Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tài liệu giảng dạy tiếng việt i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 132 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

TIẾNG VIỆT I

Tác giả biên soạn: Th.só TÔ THỊ KIM NGUYÊN

Năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

TIẾNG VIỆT I
BAN GIAM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Năm 2011

TÁC GIẢ BIÊN SOAÏN


LỜI NĨI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ Đại học và Cao đẳng, học phần
Tiếng Việt I có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về
những vấn đề đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Việt và từ vựng


tiếng Việt cho người học. Đây là những kiến thức nền tảng trong chương trình tiếng Việt
ở bậc Tiểu học.
Để phục vụ việc dạy và học học phần này, chúng tôi đã biên soạn tài liệu này từ
nhiều năm trước đây và đã được dùng để giảng dạy và học tập học phần Tiếng Việt 1
trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học từ năm
1996. Tuy đđã được sử dụng nhiều năm để giảng dạy nhưng tài liệu này chưa được
nghiệm thu vì chúng tôi không đăng kí với hội đồng khoa học. Lí do mà chúng tôi
không đăng kí là vì phần Ngữ âm tiếng Việt khi viết cần có phần mềm chuyên dụng
để ghi các kí hiệu ngữ âm học mà chúng tôi không có. Cho đến tận bây giờ, khi đã
tìm được phần mềm này trên Internet thì cũng vẫn còn nhiều khó khăn bởi có nhiều kí
hiệu ghi các âm tiếng Việt không có. Khi chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ
được thực hiện ở trường Đại học An Giang, chúng tôi đã chỉnh sửa lại tài liệu này cho
phù hợp. Tinh thần biên soạn lại tài liệu này là:
- Tăng cường tính tự học của sinh viên nên tài liệu tăng thêm dung lượng và
yêu cầu về kiến thức để sinh viên có thể tự đọc và tự nghiên cứu. Phần bài
tập cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó còn có những bài tập lớn tương đương với
những đề tài tiểu luận, có thể dùng để thay thế thi hết học phần cho sinh
viên lựa chọn.
- Tài liệu được dùng chung cho cả 2 hệ đào tạo Cao đẳng và Đại học nên khi
dùng giảng viên và sinh viên có thể tự xác định yêu cầu và bài tập cho phù
hợp.
- Trong tình hình có qúa nhiều tài liệu, quan điểm còn chưa thống nhất về
vấn đề đã được xuất bản, khi biên soạn tài liệu này, chúng tôi ưu tiên lựa
chọn các tài liệu, quan điểm được Bộ Giáo dục Đào tạo thẩm định và xuất
bản mới nhất.
- Trên tinh thần ứng công nghệ tin học vào dạy học, chúng tôi giới thiệu
những địa chỉ website thích hợp để sinh viên tự tra cứu. Chúng tôi cũng thử
nghiệm một số bài tập được thực hiện trên Internet để sinh viên có điều
kiện luyện tập.
Với cố gắng rất nhiều của bản thân và sự góp ý của các đồng nghiệp khi sử dụng,

chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Rất mong sự góp ý của Hội đồng khoa học khoa Sư
phạm để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện tài liệu này.
Đại học An Giang, tháng 8 năm 2011
Người viết


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ......................................1
BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGƠN NGỮ .................................................................................1
I- Bản chất xã hội của ngôn ngữ ............................................................................................1
II- Các chức năng xã hội của ngôn ngữ .....................................................................................4
III- Nguồn gốc, sự phát triển của ngơn ngữ… ...........................................................................6
NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU.......................................................................9
I- Khái niệm về tín hiệu ............................................................................................................9
II- Bản chất tín hiệu của ngơn ngữ.............................................................................................10
III- Bản chất hệ thống của ngôn ngữ ..........................................................................................12
ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT..................................................................................................14
I- Nguồn gốc tiếng Việt ............................................................................................................14
II- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.........................................................................................18
CHƯƠNG II: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT ...................................................................................20
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM HỌC ............................................................................................20
I- Khái quát ...............................................................................................................................20
II- Bản chất của ngữ âm .............................................................................................................21
A- Bản chất sinh học ...............................................................................................................21
B- Bản chất lí học ...................................................................................................................23
C- Bản chất xã hội...................................................................................................................24
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT .........................................................................................26
I- Âm tiết – Âm vị tiếng Việt .....................................................................................................26
A- Âm tiết tiếng Việt ...............................................................................................................26

B- Âm vị tiếng Việt..................................................................................................................29
II- Các dạng âm tiết tiếng Việt ....................................................................................................38
III- Phân loại âm tiết tiếng Việt ..................................................................................................39
CHÍNH ÂM CHÍNH TẢ .............................................................................................................45
I- Vấn đề chính âm chính tả tiếng Việt ......................................................................................45
A- Chính âm .............................................................................................................................45
B- Chính tả ...............................................................................................................................45
Qui định tạm thời về việt hoa tên riệng trong sách GK tiểu học .................................................46
II- Chính tả và phương ngữ .......................................................................................................48
1. Nguyên nhân mắc lỗi chính tả ..........................................................................................48
2. Cách sửa lỗi chính tả .........................................................................................................48
CHƯƠNG III TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ................................................................................51
ĐẠI CƯƠNG VỀ TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG HỌC .................................................................51
I- Từ vựng ...............................................................................................................................51
II- Từ vựng học .........................................................................................................................52
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT .........................................................................................56
I- Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt ..........................................................................................56
II- Cấu tạo từ tiếng Việt .............................................................................................................56
1. Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt ...............................................................................56
2. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt ................................................................................................57
3. Các kiểu từ xét về cấu tạo ...................................................................................................58


NGHĨA CỦA TỪ ........................................................................................................................66
I- Nghĩa của từ là gì? ...............................................................................................................66
II- Cấu trúc nghĩa của từ ...........................................................................................................67
III- Tính nhiều nghĩa – Từ nhiều nghĩa .....................................................................................67
IV- Trường nghĩa .......................................................................................................................70
1.Trường biểu vật ....................................................................................................................70
2. Trường biểu niệm................................................................................................................71

V- Các lớp từ có quan hệ ngữ nghĩa ..........................................................................................71
1. Từ đồng nghĩa .....................................................................................................................71
2. Từ trái nghĩa ........................................................................................................................73
3. Từ đồng âm .........................................................................................................................75
CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ..........................................................................................78
I- Các lớp từ vựng xét theo nguồn gốc .....................................................................................78
II- Từ vựng xét theo đối tượng sử dụng .....................................................................................80
III- Từ vựng xét theo thời gian sử dụng ......................................................................................83
CỤM TỪ CỐ ĐỊNH ....................................................................................................................86
I- Cụm từ cố định trong tiếng Việt............................................................................................86
II- Đặc điểm của cụm từ cố định ...............................................................................................86
III- Phân loại ...............................................................................................................................86
1. Thành ngữ ............................................................................................................................86
2. Quán ngữ ..............................................................................................................................87
TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ....................................................................................89
A- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ .............................................................89
I- Hoạt động giao tiếp .............................................................................................................89
II- Các nhân tố giao tiếp ...........................................................................................................89
III- Ngơn bản..............................................................................................................................91
IV- Hai q trình cơ bản của hoạt động giao tiếp ......................................................................92
B- TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ...........................................................................93
I-. Những biến đổi ở bình diện ngữ âm ....................................................................................93
II-. Những biến đổi ở bình diện cấu tạo ....................................................................................94
III- Những biến đổi ở bình diện nghĩa .......................................................................................95
IV- Những biến đổi ở bình diện ngữ pháp .................................................................................96
V- Những biến đổi ở bình diện phong cách ..............................................................................97
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................125



TIẾNG VIỆT 1
CHƯƠNG I
-

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

MỤC TIÊU
o Kiến thức
Cần nắm được những kiến thức cơ bản về bản chất xã hộâi của ngôn ngữ, mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và tư duy, bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, sự phân loại ngôn ngữ và
những vấn đề cơ bản về nguồn gốc, mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt, đặc điểm loại
hình của tiếng Việt.
o Kó năng
Rèn luyện kó năng đọc hiểu qua việc đọc các tài liệu khoa học xã hội về ngôn ngữ, kó
năng thảo luận qua các hoạt động nhóm.
Vận dụng những hiểu biết về những vấn đề đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt vào
việc dạy tiếng Việt ở trường Tiểu học, đặc biệt là việc thực hiện các nguyên tắc dạy
học tiếng Việt như Rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy, Nguyên tắc giao tiếp.
o Thái độ
Tích cực tìm hiểu tài liệu, tự học, tự nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu.
Yêu q và biết giữ gìn, bồi đắp để tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.

BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
I- BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
1- Hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội
Nhìn chung, các hiện tượng trong thế giới khách quan có thể chia làm hai loại:
hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội.
- Hiện tượng tự nhiên là những hiện tượng mà sự nảy sinh, sự phát triển, sự hưng thịnh

và sự tiêu vong của chúng không phụ thuộc vào ý định chủ quan của con người. Ví dụ: mưa,
gió, bão, lụt, động đất…Tất nhiên con người luôn mong muốn tác động cải tạo các hiện tượng
tự nhiên để chúng có lợi cho đời sống của mình.
- Hiện tượng xã hội là những hiện tượng mà sự nảy sinh, sự phát triển, sự hưng thịnh và
sự tiêu vong của chúng phụ thuộc vào ý định chủ quan của con người. Ví dụ: chiến tranh, ô
nhiễm, tôn giáo, nghệ thuật…
Về bản chất của ngơn ngữ, có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau đã tồn
tại, chủ yếu là quan điểm xung quanh bản chất xã hội của ngôn ngữ.
2- Một số quan niệm về bản chất của ngơn ngữ
Các nhà ngôn ngữ học hiện đại cho rằng ngôn ngữ mang bản chất xã hội. Nhưng có
một số nhà ngôn ngữ học không thừa nhận quan điểm này mà đã đưa ra mộït số quan điểm
đối lập.
2.1 Nhiều nhà khoa học đã tìm cách chứng minh ngôn ngữ là một hiệân tượng tự
nhiên:
a) Ngôn ngữ hoạt động và phát triển theo quy luật tự nhiên: quan điểm này coi ngôn
ngữ giống như 1 cơ thể sống (1 sinh vật) tồn tại và phát triển qua các giai đoạn:
• Nảy sinh
• Trưởng thành
• Hưng thịnh
1


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

• Suy tàn
• Diệt vong
Quan điểm này được lý giải dựa trên các hiện tượng trong các hệ thống ngôn ngữ
như hiện tượng từ cũ, nghóa cũ bị biến mất và nhiều từ mới, nghóa mới xuất hiện. Thậm chí

có những hệ thống ngôn ngữ đã trở thành tử ngữ (Latin, Phạn…).
Sự lý giải này không đủ sức thuyết phục. Bởi vì qui luật phát triển của ngôn ngữ
không giống 1 sinh vật. Ngôn ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, và không
hoàn toàn bị hủy diệt. Nhìn vào tổng thể, thì một hệ thống ngôn ngữ lớn mạnh dần theo
thời gian. Hiện tượng một số ngôn ngữ trở thành tử ngữ có 2 lí do: hoặc là dân tộc dùng
ngôn ngữ đó bị diệt vong hoàn toàn (Tiên Li ở Trung Quốc) hoặc là ngôn ngữ đó được
thay thế bằng một hệ thống ngôn ngữ khác tiến bộ hơn (Latin và Phạn). Mặt khác dù trở
thành tử ngữ thì các ngôn ngữ đó vẫn lưu lại dấu tích trong các ngôn ngữ hiện đại.
Chẳng hạn, dấu tích tiếng Latin vẫn còn trong các ngôn ngữ Ấn Âu; hoặc trong tiếng
Việt, nhiều từ cổ, nghóa cổ đã mất đi (không dùng nữa) nhưng nó vẫn lưu lại trong các đơn
vị từ vựng hiện đại. Ví dụ: xe cộ, đường sá, chợ búa…).
b) Đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người tức là coi hoạt động nói
năng của con người là có tính bản năng giống như ăn, khóc, đi, đứng, ngủ,... Quan điểm
này được lí giải căn cứ vào sự quan sát quá trình lớn lên của một con người. Người ta thấy
rằng: mọi đứa bé chào đời đều biết khóc, rồi biết cười, biết đi… và biết nói giống như
nhau, thậm chí những âm thanh đầu tiên ở trẻ con ở các quốc gia khác nhau lại giống
nhau.
Tuy nhiên, một thực tế phải thừa nhận là các hoạt động bản năng ở con người có thể
tồn tại, phát triển cô độc ngoài xã hội, còn ngôn ngữ thì không thể. Nếu một đứa trẻ bị
tách khỏi xã hội thì các hoạt động bản năng vẫn phát triển nhưng nó sẽ không biết nói,
(chẳng hạn các câu chuyện có thật về hai đứa bé Ấn Độ được phát hiện ở trong một hang
sói 1920).
c) Đồng nhất ngôn ngữ với các đặc trưng chủng tộc như: màu da, hình thể các bộ
phận cơ thể (mũi cao, mắt xanh…) và cho ngôn ngữ có tính di truyền. Bởi vì người ta thấy
người Việt Nam nói tiếng Việt…Quan điểm này hết sức phi lý, vì một thực tế hiển nhiên là
một đứa bé người Việt được sống trong cộng đồng người Anh, thì nó sẽ không biết tiếng
Việt hoặc ngược lại. Mặt khác, nhìn rộng hơn ta thấy ranh giới chủng tộc và ranh giới ngôn
ngữ của các quốc gia không trùng nhau. Một chủng tộc có thể nói nhiều ngôn ngữ khác
nhau (Hi Lạp, Xécbi). Và ngược lại nhiều chủng tộc nói một ngôn ngữ (Mó).
Hơn nữa, người ta có được ngôn ngữ không phải do cha mẹ di truyền lại mà là nhờ

tiếp thu, học tập từ những người xung quanh trong quá trình lớn lên. Vì thế vốn ngôn ngữ ở
mỗi người lớn dần lên qua quá trình giao tiếp với những ngøi xung quanh.
d) Đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu của động vật:
Cơ sở của quan điểm này là các hiện tượng: một số loài động vật cũng có khả năng
dùng âm thanh để thông tin với nhau (gà mẹ gọi con) hoặc để biểu thị cảm xúc (gà trống
gọi gà mái, bò con, chó mẹ,…) thậm chí có những con vật còn hiểu được câu nói của con
người (chó) hoặc nói theo người (vẹt).
Thực ra, các hiện tượng nêu trên chỉ là những hiện tượng sinh học, hay những phản
xạ (không hoặc có điều kiện) mà nhà sinh vật học nổi tiếng Páplốp đã gọi là hệ thống tín
hiệu thứ nhất. Các hiện tượng này có cả ở người và vật (ở người như tiếng bắt chước của
trẻ em, tiếng kêu sợ hãi khi gặp bất trắc…). Còn tiếng nói của người thuộc hệ thống tín
2


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

hiệu thứ hai. (tín hiệu của tín hiệu thứ nhất) nó gắn liền với tư duy trừu tượng với việc tạo
ra khái niệm chung và từ.
Mặt khác so với tiếng kêu của loài vật ngôn ngữ con người khác hẳn về chất. Những
tiếng kêu của loài vật là bẩm sinh và sự trao đổi thông tin là vô ý thức là bản năng, là kết
quả của quá trình di truyền khác với quá trình học nói ở trẻ. Còn hiện tïng một số con
vật học nói được tiếng ngøi thì đó là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều
kiện. Chúng không có khả năng tự lónh hội hay tự phát âm khi ở một tình huống nói năng
khác với những kích thích chúng được luyện.
2.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng cá nhân
Những người theo quan điểm này phê phán quan điểm coi ngôn ngữ là hiện tượng tự
nhiên và cũng không thừa nhận ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Quan điểm này càng rất
phi lí vì nếu mỗi người dùng một ngôn ngữ khác nhau thì không thể giao tiếp được. Trong

thực tế, mỗi người có thể sử dụng ngôn ngữ một cách khác nhau nhưng nếu không có
những yếu tố chung, thì không thể giao tiếp vì người này nói, người kia không thể hiểu và
ngược lại.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn mực của mỗi cộng đồng dân tộc với các
biến dạng khác của nó trong các cộng đồng nhỏ hơn (địa phương, tầng lớp) là biểu hiện
sinh động đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Nếu trong phạm vi giao tiếp toàn xã hội
mà một người sử dụng tiếng địa phương (chứ chưa phải là cá nhân) thì cũng đã gây ra sự
khó khăn cho giao tiếp, và do đó làm giảm hiệu quả giao tiếp. Vì thế cái gọi là ngôn ngữ
cá nhân (ngôn ngữ nhà thơ này, nhà thơ khác…) thực ra là sự vận dụng ngôn ngữ chung ở
mỗi người, nó không thóat khỏi qui tắc chung của ngôn ngữ cộng đồng.
3- Bản chất xã hội của ngôn ngữ
3.1. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ nảy sinh, tồn tại,
phát triển do ý thức của con người. Trong cuộc sống, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp
thiết yếu của con người. Không có ngôn ngữ, xã hội loài người không thể tồn tại và phát
triển.
Từ thời cổ xưa , con người đã biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ cùng với lao động, tư
duy là các nhân tố tạo nên con người xã hội.
Xét mặt lịch sử, ngôn ngữ luôn gắn bó mật thiết, cùng tồn tại và phát triển với con
người và xã hội loài người.
3.2. Ngôn ngữ chỉ nảy sinh và phát triển trong xã hội loài người, phục vụ cho nhu cầu
của con người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không tồn tại .
3.3. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật. Việc đồng nhất ngôn ngữ với bản
năng sinh vật của con người tức là coi hoạt động nói năng của con người là có tính bản
năng giống như ăn, khóc, đi, đứng, ngủ,... là một sai lầm. Các hoạt động bản năng ở con
người có thể tồn tại, phát triển cô độc ngoài xã hội, còn ngôn ngữ thì không thể. Ngôn ngữ
không mang tính bẩm sinh hay di truyền. Nó là kết quả của sự học hỏi, bắt chước do tiếp
xúc với xã hội xung quanh.
3.4. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng cá nhân. Ngôn ngữ hình thành và phát
triển theo qui luật khách quan không phụ thuộc ý chí từng cá nhân; nó được dùng trong
phạm vi cả một xã hội, cả cộng đồng và phục vụ cho cả cộng đồng ấy. Nó là sự quy ước

của cả một cộng đồng. Nó mang bản sắc, phong cách của từng cộng đồng, từng xã hội, đặc
biệt là bản sắc từng dân tộc. Mỗi cá nhân muốn sử dụng ngôn ngữ phải tuân theo những qui
ước chung của xã hội, muốn sáng tạo gì cũng phải tuân theo qui ước chung.Vai trò của cá
3


