Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước ở việt nam thời phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.53 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ

LỊCH SỬ TỔ CHỨC BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN

Ths. Nguyễn Bảo Kim

Năm 2016
1


LỊCH SỬ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
VÀI NÉT KHÁI QUÁT LÝ LUẬN
Lý luận về nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Nhà nước là sản phẩm
của xã hội có giai cấp. Ăng ghen khẳng định: “không phải bất kỳ giai đoạn
lịch sử nào cũng có nhà nước”. khi nói đến nhà nước là nói đến xã hội đã
phân hóa thành những giai cấp.
Nhà nước phải trải qua quá trình hình thành mới trở thành công cụ bạo
lực bảo vệ của giai cấp thống trị, và thực hiện chức năng xã hội.
Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan công quyền từ trung ương đến
địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung do nhà
nước của giai cấp thống trị quy định.
Thiết chế chính trị, luật pháp, qn đội là 3 mặt của cơng cụ chun
chính nhà nước. (ở đây chỉ nghiên cứu thiết chế chính trị và luật pháp mà
thôi).
Bản chất của nhà nước mang tính giai cấp. Tức là nhà nước đó nhằm


bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, trấn áp những thế lực chống đối lại giai
cấp thống trị.
Nhà nước là phạm trù lịch sử, vì vậy nhà nước ở mỗi giai đoạn có
những u cầu và lợi ích khác nhau, cấu trúc bộ máy cũng khác nhau.
Nghiên cứu nhà nước không chỉ dừng lại cấp trung ương mà phải
nghiên cứu tồn bộ hệ thống cấu trúc của nó từ trung ương đến đơn vị hành
chính cấp trung gian và cơ sở.
Lý luận về Pháp luật
Cũng như Nhà nước, Pháp luật là một hiện tượng lịch sử. Pháp luật chỉ
xuất hiện trong điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội nhất định. Điều kiện đó là
khi xã hội phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp đã diễn ra.
Pháp luật: là hệ thống bao gồm các quy tắc về hành vi của mỗi cá nhân
và tổ chức trong xã hội do giai cấp thống trị mà đại diện là nhà nước vạch ra

2


để định hướng các mối quan hệ xã hội hoặc bằng quyền lực cưỡng chế của
nhà nước hoặc bằng vận động thuyết phục.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền mà
pháp luật tiến bộ hay khơng tiến bộ, tiến bộ nhiều hay tiến bộ ít.
Những thuộc tính của Pháp luật:
Tính quy phạm phổ biên (tính bắt buộc)
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức bao gồm cấu trúc của bộ luật
và hệ thống thực thi Pháp luật
Tính được thực hiện bằng những bảo đảm của nhà nước (Nhà nước có
cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức thực hiện)
Chức năng của Pháp luật:
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo duy trì trật tự
xã hội và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị.

Chức năng bảo vệ những quan hệ xã hội làm nền tảng cho chế độ (tam
cương, ngũ thuwongf, tam tòng, tứ đức trong chế độ phong kiến)
Chức năng giáo dục: được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền
phổ biến làm cho mỗi người có hành động phù hợp với cách ứng xử ghi trong
quy phạm pháp luật .

3


Chương 1
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI CỔ ĐẠI
NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (THẾ KỶ VII – NĂM 179 Tr. CN)
NHÀ NƯỚC VĂN LANG
1. Quá trình ra đời Nhà nước Văn Lang.
a. Sự cải tiến kỹ thuật chế tạo công cụ lao động.
Xã hội Việt Nam ở thời công xã thị tộc (mọi người hưởng chung của
cải chưa có giai cấp) với cơng cụ bằng đá (mài, tiện) nên năng suất lao động
thấp.
Đến thời Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4 000 năm, di tích đầu
tiên khai quật cách đền Hùng 10 km, có 5% cơng cụ lao động bằng đồng thau.
Văn hóa Đồng Đậu cách ngày nay khoảng 3500 năm, các công cụ lao
động bằng đồng chiếm 20%
Văn hóa Gị Mun, cách ngày nay khoảng 3000 năm, công cụ lao động
bằng đồng thau chiếm hơn 50%.
Văn hóa Đơng Sơn cách nay khoảng 2 700 năm, tuyệt đại bộ phận
công cụ làm bằng đồng thau và đã tìm thấy cơng cụ lao động bằng sắt.
Khảo cố học đã tìm thấy rất nhiều lưỡi cày bằng đồng và nhiều xương
trâu bò. Từ đây đi đến kết luận: thời văn hóa Đơng Sơn cách ngày nay 2 700
năm, cư dân đã đạt đến trình độ nơng nghiệp dùng cày, sử dụng sức kéo trâu
bị trong nơng nghiệp, nhờ đó năng suất lao động tăng cao, đưa đến sự phát

triển mạnh của nền kinh tế.
Ăng ghen viết: “Bất kỳ một cư dân nông nghiệp nào trên thế giới muốn
vượt qua thời đại dã man (công xã thị tộc) tiến lên thời kỳ văn minh, nhất thiết
cư dân đó phải biết tiến hành nền kinh tế nông nghiệp dùng cày bằng lưỡi cày
kim loại và biết sử dụng sức kéo trâu bò hay ngựa kết hợp với sử dụng nước
trong nông nghiệp”.
b. Sự chuyển biến mạnh trong nền kinh tế
Lúc bấy giờ cư dân Việt cổ đã mở rộng khẩn hoang từ vùng rừng núi
xuống trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Họ sống định cư lâu dài
với nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước rất phát triển, bằng chứng là: có
4


lương thực dồi dào, có thóc gạo, có gạo nếp, gạo tẻ. Giống lúa có hai loại:
Xích điền và Bạch điền. bánh dày, bánh chưng
Trơng cây có bột cho củ rất đa dạng như sắn, đậu khoai…
Quần áo có nhiều kiểu dáng như cài khuy, áo dài, áo ngắn, váy…
Trong nền kinh tế đã có sự phân cơng lao động giữa nông nghiệp và
thủ công nghiệp. Do nông nghiệp phát triển, một bộ phận dân cư tách khỏi
nông nghiệp chuyên làm nghề thủ công luyện gốm. Sự phát triển kỹ thuật đúc
đồng Đông Sơn là biểu hiện cực thịnh của văn hóa đồng thau Việt Nam.
Trên cơ sở đời sống được nâng cao, cư dân Đơng Sơn có đời sống tinh
thần hết sức phong phú, phản ánh trình độ khá cao.
c. Công xã thị tộc tan rã, Công xã nông thôn (làng xã, chiềng, kẻ)
ra đời.
Sự ra đời làng xã đã khẳng định thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện đơn vị
hành chính cấp cơ sở của một quốc gia, đây là một trong những điều kiện ra
đời của Nhà nước. Đây cũng là điều kiện ra đời chế độ tư hữu đưa đến sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
d. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Đơng Sơn khá sâu sắc.

