Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

Đỗ THị TRANG

KHảO SÁT TIểU LOạI ĐộNG Từ
CảM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HộI THOạI
TRONG CÁC TÀI LIệU GIảNG DạY TIếNG VIệT
CHO NGƢờI NƢớC NGOÀI.

LUậN VĂN THạC SĨ NGÔN NGữ HọC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

Đỗ THị TRANG

KHảO SÁT TIểU LOạI ĐộNG Từ
CảM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HộI THOạI
TRONG CÁC TÀI LIệU GIảNG DạY TIếNG VIệT
CHO NGƢờI NƢớC NGOÀI.

LUậN VĂN THạC SĨ NGÔN NGữ HọC
Mã số: 60.22.02.40

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đinh Kiều Châu



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Khảo sát động từ cảm nghĩ - nói năng qua các
hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của giảng viên hƣớng dẫn.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là xác thực,
chƣa từng đƣợc công bố ở công trình khác.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Trang


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung, các quý thầy cô khoa Ngôn ngữ học
nói riêng đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo cho tôi môi trường, điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
đến GS. TS Đinh Văn Đức, TS Đinh Kiều Châu – những người đã khuyến
khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong cả học tập và cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, anh chị em, bạn bè,
đồng nghiệp. Họ đã cổ vũ, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
3. Tƣ liệu nghiên cứu: ....................................................................................... 5
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 5
5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................... 7
1.1. Dẫn nhập.................................................................................................. 7
1.2. Một số cơ sở lí thuyết về động từ tiếng Việt ........................................... 7
1.2.1. Khái niệm động từ ............................................................................ 7
1.2.2. Phân loại động từ ............................................................................. 9
1.2.3. Cương vị của động từ trong giao tiếp ............................................ 10
1.3. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt ................................ 10
1.3.1. Các quan niệm về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt . 12
1.3.2. Đặc trưng của động từ cảm nghĩ – nói năng trong định hướng
giao tiếp .......................................................................................... 17
1.4. Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến dạy ngoại ngữ ............................. 18
1.5. Cơ sở lí luận về lí thuyết hội thoại ........................................................ 22
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CẢM NGHĨ –NÓI
NĂNG TRONG CÁC TÀI LIỆU DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 26
2.1. Một số nội dung liên quan đến khảo sát ............................................... 26
2.1.1. Tài liệu khảo sát .............................................................................. 26
1



2.1.2. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 27
2.1.3. Tiêu chí nhận diện động từ cảm nghĩ – nói năng được sử dụng
trong khảo sát ........................................................................................... 28
2.2. Kết quả khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu
giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ................................................. 29
2.2.1. Nhóm động từ cảm nghĩ .................................................................. 29
2.2.2. Nhóm động từ nói năng................................................................... 34
2.3 Định hƣớng giao tiếp động từ cảm nghĩ - nói năng .............................. 37
2.4. Phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng theo ý nghĩa............................ 45
2.5. Phân tích một số động từ cảm nghĩ – nói năng nổi bật......................... 54
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............ 64
3.1. Một số bàn luận ..................................................................................... 64
3.2. Một số đề xuất ....................................................................................... 69
3.2.1. Từ góc độ thiết kế học liệu .............................................................. 69
3.2.2. Từ góc độ giảng dạy ....................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm gần đây việc giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài
đã từng bƣớc phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta, nhất là từ khi có công cuộc Đổi
mới (1986) Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế và văn hóa quốc tế. Trong
tình hình đó, tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ có nhu cầu cấp thiết về việc nâng
cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác giảng dạy theo xu hƣớng hoàn thiện
và chính quy hóa.

Đối với giáo dục ngoại ngữ nói chung và việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ
một ngoại ngữ nói riêng, chƣơng trình và giáo trình luôn là hai khâu cốt lõi
cần từng bƣớc cải tiến, tiếp cận theo hƣớng hiện đại và hội nhập. Theo đó, các
vấn đề ngữ pháp thực hành đã trở thành nội dung quan yếu trong thiết kế học
liệu cũng nhƣ công tác giảng dạy trên lớp.
Các tài liệu giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài hiện có thƣờng thiết kế ngữ
pháp theo hai hƣớng chính :
- Theo trình tự cổ điển
- Theo định hƣớng giao tiếp .
Để có đƣợc một cách nhìn toàn diện cho vấn đề này thì tổ chức khảo sát và
đánh giá một cách có hệ thống sự thể hiện ngữ pháp tiếng Việt qua các tài liệu
giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện hành là việc làm cần thiết. Với
mong muốn tham gia vào công việc chung đó trong luận văn này, chúng tôi lựa
chọn nội dung khảo sát là sự thể hiện của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng
trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt từ bậc cơ sở đến bậc nâng cao làm nội dung
nghiên cứu chính. Trong thực tế giao tiếp động từ cảm nghĩ – nói năng có một
cƣơng vị rất quan trọng trong việc thể hiện các sự tình ngữ pháp, có tần số xuất
hiện cao trong các bài học. Thiết nghĩ đây là một câu hỏi nghiên cứu rất đáng quan
tâm mà chúng tôi đặt ra trong luận văn để đề tài có tính thời sự và thực tiễn.
3


2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đã nói ở trên, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là tiểu loại động
từ cảm nghĩ – nói năng và sự thể hiện của tiểu loại động từ này trong các tài
liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện có (từ bậc cơ sở đến nâng
cao) trên phƣơng diện lí thuyết và trên phƣơng diện thực hành. Từ đó, cố
gắng đƣa ra các bàn luận và những kiến giải có tính đề nghị cho một giải pháp
tƣơng lai trong thiết kế học liệu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn sẽ hƣớng đến giải quyết các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau :
-

Tìm hiểu và hệ thống hóa các nội dung lí thuyết liên quan đến động từ và
tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt .