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

nhân trong sự phát triển của ngôn ngữ là ở chỗ góp phần làm bộc lộ những khả năng tiềm
tàng của ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ giàu đẹp lên và hoàn thiện hơn.
3.5. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt.
Chủ nghóa Mác phân biệt các hiện tượng xã hội ra hai loại: cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Trong đó cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội ở một giai
đoạn phát triển nào đó: còn kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị,
pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật,… của xã hội cùng những tổ chức tương ứng với chúng
(chẳng hạn pháp quyền: tòa án, chính trị có đảng phái, tôn giáo có giáo hội…). Đối chiếu
với hai hiện tượng xã hội này, thì không có ý kiến nào coi ngôn ngữ thuộc cơ sở hạ tầng,
nhưng có nhiều ý kiến coi ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, so với kiến
trúc thượng tầng, ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt.
Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng cho nên khi cơ sở hạ
tầng bị sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng để thay thế bởi một kiến
trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng mới, còn ngôn ngữ vẫn không được thay thế bằng một
ngôn ngữ mới mà nó chỉ tiếp tục phát triển để hoàn thiện những cái đã có.
• Khi xã hội phân chia giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp (nó phục vụ
cho một giai cấp nào đó) còn ngôn ngữ không có tính giai cấp. Đấu tranh giai cấp không
dẫn đến phân chia ngôn ngữ, bởi vì các giai cấp đối kháng vẫn phải liên hệ trao đổi với
nhau, cho nên phải có ngôn ngữ chung. Tính giai cấp chỉ biểu hiện ở việc vận dụng ngôn
ngữ chung của cộng đồng. Mỗi tầng lớp người ở giai cấp này thường có cách nói năng, diễn

đạt khác với tầng lớp người ở một giai cấp khác (chẳng hạn tầng lớp quý tộc thích dùng từ
ngữ hoa mó trang trọng, cầu kì còn người lao động thích dùng những từ ngữ đơn giản mộc
mạc, có phần thô thiển. Đó chỉ là sự lựa chọn khác nhau của những tầng lớp người khác
nhau đối với cùng một hệ thống ngôn ngữ theo những cách riêng và cho những mục đích
riêng khác nhau. Bản thân ngôn ngữ ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội.
• Kiến trúc thượng tầng chỉ liên hệ gián tiếp với sản xuất qua cơ sở hạ tầng cho nên
nó không phản ánh kịp thời, trực tiếp sự thay đổi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong khi đó ngôn ngữ có khả năng phản ánh kịp thời, trực tiếp những thay đổi trong sản
xuất cũng như trong mọi lónh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Như vậy, ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mà nó là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ ø phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp,
trao đổi, tư tưởng, tình cảm, giúp cho người ta hiểu nhau cùng nhau tổ chức hoạt động
chung trên mọi lónh vực quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội và đời thường. Những
đặc thù này chỉ riêng ngôn ngữ mới có để cho nó khác biệt với các hiện tượng xã hội khác.
Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Các giai cấp cùng tồn tại trong xã hội đều dùng chung
một ngôn ngữ.
Ngôn ngữ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, nhằm đáp ứng nhu
cầu vô cùng quan trọng của con người là giao tiếp. Giao tiếp cũng là chức năng cơ bản nhất
của ngôn ngữ. Với chức năng này, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
xã hội loài người.
Khác với các hiện tượng xã hội khác, ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng
và cũng không phải là yếu tố của cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ không có tính giai cấp, không dễ
bị thay đổi bởi ý muốn của một cá nhân hay một bộ phận người nhất định nào đấy.
II- CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của con người
4


TIẾNG VIỆT 1


Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

Con người luôn có nhu cầu giao tiếp. Giao tiếp để trao đổi thông tin, truyền đạt nhận
thức, tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác. Hoạt động giao tiếp có tầm quan
trọng đặc biệt vì không có giao tiếp thì không thể có một xã hội có tổ chức như ngày nay.
Trong một hoạt động giao tiếp phải có ít nhất hai người và sử dụng một phương tiện giao
tiếp nhất định. Có rất nhiều phương tiện giao tiếp như nét mặt, điệu bộ, hình vẽ, âm thanh,
ánh sáng ...(phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ). Tuy nhiên giao tiếp bằng ngôn ngữ là
hoạt động giao tiếp cơ bản và tiện lợi nhất.
Trong số các phương tiện giao tiếp kể trên thì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất. Bởi vì :
- Xét về mặt lịch sử thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp lâu đời nhất. Nó ra đời
trước các phương tiện khác .Người ta dùng nó để qui ước các phương tiện khác như chữ
viết, hình vẽ, đèn báo...
- Không bị giới hạn không gian và thời gian: ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của
con người ở khắp mọi nơi, ở tất cả các lónh vực hoạt động của con người, giữa các thời đại
khác nhau. Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn chế hơn.
- Khả năng biểu thị tinh vi, tế nhị mọi mặt đời sống, đặc biệt mặt tình cảm, thái độ
của con người .
Nhờ ngôn ngữ con người mới giao tiếp với nhau được. Ngược lại, chính giao tiếp làm
cho ngôn ngữ được phát triển. Mác và Ăng-ghen đã từng viết: “Ngôn ngữ chỉ nảy sinh từ
nhu cầu, từ sự cần thiết thật sự phải giao tiếp với những người khác”. Thông qua giao tiếp,
con người cũng “thống nhất được ý kiến” và thỏa thuận ngầm được với nhau về các quy tắc
trong ngôn ngữ
2. Ngôn ngữ là công cụ của nhận thức, tư duy
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nhưng nhân tố quyết định cho hoạt động giao tiếp
là nội dung giao tiếp lại là kết quả của quá trình nhận thức và phản ánh thực tế khách quan
của con người, kể cả mặt tình cảm.
- Ngôn ngữ là công cụ của nhận thức, tư duy. Con người nhận thức thế giới khách
quan bằng những cảm nhận do các giác quan mang lại (nhận thức cảm tính). Từ đó hình

thành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phản ánh bản chất, qui luật của sự vật, hiện
tượng, qua đó hình thành các khái niệm.
Khái niệm là gì? Khái niệm chứa đựng những thuộc tính cơ bản, chung nhất của các
loại đối tượng, hiện tượng và được biểu đạt bằng các yếu tố ngôn ngữ, các tín hiệu ngôn
ngữ.
Nhận thức được trao đổi qua giao tiếp và ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Hoạt
động tư duy thầm lặng cũng cần có ngôn ngữ .
- Ngôn ngữ là phương tiện lưu trữ, bảo toàn và cố định kết quả nhận thức tư duy.
- Ngôn ngữ và nhận thức tư duy có quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là cái biểu
đạt, nhận thức tư duy là cái được biểu đạt. Mác nói :“ Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là
ngôn ngữ”. Tư tưởng thể hiện bằng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất.
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy không phải là mối quan hệ đồng nhaát.

