Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tương lai nào cho chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.05 KB, 3 trang )

Tương lai nào cho Chủ nghĩa Tư bản?
Văn Cường (Báo Đầu Tư Tài Chính)
Chủ nghĩa Tư bản đang ở giữa cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ
những năm 1930 hoặc trước đó. Hệ thống ngân hàng suýt tan chảy nếu
không có nỗ lực can thiệp của chính phủ các cường quốc tư bản. TTCK
trên khắp thế giới lao dốc. Một thời kỳ suy thoái dài và sâu đang chực chờ.
Tất cả những điều này khiến người ta ngờ rằng CNTB đang trên con
đường sụp đổ.
Kỳ 1: Cỗ xe trượt dốc
Khi các cường quốc tư bản đua nhau quốc hữu hóa các đại công ty,
các nhà kinh tế bắt đầu nghi ngờ sự hiệu quả của CNTB. Giới nghiên cứu
cùng lật lại sách vở về luận thuyết CNTB với mong muốn tìm ra lời giải
cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Xói mòn niềm tin tư bản
Trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận rằng CNTB đã đem lại sự
phồn thịnh cho các cường quốc tư bản trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản
và Tây Âu. Câu “thần chú” thị trường tự do, doanh nghiệp tự do, mậu dịch
tự do mà cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush lặp đi lặp lại trong phiên
họp thượng đỉnh G20 tại Washington vào tháng 11-2008 cũng là những
“nguyên tắc vàng” của CNTB mà bất kỳ lãnh đạo một cường quốc tư bản
nào cũng thuộc nằm lòng trong hơn 30 năm qua. Trong 2 cuốn sách nổi tiếng
nhất của mình là Cánh tay vô hình và Sự giàu có của các quốc gia, Adam
Smith – cha đẻ của CNTB – chỉ ra rằng “trong một thị trường tự do, một cá
nhân theo đuổi quyền lợi riêng tư của mình và qua đó cũng kích thích cho sự
tốt đẹp của cả cộng đồng”, và rằng “thị trường tự do bề ngoài có vẻ hỗn độn
và thiếu kiểm soát nhưng thật ra được hướng dẫn để tạo ra những kết quả
đúng đắn nhờ cái gọi là cánh tay vô hình”. Cho đến trước cuộc khủng hoảng
hiện nay, hầu hết những người đang sống dưới CNTB đều tin tưởng gần như
tuyệt đối vào các luận thuyết này, rằng tư lợi là động lực thúc đẩy xã hội, và
thị trường tự do có khả năng tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng hiện nay xảy ra và ngày càng trở


nên trầm trọng, chính giới lãnh đạo của các cường quốc tư bản dường như
cũng không tuân theo các nguyên tắc vàng trên. Điều này có thể thấy qua làn
sóng quốc hữu hóa các đại công ty, hay việc gia tăng xu hướng bảo hộ mậu
dịch ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức... Anh là nước tư bản đầu tiên trong cuộc
khủng hoảng hiện nay thực hiện quốc hữu hóa ngân hàng – ngành nhạy cảm
nhất của CNTB – khi quốc hữu hóa NH Northern Rock vào tháng 2-2008.
Tiếp theo, có thể kể vụ quốc hữu hóa Freddie Mac và Fannie Mae của chính
phủ Hoa Kỳ với 200 tỷ USD. Hay mới đây nhất là đề nghị quốc hữu hóa NH
Hypo Real Estate của chính phủ Đức. Trên thực tế, từ lâu các nước tư bản
vẫn có những biện pháp bảo hộ mậu dịch như áp thuế chống phá giá lên
hàng nhập khẩu, trợ giá cho nông dân (nguyên nhân chính khiến các vòng
đàm phán Doha thất bại)... Nhưng cùng với cuộc khủng hoảng hiện tại, xu
hướng bảo hộ mậu dịch đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn (xem
ĐTTC số 200-201, trang 20-21).
Những điều này khiến nhiều người hoài nghi về các nguyên tắc vàng
của CNTB. Ngay cả huyền thoại Alan Greenspan, cựu Chủ tịch FED và là
nhân vật tiêu biểu cho rằng “Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà
nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng
hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh
khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được sẽ mang một sức
sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại” nay phải thừa nhận: “Tôi đã sai
lầm khi quá tin rằng động lực lợi nhuận của các tổ chức, đặc biệt là các ngân
hàng và định chế tài chính, là cách tốt nhất để bảo vệ cổ đông và và tài sản
của công ty”.
Hướng tới chủ nghĩa Marx?
Trong khi CNTB ngày càng trượt theo đà suy thoái kinh tế toàn cầu,
Marx và các học thuyết về CNTB của ông đang được nhiều nhà nghiên cứu
đem ra nghiền ngẫm. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều người ở các cường
quốc tư bản tìm mua sách của Karl Marx.
Giáo sư Sean Sayers của ĐH Kent (Anh) mới đây có một nghiên cứu

