Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Báo cáo khảo sát, lập bản đồ đất đánh gia và phân vùng thích nghi đất đai huyện thoại sơn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 59 trang )

Đại Học An Giang
Khoa Nông Nghiệp & TNTN
Bộ môn Khoa Học Đất & TNTN

BÁO CÁO

KHẢO SÁT, LẬP BẢN ĐỒ ĐẤT
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG

An Giang, 12/2004

1


1. LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên rất q giá, vừa là tư liệu sản xuất, vừa là nơi diễn ra các
hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của con người. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai đóng vai trò
hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng quyết định đến việc bố
trí cơ cấu cây trồng. Chính vì vậy phải làm thế nào để khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai có
hiệu quả nhất trên cơ sở bền vững là vấn đề được nhiều nhà lãnh đạo các cấp cũng như các nhà
khoa học nông nghiệp rất quan tâm.
Bản đồ đất là nền tảng cho nghiên cứu đánh giá đất đai. Kỹ thuật đánh giá đất đai đã
được áp dụng rộng rãi để đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho các loại sử dụng khác
nhau. Đánh giá đất đai như là một cơ sở quan trọng giúp cho quy hoạch sử dụng đất đai.
Vừa qua, được sự phối hợp giữa Trung tâm đo đạc Địa chính An Giang và Khoa Nông
nghiệp - trường Đại Học An Giang, chúng tôi tiến hành thực hiện chương trình: “Khảo sát, thành lập
bản đồ đất, đánh giá và phân vùng thích nghi cơ cấu cây trồng ở huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang”.
Với những nội dung cụ thể sau:
 Điều tra khảo sát, lập bản đồ đất huyện Thoại Sơn
 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các bản đồ đơn tính cho toàn huyện


 Đánh giá khả năng thích nghi của mô hình canh tác làm cơ sở cho đánh giá thích
nghi sử dụng đất ở huyện Thoại Sơn.
Chủ nhiệm chương trình:

Ths. Võ Tòng Anh

Tham gia thực hiện chương trình:

Ths. Dương Văn Nhã

Ks. Huỳnh Ngọc Đức

Ths. Phạm Văn Quang

Ks. Phạm Xuân Phú

Ks. Phạm Duy Tiễn

Ks. Phan Ngọc Duyên

Cùng với các cán bộ tham gia dã ngoại thuộc Khoa Nông nghiệp - Đại học An Giang.
Qua chuyến dã ngoại ngoài đồng, tiến hành nội nghiệp và phân loại đất, kết quả cho thấy có
7 loại đất gồm 3 nhóm đất chính: Glu, Glo, Glt. Trên cơ sở kết quả này kết hợp với các yếu tố khác
về tự nhiên, kinh tế, xã hội và chiến lược định hướng phát triển nông nghiệp của huyện, chúng tôi
đã cho ra kết quả đánh giá và phân vùng thích nghi cho một số cơ cấu cây trồng cho địa bàn huyện
Thoại Sơn, nhằm khai thác tốt tiềm năng của đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
huyện và đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp.

2



Công trình này mang ý nghóa rất to lớn, là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch phát triển
nông nghiệp trên địa bàn huyện. Mặc dù, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song với tinh thần hoàn
thiện hơn nữa, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của các nhà lãnh đạo, các đồng nghiệp.

Khoa nông nghiệp TNTN - Đại học An Giang, Năêm 2004

3


2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
Các tư liệu và số liệu có sẵn ở Khoa Nông Nghiệp, Đại Học An Giang.
Bản đồ ranh giới hành chánh huyện tỷ lệ 1/25.000, ranh giới hành chánh tỉnh An Giang.
Các dụng cụ cần thiết cho việc khảo sát đất ngoài đồng: khoan, H2O2, giấy thử pH, ...
2.2 Phương pháp
2.2.1 Tiền dã ngoại
Các đặc điểm về huyện Thoại Sơn được lược khảo thông qua các tài liệu và tư liệu của khoa
Nông Nghiệp Đại Học An Giang cũng như của huyện cung cấp.
Xây dựng bản đồ mạng lưới ô vuông với cự ly khảo sát giữa 2 điểm khoan là 250m.
Xác định các đặc tính khảo sát và điều tra cần thiết trong vùng để đáp ứng yêu cầu chung.
Xây dựng phiếu mô tả và các loại bản đồ dã ngoại.
Tập huấn cho các thành viên tham gia dã ngoại.
2.2.2 Dã ngoại
Mỗi điểm khoan, dùng khoan tay (loại khoan máng) khoan sâu 1,25m và ghi vào phiếu mô
tả các đặc tính hình thái của phẫu diện, cũng như một số chỉ tiêu chẩn đoán khác cũng được ghi
nhận nhanh chóng ngoài đồng và lấy tiêu bản đất.
Trên từng điểm khoan số liệu về hiện trạng cây trồng cũng được ghi nhận. Ngoài ra, các
thông tin về tình hình sản xuất, khó khăn trở ngại, kinh nghiệm, tập quán canh tác và các vấn đề có
liên quan đến kinh tế - xã hội của huyện cũng được ghi nhận trên từng đơn vị khảo sát.

Các tuyến khoan được xác định bằng la bàn và các vị trí cố định ngoài đồng.
Tổng số điểm khoan trên toàn phạm vi huyện Thoại Sơn là: 8157 điểm khoan, khoảng cách
các mũi khoan ngoài thực địa là 250m.
2.2.3 Nội nghiệp
Phần nội nghiệp được thực hiện qua các bước sau
A) Xử lý bản mô tả đất, số liệu và phân loại đất:
Tất cả các bản mô tả đất ngoài đồng được xử lý tại Bộ Môn Khoa Học Đất, nhập các thông
tin trên phiếu mô tả vào máy tính và được quản lý dưới dạng file.
Mỗi phẫu diện khoan ngoài đồng sẽ được phân loại theo hệ thống phân loại của FAO. Tên
đất được phân loại đến nhóm phụ có kèm các đặc tính phụ khác (nếu có).

4


B) Xây dựng bản đồ đất và các bản đồ đơn tính sơ thảo
Từng điểm khoan trên bản đồ mạng lưới sẽ được lên ký hiệu màu theo tên đất đã phân loại.
Các contour giữa các đơn vị đất được xây dựng dựa trên kết quả các điểm khoan.
Xây dựng bản đồ hiện trạng trên cơ sở các tư liệu bản đồ, dữ liệu khảo sát thực tế và thông
tin về hiện trạng do UBND huyện Thoại Sơn cung cấp.
Để làm cơ sở cho công tác đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho các cơ cấu cây trồng
thích hợp, bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên sự tổng hợp nhiều bản đồ đơn tính:
- Bản đồ đất
- Bản đồ độ thuần thục
- Bản đồ thể hiện tầng phèn
- Bản đồ độ sâu ngập
- Bản đồ thời gian ngập
- Bản đồ cao độ
C) Dã ngoại kiểm tra
Trong bước này, các contour đất và số liệu trên bản đồ đơn tính sơ thảo, được kiểm tra trực
tiếp ngoài đồng bằng các điểm khoan, nhằm đảm bảo tính chính xác của bản đồ đất.