5


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở nhiều mặt:
NGÔN NGỮ
TƯ DUY
- Ngôn ngữ là vật chất
- Tư duy là tinh thần
- Hình thức của ngôn ngữ là âm thanh, nó - Tư duy nảy sinh từ não (có tính vật chất)
có các thuộc tính vật chất như: độ cao, độ nhưng lại mang tính tinh thần. Nó không có
mạnh, độ dài, âm sắc và con người có thể những thuộc tính vật chất như khối lượng, trọng
cảm nhận bằng trực giác (thính giác)

lượng, mùi vị …
m lạ
giao
tiếnp ngữ
và nhậ
chứ
năangtưquan
trọng đương
nhất củlà
a ngô
ngữm.
-Tó
Đơn
vịi,củ
a ngô
là ânmthứ
vị,c,âtư
m duy
tiết,là -hai
Đơn
vịc củ
duy tương
kháni niệ

chứ
ngữ
. n.
từ,ccâ
u. c năng trên biểu hiện bản chất của ngô
và nphá

n đoá
3.
Hoạ
t
độ
n
g
ngô
n
ngữ
- Ngôn ngữ mang tính dân tộc. Kết quả - Tư duy có tính nhân loại. Mọi người đều suy
c hiệ
chức nă
g củ
a mình,
ngữ phả
trạcngnhư
thánhau
i hoạtcho
độnnê
g nthườ
xuyê
củểtưthự
duy
(ý nnghóa,
tư ntưở
ng)
được ngô
thể n nghó,
nhậi nở thứ

quyngluậ
t củna

c nbiể
hiệ
g thứctrong
: dạng tư
nóiduy
và chung
dạng viế
t. Dạ
viếnt sử
g trong
hiệđượ
n bằ
g unhữ
ngn dướ
cácihhai
khádạ
c nnhau
cho
toànng nhâ
loạdụ
i. nKế
t quả mọ
củai
lónh
vự
c
sinh

hoạ
t

n
g
ngà
y
,
cả
trong

n
h
vự
c
khoa
họ
c
,

n
nghệ
,

o
chí
,

n
h

chính
các ngôn ngữ khác nhau. Mỗi ngôn ngữ tư duy là tài sản chung của nhân loại
...Dạ
i sử
dụnngriê
ânmgthanh, cử chỉ và thường giao tiếp trực diện với người nghe.
có cáncghnó
biể
u hiệ
Trong giao tiếp diễn ra hiện tượng trao đổi các ngôn bản (ở cả hai dạng nói và viết).
Hành động ngôn ngữ là các hoạt động sản sinh và tiếp nhận các ngôn bản. Chẳng hạn, A
viết thư (hoặc nói chuyện) với B là A đã làm một hành động ngôn ngữ – hành động sản
sinh ngôn bản – và B đã làm hành động tiếp nhận ngôn bản.
Hệ thống các hành động ngôn ngữ gọi là hoạt động ngôn ngữ. Tất nhiên mỗi hành
động ngôn ngữ phải là một yếu tố của hệ thống và phải có quan hệ với các hành động ngôn
ngữ khác trong cùng hệ thống. Ví dụ: hành động hỏi và hành động trả lời tạo thành một
hoạt động ngôn ngữ.
Trong hoạt động ngôn ngữ, các yếu tố ngôn ngữ vừa giữ nguyên bản chất vừa biến
đổi chuyển hoá linh hoạt theo các nhân tố hoạt động giao tiếp, nhưng không phải là tùy
tiện.
III- NGUỒN GỐC, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGƠN NGỮ VÀ SỰ HÌNH
THÀNH NGƠN NGỮ DÂN TỘC, SỰ TIẾP XÚC NGƠN NGỮ
1- Nguồn gốc của ngôn ngữ
1.1 Đã từng có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người.
Có quan niệm cho rằng chính thượng đế phú cho con người tiếng nói, hoặc lý giải nguồn
gốc ngôn ngữ theo thuyết tượng thanh, hoặc theo thuyết cảm thán, hoặc theo thuyết về
tiếng kêu động vật... Có thể nói rằng, đây là những quan niệm sai lầm về nguồn gốc của
ngôn ngữ loài người .
- Thuyết tượng thanh:
Thuyết này manh nha từ thời cổ đại nhưng phổ biến ở giai đoạn thế kỷ XVII đến XIX

và hiện nay vẫn có người thừa nhận. Theo thuyết này thì ngôn ngữ là do ý muốn tự giác
hoặc không tự giác của con người bắt chước các âm thanh trong thế giới tự nhiên tạo ra.
Nghóa là con người dã dùng cơ quan phát âm của mình để mô phỏng những âm thanh do sự
vật phát ra: như tiếng vật kêu, suối chảy, gió thổi …
Ví dụ: meo meo, quạ quạï, róc rách, rì rào…

6


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

Cơ sở của thuyết này là dựa vào hiện tượng từ tượng thanh và từ sao phỏng có mặt
trong mọi ngôn ngữ.
- Thuyết cảm thán:
Thuyết này phát triển ở thế kỷ XVIII – XX những người theo thuyết này cho rằng
ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh phát ra do những cảm xúc vui, buồn,
mừng, giận, đau đớn …
Cơ sở của thuyết này là những thán từ và những từ có mối liên hệ gián tiếp giữa âm
hưởng của từ với trạng thái cảm xúc của con người trong các ngôn ngữ.
Ví dụ: các thán từ : ối, ui da, ái chà … hoặc : các cụm từ chao ôi, trời ơi, hỡi ôi… gợi
cảm xúc buồn đau.
- Thuyết tiếng kêu trong lao động:
Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XIX, theo thuyết này thì ngôn ngữ xuất hiện từ những
tiếng kêu trong lao động tập thể. Chẳng hạn như: tiếng hổn hển do người ta lao động cơ
năng phát ra, tiếng kêu cứu khi gặp nguy hiểm (thú dữ chẳng hạn).
Cơ sở của thuyết này là những từ mô phỏng các động tác lao động, nhịp lao động.
- Thuyết khế ước xã hội:
Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XVIII, và quan niệm ngôn ngữ là do con người thỏa

thuận với nhau qui định ra.
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ:
Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XIX – XX. Những người theo thuyết này cho rằng: lúc
đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng mà phải dùng tư thế thân thể và động tác của
tay để giao tiếp. Thứ ngôn ngữ cử chỉ này cũng có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm…. Còn
ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ là ngôn ngữ của các đạo só dùng để giao tiếp với các vật
tổ của họ. Nó có tính chất thần bí, huyền diệu và được q trọng, giữ gìn như một vật q
giá, bí mật.
1.2. Theo quan điểm của chủ nghóa duy vật biện chứng, ngôn ngữ hình thành và phát
triển do nhu cầu xã hội của con người và đáp ứng những hoạt động xã hội của con người.
Nó hình thành cùng với sự hình thành của con người xã hội .
Theo quan điểm này, chính lao động là điều kiện để cơ quan phát âm con người phát
triển hoàn thiện. Việc ăn thức ăn chín làm cho não phát triển khiến cho toàn bộ hoạt động
nhận thức, tư tưởng có những biến đổi về chất. Cũng chính nhờ lao động, con người đứng
thẳng, tầm nhìn mở rộng tạo điều kiện cho sự mở rộng sự hiểu biết của con người về thế
giới khách quan.
Như vậy, lao động đã tạo nên con người, tạo nên những tiền đề sinh vật học cho sự
hình thành và phát triển những đặc trưng xã hội của con người, trong đó có tiếng nói. Chính
lao động còn tạo ra các tiền đề xã hội khác nữa: con người nảy sinh nhu cầu giao tiếp, nhu
cầu đó còn nảy sinh phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã không ngừng phát triển cùng với
sự phát triển của con người – xã hội loài người .
Tóm lại, lao động tạo ra con người và tạo ra những tiền đề cho sự hình thành và phát
triển của tư duy cùng ngôn ngữ loài người.
Ngôn ngữ hình thành cùng với con người và xã hội loài người nên cũng phát triển
cùng với con người và xã hội loài người .
2- Qui luật phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ cũng như các hiện tượng xã hội khác, luôn biến đổi và phát triển. Nhưng
ngôn ngữ không phát triển, biến đổi theo cách đột biến. Nó luôn trong trạng thái biến đổi,
7



TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

kế thừa và phát triển, nghóa là luôn tạo ra những yếu tố mới bên cạnh sự kế thừa hệ thống
ngôn ngữ cũ.
Các phương diện trong hệ thống ngôn ngữ phát triển biến đổi không đều nhau. Lãnh
vực từ vựng biến đổi nhanh chóng và rõ rệt nhất, lãnh vực ngữ âm biến đổi chậm hơn và
ổn định nhất là lãnh vực ngữ pháp.
3- Tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng các cá nhân hay tập thể – chủ thể ngôn ngữ – sử
dụng hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, vì một lí do nào đó về địa lí, chính trị, kinh tế, văn
hóa...mà gặp gỡ, trao đổi với nhau.
Ví dụ: những cộng đồng người nói hai thứ tiếng khác nhau nhưng l ở gần nhau và
thường xuyên giao tiếp với nhau, hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra.
Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng thường xuyên diễn ra và phổ biến đối với các ngôn
ngữ trên thế giới. Tiếp xúc ngôn ngữ tạo ra hiện tượng song ngữ hay đa ngữ.
Sự tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra từ lịch sử xa xưa,nhưng đặc biệt có điều kiện thuận lợi
hơn trong những thế kỷ gần đây, nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi sự giao lưu trong quốc
gia và quốc tế phát triển ở mức độ cao. Ở nước ta chẳng hạn thời kỳ lịch sử xa xưa chỉ có sự
tiếp xúc giữa tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong nước. Rồi đến thời kỳ
tiếng Việt có sự tiếp xúc với tiếng Hán và ngôn ngữ của các quốc gia trong khu vực lân
cận. Những chặng đường tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác gắn liền với lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đáng kể nhất là sự tiếp xúc Hán – Việt.
Sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt kéo dài nhiều thế kỉ và để lại những dấu ấn đậm.
Trước tiên phải thấy rằng sự tiếp xúc Hán Việt là một tác nhân quan trọng làm cho tiếng
Việt tách khỏi nhóm ngôn ngữ Việt Mường để phát triển với tư cách là một ngôn ngữ độc
lập. Thứ đến là sự tiếp xúc này để lại một vốn từ gốc Hán khá lớn trong vốn từ tiếng Việt
làm cho tiếng Việt ngày càng có khả năng đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu giao tiếp ngày

càng cao của người Việt.
Bên cạnh sự tiếp xúc Hán Việt, còn có sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác ở những giai đoạn khác nhau của lịch sử. Đến khi có sự giao lưu với phương Tây,
tiếng Việt lại có sự tiếp xúc với cả tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức,...Đến nay,
đang diễn ra sự tiếp xúc rộng rãi hơn nhiều giữa tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác trên
thế giới.
Trải qua hàng ngàn năm tiếp xúc với các ngôn ngữ khác ở khu vực và trên thế giới,
tiếng Việt vẫn trường tồn và phát triển, ngày càng phong phú, ngày càng đảm nhiệm được
những chức năng xã hội trọng đại, mà không đánh mất bản sắc dân tộc của mình.

8


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU
I. KHÁI NIỆM VỀ TÍN HIỆU (KÝ HIỆU)
1. Tín hiệu là gì?
Trong giao tiếp hiện nay, chúng ta dùng nhiều tín hiệu như: tiếng kẻng báo giờ học,
biển báo giao thông, tín hiệu hàng hải, ký hiệu trong toán học, hóa học, vật lý... Con người
thường dùng một yếu tố vật chất nào đó thay thế cho một cái khác hoặc thay thế cho một
khái niệm trừu tượng. Từ đó, ta có khái niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan của con người, làm cho người
ta tri giác được và thông qua đó biết về một cái gì đó khác ở ngoài vật đó.
Một tín hiệu phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải là một yếu tố vật chất mà con người có thể nhận được bằng các giác quan –
yếu tố vật chất ấy gọi là cái biểu đạt.
- Phải gợi ra một cái gì khác chứ không phải là chính nó - gọi là cái được biểu đạt

(có thể là phạm trù tinh thần)
- Mối quan hệ giữa hai mặt trên phải được người sử dụng tín hiệu trên nhận thức như
là hai mặt của tín hiệu, tức là người ta phải liên hệ cái biểu đạt với cái được biểu đạt.
- Một yếu tố vật chất nào đó chỉ trở thành tín hiệu khi nó nằm trong một hệ thống
nhất định. Khi tách ra khỏi hệ thống ấy có thể nó không còn là một tín hiệu nữa, hay khi nó
được đặt trong hệ thống khác thì nó trở thành một tín hiệu khác, có cái được biểu đạt khác.
Ví dụ (VD): đèn màu đỏ (cái biểu đạt) trong hệ thống đèn giao thông biểu đạt nội
dung “dừng lại” (cái được biểu đạt) còn trong chùm đèn trang trí thì không có nội dung đó.
Còn khi đặt nó trên một ngọn tháp cao thì lại biểu đạt nội dung “có chướng ngại vật”, máy
bay phải cảnh giác. Như vậy, đèn màu đỏ nằm trong hai hệ thống khác nhau và có hai nội
dung biểu đạt khác nhau. Nó là hai tín hiệu còn trong chùm đèn trang trí, đèn đỏ không gợi
ý nghóa khác nên nó không phải là tín hiệu.
2. Các loại tín hiệu
2.1. Nếu căn cứ vào đặc điểm vật lý của cái biểu đạt có:
- Tín hiệu thị giác. VD: đèn giao thông, đèn signal.
- Tín hiệu thính giác. VD: còi xe, kẻng , trống báo giờ học, còi tầm.
- Tín hiệu xúc giác. VD: độ trơn láng của sản phẩm gỗ, đá cho biết sản phẩm tốt.
- Tín hiệu vị giác. VD: vị của nước mắm cho biết nước mắm đã ngấu (tới).
2.2. Căn cứ vào nguồn gốc có: tín hiệu tự nhiên, tín hiệu nhân tạo.
Ví dụ:
- Tín hiệu tự nhiên: mây đen dày đặc báo hiệu sắp mưa...
- Tín hiệu nhân tạo: chữ viết, hệ thống đèn giao thông...
2.3. Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu, ta có :
- Dấu hiệu: đó là các tín hiệu mà các biểu đạt thực chất là một bộ phận hoặc một
thuộc tính cấu thành của cái được biểu đạt.
VD : vết chân người in trên cát là dấu hiệu cho biết có người đi qua. Tiếng chim kêu
trên cành cây là dấu hiệu cho biết có con chim trên đó.
- Hình hiệu: là các tín hiệu mà cái biểu đạt là sự mô phỏng thực tế của cái được biểu
đạt.
VD: các bảng báo giao thông, bản ñoà …


9


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

- Ước hiệu: là các tín hiệu mà mối quan hệ giữa hai mặt của nó do con người qui ước.
VD: cành cây treo ở ngoài cửa nhà của một tộc người dân tộc thiểu số có nghóa là
không được vào.
Đa phần các tín hiệu ngôn ngữ là các ước hiệu, chỉ có một phần rất nhỏ hình hiệu
(các từ tượng thanh). Các đơn vị từ vựng trong ngôn ngữ là các tín hiệu. Mỗi đơn vị từ vựng
đều có 2 mặt: mặt vật chất - âm thanh của từ (CBĐ) và ý nghóa của từ (CĐBĐ). Ý nghóa
của mỗi đơn vị này là do con người qui ước. Qui ước này được các thành viên trong một
cộng đồng ngôn ngữ thỏa thuận, chấp nhận. Chính vì vậy, một cá nhân không thể tự thay
đổi theo ý muốn cá nhân hay bằng quyền lực của mình. Đặc trưng thứ nhất thể hiện rõ bản
chất tín hiệu của ngôn ngữ.
II. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không
phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một
cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
1. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ
1.1- Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với
hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ
thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những
thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ
ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
Ví dụ: giá trị của đèn trong hệ thống đèn điện trong nhà (không phải hệ thống tín
hiệu) là khả năng phát sáng, mức độ tiêu thụ điện năng, độ bền… Đó là những giá trị vật

chất của yếu tố đó. Còn giá trị của đèn trong hệ thống đèn giao thông (hệ thống tín hiệu)
là thuộc tính màu sắc mà người ta gửi vào đó những ý nghóa như là được đi (đèn xanh) hay
không được đi (đèn đỏ).
1.2- Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ: mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt mà thành. Cái biểu đạt trong ngôn ngữ là hình thức
ngữ âm, còn cái được biểu đạt là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
1.3- Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương
quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước
mình" trong tiếng Việt được biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu
thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy
ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
1.4- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ: CBĐ của tín hiệu ngôn ngữ (âm thanh hay
chữ viết) đều xuất hiện lần lượt, kế tiếp nhau khi nói hay khi viết. Chẳng hạn, khi nói và
khi viết câu Chúng tôi là các sinh viên mới thì bộ máy phát âm phát lần lượt từng tiếng theo
trật tự, tiếng này không thể phát chồng lên tiếng kia. Khi viết cũng vạây, các chữ phải nối
tiếp nhau lần lượt trên mặt giấy.
1.5- Giá trị khu biệt của tín hiệu ngôn ngữ: trong một hệ thống tín hiệu, cái quan
trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc
trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng
ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể
tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả
các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt v.v…, tất cả đều
10


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH


quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó
khác với chữ cái khác: chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn,
có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dó như vậy là vì chữ A
nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu.
2. Những đặc trưng cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ .
2.1- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và
không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ
thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương
đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là
đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có
nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số
lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả các từ của ngay
tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát triển, bổ sung thêm.
2.2- Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ
thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương
đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao
gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị
v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống
hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể
chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v…
2.3- Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người
ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong
những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc tính của những
đơn vị được phân xuất trọng khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị
bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti,
tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm"
các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm
các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì
vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau.
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không phải bất cứ

tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và
hình vị hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác nhau, bởi vì ở đấy không
tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của những đơn
vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero, nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì
chức năng của chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo lên: - U! Có thể
coi đây là một câu, nhưng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và cuối
cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta gọi ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghóa là các cấp độ. Thực ra, đây chỉ là những mặt,
những lónh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
2.4- Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghóa là mỗi cái biểu hiện chỉ
tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn
ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng
hạn, các từ đa nghóa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với
một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghóa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là
11