Bằng chứng: khảo cổ học tìm thấy nhiều của cải chôn theo mộ táng rất
chênh lệch nhau. Thời Phùng Nguyên, chênh lệch chưa đáng kể, nhưng đến
thời Đơng Sơn có sự chênh lệch lớn: có ngơi mộ có 2 đến 3 hiện vật thơng
thường nhưng có những ngơi mộ có hàng trăm hiện vật q giá.
Đến văn hóa Đơng Sơn, gia đình Mẫu hệ đã nhường chỗ cho gia đình
Phụ hệ (gia đình một vợ một chồng)
Ăng ghen viết: “với sự ra đời của hôn nhân một vợ một chồng, báo
hiệu cho sự ra đời của xã hội mới, nhưng đồng thời cũng mở đầu cho việc
phụ nữ phải chịu thêm một tầng lớp áp bức thứ hai, người đàn ông áp bức đàn
bà…”.
Tất cả những điều kiện trên, tạo điều kiện cho sự ra đời của Nhà nước
Việt Nam đầu tiên.
1. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang
Đây là nhà nước sơ khai, về mặt tổ chức cịn rất đơn giản chưa hồn chỉnh.
Mặc dù được tổ chức theo thiết chế nhà nước cổ đại phương Đơng, nhưng tính
5


dân chủ làng xã, mối quan hệ giữa nhà nước với làng xã, giữa giai cấp thống
trị và giai cấp bị trị cịn rất gắn bó với nhau.
Vua Hùng
Lạc Hầu

-

Lạc Tướng

Lạc Tướng 15 Bộ
Công xã nông thôn (chiềng, chạ, kẻ)
Do Bồ chính, già làng quản lý

Nhà nước cổ đại Việt Nam đầu tiên ra đời trong hoàn cảnh xã hội phân
hóa chưa thật sâu sắc, chưa hình thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp gay gắt,
nhưng do yêu cầu của công tác thủy lợi đảm bảo cho nền kinh tế nơng nghiệp
lúa nước và do u cầu đồn kết chống ngoại xâm làm cho nhà nước sớm ra
đời.
2. Ý nghĩa thời đại
Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang cổ đại đánh dấu bước nhảy vọt trong
tiến trình lịch sử Việt Nam, kết thúc thời kỳ tiền sử (Công xã thị tộc, thời kỳ
nguyên thủy) để mở ra thời đại mới, thời đại văn minh của dân tộc Việt Nam.
Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang vừa là biểu hiện của nền văn minh đầu
tiên của dân tộc: nền văn minh sông Hồng. đồng thời sự ra đời của Nhà nước
Văn Lang cùng với những hoạt động của nó đã góp phần thúc đẩy cho nền
văn minh cổ đại Việt Nam ngày càng phát triển.
Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã định hình những phong tục tập quán
truyền thống tốt đẹp thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành sức mạnh tinh
thần để dân tộc ta với ý thức ln giữ gìn và phát huy bản sắc đó. Nhờ vậy,
dân tộc ta đã vượt qua hơn 1000 năm Bắc thuộc mà vẫn không bị đồng hóa.
Ngược lại đưa nền văn minh Đại Việt trong kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế
kỷ X lên tầm cao mới.
NHÀ NƯỚC ÂU LẠC
1. Sự ra đời.
6


Có một số ý kiến cho rằng, Nhà nước Âu Lạc ra đời là kết quả của cuộc
kháng chiến chống xâm lược thất bại của Nhà nước Văn Lang và Thục Phán
thống trị đất nước là thế lực ngoại xâm. Đậy là ý kiến sai về bản chất nhà
nước Âu Lạc, người ta nhầm tưởng Thục Phán là tù trưởng bộ tộc lớn ở Trung
Quốc.
Sau khi tiêu diệt 6 nước (Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề) Tần Thủy Hoàng

lập đế chế đầu tiên ở Trung Quốc. Tần Thủy Hồng có tham vọng bành
trướng lãnh thổ xuống phía Nam (từ sơng Trường Giang trở xuống là nơi định
cư của người Bách Việt. Người Âu Việt là một tộc của người Bách Việt có
hai bộ phận, một bộ phận là người Choang ở Trung Quốc, bộ phận còn lại ở
Tây Bắc Việt Nam ngày nay.). năm 218 Tr.cn, Tần đêm 50 vạn quân xâm
lược Bách Việt và nhanh chóng chiếm được. Năm 214 tiến vào nước Văn
Lang, nhân dân Âu Việt và Lạc Việt nổi dậy chống Tần. Dưới sự lãnh đạo của
Thục Phán, liên minh Âu Việt và Lạc Việt đã tiến hành chiến tranh du kích
trong 6 năm để chống Tần. Năm 208 Tr.cn, nhân dân Âu – Lạc chiến thắng đã
tôn Thục phán lên làm vua gọi là An Dương Vương và đổi quốc hiệu Văn
Lang thành Âu Lạc. Như vậy Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở liên minh
chống ngoại xâm. Nhà nước Âu lạc là kết quả của sự liên minh ấy.
2. Đặc điểm của Nhà nước Âu Lạc
Nhà nước Âu Lạc là giai đoạn phát triển tiếp nối Nhà nước Văn Lang, về
cấu trúc cơ bản giống nhau nhưng ở trình độ cao hơn Nhà nước Văn lang thể
hiện:
Nhà nước Âu Lạc quản lý phạm vi lãnh thổ rộng hơn.
Nhà nước Âu Lạc mạnh hơn Nhà nước Văn Lang về tổ chức quản lý: Nhà
nước Âu Lạc đã xây dựng được kinh đô kiên cố (thành Cổ Loa vừa là kinh đô,
vừa là công trình quân sự kiên cố, tinh vi). Quân đội được trang bị vũ khí khá
hiện đại điễn hình là cung tên (di tích Cổ Loa có hàng vạn mũi tên đồng).
Các bản sắc văn hóa Việt đến giai đoạn Âu Lạc phát triển cao hơn. Giai
đoạn Nhà nước Âu Lạc là đỉnh cao của nền văn minh sông Hồng.
NHÀ NƯỚC CỔ CHAM PA
1. Quá trình hình thành.
7


Nhà nước cổ Chăm Pa hình thành trên nền văn hóa Sa Huỳnh (Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có điểm tương đồng về niên đại với văn hóa Đơng

Sơn. Phạm vi lãnh thổ từ Hồnh Sơn (đèo Ngang, Quảng Bình) đến sơng
Đồng Nai (Biên Hịa). Cư dân thuộc Mã Lai đa đảo, sống dọc theo châu thổ
sông Thu Bồn, Trà Khúc và miền núi của Trung và Nam Trung Bộ. Cư dân
Sa Huỳnh là hậu duệ nhiều đời của nền văn hóa Sa Huỳnh.
Năm 111 Tr.cn, nhà Hán đánh bại Triệu Đà, chiếm Nam Việt và chia
làm 3 quận:
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Quận Nhật Nam gồm có các các huyện: Tây Quyển, Tỷ Cảnh (Quảng
Bình), Chu Ngơ (Quảng Trị), Lơ Dung (Thừa Thiên), Tượng Lâm.
Tượng Lâm là huyện cuối cùng xa nhất của Nhật Nam gồm Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay. Từ khi nhà Hán thống trị, nhân dân
Nhật Nam không ngừng nổi dậy đấu tranh.
Năm 190 – 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa và giành
thắng lợi. Khu Liên (phiên từ ku rung nghĩa là người cầm đầu, tộc trưởng)
người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Nhật Nam lên làm vua. Người Trung Quốc
gọi quốc gia mới lập này là Lâm Ấp.
Đến thế kỷ VI Lâm Ấp phát triển thành quốc gia mạnh, có đạo quân
khoảng 5 vạn người do đó lãnh thổ được mở rộng: phía Bắc đến Hồnh Sơn
(đèo Ngang, Quảng Bình), phía Nam mở rộng đến sơng Đồng Nai (Biên Hịa)
thời điểm này Lâm Ấp đổi tên thành Cham pa, kinh đô đóng ở Trà Kiệu ( Duy
Xuyên tỉnh Quảng Nam). Đến giữa thế kỉ VIII, chuyển vào Phan Rang (Ninh
Thuận). Từ giữa thế kỉ IX chuyển ra Đồng Dương (Thăng Bình tỉnh Quảng
Nam). Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, kinh đơ đóng ở Trà Bàn (gần Quy Nhơn
tỉnh Bình Định).
Cham pa đạt đến thịnh đạt ở thể kỉ XIII – nửa đầu XIV. Sang nửa sau
thế kỷ XIV, Cham pa 15 lần đem quân tấn công Đại Việt, Vua tôi nhà Trần
phải hai lần bỏ chạy khỏi kinh thành. Trong lần thứ 3, Trần Khát Chân đã bắn
chết Chế Bồng Nga vua của Cham pa, từ đó Cham pa suy yếu hẳn và đến thế
kỷ XVI thì tan rã.
2. Cấu trúc bộ máy nhà nước Cham pa.

