Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích cơ sở thiết lập và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước La Mã qua các thời kì lịch sử (môn nhà nước và pháp luật thế giưới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.7 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Nhà nước La Mã là một trong những nền văn minh lớn và phát triển nhất
của thế giới cổ đại phương Tây. Nó có một quá trình phát triển lâu dài, có cơ sở
thiết lập và các hình thức chính thể, cơ cấu tổ chức bô máy nhà nước riêng, rất
khác so với các nhà nước khác ở phương Tây. Để hiểu rõ về vấn đề này, nhóm em
xin chọn đề tài: “ Phân tích cơ sở thiết lập và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước La
Mã qua các thời kì lịch sử”.
NỘI DUNG
I. Cơ sở thiết lập nhà nước La Mã.
1. Cơ sở kinh tế
Về điều kiện tự nhiên, La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo Italiamột dải đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung
Hải với diện tích khoảng 300.000 km 2. Phía bắc bán đảo có dãy núi Alpes-một
biên giới tự nhiên ngăn cách Ý với châu Âu; ba phía tây, nam và đông đều tiếp
giáp với biển. Chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện thuận lợi cho La Mã tiếp thu
nhiều luồng văn minh đông, tây Địa Trung Hải và Bắc Phi. Đồng thời, bán đảo
Italia cũng là khu vực có địa hình bằng phẳng, không bị chia cắt, nhiều đồng bằng
rộng lớn, màu mỡ, nhiều đồng cỏ và có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… thuận
lợi phát triển đa dạng các ngành kinh tế như nông nghiệp và thủ công nghiệp. Mặc
dù bờ biển phía đông không thuận lợi cho thuyền bè đi lại nhưng bờ biển phía nam
lại có nhiều vũng vịnh và cảng tốt, do đó có quan hệ sớm với Hy Lạp. Đây chính là
điều kiện quan trọng để La Mã phát triển thương nghiệp từ rất sớm, đặc biệt là mậu
dịch hàng hóa. Như vậy, có thể nhận thấy, La Mã có khá nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp lẫn thương nghiệp. Có thể
nói, La mã là nước có nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển nhất thời kì cổ đại
và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ (cổ điển) đã xuất hiện từ rất sớm trong nền kinh tế
của người La Mã cổ đại được xem như tiền đề tạo nên những đặc trưng của chế độ
chiếm hữu nô lệ điển hình của quốc gia này. Chính cơ sở kinh tế này là nguyên

1



nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu tài sản đồng thời là yếu tố quyết định cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức chính thể nhà nước La Mã sau này.
2. Cơ sở xã hội:
Do sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là sự phát triển từ rất sớm của lực lượng
sản xuất, khoảng thế kỉ IX người dân đã biết sử dụng thành thạo công cụ bằng sắt
làm cho năng suất, hiệu quả lao động, nhu cầu và giá trị sức lao động ngày càng
tăng lên, cùng với đó là việc thương buôn bán cung diễn ra thuận lợi. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đễn chế độ tư hữu tài sản (đặc biệt là về ruộng đất) khiến cho sự
phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc, các giai cấp được hình thành một cách rõ rệt. Thứ
nhất là giai cấp chủ nô. Giai cấp này phân hóa thành hai bộ phận: quý tộc chủ nô
(chủ nô cũ có tư tưởng bảo thủ, lạc hậu) và chủ nô công thương (chủ nô mớinhững thương nhân buôn bán hoặc những chủ xưởng thủ công có nhiều của cải
trong tay có tư tưởng dân chủ, tiến bộ). Thứ hai là giai cấp bình dân gồm nông
dân, thợ thủ công…cũng bị phân hóa thành hai bộ phận: dân thuộc gốc La Mã (có
huyết thống người La Mã) và ngoại kiều (không có huyết thống La Mã – giai cấp
nhìn chung không được coi trọng). Cuối cùng là giai cấp nô lệ. Họ là những người
xuất thân nghèo khổ, phải bán mình cho các chủ nô hoặc là không trả được nợ,
hoặc là tù binh bị bát trong chiến tranh…Nói chung, đây là bộ phận chiếm số đông
trong thành phần dân cư, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế La Mã nhưng
họ lại rất khổ, được coi là những công cụ biết nói của chủ nô. Chính sự phân hóa
trên đã dẫn đến những mâu thuẫn trong xã hội La Mã mà chủ yếu là mâu thuẫn
giữa chủ nô và nô lệ. Mâu thuẫn này vô cũng gay gắt và quyết liệt đến khi không
thể điều hòa được thì nhà nước đã ra đời- nhà nước La Mã.
Bên cạnh hai tiền đề cơ sở vật chất chín muồi là kinh tế và xã hội thiết lập
nhà nước La Mã, cuộc chinh phục và chống chinh phục đất đai của hai tộc người
Êtơrútxcơ và người La Mã cũng là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước này.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước La Mã qua các thời kì lịch sử.
1. Thời kì cộng hòa (từ thế kỉ VI TCN đến năm 27 TCN):

