Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.58 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

ĐỖ THỊ TRANG

KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ
CẢM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HỘI THOẠI
TRONG CÁC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

ĐỖ THỊ TRANG

KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ
CẢM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HỘI THOẠI
TRONG CÁC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02.40

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đinh Kiều Châu



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Khảo sát động từ cảm nghĩ - nói năng qua các
hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của giảng viên hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là xác thực,
chưa từng được công bố ở công trình khác.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Trang


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung, các quý thầy cô khoa Ngôn ngữ học
nói riêng đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo cho tôi môi trường, điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
đến GS. TS Đinh Văn Đức, TS Đinh Kiều Châu – những người đã khuyến
khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong cả học tập và cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, anh chị em, bạn bè,
đồng nghiệp. Họ đã cổ vũ, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 4
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
3. Tư liệu nghiên cứu: ................................................................................. 5
4. Những đóng góp của luận văn ................................................................. 5
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG......................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................Error! Bookmark not defined.
1.1. Dẫn nhập.............................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số cơ sở lí thuyết về động từ tiếng ViệtError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Khái niệm động từ.........................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân loại động từ .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Cương vị của động từ trong giao tiếp.......... Error! Bookmark not
defined.
1.3. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng ViệtError! Bookmark not
defined.
1.3.1. Các quan niệm về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt
Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Đặc trưng của động từ cảm nghĩ – nói năng trong định hướng
giao tiếp............................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến dạy ngoại ngữError!


Bookmark

not defined.
1.5. Cơ sở lí luận về lí thuyết hội thoại ........Error! Bookmark not defined.
1


CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CẢM NGHĨ –NÓI
NĂNG TRONG CÁC TÀI LIỆU DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số nội dung liên quan đến khảo sátError! Bookmark not defined.
2.1.1. Tài liệu khảo sát ............................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phạm vi khảo sát ...........................Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Tiêu chí nhận diện động từ cảm nghĩ – nói năng được sử dụng
trong khảo sát.........................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Kết quả khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu
giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ..Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nhóm động từ cảm nghĩ .................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nhóm động từ nói năng..................Error! Bookmark not defined.
2.3 Định hướng giao tiếp động từ cảm nghĩ - nói năngError!

Bookmark

not defined.
2.4. Phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng theo ý nghĩaError! Bookmark
not defined.
2.5. Phân tích một số động từ cảm nghĩ – nói năng nổi bật.................Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....Error!

Bookmark not defined.
3.1. Một số bàn luận ...................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số đề xuất .....................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Từ góc độ thiết kế học liệu .............Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Từ góc độ giảng dạy ......................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 7
PHỤ LỤC ...................................................Error! Bookmark not defined.
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm gần đây việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
đã từng bước phát triển mạnh mẽ ở nước ta, nhất là từ khi có công cuộc Đổi
mới (1986) Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế và văn hóa quốc tế. Trong
tình hình đó, tiếng Việt như một ngoại ngữ có nhu cầu cấp thiết về việc nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giảng dạy theo xu hướng hoàn thiện
và chính quy hóa.
Đối với giáo dục ngoại ngữ nói chung và việc giảng dạy tiếng Việt như
một ngoại ngữ nói riêng, chương trình và giáo trình luôn là hai khâu cốt lõi
cần từng bước cải tiến, tiếp cận theo hướng hiện đại và hội nhập. Theo đó, các
vấn đề ngữ pháp thực hành đã trở thành nội dung quan yếu trong thiết kế học
liệu cũng như công tác giảng dạy trên lớp.
Các tài liệu giảng dạy cho người nước ngoài hiện có thường thiết kế ngữ
pháp theo hai hướng chính :
- Theo trình tự cổ điển
- Theo định hướng giao tiếp .
Để có được một cách nhìn toàn diện cho vấn đề này thì tổ chức khảo sát và
đánh giá một cách có hệ thống sự thể hiện ngữ pháp tiếng Việt qua các tài liệu

giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện hành là việc làm cần thiết. Với
mong muốn tham gia vào công việc chung đó trong luận văn này, chúng tôi lựa
chọn nội dung khảo sát là sự thể hiện của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng
trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt từ bậc cơ sở đến bậc nâng cao làm nội dung
nghiên cứu chính. Trong thực tế giao tiếp động từ cảm nghĩ – nói năng có một
cương vị rất quan trọng trong việc thể hiện các sự tình ngữ pháp, có tần số xuất
hiện cao trong các bài học. Thiết nghĩ đây là một câu hỏi nghiên cứu rất đáng quan
tâm mà chúng tôi đặt ra trong luận văn để đề tài có tính thời sự và thực tiễn.
3


2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Như đã nói ở trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tiểu loại động
từ cảm nghĩ – nói năng và sự thể hiện của tiểu loại động từ này trong các tài
liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện có (từ bậc cơ sở đến nâng
cao) trên phương diện lí thuyết và trên phương diện thực hành. Từ đó, cố
gắng đưa ra các bàn luận và những kiến giải có tính đề nghị cho một giải pháp
tương lai trong thiết kế học liệu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ hướng đến giải quyết các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau :
-

Tìm hiểu và hệ thống hóa các nội dung lí thuyết liên quan đến động từ và
tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt .

-

Nhận diện các động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy
tiếng Việt (đã lựa chọn)


-

Phân loại các nhóm động từ cảm nghĩ – nói năng và đối chiếu chúng qua
các tài liệu giảng dạy.