D) Xây dựng bản đồ màu chính thức
Bước này được thực hiện sau khi các loại bản đồ đã được hoàn chỉnh, có kiểm tra bổ sung,
chỉnh lý và báo cáo góp ý. Các loại bản đồ sẽ được xây dựng chính thức với tựa đề, tỷ lệ, chú dẫn,
tứ cận và các thông tin có liên quan khác.
E) Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai cho các cơ cấu cây trồng
Bản đồ đơn vị đất đai và Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được đối chiếu để đánh giá hiện
trạng sử dụng đất đai hiện tại. Yêu cầu sử dụng đất đai của từng loại cây trồng dữ kiện cũng được
đối chiếu với tài nguyên đất đai hiện có (trên cơ sở bản đồ đơn vị đất đai). Mặt khác, vấn đề kinh tế
và xã hội của địa phương cũng như định hướng phát triển chung cũng được bổ sung và tính toán, đề
xuất khả năng phát triển cơ cấu cây trồng.
2.2.4 Phương pháp và quy trình đánh giá đất đai
Những hệ thống sử dụng đất đai với phương cách quản lý và kỹ thuật canh tác, cũng như
các điều kiện kinh tế xã hội có liên quan đến hệ thống sử dụng đất đai đã được khảo sát thực tế
và do chính quyền địa phương cung cấp, từ đó chọn lọc ra các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng.

5


Từ các kết quả bản đồ đất, các bản đồ đơn tính, các số liệu về khí hậu thuỷ văn và hiện
trạng sử dụng đất đai được kết hợp lại để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai chứa các đơn vị đất đai
khác nhau. Tiến trình đối chiếu của chất lượng đất đai từ các đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả
thông qua các đặc tính đất đai; yêu cầu sử dụng đất đai được diễn tả và ước lượng thông qua
phân cấp yếu tố sẽ đưa đến phân hạng khả năng thích nghi của các kiểu sử dụng khác nhau với
các đơn vị bản đồ đất đai khác nhau (FAO, 1976).
Kết quả đánh giá đất đai được sử dụng như là nền tảng cho vùng đánh giá thích nghi sử
dụng đất đai và các kiểu sử dụng đất đai cho các thử nghiệm, các kết quả này kết hợp với mục
tiêu của huyện sẽ hình thành nên các vùng đánh giá thích nghi sử dụng đất đai cho huyện Thoại
Sơn.

6



Quy trình đánh giá đất đai và đề xuất phân vùng thích nghi sử dụng đất đai được trình bày
chi tiết trong hình sau:

MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Quốc gia, Vùng, Khu vực, Huyện

Kiến thức về điều kiện
kinh tế-xã hội

Kiến thức về điều kiện
sinh học-tự nhiên

XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CẦN
THAY ĐỔI
THẢO LUẬN BAN ĐẦU
Diện tích, Mục đích, Tỉ lệ,
Phương pháp, Thời gian

KHẢO SÁT KT-XH
Dân số, cơ sở hạ tầng, thị
trường, giá, lưu thông

KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Hiện trạng sử dung đất, HTCT, quản lý và
năng suất, các TN

KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI
Khí hậu, địa chất, địa mạo, đất

nước, thực vật

Bản đồ sinh thái khí hậu
nơng nghiệp
Chọn lọc kiểu sử dụng đất
đai và định nghĩa

Hiện trạng sử dụng đất đai và
cách quản lý

YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Sử dụng đất có thể điều chỉnh theo
chất lượng đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai
và đặc tính đất

CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI

ĐỐI CHIẾU

Chất lượng đất đai có thể cải thiện
theo u cầu sử dụng

THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG
CHO MỖI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
Phân tích KTXH + Mơi trường


Hình 1: Qui trình đánh giá đất đai cho đề xuất phân vùng thích nghi sử dụng đất đai huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang.

7


3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1. Vị trí địa lý
Thoại Sơn là một trong 11 huyện (thị, thành) thuộc tỉnh An Giang, nằm về phía Nam Tỉnh
An Giang và có vị trí như sau: Huyện Thoại Sơn
Tứ cận:
-

Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

-

Phía Nam giáp huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.

-

Phía Đông giáp phường Mỹ Hoà, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Tp Long Xuyên.

-

Phía Tây giáp huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Với vị trí tiếp giáp trung tâm đô thị: thành phố Long xuyên, và có hệ thống giao thông liên


hệ trực tiếp với các thành phố lớn: Cần Thơ, Hồ Chí Minh và các tỉnh khác tạo điều kiện tốt cho
việc giao lưu kinh tế văn hoá giữa huyện với khu vực.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Nét độc đáo của địa hình Thoại Sơn so với các huyện khác ở An Giang là sự hiện diện
của địa hình đồi núi trên nền đồng ruộng lớn của vùng, cùng với di tích văn hoá Óc Eo, có thể
phân biệt thành 2 dạng địa hình chính.
-

Dạng địa hình đồng bằng:
+ Vùng địa hình thấp: Với diện tích 18.459 ha, được giới hạn bởi ranh giới xã Vónh Khánh

(3.324 ha) và vùng phía tây xã Tây Phú tính từ ranh kênh Mướp Văn (2.338 ha) + xã Vọng Thê
(2.764 ha) + phía Nam xã Vọng Đông giới hạn bởi kênh Vọng Đông II (2.424 ha) + xã Thoại
Giang (4880 ha) + xã Bình Thành (2729 ha). Vùng thuộc khu vực đồng bằng địa hình vàn thấp.
Toàn vùng có độ cao phổ biến 0,5 – 0,9m cao nhất 2,5m và thấp nhất 0,3m. Vùng được phù sa
sông bồi đắp cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo thành vùng đất màu mỡ đầy tiềm
năng phát triển nông nghiệp.
+ Vùng địa hình cao: Với tổng diện tích: 27.014 ha, được giới hạn bởi ranh giới còn lại nằm
ngoài vùng địa hình thấp và vùng đồi núi. Vùng thuộc khu vực đồng bằng địa hình vàn cao. Toàn
vùng có độ cao phổ biến 1- 1,6m cao nhất là 2,5 thấp nhất là 0,4m.Vùng cũng tương tự như vùng
địa hình thấp là được bồi đắp phù sa, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo thành đất
màu mỡ đầy tiềm năng phát triển nông nghiệp nông thôn.
8


-

Dạng địa hình đồi núi:
Phân bố chủ yếu ở khu vực 5 núi: Ba Thê, Núi Sập, Núi Nhỏ, Núi Đá và Núi Tượng với


tổng diện tích: 396ha. Với địa hình trên tạo cho huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển khai
thác khoáng sản, phát triển làng nghề tạc đá thủ công phát triển dịch vụ - du lịch.
Tóm lại: Huyện Thoại Sơn có địa hình tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của vùng
đồng bằng thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, rất thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Bên cạnh đó, còn có hệ thống các đồi núi và có khu di tích văn hoá Óc Eo tạo cho huyện
Thoại Sơn có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế du lịch, giải trí,…vốn được xem là nhu cầu
thiết yếu của con người. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình, nên một số khu vực (chưa có đê bao
chắc chắn) bị ngập lụt vào mùa mưa, mùa lũ gây khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt của người
dân.
3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, quanh năm
nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí hậu có sự phân hoá theo mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5-11 trùng với mùa gió mùa Tây Nam.
- Mùa khô từ tháng 12-9 trùng với mùa gió mùa Đông Bắc.
 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao khoảng 27,50C, ổn định theo không gian và thời
gian. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với những nơi khác trong tỉnh và khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (280C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
(25OC).
 Chế độ mưa
Chế độ mưa liên quan mật thiết với chế độ gió mùa. Trong năm hình thành 2 mùa khô ẩm
tương phản: Mùa mưa (ẩm) từ tháng 5-11 trùng với mùa gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng
12-9 trùng với mùa gió mùa Đông Bắc.
 Chế độ nắng
Trung bình mỗi năm huyện Thoại Sơn có 2500 – 2900 giờ nắng, bình quân 6,85-7,95 giờ /
ngày. Chủ yếu tập trung vào những tháng của mùa khô ( 12-9).