-

Nhận diện các động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy
tiếng Việt (đã lựa chọn)

-

Phân loại các nhóm động từ cảm nghĩ – nói năng và đối chiếu chúng qua
các tài liệu giảng dạy.

-

Miêu tả sự thể thực tế của tiểu loại động từ này trong các tài liệu giảng
dạy tiếng Việt. (đã lựa chọn)

-

Bàn luận và kiến nghị một vài giải pháp đối với tiểu loại động từ này liên
quan đến thiết kế tài liệu học tập và giảng dạy
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một luận văn đƣợc thực hiện theo định hƣớng ngôn ngữ học ứng

dụng (giáo dục ngôn ngữ ) dành cho một vấn đề rất cụ thể của tài liệu giảng

dạy, nên để tiếp cận đƣợc một nội dung phù hợp luận văn đi theo hƣớng quy
nạp. Các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong luận văn:

4


- Thu thập tƣ liệu : tiến hành nhận diện (theo tiêu chí lí thuyết) và ghi
chép danh sách các động từ cảm nghĩ nói năng xuất hiện trong phạm vi tài
liệu nghiên cứu đã chọn.
- Thống kê : qua kết quả thu thập tƣ liệu phƣơng pháp thống kê đƣợc áp
dụng cho việc tính tần xuất nhằm làm rõ sự xuất hiện và phân bố của tiểu
loại động từ này trong các tài liệu
- Phƣơng pháp tổng hợp (tổng quan tài liệu)
- Phân tích từ loại và phân tích cấu trúc ngữ pháp
- Miêu tả từ loại và tiểu loại trên bình diện kết học và ngữ nghĩa
5. Tƣ liệu nghiên cứu:
Hiện nay, trong thực tế giảng dạy tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu đƣợc
đƣa vào sử dụng. Với đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tài liệu
giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sau:
1. Nguyễn Việt Hƣơng,Tiếng Việt cơ sở (dành cho ngƣời nƣớc ngoài),
quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010
2. Nguyễn Việt Hƣơng,Tiếng Việt nâng cao (dành cho ngƣời nƣớc ngoài),
quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015
3. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Tiếng Việt (dành cho ngƣời nƣớc ngoài)
trình độ A, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2007
4. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ B, NXB
Thế Giới, Hà Nội, 2011
5. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ C, NXB
Thế Giới, Hà Nội, 2001
6. Những đóng góp của luận văn

Luận văn này là một nghiên cứu trƣờng hợp trong toàn hệ thống biểu đạt
ngữ pháp tiếng Việt trong tài liệu giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài. Trong luận
văn, tác giả mong muốn :
5


- Làm rõ cƣơng vị của tiểu loại động từ cảm nghĩ nói năng trong mối
tƣơng quan với các tiểu loại khác trong tiếng Việt
- Phân tích định lƣợng việc sử dụng tiểu loại này trong các tài liệu giáo
khoa dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ
- Hƣớng tới một giải pháp thực tế cho việc sử dụng có hiệu quả nhóm từ
này trong việc truyền đạt ngữ pháp tiểu loại động từ này cho ngƣời học
tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ trên phƣơng diện kết học và nghĩa học
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo luận văn gồm có 3
chƣơng :
Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận
Chƣơng 2 : Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài
liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài
Chƣơng 3 : Một số bàn luận và đề xuất giải pháp

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dẫn nhập
Trong việc dạy và học tiếng của một ngôn ngữ thì việc nắm vững ngữ
pháp của các từ loại là rất quan trọng, đặc biệt là từ loại động từ, bởi vì trong
câu động từ là hạt nhân cơ bản biểu đạt các sự tình mà ngƣời học nắm đƣợc

nó sẽ nắm đƣợc thông tin của câu .
Động từ là một từ loại rất phức tạp bao gồm nhiều từ loại theo các hệ
thống phân loại khác nhau. Luận văn này chúng tôi lựa chọn phạm trù động từ
cảm nghĩ - nói năng để tiếp cận, khảo sát và đánh giá sự thể hiện chúng trong
các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
1.2. Một số cơ sở lí thuyết về động từ tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm động từ
Trƣớc khi bàn về động từ cảm nghĩ – nói năng thì phải nói đến cơ sở nền
tảng của nó, chính là từ loại động từ. Trong tiếng Việt động từ đƣợc coi là một
trong hai từ loại cơ bản, còn xét riêng về mặt ngữ pháp thì động từ - vị ngữ là
trung tâm của các hoạt động ngữ pháp, chi phối các thành tố ngữ pháp tập hợp
các vai nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng.
Các sách truyền thống vẫn định nghĩa động từ nhƣ: “Động từ là từ loại chỉ
hoạt động, trạng thái của các sự vật” (Diệp Quang Ban, 2005). Định nghĩa đó
đúng nhƣng chƣa đủ, ngoài những động từ chỉ vận động trực tiếp của các sự
vật còn có những động từ thể hiện hành động nói năng nên các hành vi nói
năng và suy nghĩ đƣợc nói ra bởi ngƣời nói cũng là một vấn đề cần tìm hiểu.
Trong câu, quan hệ ngữ pháp giữa danh từ và động từ rất đặc biệt bắt
nguồn từ quan hệ ngữ nghĩa giữa hai từ loại này, trong đó động từ chỉ ra đặc
trƣng quan trọng nhất của sự vật là vận động (Đinh Văn Đức – 1986) .
Cũng nhƣ ngữ nghĩa của danh từ, ngữ nghĩa của động từ hình thành một
7


mặt phản ánh nội dung thực tại, mặt khác động từ còn thể hiện cả các mối
quan hệ giữa các khái niệm trong cách thức phản ánh. Các quan hệ này là cơ
sở của ngữ pháp động từ. Đặc biệt là các ý nghĩa cú pháp trong câu.
Từ loại là một nội dung quan trọng trong ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng
Việt. Hầu hết các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đều đặt
ra những yêu cầu cụ thể cho vấn đề từ loại. Đặc biệt đối với từ loại động từ,

