Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đưa một số làn điệu dân ca nam bộ vào chương trình đào tạo ngành sư phạm âm nhạc tại trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 133 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Nếu có điều gì trái với lời cam đoan, tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Huỳnh Cơng Luận


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 1
MỤC LỤC .......................................................................................................... 2
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA NAM BỘ...................................... 12
1.1. Khái niệm về dân ca, nguồn gốc của dân ca Nam Bộ............................... 12
1.1.1. Khái niệm về dân ca..................................................................... 12
1.1.2. Vài nét về nguồn gốc của dân ca Nam Bộ ................................... 13
1.2. Giá trị của dân ca Nam Bộ ........................................................................ 16
1.2.1. Giá trị nội dung ............................................................................ 16
1.2.2. Giá trị nghệ thuật ......................................................................... 19
1.3. Một số làn điệu đặc trƣng của dân ca Nam Bộ ......................................... 23
1.3.1. Hò ................................................................................................. 23
1.3.2. Lý. ................................................................................................ 25
1.3.3. Hát ru ........................................................................................... 27


1.3.4. Đồng dao ...................................................................................... 29
1.4. Sử dụng làn điệu dân ca Nam Bộ trong chƣơng trình dạy học mơn âm
nhạc ở trƣờng phổ thơng .................................................................................. 30
1.4.1. Chƣơng trình dạy học môn âm nhạc trong trƣờng phổ thông ..... 30
1.4.2. Nhận xét việc sử dụng làn điệu dân ca Nam Bộ trong chƣơng
trình âm nhạc ở bậc Tiểu học và THCS................................................. 34
* Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH
SƢ PHẠM ÂM NHẠC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG .................... 37
2.1. Vài nét về Trƣờng Đại học An Giang ....................................................... 37


3

2.2. Thực tế việc triển khai chƣơng trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sƣ
phạm Âm nhạc ................................................................................................. 39
2.2.1. Đặc điểm khả năng âm nhạc của sinh viên ngành Sƣ phạm Âm
nhạc Trƣờng Đại học An Giang............................................................. 43
2.2.2. Chƣơng trình đào tạo hệ ĐHSP Âm nhạc của khoa Văn hóa Nghệ
thuật, Trƣờng Đại học An Giang ........................................................... 45
2.2.3. Tình hình dạy – học mơn âm nhạc của chƣơng trình đào tạo cử
nhân Sƣ phạm Âm nhạc ......................................................................... 47
* Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 52
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ VIỆC ĐƢA MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NAM
BỘ VÀO CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH SPÂN ............... 53
3.1. Tầm quan trọng của việc đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng
trình đào tạo ngành Sƣ phạm Âm nhạc trình độ đại học ................................. 53
3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể và kiến nghị ........................................... 56
3.2.1. Về thời lƣợng cho học phần hát dân ca ....................................... 56
3.2.2. Xây dựng chƣơng trình chi tiết học phần hát dân ca và tiêu chí

lựa chọn một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng trình giảng dạy . 56
3.2.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................... 59
3.2.4. Giáo án và phƣơng pháp giảng dạy ............................................. 69
3.2.5. Các hoạt động ngoại khóa âm nhạc ............................................. 74
3.2.6. Thực nghiệm Sƣ phạm ................................................................. 79
3.2.7. Kiến nghị...................................................................................... 82
* Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 85
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90


4

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CĐ:

Cao đẳng

ĐH:

Đại học

ĐHSP:

Đại học Sƣ phạm

GS.:

Giáo sƣ


GV:

Giảng viên

PGS.:

Phó giáo sƣ

SPÂN:

Sƣ phạm âm nhạc

SV:

Sinh viên

TH:

Tiểu học

THCS:

Trung học cơ sở

TW:

Trung ƣơng


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nƣớc có nhiều dân tộc, với bề dày lịch sử hàng nghìn
năm văn hiến, có nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc cổ truyền rất phong phú về
thể loại, nội dung và hình thức. Dân ca là một trong những loại hình nghệ
thuật đã đi vào đời sống tinh thần, đã tham gia vào sinh hoạt, lao động hàng
ngày của nhân dân, trở thành suy nghĩ và sự rung động của tâm hồn từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất
nƣớc trong xu thế tồn cầu hóa, vấn đề xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc” mà Nghị quyết Trung ƣơng V (Khóa VIII) đã chỉ ra
ngày càng trở nên cấp thiết.
Nhƣ chúng ta đã biết, di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc là tài sản
vô cùng quý giá của đất nƣớc, vì thế thời gian qua, Nhà nƣớc và nhân dân ta
đã và đang tiến hành nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc nƣớc nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói
“Cái gốc của nền văn hóa mới là dân tộc” trích trong tác phẩm “Có một nền
văn hóa Việt Nam” (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, trang 25). Trong di
sản văn hóa mà ông cha ta để lại không thể không nhắc đến sản phẩm tinh
thần, đó chính là những khúc dân ca những lời ru, câu hị, điệu lý… đã gắn bó
với đời sống, lao động và chiến đấu bảo vệ đất nƣớc ngàn đời của dân tộc
Việt Nam ta. Dân ca khơng những là tài sản q giá mà cịn là nguồn cảm
hứng của các nhạc sĩ sáng tác, sử dụng trong tác phẩm âm nhạc của mình.
Nhƣ vậy, dân ca các dân tộc Việt Nam đang phát huy và góp phần vào việc
xây dựng một nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, giáo dục nghệ thuật âm nhạc dân tộc cổ truyền là một trong
những hƣớng đi hoàn toàn đúng đắn mà các Bộ, ngành đang hết sức chú trọng
trong thời gian gần đây. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu, bảo tồn và lƣu



6

truyền dân ca cho thế hệ trẻ, trƣớc hết là đối với thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên là điều rất cấp thiết. Tại hội thảo khoa học công tác bảo tồn và phát
huy dân ca Nam Bộ do Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen và Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng
10/2011, Giáo sƣ Trần Văn Khê đã từng đề xuất: “Nhà nước nên đưa dân ca
vào trường học, cần làm cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiểu dân ca nước
ta là gì và dân ca của ta hay như thế nào”.
Nam Bộ mảnh đất trù phú, màu mỡ, có truyền thống văn hóa lâu đời đã
sản sinh ra những làn điệu dân ca rất phong phú về thể loại nhƣ: hò, lý, hát ru,
hát đƣa em, hát huê tình, hát đối đáp, hát sắc bùa, hát vui chơi trẻ em (đồng
dao), nói thơ, nói vè… Mỗi loại đều có những hình thức cùng giá trị nghệ
thuật độc đáo, đặc sắc và có những thủ tục, lề lối diễn xƣớng khác nhau.
An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, là vùng đất đầu nguồn sông
Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xun; có biên giới ở phía Tây
Bắc Việt Nam – Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Nam
giáp tỉnh Cần Thơ và phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, cách Thành phố Hồ
Chí Minh gần 200km. Là một trong bốn tỉnh vùng kinh tế trọng điểm đồng
bằng sông Cửu Long, nơi tập hợp 4 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Chăm,
Hoa, Khmer… trong đó số ngƣời dân tộc Kinh chiếm đông nhất.
Trƣờng Đại học An Giang là trƣờng đại học đa ngành, trong đó có khoa
Văn hóa Nghệ thuật, đào tạo ngành Sƣ phạm Âm nhạc trình độ đại học,
những ngƣời có nhiệm vụ khi ra trƣờng là giáo viên dạy tại các trƣờng phổ
thông. Đào tạo sinh viên cử nhân ngành Sƣ phạm Âm nhạc (SPÂN) đòi hỏi
phải trang bị cho các em có những kiến thức hiểu biết và trình độ âm nhạc
phổ thơng nhất định. Trong thực tế chƣơng trình đào tạo của bộ mơn âm nhạc
cho sinh viên Trƣờng Đại học An Giang còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu



7

việc giáo dục âm nhạc truyền thống của những làn điệu dân ca Nam Bộ nhƣ:
hị, lý, hát ru…
Tìm hiểu chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành SPÂN của Trƣờng Đại học
An Giang cho thấy, có rất ít những làn điệu dân ca Nam Bộ trong chƣơng
trình dạy học. Vì vậy, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên khơng hiểu biết đƣợc
nguồn gốc của một số làn điệu dân ca Nam Bộ. Điều này sẽ ảnh hƣởng không
nhỏ đến việc nhận thức và hiểu biết về giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn của
dân ca Nam Bộ cũng nhƣ việc bảo tồn và phát huy dân ca Nam Bộ vốn đã có
từ xa xƣa mà ơng cha ta đã để lại.
Với những lý do và những bất cập trong thực tiễn kể trên tôi đã chọn đề
tài: “Đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng trình đào tạo ngành
Sƣ phạm Âm nhạc tại Trƣờng Đại học An Giang” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học âm nhạc.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Dân ca Việt Nam nói chung và dân ca Nam Bộ nói riêng đã thu hút rất
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Từ những chuyến đi tiếp cận, khai
thác, sống cùng với bà con ở cơ sở, tiếp xúc và học hỏi từ các nghệ nhân,
những tác giả đã cho ra đời các cơng trình nghiên cứu nhƣ: GS. Lƣu Hữu
Phƣớc với bài viết về việc đƣa âm nhạc dân tộc vào Mẫu giáo và cấp I (1976).
Năm 2003, tại Hội thảo khoa học do Viện Âm nhạc tổ chức, PGS.TS. Nguyễn
Thụy Loan đã nêu ra những biện pháp đƣa âm nhạc cổ truyền vào học đƣờng
với cả hai khối Âm nhạc chuyên nghiệp và khối trƣờng phổ thông trong bài
viết “Đưa âm nhạc cổ truyền vào học đường”. Qua bài viết này, tác giả muốn
gửi thông điệp đến thế hệ trẻ, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc cần phải
hiểu biết và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Cũng trong
hội thảo nói trên GS. Trần Văn Khê đã nêu lên vai trò, tầm quan trọng của
việc giáo dục âm nhạc truyền thống cho học sinh phổ thông, thông qua tham



8

luận “Thử bàn về việc đưa âm nhạc truyền thống vào học đường”. Trong bản
tham luận này, ông nhấn mạnh rằng học sinh phổ thông cần phải hiểu về nền
âm nhạc truyền thống của đất nƣớc giống nhƣ trẻ con cần nói đƣợc tiếng mẹ
đẻ trƣớc khi đi học ngoại ngữ.
Trong bài báo có tựa đề “Góp phần xây dựng chương trình giới thiệu âm
nhạc cổ truyền trong chương trình đào tạo môn Âm nhạc ở hệ Trung học phổ
thông” trên tạp chí VHNT số 8 (năm 2006), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình
Lâm cũng đã nêu ra tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cổ truyền cho
hệ Trung học phổ thông nƣớc nhà trong việc giáo dục văn hóa truyền thống
cho thế hệ kế tiếp đồng thời nêu ra các phƣơng hƣớng, biện pháp để góp phần
thực hiện mục tiêu xây dựng chƣơng trình giới thiệu âm nhạc cổ truyền trong
chƣơng trình đào tạo mơn Âm nhạc ở trƣờng Trung học phổ thơng.
Ngồi ra, cịn một số đề án và luận văn đề cập đến vấn đề đƣa âm nhạc
dân gian vào chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng nhƣ: Tài liệu hƣớng dẫn hỗ
trợ đƣa dân ca vào trƣờng THCS (Đề án hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS)
của Trƣờng ĐHSP Nghệ thuật TW – nhiều tác giả (2009), “Đưa dân ca vào
chương trình dạy nhạc cho sinh viên khoa Tiểu học (Trường ĐHSP Hà Nội)”
luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Bình. Qua những tìm hiểu, thử
nghiệm, tác giả đã khẳng định: “Đƣa dân ca vào chƣơng trình giảng dạy cho
sinh viên khoa Tiểu học, mang lại cho các em một hành trang văn hóa, nhằm
đẩy lùi những thị hiếu âm nhạc khơng lành mạnh, góp phần vào mục tiêu đào
tạo con ngƣời mới, phát triển hài hịa…”. Tại hội thảo khoa học cơng tác bảo
tồn và phát huy dân ca Nam bộ do Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen,
Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày
25/10/2011 nghệ sĩ Hải Phƣợng cho rằng về bảo tồn nguyên trạng thì các bảo
tàng có lợi thế, có thể tổ chức phục hồi các trị chơi dân gian, có hát đồng dao,
dân ca... ngun gốc. Đồng thời nên có thƣ viện mở, lƣu trữ các tài liệu về