khá thú vị nhan đề “Chủ nghĩa Marx và cuộc khủng hoảng của CNTB”.
Trong đó, ông cho rằng những phân tích của Marx về CNTB nay tỏ ra chính
xác. Trái với luận thuyết “cánh tay vô hình” của Smith, Marx cho rằng thị
trường tự do là một hệ thống xung đột với chính sự sống của nó. Nó là một
bộ máy không thể kiểm soát và không ổn định. Nó dẫn đến những cuộc
khủng hoảng mang tính chu kỳ với con số khổng lồ những người bị mất việc
và những phương tiện sản xuất bị hủy hoại trên diện rộng. Điều này cho thấy
CNTB không đủ khả năng kiểm soát lực lượng sản xuất do chính nó tạo ra.
Theo chu kỳ, lực lượng sản xuất sẽ phát triển vượt khỏi sự kiểm soát của các
quan hệ kinh tế tư bản đang tồn tại, và sinh ra khủng hoảng. Để chống lại
các cuộc khủng hoảng tư bản, Marx cho rằng cách làm duy nhất là một mặt
nhà chức trách phải hủy các lực lượng sản xuất trên qui mô lớn, mặt khác
phải xâm chiếm các thị trường mới, trong khi tăng cường bóc lột các thị
trường cũ. Mà chính các biện pháp này lại mở đường cho những cuộc khủng
hoảng sau còn lớn hơn và có sức công phá hơn. Đó là một hệ thống chuỗi
những đợt nở rộ và suy thoái. Cùng lúc, nó dẫn đến sự mất cân bằng lớn về
phân chia tài sản của xã hội. Cuối cùng, Marx tin rằng CNTB rồi sẽ phải sụp
đổ và thay bằng một dạng của Chủ nghĩa Xã hội.
Có phải thực tế đang chứng minh những luận thuyết này? Một số
người tin như vậy. Rõ ràng cơ chế thị trường tự do, doanh nghiệp tự do và
mậu dịch tự do đã không thể tự điều chỉnh nên xảy ra cuộc khủng hoảng
hiện tại, và cuộc khủng hoảng hiện nay bắt đầu từ khủng hoảng tài chính hè
năm 2007, cách khủng hoảng tài chính Đông Á đúng 10 năm (mang tính chu
kỳ). Cuộc khủng hoảng hiện nay đang khiến hàng chục triệu người lao động
trên thế giới mất việc làm, hàng loạt công ty phá sản hoặc giảm thiểu sản
xuất... (lực lượng sản xuất vượt tầm kiểm soát).
Theo Giáo sư Irving Wladawsky-Berger thuộc ĐH Chicago, bản thân
cha đẻ CNTB Adam Smith cũng không hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào cái
mà người ta gọi là “nguyên tắc vàng” hiện nay. GS Berger cho biết ngoài 2
cuốn sách được nhiều người tôn sùng như là “chân kinh TBCN” được nêu

trên, Adam Smith còn viết nhiều cuốn sách khác, trong đó có cuốn Luận
thuyết Đạo đức Tình cảm, nơi ông cho rằng sự cảm thông, quan tâm đến
người khác của con người là điều kiện để đạt tới những kết quả lợi ích xã
hội. Như vậy, Smith cũng hướng đến một sự cân bằng, một mặt thúc đẩy
cạnh tranh và động cơ lợi nhuận trong một thị trường tự do, mặt khác lại cổ
súy sự sẻ chia của cộng đồng để hướng tới một xã hội tốt đẹp. Việc cân bằng
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội phần nào phản ảnh khuynh hướng
hướng đến CNXH của một CNTB bền vững.
Kỳ 2: Cấu trúc lại quyền lực tư bản

×