2



Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào năm 753 TCN
trên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Italia, nơi quần cư của 3 bộ lạc
người Latin. Khoảng giữa thế kỷ VI TCN, sau cuộc cải cách của Xecviut Tuliut,
nhà nước La Mã mới chính thức ra đời. Tuy vậy, cơ cấu bộ máy Nhà nước cộng
hòa La Mã được hình thành dần dần suốt mấy thế kỷ, cho đến thế kỷ III TCN mới
hoàn chỉnh. Năm 510 TCN, sau khi người Roma lật đổ Rex Tarquin kiêu ngạo, La
Mã bước vào thời kỳ Cộng hòa. Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này
gồm 4 cơ quan: Viện nguyên lão, Cơ quan hành pháp, Viện giám sát và Đại hội
công dân. Cách tổ chức nhà nước như thế đã thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của
nền cộng hòa La Mã.
Viện nguyên lão (cơ quan quyền lực nhà nước): có quyền quyết định những
vấn đề lớn của đất nước. Cơ quan này được phát triển từ hình thức hội nghị trưởng
lão thời công xã nguyên thủy, được chọn trong hàng ngũ quý tộc giàu sang, có thế
lực và đã từng giữ những chức quan cao cấp do đại hội Xăng tu ri bầu ra. Số lượng
người của Viện nguyên lão từ 300 đến 600 vị và thế kỷ III TCN là 900 vị. Thời kỳ
này, tuy không phải là cơ quan tòa án và tư pháp, nhưng Viện nguyên lão có quyền
mở phiên tòa, điều tra sơ bộ các vụ án, giải thích luật pháp, kiến nghị xây dựng
những luật mới. Ngoài ra, Viện nguyên lão có quyền phê chuẩn những quan lại cao
nhất mới được bầu ra quản lí tài sản của Nhà nước bầu ra và chỉ đạo việc thực hiện
chính sách đối nôi, đối ngoại, trông coi cả những việc tôn giáo.
Cơ quan hành pháp bao gồm: hội đồng quan chấp chính (do đại hội Xăng tu
ri bầu ra với nhiệm kì 1 năm) là chức vị cao cấp trong hàng ngũ quan lại, có quyền
rất lớn về quân sự, dân chính, có quyền triệu tập đại hôi viện nguyên lão và đại hội
nhân dân, chỉ đạo những quyết nghị của Viện nguyên lão và đại hội nhân dân, sa
thải quan lại cấp dưới; và hội đồng quan án (cũng do đại hội Xăng tu ri bầu ra)
chuyên giải quyết các vấn đề về hình sự và dân sự. Khi Hội đồng chấp chính vắng
mặt thì Hội đồng quan án đảm nhiệm thêm thẩm quyền của quan chấp chính.
Tầng lớp bình dân giàu và nghèo còn bầu ra Viện giám sát (Viện quan bảo
dân) để bảo vệ quyền lợi cho mình (lúc đầu gồm 2 người, sau tăng lên 7 người và

