Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Giáo trình thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 152 trang )

Mục lục

Trang i

Mục lục
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP VỀ THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .............................. 1
1.1. SƠ LƯỢC VỀ THN TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..................................................... 1
1.1.1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính..................................................................... 1
1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính ........................................................................ 2
1.1.3. Cơ cấu thị trường tài chính .................................................................................... 3
1.2. THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN...................................................................... 5
1.2.1. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 5
1.2.2. Khái niệm ............................................................................................................... 6
1.2.3. Cơ cấu thị trường chứng khoán .............................................................................. 6
1.2.4. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán ................................................. 8
1.2.5. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán .......................................... 8
1.2.6. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.............................................. 10
1.2.7. Những hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán .......................................... 11
Thuật ngữ trong kinh doanh chứng khốn..................................................................... 19
1.3. THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM .............................................. 12
1.3.1. Sơ lược về thị trường chứng khốn Việt Nam ..................................................... 12
1.3.2. Q trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ............... 13
1.3.3. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................... 14
1.3.4. Cơ chế điều hành và giám sát ............................................................................... 17
Bài đọc thêm 1 .............................................................................................................. 19
Bài đọc thêm 2 .............................................................................................................. 23
Bài đọc thêm 3 .............................................................................................................. 24

CHƯƠNG 2: CHỨNG KHOÁN .................................................................................... 27
2.1. TRÁI PHIẾU (BOND) ....................................................................................... 27
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 27


2.1.2. Đặc điểm trái phiếu............................................................................................... 28
2.1.3. Các loại trái phiếu................................................................................................. 29
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu................................................................... 29
2.2. CỔ PHIẾU (STOCK)......................................................................................... 30
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 30

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


Mục lục

Trang ii

2.2.2. Đặc điểm............................................................................................................... 31
2.2.3. Các loại cổ phiếu .................................................................................................. 31
2.2.4. Các loại giá cổ phiếu ............................................................................................ 33
2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khốn............................................................. 34
2.3. CHỨNG KHỐN PHÁI SINH - DERIVATIVE STOCK ............................. 34
2.3.1. Hợp đồng tương lai............................................................................................... 34
2.3.2. Hợp đồng quyền chọn........................................................................................... 35
2.3.3. Chứng quyền - Warrant ........................................................................................ 36
2.3.4. Quyền mua cổ phiếu - Right................................................................................. 36
2.4. QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ........................................... 37

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH............................................ 40
TRÊN THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................................... 40
3.1. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................ 40
3.1.1. Nhà phát hành ....................................................................................................... 40
3.1.2. Nhà đầu tư............................................................................................................. 42
3.1.3. Nhà môi giới ......................................................................................................... 43

3.1.4. Các tổ chức quản lý .............................................................................................. 47
3.2. HOẠT ĐỘNG GIAO DNCH TRÊN SỞ GIAO DNCH CHỨNG KHOÁN .... 48
3.2.1. Hệ thống niêm yết................................................................................................. 48
3.2.2. Hệ thống công bố thông tin .................................................................................. 49
3.2.3. Hệ thống thông tin thị trường ............................................................................... 49
3.2.4. Thành viên Sở giao dịch chứng khoán ................................................................. 51
3.2.5. Hệ thống giao dịch cổ phiếu – trái phiếu.............................................................. 51
3.2.6. Hệ thống đăng ký chứng khoán............................................................................ 56
3.2.7. Hệ thống lưu ký chứng khoán .............................................................................. 57
3.2.8. Hệ thống thanh toán bù trừ ................................................................................... 57
3.2.9. Hệ thống giám sát thị trường ................................................................................ 59
3.3. HOẠT ĐỘNG GIAO DNCH TRÊN THN TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG
(OTC) ................................................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN ........................................................... 62
4.1. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU CÔNG TY .............................. 62
4.1.1. Phương án phát hành ............................................................................................ 62
4.1.2. Điều kiện phát hành chứng khoán ........................................................................ 63

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


Mục lục

Trang iii

4.1.3. Thủ tục phát hành chứng khoán ........................................................................... 65
4.1.4. Marketing phát hành chứng khốn ....................................................................... 66
4.1.5. Chi phí phát hành.................................................................................................. 68
4.1.6. Phát hành chứng khoán quốc tế............................................................................ 69
4.2. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ..................................................... 70

4.3. TÁCH, GỘP CỔ PHIẾU ................................................................................... 70
Case study...................................................................................................................... 73

CHƯƠNG 5: ĐNNH GIÁ CHỨNG KHOÁN ................................................................ 91
5.1. ĐNNH GIÁ TRÁI PHIẾU .................................................................................. 91
5.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền – Discounted Cash Flow – DCF ................... 91
5.2.2. Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và các yếu tố lãi suất, thời hạn và suất chiết khấu92
5.2.3. Giá trái phiếu theo hạng trái phiếu/ hệ thống tín nhiệm ....................................... 93
5.2. ĐNNH GIÁ CỔ PHIẾU....................................................................................... 94
5.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập (DCF) .................................................... 94
5.2.2. Mơ hình cổ tức tăng trưởng đều (Constant Dividend Growth Rate).................... 95
5.2.3. Mơ hình hai giai đoạn tăng trưởng cổ tức – Two stage Dividend Growth........... 96
5.2.4. Mơ hình định giá dựa vào các khoản thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và hiện giá
các cơ hội tăng trưởng tương lai........................................................................... 97
5.2.5. Suất chiết khấu trong các mơ hình ....................................................................... 98
5.2.6. Mơ hình dựa trên tỷ số giá thu nhập - Price Earning Ratio.................................. 99
5.2.7. Mơ hình dựa trên tài sản rịng có hiệu chỉnh ...................................................... 100
5.3. SỰ THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG NIÊM YẾT VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.................................................................. 100
5.3.1. Những trường hợp làm thay đổi khối lượng niêm yết và/ hoặc giá cổ phiếu..... 100
5.3.2. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt ................................... 101
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH CHỨNG KHỐN........................................................... 108
6.1. PHÂN TÍCH CƠ BẢN ..................................................................................... 108
6.1.1. Nền kinh tế toàn cầu ........................................................................................... 109
6.1.2. Nền kinh tế quốc gia........................................................................................... 110
6.1.3. Các chính sách của chính phủ ............................................................................ 110
6.1.4. Phân tích ngành .................................................................................................. 110
6.1.5. Tài chính doanh nghiệp ...................................................................................... 112
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ



Mục lục

Trang iv

6.2. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ............................................................................... 115
6.2.1. Các loại biểu đồ .................................................................................................. 116
6.2.2. Sử dụng đồ thị trong phân tích chứng khốn...................................................... 118
6.2.3. Một số mơ hình trong dự báo giá chứng khoán.................................................. 119
6.2.4. Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật...................................................... 123
6.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN...................... 126
6.3.1. Khái niệm rủi ro và suất sinh lợi chứng khoán................................................... 126
6.3.2. Mối quan hệ rủi ro và suất sinh lợi ..................................................................... 127
CHƯƠNG 7: ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN.................................................................. 133
7.1. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN .......................................... 133
7.1.1. Tự đầu tư............................................................................................................. 133
7.1.2. Đầu tư qua mơi giới của cơng ty chứng khốn................................................... 134
7.1.3. Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng ......................................................................... 134
7.1.4. Đầu tư vào quỹ đầu tư ........................................................................................ 135
7.1.5. Đầu tư vào Hedged Fund.................................................................................... 135
7.1.6. Quỹ bán khống - Short Fund .............................................................................. 136
7.2. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ.................................................................................. 136
7.2.1. Mua và giữ - Buy and Hold ................................................................................ 136
7.2.2. Chiến lược trung bình chi phí - Dollar-cost Averaging...................................... 136
7.2.3. Chiến lược đầu tư một lượng tiền cố định - Constant dollar plan ...................... 137
7.2.4. Chiến lược đầu tư tỷ lệ cố định - Constant ratio plan......................................... 138
7.2.5. Chiến lược vay mua cổ phiếu - Buying stock on margin ................................... 138
7.2.6. Chiến lược bán khống - Selling short ................................................................. 139
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ......................... 140
Dành bao nhiêu tiền để đầu tư? ................................................................................... 140

Vậy mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn ra sao? .............................. 140
Mua chứng khốn nào là thích hợp?............................................................................ 141
Chọn loại chứng khốn thích hợp như thế nào? .......................................................... 143
Thời điểm nào tốt để mua bán?.................................................................................... 143
Đánh giá chiến lược và tập dự án đầu tư (portfolio).................................................... 143
Phụ lục A: Một số thuật ngữ chứng khoán ................................................................. 145
Phụ lục B: Các trang web hữu ích cho nghiên cứu và đầu tư chứng khoán............ 147
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 148

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 1

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP VỀ THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ THN TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1.1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
Trong một nền kinh tế, vốn đầu tư là một trong những điều kiện thiết yếu cho
sự tăng trưởng của nền kinh tế. Muốn tăng trưởng kinh tế, lượng tiết kiệm trong
nền kinh tế cần phải được gia tăng để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư lớn và dài hạn.
Bù lại, tăng trưởng kinh tế cao cũng sẽ tạo điều kiện để tăng tiết kiệm. Mối quan hệ
này là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội.

Hình 1. 1 Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
Trong quá trình hoạt động, các chủ thể trong nền kinh tế (doanh nghiệp, chính
phủ, gia đình và người nước ngồi) có lúc tạm thời thặng dư vốn cũng có lúc
doanh nghiệp thiếu hụt vốn. Khi thặng dư vốn, các chủ thể này cần tìm nơi đầu tư
để sinh lợi. Khi thiếu hụt vốn, các chủ thể cần tìm nguồn tài trợ nhằm đảm bảo cho

hoạt động của mình được liên tục. Việc giải quyết nhu cầu về vốn lúc thừa, lúc
thiếu được thực hiện thơng qua thị trường tài chính. Thị trường tài chính ra đời, ở
đó diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các tài sản tài chính giữa nhà phát hành với
nhà đầu tư và giữa các nhà đầu tư với nhau.
Tài sản là bất kỳ một vật sở hữu nào đó có thể đem lại giá trị trong một giao
dịch. Tài sản có thể là hữu hình hoặc vơ hình. Tài sản tài chính là một loại tài sản
vơ hình, giá trị của nó khơng phụ thuộc vào các thuộc tính vật chất đặc thù. Lợi ích
trong tương lai của tài sản tài chính là quyền được hưởng tiền trong tương lai.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 2

Một tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó quyền hưởng một khối
lượng tiền cố định, được ấn định trước được gọi là công cụ nợ (debit instrument).
Những công cụ nợ như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty hay các khoản cho
vay,…
Một tài sản tài chính mà buộc người phát hành phải trả cho người nắm giữ một
số tiền căn cứ vào lợi nhuận thu được (nếu có) sau khi đã thanh toán xong những
khoản nghĩa vụ được gọi là công cụ vốn (equity instrument). Thông dụng nhất là
cổ phiếu thường.
1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính, nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính,
có ba chức năng quan trọng:
Thứ nhất, huy động vốn cho nền kinh tế. Thị trường tài chính là nơi tập
trung các khoản tiền tiết kiệm thành nguồn vốn từ ngắn hạn đến dài hạn, cung cấp
cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Chức năng này được thể hiện qua kênh

tài chính trực tiếp và gián tiếp.
• Kênh tài chính gián tiếp: thơng qua các trung gian tài chính là các ngân hàng
và các định chế tài chính phi ngân hàng. Hoạt động chủ chốt trên khu vực này là
các ngân hàng thương mại với vai trò là người huy động vốn rồi đem cho vay.
Những trung gian tài chính này thực hiện việc kinh doanh chuyển vốn từ người
thừa vốn sang người thiếu vốn bằng việc định lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy
động để thu lợi nhuận. Nhưng điều quan trọng hơn là hoạt động của các trung gian
tài chính làm cho lãi suất – giá của tiền tệ - phản ánh đúng cung cầu thị trường.
Như vậy, nhờ hoạt động tài chính gián tiếp thị trường tài chính được vận hành.
• Kênh tài chính trực tiếp: các chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho
các chủ thể thiếu vốn bằng cách mua các tài sản tài chính trực tiếp từ người phát
hành - người cần vốn – thơng qua thị trường tài chính. Trong trường hợp này,
luồng tiền vận động thẳng từ người thừa vốn sang người thiếu vốn.
Thứ hai, cung cấp công cụ đầu tư. Thị trường tài chính tạo ra cơ hội đầu tư
cho mọi thành viên trong xã hội, đó là cơ hội đầu tư sinh lời đầy hấp dẫn. Mọi cá
nhân tổ chức thơng qua thị trường tài chính đều có thể dùng tiền của mình để đầu
tư dưới nhiều hình thức thơng qua các chứng khốn để kiếm lời dưới nhiều quy mơ
khác nhau. Thị trường tài chính cịn có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả
hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Nhờ hoạt động của thị trường tài chính, nguồn
tiền tiết kiệm được huy động phục vụ sản xuất kinh doanh, vừa làm tăng thêm
lượng vốn cho nền kinh tế, vừa làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. Các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhờ thị trường tài chính ngày càng phát triển, cơng nghệ tiên tiến
được ứng dụng rộng rãi làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng cao.
Thứ ba, hình thành giá của các tài sản tài chính, tạo tính thanh khoản cho
tài sản tài chính. Thơng qua tác động qua lại giữa những người mua và người bán,
giá tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN


Trang 3

tài sản tài chính được xác định. Cùng với sự hình thành giá các tài sản tài chính,
tính thanh khoản của của các tài sản tài chính cũng được tạo lập qua hoạt động
mua bán các tài sản tài chính khiến cho hoạt động đầu tư tài chính diễn ra sơi động
hơn. Mặc dù tất cả thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, nhưng mức độ
thanh khoản là khác nhau giữa các thị trường.
Thị trường tài chính được xem xét từ 2 góc độ: vừa là nơi mua bán các sản
phNm tài chính, cũng là chỗ vay và cho vay vốn.
• Dưới góc độ là nơi diễn ra hoạt động vay và cho vay vốn, giá của tài sản tài
chính là lãi suất, được hình thành bởi sự cân bằng giữa cung và cầu vốn.
• Dưới góc độ là nơi mua bán các tài sản tài chính, giá cả các sản phNm tài
chính được hình thành trên cơ sở cân bằng cung và cầu các sản phNm tài chính. Giá
thấp khiến lợi tức của một tài sản tài chính tăng lên, làm tăng tính hấp dẫn của tài
sản tài chính và nhiều người tìm mua tài sản đó.
1.1.3. Cơ cấu thị trường tài chính
Để thuận lợi cho q trình nghiên cứu, có thể phân biệt hai bộ phận của thị
trường tài chính là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên, trong thực tế,
khơng phải dễ dàng có thể chỉ ra đâu là khu vực chun mơn hóa của thị trường
tiền tệ và đâu là khu vực chuyên môn của thị trường vốn (Lê Văn Tư và Lê Tùng
Vân, 1997) bởi lẽ hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ khăng khít với nhau.
Hiện tại, việc phân chia hai bộ phận của thị trường tài chính dựa vào các căn cứ
chủ yếu sau:
- Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn vay và thời gian cho vay của người tích lũy,
người ta phân biệt hai loại vốn: vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn
hạn chủ yếu là các phương tiện thanh toán, là đối tượng của thị trường tiền tệ.
Nguồn vốn dài hạn có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào sản xuất
kinh doanh và được tụ lại trên các điểm giao dịch vốn lớn được xem là đối
tượng của thị trường vốn.

- Căn cứ vào hình thức vận động của các nguồn tài chính: vận động gián tiếp và
vận động trực tiếp. Thị trường tiền tệ chun mơn hóa của các cơng cụ tài
chính gián tiếp và thị trường vốn chun mơn hóa của các cơng cụ tài chính
trực tiếp.
a. Thị trường tiền tệ
Là thị trường giao dịch các khoản tiền tệ ngắn hạn trong nền kinh tế. Hoạt
động của thị trường tiền tệ chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín
dụng vì ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và
phân phối lại nguồn vốn ngắn hạn. Các công cụ của thị trường tiền tệ có độ an tồn
tương đối cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho nhà đầu tư. Các công cụ chủ yếu của
thị trường tiền tệ bao gồm:

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trang 4

Tín phiếu kho bạc1 (Treasury Bill) là loại chứng khoán nợ do Nhà nước phát
hành nhằm mục đích điều hịa lưu thơng tiền tệ. Loại công cụ này gần giống tiền
(self-liquidity papers) ở chỗ rất dễ mua bán lại, tính thanh khoản rất cao. Chính vì
vậy, tín phiếu được các nhà đầu tư nắm giữ để quản lý tính thanh khoản trong ngắn
hạn.
THN TRƯỜNG TÀI CHÍNH
THN TRƯỜNG VỐN

THN TRƯỜNG TIỀN TỆ

THN TRƯỜNG

THN
TRƯỜNG
TÍN
DỤNG
THẾ
CHẤP

CHỨNG KHỐN
Thị trường
OTC
Thị trường
phi chính
thức

Sở giao dịch
chứng
khốn
Thị trường
chính thức

THN
TRƯỜNG
TÍN
DỤNG
TH
MUA

THN
TRƯỜNG
HỐI

ĐỐI

CHO VAY
NGẮN HẠN
THN
CỦA CÁC TRƯỜNG
LIÊN
ĐNNH CHẾ
TÀI CHÍNH
NGÂN
HÀNG
TRUNG
GIAN

Hình 1. 2 Cơ cấu thị trường tài chính
Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng2 (NCD: Negotiatable certificate of
deposit) là chứng chỉ do Ngân hàng phát hành nêu rõ người gửi tiền đã gửi một
khoản tiền trong một khoản thời gian nhất định với lãi suất cụ thể tại ngân hàng,
được ngân hàng sử dụng làm phương tiện điều chỉnh tính thanh khoản và làm
nguồn cung cấp cho vay. Nguời mua NCD là những công ty muốn tối đa hóa với
vốn nhàn rỗi trong khi vẫn duy trì được tính thanh khoản và độ an tồn của vốn
gốc. Lãi suất của NCD cao hơn lãi suất kỳ phiếu Kho bạc cùng kỳ hạn, do rủi ro
thanh toán cao hơn, thị trường thứ cấp hẹp hơn, thuế cao hơn.
Thương phiếu (commercial paper)3 là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh u cầu
thanh tốn hoặc cam kết thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định trong một
thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
Ngoài ra cịn có Kỳ phiếu ngân hàng (Bank Bill), Tín phiếu cơng ty tài
chính,…
b. Thị trường vốn
Thị trường vốn cịn đươc gọi là thị trường vốn dài hạn, là một bộ phận quan

trọng của thị trường tài chính, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn
1

Ở Mỹ, Tín phiếu kho bạc chia thành 3 loại: T-Bill có thời hạn dưới 1 năm, T-Note từ 1 – 10
năm và T-Bond từ 10 – 30 năm.

2

Ở Mỹ NCD thường có thời hạn dưới 1 năm nhưng ở Hồng Kông là trên 1 năm.

3

Theo Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 1 7 / 1 9 9 9 / P L- UB TVQH1 0 n gà y 2 4
t h án g 1 2 1 9 9 9 v ề t h ươ n g p h i ếu .

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 5

trong xã hội, tập trung thành những nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp và
chính phủ nhằm mục đích phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự
án đầu tư. Thị trường vốn bao gồm:
- Thị trường tín dụng trung và dài hạn, còn gọi là thị trường thế chấp (Mortgage
market)
- Thị trường cho thuê tài chính (Leasing market)
- Thị trường chứng khoán (Stock market), là bộ phận quan trọng nhất của thị
trường tài chính trong việc huy động những khoản vốn khổng lồ.