9



 Tình hình úng, hạn
Các tháng trong mùa mưa, trong các năm đều có khả năng cho mưa gây úng nhưng với
mức độ khác nhau. Trong đó, khả năng xảy ra các đợt mưa úng vào tháng 10 là thường xuyên,
tháng 5-7 ít khả năng xảy ra nhất. Đợt mưa úng thường kéo dài 1 – 5 ngày, những đợt mưa kéo
dài trên 5 ngày ít khả năng xảy ra.
Tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong mùa mưa, đó là yếu tố
chính gây nên khô hạn trong mùa mưa. Vào các tháng đầu mùa (tháng 5-8) thường có những đợt
tiểu hạn (hạn Bà Chằn) gây nên tình trạng hạn trong vụ Hè-Thu. Tuy hạn không nghiêm trọng
nhưng ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng( vốn là mục tiêu chủ lực để phát triển kinh tế của
địa phương..
Tóm lại: khí hậu huyện Thoại Sơn với nền nhiệt độ cao đều trong năm, nắng nhiều, ít có
thiên tai,… là những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa phân hoá
theo mùa, đã gây hạn hán và ngập úng một số thời điểm trong năm; trong mùa mưa hạn chế rõ
nét cần lưu ý: từ tháng 9 đến tháng 11 do mưa tại chỗ lớn, cùng với lũ từ thượng nguồn sông
Mêkông qua Camphuchia đổ về, tràn vào nội đồng đã gây úng ngập trên diện rộng (trừ một số
vùng đê bao khép kín) ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt. Việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ
thống giao thông, thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này.
3.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
Huyện Thoại Sơn có hệ thống sông rạch chằng chịt, với 440 con kênh nằm rải đều các
xã, với tổng chiều dài: hơn 988 km.
Do mang tính chất chung của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên chế độ thuỷ văn
huyện Thoại Sơn cũng chia thành 2 mùa:
+ Mùa kiệt: Từ tháng 1-4 hàng năm. Vào mùa kiệt hệ thống sông rạch trên địa bàn phụ
thuộc vào các yếu tố thuỷ triều.
+ Mùa lũ:Từ tháng 7-11 hàng năm. Lũ được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở
thượng nguồn tạo thành dòng chảy và đổ xuống MêKông, chảy tràn vào Đồng Bằng Sông Cửu
Long theo hệ thống sông rạch chảy qua địa bàn huyện Thoại Sơn. Mặt khác, kết hợp với mưa tại
chỗ lớn và thường xuyên ở Thoại Sơn nói riêng và ở An Giang nói chung.
Tóm lại: Với hệ thống thủy văn trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng 2 mặt đến tình hình

chung của địa phương: mặt tích cực tạo phì nhiêu và cấp thoát nước tốt phục vụ phát triển noâng
10


nghiệp; mặt tiêu cực là vào mùa mưa lũ phải chịu nhiều thiệt hại về nông nghiệp nói riêng và
kinh tế - xã hội nói chung.
4. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN
4. 1. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước huyện Thoại Sơn: cũng như các huyện khác trong tỉnh và khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long tuy rất phong phú nhưng phân bố không đều theo thời gian và không
gian: Nhiều vào những tháng mùa lũ, ít vào những tháng mùa khô. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến
mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời gian tới. Với lượng mưa trung bình hàng
năm 1500 mm và 998 km chiều dài sông rạch trên địa bàn huyện, Thoại Sơn có nguồn nước mặt
dồi dào.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện chưa được khảo sát, thăm dò và đánh giá về chất
và lượng. Tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng nước ngầm của nhân dân trong nhiều
năm qua những giếng đào, giếng khoan cho thấy nguồn nước ngầm ở huyện Thoại Sơn có trữ
lượng thấp, không đảm bảo chất lượng nước và yêu cầu cấp nước.
4.2. Tài nguyên thuỷ sản
Theo kết quả thống kê, năm 2003 toàn huyện có 104 ha nuôi cá với sản lượng ước đạt
4.277 tấn, đạt tổng giá trị 32 tỷ 68 triệu đồng (tính theo giá cố định 1994) và đạt 45 tỷ 34 triệu
đồng (theo giá thực tế năm 2003); và có 200 ha nuôi tôm đạt 209 tấn với tổng giá trị ước đạt 15
tỷ 05 triệu đồng (tính theo giá cố định) và đạt 16 tỷ 72 triệu đồng (tính theo giá thực tế 2003).
Nhìn chung Nghề nuôi Tôm, Cá trên địa bàn huyện đã có từ lâu đời, tuy nhiên chỉ mới tập
trung phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, nên còn non trẻ, và nó đã góp phần khá lớn
trong việc nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong nông nghiệp, đây là hướng quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu, và trong
quản lý đất đai - công tác quy hoạch loại đất nuôi trồng thuỷ sản cũng cần quan tâm cho phù hợp
với tình hình phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái..
4.3. Tài nguyên khoáng sản

Thoại sơn có tài nguyên đá khá dồi dào, nếu khai thác đúng tầm thì đây là một tiềm năng
giúp nền kinh tế huyện Thoại Sơn có thể phát triển hơn, nhưng nếu khai thác một cách tràn lan
sẽ gây lãng phí.