3


cuối cùng là 10 người). Viện này có quyền phủ quyết những quyết nghị của Viện
nguyên lão; bắt giữ và lấy phúc cung những nhân viên, quan lại nhà nước. Tuy
nhiên, quyền lực của quan bảo dân chỉ hạn chế ở thành phố, chưa có quyền lực
quân sự và phải ngừng hoạt động ở những thời kì sau này.
Đại hội công dân gồm: đại hội Xăng tu ri (đai hội theo đơn vị của quân đội
của các đẳng cấp) có quyền hành lớn; và đại hội nhân dân chỉ mang tính hình thức
do bị các quan lại cấp cao khống chế.
2. Thời quân chủ chuyên chế (từ năm 27 TCN đến thế kỉ V SCN):
Một điều rất đặc biệt ở La mã cổ đại là có sự thay thế hình thức chính thể
nhà nước từ nền cộng hòa quý tộc chủ nô bằng chình thể quân chủ chuyên chế chủ
nô. Nguyên nhân của sự kiện lịch sử này là kết quả của thời kì suy vong và sụp đổ
của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi mà vai trò điều hòa các mâu thuẫn xã hội của nhà
nước cộng hòa quý tộc chủ nô không còn phát huy được nữa thì sự ra đời của đế
quốc La Mã cổ đại như là tất yếu lịch sử. Tháng 1 năm 27 TCN, Octavian được
viện nguyên lão tôn lên làm Augustus (người mang địa vị tối cao hoặc thiêng
liêng). Như vậy, Octavian trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên và thời đại đế quốc
La Mã bắt đầu. Hoàng đế có uy quyền về tất cả các lĩnh vực quân sự, dân sự và tôn
giáo. Về quân sự, ông tiến hành các cải cách quân sự: giảm số lượng các quân đoàn
quân sự từ 50 xuống 28, cắt cử những người trung thành tuyệt đối với mình vào
các quân đoàn ấy…Về hành chính, các tỉnh khó kiểm soát sẽ được điều hành bởi
những người do Augustus lựa chọn. Viện nguyên lão chỉ quyết định những người
điều hành ở các tỉnh yên bình hơn. Về mặt tài chính, trước khi viện nguyên lão
kiểm soát ngân khố, Augustus định ra rằng tiền thuế từ các tỉnh của hoàng đế sẽ
được chuyển vào Fiscus (một ngân khố riêng của hoàng đế). Điều này khiến cho
Augustus giàu hơn cả Viện nguyên lão và dư dả tiển bạc để đảm bảo sự trung thành
của binh lính.Tuy nhiên chế độ chuyên chế ở phương Tây nói chung, ở La Mã nói
riêng không giống như ở phương Đông. Hoàng đế không là đấng tối cao quyền uy

tuyệt đối như ở phương Đông. Cụ thể ở La Mã tuy Viện nguyên lão không còn giữ
vai trò như trước và chỉ là vỏ bọc nhưng vẫn giữ vai trò nhất định trong bộ máy
4


nhà nước. Chẳng hạn, Viện nguyên lão vẫn có quyền cắt cử những người điều hành
ở các tỉnh, có quyền kiểm soát ngân khố, có quyền bầu để lựa chọn hoàng đế…
KẾT LUẬN
Như vậy, quy luật hình thành nhà nước ở La Mã trùng khít với quy luật hình
thành nhà nước nói chung. Nếu như phương Đông, hình thức chính thể chỉ là quân
chủ chuyên chế thì ở La Mã nói riêng, ở phương tây nói chung, hình thức chính thể
lại rất đa dạng. chình hình thức chính thể này, đã quy đinh bộ máy nhà nước của La
Mã qua từng thời kì có những đặc điểm khác nhau.

5



×