các tài liệu giảng dạy tiếng đã dành nhiều không gian để mô tả và luyện tập
cho ngƣời học (trong quan hệ với việc đặt trong các phần bài học và thực
hành qua bài tập).
Cơ sở lý luận đầu tiên cho nghiên cứu ở đây là về từ loại, đó là: “những
lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa; theo khả
năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức
năng ngữ pháp nhất định trong câu ’’ (Đinh Văn Đức – 1986).
Từ loại thƣờng đƣợc chia thành 3 mảng lớn: thực từ, hƣ từ và tình thái từ.
Chúng khác nhau về ý nghĩa, về đặc trƣng ngữ pháp và trong cách dùng.
Trong thực từ thì đối lập danh – động và nòng cốt cấu trúc ngữ pháp của câu
là quan trọng nhất. Khi ngƣời học tiếng Việt trên phƣơng diện câu/ phát ngôn
thì bắt buộc họ phải quan tâm đúng mức đến đối lập này.
Trong đối lập danh – động thì động từ có một cƣơng vị đặc biệt. Ở trong
câu/ phát ngôn, trên phƣơng diện giao tiếp thì động từ là hạt nhân cú pháp, tập
hợp rất nhiều quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp và từ đó nó chi phối các quan hệ
ngữ dụng. Vấn đề bản chất của từ loại động từ trong nghiên cứu này phải
đƣợc đặt trên 3 phƣơng diện:
a. Động từ trong quan hệ với các từ loại nói chung.
b. Động từ tiếng Việt với tƣ cách là vị ngữ trung tâm của câu
c. Động từ tiếng Việt với những đặc điểm ngữ pháp của một ngôn ngữ
đơn lập
8


Trong vấn đề từ loại, 3 đặc điểm này trở thành trung tâm của các nghiên
cứu, kể cả việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ.
Xƣa nay các tài liệu giảng dạy tiếng Việt vẫn sử dụng định nghĩa truyền
thống về động từ, coi động từ là từ loại chỉ hành động và trạng thái của các sự
vật. Định nghĩa đó đúng nhƣng chƣa thật đầy đủ. Hiểu một cách rộng hơn về
mặt lý luận thì động từ không chỉ có quan hệ với các sự vật mà ta trực giác tri

nhận đƣợc (nhìn, sờ, thấy…), mà còn bao gồm các sự vật trừu tƣợng (đƣợc
thể hiện bằng các danh từ) và các chủ thể phát ngôn (nhân vật), nhân xƣng.
Theo đó thì các động từ cảm nghĩ – nói năng thuộc phạm vi chủ thể của các
hành động đƣợc thực hiện bởi ngƣời nói và đƣợc xác định cƣơng vị thông qua
việc phân loại động từ.
1.2.2. Phân loại động từ
Công tác phân loại động từ trong tiếng Việt đã đƣợc nói đến từ nửa đầu thế
kỉ XX, đặc biệt là công trình Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim (1940),
kế theo đó, sự phân loại của tác giả Lê Văn Lý (1948), Emeno (1981),
Thompson (1965) đã có nhiều gợi ý quan trọng. Đặc biệt là công trình phân
loại động từ tiếng Việt của X.Buxtrov (1966), là một hệ thống phân loại rất
điển hình và theo kiểu Đông Phƣơng học. Các tác giả về sau: Nguyễn Tài Cẩn
(1975), Đinh Văn Đức (1986), Nguyễn Thị Quy (1995)…đã tiếp tục khơi sâu
thêm vấn đề và đƣa ra những giải pháp bổ sung, những gợi ý quan trọng.
Cũng nhƣ ở các thực từ nói chung, đặc trƣng ngữ pháp của mỗi động từ
đƣợc quy định bởi bản chất ngữ pháp của bản thân nó và các mối tƣơng liên
ngữ pháp của các từ đồng dạng về ngữ pháp đã hình thành nên các tiểu loại.
Ngƣời ta thƣờng chia động từ thành các động từ nội động và ngoại động
theo các quan hệ ngữ pháp (chuyển tác - không chuyển tác). Mặt khác, ngƣời
ta chia động từ thành các lớp theo chức năng (động từ tình thái – động từ
ngôn hành – động từ tổng hợp). Còn có thể phân loại động từ dựa vào ý nghĩa
9


khái quát, theo đó ta có:(động từ hành động, động từ trạng thái, động từ
chuyển động, động từ cảm nghĩ – nói năng, động từ tiếp thụ).
Động từ cảm nghĩ – nói năng có một cƣơng vị ngữ pháp đặc thù trong số
các tiểu loại đƣợc phân định về mặt ngữ nghĩa. Danh sách động từ cảm nghĩ –
nói năng thƣờng gặp có thể tạm giới thiệu nhƣ: trông, nghe, nhìn, thấy, nghe
nói, nói, nghĩ, nhận thấy, biết, kể, bảo, báo, bình luận, phàn nàn, nhớ, quên…