11


4. 4. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn có hơn 3 dân tộc anh em đang sinh sống, bao gồm dân tộc kinh chiếm
97,36% dân số huyện, còn lại là dân tộc Kh’Me, Hoa, dân tộc khác chiếm 2,64% dân số huyện.
Mặc dù có những đặc trưng riêng về phong tục tập quán nhưng các dân tộc đoàn kết, thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau trong đời sống sinh hoạt, cùng nhau xây dựng Thoại Sơn ngày càng vững
mạnh về kinh tế, an ninh chính trị.
Văn hoá dân gian là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân trong huyện
qua nhiều thế kỷ với các truyền thuyết, huyền thoại được sử sách ghi chép lại và thờ phụng ở
các ngôi chùa, đền, miếu, nhà thờ,… và ngày nay trở thành khu di tích lịch sử văn hoá mang ý
nghóa tâm linh.
Lịch sử phát triển của huyện Thoại Sơn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của
vùng đất An Giang. Với nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc
tạo nên tính phong phú về văn hoá truyền thống.
Về tôn giáo phần lớn người dân ở đây theo đạo phật và đạo Hoà Hảo chiếm 88,82% tổng
dân số toàn huyện, phần ít Cao Đài, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Thiên Chúa, đạo khác và
không đạo với các lễ hội đặc sắc mang tính văn hoá dân tộc
4.5. Cảnh quan môi trường
Nhìn chung, cảnh quan môi trường huyện Thoại Sơn khá trong lành: Cây xanh tươi bốn
mùa, khí hậu mát mẻ quanh năm, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
Nét đặc thù của huyện là hoà vào giữa đồng bằng bạt ngàn xanh biếc là các ngọn núi
sừng sững và di tích văn hoá Óc Eo tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc thích hợp phát triển
du lịch di tích, giải trí trong thời gian tới.
Thoại Sơn xa khu đô thị và công nghiệp nên môi sinh khu vực huyện được đảm bảo rất

tốt, mức độ ô nhiễm không quan trọng. Tuy nhiên, dọc theo các trục đường chính của các xã
trong huyện vẫn còn tình trạng trong khí thải và bụi đường( nhất là vào mùa thu hoạch nông
nghiệp). Ngoài ra, môi trường đất và nước cũng bị ảnh hưởng do dư lượng từ phân bón và thuốc
trừ sâu còn tồn đọng. Mặc dù, vấn đề này hiện tại chưa thấy hiệu quả gì, nhưng nếu không quan
tâm khắc phục ngay từ bây giờ thì sẽ không gây ít khó khăn, có khi nghiêm trọng đến môi trường
trong giai đoạn mới.

12


5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
5.1 Thuận lợi
Nhìn chung huyện Thoại Sơn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
và cảnh quan môi trường rất thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội như:
- Huyện Thoại Sơn hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi làm tăng sản lượng cung cấp cho thị trường
trong ngoài tỉnh và thị trường quốc tế những mặt hàng nông sản chất lượng cao.
-

Với lợi thế thiên nhiên phong phú về khí hậu và có hệ thống sông rạch phong phú tạo

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vốn được xem là kinh tế
chủ lực của xã. Và với di tích Óc Eo mở ra cho huyện Thoại Sơn nhiều cơ hội phát triển trong
tương lai.
-

Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này khí hậu mát mẻ quanh năm, cây trái xanh tươi

bốn mùa, rất phù hợp phát triển nông nghiệp.
5.2. Hạn chế

Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên huyện đã tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển
kinh tế :
-

Lũ mang lại nhiều nguồn lợi, nhưng lũ lớn thường làm thiệt hại tài sản của cư dân và các

công trình công cộng của Nhà Nước. Việc xây dựng các khu dân cư và cơ sở hạ tầng có khả năng
sử dụng lâu dài trên địa bàn huyện yêu cầu vốn và kỹ thuật phù hợp.
-

Tài nguyên khoáng sản không đa dạng và phong phú.

-

Địa chất công trình kém bền vững đòi hỏi xây dựng cơ sở hạ tầng phải đầu tư chi phí cao.

6. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
6.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
6.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã từng bước đi vào nề nếp và ổn định,
từng bước hoà nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong
điều kiện là một huyện nông nghiệp nhưng nền kinh tế của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao: năm 2003 tổng sản phẩm nội huyện ước đạt 1.977 tỷ 53 triệu đồng (theo giá hiện hành),
trong đó nông nghiệp đạt: 1.268,63 tỷ đồng chiếm 64,15% GDP, công nghiệp – xây dựng đạt:
72,09 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,65% GDP, thương mại – dịch vụ đạt: 636,80 tỷ đồng chiếm 32,20%
GDP của huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt: 5,08 triệu đồng/1 năm (trong đó thành thị
13


đạt: 5,94 triệu đồng/1 năm; nông thôn đạt: 4,80 triệu đồng/1 năm). Trung bình tăng 1,68% = 84

nghìn đồng so với năm 2002.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, nền
kinh tế của huyện ngoài sản xuất nông nghiệp còn phát triển thương mại – dịch vụ. Trong năm
2003 cơ cấu kinh tế huyện chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng khu vực III (Thương mại – Dịch
vụ và Du lịch), giảm tỷ trọng khu vực I (Nông - Lâm - Thuỷ sản) và khu vực II (Công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng).
Cơ cấu kinh tế các ngành năm 1995

Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2003

1/. Khu vực I (Nông nghiệp): 78,19%

1/. Khu vực I (Nông nghiệp): 64,15%

2/. Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng): 4,12%

2/. Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng):

3/. Khu vực III (TM, dịch vụ và du lịch): 17,69%

3,65%
3/. Khu vực III (TM, dịch vụ và du lịch): 32,20%

Với kết quả trên ta thấy trong thời gian qua thì huyện đã bước đầu có sự đầu tư và mang lại
hiệu quả cho lónh vực thương mại - du lịch, tuy nhiên với cơ cấu khu vực II còn rất thấp cho thấy
chưa có sự đầu tư mạnh mẽ cho khu vực này. Vì vậy thời gian tới cần tiếp tục tăng tỷ trọng các
ngành thuộc khu vực III, bên cạnh đó tăng tỷ trọng khu vực II lên 10% vào năm 2010, tiếp tục
giảm tỷ trọng các ngành thuộc khu vực I.
6.1.2. Thực trạng phát triển các ngành
1/. Ngành Nông Nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của huyện, trong những năm gần đây nông
nghiệp phát triển với tốc độ khá cao. Kết quả sản xuất nông lâm, thuỷ sản trong năm 2003 đạt
gần 2/3 GDP hàng năm của huyện.
A/. Trồng trọt
Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2003 tổng
diện tích gieo trồng cả năm đạt 95.262 ha sản lượng lúa đạt: 490.276 tấn, ước đạt tổng giá trị
784,81 tỷ đồng (giá cố định 1994) và ước đạt 857,98 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2003).
Năng suất bình quân: 15,44 tấn/ha/năm.
Về phát triển mô hình đa canh và làm vườn: Đã có nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng
cây ăn trái các loại, với diện tích 32ha, có hiệu quả thu nhập cao, nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình và phục vụ du lịch. Các hộ dân thực hiện trồng được 150.000 cây phân tán các tuyến ñeâ
bao.
14