1.2. THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Lịch sử hình thành
Vào khoảng giữa thế kỷ XV, tại những thành phố trung tâm buôn bán của
phương Tây, các thương gia tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua
bán, trao đổi các loại hàng hóa (nơng sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoáng
sản,…). Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ
dùng lời nói để trao đổi với nhau, khơng có hàng hóa, ngoại tệ hay bất cứ một loại
giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “hợp
đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng thực hiện vào thời
điểm 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm sau.
Những cuộc trao đổi này, lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng
lên. Đến cuối thời Trung Cổ, phiên chợ riêng này trở thành một “thị trường” và
thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên
chợ này, họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần
dần những quy ước đó được tu bổ hồn chỉnh những quy tắc có giá trị bắt buộc đối
với những người tham gia.
Phiên chợ riêng đầu tiên diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình
Vanber ở Bruges (Bỉ). Tại đây có một bảng hiệu hình 3 túi da với 1 từ tiếng Pháp
“Bourse” tức mậu dịch trường hay còn gọi là sở giao dịch. Mậu dịch trường là
bảng hiệu chung, ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung của mậu dịch trường: mậu
dịch trường hàng hóa, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoán
động sản.
Năm 1547, thành phố Bruges mất đi sự phồn vinh do eo biển Even bị cát lấp,
tàu bè ra vào khó khăn, mậu dịch trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị
trấn Auvers, một hải cảng lớn của Bỉ thời đó.
Mậu dịch trường Auvers phát triển rất nhanh. Giữa thế kỷ XVI, viên quan đại
thần tài chính Anh quốc Theomes Gresham đến đây thị sát và sau đó thiết lập mậu
dịch trường tại London, nơi sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán
London. Các mậu dịch trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và
Bắc Âu.


Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 6

1.2.2. Khái niệm
Thị trường chứng khoán (Securities market) là nơi diễn ra giao dịch mua bán
chứng khoán dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu và các cơng cụ tài chính khác như
chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo
chứng phiếu, chứng quyền.
Securities market hay stock market có nghĩa là thị trường chứng khốn, khơng
nói đến một địa điểm cụ thể nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khốn mà là một
thuật ngữ nói về một thị trường mua bán một loại tài sản tài chính là chứng khốn.
Khác với thuật ngữ này, thuật ngữ Stock exchange - Sở giao dịch chứng khốn nói đến một địa điểm cụ thể, nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán. Hai
thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn; chúng thường được hiểu là sự ra đời của Sở giao
dịch chứng khốn đồng nghĩa với sự hình thành thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn
cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến mơi trường đầu tư
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, thị trường chứng khốn là một thị
trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu
biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các tài sản tài chính được thực hiện với giá
trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khốn cũng là môi trường dễ
xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng với các hoạt động gian lận, khơng
cơng bằng gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ
nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trị quan trọng cũng như tính chất phức tạp của thị trường
chứng khoán, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán là hết sức cần

thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả, cơng bằng, lành mạnh của các hoạt động của thị
trường này. Nhờ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và tất cả các thành
viên khác tham gia trên thị trường chứng khoán được bảo vệ. Thị trường chứng
khoán ở từng địa phương, từng quốc gia có những đặc thù riêng nên cần phải có
một cơ chế điều hành riêng phù hợp cho từng thị trường.
1.2.3. Cơ cấu thị trường chứng khoán
Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp (Primary Market)
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên
thị trường sơ cấp, chứng khoán do nhà phát hành bán cho các nhà đầu tư trực tiếp
hoặc thơng qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Nói cách khác, trên thị trường sơ
cấp vốn đầu tư được chuyển từ nhà đầu tư đến nhà phát hành.
Thị trường sơ cấp có vai trị chứng khốn hóa nguồn vốn đầu tư, tạo hàng hóa
cho thị trường chứng khốn, vốn của công ty được huy động thông qua việc phát

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trang 7

hành chứng khốn; thực hiện q trình chu chuyển tài chính, biến nguồn tiền tiết
kiệm thành vốn đầu tư.
Vì vậy, chỉ có thị trường sơ cấp là nơi mà chứng khoán mang lại vốn cho
người phát hành, là thị trường tạo vốn cho nhà phát hành và tạo hàng hóa cho thị
trường thứ cấp. Trên tổng thể nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư
cho nền kinh tế.
Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do nhà phát hành quyết định và được

nhà đầu tư chấp nhận.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán)
Thị trường
Chứng khoán

TT Sơ cấp
(Phát hành CK)

TT thứ cấp
(Giao dịch CK)

TT tập trung
(Sở giao dịch)

TT phi tập trung
(OTC)

Hình 1. 3 Sơ đồ cơ cấu của thị trường chứng khoán
Thị trường thứ cấp (Secondary Market)
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán đã phát hành
trên thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp, chứng khoán được các nhà đầu tư
mua bán với nhau. Do vậy, thị trường thứ cấp không mang lại nguồn vốn cho nhà
phát hành mà là nơi chuyển đổi quyền sở hữu về vốn từ nhà đầu tư này sang nhà
đầu tư khác, tạo tính thanh khoản cho chứng khốn.Trên thị trường thứ cấp, tiền
bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khốn chứ
khơng thuộc về nhà phát hành.
Thị trường thứ cấp tuy không tạo vốn cho nền kinh tế nhưng nó là một bộ phận
quan trọng của thị trường chứng khoán. Thị trường thứ cấp gắn bó chặt chẽ với thị
trường sơ cấp. Nhờ đặc điểm tạo tính thanh khoản cho chứng khốn, thị trường thứ

cấp thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư, khiến thị trường chứng khốn hoạt
động sơi nổi. Nhà đầu tư không cần phải chờ đến khi trái phiếu đáo hạn hoặc đến
khi công ty cổ phần giải thể, chia tiền cho cổ đơng… mà có thể bán chứng khoán

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 8

đang nắm giữ khi cần. Hoạt động đầu tư hưởng chênh lệch giá cũng diễn ra nhộn
nhịp.
Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá
chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung cầu quyết định.
Thị trường chứng khốn cũng có thể được phân loại theo tính chất tập trung
của hoạt động mua bán: Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
Thị trường tập trung là các sở giao dịch chứng khoán hoặc những nơi tương
tự, ở đó chứng khốn được mua bán tập trung tại một địa điểm vật chất cụ thể và
tuân theo những quy tắc xác định. Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch
được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham
gia vào quá trình ghép lệnh hình thành nên phiên giao dịch. Chỉ có những chứng
khốn đủ tiêu chuNn niêm yết mới được giao dịch ở đây.
Thị trường phi tập trung (Thị trường OTC: Over The Counter market)
khơng có địa điểm giao dịch chính thức, thay vào đó các nhà mơi giới (cơng ty
chứng khốn) kết nối các giao dịch qua mạng máy vi tính diện rộng giữa các cơng
ty chứng chứng khoán và trung tâm quản lý hệ thống. Thị trường OTC không phải
là thị trường chợ đen mà là một thị trường có tổ chức dành cho những chứng khoán
chưa niêm yết trên thị trường tập trung.
1.2.4. Chức năng và vai trị của thị trường chứng khốn

Chức năng
- Huy động vốn cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho cơng chúng
- Tạo mơi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mơ.
Vai trị
- Tạo tính thanh khoản cho chứng khốn
- Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
- Hỗ trợ và thúc đNy các công ty cổ phần ra đời và phát triển
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.5. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
Thành phần tham gia vào thị trường chứng khoán bao gồm: nhà phát hành, nhà
đầu tư, các nhà môi giới và các tổ chức quản lý điều hành thị trường chứng khoán.
Các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường gồm 2 nhóm: các cơ quan
quản lý chính phủ và các tổ chức tự quản.
Các cơ quan quản lý chính phủ
Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động
của thị trường chứng khoán. Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 9

phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và
giám sát thị trường. Các cơ quan này có thNm quyền ban hành các quy định điều
chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo khung pháp lý cho các tổ
chức tự quản trực tiếp thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trường.
Ủy ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong
lĩnh vực chứng khoán, thực hiện các chức năng sau:

- Thực hiện các quy định quản lý ngành chứng khốn của Bộ Tài Chính, phối
hợp với các tổ chức tự quản để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động
của thị trường chứng khoán.
- Kiểm soát mọi vấn đề trong hoạt động thị trường như đăng ký chứng khốn,
giám sát các cơng ty niêm yết, phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận.
- Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này,
xử lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không xử lý được.
- Thanh tra đối với các tổ chức hay cá nhân để bảo vệ lợi ích chung của cơng
chúng trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật.
Các tổ chức tự quản
Các tổ chức tự quản bao gồm Sở giao dịch và Hiệp hội các nhà kinh doanh
chứng khoán.
Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên,
trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên
Sở. Sở giao dịch tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của
những tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Sở
giao dịch thực hiện các chức năng sau:
- Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên sở thông qua việc đưa ra và
đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên sở giao dịch.
- Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách
hàng của họ. Khi phát hiện các vi phạm, sở giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thích hợp. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm
trọng đến các quy định của ngành chứng khoán, sở giao dịch có thể báo cáo
lên Ủy ban chứng khốn để giải quyết.
- Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ
sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan đến ngành chứng khốn.
Ở Việt Nam, theo luật chứng khốn ngồi sở giao dịch được phép tổ chức thị
trường giao dịch chỉ có Trung tâm giao dịch chứng khốn được phép tổ chức thị
trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của những công ty không đủ điều
kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn. Khơng tổ chức, cá nhân nào khác

được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 10

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khốn là tổ chức của các cơng ty chứng
khốn được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho tồn ngành kinh
doanh chứng khốn và đảm bảo các lợi ích chung của thị trường chứng khoán Hiệp
hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và giám
sát thị trường như sau:
- Điều hành và giám sát thị trường OTC. Các công ty muốn tham gia thị trường
này phải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực
hiện các quy định do hiệp hội đưa ra.
- Đưa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên trong các
lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này.
- Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các cơng ty chứng khốn
thành viên cùng những đối tượng liên quan để tìm ra các vi phạm, sau đó
chuyển các kết quả điều tra đến cơng ty chứng khốn đó để giải quyết.
- Đại diện cho ngành chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
đưa ra các đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý thị trường chứng khốn
của chính phủ về các vấn đề tổng thể trên thị trường chứng khoán.
1.2.6. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
- Nguyên tắc cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh theo pháp luật nhằm đảm bảo
cho người mua, người bán chứng khoán được mua, bán chứng khốn ở mức
giá tốt nhất. Theo đó, người bán giá thấp được ưu tiên bán trước, người mua
trả giá cao được ưu tiên mua trước. Qua đó, giá cả chứng khốn được hình

thành tại mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Tính cạnh tranh trong thị
trường chứng khoán giúp cho nhà đầu tư huy động được nguồn vốn ở mức
giá thấp và nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn đầu tư vào loại chứng khốn có
mức sinh lợi cao.
- Ngun tắc cơng bằng. Ngun tắc này đảm bảo quyền được chia sẻ những
thông tin ngang bằng nhau cho những người tham gia trên thị trường chứng
khoán. Cho nên, việc một tổ chức hay cá nhân nào đó mua bán chứng khốn
trên cở sở nắm được những thông tin chưa được công bố là vi phạm nguyên
tắc công bằng, mua bán nội gián là một ví dụ điển hình.
- Ngun tắc cơng khai. Cũng liên quan đến thông tin trên thị trường, nguyên
tắc công khai địi hỏi nhà phát hành phải cơng khai minh bạch tình hình tài
chính và những thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động của cơng ty cho
nhà đầu tư. Nguyên tắc này được thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
của nhà đầu tư.
- Nguyên tắc trung gian. Trên thị trường chứng khốn các nhà đầu tư khơng
trực tiếp mua bán với nhau mà thông qua những người mơi giới. Mơi giới
trên thị trường chứng khốn vừa là cầu nối giữa cung-cầu chứng khoán, vừa
tổ chức thị trường, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư,…

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 11

- Nguyên tắc tập trung. Hoạt động mua bán chứng khốn diễn ra sơi nổi,
mạnh mẽ và chủ yếu tại những địa điểm tập trung đó là các sở giao dịch
chứng khốn.
1.2.7. Những hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán

- Đầu cơ chứng khoán làm lũng đoạn thị trường. Hành vi này được hiểu là
việc một tổ chức hay cá nhân nắm giữ một số lượng lớn chứng khoán chờ
thời cơ để bán ra làm lũng đoạn thị trường chứng khoán và thu lợi bất chính
cho mình. Hành động này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với một nền
kinh tế quốc gia và có thể gây ảnh hưởng đến tồn khu vực hay nền kinh tế
thế giới như một phản ứng dây chuyền. Trong cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á năm 1997, các nhà kinh tế viện dẫn ra nhiều nguyên nhân,
trong đó bóng dáng của các nhà đầu cơ chứng khốn cũng được tìm thấy đâu
đó trong cuộc khủng hoảng này.
- Bán khống là việc bán một loại chứng khốn mà nhà đầu tư khơng sở hữu
vào điểm mua bán. Việc bán khống được thực hiện bằng cách nhà đầu tư đi
vay chứng khoán rồi bán lại cho một nhà đầu tư khác. Bán khống có tác dụng
làm cho thị trường chứng khốn trở nên sơi nổi hơn, nhộn nhịp hơn, đặc biệt
là hành vi mua bán khống của các mơi giới chun gia có tác dụng hạ nhiệt
thị trường khi cầu tăng. Tuy nhiên, hành vi bán khống dẫn đến kết quả là tăng
cầu chứng khoán trong tương lai nên nhiều nhà quản lý cho rằng hành vi bán
khống sẽ gây rối loạn thị trường trong tương lai. Quan điểm về hành vi bán
khống không thống nhất giữa các nhà quản lý và ở các quốc gia. Chính vì
vậy, một số quốc gia thừa nhận hành vi bán khống là hợp pháp, trong khi một
số quốc gia khác lại nghiêm cấm. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam,
hành vi bán khống không được thừa nhận. Dự thảo luật chứng khốn có đề
nghị cấm hành vi bán khống; tuy nhiên, Luật Chứng Khốn (Điều 9) khơng
cấm hành vi bán khống.
- Mua bán nội gián là hành vi vi phạm nguyên tắc công bằng và công khai của
thị trường chứng khốn. Đó là việc nhà đầu tư lợi dụng thông tin “nội bộ”
chưa được công khai để mua, bán chứng khoán trục lợi cho bản thân. Pháp
luật các nước (nhất là Mỹ) rất mạnh tay trong việc xử lý hành vi này.
- Những hành vi của người mơi giới làm thiệt hại lợi ích người đầu tư: làm
trái lệnh mua, bán của nhà đầu tư; không cung cấp xác nhận giao dịch theo
quy định; tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc

mượn danh nghĩa khách hàng để mua bán chứng khoán,…

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 12

1.3. THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
1.3.1. Sơ lược về thị trường chứng khốn Việt Nam
Có thể phân chia sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thành ba
giai đoạn: giai đoạn trước 1986, giai đoạn 1986-2000 và giai đoạn từ năm 2000
đến nay.
Trước 1986, nền kinh tế Việt Nam chìm trong chiến tranh và sau đó là cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế đơn nhất, chỉ có thành phần kinh tế quốc
doanh hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của nhà nước. Thêm vào
đó, cơ chế phân phối bình quân theo giá cả bao cấp đã làm tê liệt các chức năng
của đồng tiền, phá vỡ quan hệ cung cầu và quy luật giá trị. Trong cơ chế này, các
xí nghiệp quốc doanh do nhà nước quản lý, điều hành và kiểm soát trên cơ sở các
chỉ tiêu hiện vật là chủ yếu. Theo cách này, nhà nước rót vật tư và nguyên liệu ở
đầu vào theo chỉ tiêu pháp lệnh, phân phối sản phNm đầu ra theo địa chỉ. Người
lao động tuy được hưởng lương nhưng tiền lương chỉ đủ để mua hàng hóa theo
lượng định với giá cả bao cấp, thấp hơn nhiều so với giá trên thị trường. Trong cơ
chế như vậy, không thể xuất hiện người thừa tiền, thừa vốn và cũng khơng có nhu
cầu về vốn để đầu tư cho sản xuất.
Từ đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang
cơ chế thị trường. Sự phát triển của các thành phần kinh tế cùng với cơ chế tự chủ
tài chính trong khu vực kinh tế quốc doanh đã thực sự tạo môi trường cạnh tranh
cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách phân phối mới đã làm thay đổi

hoàn toàn vấn đề tiền lương, thu nhập và dự trữ trong các doanh nghiệp, hộ gia
đình và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Nhờ vậy mà nhu cầu giao lưu vốn mới
xuất hiện. Mối quan hệ giữa những người cần vốn và những người có vốn ngày
càng được phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nguồn vốn chủ yếu được
huy động qua kênh tài chính gián tiếp: thơng qua các trung gian tài chính là các
ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng.
Năm 2000, đất nước tiếp tục con đường đổi mới và mốc son là sự kiện
TTGDCK TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động đã mở ra một kỷ nguyên
mới cho nền tài chính Việt Nam. Đây là giai đoạn mà sự giao lưu vốn diễn ra
mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, vốn được huy động không chỉ qua các định chế
tài chính trung gian – chủ yếu là ngân hàng - mà cịn qua thị trường chứng chứng
khốn. Và niềm tin vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khốn Việt
Nam được thể hiện bởi sự gia tăng khơng ngừng số lượng các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, các quỹ đầu tư và các công ty niêm yết trong 6 năm qua. Sự ra đời
của Trung tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh là bước khởi đầu, đánh
dấu thời kỳ phát triển và hội nhập của nền tài chính Việt Nam.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trang 13

1.3.2. Q trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam 4
Năm 1992, Các tổ nghiên cứu thuộc Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước bắt
đầu nghiên cứu để hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng
khoán ở Việt Nam.
Năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập ban nghiên cứu xây

dựng thị trường vốn là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
Năm 1995, trên cơ sở đề án của Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà Nước, Ban
Kinh Tế Trung ương, chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuNn bị tổ chức thị
trường chứng khốn.
Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành nghị định số 75/CP thành lập Ủy ban
Chứng khốn Nhà nước là cơ quan trực thuộc chính phủ, quản lý các hoạt động về
chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Tháng 4/1997, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức đi vào hoạt động,
phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, chuNn bị hàng hóa, hình
thành các tổ chức tài chính trung gian cũng như các điều kiện khác cho sự ra đời
của thị trường chứng khoán.
Ngày 11/7/1998 Nghị định 48/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng
khoán và Quyết định 127/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tập Giao dịch
Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được chính thức ban
hành.
Ngày 20/7/2000, TTGDCK TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động,
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển ngành tài chính nói
riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Ngày 28/11/2003, chính phủ ban hành nghị định số 144/2003/NĐ-CP về
chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP
ngày 11 tháng 7 năm 1998 của chính phủ. Đây là văn bản hiện hành điều chỉnh
mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội ra đời, đây là nơi giao dịch cổ phiếu của
những doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu niêm yết tại TTGDCK TP. Hồ Chí
Minh. Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khốn
thứ cấp.

4


Trích “Chu Viết Ln - Chủ tịch Hội đồng Biên soạn. 2002. Cổ phần hóa, giải pháp quan trọng
trong doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia”. Trong phần này, chúng ta sử
dụng thuật ngữ “sự ra đời của thị trường chứng khoán” với hàm ý sự ra đời của Trung tâm giao
dịch chứng khoán, đưa hoạt động kinh doanh chứng khoán vào khuôn khổ pháp lý.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 14

Trung tâm lưu ký chứng khoán ra đời ngày 01/05/2006 theo quyết định số
189/2005/QĐ-TTg ngày 27/7/2005 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tiếp nhận
nhiệm vụ đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh toán chứng khoán từ các trung tâm
chứng khoán.
1.3.3. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM ra đời đến nay, thị trường
chứng khốn Việt Nam hoạt động ngày càng sơi nổi. Số lượng các công ty niêm
yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM và đăng ký giao dịch trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội gia tăng đáng kể, đặc biệt là từ cuối năm
2005 đến nay.

Hình 1. 4 Chỉ số VN-Index từ 14/7/2005 đến 14/7/2006
Nguồn: TTGDCK TP. Hồ Chí Minh5
Năm 2006 được xem là năm có nhiều sự kiện thuận lợi cho sự phát triển của
thị trường chứng khốn. Có thể kể đến vài sự kiện như:
(1) Chỉ số VN-Index tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ đầu năm 2006, với mức
tăng từ khoảng 300 lên đến mức kỷ lục 632,69 điểm vào ngày 25/04/2006;
(2) Nhiều công ty cổ phần lớn, công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi tham gia niêm yết là tăng đáng kể quy mô của thị trường và gây những
“tiếng vang” khiến thị trường chứng khốn Việt Nam trở nên sơi động hơn như
Cơng ty cổ phần sữa Vinamilk, Công ty điện TAYA, Ngân hàng Sacombank;
(3) Trong kỳ họp Quốc hội thứ 9, tháng 5/2006, Luật chứng khốn và Luật đầu
tư được thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Trong đó, Luật chứng khoán
lần đầu tiên ra đời tại Việt Nam thay thế cho Nghị định 144 và Luật đầu tư thay thế
cho Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
5

Đọc từ lúc 20 giờ 15 phút ngày 14/07/2006

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 15

(4) Quyết định 238/2005/QĐ-TTg (quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài vào TTCK Việt Nam) nâng tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước
ngoài vào TTCK Việt Nam từ 30% lên 49%. Tuy nhiên, khi Luật đầu tư ra đời, có
lẽ quy định này sẽ được thay thế bằng một văn bản hướng dẫn khác và tỷ lệ tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề không hạn chế đầu tư sẽ lên
đến 100%.
Đến tháng 7 năm 2006, sàn giao dịch TP. HCM đi vào hoạt động được 6 năm
(28/7/2000 – 28/7/2006), sàn thứ cấp Hà nội hoạt động được 1 năm (14/7/2005 –
14/7/2006).