8


Nhà nước Cham pa tổ chức theo thể chế quân chủ chun chế trung
ương tập quyền nằm trong mơ hình nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại
phương Đông. Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành cả thế quyền và thần
quyền (đồng nhất vua với thần). Uy quyền của vua được tượng trưng bằng
lọng màu trắng. Vua nắm toàn quyền sử dụng đất đai, toàn quyền ban phát
cho mọi người. Chỉ có vua mới được ở nhà lầu, mặc áo gấm, nằm giường.
Các quan lại nằm chiếu trải trên sàn nhà. Giúp việc cho vua gồm một số quan
lại đại thần cao cấp: Tôn quan là chức quan cao nhất gồm 3 người: Tể tướng
(Bà man địa). Đứng đầu quan văn (Tát bà địa ca). Đứng đầu quan võ (Tây na
bà để).
Loại quan cao thứ hai là Thuộc quan (quan trong triều) có 3 bậc, thứ
nhất là Luân Đa Tính, thứ hai là Ca Luân Trí Đế, thứ ba là Ất Tha Già lan.
Loại thứ 3 là ngoại quan (quan lại địa phương).
Dưới triều đình trung ương là các cấp hành chính địa phương:
Phất La (đơn vị hành chính cấp tỉnh)
Khả Luân (dưới cấp tỉnh).
Cấu trúc bộ máy như trên, cho thấy tính chuyên chế của Nhà nước
Cham pa chặt chẽ, sâu sắc.
Quan hệ bóc lột khơng phải là địa chủ – tá điền theo kiểu địa tô phong
kiến.
NHÀ NƯỚC CỔ PHÙ NAM
1. Quá trình hình thành.
Quốc gia cổ Phù Nam dựa trên văn hóa cổ Ĩc Eo thuộc văn hóa đồng thau
vùng Tây Nam Bộ có niên đại tương đương với văn hóa Đơng Sơn, Sa
Huỳnh. Trong 90 di tích văn hóa Ĩc Eo khai quật được có 4 di tích có niên
đại 530 Tr.cn, các di tích cịn lại có niên đại kế tiếp sau đó. Các di tích văn
hóa Ĩc Eo đa dạng, nhiều loại hình như văn hóa Đơng Sơn, Sa Huỳnh: di tích

cư trú, mộ táng và khu kiến trúc, đặc biệt có di tích đơ thị cổ, khơng có di tích
thành cổ như Cổ Loa, Trà Bàn.
Địa bàn phân bố: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh,
Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
9


Trên cơ sở sở văn hóa Ĩc Eo, đã hình thành các cộng đồng xã hội lớn, nhỏ
có mối quan hệ văn hóa với nhau. Đến thế kỷ II sau công nguyên, trong các
cộng đồng lớn nhỏ ở Nam Bộ lúc bấy giờ nổi lên một tiểu quốc mạnh nhất là
tiểu quốc Phù Nam. Tiểu quốc Phù nam đã dùng áp lực bắt tất cả các cộng
đồng lớn nhỏ ở Nam Bộ phải quy phục, đặt dưới ảnh hưởng của vương quốc
Phù Nam. Như vậy, Phù Nam không phải là quốc gia hoàn toàn thống nhất
như Cham pa hay Văn Lang – Âu Lạc mà nó là cộng đồng gồm nhiều tiểu
quốc nằm dưới sự chi phối của Phù Nam (đế quốc).
2. Thiết chế chính trị
Quốc gia cổ Phù Nam theo thể chế quân chủ trung ương tập quyền, vua
đứng đầu, nắm mọi quyền hành, tổ chức bộ máy nhà nước cịn lỏng lẻo chưa
hồn chỉnh. Nhà nước cổ Phù Nam tuy lấy nơng nghiệp làm nghề chính
nhưng nghề thủ công, chăn nuôi, buôn bán rất phát triển. hoạt động thương
mại, đặc biệt là ngoại thương buôn bán với các nước trong vùng phát triển
mạnh. Ĩc Eo là một đơ thị hải cảng rất phồn thịnh lúc bấy giờ.
Cư dân Phù Nam lấy phật giáo và Bà la môn giáo làm tơn giáo chính, đặc
biệt là Phật giáo.
Xã hội chia làm 3 lớp chính: q tộc, bình dân, nơ lệ.
Quốc gia cổ Phù Nam phát triển mạnh từ thế kỷ II đến thế kỷ VI. Sang thế
kỷ VII thì suy yếu, lợi dụng điều này, Chân Lạp đã thơn tính Phù Nam.

10



Chương 2
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI
PHONG KIẾN
NHÀ NƯỚC ĐINH – TIỀN LÊ (THẾ KỶ X)
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Đinh thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh tiêu diệt loạn cát cứ
12 sứ quân, đất nước tái thống nhất sau một thời gian chiến tranh kéo dài từ
965 đến 968.
Nhà Đinh ra đời là kết quả đấu tranh giữa hai xu hướng cát cứ và thống
nhất. Xu hướng thống nhất được nhân dân ủng hộ nên đã giành thắng lợi, đây
là điều kiện thuận lợi cho nhà Đinh xây dựng đất nước.
b. Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Tiền Lê ra đời là kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược
Tống của nhân dân Đại Việt. Đây là thành tựu đấu tranh chống ngoại xâm
quyết liệt của cả dân tộc bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn và toàn vẹn lãnh thổ.
Cũng như nhà Đinh, nhà nước Tiền Lê ra đời vốn là bộ tổng tham mưu trong
cuộc kháng chiến chống Tống.
Như vậy, nhà nước Đinh và nhà nước Tiền Lê ra đời trong hồn cảnh
lịch sử có những điểm thuận lợi và khó khăn:
11


Ngay từ đầu, hai nhà nước đã được nhân dân ủng hộ. Cả hai nhà nước
đều rất quan tâm đến xây dựng, củng cố đất nước thể hiện qua chính sách đối
nội và đối ngoại.
Cả hai nhà nước đều vừa bước ra khỏi thời kỳ phong kiến phương Bắc
đô hộ hơn ngàn năm. Vì vậy nó chưa được kế thừa những thành tựu kinh
nghiệm trong việc xây dựng nhà nước trước đó. Chưa có năng lực để ngay từ