9

dân ca và âm nhạc truyền thống Việt Nam để những ai quan tâm đều có thể tự
do đến tìm hiểu.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu kể trên là nguồn tƣ liệu quý giá để
chúng tôi tham khảo trong q trình nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Thơng qua cơng trình nghiên cứu của việc đƣa một số làn
điệu dân ca Nam Bộ vào công tác đào tạo cử nhân hệ ĐHSP Âm nhạc ở
Trƣờng Đại học An Giang góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của công
việc này. Đồng thời, giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm thẩm mỹ lành mạnh đúng
đắn cho sinh viên. Bên cạnh, đó cũng là việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn
hóa của dân ca Nam Bộ thông qua việc đào tạo các lớp sinh viên sẽ là những
thầy cô giáo dạy nhạc trong tƣơng lai.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực tế dạy và học ngành SPÂN tại Trƣờng Đại
học An Giang từ đó nghiên cứu và đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo.
+ Nghiên cứu nguồn gốc và những đặc trƣng của một số làn điệu dân
ca Nam Bộ.
+ Ứng dụng đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng trình đào
tạo cử nhân ngành Sƣ phạm Âm nhạc ở Trƣờng Đại học An Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu là
một số làn điệu dân ca Nam Bộ, chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Âm
nhạc trình độ đại học. Bên cạnh đó, luận văn cịn đề cập đến thực trạng việc
giảng dạy mơn âm nhạc đặc biệt là học phần hát dân ca Nam Bộ và các nguồn
tài liệu liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là một số làn điệu dân ca Nam Bộ nhƣ:
hò, lý, hát ru và đồng dao. Vì các thể loại này phù hợp với ngành Sƣ phạm và



10

phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh phổ thông - nơi mà các sinh viên khi
ra trƣờng giảng dạy và công tác tại cơ sở ở địa phƣơng.
Nghiên cứu chƣơng trình đào tạo cử nhân hệ ĐHSP Âm nhạc chính quy
khoa Văn hóa Nghệ thuật, Trƣờng Đại học An Giang, nhằm đổi mới nội
dung, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giảng dạy.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Cho đến nay, việc nghiên cứu đƣa làn điệu dân ca Nam
Bộ vào chƣơng trình dạy học ngành SPÂN của các trƣờng cịn gặp nhiều khó
khăn. Do chƣa xây dựng đƣợc hệ thống lý thuyết và sự nhìn nhận, đánh giá
của các nhà nghiên cứu cịn có phần chƣa thống nhất. Nhƣ vậy, vị trí và vai
trị của việc đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng trình dạy học
khơng chỉ trong sự hình thành và phát triển nền dân ca Nam Bộ đã có từ xa
xƣa, mà cịn có giá trị bảo tồn và phát huy làm sao để đƣa dân ca vào trƣờng
học và làm sao để cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiểu dân ca nƣớc ta là gì
và dân ca của ta hay nhƣ thế nào. Tuy nhiên, những cơng trình đã nêu ở trên
mục 2 giúp chúng tôi nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài này.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp thu thập tƣ liệu, văn bản.
+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, hệ thống.
+ Phƣơng pháp khảo sát, điều tra, quan sát, thực nghiệm.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: giáo dục học, văn hóa học, âm
nhạc và mỹ học âm nhạc.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đƣa ra cách nhìn tổng quát, có hệ thống và tƣơng đối tồn diện
về việc đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng trình giảng dạy và
đào tạo tại một trƣờng đại học hàng đầu về đào tạo giáo viên âm nhạc của



