Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài cấu trúc quyền lực tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.29 KB, 3 trang )

Kỳ 2: Tái cấu trúc quyền lực tư bản
Văn Cường (Báo Đầu Tư Tài Chính)
Ở giữa cuộc khủng hoảng hiện nay, giới chuyên môn cho rằng
CNTB cần được cải tổ và tái cấu trúc để có thể tiếp tục tồn tại. Bên cạnh
đó, cần phải phân chia lại quyền lực tư bản trên qui mô toàn cầu để khắc
phục điểm yếu nhất của CNTB là sự mất cân bằng trong phân phối của
cải.
CNTB mới?
Cách đây một vài tuần, GS Kinh tế học của ĐH Harvard (Hoa Kỳ)
Amartya Sen – người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1998 - có cho đăng một số
bài về những thách thức của CNTB trên tạp chí Financial Times và The New
York Review of Books. Trong những bài báo đó, GS Sen viết rằng cuộc
khủng hoảng hiện tại đang khiến các xã hội tư bản phải đặt vấn đề về bản
chất của TBCN và nhu cầu đổi mới.
“Liệu chúng ta có thật sự cần một CNTB mới?”, GS Sen đặt vấn đề.
“Điều này không chỉ là vấn đề chúng ta phải đối mặt hôm nay, nhưng cũng
là vấn đề mà cha đẻ nền kinh tế hiện đại, Adam Smith, cũng gặp ở thế kỷ
18”. CNTB thuần túy là gì? Theo định nghĩa “tiêu chuẩn”, đó là nền kinh tế
dựa trên động cơ lợi nhuận, trên quyền cá nhân, trên quyền tư hữu. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa trên những tiêu chuẩn trên thì những hệ thống kinh tế như
châu Âu hay Hoa Kỳ có phải hoàn toàn là CNTB? Tất cả những nền kinh tế
có ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay như châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật
Bản, Singapore, Hàn Quốc, Australia... đều có lúc phải phụ thuộc vào những
điều ở bên ngoài thị trường, chẳng hạn như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu
trí và các loại phúc lợi an sinh khác, cũng như sự phòng bị về giáo dục và y
tế. Một nền kinh tế bền vững không thể chỉ dựa trên động cơ lợi nhuận thuần
túy, hay tự do quá mức. Trong các bài viết của mình, GS Sen nhấn mạnh
ngay bản thân Smith cũng không nhắm đến một xã hội phát triển theo CNTB
thuần túy, tức mọi thứ phải tự do và động lực lợi nhuận là trên hết. Chẳng
hạn, khi thực hiện giao dịch, người ta chỉ cần dựa trên động cơ lợi nhuận,
không cần những thứ khác. Tuy nhiên, nền kinh tế cần những giá trị khác và


những khái niệm như sự tin tưởng lẫn nhau, niềm tin... để có thể hoạt động
hiệu quả. Trong một hệ thống TBCN, sự thiếu tin tưởng sẽ dẫn đến những
hậu quả sâu xa và góp phần to lớn trong việc tạo ra khủng hoảng tài chính
cũng như khiến việc hồi phục khó hơn. Ở điểm này, GS Sen có vẻ gần với
quan điểm của GS Berger về một CNTB cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội (xem lại Kỳ 1).
Tương tự, tại hội nghị bàn tròn về tái cấu trúc thị trường tư bản diễn ra
tại Milan (Italy) vào tháng 2-2009, các nhà kinh tế cho rằng cần cải tổ
CNTB hiện nay từ chỗ “siêu tư bản” (supercapitalism) thành “tư bản có
kiểm soát” (regulated capitalism). Hội nghị cho rằng nguyên nhân chính của
sự sụp đổ tư bản hiện nay là sự thiếu minh bạch trong lĩnh vực tài chính, đặc
biện trong thị trường phái sinh. Trong khi đó, thị trường tài chính toàn cầu
hiện không có một khung pháp lý bảo đảm sự minh bạch và cung cấp thông
tin. Vào đầu những năm 1980, hính thái siêu tư bản bắt đầu xuất hiện và dần
thống trị thị trường, nơi doanh nghiệp thống trị giới tiêu dùng và kinh tế
quan trọng hơn dân chủ, hay đánh dấu việc chuyển từ luật chi phối sang kinh
tế chi phối. Thực ra, cái gọi là CNTB thuần túy không thể tồn tại. Ngay tại
những nền kinh tế tư bản vững mạnh nhất hiện nay, cũng không có chuyện
để thị trường hoàn toàn tự do và tự điều chỉnh, mà phải có một sự kiểm soát
nhất định nào đó từ các nhà chức trách và giới có thẩm quyền. Nói cách
khác, để tồn tại và vững mạnh hơn, giới chuyên môn cho rằng CNTB cần có
một sự dung hòa và thay đổi để thích ứng. Việc này cũng tương tự một số
nước XHCN (như Trung Quốc) đã tỏ ra khá linh hoạt khi phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN.
Phân chia lại quyền lực tư bản
Khi cuộc họp thượng đỉnh G20 bế mạc ở London hồi đầu tháng này,
người ta còn phải chờ thêm một thời gian nhất định để biết hiệu quả của
những kế hoạch thông qua tại đó. Nhưng một điều ai cũng thấy ngay tức
khắc là quyền lực thế giới đang được chuyển hóa. Trước tiên, trọng trách
“cứu thế giới” khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay không đặt trên vai nhóm G7