đầu tổ chức một nhà nước có quy củ chặt chẽ về thể chế quân chủ trung ương
tập quyền.
Thế kỷ X là thời kỳ phương thức sản xuất châu Á đang thống trị trong
xã hội Việt Nam, quyền tự trị của các làng xã cịn rất mạnh mẽ, đó chính là
những khó khăn trong việc xây dựng nhà nước mới
2. Những biện pháp xây dựng
Do ra đời trong hoàn cảnh như trên nên nhà nước Đinh – Tiền Lê xác
định những biện pháp xây dựng nhà nước:
Nhà nước thực hiện một số biện pháp nhằm xác lập quyền sở hữu
ruộng đất như: nhà nước Đinh – Tiền Lê lấy ruộng đất cấp cho quan lại làm
bổng lộc để hình thành nên cơ sở xã hội nhằm củng cố chính quyền.
Trong xây dựng chính quyền: nhà nước Đinh – Tiền Lê sử dụng các
phương thức như tiến cử, nhiệm tử (tập ấm).
(Tập ấm là người nào xuất thân từ quan lại cao cấp (quý tộc) thì được
tiếp nối người cha thấp hơn một bậc. ví dụ người cha tước Cơng thì người con
là tước Hầu.
3. Tổ chức chính quyền
a. Chính quyền trung ương
Đứng đầu là vua, dưới vua có một số quan đại thần vừa giúp việc vừa
cố vấn gồm: Thái sư, Tổng quản, Chi hậu, Phụ quốc. Khi cần thiết, các chức
này có thể cầm quân chỉ đạo việc xây dựng đường sá ở nơi xa. Dưới đó có 3
ban:
Ban văn gồm các Nha hiệu, Quản giáp, có nhiệm vụ đi sứ, thu thuế…
ngồi ra cịn có Đơ hộ phủ sĩ sư làm công việc xử kiện.
Ban võ gồm Viên ngoại giáp, Nha nội chỉ huy sứ, Tả hữu Điện tiền chỉ
huy sứ, Tứ sương quân chỉ huy sứ, Phòng át sứ, Đô đốc.
12


Tăng quan gồm Đại sư (quốc sư), Pháp sư, Tăng lực đạo sĩ, Huyền

chân uy nghi.
Nhận xét:
Nhà nước Đinh – Tiền Lê tổ chức theo mơ hình nhà nước qn chủ
trung ương tập quyền nhưng cịn đơn giản chưa hồn chỉnh. Thể chế quân chủ
bây giờ còn mang đậm màu sắc của chế độ tù trưởng quân sự, thể hiện: trong
tổ chức bộ máy, các cơ quan quản lý nhà nước và các chức quan trong các cơ
quan chưa đầy đủ. Trong triều đình cịn có hệ thống tăng quan. Trong cung
đình nhà vua cịn lập nhiều hồng hậu. việc thế tập chưa được thực hiện mang
tính bắt buộc.
b. Chính quyền địa phương
Năm 982, sau cuộc hành quân sang Champa, lãnh thổ Đại Cồ Việt
được hoạch định. Năm 1002. Lê Hoàn đổi 10 đạo thành lộ, phủ, châu. Nhà
Đinh – Lê bắt đầu đặt Trấn tướng, Trấn quốc bộc xạ để cai quản các châu ở xa
(ở mạn Nam, vùng biên giới). Tuy nhiên vẫn chủ yếu giao cho các Hoàng tử
trấn giữ. Chẳng hạn, Ngư An Vương Lê Định trấn giữ Phong Châu, Khai
Minh Vương Long Đĩnh đóng ở Đang Châu, Ngự Bắc Vương Long Ngân trấn
giữ trại Phù Lan (Văn Mỹ - Hưng Yên)…các Hoàng tử khác như Kinh Thiên
Đaị Vương Than, Đơng Định Vương Ngân Tích, Nam Phong Vương Việt trấn
giữ thành Hoa Lư.
Như vậy, chính quyền địa phương cịn rất đơn giản và nằm trong tay
Hồng tộc. Tuy nhiên có trường hợp nhà hào phú ở Châu Ái là Lê Lương
được Đinh Tiên Hoàng phong chức Trấn quốc bộc xạ cai quản vùng đất các
huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Quảng Xương ( Thanh Hóa).
Vị Hồng tử hay vị thủ lĩnh địa phương được giao quyền trở thành vị
chủa ở nơi mình trấn trị.
4. Pháp luật thời Đinh – Tiền Lê.
Nhà nước chưa có pháp luật thành văn. Nhà nước quản lý xã hội theo ý
muốn chủ quan của nhà vua (theo tập quán, hay luật tục) của làng xã để duy
trì, bảo vệ tính tự trị của các làng xã, trong đó quyền chi phối ruộng đất của
làng xã là quan trọng nhất. Luật tục này vừa của nhà nước, vừa của làng xã,(

Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh; “người nào trái

13


phép sẽ phải chịu tội bỏ vạc nấu hay cho hổ ăn”. Vua xét xử người bị tội chủ yếu theo tập
tục, hình phạt thường rất nặng. Đơ hộ phủ là nơi giam tù phạm, Đô hộ phủ sĩ sư là chức
pháp quan.
Theo sớ của Tống Cảo – sứ nhà Tống thì Lê Hồn trực tiếp xử những người xung
quanh, “tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi hoặc đánh từ 100 đến 200 roi, bọn giúp việc ai hỏi
điều gì phật ý cũng bị đánh từ 30 đến 50 roi, truất làm tên gác cổng khi hết giận lại gọi về
cho làm chức cũ”.)

Nguyên nhân là triều đình chưa đủ sức xây dựng một bộ luật thành
văn nên còn phải dựa vào luật tục của làng xã, điều này nói lên tính sơ khai
của nhà nước.
5. Tác động của nhà nước Đinh – Tiền Lê đói với sự phát triển của
xã hội.
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam ở thế kỷ X đánh dấu thành tựu mới
của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu
dài. Thông qua những biện pháp về đối nội, đối ngoại đặc biệt là trên lĩnh vực
xây dựng và phát triển kinh tế, đấu tranh bảo vệ độc lập và tự cường dân tộc
đã góp phần xây dựng nền móng vững chắc để quốc gia Đại Việt phát triển
cao hơn ở thời Lý.
Thế kỷ X, nhà nước đã làm được vai trị của nó là xây nền đắp móng
cho quốc gia Đại Việt phát triển nhảy vọt ở giai đoạn sau. Thế kỷ X là thế kỷ
bản lề cho sự phát triển của quốc gia Đại Việt.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN
1.