B/. Chăn nuôi
Vừa qua tình hình chăn nuôi đã có những phát triển liên tục: năm 1995 chăn nuôi chiếm
4,99% tổng giá trị ngành nông nghiệp, năm 2003 chiếm 8,70% tổng giá trị ngành nông nghiệp,
và năm 2003 trung bình tăng 41,08% so với năm 1995. Tuy vậy phần lớn mô hình chăn nuôi trên
địa bàn huyện là chăn nuôi theo hộ gia đình với quy mô nhỏ.
Nhìn chung mô hình chăn nuôi chỉ là mô hình kinh tế phụ, góp phần tăng thêm thu nhập,
quy mô trang trại phát triển nhưng chưa phổ biến. Tỷ trọng chăn nuôi đạt giá trị khá cao trong
các ngành thuộc lónh vực nông nghiệp (chăn nuôi: 8,70%; thuỷ sản: 7,57%; trồng trọt: 64,15%),
trong thời gian qua phát triển cao là do đàn Bò và đàn Heo được người dân chú trọng phát triển,
đặc biệt là đàn Heo - hiện nay nhân dân trên địa bàn huyện đang phát triển đàn Heo nái với số
lượng rất lớn, khả năng phát triển quy mô theo đàn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, hướng tới huyện sẽ có những đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi trang trại
nhằm tăng thêm thu nhập và mức sống cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó vẫn còn những
vùng có địa hình thấp nằm xa chân núi, do đặc điểm của vùng sông nước hàng năm phải đối mặt
với lũ nên tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra và nơi bố trí chuồng trại chăn nuôi gặp nhiều

khó khăn.
C/. Thuỷ sản
Trong năm 2003, thuỷ sản có bước dịch chuyển mạnh trong cơ cấu nông nghiệp và mang
hiệu quả, nhất là mô hình nuôi tôm càng xanh. Do nguồn tôm giống được cung cấp kịp thời và
đảm bảo chất lượng, giá cả đầu ra có lợi cho người sản xuất nên nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư
mở rộng, tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Toàn huyện có 200 ha
nuôi tôm, năng suất bình quân ước đạt 0,8 – 1,3 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 209 tấn, giá trị ước
đạt: 16 tỷ 72 triệu đồng (theo giá thực tế). Bên cạnh đó, toàn huyện có 104 ha nuôi cá ao hầm,
sản lượng đạt 4.277 tấn, tổng giá trị ước đạt: 45 tỷ 34 triệu đồng (theo giá thực tế). Tổng giá trị
ngành thuỷ sản đạt: 96 tỷ 94 triệu đồng, chiếm 7,57% tổng giá trị ngành nông nghiệp.
Tóm lại: Ngành nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành tựu khả quan, với hệ
thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ (thường xuyên nạo vét, tu bổ đê bao) phục vụ tốt
cho việc tưới tiêu, chống úng. Khả năng cơ giới hoá trong nông nghiệp tăng cao, nhiều loại máy
móc đã được đưa vào sử dụng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và sau thu hoạch (tính đến thời điểm
2003 huyện Thoại Sơn có: 285 máy kéo lớn (trên 12 mã lực), 325 máy kéo nhỏ (dưới 12 mã lực),

15


4.951 máy bơm nước, 358 máy tuốt lúa,...) nhằm để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm.
Đến nay 100% diện tích thu hoạch đã sử dụng máy tuốt lúa, hơn 80% diện tích làm đất
được cơ giới hoá. Tuy nhiên trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn còn những hạn chế
cần phấn đấu trong thời gian tới, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn nhiều
bất cập và chưa đồng bộ. Công tác khuyến nông tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song
vẫn còn những hạn chế: các chính sách đầu tư phát triển chưa đến hết được các hộ sản xuất,
chăn nuôi.
Vườn cây ăn trái trong những năm qua phát triển chưa nhiều về diện tích và loại cây, chưa
đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch đặc biệt là ở khu vực Núi Sập và Óc Eo, nên thời gian
tới cần chú trọng phát triển hơn nữa vườn cây ăn trái ở những khu vực có khả năng thu hút khách

du lịch để tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
trong du lịch.
Về đàn Bò tuy có phát triển so với những năm trước (tăng 902 con so với năm 1995: 646
con), nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện, chưa tận dụng hết nguồn thức ăn
tự nhiên trên các vùng đồi núi, đồng cỏ. Do đó, trong những năm tiếp theo cần phát huy lợi thế
này để đẩy mạnh phát triển đàn bò của huyện tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.
2/. Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp(TTCN) và Xây dựng
Do đặc điểm xuất phát thấp, ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng
chiếm một tỷ trọng nhỏ đạt: 62,24 tỷ đồng chiếm tăng 13,60% so với năm 2002. Do đặc điểm đất
đai của huyện phần lớn là kém bền vững (trừ một số khu vực có địa hình cao) làm cho chi phí
xây dựng cơ bản cao khi xây dựng các công trình, hạ tầng cơ sở.
Tính đến năm 2003, toàn huyện có 847 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho 2.752 lao
động với các cơ sở sản xuất chủ yếu: 33 cơ sở kinh doanh lúa gạo; 15 cơ sở kinh doanh thuỷ sản;
18 tổ hợp tác sản xuất; 89 cơ sở kinh doanh xăng dầu; 62 cơ sở phân bón....
Chương trình khuyến nông đạt hiệu quả cao, đã đầu tư cho 228 cơ sở và 11 tổ sản xuất
TTCN với tổng số tiền: 9 tỷ 265 triệu đồng, tăng 15,81% so kế hoạch. Các ngành nghề truyền
thống được khôi phục và tiếp tục phát triển. Đã mở 23 lớp dạy nghề (may công nghiệp, may dân
dụng, thêu, chầm nón, bó chổi, dệt chiếu, se nhang, làm quạt thốt nốt,...) ở các xã, thị trấn trong
huyện với tổng số 490 học viên. Xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động Xí nghiệp may liên
doanh tại thị trấn Núi Sập.
16


Tổ chức cho các địa phương và các chủ cơ sở tham quan học hỏi các ngành nghề TTCN ở
địa phương bạn. Gửi các mặt hàng TTCN tham gia triển lãm ở các hội chợ để tiếp cận thị trường,
giới thiệu sản phẩm.
Trong năm 2003, khu vực công nghiệp – TTCN trong và ngoài quốc doanh hoạt động hiệu
quả và đạt:
Khu vực công nghiệp - TTCN quốc doanh: Các đơn vị công nghiệp quốc doanh hoạt


-

động trên địa bàn huyện đều là chi nhánh trực thuộc sự quản lý và điều hành của tỉnh, tỷ trọng
giá trị sản xuất của các đơn vị này rất cao trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp của huyện.
Khu vực công nghiệp – TTCN ngoài quốc doanh: Là bộ phận quan trọng của công

-

nghiệp – TTCN địa phương, hàng năm khu vực này đã tạo ra giá trị sản xuất khoảng trên 50 tỷ
đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của địa
phương, khôi phục và phát triển được ngành nghề truyền thống. Hiện ngành công nghiệp –
TTCN được lãnh đạo các cấp huyện, tỉnh đặc biệt quan tâm thông qua chương trình khuyến nông
công, qua gần 6 năm triển khai thực hiện, là người bạn đồng hành cho các cơ sở và doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
3/. Ngành Thương mại, Dịch vụ Du lịch
Ngành Thương mại – dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện đóng góp một phần không
nhỏ cho tổng sản phẩm nội huyện (GDP), năm 2003 tổng giá trị mang lại từ thương mại, dịch vụ
và du lịch ước đạt 636,80 tỷ đồng chiếm 32,20% GDP của các ngành. Cho thấy huyện đã có sự
đầu tư cho lónh vực này và bước đầu đã mang đến hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế xã hội phát triển, tạo thế vững chắc tiến lên CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Huyện Thoại Sơn với tiềm năng sẵn có về thiên nhiên, cảnh quan môi trường và đặc biệt
là di tích văn hoá c Eo (nơi chứa nhiều cổ vật nổi tiếng trong và ngoài nước), rất phù hợp cho
du khách tham quan thưởng ngoạn di tích và quan cảnh thiên nhiên.
Với những lợi thế trên, năm 1995 huyện Uỷ, UBND huyện đã có quan điểm chỉ đạo cho
việc đầu tư phát triển du lịch – văn hoá trên địa bàn huyện Thoại Sơn và đạt được một số kết
quả sau:
-

Năm 2001: có 122.700 lượt khách tham quan, tổng doanh thu 304 triệu đồng.