1.2.3. Cƣơng vị của động từ trong giao tiếp
Theo quan điểm của Đinh Văn Đức (Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại, 1986),
trong tiếng Việt, động từ là một trong hai từ loại cơ bản. Bản chất ngữ pháp
của động từ đƣợc đặc trƣng bởi các phƣơng diện ngữ nghĩa, khả năng kết hợp
và chức năng cú pháp. Về mặt số lƣợng, danh sách động từ ít hơn so với danh
từ, điều đó có quan hệ bản chất với ý nghĩa của từ loại này: Danh từ biểu đạt
các khái niệm về sự vật (và thực thể nói chung), còn động từ thì gắn với các
khái niệm thuộc phạm trù vận động. Số lƣợng khái niệm của phạm trù thứ
nhất lớn hơn của phạm trù thứ hai nhiều do chỗ danh sách các sự vật (và thực
thể) lớn hơn danh sách các dạng vận động của chúng. Cũng theo Đinh Văn
Đức, “ Động từ đã trở thành phƣơng tiện ngôn ngữ cơ bản để biểu đạt sự tình
phát ngôn”. Nhƣ vậy, động từ rất quan trọng trong giao tiếp.
Theo quan điểm của Nguyễn Kim Thản (Động từ trong tiếng Việt, 1977),
động từ là một loại từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất, chiếm địa vị quan
trọng hàng đầu trong hệ thống các loại từ của các ngôn ngữ. Trong tiếng Việt,
theo thống kê, số câu mà vị ngữ là động từ vào khoảng 88%, trong khi đó, số
câu có vị nghữ tính từ chỉ chiếm 4%, và số câu có vị ngữ danh từ chỉ vào
khoảng 8%. Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt còn có thể đảm nhiệm nhiều
chức năng khác nữa.
1.3. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt
Động từ cảm nghĩ – nói năng là một tiểu loại có vị trí đặc biệt trong hệ
10


thống phân loại các động từ tiếng Việt. Xét trên bình diện ngữ nghĩa thì tiểu
loại động từ này cũng chỉ ra các hình thái vận động nhƣng không phải là của
các sự vật trong thế giới khách quan mà là các hành vi diễn ra trong thế giới
chủ quan của ngƣời nói và các hành động giao tiếp do ngƣời nói thực hiện
(nói, quát, kể, nghĩ, đoán, định … ). Do đặc tính này động từ cảm nghĩ – nói
năng mang nhiều tính chất ngôn hành (ngữ vi), bởi vì nó đƣợc thực hiện bởi

ngƣời nói và nhiều khi phát ngôn cũng đồng thời thực hiện luôn hành vi nói
ấy.
Động từ cảm nghĩ – nói năng là động từ biểu thị hành vi nói năng của ngƣời
nói, thái độ của ngƣời nói đối với sự tình và các quan hệ tình thái liên quan.
Động từ cảm nghĩ – nói năng có thể là động từ vô tác và cũng có thể là động
từ chuyển tác, ngƣời ta có thể minh họa chúng trong nhiều phát ngôn. Xét trên
phƣơng diện chức năng thì động từ cảm nghĩ – nói năng bao gồm 2 loại hành vi
chính là: “nói và nghĩ’’. Chúng cũng tạo nên hai loại tập hợp:
Nói là hành vi giao tiếp (nói, quát, kể, tuyên bố, kêu gọi …) đƣợc thực
hiện bởi ngƣời nói và một phần ngay trong lúc nói, cho nên chúng cũng là
động từ ngôn hành, ngữ vi.
Nghĩ là hành động thực hiện bởi chủ thể phát ngôn trƣớc khi nói ra, hành
vi này diễn ra trong hành động phản ánh và logic của ngƣời nói.
Cả hai nhóm cảm nghĩ và nói năng vừa mang tính ngôn hành vừa mang
tính tình thái, đó là nét ngữ pháp đặc thù rất lớn của tiểu loại này. Khi nghe
một câu mà có động từ cảm nghĩ – nói năng, ngoài thông tin sự tình ta còn
biết đƣợc ý định của ngƣời nói (toan, định, dám, quyết…) và biết đƣợc cả
nhận định của ngƣời nói trong phát ngôn (lo, nghĩ, e dè, mừng, chừng…).
Nội dung sự tình trong phát ngôn có động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng
đƣợc thể hiện bằng mệnh đề và có thể nó chƣa xuất hiện (tôi mong rằng, tôi e
rằng, tôi cho rằng, tôi muốn rằng, tôi dám, tôi định…).
11


Trên phƣơng diện diễn trị thì các động từ cảm nghĩ - nói năng cũng có
những tham tố biểu đạt sự tình, có các vai nghĩa và diễn trị:
+ Vai tác thể: chỉ chủ thể của hành động (ngƣời nói) thực hiện việc
chuyển tác (mong mưa, sợ ốm, cần tiền…).
+ Vai hành thể: ngƣời nói hành động vô tác trong nói năng (tôi sợ rằng,
tôi nghĩ rằng, tôi cho rằng, tôi đang lo, tôi đang mong…).

+ Vai động thể: ngƣời nói đang trải qua một quá trình (tôi băn khoăn, tôi
dằn vặt, tôi luyến tiếc…).
+ Vai nghiệm thể: ngƣời nói chỉ ra trạng thái (tính khí, tâm trạng) và các
động từ cảm nghĩ – biểu đạt.
Trong chức năng vị ngữ các động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng thể hiện mục
đích phát ngôn, cụ thể thể hiện nhận định đánh giá của ngƣời nói (ông hiểu cho tôi,
tôi ưng, tôi không ưng cuốn sách này, tôi biết chắc chắn điều này…).
Các động từ cảm nghĩ – nói năng luôn luôn gắn với các trạng thái và từ
trạng thái ấy suy ra những nhận định:
+ Tôi hứa với anh bao giờ.
+ Ai bảo với anh thế.
+ Tôi nhớ ra rồi.
Vì tính chất đa hợp nên động từ cảm nghĩ – nói năng là một hiện tƣợng rất
phổ biến trên bình diện dụng ngôn kết hợp với ngữ nghĩa.
Trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt, những đặc trƣng ngữ pháp này rất
khó và phức tạp đối với ngƣời học. Khi dạy tiếng Việt cần phân biệt các động
từ cảm nghĩ – nói năng theo năng lực của ngƣời học và nâng dần trình độ
trong các bậc học.
1.3.1. Các quan niệm về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt
Hiện nay, có nhiều ý kiến về việc phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng.
Theo tác giả Phạm Thị Hòa trong bài viết Ngữ dụng học với nghiên cứu và
12


giảng dạy tiếng Việt thì phần lớn các ý kiến tập trung vào các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, dựa vào hình thức ngữ pháp: Hƣớng nghiên cứu này
chủ yếu dựa vào khả năng kết hợp của từ mà phân xuất động từ nói năng. Đại
diện cho hƣớng nghiên cứu này là các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Bùi Minh
Toán, Nguyễn Hữu Quỳnh, Hoàng Văn Thung, Diệp Quang Ban, Đái Xuân
Ninh, Nguyễn Anh Quế…