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho
nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái
tình cảm của con người nữa.
2.5- Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường
được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo
ý muốn của con người. Ví dụ: Các loại tín hiệu nhân tạo khác chỉ do một số người thỏa
thuận tạo ra (3 tiếng kẻng, 6 tiếng kẻng, 1 hồi kẻng là quy ước tính thời gian trong một kì
thi…), do đó chúng dễ dàng thay đổi khi cần theo ý muốn của con người trong một thời gian,

không gian nhất định. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội
tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách
ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những
hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.
2.6- Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo
chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người
trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất
cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện
giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy
của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tóm lại, ngôn ngữ được tổ chức theo nguyên tắc tín hiệu: dùng âm thanh (chữ viết)
để biểu đạt những nội dung nhận thức về thế giới khách quan, biểu đạt tư tưởng, tình cảm
của con người. Tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán rất cao và tính hình tuyến rõ rệt.
III - BẢN CHẤT HỆ THỐNG CỦA NGÔN NGỮ
1- KHÁI NIỆM HỆ THỐNG
1.1. Sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh con người không tồn tại trong thế
đơn lẻ, cô lập, mà thường có quan hệ với nhau. chúng tạo thành những thể thống nhất,
những tập hợp trong hệ thống. Ví dụ: hệ thống các thiên thạch, hệ thống tổ chức giáo dục,
hệ thống ngôn ngữ ...
Khái niệm: hệ thống là một tổng thể bao gồm các yếu tố có quan hệ qua lại với nhau
và qui định lẫn nhau.
Yêu cầu của một hệ thống: có ít nhất hai yếâu tố, các yếu có liên hệ qua lại, qui định
lẫn nhau và tổ chức thành một chỉnh thể.
1.2. Trong hệ thống, yếu tố phần tử tạo nên hệ thống. Có những hệ thống lớn bao
gồm rất nhiều yếu tố. Trong hệ thống lớn có thể có nhiều hệ thống nhỏ. Mỗi hệ thống nhỏ
là một yếu tố tham gia tạo nên hệ thống lớn. Nói cách khác, trong một hệ thống lớn có thể
có nhiêù cấp độ tổ chức. Như vậy một yếu tố của hệ thống lớn có thể là một hệ thống nhỏ
chứa trong lòng nó những yếu tố nhỏ hơn .
1.3. Nói đến hệ thống không thể tách rời với cấu trúc. Cấu trúc của một hệ thống
thường được trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng các sơ đồ, bảng biểu, mô hình khi nghiên

cứu, khảo sát. Ví dụ sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt, sơ đồ tổ chức một cơ quan ...
1.4. Nằm trong hệ thống, các yếu tố có gía trị nhất định. Giá trị đó một phần được
quy định trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống .
Vì dụ : từ “đá” trong hai hệ thống (câu) sau có giá trị (nghóa) khác nhau:
(1) Bàn bằng đá rất chắc chắn .
(2) Nó đá quả bóng aáy.

12


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

2 - HỆ THỐNG NGÔN NGỮ.
Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó thỏa mãn những yêu cầu của một hệ thống. Nó là
tổng thể bao gồm rất nhiều yếu tố thuộc nhiều loại, nhiều cấp độ khác nhau có quan hệ với
nhau.
2.1. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ
Có thể khái quát các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ như sau:
- Âm vị: Yếu tố nhỏ nhất trong hệ ngôn ngữ là các âm vị. m vị là đơn vị ngữ âm nhỏ
nhất có chức năng khu biệt ý nghóa và âm thanh của từ. Toàn bộ các âm vị của một ngôn
ngữ lại tạo nên hệ thống âm vị. Hệ thống này là một cấp độ trong hệ thống ngôn ngữ .
- Hình vị: Yếu tố ở cấp độ cao hơn sau âm vị là các hình vị. Hình vị là đơn vị ngữ pháp
nhỏ nhất có nghóa và có chức năng tạo từ. Toàn bộ các hình vị tạo nên hệ thống. Nó là một
cấp độ của hệ thống ngôn ngữ.
- Từ: Từ là một yếu tố có số lượng rất lớn. Toàn bộ các từ tạo thành hệ thống từ vựng
của ngôn ngữ và tạo nên một cấp độ. Cấp độ từ cao hơn cấp độ hình vị, vì được tạo nên từ
các hình vị, bao gồm các hình vị. Cấp độ từ lại thấp hơn cấp độ câu, vì các từ họp lại mới
tạo nên câu, câu được cấu tạo từ các từ.

- Câu: Câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Câu không có sẵn như các yếu
tố ở trên mà nó được tạo ra trong từng hoạt động giao tiếp cụ thể. Vì thế câu có số lượng vô
hạn. Tuy vậy, chúng vẫn nằm trong hệ thống nhất định và là một cấp độ của hệ thống ngôn
ngữ.
- Trên cấp độ câu là lónh vực văn bản. Các đơn vị thường được nói đến ở lónh vực này
là đoạn văn và văn bản. Chúng cũng được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,
vì thế số lượng là vô hạn. Văn bản là một đơn vị (yếu tố) ngôn ngữ thực hiện chức năng
thông báo trọn vẹn , còn đoạn văn là đơn vị thể hiện trọn vẹn một tiểu chủ đề của văn bản .
Các đoạn văn và các văn bản tạo nên một hệ thống dựa trên những mối quan hệ về cấu
trúc , phong cách chức năng .
Như thế, trong hệ thống ngôn ngữ, số lượng các yếu tố là rất lớn. Chúng thuộc nhiều
loại khác nhau nhưng quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tạo nên hệ thống nhỏ trong lòng
hệ thống ngôn ngữ với nhiều tầng bậc khác nhau. Có thể nói rằng: Ngôn ngữ là hệ thống
của các hệ thống
2.2. Những quan hệ chủ yếu của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ
2.2.1. Quan hệ cấp độ (quan hệ cấp bậc, tầng bậc)
Quan hệ cấp độ là quan hệ giữa các yếu tố ở hai cấp độ khác nhau và quan hệ giữa các
cấp độ. Ví dụ như: âmvị là những yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất – cấp độ âm vị, kết hợp
nhau để tạo nên hình vị, yếu tố hình vị thuộc cấp độ hình vị, cao hơn cấp độ âm vị.
Có nhiều trường hợp đơn vị ở cấp độ dưới thực hiện được chức năng của đơn vị ở cấp độ
trên. Đó là trường hợp một đơn vị cấp trên được tạo nên bởi một đơn vị cấp dưới.
Ví du:ï các từ đơn (từ chỉ có một hình vị ) như : nhà, ăn, sách...
2.2.2. Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ hàng ngang, tuyến tính)
Các yếu tố ngôn ngữ khi kế tiếp nhau trong chuỗi hình tuyến thì nằm trong quan hệ
ngữ đoạn với nhau. Nói cách khác, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố kế cận,
cùng hiện diện trong một đơn vị ngôn ngữ, hay trong một chuỗi lời nói.
Các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn với nhau luôn luôn thuộc cùng một cấp độ và trực
tiếp kết hợp với nhau để tạo nên những đơn vị ở cấp độ cao hơn
Ví dụ trong câu :”những bộ phim này rất hấp dẫn “ ta có những quan hệ ngữ đoạn sau :
13



TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

- Quan hệ giữa cụm “ những bộ phim này “ với “ rất hấp dẫn”.
- Quan hệ giữa các cụm từ trong cụm từ trên : những – bộ – phim – này ; rất – hấp dẫn.
- Quan hệ giữa hai hình vị : hấp – dẫn trong từ hấp dẫn
- Quan hệ giữa các âm vị trong các hình vị trong các từ ở câu trên . Chẳng hạn: quan hệ
giữa các âm b và ô khi chúng kết hợp với nhau để tạo nên tiếng bộ. (chỉ có các đơn vị âm
đoạn mới có quan hệ ngữ đoạn với nhau. Trong tiếng bộ thanh nặng không có quan hệ ngữ
đoạn với b và ô)
Ở trong câu trên có những yếu tố đi liền nhau nhưng không trực tiếp quan hệ để tạo
nên những đơn vị ở cấp độ cao hơn thì không có quan hệ ngữ đoạn với nhau, như hai từ
“này “ và “rất“
2.2.3. Quan hệ liên tưởng (quan hệ dọc, quan hệ hệ hình )
Quan hệ liên tûng là quan hệ giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau,
nhưng có những thuộc tính nào đó giống nhau, do đó dễ gợi ra những sự liên tưởng đối với
nhau, và về nguyên tắc chúng có thể thay thế cho nhau được ở cùng một vị trí trong chuỗi
hình tuyến của ngôn ngữ.
Các yếu tố có quan hệ liên tưởng với nhau được biểu diễn trên một trục dọc, còn
các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn thì nằm trên một trục ngang.
Ví dụ :