11

đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng. Bên
cạnh đó, cũng đƣa ra một số suy nghĩ, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lƣợng trong mảng đề tài giáo dục âm nhạc dân ca Nam Bộ trong nhà trƣờng.
Thành công của luận văn sẽ góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị
âm nhạc của dân ca Nam Bộ thông qua một số làn điệu nhƣ: hò, lý, hát ru và
đồng dao; đồng thời, mở ra một chiều hƣớng tốt đẹp cho việc xây dựng
chƣơng trình giáo dục âm nhạc dân ca hồn chỉnh, bài bản trong chƣơng trình
đào tạo ngành Sƣ phạm Âm nhạc trình độ đại học ở Trƣờng Đại học An
Giang, góp phần đƣa dân ca Nam Bộ đến với thế hệ trẻ một cách nhanh chóng
và hiệu quả nhất.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về dân ca Nam Bộ.
Chƣơng 2: Thực trạng việc đào tạo cử nhân ngành Sƣ phạm Âm nhạc tại
Trƣờng Đại học An Giang.
Chƣơng 3: Giải pháp về việc đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào
chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành Sƣ phạm Âm nhạc.


12

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA NAM BỘ
1.1. Khái niệm về dân ca, nguồn gốc của dân ca Nam Bộ
1.1.1. Khái niệm về dân ca

Thật khó khi muốn tìm một định nghĩa thỏa đáng về dân ca, ngay cả
trong các tài liệu của Việt Nam về dân ca hay công trình nghiên cứu trên 500
trang: “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” của GS. Vũ Ngọc Khánh cũng
không hề thấy một khái niệm cụ thể hay một định nghĩa về dân ca nhƣ các
định nghĩa về những phạm trù khác.
Dân ca có những đặc trƣng riêng nhƣ: âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu, cấu
trúc, phân câu, phân đoạn, cách diễn xƣớng… đồng thời nó lại có lời ca mà
phần nhiều nội dung lấy từ những câu ca dao, thơ và đƣợc sắp xếp lại hoặc
thêm bớt những tiếng phụ, đệm, láy… để cho phù hợp với nội dung âm nhạc
và những đặc trƣng của nghệ thuật bài hát dân gian.
Dân ca đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình lao động và sáng
tạo của cha ông từ rất sớm. Nó đã đi vào cuộc sống và sinh hoạt văn hóa xã
hội hàng ngày của ngƣời dân Việt Nam. Từ khi nƣớc Văn Lang đƣợc hình
thành dƣới thời các vua Hùng thì ca hát giữ vị trí quan trọng trong đời sống của
nhân dân ta thời đó. Trong kho tàng văn học truyền miệng rất phong phú của
ta, hiện còn thấy nhiều truyện thần thoại, cổ tích đã nói đến cảnh sinh hoạt
ca hát của nhiều dân tộc sống trên dải đất Văn Lang hồi đó, nhiều truyện cịn
lƣu lại một cách sinh động sự hình thành một số loại hình dân ca, hoặc phản
ánh tác dụng của tiếng hát đối với con ngƣời và cảnh vật thiên nhiên của quê
hƣơng, đất nƣớc.
Để tiện cho việc nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm về dân ca tạm
thời nhƣ sau: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được
lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.