Tác giả Nguyễn Kim Thản xếp động từ nói năng lẫn với các tiểu loại động
từ khác:
- Động từ tác động: Theo tác giả, động từ tác động biểu thị những hoạt động
mà kết quả của chúng làm cho đối tƣợng khách quan phải thay đổi về trạng
thái, tính chất hoặc vị trí trong không gian và thời gian, cùng những hoạt động
mà kết quả của chúng làm cho đối tƣợng này sinh ra, tiếp tục tồn tại hay tiêu
vong đi. Số lƣợng động từ tác động khá lớn. Phần nhiều những động từ này
biểu thị những hoạt động cơ thể nhƣ: ăn, ẵm, ấn, bẻ, bó, bóp, bắt, cày, cắt,
cấy, đá, đạp, đập, đè, gập, gò, hạ, hái, kèm, kết, làm, lợp, mở, mua, ném, nhặt,
phá, quấn, quăng, rạch, rán, san, sẻ, tóm, thả, trồng, uống, ươm, vẽ, vò, xách,
xẻ… Một phần nữa là những động từ biểu thị những hoạt động phi cơ thể và
những hoạt động xã hội – chính trị nhƣ: ám ảnh, bóc lột, đàn áp, giam cầm,
khen ngợi, thống trị…
- Động từ nửa tác động: Động từ nửa tác động biểu thị những hoạt động
chỉ chuyển tới đối tƣợng khách quan chứ không làm cho đối tƣợng đó phải
thay đổi về trạng thái, tính chất hoặc vị trí trong không gian và thời gian, cũng
không làm cho đối tƣợng nảy sinh ra hay tiêu vong đi. Một số động từ nửa tác
động nhƣ: a dua, ám chỉ, bao hàm, bảo thủ, cậy, cúng, dự, dụi, đe, dọa, gạ,
ganh tị, kế tiếp, mến, mặc kệ, nịnh,nghe, nhìn, phòng ngừa, ton hót, thích,
theo, xem, yêu…
- Động từ phát nhận: Những động từ này đƣợc chia thành nhóm động từ
13


ban phát và nhóm động từ tiếp nhận. Một số động từ thuộc nhóm ban phát
nhƣ: ban, bán, biếu, bố thí, bồi thường, bù, cấp, cho, cấp phát, dành, dâng,
đưa, đút lót, đền, giao, gửi, nhường, hối lộ, phát, nộp, tặng, thí, trả… Một số
động từ thuộc nhóm tiếp nhận như: giật, mượn, nợ, vay, ăn cắp, ăn trộm, ăn
cướp, ăn bớt, ăn quỵt, chiếm, cướp, đoạt, lấy, lĩnh, nhận…
- Động từ có hạn chế: Tiểu loại động từ này thƣờng xuyên đòi hỏi phải có

danh từ làm bổ ngữ. Những động từ này gồm có: gí, giắt, giúi, đính, tra, thọc,
thục, thò, chui, xâu, xỏ, xen, điền, nhét, nhồi, vùi …
- Động từ gây khiến: Động từ gây khiến biểu thị những hoạt động thúc đẩy,
cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác. Động
từ gây khiến gồm có: bảo, bắt buộc, buộc, bắt, cản trở, cho phép, cổ vũ,
cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dắt, dẫn, dìu, dìu dắt, đề nghị, đòi, đòi hỏi, cấm,
giục, gọi, giúp, giúp đỡ, hướng dẫn, hô hào, kêu gọi, kích thích, khuyên nhủ,
khuyên răn, khuyến khích, khuyên bảo, khuyên, lãnh đạo, mời, nài, nài ép,
ngăn cản, sai, thúc, thúc đẩy, thúc ép, xin, thuyết phục, yêu cầu… Có bốn
động từ gây khiến đƣợc dùng nhiều, đó là: cho, để (cho), khiến (cho), làm
(cho). Chúng đƣợc xem là những động từ gây khiến chân chính.
- Động từ đánh giá – nhận xét: Những động từ này biểu thị sự đánh giá,
nhận xét đối tƣợng. Đó là những động từ: coi, gọi, lấy, nhận, thừa nhận, công
nhận, xác nhận, xác định….
- Động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu hủy: Những động từ này biểu thị sự
xuất hiện, tồn tại hay tiêu hủy của đối tƣợng. Đó là những động từ: có, còn,
chết, hết, mất, mọc, nổi, nở, vọt, phọt, bật, trào, đâm, trổ, bật, học, phai, hiện,
nảy, toát, xuất hiện…
- Động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể: Những động từ này biểu thị
những hoạt động do chủ thể gây ra và chuyển tới bộ phận cụ thể của cơ thể.
Nhóm động từ này bao gồm một số từ nhƣ: bạnh, bấm, bíu, bước, cau, co, cúi,
14


chau, chép (miệng), chìa, chợp, chớp, chổng, chúm, dang, dỏng (giỏng), há,
hất, hếch, khuỵu, khom, kiễng, lắc, lè, liếc, lim dim, líu, máy (mắt), hích, mím,
mấm, nắm, ngẩng, ngóc, ngoẹo, ngoảnh, ngước, nghển, nghiến, nhắm, ngửa,
ngoác (ngoạc), nguẩy, ngoắt, nhăn, nháy, nhe, nheo, nhếch, nhệch, nhíu,
nhoai , nhoài, nhoẻn, nhún, phưỡn, quắc, rít, ruỗi, rụt, rướn, sịu, tặc, ưỡn, vẫy,
vênh, vểnh, với, vục, vươn, xõa, xòe, xua. Ngoài ra, còn một số động từ dùng