(trục liên tưởng)

sẽ
đang
mới

vừa
đã

cất
châm
nấu
đun
pha

rượu
cà phê
chè
nước
trà
(trục ngữ đoạn)

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy các yếu tố nằm trong quan hệ liên tưởng (biểu diễn
bằng trục dọc – đường chấm chấm tượng trưng cho tính khiếm diện của các yếu tố) có thể
thay thế cho nhau và thuộc về cùng một loại, một hệ thống về ngữ âm, về ngữ pháp hoặc
về ngữ nghóa ...). Do đó, quan hệ liên tưởng là cơ sở cho sự lựa chọn yếu tố khi sử dụng.
Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống. Hệ thống ấy bao gồm rất nhiều yếu tố thuộc
nhiều loại khác nhau và ở các cấp độ khác nhau. Đồng thời các yếu tố lại nằm trong nhiều
mối quan hệ đa dạng. Do đó, các yếu tố ngôn ngữ có nhiều loại giá trị xét ở các bình diện
khác nhau, ở các tiểu hệ thống khác nhau.
Điều phức tạp hơn nữa là hệ thống ngôn ngữ khi hoạt động để thực hiện chức năng thì
còn diễn ra những sự biến đổi và chuyển hóa. Tuy nhiên, những biến đổi và chuyển hóa
luôn theo quy luật nhất định. Nhờ thế, ngôn ngữ trong hoạt động vẫn đảm bảo nguyên tắc
về tính hệ thống, và điều này giúp cho nó thực hiện được các chức năng trọng đại trên một
quy mô và một phạm vi rộng lớn của cuộc sống xã hội.


14


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT
I - NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT
1. KHÁI NIỆM TIẾNG VIỆT
Khái niệm tiếng Việt nếu nói một cách thật chính xác thì chỉ có thể dùng để trỏ tiếng
Việt từ khi nó bắt đầu tách ra khỏi nhóm Việt Mường chung, nghóa từ khi bắt đầu có cách
phát âm Hán Việt (khoảng trước đây trên một ngàn năm). Còn đối với những thời xa xưa
hơn nữa, thì về nguyên tắc, có lẽ ngôn ngữ học không nên dùng khái niệm này.
Thế nhưng, theo quan niệm truyền thống thì người ta thường dùng khi niệm tiếng Việt
để chỉ các nhóm ngôn ngữ nguồn gốc của nó. Ví dụ khi tìm hiểu nền văn minh Văn Lang,
Âu Lạc, người ta phải tính đến các thời đại của vua Hùng dựng nước, tức là vào khoảng
4000 năm trước đây. Vậy thì lúc này tổ tiên chúng ta cũng phải nói một thứ tiếng Việt
nguyên thủy, nhưng chắc chắn không phải là thứ tiếng Việt ngày nay. Vì vậy, ở đây nên có
một sự điều chỉnh đôi chút, một cách hiểu mềm dẻo hơn cho thích hợp với tình hình thực tế
với một hướng nghiên cứu về nguồn gốc tiếng Việt có thể đem đến những lí giải về nguồn
gốc xa xôi hơn của tiếng nói dân tộc.
2- CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC VÀ QUAN HỆ THÂN THUỘC CỦA
TIẾNG VIỆT
Vấn đề nguồn gốc và dòng họ của tiếng Việt được các học giả châu Âu quan tâm
đến trước nhất.
Đầu tiên, Lơ-gan (J.R Logan) và Xmít (X.Schmids) xếp tiếng Việt vào dòng MonKhmer (tiếng Môn phân bố chủ yếu ở Miến Điện và tiếng Khme phân bố chủ yếu ở Campu-chia). Xmít lại cho rằng dòng này có thể nhập với các ngôn ngữ vùng Nam Đảo để hợp
thành một họ ngôn ngữ lớn hơn mà ông gọi là họ Nam Á hay Nam phương. Ông thấy cơ
tầng Nam Á trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt chiếm tỉ lệ rất lớn.
Năm 1912, trong bài báo nổi tiếng “ Nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt, các phụ

âm đầu “ Ma-xpê-rô (Maspéro) đã đặt lại vấn đề nguồn gốc tiếng Việt. Ông viết:”Ngôn
ngữ đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hình thức hiện đại của tiếng Việt, theo tôi, chính là tiếng
Thái và vì thế tôi cho rằng tiếng Việt phải có quan hệ họ hàng với tiếng Thái “.
Cụ thể hơn, ông nêu ra các lí do sau :
- Trong tiếng Việt có rất nhiều từ cơ bản thuộc gốc Tày – Thái như: đồng, rẫy, mỏ,
gà, vịt, gạo, lưng, bụng …
- Giống như tiếng Thái và tiếng Hán, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết tính, không có
phụ tố, nhất là tiền tố và trung tố, có phương thức phụ tố (thay đổi hay thêm bớt phụ tố để
tạo từ mới).
- Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu giống như tiếng Thái và tiếng Hán, hệ thống
thanh điệu của tiếng Việt lại hợp với hệ thống thanh điệu của tiếng Thái cổ, trong khi đó
thì các ngôn ngữ thuộc dòng Môn-Khmer lại không có thanh điệu.
Do đó, Ma-xpê-rô cho rằng tiếng Việt có quan hệ họ hàng với dòng Thái-Tày.
Ý kiến Ma-xpê-rô trong một thời gian đã làm cho những người trước đây bênh vực
quan niệm cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc Môn-Khmer cảm thấy hoang mang, lúng túng.

15


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

Ít lâu sau, vào năm 1924, Prơ-zi-lút-ki chứng minh rằng thanh điệu chưa phải là chứng
cứ để có thể xác định được nguồn gốc của một ngôn ngữ, bởi vì, qua nhiều cứ liệu của các
ngôn ngữ khác nhau, người ta nhận thấy ở những điều kiện lịch sử nhất định thanh điệu có
thể xuất hiện hoặc mất đi.
Năm 1953, H.Ô-đri-cua (H. Haudricourt) trong bài “ Vị trí của tiếng Việt trong các
ngôn ngữ Nam Á“ đã chỉ ra rằng tiếng Việt thuộc vào họ ngôn ngữ lớn hơn và xưa hơn, đó
là tiếng Nam Á. Ông xếp tiếng Việt vào giữa nhóm Pluang-oa ở phía Tây bắc và nhóm

Mon-Khme ở phía Đông Nam. Ông chứng minh rằng trong tiếng Việt có rất nhiều từ gốc
Nam Á, trong đó nhiều từ mà Ma-xpê-rô cho là của tiếng Thái thì thực ra là thuộc gốc
Mon-Khme mà người Thái và người Lào đã vay mượn vào tiếng của họ. Ông cũng đưa ra
những bằng chứng thuyết phục về một thứ tiếng Việt cổ không có thanh điệu và sự nảy
sinh các thanh điệu trong tiếng Việt. Quan điểm của Ô-đri-cua được nhiều nhà ngôn ngữ
học đồng tình.
Năm 1985, nhà nghiên cứu Xô viết Ăng-đrê-ép (N.D.Andeev) trong bài “ Vấn đề
nguồn gốc của tiếng Việt“ (tạp chí Đông phương học, số 2-1985) lại củng cố thêm luận
điểm cho rằng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Nam Phương).
3- QUAN HỆ HỌ HÀNG CỦA TIẾNG VIỆT
Họ ngôn ngữ Nam Á có địa bàn hoạt động khá rộng: từ đông bắc Ấn Độ, nam
Trung Quốc cho tới các đảo giáp châu Đại Dương. Họ ngôn ngữ này gồm nhiều nhánh
ngôn ngữ, chẳng hạn nhánh Munda ở Ấn Độ (vốn đã tách ra từ rất sớm), tiểu chi Khasi,
tiểu chi Pluangwa (ở Vân Nam – Trung Quốc), các ngôn ngữ ở vùng cực nam châu Á.
Các ngôn ngữ Nam Á có chung đặc điểm:
- Hệ thống ngữ pháp cơ bản giống nhau
- Hình thức cấu tạo từ giống nhau.
- Hình thức lặp, láy giống nhau.
Trong quá trình phát triển, do có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ khác nhau, ngữ hệ Nam
Á (Nam phương) tách thành 2 dòng chính là dòng Nam Thái và dòng Nam Á. Trong dòng
Nam Á có nhánh Môn – Khmer ở cao nguyên trung phần Nam Á. Nhánh này có tiểu nhánh
Việt Mường. Trong quá trình phát triển, nhánh Việt Mường dần dần tách thành hai nhóm
ngôn ngữ đơn tiết và đa tiết. Trong nhóm đơn tiết có 2 ngôn ngữ chính là tiếng Việt và
tiếng Mường. Quá trình chuyển biến này để lại nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng giữa
tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong dòng Môn Khmer và nhánh ngôn ngữ Việt Mường.
Khảo sát nhiều từ trong lớp từ vựng cơ bản trong các ngôn ngữ này, có thể thấy sự gần gũi
về âm thanh giữa các từ tương ứng về nghóa.
Có thể quan sát sơ đồ Ngữ hệ Nam phương do M.Ferlus xây dựng để thấy nguồn gốc
và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt.