(6 nước phương tây giàu nhất và Nhật Bản) hay G8 (G7+Nga) mà giao cho
G20, tập hợp 20 cường quốc kinh tế đến từ nhiều khu vực kinh tế, địa lý và
chính trị khác nhau. Điều này cho thấy sự phân chia quyền lực trên thế giới
đã được đồng đều hơn.
Cùng với sự chi phối của đồng USD trên tài sản thế giới, chính quyền
Hoa Kỳ trong nhiều năng qua tận hưởng vai trò một siêu cường trong “thế
giới đơn cực”, nhưng cùng với cuộc khủng hoảng hiện tại, nhiều nguyên thủ
quốc gia lên tiếng kêu gọi dẹp bỏ trật tự đơn cực và thành lập trật tự thế giới
đa cực. Đâu là những ứng viên sáng giá cho các “cực quyền lực” trong trận
tự thế giới mới. Theo giới phân tích, có thể kể những ứng viên tiềm năng
(không tính Hoa Kỳ) như Trung Quốc, Nga, EU, Ấn Độ và Brazil.
Trong thực tế, sau cuộc họp G20 vừa qua, sự chia sẻ quyền lực cho
các nước thị trường mới nổi là một trong các chủ đề chính. Tuy nhiên, có
một thực tế không thể phủ nhận là vị thế của Trung Quốc đang vươn dần lên.
Ngay khi cuộc khủng hoảng mới bắt đầu, nhiều nhà phân tích đã nhìn nhận
Trung Quốc như một “tay chơi lớn” khi nắm là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ
với dự trữ ngoại tệ gần 2 nghìn tỷ USD. Trước cuộc họp, Trung Quốc tạo
được sự chú ý khi đề suất truất ngôi đồng USD. Nhiều người cho rằng Trung
Quốc đang muốn cổ súy việc sử dụng đồng NDT của họ ra khắp thế giới
(xem ĐTTC số 204, trang 20-21). Shi Yinhong, một GS chính trị tại ĐH
Renmin ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc hầu như không có lựa chọn khác ngoài
việc tiếp tục làm chủ nợ của Hoa Kỳ. Nhưng đổi lại, họ sẽ tìm kiếm một vị
thế lớn hơn trên trường quốc tế, cả trong các vấn đề kinh tế và chính trị.
Nếu Trung Quốc là một người chiến thắng, Nga lại bị xem như thất
bại trong trật tự mới. Việc lựa chọn G20 chứ không phải G8 để giải quyết
cuộc khủng hoảng toàn cầu đã lấy mất vị thế “độc quyền” là nền kinh tế mới
nổi duy nhất của Nga trong hội nghị. Tại đó, còn có những nền kinh tế cỡ
vừa như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Tương tự, châu Âu, Nhật Bản đang mất
dần vị thế của mình khi dân số ngày càng già cỗi.

×