riêng cho động vật như: quắp, quặp, cúp, cụp, húc, ngoe nguẩy, ve vẩy…
- Động từ cảm nghĩ – nói năng: Những động từ này biểu thị sự hoạt động
của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ. Động từ cảm nghĩ – nói
năng gồm có: bảo, bịa, biết, cãi, cảm thấy, chê, chối, cho (với nghĩa là nhận
định), đinh ninh, đồn, e, hiểu, kể, kêu, khen, khoe, lo, mong, ngại, ngờ, ngỡ,
nhìn, nói, nhớ, nghĩ, nhận định, nghe, phao, quên, sợ, thấy, thanh minh, tuyên
bố, trả lời, trông, tưởng, tin, tiếc, xem…
- Động từ không tác động: Động từ không tác động biểu thị những hoạt
động không bao giờ chuyển tới đối tƣợng khách quan, không có liên hệ với
đối tƣợng. Những động từ này gồm có: ấm ứ, ẩn náu, ấp úng, bò, càu nhàu,
cằn nhằn, đứng, giẹp, lê la, lún, lảng vảng, lởn vởn, hí hoáy, hậm hực, ngã,
ngáy, ngồi, ngủ, nằm, quằn quại, rón rén, sụt sùi…
- Động từ - hệ từ: Động từ - hệ từ có tác dụng là cùng với danh từ làm
thành phần bổ túc ngữ, đảm nhiệm chức năng vị ngữ của câu. Động từ - hệ từ
gồm có: đâm (ra), hóa, hệt (như), làm, nên, như, sinh (ra), trở nên, trở thành,
thành ra, y như (in như)…
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh cũng chia động từ nói năng vào 3 loại nhỏ:
- Nhóm động từ ngoại hƣởng: nhìn, vay, khen ngợi…
- Nhóm động từ gây khiến: làm (cho), để (cho), khuyên, bảo, yêu cầu, …
- Nhóm động từ cảm nghĩ – nói năng: biết, bảo, nghĩ, hiểu, kêu, khen…
Theo tác giả Phạm Thị Hòa, động từ gây khiến chỉ là một loại nhỏ trong
15


loại động từ nói năng và động từ nói năng chỉ là một trong những loại của
động từ ngoại hƣớng, động từ tác động.
Cũng theo hƣớng này, tác giả Nguyễn Anh Quế xếp tất cả các động từ nói
năng vào tiểu loại động từ ngoại hƣớng.
Nhìn chung, hƣớng nghiên cứu thứ nhất vì quá coi trọng tiêu chí hình thức
nên phần lớn các tác giả phân tán động từ nói năng vào các tiểu loại động từ

khác không cùng cơ cấu nghĩa. Động từ nói năng đƣợc xếp vào các tiểu loại:
động từ tác động, động từ hành động, động từ gây khiến, động từ cầu khiến,
động từ cảm nghĩ – nói năng. Điều này cũng dẫn đến tình trạng rất nhiều động
từ nói năng có những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp giống nhau nhƣng lại xếp
vào các bậc khác nhau.
Nhóm thứ hai, dựa vào mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của động từ cảm
nghĩ – nói năng để phân biệt động từ nói năng và động từ cảm nghĩ. Đây là
hƣớng nghiên cứu của các tác giả Hoàng Văn Thành, Đỗ Hữu Châu và một số
tác giả khác.
Nhóm thứ ba, nghiên cứu dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng,
tiêu biểu là Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Hoàng Văn Vân
(2002). Các tác giả này đã đề cập sơ lƣợc đến động từ cảm nghĩ – nói năng từ
góc độ nghĩa học. Nhìn chung, nhóm tác giả này cũng đƣa ra đƣợc những
miêu tả chính xác về động từ cảm nghĩ – nói năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của nhóm tác giả này cũng chƣa nêu bật đƣợc đặc trƣng ngữ nghĩa và ngữ
pháp của động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt.
Theo hƣớng nghiên cứu của nhóm thứ nhất, rất nhiều nhà nghiên cứu đã
nhập hai loại động từ nói năng và cảm nghĩ là một. Chúng tôi nghĩ, nên phân
biệt động từ nói năng và động từ cảm nghĩ. Tuy nhiên, có một vấn đề ở đây là
trong tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng có một nhóm động từ thể hiện
hành động bằng các giác quan. Chúng tôi nghĩ nên xếp nhóm động từ này vào
16


động từ cảm nghĩ. Bởi vì tri giác là giai đoạn đầu của nhận thức.
1.3.2. Đặc trưng của động từ cảm nghĩ – nói năng trong định hướng
giao tiếp
Động từ cảm nghĩ – nói năng là tiểu loại mang nhiều tính chất chủ quan,
cho nên khả năng chuyển tác của nó có yếu hơn so với các động từ ngoại
động (cập vật). Nhóm động từ này vì thuộc về chủ quan của ngƣời nói nên