Nhà nước Lý – Trần (1009 – 1400)

a. Hoàn cảnh lịch sử
Nhà nước Lý – Trần ra đời trên cơ sở những thành tựu mà nhân dân ta
và giai cấp thống trị đã đạt được ở thế kỷ X.
Phật giáo rất phát triển, nhà nước Lý – Trần lấy Phật giáo làm quốc
giáo đã tác động trực tiếp đến chính sách, tổ chức của nhà nước. Triết lý Phật
giáo phát huy được những mặt tích cực của nó trong đời sống như xây dựng
xã hội bình đẳng, bác ái, an dân nhưng mặt tiêu cực là thoát tục, thoát ly cuộc
sống. Thời Lý (Lý Thánh Tông) đã kết hợp mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng được phái thiền Thảo Đường. thời Trần
có phái thiền Trúc Lâm đã phát huy cao độ mặt tích cực, Trần Nhân Tơng chủ
14


trương nhập thế, tức Phật tại tâm không cần phải đi đâu xa, tu tại nhà cũng
đắc đạo.
Đây là thời kỳ đất nước liên tục bị xâm lược hết xâm lược Tống (năm
1076) đến 3 lần xâm lược của đế chế Mông Nguyên, nhưng kết quả dân tộc
Việt Nam đã giành thắng lợi rực rỡ, có được kết quả này là nhờ vào tính chất
nhân dân thấm đẫm trong các cuộc chống ngoại xâm, do vậy đã tác động
mạnh mẽ đến ý thức trị nước của giai cấp thống trị, trong xây dựng vương
quyền.
Đây là thời kỳ giáo dục khoa cử bắt đầu được thực hiện, do đó nó tác
động đến đặc điểm của nhà nước và chất lượng của các thành phần quan lại.
b. Những biện pháp xây dựng bộ máy quan lại
Nhà nước Lý Trần tiếp tục những biện pháp tuyển chọn quan lại như
thời Đinh – Tiền Lê như tiến cử, nhiệm tử nhưng nguyên tắc nhiệm tử chặt
chẽ hơn. Nhà Lý quy định: tất cả những người được tập ấm mới được làm
quan, ai không tập ấm không được làm quan. Từ nguyên tắc này đưa đến kết

quả là nhà nước thời Lý là nhà nước đẳng cấp quý tộc, nhà nước quân chủ quý
tộc. Sang thời Trần tính đẳng cấp cịn sâu sắc hơn. Thời Trần là thời kỳ đẳng
cấp đóng kín, nhà Trần quy định: tất cả những người được tập ấm đều phải là
dịng dõi tơn thất mới được làm quan và từ đây hình thành nên nhà nước quân
chủ quý tộc.
So với thời Đinh – Tiền Lê, nhà nước thời Lý – Trần có những tiến bộ
hơn là:
Thực hiện chế độ giáo dục thi cử để tuyển chọn quan lại, biện pháp này
ngày càng mở rộng.
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử và
Thất thập nhị hiền. năm 1076 mở Quốc tử giám, cho các Hoàng thái tử đến
đây học và đây là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Năm 1075, nhà Lý mở
khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại, đó là thi Minh kinh bác học và thi Nho
học tam trường.Trong kỳ thi này, Lê Văn Thịnh đỗ đầu kì thi tam trường (chứ
không phải là tứ trường và đây chưa phải là thi Đình nên Lê Văn Thịnh khơng
phải là Trạng ngun. Cuối thời Lý mới có học vị tiến sĩ, đến thời Trần mới
có Trạng Nguyên)
15


Thời Lý có chế độ khảo khóa 9 năm một lần. Chế độ này thực ra là
kiểm tra quan lại theo định kỳ để có thể thăng chức hay giáng chức. Những
năm 1185, 1193, 1197 đều tổ chức các kỳ thi để chọn người giỏi ra làm quan.
Như vậy, thời Lý đã có giáo dục thi cử nhưng chưa có nề nếp, quy củ,
giáo dục thi cử chưa có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Khi nhà nước
cần quan lại mới tổ chức thi vì vậy, cho đến cuối thời Lý, nhà Lý mới chủ
trương phân loại quan lại thành 3 loại: loại mù chữ, loại biết chữ và loại hay
chữ.
Những hạn chế trong tuyển dụng quan chức qua thi cử được nhà Trần
khắc phục và đưa thi cử vào nề nếp hơn: những năm 1227, 1232 nhà Trần tổ

chức thi Thái học sinh. Năm 1239, nhà Trần quy định thi cử có nề nếp 7 năm
thi 1 lần. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy
định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan
chức đến học. Năm 1396, các kỳ thi được hồn chỉnh.
Ở địa phương có thi Hương, ở triều đình có thi Hội để lấy tiến sĩ và thi
Đình để chọn tam khơi. Năm 1336 có lấy thêm Hồng giáp. Thời nhà Trần đã
đào tạo 332 tiến sĩ và 12 trạng nguyên, trong đó có những nhà nho nổi tiếng
như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh…
c. Cấu trúc bộ máy nhà nước
Cấp triều đình
Nhà nước Lý – Trần giống với nhà nước Đinh – Tiền Lê ở chỗ đều là
nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, nhưng nhà nước thời Lý – Trần
thiên về nhà nước quân chủ quý tộc được tổ chức chặt chẽ quy củ. Từ Lý đến
Trần nhà nước được tổ chức ngày càng chặt chẽ hơn:

Khái quát
Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:




16

Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc


Nhà nước thời Lý được tổ chức khá chặt chẽ, đứng đầu là Vua nắm
mọi quyền hành, giúp vua có 9 quan đại thần cao cấp đó là

Tam Thái gồm các quan Thái sư, Thái phó, Thái bảo
Tam thiếu gồm các quan Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo
Tam tư gồm các quan Tư đồ, Tư mã, Tư không
Vua Lý chọn một chức quan trong tam thái giữ chức Tể tướng, tùy
theo từng thời vua mà chức Tể tướng có tên gọi là Thái sư hay Thái úy.
Trong Tam thiếu, vua chọn một trong ba người để phụ trách cấm quân
gọi là Thiếu úy.
Thời Lý, một số cơ quan chuyên trách lớn như: Thượng thư sảnh, Môn
hạ sảnh, Ngự sử đài.
Các cơ quan quản lý chuyên môn gọi là Bộ. Thời Lý có 2 bộ nhưng
chưa trở thành tổ chức hành chính đặc biệt mà nằm trong Thượng thư sảnh và
Mơn hạ sảnh
Trung ương
Sảnh

Sảnh là các cơ quan giúp việc cho hồng đế. Nhà Lý có 2 sảnh hay được
nhắc đến trong các tư liệu lịch sử cũ là Thượng thư sảnh và Trung thư sảnh. Đứng
đầu các sảnh là chức viên ngoại lang. Không rõ sảnh được đặt ra từ thời vị hoàng đế
nào, nhưng Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí đều có đề cập
tới một số nhân vật như Lý Cơng Tín, Hàn Quốc Bảo, Đào Thuấn, Lý Bảo Thuần,
Phạm Thưởng, Đỗ Lục, Khổng Nguyên, Phạm Bảo, Kim Cát, Lý Khái, Đào Lão,
Nguyễn Hồn được Lý Thần Tơng bổ nhiệm làm viên ngoại lang Thượng thư sảnh
hay Trung thư sảnh.
Hàn lâm viện

Hàn lâm viện là cơ quan giúp việc cho hoàng đế chỉ được lập ra vào thời Lý
Nhân Tơng có chức năng giúp Hoàng đế soạn thảo các văn kiện. Người đứng đầu
Hàn lâm viện là Hàn lâm học sĩ. Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều Hiến chương
loại chí có nhắc đến việc Lý Nhân Tơng tuyển người vào Hàn lâm viện và bổ nhiệm
Mạc Hiển Tích làm Hàn lâm học sĩ.