-

Miêu tả sự thể thực tế của tiểu loại động từ này trong các tài liệu giảng
dạy tiếng Việt. (đã lựa chọn)

-

Bàn luận và kiến nghị một vài giải pháp đối với tiểu loại động từ này liên
quan đến thiết kế tài liệu học tập và giảng dạy
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một luận văn được thực hiện theo định hướng ngôn ngữ học ứng

dụng (giáo dục ngôn ngữ ) dành cho một vấn đề rất cụ thể của tài liệu giảng
dạy, nên để tiếp cận được một nội dung phù hợp luận văn đi theo hướng quy
nạp. Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn:

4


- Thu thập tư liệu : tiến hành nhận diện (theo tiêu chí lí thuyết) và ghi
chép danh sách các động từ cảm nghĩ nói năng xuất hiện trong phạm vi tài
liệu nghiên cứu đã chọn.
- Thống kê : qua kết quả thu thập tư liệu phương pháp thống kê được áp
dụng cho việc tính tần xuất nhằm làm rõ sự xuất hiện và phân bố của tiểu

loại động từ này trong các tài liệu
- Phương pháp tổng hợp (tổng quan tài liệu)
- Phân tích từ loại và phân tích cấu trúc ngữ pháp
- Miêu tả từ loại và tiểu loại trên bình diện kết học và ngữ nghĩa
5. Tƣ liệu nghiên cứu:
Hiện nay, trong thực tế giảng dạy tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu được
đưa vào sử dụng. Với đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tài liệu
giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài sau:
1. Nguyễn Việt Hương,Tiếng Việt cơ sở (dành cho người nước ngoài),
quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010
2. Nguyễn Việt Hương,Tiếng Việt nâng cao (dành cho người nước ngoài),
quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015
3. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Tiếng Việt (dành cho người nước ngoài)
trình độ A, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2007
4. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ B, NXB
Thế Giới, Hà Nội, 2011
5. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ C, NXB
Thế Giới, Hà Nội, 2001
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn này là một nghiên cứu trường hợp trong toàn hệ thống biểu đạt
ngữ pháp tiếng Việt trong tài liệu giảng dạy cho người nước ngoài. Trong luận
văn, tác giả mong muốn :
5


- Làm rõ cương vị của tiểu loại động từ cảm nghĩ nói năng trong mối
tương quan với các tiểu loại khác trong tiếng Việt
- Phân tích định lượng việc sử dụng tiểu loại này trong các tài liệu giáo
khoa dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
- Hướng tới một giải pháp thực tế cho việc sử dụng có hiệu quả nhóm từ

này trong việc truyền đạt ngữ pháp tiểu loại động từ này cho người học
tiếng Việt như một ngoại ngữ trên phương diện kết học và nghĩa học
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo luận văn gồm có 3
chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận
Chương 2 : Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài
liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Chương 3 : Một số bàn luận và đề xuất giải pháp

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban(1992), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
4. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản
ngữ, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán (2003), Đại cương Ngôn ngữ học tập
1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán (2003), Đại cương Ngôn ngữ học tập
2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu – Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
9. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2010), Tiếng Việt cơ sở, Nxb Phương Đông,
Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ Dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong
tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr.31-39.
13. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt – Từ
loại nhìn từ bình diện chức năng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
14. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Viện ngôn ngữ
7


học, Hà Nội.
15. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương – Những nội dung
quan yếu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp phân tích ngôn ngữ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
21. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
22. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
24. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Cao Xuân Hạo (2005), Nguyễn Xuân Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất
Tươm, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
27. Hoàng Thị Hòa (2006), So sánh đối chiếu các động từ chỉ hoạt động
8


của các giác quan trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ Ngôn
ngữ học.
28. Phạm Thị Hòa (1999), Sự nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Việt,
bài đăng tại Hội thảo “Ngữ dụng học với nghiên cứu & giảng dạy tiếng
Việt”.
29. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
30. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
31. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt – câu, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
32. Hoàng Phê (Chủ biên) (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
33. Nguyễn Vân Phổ (2011), Ngữ pháp ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt,
Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Anh Quế (2005), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
37. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
38. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp,
Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Nguyễn Kim Thản (1984), Lược sử Ngôn ngữ học tập 1, Nxb Đại học
& Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9


40. Vũ Văn Thi, Bùi Duy Dân, Nguyễn Hồng Ngọc (2008), Tiếng Việt cơ
sở, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, (In lần
thứ hai), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Bùi Minh Toán (2007), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, Sách dành cho
các trường Cao đẳng sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
44. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
45. Nguyễn Đức Tồn (2002), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy người Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
46. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng
Ngọc Lệ (2002), Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo
dục, hà Nội.

10



TÀI LIỆU KHẢO SÁT
1. Nguyễn Việt Hương (2010), Tiếng Việt cơ sở (dành cho người nước
ngoài) quyển 1 và quyển 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Việt Hương (2015), Tiếng Việt nâng cao (dành cho người nước
ngoài) quyển 1 và quyển 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) (2007), Tiếng Việt (dành cho người nước
ngoài) trình độ A, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
4. Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) (2011), Thực hành Tiếng Việt trình độ B,
Nxb Thế Giới, Hà Nội.
5. Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) (2001), Thực hành Tiếng Việt trình độ C,

Nxb Thế Giới, Hà Nội.

11



×