đáng chú ý là các phát ngôn có mặt chúng đều mang hình thái màu sắc chủ
quan rõ nét. Trong đó thể hiện khá rõ nét mục đích phát ngôn và những toan
tính của ngƣời nói.
Vì chức năng của động từ cảm nghĩ – nói năng là cấu tạo những phát
ngôn phản ánh ý định mong muốn của ngƣời nói, những khẳng định, những
toan tính cho nên nó thiên về tính chủ ý và ngƣời ta dễ nhận diện nó về
phƣơng diện này. Khác với các tiểu loại khác biểu đạt các biến cố hoặc trạng
thái, động từ cảm nghĩ – nói năng gắn với hành động phát ngôn và các hình
thức cảm nghĩ – tri nhận của tƣ duy ngƣời bản ngữ.
Ở đây, trên một phƣơng diện nào đó động từ cảm nghĩ – nói năng có một
đƣờng biên khu biệt so với các nhóm động từ khác trên nhiều khía cạnh ngữ
pháp. Trong đó, đặc biệt là việc tiếp nhận các tiêu chí – thời – thể và các yếu
tố tình thái nhấn mạnh vào các yếu tố chủ ý và những khía cạnh liên quan đến
các hình thái biểu đạt màu sắc chủ quan của phát ngôn.
Việc tạo ra ngữ đoạn của các động từ cảm nghĩ – nói năng cũng có khác
trong cấu trúc phát ngôn mối quan hệ giữa ngƣời nói (chủ ngữ) với hành động
nói (vị ngữ) có quan hệ hết sức chặt chẽ và bao giờ cũng phải có sự diễn đạt
về ngôi phát ngôn.
Việc lập danh sách các động từ cảm nghĩ – nói năng cho tài liệu giảng dạy
tiếng Việt cần đƣợc dựa vào hai nguồn:
a. Nguồn tĩnh: tác giả sử dụng Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên.
17


b. Nguồn động: lấy ngữ cảnh hành động của các động từ thuộc tiểu loại
này trong ngôn từ của các tài liệu giảng dạy tiếng Việt, đặc biệt là các bài
khóa và các hội thoại.
1.4. Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến dạy ngoại ngữ
Trong giáo dục ngôn ngữ cần phân biệt rất rõ hai phƣơng pháp giảng dạy:
ngôn ngữ cho ngƣời bản ngữ và ngôn ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài.

Trong việc dạy và học ngoại ngữ, bên cạnh việc học phát âm chuẩn thì
ngƣời học còn phải trau dồi những từ vựng. Tuy nhiên, từ vựng là danh sách
của những từ ở dạng tĩnh, nó phải đƣợc đƣa vào các hành động hành chức.
Bƣớc này ngữ pháp đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức và đƣa những
đơn vị có tổ chức vào sử dụng. Ngữ pháp còn thể hiện ở hàm lƣợng văn hóa
của các quy tắc ngữ pháp nằm trong hành động ngôn từ.
Trong việc dạy ngoại ngữ thì chƣơng trình trong tài liệu giảng dạy và
phƣơng pháp dạy học là một bộ hợp thành hệ thống hỗ trợ cho nhau, giúp cho
ngƣời học thụ đắc (tiếp nhận) theo từng bƣớc dựa trên các phát triển cá nhân.
Nhƣ đã nói động từ là từ loại có vị trí trung tâm của việc truyền đạt ngữ
pháp (nói cách khác ai là ngƣời làm chủ động từ của một ngôn ngữ thì ngƣời
đó sẽ tiến bộ rất nhanh và rất chắc chắn trong các kỹ năng sử dụng). Trong ý
nghĩa đó, mỗi tiểu loại động từ có một chức năng riêng, cƣơng vị riêng và sự
tham gia ngữ pháp của các phát ngôn cũng rất khác nhau mà chúng ta phải có
một tiêu chí làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá.
Những tƣ liệu về động từ cảm nghĩ – nói năng mà chúng tôi mô tả trong
chƣơng 2 liên quan đến các bối cảnh ngữ pháp mà chúng xuất hiện trên những
bình diện khác nhau của phƣơng pháp dạy tiếng. Nhƣ chúng ta đã biết, tiếng
Việt đƣợc dạy cho ngƣời nƣớc ngoài đã có thời gian hơn nửa thế kỉ. Sự tiến
bộ của lý luận ngôn ngữ đã phản ánh trong các phƣơng pháp giảng dạy và thể
hiện trong các tài liệu giảng dạy.
18


Trong ba mƣơi năm đầu việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ chủ yếu là
dựa trên phƣơng pháp truyền thống mà nội dung cơ bản là lấy các bài khóa để
tích hợp các hiện tƣợng ngữ pháp và ngữ pháp đến lƣợt nó lại thƣờng xuyên
đƣợc diễn giải theo các lối hàn lâm. Động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt,
theo đó cũng đƣợc truyền đạt nhƣ một hạng mục ngữ pháp nhƣ những hạng
mục khác (động từ nội động, động từ ngoại động, động từ chuyển động, động

từ chỉ hƣớng).
Hai mƣơi năm gần đây do sự thay đổi về lý luận, việc trình bày ngữ pháp
trong các tài liệu dạy tiếng đã từng bƣớc có sự điều chỉnh. Theo đó phƣơng
pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyển dần sang định hƣớng giao tiếp gắn với các
hành động ngôn từ và các ngữ cảnh. Một loạt các thuật ngữ mới trong dạy
tiếng đã xuất hiện nhƣ: năng lực ngôn ngữ (ngữ năng), năng lực giao tiếp, tình
huống giao tiếp, các hành động phủ định, cầu khiến…đã từng bƣớc đƣợc ghi
nhận và đƣa vào tài liệu giảng dạy.
Sự thay đổi lớn nhất đối với động từ là giới thiệu và rèn luyện cho ngƣời
học (ngoại ngữ) không phải nhƣ một mảng từ vựng mà đã gắn với các hành
động ngôn từ và các ngữ cảnh phát ngôn. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói
năng cũng nằm trong giải pháp chung đó.
Trên bình diện phƣơng pháp dạy ngoại ngữ theo hƣớng giao tiếp là dạy cho
ngƣời học không chỉ nắm vững hệ thống, cấu trúc và những tri thức ngữ pháp,
mà còn giúp cho ngƣời ta sử dụng ngôn từ đã học đƣợc nhƣ một công cụ giao
tiếp thông qua hoạt động lời nói và rèn luyện kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Để làm cơ sở lý luận cho luận văn hƣớng vào định hƣớng giao tiếp, ở đây
xin đề cập đến mấy khía cạnh:
Nói đến năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp là phải nói đến lý luận
của các khái niệm “ngôn ngữ và lời nói”, mà khởi đầu là lý luận F. de Sausure.
Sau đó là lý luận về “ ngữ năng ’’ của N. Chomsky.
19