Khu mật viện

Khu mật viện có từ thời Lý Thái Tổ, có chức năng tham mưu cho Hồng đế
và Thái phó các việc cơ mật. Đứng đầu khu mật viện là khu mật sứ; có tả sứ và hữu
sứ. Ngay khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã bổ nhiệm Ngô Đinh làm khu mật sứ. Thời Lý
17


Thái Tông, Lý Đạo Kỷ giữ chức tả khu mật sứ trong khi Xung Tân giữ chức hữu
khu mật sứ. Những người này đều là tay chân thân cận của hồng đế.
Bộ

Lịch triều hiến chương loại chí cho hay rằng các bộ thời Lý chưa phân định
rõ ràng. Tuy nhiên, các tư liệu lịch sử khác như các văn bia thời Lý Trần mà các nhà
nghiên cứu sau này tìm đươc và công bố trong Văn thơ Lý-Trần cho biết ít ra là vào
thời Lý Thần Tơng, Đại Việt có đủ 6 bộ: Hộ, Lễ, Lại, Binh, Hình và Cơng.
Quốc Tử Giám

Năm 1076, Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám để phát triển giáo dục trong cả
nước. Có thể xem Quốc Tử giám là Bộ Giáo dục của Đại Việt thời Lý. Tuy nhiên,
các tư liệu lịch sử cũ không cho biết tổ chức của Quốc Tử Giám ra sao.
Những chức vụ đứng đầu

Các chức tướng cơng, thái phó được hồng đế nhà Lý ban cho những người
có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển tồn bộ chính quyền. Lý Thái Tổ đã bổ nhiệm Trần
Cảo làm tướng công. Lý Thánh Tơng bổ nhiệm Lý Thường Kiệt làm Thái phó phụ
quốc thượng tướng quân. Lý Nhân Tông bổ nhiệm Lý Đạo Thành làm Thái phó bình
chương qn quốc trọng sự. Lý Anh Tông bổ nhiệm Tô Hiến Thành làm Nhập nội
kiểm hiệu thái phó bình chương qn quốc trọng sự.
Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành

khiển. Phụ tá cho thái phó cịn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Các cấp hành chính địa phương
Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:





Phủ, lộ, châu, trại
Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Giáp
Thôn

Sau khi thành lập triều Lý, Lý Thái Tổ liền tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành
chính địa phương. Phủ Thiên Đức và phủ Thiên Trường được thành lập. Các đạo
thời Đinh, Tiền Lê bị thay thế bằng 24 lộ nếu là ở đồng bằng, là châu, trại nếu là
vùng rừng núi hoặc vùng xa kinh đơ. Về sau cịn lập thêm phủ Thanh Hóa (Thanh
Hóa ngày nay), đạo Lâm Tây (vùng Tây Bắc ngày nay). Đứng đầu bộ máy hành
chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo
là quan mục.
Các phủ, lộ được chia thành các huyện. Đứng đầu bộ máy hành của các
huyện là huyện lệnh. Cùng cấp với huyện là hương. Tương đương với các huyện
nhưng ở kinh đơ thì có các phường. Thời Lý có 61 phường.
Các tư liệu lịch sử cũ cho biết thời Lý cịn có các đơn vị hành chính gọi là
hương mà Trần Thị Vinh (2008) cho rằng cùng cấp với huyện.
18


Các huyện, hương lại chia thành các giáp. Đứng đầu bộ máy hành chính ở
giáp là quản giáp và chủ đơ.

Các giáp lại chia thành các thơn.

Nhà Trần có bước hoàn chỉnh hơn tổ chức chặt chẽ hơn so với thời
Lý:
Nhà Lý có một vua, sang nhà Trần có hai vua, Quan gia gọi là vua con,
Thái thượng hoàng là vua cha. Trong thực tế, vua cha quyết định tất cả.
Dưới vua, nhà Trần cũng có 9 viên quan cao cấp, người làm tể tướng
có thể chọn một trong ba người trong Thái sư, Thiếu sư, Đại tư đồ
Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải là những người được các vua Trần bổ nhiệm
là thái sư. Trần Nguyên Đán được bổ nhiệm làm tả tướng quốc. Trần Văn Bích được
bổ nhiệm làm thái bảo (phụ quốc thái bảo).

Dưới Thái sư còn có chức quan mới là Đại hành khiển.
(Tham khảo thêm)Giúp việc cho các quan đứng đầu trung khu là các ban
hành khiển và khu mật viện. Hành khiển lại chia làm tả hành khiển đóng ở Thăng
Long và hữu hành khiển đóng ở hành cung Tức Mặc (quê của họ Trần, thuộc thành
phố Nam Định ngày nay). Ban hành khiển sau được đổi tên thành môn hạ sảnh.
Đứng đầu ban hành khiển là chức Nhập nội hành khiển đồng trung thư mơn hạ sảnh
bình chương sự. Ban đầu, người của hành khiển chỉ gồm hoạn quan. Sang thế kỷ 14,
nhà Trần bắt đầu tuyển dùng các nhà nho như Nguyễn Trung Ngạn, Lê Cư
Nhân.Việc chia trung khu gồm Tể tướng, quan chức ở Khu mật viện, Hành khiển
môn hạ sảnh tách khỏi và đứng trên cơ quan chức năng. Đây là bước phát triển trong
kết cấu và cơ chế bộ máy nhà nước thời Trần.

Ngày thường vua con, vua cha không làm việc trực tiếp mà lui về tư
dinh điều khiển từ xa, con lại giao cho Đại hành khiển làm việc trực tiếp.
Nhà Trần có nhiều cơ quan hơn, có 4 Bộ được tổ chức độc lập khơng
lệ thuộc vào cơ quan nào. Ngồi ra cịn có Viện, Cục, Đài, Phủ: Quốc sử viện,
Hàn lâm viện, Cục bách tác, Ngự sử đài, Tơn nhân phủ.(quản lý cơng việc trong
Hồng gia, theo dõi các thế thứ trong vương thất nhà Trần, dịng đích, dịng thứ, sinh năm

nào ghi vào)

(Tham khảo thêm)Thời Trần, có 6 thượng thư sảnh tương đương với lục bộ,
quản lý các cơng việc hành chính, tổ chức, ngoại giao, tín ngưỡng, tài chính ngân
sách, quân sự, ty pháp. Đứng đầu thượng thư sảnh là chức thượng thư hành khiển và
thương thư hữu bật. Dưới các chức này là chức thị lang, lang trung. Các thượng thư
sảnh luôn được củng cố, càng về sau càng dùng nhiều nhân sỹ nho giáo. (Wikipedia)
19


Như vậy, thời Trần các cơ quan chức năng được định hình khá rõ nét
và đang trên bước đường hồn chỉnh
Cấp địa phương
Thời Lý có 24 lộ (phủ, châu). Tên gọi cấp này chưa rõ ràng.
Dưới cấp lộ là phủ, dưới phủ đến huyện, dưới huyện đến hương và đến
xã.
Thời Trần cả nước chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ - huyện – hương –
xã.

Lộ, phủ (Tham khảo thêm)
Lộ và phủ là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Việt Thời nhà Lý
chia nước thành 24 lộ thời Trần đổi thành 12 lộ:














Thiên Trường (Nam Định ngày nay)
Long Hưng (một phần Thái Bình)
Quốc Oai (Hà Tây cũ)
Bắc Giang (Hà Bắc)
Hải Đông (Quảng Ninh và một phần Hải Dương)
Trường n (Ninh Bình)
Kiến Xương (Đơng Thái Bình)
Hồng (một phần Hải Dương)
Khối (một phần Hưng n)
Thanh Hóa (Thanh Hóa)
Hồng Giang (một phần Hà Nam)
Diễn Châu (Bắc Nghệ An).