16


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

SƠ ĐỒ HÌNH CÂY CỦA NGỮ HỆ NAM PHƯƠNG DO M.FERLUS XÂY DỰNG
NHÓM NAM ĐẢO

NGỮ HỆ
NAM
PHƯƠNG

VIỆT

DÒNG
NAM
THÁI

MÔN

NHÓM DAIK

DÒNG
NAM
Á

NGUỒN


MUNDA

KHMER

MƯỜNG BẮC

NAHALI

PEAR

M.TRUNG/NAM

KATU

MƯỜNG ÚY LÔ

VIỆT MƯỜNG

POONG

KHASI

CHỨT

MÔN-KHMER
NICOBA

ASLIEN

PATAKAN


CÁC N.NGỮ KHÁC

PHON
THA VỪNG

Quan hệ thân thuộc giữa tiếng Việt và tiếng Mường được chứng minh qua mối quan
hệ về ngữ âm của nhiều từ trong lớp từ cơ bản. Ngoài ra tiếng Việt còn quan hệ mật thiết
với các ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khmer như tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Chứt …
Ví dụ: bảng đối chiếu các từ cùng nghóa trong các ngôn ngữ họ hàng với tiếng Việt
Việt
một
ba
nước
tay
đầu
tóc
Việt

Mườn
g
mộc
pa
đak
thai
tlôk
thak
Mườ
ng


Chứt

Môn

môch
pa
đak
si
kulôk
usuk

mual
pi
dak
tai
kduk
sok

Khme
r
muôi
bây
tuk
dây
kbal
sof

Việt

Mường


Mườ
ng

Việt



ca

ba

pa

gái

cải

bốn

pốn

gạo

cáo

bảy

pảy


gốc

cốc

bay

păn
17

mắ
m
muố
i
măn
g
may

bẳm
bói
băng
băl


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

Với quan niệm này về nguồn gốc tiếng Việt, ta thấy được quan hệ gần gũi thân thuộc
giữa tiếng Việt với ngôn ngữ của các dân tộc anh em khác sống trên đất nước Việt Nam.


18


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
Hơn 5500 ngôn ngữ hiện nay trên thế giới được các nhà ngôn ngữ học chia làm 2 loại
hình ngôn ngữ: ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ không đơn lập.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Tiếng Việt có 3 đặc điểm loại hình.
1- Tính phân tiết và đặc điểm, vai trò của âm tiết tiếng Việt
Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất và rất dễ nhận biết.
Khi nói, mỗi âm tiết được tách ra thành một đoạn rõ ràng, khi viết mỗi âm tiết được thể
hiện bằng một chữ viết rời.
VD:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Câu trên có 14 âm tiết, được phát âm tách rời nhau và được viết bằng 14 chữ rời.
Âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm sau:
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc rõ ràng gồm 3 yếu tố cấu thành: phụ âm đầu, vần
và thanh. Ơ dạng tối thiểu, âm tiết tiếng Việt gồm 2 yếu tố là âm chính vần và thanh
điệu.
Mỗi âm tiết đều gắn với một thanh điệu nhất định. Âm tiết nào cũng có thanh
điệu.
Âm tiết tiếng Việt không phải là đơn vị ngữ âm thuần tuý mà còn là đơn vị mang
nghóa. Hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghóa và dùng để cấu tạo từ tiếng Việt.
Âm tiết TV có vai trò đặc biệt. Mỗi âm tiết thường xuất hiện trong tư cách là một
yếu tố cấu tạo từ (hình tiết).
2- Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái

Từ tiếng Việt dù thuộc kiểu cấu tạo nào (từ đơn hay phức, từ ghép hay từ láy), dù
giữ chức vụ ngữ pháp nào, dù đứng ở vị trí nào trong câu, dù thuộc từ loại nào cũng chỉ có
một hình thức ngữ âm (hình thái) duy nhất.
VD a - Tôi đọc sách.
b - Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.
Trong a, sách đứng cuối câu, làm bổ ngữ. Trong b, sách đứng đầu câu làm chủ
ngữ. Vị trí, chức năng ngữ pháp của từ sách khác nhau nhưng nó chỉ có một hình thái.
Đặc điểm này của từ tiếng Việt dẫn đến một hiện tương khá phổ biến là hiện
tượng chuyển loại, chuyển ý nghóa ngữ pháp khái quát của từ.
VD: lấy cuốc(1) để cuốc(2) đất.
Cuốc (1) là danh từ, có ý nghóa ngữ pháp là chỉ sự vật, cuốc (2) là động từ có ý
nghóa chỉ hoạt động.
3- Hai phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt là trật tự từ và hư từ.
a- Phương thức trật tự từ:
Trật tự từ là cách thức sắp xếp các từ, các cụm từ trong câu theo một trật tự nhất
định để diễn đạt các ý nghóa, chúc năng và quan hệ ngữ pháp nhất định.
Khi thay đổi trật tự này thì ý nghóa, chức năng cũng như quan hệ ngữ pháp giữa các
từ cũng thay đổi theo.
VD: - mẹ em # em mẹ

- Tôi tặng nó quyển sách. # Quyển sách nó tặng tôi…

19


TIẾNG VIỆT 1

Tài liệu giảng dạy dùng cho ngành Sư phạm GDTH

b – Phương thức hư từ: là cách thức dùng các hư từ để biểu thị những ý nghóa, quan

hệ, chức năng ngữ pháp nhất định.
VD: vẽ bút chì # vẽ bằng bút chì
Trong tiếng Việt, hư từ có khả năng biểu thị nhiều ý nghóa ngữ pháp khác nhau.
VD: - hư từ biểu thị ý nghóa thời gian, thường đi kèm với các động từ: đã, đang, sẽ,
sắp...
- hư từ biểu thị ý nghóa mức độ thường đi kèm với tính từ: rất, hơi, quá, lắm...
- hư từ biểu thị ý nghóa số lượng thường xuất hiện trước các danh từ: những,
các, vài, mấy, mỗi, mọi…
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp dùng hay không dùng hư từ nhưng ý nghóa
cũng không thay đổi. VD: nhà em = nhà của em.
Ngoài 2 phương thức trên đây, TV còn dùng cả phương thức láy và phương thức
ngữ điệu. Phương thức láy thường dùng để biểu thị ý nghóa về lượng của sự vật hay hoạt
động. (VD: người người, nhà nhà, gật gật, lắc lắc, đi đi lại lại…) còn phương thức ngữ điệu
dùng để phân biệt quan hệ giữa các từ và ý nghóa tình thái của câu. (VD: Mẹ về. # Mẹ
về?).
Những đặc điểm trên đây của tiếng Việt là những đặc điểm hình thái học, chúng
có ý nghóa xác định loại hình đơn lập – phân tích của tiếng Việt. Đặc điểm này cũng được
thể hiện trong các ngôn ngữ cùng loại hình với tiếng Việt như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng
Môn…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG I
1. Ngôn ngữ là gì ?
2. Tại sao nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài
người” (Lenin).
3. Anh chị hiểu những câu nói sau như thế nào?
- “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng “ (K.Mac)
- “ Ngôn ngữ và tư duy như hai mặt của một tờ giấy ...” (Xốt-xuya (F.de Saussure)).
4. Đánh giá các quan điểm về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người.
5. Những chặng đường tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác trong lịch sử
Việt Nam và hệ quả của nó.
6.Trong các đặc trưng của ngôn ngữ, đặc trưng nào thể hiện bản chất tín hiệu của

ngôn ngữ?
7. Tính võ đoán của ngôn ngữ là gì? Càng ngày, mức độ võ đoán của các tín hiệu
ngôn ngữ càng giảm. Ý kiến của anh chị về điều này như thế nào?
8. Tại sao nói ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt và có vai trò hết sức quan trọng
trong số các hệ thống tín hiệu mà loài người sử dụng .
9. Giải thích lời khẳng định của Xốt-xuya:”Tín hiệu ngôn ngữ là võ đoán“
10. Phân biệt quan hệ cấp độ với quan hệ ngữ đoạn.
11. Lập quan hệ liên tưởng cho một số tín hiệu sau: ăn, áo, nó, chạy, đẹp.
12. Cần phải hiểu khái niệm tiếng Việt như thế nào? Là một giáo viên Tiểu học, anh chị
giáo dục cho học sinh của mình thái độ và hành động cụ thể gì đối với tiếng Việt và việc sử
dụng tiếng Việt?

20


×