Giao tiếp theo đó là một hành động đặc thù của ngƣời ta thông qua các
tƣơng tác xã hội bằng ngôn ngữ để thông tin giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
Mỗi phát ngôn đều gắn với một tình huống giao tiếp cụ thể và chứa đựng
những sự tình cụ thể. Động từ giữ vai trò quan trọng nhất của vị ngữ, mà vị
ngữ là cốt lõi của việc biểu đạt các sự tình của câu. Vì vậy, từ loại động từ với
những tiểu loại khác nhau là nguồn sản sinh ra các sự tình cụ thể khiến ngƣời

ta có thể nhận định về sự tình ấy (cơ sở của thông báo).
Ngƣời bản ngữ (ở đây là ngƣời Việt) có đặc điểm tâm lí văn hóa trong sử
dụng từ ngữ giao tiếp tạo ra những hiệu quả ứng dụng và theo đó các động từ
vị ngữ trong những phát ngôn cụ thể luôn luôn ứng với ngữ cảnh giao tiếp.
Trƣớc kia phƣơng pháp cổ điển chú ý nhiều đến tính hệ thống của ngữ
pháp. Còn bây giờ đơn vị giao tiếp lại thiên về các phát ngôn, mà phát ngôn
thì gắn với hành động ngôn từ nhất định (phủ định, sai khiến, thỉnh cầu,
khẳng định), các động từ cảm nghĩ - nói năng (tiếng Việt cũng nhƣ các ngôn
ngữ khác hình thành ý định lời nói xảy ra trƣớc khi tạo sinh các hành vi nói
năng tiếp theo). Nó là một loại sản phẩm giao tiếp đặc biệt đã có dịp nói trƣớc
ở trên. Việc dạy ngữ pháp trong các tài liệu giảng dạy theo định hƣớng giao
tiếp ngày nay thƣờng đi theo con đƣờng ngữ nghĩa, ngữ dụng để biểu đạt.
Ngoại ngữ ở đây là phƣơng diện thực hiện những phát ngôn cụ thể mà cả
ngƣời dạy và ngƣời học đều quan tâm. Năng lực giao tiếp và năng lực ngôn
ngữ tuy không đồng nhất nhƣng thống nhất với nhau. Năng lực giao tiếp của
các động từ vị ngữ không tách rời khỏi các vị ngữ cụ thể (những tri thức làm
thành hệ thống về từ loại động từ trong chức vụ vị ngữ của câu). Từ đó các
kiểu phát ngôn cụ thể sẽ đƣợc sản sinh ra trên bình diện lời nói.
Trong những năm gần đây, lý luận về hành động ngôn từ của Austin
(1962) đã cho các nhà ngôn ngữ học ứng dụng gắn việc dạy ngoại ngữ với
việc giới thiệu các hành động ngôn từ gắn với ngữ cảnh. Điều đó diễn ra theo
20


một chuỗi câu hỏi: dạy ai? (nhận diện đối tƣợng), dạy cái gì? (nội dung), dạy
để làm gì? (mục đích giao tiếp), dạy nhƣ thế nào? (phƣơng pháp).
Hoạt động lời nói luôn luôn là sự thống nhất hình thức ngôn từ khảo sát một
hiện tƣợng ngữ pháp nào đó. Động từ cảm nghĩ – nói năng cũng phải căn cứ vào
ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học trong các phân tích. Nếu nhƣ trƣớc
kia ngƣời ta quan tâm nhiều đến danh sách từ vựng (động từ) mà ngƣời học nắm

đƣợc thì giờ đây vấn đề lại ở chỗ các động từ đƣợc gắn với ngữ cảnh giao tiếp
nhƣ thế nào. Các yếu tố dụng ngôn đã lên ngôi nhƣ một nội dung rất quan trọng
của việc truyền đạt ngữ pháp.
Trƣớc đây khi học xong một chƣơng trình ngoại ngữ ngƣời học có thể biết
rất nhiều và khá sâu về ngữ pháp nhƣng trái lại khá vất vả trong việc thực
hành giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đó. Ở đây ngƣời học muốn hiểu tốt nhất
thì phải bắt chƣớc các lối nói của ngƣời bản ngữ trong môi trƣờng giao tiếp.
Nghĩa là sau khi học ngoại ngữ thì ngƣời học phải đƣợc nâng dần lên một
ngôn ngữ thứ hai (ngôn ngữ gắn với môi trƣờng).
Một ngƣời học tiếng Việt ở nƣớc ngoài và một ngƣời học tiếng Việt ở Việt
Nam là khác nhau. Ngƣời học tiếng Việt có môi trƣờng họ sẽ tiếp xúc tự
nhiên, bắt chƣớc ngƣời bản ngữ một cách tự nhiên, đứng ngoài các lý giải về
hiện tƣợng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong việc dạy động từ cảm nghĩ – nói
năng. Các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài mà chúng tôi
khảo sát đã có nhiều sự khác nhau trong lựa chọn, trình diễn và cố nhiên sẽ
ảnh hƣởng đến kết quả của ngƣời dạy và ngƣời học.
Trong số các tài liệu giảng dạy làm đối tƣợng khảo sát sẽ nói trong chƣơng
2, chúng ta sẽ thấy hai phần ba việc diễn đạt ngữ pháp trong các tài liệu vẫn là
theo hƣớng hàn lâm. Sự thụ đắc ngôn ngữ thông qua tiếp xúc ít hơn rất nhiều
so với việc học. Các tác giả đã mất rất nhiều công phu để giới thiệu mô hình,
cấu trúc, phƣơng thức luyện tập và các bài kiểm tra.
21


×