B: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG.
Đại diện : Ông Nguyễn Xuân Thành
Chức vụ : Giám đốc.
Địa chỉ : Số 38B Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại : 04.35738301/02
Fax : 04.35738303

Tài khoản : 0011.0002.91942
Tại : Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng ủy thác năm 2008 với những điều khoản cụ
thể sau:
Điều 1: Phạm vi, trách nhiệm hợp đồng:
1. Bên A ủy thác cho bên B nhập khẩu mặt hàng sau:
TT Tên hàng SL Đơn giá Thành tiền
01 Máy xét nghiệm huyết học tự động 28 thông số
Model Celltac F
Kèm đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn
Hãng sản xuất: Nihon Kohden
Nước sản xuất: Nhật Bản
01 JPY 2.100.000 JPY
2.100.000
2. Bên A thanh toán cho bên B:
• Trị giá lô hàng: JPY 2.100.000.
• Cước vận chuyển hàng hóa, các loại phí tính theo chi phí thực
tế.
• Phí bảo hiểm hàng hóa: tính theo chi phí thực tế.
• Phí ủy thác nhập khẩu: 4% trên tổng giá trị tiền hàng.
• Thuế VAT, thuế nhập khẩu của lô hàng: theo quy định hiện hành.
3. Nguồn gốc sản xuất: Nihon Kohden – Nhật Bản.
4. Chất lượng: hàng mới 100% theo đúng chất lượng của nhà sản xuất.
Điều 2: Điều kiện giao hàng.
- Địa điểm giao hàng: tại kho bên B
Địa chỉ: CT1B khu đô thị mới Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
- Thời gian giao hàng: 3-6 tuần sau khi ký hợp đồng.
Điều 3: Trách nhiệm của các bên:
 Bên A:
Chuyển tiền vào tài khoản bên B theo phương thức thanh toán sau:

+ Ngay sau khi ký hợp đồng: Thanh toán 100% giá trị của lô hàng được tính
theo tỷ giá thực bán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm
bên A chuyển tiền sang nước ngoài.
+ Sau khi thanh toán tiền hàng: thanh quyết toán các chi phí còn lại.
 Bên B:
Điều 4: Điều khoản chung.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trình tự hạch toán:
Ngày 06/03/2008, công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam về việc công ty cổ phần Hồng Phát gửi tiền để công ty mở LC.
Số tiền JPY 2.100.000, tỷ giá trong ngày là 148,31.
Các chứng từ gốc cần thu thập trong nghiệp vụ này là Hợp đồng ủy thác
và Giấy báo Có của ngân hàng Vietcombank.
Ngày 25/3/2008, ngân hàng nước ngoài chuyển bộ chứng từ về hàng hóa
cho Vietcombank thì công ty thanh toán toàn bộ tiền hàng cho bên nước ngoài.
Bộ chứng từ về hàng hóa bao gồm: Hóa đơn thương mại, tờ kê chi tiết, phiếu
đóng gói. Tỷ giá trong ngày là 153,98. tỷ giá xuất ngoại tệ là 149,40. Cùng
ngày, công ty nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
Ngày 02/04, hàng về tới cảng, công ty tiến hành làm thủ tục hải quan cho
lô hàng nhập khẩu. Sau đó, hàng được chuyển về kho công ty. Kế toán thu thập
biên bản kiểm nhận hàng, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, khi hàng về
nhập kho lập phiếu nhập kho.
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02/04/2008
Số 125
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Đạo.
Theo………………số …….ngày…tháng…năm… của……………………
Nhập tại kho: Kho công ty
Địa điểm: CT1B khu đô thị mới Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
STT Tên hàng Mã

hàng
ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền
CT TN NT VND
A B C D 1 2 3 4 5
1 Máy xét nghiệm huyết học tự động
28 thông số Model CelltacF
M28 Bộ 1 1 2.100.000
JPY
327.243.000 327.243.000
Cộng 327.243.000
Lô hàng chịu thuế nhập khẩu là 5%, số thuế phải nộp là:
2.100.000 x 5% x 155,83 = 16.362.150
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
(327.243.000 + 16.362.150 ) x 10% = 34.360.515
Theo hợp đồng, công ty thanh toán cho công ty Hồng Phát các loại thuế.
Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu, công ty chi hộ cho công
ty Hồng Phát bằng tiền mặt.
Ngày 10/04, công ty chuyển trả hàng nhập khẩu cho công ty Hồng Phát
và các giấy tờ chứng từ liên quan đồng thời xuất hóa đơn GTGT để thanh toán.
Kế toán lập phiếu xuất kho:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10/04/2008
Biểu 2.8
Nợ : 156
Có : 331- NK
Biểu 2.9
Nợ : 131-HP
Có : 156
Số: 210
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Liễn. Bộ phận: kinh doanh.

Lý do xuất kho: xuất trả hàng cho đơn vị giao ủy thác.
Xuất tại kho: Kho công ty
Địa điểm: CT1B khu đô thị mới Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
STT Tên hàng Mã
hàng
ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền
YC TX NT VND
A B C D 1 2 3 4 5
1 Máy xét nghiệm huyết học tự động
28 thông số Model CelltacF
M28 Bộ 1 1 327.243.000 327.243.000
Cộng 327.243.000
Phí ủy thác nhập khẩu mà công ty được thanh toán là 4% giá trị hợp đồng
doanh thu ủy thác: 2.100.000x156,07x4% = 13.109.880. Kế toán lập hóa đơn
GTGT làm căn cứ thanh toán.
Công ty Hồng Phát trả nốt tiền hàng còn nợ bằng chuyển khoản, số tiền:
377.965.665 + 14.420.868 + 2.135.000 - 311.451.000 = 83.070.533 VND.
Công ty đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
Giải quyết xong giấy tờ, các vấn đề liên quan tới lô hàng nhập khẩu, 2
bên giao và lập biên bản thanh lý hợp đồng.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Ngày 10 tháng 04 năm 2008
MS: 01 GTKT-3LL
AM/2008
0015452
Biểu 2.10

×