-

Năm 2002: có 188.300 lượt khách tham quan (tăng 53,46% so cùng kỳ), tổng doanh thu

đạt 442 triệu đồng (tăng 45,39% so cùng kỳ).

17


Bên cạnh đó, lónh vực dịch vụ - du lịch còn có thể phát triển hơn nữa nhờ vào khả năng thu
hút khách du lịch từ Vía Bà về hàng năm.
6.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
6.2.1. Giao thông
Trên địa bàn huyện có 690 km đường giao thông, với 1.365 ha bao gồm đường trục,
đường khu vực, đường nội đồng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy
nội lực, huyện tiến hành Bê tông hoá được 208 km giao thông nông thôn và đường nội đồng. Tạo
nên hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, góp phần tạo điều kiện cho việc đi lại, sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân.
6.2.2. Thuỷ lợi
Trên địa bàn huyện có 998 km với 1.822 ha diện tích đất sông rạch, đáp ứng được yêu
cầu chủ động nước trong sản xuất của nhân dân.
Trong thời gian tới Huyện có định hướng nạo vét mở rộng thêm đất thuỷ lợi nhằm góp
phần ổn định trong sản xuất của địa phương.
6.2.3. Năng lượng - Viễn thông
A/. Mạng lưới điện
Nhờ có chủ trương điện khí hoá nông thôn ( chủ yếu điện phục vụ cho sinh hoạt) của
chính phủ, nên 100% xã (thị trấn) trên toàn huyện đã được phủ lưới điện quốc gia, số hộ sử dụng
điện khá cao: 25.666 hộ (đạt 68,17%), còn lại đang tiếp tục thi công theo kế hoạch phát triển
mạng lưới điện phấn đấu đến 100% hộ sử dụng điện. Lưới điện luôn được các ngành chuyên
môn liên tục đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo đảm bảo chất lượng ngày càng tốt và an toàn hơn để

phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Đây là sự nỗ lực
rất lớn của huyện để đưa lưới điện sinh hoạt đến từng hộ dân.
B/. Viễn thông
Cùng với mạng lưới điện, mạng lưới thông tin liên lạc, truyền thanh để tuyên truyền các
chủ trương, chính sách, pháp luật, thông tin phục vụ sản xuất, đang từng bước được cải thiện, đưa
người dân trong huyện ngày càng tiến gần hơn với những tiên tiến của cả nước và thế giới
Hiện huyện có trung tâm phát thanh, một bưu điện, phủ sóng điện thoại di động khu vực
Ba Thê. Tổng số toàn huyện có 4.791 máy điện thoại thuê bao, tăng 924 máy so với năm 2002.
Đây là một con số khá khiêm tốn so với tổng số 35.460 hộ. Bình quân 2.55 máy/100 dân.

18


6.2.4. Nước sinh hoạt
Do tình hình nguồn nước ngầm hạn chế, nên các hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện
Thoại Sơn đều sử dụng nguồn nước mặt trước khi đưa vào xử lý và khử trùng. Từ năm 2000 đến
nay được sự quan tâm của các ngành các cấp, huyện đã xây dựng được 12 hệ thống cấp nước
(HTCN) với tổng công suất 4.000m3/ ngày, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Hệ thống cấp nước huyện Thoại Sơn năm 2002

Stt

Tên Công Trình

Công Suất

Hộ

Ghi Chú


M3 /ngày
1

HTCN Tây Phú

100

250

2

HTCN Vọng Thê

400

1,000

3

HTCN TT Núi Sập

2,000

5,000

4

HTCN TT Phú Hoà

100


250

5

HTCN Định Thành

200

500

6

HTCN Vónh Trạch

200

500

7

HTCN Vónh Khánh

150

375

8

HTCN Kêng H - Định Thành


150

375

9

HTCN Định Mỹ

150

375

10

HTCN Vónh Phú

150

375

11

HTCN Bình Thành

200

500

12


HTCN Vọng Đông

200

500

Đang xây dựng

4,000

10,000

Đang xây dựng

Tổng

Nguồn: Xí nghiệp Điện Nước năm 2002.
Các hệ thống cấp nước này hiện đang cung cấp sinh hoạt và sản xuất cho 3.9353 hộ
đang sinh sống trên các tuyến ống hiện hữu. Phần lớn các hộ sử dụng nước sạch là các hộ sống ở
khu vực thị trấn.
Bình quân mức sử dụng nước sạch ở thị trấn: 12,57/ m3/ tháng, nông thôn: 6,77/ m3 /
tháng. Tình hình trên cho thấy khu vực nông thôn nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở
vùng nông thôn chưa cao.

19


6.2.5. Phúc lợi công cộng
A/. Giáo dục

Toàn huyện hiện có 1 nhà trẻ (nuôi dạy 55 cháu) và một nhà trẻ tư thục 14 cháu, 17
trường mẫu giáo với 92 lớp giảng dạy 2.540 học sinh (trong đó có 2 trường tư thục 41 học sinh),
42 trường tiểu học với 692 lớp giảng dạy 21.116 học sinh, 10 trường THCS với 292 lớp giảng dạy
12.365 học sinh (tính cả học sinh THCS của trường THPT), 6 trường THPT giảng dạy 83 lớp với
3.746 học sinh, hiện không còn lớp học ca 3, không còn trường phải ngưng hoạt động trong mùa
nước nổi.
Tỷ lệ xoá mù chữ chung toàn huyện là: 93,18%, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục(PCGD)
tiểu học độ tuổi 14 là 85,91%, độ tuổi 13 là 78,9%. Về PCGD THCS thì hiện huyện đã mở 41
lớp với 749 học viên, 6 lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ với 130 học viên.
Nhìn chung môi trường giáo dục đảm bảo tương đối tốt, và có bước chuyển biến tích cực
về chất lượng dạy và học tăng lên qua từng năm, só số học sinh được duy trì.
Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục, ngoài việc quan tâm đến vấn đề
chất lượng dạy và học, cần chú trọng công tác phổ cập giáo dục, tăng cường trang thiết bị và đồ
dùng dạy học; cần đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hệ thống trường học đạt tiêu chuẩn
quốc gia và hướng tới huyện đã có kế hoạch bố trí thêm một số điểm trường để phục vụ vấn đề
giáo dục của địa phương. Đó cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến
nền kinh tế chung của toàn huyện.
B/. Y tế
Tính đến nay trên toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế/ tổng
số 16 xã thị trấn, với 250 giường bệnh đều được xây dựng kiên cố và có bác só phục vụ, bình
quân khoảng 1000 người dân có 1 y – bác só phục vụ. Hầu hết các ấp của 16 xã thị trấn có trạm
y tế đều có tổ y tế ấp và trong mùa nước nổi vừa qua không có trạm y tế nào phải ngưng hoạt
động.
Với quan điểm chăm sóc tốt sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, công tác y tế huyện không
ngừng tăng cường cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh.
Thực hiện hiệu quả các chương trình y tế quốc gia và của ngành, công tác vệ sinh phòng
bệnh, vệ sinh môi trường được tuyên truyền thực hiện thường xuyên, việc chăm sóc sức khoẻ
nhân dân được tăng cường đến tận các xã. Tổng số lần khám chung các loại đạt 85%, tieâm