Trái phiếu
531.230,82


Cổ phiếu
634.680,24

Chứng chỉ
30.000

Hình 1. 5: Khối lượng niêm yết (Đơn vị tính: ngàn chứng khốn)
Sàn giao dịch TPHCM: Từ chỗ ban đầu chỉ có 3 cơng ty niêm yết, đến nay
(ngày 14/7/2006) sàn giao dịch TP. HCM đang tổ chức giao dịch 41 loại cổ phiếu
với tổng mệnh giá là 6.346,8 tỷ đồng, theo giá thị trường khoảng 60.500 tỷ đồng và
một chứng chỉ quỹ đầu tư. Tháng 07/2006 cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp
tham gia lên sàn như: Viễn Liên (ngày 3/7), Sudico (ngày 6/7), Sacombank (ngày
12/7), Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (chuyển từ sàn Hà Nội vào, ngày 4/7 đã
hủy giao dịch tại sàn Hà Nội), Vinafco (dự kiến 20/7), Gạch men Chang Yih,…
Đến cuối tháng 07/2006 quy mô niêm yết trên sàn TP. HCM có thể lên đến 8.000
tỷ đồng (tính theo mệnh giá).
Sàn giao dịch Hà Nội: sau một năm hoạt động, sàn thứ cấp Hà Nội thu hút
được 12 doanh nghiệp tham gia, quy mô cổ phiếu đăng ký giao dịch tính theo
mệnh giá đạt gần 5.000 tỷ đồng, theo giá thị trường khoảng 15.000 tỷ đồng. Trong
6 tháng đầu năm 2006, giá trị giao dịch cổ phiếu tại sàn Hà Nội đạt trên 12 tỷ
đồng/ phiên, tăng 8.000 tỷ đồng/ phiên so với trung bình 5 tháng cuối năm 2005
(4.000 tỷ đồng/ phiên).
Một điều thú vị là, cách đây 1 năm (ngày 14/07/2005) “mới có 29 loại cổ
phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và 6 loại cổ phiếu
được giao dịch trên sàn giao dịch Hà Nội. Tổng vốn hóa của tồn thị trường chưa
đến 7.000 tỷ đồng, chưa bằng 1% GDP” [Huỳnh Thế Du. 2005]. Đến nay (ngày
14/07/2006), tổng giá trị thị trường cổ phiếu của 41 công ty niêm yết trên sàn TP.
HCM và 12 công ty đăng ký giao dịch trên sàn Hà Nội vào khoảng 105.500 tỷ


Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 16

đồng, bằng 12,59% GDP tính theo giá thị trường. Trong khi đó, chỉ tiêu chiến lược
phát triển đến 2010 do thủ tướng Chính phủ ban hành là 10-15% GDP 6.
Bảng 1. 1 Quy mô niêm yết trên TTGDCK TP. Hồ Chí Minh
Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu
41
1
349
10.49
0.26
89.26

Số CK niêm yết
Tỷ trọng (%)
Khối lượng niêm yết
634,680.24
(ngàn CK)
Tỷ trọng (%)
53.07
Giá trị niêm yết
6,346,802.38
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
10.67

7
Nguồn: TTGDCK TP. Hồ Chí Minh

Tổng
391
100

30,000 531,230.82 1,195,911.05
2.51

44.42

100

300,000 52,826,081.5 59,472,883.88
0.5

88.82

100

Mặc dù quy mô giao dịch trên hai sàn không ngừng tăng trưởng, quy mơ thị
trường chứng khốn Việt Nam cịn khá nhỏ, số doanh nghiệp tham gia thị trường
chính thức (cả niêm yết và đăng ký giao dịch) mới hơn 50 cơng ty. Trong khi đó,
số lượng cơng ty cổ phần của Việt Nam ước tính khoảng 6.000 cơng ty (trong đó
có trên 3.000 cơng ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước)
[Thiên Phúc. 2006]. Theo quy định của luật doanh nghiệp, mọi cổ phiếu phổ thơng
đều có quyền giao dịch. Với số liệu thống kê như trên, chỉ có 1% số cổ phiếu được
tổ chức giao dịch chính thức dưới sự quản lý của UBCK nhà nước qua hai trung
tâm giao dịch chứng khoán. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho thị trường

chứng khốn Việt Nam: nguồn hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam
khá lớn và khoảng 99% loại cổ phiếu cịn lại bị thả nổi hồn tồn. Trước tình hình
này, Bộ Tài chính và UBCK cần từng bước hồn thành mục tiêu quản lý tập trung
toàn TTCK Việt Nam.
Đến tháng 7/2006 có 14 cơng ty chứng khốn là thành viên của Trung tâm
giao dịch chứng khoán TP. HCM. Các cơng ty chứng khốn khơng ngừng mở rộng
đầu tư, phát triển dịch vụ đầu tư chứng khoán. 13 trong tổng số 14 cơng ty chứng
khốn này đã đăng ký làm thành viên tại Trung tâm giao dịch Hà Nội, trong đó 12
cơng ty đã triển khai hoạt động giao dịch cổ phiếu đăng ký. UBCK đã cấp phép
hoạt động kinh doanh chứng khốn cho cơng ty chứng khốn thứ 15, Cơng ty
chứng khốn Đại Việt; UBCK cũng đang xem xét hồ sơ của năm tổ chức xin thành
lập công ty chứng khốn.

6

Theo cơng bố Tổng cục thống kê, năm 2005, GDP của Việt Nam tính theo giá thị trường là
837.868 tỷ đồng (năm 2004 – 772.940 tỷ đồng) – Nguồn: Đầu tư chứng khoán số 7, ngày
13/02/2006.

7

Đọc từ lúc 19giờ 20 phút ngày 14/07/2006.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 17


1.3.4. Cơ chế điều hành và giám sát
Ở một số quốc gia, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan độc lập với
các bộ. Theo Luật chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước là cơ
quan thuộc Bộ Tài Chính. Tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của Uỷ ban Chứng
khốn Nhà nước do Chính phủ quy định.