Các phủ được lập ra vào thế kỷ 14, gồm có:




Lâm Bình (Quảng Bình và Quảng Trị)
Thái Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng)
Lạng Giang (một phần Bắc Giang và Lạng Sơn).

Đứng đầu chính quyền lộ, phủ là các chức an phủ chánh sứ và phó sứ, thơng
phán, trấn phủ, tri phủ. Bộ máy chính quyền của lộ, phủ lại chia ra làm các bộ phận
hà đê (như trông coi đê điều), thủy lộ đề hình (trơng coi giao thơng đường thủy),

liêm phóng (thanh tra, giám sát), khuyến nơng.
Các phủ, lộ ln được nhà Trần chú ý. Những phủ, lộ quan trọng đều do thân
vương nắm giữ.

Các cấp địa phương cơ sở
Dưới phủ lộ là cấp huyện (nếu ở đồng bằng), châu (nếu ở miền núi). Đứng
đầu các châu là các chức chuyển vận sứ, thông phán. Đứng đầu huyện là các chức tri
huyện, lệnh úy, chủ bạ.
20


Dưới châu, huyện là cấp giáp, từ thời Trần Nhân Tơng thì gọi là hương.
Cùng cấp hương, nhưng ở miền núi có sách và động, ở Thăng Long thì có phường.
Lúc đầu, phường, hương, sách, động là cấp thấp nhất. Cuối thế kỷ 14 có thêm cấp xã
dưới cùng. Một hương gồm nhiều làng, thôn. Nhưng làng và thôn không phải là cấp
hành chính chính thức

Nhà Trần chia xã thành hai loại: xã lớn và xã nhỏ theo quy định của
nhà nước. như vậy đã can thiệp một bước vào đơn vị làng xã.
a. Tác động của nhà nước.
Sự tổ chức chặt chẽ và cùng với hoạt động của nhà nước Lý – Trần góp
phần quan trọng trong xây dựng kinh tế Đại Việt phồn thịnh, một nền văn hóa
phát triển tạo nên “hào khí Đơng A” một thời.tuy nhiên do tổ chức bộ máy
nhà nước thời Lý – Trần còn hạn chế nên cuối thời Trần đã đưa xã hội Đại
Việt bước vào khủng hoảng cả thiết chế chính trị và cả cơ cấu kinh tế.
Luật pháp thời Lý – Trần
Luật pháp thời Lý
Thời Lý cho ra đời bộ luật thành văn đầu tiên, đó là Bộ luật Hình thư
Đặc điểm, pháp luật thời Lý mang tính đẳng cấp, giai cấp sâu sắc. Bơ
luật Hình thư thời Lý có nhiều điều luật xử phạt những kẻ xâm phạm đến lợi

ích của q tộc mà trước hết là của hồng tộc và lợi ích của giai cấp thống trị.
Có những điều luật phân biệt rõ thân phận, đẳng cấp trong xã hội như quy
đinh rõ y phục, nhà cửa, hôn nhân… có những điều luật rất tàn bạo nhằm
trừng trị những người nào xâm phạm đến lợi ích của nhà vua như tội thập ác.
Ai mắc phải tội này thì khơng được chuộc dù làm đến chức quan nào. Trong
đó tội xâm phạm tính mạng nhà vua là tội nặng nhất phải xử lăng trì.
Thời phong kiến nói chung, tội tử hình có ba mức:
Giảo: dải lụa (thắt cổ) hoặc trảm (chém đầu)
Khiêu: chém bêu đầu
Lăng trì: đóng 4 đinh vào người rồi lấy dao róc thịt.
Ai mắc tội mưu phản bị xử lăng trì. Mắc tội đại bất kính như lấy trồm
đồ dùng của vua, lấy hoặc làm hỏng xe, kiệu của vua, chế thuốc cho vua thiếu
vị, sai vị, làm món ăn vua kiêng dâng lên vua… thì bị ghép tội tử hình.
Pháp luật thời Lý có những điều luật tiến bộ: bảo vệ khuyến khích phát
triển nơng nghiệp: bảo vệ trâu bị, cấm khơng được giết trâu bò, người nào vi
21


phạm bị phạt nặng: người nào ăn trộm trâu bò làm thịt, đàn ông bị đánh 100
trượng, đàn bà bị đánh 100 roi, bắt bồi thường gấp 9 lần. Cấm mọi người
khơng được biến hồng nam thành nơ tỳ để đảm bảo lực lượng lao động cho
làng xã.
Những điều luật khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo quyền tư
hữu ruộng đất, tài sản cho mọi người dân.
Nhà Lý chú ý đến việc tổ chức, các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật,
bước đầu tạo cơ chế vận hành pháp luật đi vào cuộc sống như nhà Lý tổ chức
Bộ Hình và Thẩm hình viện để tổ chức, chỉ đạo thực thi pháp luật. trong quá
trình thực thi pháp luật đã kết hợp giữa pháp trị với đức trị.
Luật pháp nhà Trần
Năm 1232, nhà Trần ban hành Bộ luật Hình luật, cuối thời Trần Hình

luật được bổ sung thêm và gọi là Quốc triều Hình luật. Luật pháp được nhà
Trần rất quan tâm, nhiều lần sửa chữa bổ sung cho phù hợp với thực tiễn .
Luật pháp thời Trần chứa đựng những nội dung giống như thời Lý như
phản ánh tính đẳng cấp, giai cấp sâu sắc, quan tâm đến phát triển sản xuất
nơng nghiệp, có những điều khoản tiến bộ trong việc củng cố an ninh chủ
quyền đất nước nhưng được phát triển cao hơn. Thời Trần có điểm mới đó là
những người thực thi pháp luật được chọn kỹ, phải có những đức tính như
trung thực, thẳng thắng, dám nói thẳng. Nhà Trần chú ý gương mẫu thực thi
pháp luật để làm gương cho dân chúng như ai mắc tội thông dâm dù là quan
hay dân đều bị tử hình.
Như vậy, thời Lý – Trần đã có những bộ luật thành văn để quản lý đất
nước, đây là bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của nhà nước phong kiến
Đại Việt. Tuy nhiên, những bộ luật này cịn đơn giản, chủ yếu là luật hình
mang tính đẳng cấp, giai cấp sâu sắc.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
I.

Nhà nước thời Lê sơ.