20



chủng mở rộng đạt 89%, ... Công Tác KHHGĐ được triển khai đều khắp đến các ấp trên toàn
huyện mang lại hiệu quả tốt.
Với hệ thống các trạm, tổ y tế tương đối đầy đủ và đội ngũ cán bộ y tế: bác só (48), y só
(41), y tá (38), nữ hộ sinh (29), dược só cao cấp (4), dược só trung cấp (24), dược tá (1); đã tạo
được tinh thần thoải mái cho người dân an tâm làm kinh tế, tạo động lực thúc đẩy tham gia lao
động, tăng thu nhập, gián tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
C/. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao( TDTT)
Hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền, TDTT tiếp tục củng cố và phát huy bám sát
mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống tinh thần của nhân dân. Trong năm đã sửa chữa
10 đài truyền thanh xã, xây dựng mới đài truyền thanh huyện Thoại Sơn, 5 trạm tin, trang bị loa
tay để phóng thanh lưu động cho các xã, thị trấn, duy trì việc phát hành tuần tin tức đến tận các
tổ tự quản để triển khai ra quần chúng nhân dân. Đã lắp đặt 2 trạm truyền thanh vô tuyến thử
nghiệm (Định Thành và Núi Sập).
Thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cấp cơ sở, đã tổ chức xét và công
nhận cho 18.358 hộ gia đình văn hoá (đạt tỷ lệ 51,77%).
Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển tốt, các môn thể thao mũi nhọn:
Bóng đá, bóng chuyền, việt dã,... được quan tâm tập luyện và cử đoàn tham gia đầy đủ các giải
do tỉnh tổ chức. Trong năm 2003, huyện có tổ chức các giải việt dã và đua xe đạp vượt núi Ba
Thê với quy mô lớn, có sự tham gia của đông đảo vận động viên. Toàn huyện có 39 sân bóng đá
(34 sân mi ni), 85 sân bóng chuyền, 6 sân cầu lông, 5 phòng tập bóng bàn, 2 sân quần vợt,
1 phòng tập thể hình và 3 khu công viên cây xanh dùng cho luyện tập TDTT.
6. 3. Dân số, lao động, việc làm
6.3.1. Dân số, dân tộc và tôn giáo
A/. Dân số
Tính đến năm 2003 toàn huyện có 187.620 khẩu với 35.460 hộ, trong đó bao gồm:
-

Hộ sản xuất nông nghiệp: 26.531 hộ (chiếm 74,82%).


-

Hộ sản xuất phi nông nghiệp: 8.929 hộ (chiếm 25,18%).

-

Số nhân khẩu bình quân trên hộ: 5,29 khẩu/hộ.

-

Mật độ bình quân: 2.445m2/khẩu, trung bình 409 người/ km2.
Với đặc thù dân cư sống chủ yếu tập trung theo các trục đường giao thông chính trên địa

bàn huyện đã gây không ít khó khăn trong việc phục vụ các vấn đề về phúc lợi xã hội đến từng
21


hộ dân, ngoài ra còn một phần dân cư sống tập trung tại các chợ, trung tâm xã, trung tâm huyện
phần dân cư này thì các vấn đề về phúc lợi xã hội được đảm bảo tương đối tốt.
B/. Dân tộc và tôn giáo
Theo kết quả điều tra, Thoại Sơn có thành phần dân tộc đại đa số là người kinh: 97,36%
tổng dân số toàn huyện, phần ít còn lại là người Hoa, Khơme và dân tộc khác: 2,64% dân số
toàn huyện. Song song đó, thì Thoại Sơn có hơn 6 tôn giáo trong đó có 2 tôn giáo chính: Phật
Giáo và Hoà Hảo chiếm 88,82% dân số toàn huyện.
6.3.2. Lao động, việc làm
Nhìn chung lực lượng lao động dồi dào, toàn huyện có 117.650 lao động, chiếm 62,71%
dân số trong huyện. Bình quân đạt 3,32 lao động/hộ đa số các hộ lao động tập trung vào lónh vực
nông nghiệp, hộ nông nghiệp chiếm 74,82% tổng hộ số hộ của toàn huyện. Phi nông nghiệp
chiếm tỷ lệ tương đối cao: 25,18% tổng số hộ của huyện. Lao động phi nông nghiệp tập trung

chủ yếu vào trung tâm chợ, trung tâm xã, thị trấn các khu tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du
lịch.
Tuy huyện có một lượng lao động khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa
được đào tạo qua trường lớp; còn lao động có tay nghề chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Đây là
một khó khăn lớn cho huyện trong quá trình phát triển kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn.
Các đề án xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tiếp tục thu được kết quả. Toàn
huyện có 623 hộ nghèo đã thoát nghèo (trong đó có 44 hộ chính sách), có 4.037 lao động có việc
làm ổn định (735 lao động ngoài tỉnh), 668 lao động đã qua lớp ngành nghề, 11.825 hộ lao động
có thu nhập trong mùa nước nổi bằng các hình thức như: Bắt ốc bưu vàng, câu lưới, trồng sen, cắt
lúa,...
6.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
6.4.1/. Thuận lợi
1/. Về vị trí: với vị trí có thể liên hệ được với các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh nhờ vào
hệ thống giao thông đã nối kết trực tiếp các khu đô thị, đã tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho
vấn đề phát triển và giao lưu kinh tế. Bên cạnh đó giao thông thuỷ cũng có thể phát triển mạnh
nhờ vào tuyến Rạch Giá - Long Xuyên mở ra cho huyện nhiều cơ hội phát triển trong tương lai
về lónh vực thương mại dịch vụ.
22