Ủy ban chứng
khoán nhà nước
TT Giao Dịch
CK Hà Nội

TT Giao Dịch
CK TP. HCM

Cơng ty CK

Cơng ty CK

Nhà đầu tư …

Nhà đầu tư…

Hình 1. 6 Mơ hình tổ chức quản lý thị trường chứng khốn Việt Nam
Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động
chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan
đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b. Quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm
đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của Sở giao dịch chứng khoán,

Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trong
trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư;
c. Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;
d. Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán; hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực chứng khốn và thị
trường chứng khoán;
e. Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức ngành chứng khốn; phổ cập kiến thức về
chứng khoán và thị trường chứng khốn cho cơng chúng;
f. Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và
các mẫu biểu có liên quan;
g. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trang 18

Câu hỏi ơn tập
1. Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
2. Phân biệt thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
3. Trình bày cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán.
4. Thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
5. Nêu một số ví dụ về những hành vi tiêu cực trên TTCK Việt Nam và trên thế
giới.
6. Trình bày sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khốn Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển kinh tế của đất nước?
7. Chỉ số chứng khốn là gì?
Nêu một số phương pháp xác định chỉ số chứng khoán.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 19

Thuật ngữ trong kinh doanh chứng khoán
Một trong những kỹ năng cần thiết để đầu tư thành công là nắm được các
thuật ngữ chứng khốn. “Muốn thành cơng người ta phải cần đến cuốn tự
điển, bởi vì nó là phương tiện duy nhất chứa đựng những khái niệm cần biết
rõ trước khi bắt tay vào việc” [Kenneth A. Stern, 1999: tr. 24]. Dưới đây
chỉ là một vài thuật ngữ thông thường được sử dụng trong giao dịch chứng
khốn:
• Chỉ số chứng khốn – Stock Index: Một số liệu thống kê phức tạp
nhằm phản ánh biến động giá cả của một nhóm chứng khốn nhất định
nhất định trên thị trường. Ví dụ như VN-Index, Chỉ số bình qn cơng
nghiệp Dow Jones – DJA: Dow Jownes Industrial (30 cơng ty),
Standard & Poor’s 500 Index.
Có nhiều phương pháp tính chỉ số chứng khốn, nhưng các phương
pháp đều nhằm đến việc xác định tỷ lệ tăng (giảm) giá của một nhóm
các chứng khốn so với thời kỳ gốc. Qua đó, ta có thể so sánh sự thay
đổi giá của nhóm chứng khốn này giữa các thời điểm khác nhau.
• Thị trường tăng giá dữ dội: Bull market, giá tăng khoảng 10% kéo dài
ít nhất 4 q.

• Thị trường hạ giá dữ dội: Bear market, giá chứng khoán hạ từ 20%
diễn ra kịch liệt trong một ngày hay kéo dài qua nhiều năm gây ra bầu
khơng khí ảm đạm cho tồn bộ nền kinh tế.
• NASDAQ: National association of Securities Dealer Automated
Quotations - Hiệp hội quốc gia của hệ thống yết giá chứng khốn tự
động.
• NYSE: New York Stock Exchange - Sở giao dịch chứng khốn NY.
• AMEX: American Stock exchange - Sở giao dịch chứng khoán Mỹ.

Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 20

Bài đọc thêm 1
Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và
giá trị trong q trình tính tốn chỉ số giá cổ phiếu
• Chỉ số chứng khốn – Stock Index: Một số liệu thống kê phức tạp nhằm
phản ánh biến động giá cả của một nhóm chứng khốn nhất định nhất định
trên thị trường. Ví dụ như VN-Index, Chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow
Jones – DJA: Dow Jownes Industrial (30 công ty), Standard & Poor’s 500
Index.
Trong q trình tính tốn một số nhân tố làm thay đổi về khối lượng và giá
trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số.
Các yếu tố đó là: thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ
đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách
phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm
giá trong những ngày giao dịch khơng có cổ tức...

Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị
trong q trình tính tốn chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực
sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng
kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Cụ thể là điều chỉnh giá trị kỳ gốc (hệ số chia)
theo quy tắc tam xuất.
Ví dụ 1: Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:
Cổ phiếu
A
B
C
Tổng

Giá ngày
Giá ngày
Giá ngày
giao dịch 1 giao dịch 2 giao dịch 3
17
19
19
13
11
11
15
18
9
45
48
39

Theo phương pháp Dow Jones

DJA ngày 1 là 45.000/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)
DJA ngày 2 là 48.000/3=16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7%
Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như khơng có gì thay đổi (cổ
phiếu C giảm cịn 9 khơng coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đơi).
Về ngun tắc nếu giá khơng có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ ngun. Ta
khơng thể lấy tổng mới chia cho 3: 39/3=13 để kết luận chỉ số giá đã giảm 3 ngàn
(điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi. Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra
phải bằng 16 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính tốn lại hệ số chia. Áp
dụng quy tắc tam xuất:
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


CHƯƠNG 1: THN TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Tử số = 48 thì

D0 = 3

Tử số = 39 thì

D1 = ?

Trang 21

Từ đây suy ra D1 = (39 x 3)/48 = 2,438 và DJA ngày thứ 3 là 39/2,438 = 16
khơng có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (khơng đổi).
Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại
hệ số chia người ta ln giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao
dịch được xác định trước khi xảy ra giao dịch.
Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số

giá gia quyền giá trị Passcher mà nước ta đang áp dụng, cơng thức tính như sau:
IP =

∑Q P
∑Q P
t

t

t

0

=>

Khối
lượng
niêm yết
1000
2000
5000

Chứng
khốn
A
B
C

∑Q P
t


t

Dt

Giá đóng
cửa ngày
đầu tiên
10
15

Giá đóng
cửa ngày
thứ nhất
11
16

Giá đóng
cửa ngày
thứ hai
12
16
18

Giá đóng
cửa ngày
thứ ba
13
17
20


• Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100 (điểm)
I0 =

∑Q P
0

0

D0

=

1000 × 10 + 2000 × 15
40.000
× 100 =
× 100 = 100
1000 × 10 + 2000 × 15
40.000

D0 = 1000 x 10 + 2000 x 15 = 40.000
• Chỉ số giá ngày thứ nhất là 107,50 tăng 7,5 điểm tương đương 7,5%
I1 =

∑Q P

1 1

=


D1

1000 × 11 + 2000 × 16
43.000
× 100 =
× 100 = 107,50
1000 × 10 + 2000 × 15
40.000

• Chỉ số giá ngày thứ hai là 110 tăng 2,5 điểm tương đương 2,33% (*)
I2 =

∑Q P

2 2

D2

=

1000 × 12 + 2000 × 16
44.000
× 100 =
× 100 = 110
1000 × 10 + 2000 × 15
40.000

Trong trường hợp này D0 = D1 = D2 = 40.000 và ngày này cổ phiếu C chưa
được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do
đó chỉ số giá của ngày thứ hai chỉ là chỉ số giá tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà

thơi.
• Chỉ số giá ngày thứ ba là 120,67 điểm tăng 10,67 điểm, phương pháp tính
như sau:
Biên soạn: Ths. Đặng Hùng Vũ


×