1. Hoàn cảnh ra đời.
Cuộc khủng hoảng cuối Trần chưa được khắc phục thì ách thống trị hà
khắc của nhà Minh đè nặng lên đời sống nhân dân Đại Việt. Hệ thống hành
chính quốc gia thời Lý – Trần – Hồ bị xóa bỏ, thay vào đó là hệ thống chính
22


quyền mang đậm tính đơ hộ địa phương của nhà Minh. Hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa chống Minh nổ ra liên tiếp trong 10 năm, tiếp đó cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn diễn ra trong 10 năm ròng làm cho đất nước xơ xác tiêu điều.
Đất nước được giải phóng, nhà Lê ra sức động viên nhân dân cùng

binh sĩ khôi phục kinh tế, ổn định lại tình hình xã hội đồng thời bắt tay vào
xây dựng nhà nước mới.
2. Biện pháp xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Nhà Lê bắt tay vào xây dựng nhà nước mới bằng các biện pháp:
Tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy niên
hiệu Thuận Thiên, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội). Vua Lê ban quốc tính (họ
Lê) cho 221 vị xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội có cơng cùng Vua Lê
đánh đuổi giặc Minh và giao cho những vị này giữ những trọng trách trong
triều đình mới.
Với mong muốn có được đội ngũ quan chức mới có đủ khả năng đưa
đất nước vươn lên và trung thành với triều đại, ngay từ đầu nhà Lê đã định
hướng đẩy mạnh phát triển giáo dục, lấy giáo dục thi cử làm phương thức
tuyển dụng quan lại. Quốc tử giám khơng cịn là trường học riêng của con em
quý tộc quan lại nữa. Nhà Lê không hạn chế đối tượng được học và được thi,
mọi tầng lớp nhân dân, cứ ai có mong muốn đều được vào học.
Tham khảo ( Lê Thái Tổ ngay từ khi quét sạch quân xâm lược xây
dựng triều đại mới đã “ban bố thi hành đức văn, lo lắng, mong muốn thâu
nạp người tài, đổi mới nền chính trị, ngài bèn ban chiếu khắp thiên hạ cho
xây dựng trường học, đào tạo nhân tài. Bên trong có Quốc tử giám, bên ngồi
có các phủ học. Ngài thân hành tuyển chọn con cháu các quan, các bậc tuấn
tú hào kiệt trong dân cho vào làm giám sinh Quốc tử giám. Lại sai quan
chuyên trách mở rộng phạm vi tuyển chọn trong dân, lấy con em những nhà
lương thiện, bổ sung vào làm sinh đồ các phủ, đặt thầy dạy bảo, soạn sách
ban hành. Nền tảng của việc bồi dưỡng nhân tài thật rộng rãi vậy” trích của
Thân Nhân Trung) [ Trí thức Việt Nam xưa và nay – Vũ Khiêu, trang 49]
Hệ thống giáo dục được hình thành từ trung ương đến địa phương. Ở
mỗi đạo thừa tuyên đều có trường công. Đội ngũ thầy giáo được đào tạo từ
tiến sĩ đến cử nhân. Trường ở trung ương, thầy giáo phải có trình độ từ tiến sĩ
23



trở lên. Nhà Lê quy định ở mỗi đạo thừa tuyên phải có cơ quan đảm nhận
nhiệm vụ giáo dục, được gọi là học quan và phải trích ruộng cơng làm học phí
trả cơng thầy giáo và chi phí cho học hành. Nhà nước khuyến khích các thầy
đồ mở trường tư từ cấp huyện đến cấp xã.
Nhà lê quy định: chức xã trưởng phải có trình độ học vấn nhị trường,
nhân viên cấp huyện phải có trình độ tam trường, chức tri huyện phải là cử
nhân (Tứ trường) trở lên. Cấp phủ trở lên phải có học vị tiến sĩ. Với quy định
như vậy, nên hầu hết hệ thống quan lại của nhà Lê được đào tạo bài bản.
Những biện pháp đào tạo quan chức:
Để mọi người chăm chỉ học hành, thi cử đỗ đạt ra làm quan, nhà Lê có
những biện pháp khuyến khích như: niêm yết bảng vàng ở kinh đô, khắc tên
vào bia đá, ban phát áo mão đi chơi 3 ngày, lệ xướng danh, vinh quy bái tổ
(vẻ vang trở về lễ tạ tổ tiên). (Có quy định chặt chẽ về vinh quy bái tổ cho
những người đỗ tiến sĩ: Bộ Lại báo cho quan thừa tuyên chuẩn bị đón rước
tiến sĩ. Đến ngày đón, quan thừa tuyên đưa xe, kiệu đến ranh giới của đạo
mình sẳn sàng đón tiếp. Quan huyện của người đỗ tiến sĩ phải đem xe đến cơ
quan đạo thừa tuyên của mình để đón và đưa về tận nhà tiến sĩ. Quan sở tại
phải cho lính đắp đường để đón tiến sĩ về q. Ơng tiến sĩ phải khao thưởng
cả làng).
Vì tuyển dụng quan lại phải thông qua thi cử, học vấn học vị nên
hồng thân quốc thích cũng phải học hành thi cử đỗ đạt mới được bổ làm
quan. Chế độ tập ấm rất ít được sử dụng, nhà Lê khơng khuyến khích hồng
tộc làm quan.
Đến thời Lê, thời gian giừa hai kỳ thi được rút ngắn lại để nhanh chóng
đào tạo nhiều quan chức: thời Lý khơng có quy định, đến thời Trần cứ 7 năm
tổ chức một kỳ thi. Thời Lê cứ 3 năm tổ chức một lần thi Hương, Hội, Đình.
Trên cơ sở lệ khảo hạch của nhà thời Trần của 9 năm khảo hạch 1 lần
thì đến thời Lê có 3 lần khảo hạch: 3 năm đầu khảo một lần gọi là sơ khảo, 3
năm tiếp theo gọi là trung khảo, 3 năm tiếp nữa gọi là chung khảo. mỗi lần

khảo, giỏi hay yếu đều ghi vào lý lịch để đến chung khảo, đạt thì thăng chức,
khơng đạt thì giáng chức hoặc thơi việc.
24


Việc đào tào quan lại của nhà Lê không chỉ có tác dụng trong giai đoạn
đó mà cịn tạo dựng nên truyền thống hiếu học cho dân tộc và trở thành bài
học lâu dài cho các chế độ tiếp theo.
“Hiền tài là ngun khí quốc gia, ngun khí thịnh thì đất nước
mạnh và càng lớn lao, ngun khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống
thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm
lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đáp thêm nguyên khí” (trích trong bài
văn bia của Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông viết năm 1484
và 1487)
3. Tổ chức bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức qua 2 giai đoạn: giai đoạn
Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông (1828 – 1859) và thời Lê Thánh Tông (1460 –
1497)
a. Bộ máy nhà nước giai đoạn 1428 – 1459
Cấp trung ương
Đứng đầu là Hồng đế nắm mọi quyền hành, chính quyền giai đoạn
này về cơ bản giống thời Trần nhưng không có Thượng hồng. Giúp việc cho
vua có 9 viên quan cao cấp. Trong Tam Thái chọn một người làm tể tướng gọi
là Tả hữu tướng quốc. Dưới tể tướng có hai ban văn, võ và một số cơ quan
chuyên môn.
Đứng đầu ban văn là chức Đại hành khiển giữ việc sổ sách, kiện tụng
về quân dân. Dưới Đại hành khiển là Thượng thư đứng đầu Bộ, bấy giờ chỉ có
2 Bộ: Bộ Lại và Bộ Lễ. Ngồi ra cịn có các cơ quan chuyên trách như Khu
mật viện, Ngũ hình viện, Bí thư giám, Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Quốc tử
giám…

Đứng đầu ban võ là chức Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đô tổng quản chỉ
huy quân thường trực ở kinh thành và các vệ quân ở các đạo, dưới có các
chức võ tướng cao cấp như như Điện tiền, Kiểm hiệu, Đơ chỉ huy sứ, Phó sứ
và Tứ sương chỉ huy sứ.
Cấp địa phương
Nhà Lê chia cả nước thành 5 đạo là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung
đạo. Dưới đạo là các cấp hành chính lộ, phủ - châu, huyện, xã
25


×