2/. Về địa hình: với nét đặc trưng chung của khu vực đồng bằng và hàng năm huyện Thoại
Sơn được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây
trồng, vật nuôi làm tăng sản lượng cung cấp cho thị trường trong ngoài tỉnh và thị trường quốc tế
những mặt hàng nông sản chất lượng cao.
3/. Cùng với lợi thế về khí hậu và có hệ thống kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vốn được xem là kinh tế chủ lực của các xã
trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
4/. Lực lượng lao động dồi dào với 62,71% tổng dân số. Đây có thể được xem là nguồn lực

chủ yếu để góp phần giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi đến hiệu quả.
5/. Thoại Sơn là huyện phần lớn là đất nông nghiệp với khoảng 83,79% là diện tích đất
nông nghiệp, và nền kinh tế của các xã hiện nay cũng chính là kinh tế nông nghiệp. Vừa qua
mức độ tăng trưởng nông nghiệp cao chủ yếu là do có những thay đổi về cơ chế và bước đầu
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Tuy vậy, tốc độ phát triển không chỉ dừng lại ở đó, mà trong quá trình phát triển còn có thể
đẩy mạnh nông nghiệp hơn nữa, nhờ đi vào chiều sâu và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
6/. Là huyện có nhiều tiềm năng về dịch vụ du lịch: Với tiềm năng du lịch hiện có trên địa
bàn huyện, có thể liên kết với các điểm du lịch khác (Lễ hội Vía Bà - Núi Sam - Châu Đốc; khu
du lịch Lâm Viên - Núi Cấm - Tịnh Biên; khu di tích Nhà Mồ - Ba Chúc - Tri Tôn) tạo thành tour
du lịch khép kín thu hút du khách, đặc biệt là sẽ có nhiều cơ hội để đón khách du lịch từ Vía Bà Núi Sam - Châu Đốc về hàng năm và lượng khách này sẽ không nhỏ. Những điểm này tạo cho
Thoại Sơn có nhiều tiềm năng trong phát triển lónh vực dịch vụ, du lịch.
7/. Vấn đề đô thị hoá nông thôn trên địa bàn huyện đã có phần phát triển tích cực với 3 thị
trấn (Phú Hoà, Núi Sập, Óc Eo) tạo thành tam giác kinh tế thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
8/. Khối ngành thương mại, dịch vụ và du lịch đã có sự đầu tư và mang lại hiệu quả cao
trong nền kinh tế của huyện, trong năm 2003 khu vực này chiếm 32,20% tổng giá trị sản phẩm
nội huyện, góp phần CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
9/. Với tiềm năng hiện có về các lónh vực dịch vụ, du lịch sẽ tạo ra cho huyện Thoại Sơn có
nhiều tiềm năng trong vấn đề kêu gọi đối tác đầu tư tại những khu vực trọng điểm, góp phần thu
hút du khách và phát triển kinh tế xã hoäi.

23


6.4.2. Hạn chế
1/. Tuy có những thuận lợi ban đầu về vị trí trong giao lưu kinh tế, song Thoại Sơn vẫn còn
là huyện nông thôn sẽ trở ngại lớn trong vấn đề về kêu gọi đầu tư phát triển, vì vậy để tiếp tục
tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội của huyện phát triển thì bên cạnh việc kêu gọi đầu tư
còn cần phải chủ động tập trung phát triển nội lực: đi vào chiều sâu các ngành, các lónh vực tại

địa phương (đặc biệt là lónh vực nông nghiệp và tiềm năng du lịch).
2/. Trong những năm qua, tuy địa phương đã có những đầu tư vượt bậc cho các công trình
cơ sở hạ tầng, song vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy trong
thời gian tới cần có đầu tư thêm nữa cho các công trình cơ sở hạ tầng để các công trình này
không những theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mà chính nó còn là động lực, đi trước
để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo. Và đặc biệt là trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn thì vấn đề này đặc biệt phải được chú ý, không được xem nhẹ.
3/. Về địa hình: Với địa hình hàng năm phải chịu ảnh hưởng của lũ và hàng năm lũ làm
thiệt hại không những cho ngành nông nghiệp mà còn làm tràn ngập nhà ở người dân, gây nhiều
khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Vì vậy cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp sản xuất phù hợp, những giải pháp kiểm
soát lũ cụ thể để hạn chế những rủi ro và phát huy những lợi thế từ lũ.
Và một vấn đề nữa là nên có giải pháp tổ chức lại dân cư để hạn chế tối đa tình trạng nhà
dân ngập lũ, nhằm tạo điều kiện để nhân dân tham gia sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế
xã hội phát triển - Đây là vấn đề được dự án lần này đặc biệt nghiên cứu thí điểm tại 2 xã Tây
Phú và Phú Thuận.
4/. Nền kinh tế nông nghiệp của huyện tuy có những phát triển vượt bậc, nhưng chủ yếu
vẫn còn sản xuất độc canh cây lúa, chưa khai thác hết được tiềm năng mang lại từ đất. Vì vậy
cần có những nghiên cứu về hiệu quả để chọn ra những mô hình sản xuất phù hợp đáp ứng cho
vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là vấn đề được dự án
lần này đặc biệt nghiên cứu thí điểm tại 2 xã Tây Phú và Phú Thuận.
5/. Tốc độ phát triển các ngành thuộc khu vực 2 còn nhỏ so với cơ cấu chung. Và các ngành
này chủ yếu chỉ tập trung phát triển mạnh ở khu vực thị trấn, chợ và trung tâm xã, đây là vấn đề
cần được đặt ra để tập trung đầu tư tiếp tục góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp, noâng thoân.

24


6/. Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trong thời gian qua có những bước phát triển cao,

mang lại cho nền kinh tế của huyện một nguồn thu không nhỏ. Tuy vậy vẫn còn không ít khó
khăn làm cho khối ngành này chưa phát triển đúng tầm của nó: chưa có sự đầu tư mạnh cho cơ
sở hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch. Vì vậy cần có những đầu tư cơ bản để định hướng
phát triển phù hợp góp phần CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn - Đây cũng là vấn đề được dự
án lần này đặc biệt nghiên cứu thí điểm trên địa bàn thị trấn Óc Eo.
7/. Tuy huyện có một lực lượng lao động khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông.
Đây là một khó khăn lớn cho huyện trong quá trình phát triển kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
7. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai
7.1. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2003
7.1.1. Khái quát chung
Năm 2003 quỹ đất đưa vào sử dụng: 45.539 ha chiếm 99,28% DTTN, diện tích chưa đưa
vào sử dụng phần lớn là đất đồi núi và núi đá 238 ha, còn một phần diện tích 92 ha là đất có mặt
nước chưa sử dụng - phần diện tích này thời gian tới sẽ được khai thác và đưa vào sử dụng, tuy
vậy diện tích không lớn. Như vậy khả năng mở rộng diện tích sử dụng đất sẽ hạn chế trong thời
gian tới. Trong giai đoạn 2003 –2010 và xa hơn nữa diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị
giảm nhiều do nhu cầu của việc sử dụng đất ngày càng tăng.
Theo số liệu thống kê và kết quả điều tra, khảo sát, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2003 cho thấy đất nông nghiệp chiếm một phần lớn diện tích tự nhiên của huyện: 83,79%,
đất phi nông nghiệp chiếm 15,49% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chiếm 0,72% diện tích tự
nhiên toàn huyện.
7.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện đến năm 2003 là 38.435 ha, chiếm 83,79%
tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đạt 2.048,56 m2 và đạt
14.486,73 m2/hộ nông nghiệp .
-

Đất trồng cây hàng năm có diện tích: 37.057 ha (chiếm 96,41% trong tổng diện tích đất


nông nghiệp). Trong đó chủ yếu là lúa – lúa màu 37.039 ha chiếm 99,95% diện tích đất trồng
cây hàng năm và phần ít là đất trồng cây hàng năm khác 18 ha chiếm 0,05% diện tích đất trồng
cây hàng năm. Do hạn chế về điều kiện tự nhiên: Lũ lụt hàng năm trong khi đê bao chưa xây
25


×