13

1.1.2. Vài nét về nguồn gốc của dân ca Nam Bộ
Nhƣ ta đã biết, lịch sử hình thành đất Nam Bộ là lịch sử khẩn hoang lập
nghiệp của các đợt di dân từ Châu Bố Chánh (Quảng Bình) trở vào dƣới thời

nhà Nguyễn khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có
chép rằng: “Năm Mậu dần (1698) đời Hiển Tơng sai chƣởng cơ Nguyễn Hữu
Kính lấy xứ Lộc Dã (tức Đồng Nai, ngƣời Thanh gọi là Nông Nại) đặt làm
huyện Phúc Long, đặt dinh Trấn Biên, chiêu mộ dân sơ tán từ Quảng Bình trở
vào cho đến ở, chia đặt thôn ấp”. Sách Phủ Biên Tạp Lục cũng nói rõ: “Ở phủ
Gia Định đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu
trở vào, tồn là rừng rậm hàng nghìn dặm, họ Nguyễn lấy đƣợc đất ấy rồi
chiêu mộ những dân có vật lực ở các phủ Điện Bàn, xứ Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Qui Nhơn đến chặt cây, khai phá lập vƣờn trồng cau, làm nhà ở…”.
Đến năm 1759, có thể gọi là thời kỳ hoàn tất cuộc di dân Nam tiến của
ngƣời Việt, Ơng cha ta đã tới bình ngun bao la bát ngát nằm trên khu vực
bốn con sông lớn: sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Tiền và sông Hậu.
Tổ tiên ông bà của ngƣời Nam Bộ là những ngƣời phiêu bạt từ phƣơng
Bắc vào phƣơng Nam, dừng chân tại đất Thuận Quảng rồi vào tận Đồng bằng
sông Cửu Long ở cực Nam của đất nƣớc. Ông cha ta ra sức khai khẩn đất
hoang, lập thành xóm ấp, doanh điền, tập hợp và đùm bọc nhau trong mối
quan hệ nhƣ anh em một nhà và phải chiến đấu với thú dữ, bệnh tật cùng
thiên nhiên hoang dại với câu ca dao:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma.
Dải đất cuối cùng của đất nƣớc từ Đồng Nai đến tận mũi Cà Mau càng
ngày càng đƣợc mở mang sung túc.
Sau Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, ta gọi là Nam Bộ Thành đồng Tổ quốc với miền Đông, miền


14

Trung và miền Tây. Mỗi miền đều có những đặc điểm địa lý, kinh tế, sinh hoạt,
cách làm ăn sinh sống có phần khác nhau, nhƣng đều có những truyền thống đấu

tranh và những chiến công lừng lẫy trong sự nghiệp giải phóng đất nƣớc.
Miền Trung Nam Bộ là Miệt vƣờn nổi tiếng, là miền đất trồng lý tƣởng
với câu tục ngữ:“sơng sâu nước chảy, mưa thuận gió hịa”, phù sa màu mỡ
với các nhánh sông Cửu Long mở rộng những cánh đồng bát ngát, hình thành
những cù lao, cồn đất và vƣờn trái sum xuê. Sông nƣớc ở đây với những kênh
rạch chằng chịt giăng giăng vừa tiện lợi cho việc di chuyển làm ăn, buôn bán,
vừa là nơi sinh sống của các loại cá tôm. Ngƣời ta hay nói đến “đám lá tối
trời” của nghĩa qn Trƣơng Cơng Định, đến nơi an nghỉ cuối đời của nhà thơ
lớn Nguyễn Đình Chiểu, đến Đồng Tháp Mƣời - căn cứ địa nổi tiếng của đốc
binh Kiều, của hai lần kháng chiến cùng với câu ca dao bất hủ:
Tháp Mười đẹp nhất bơng sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Từ trận Rạch Gầm của Nguyễn Huệ đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ,
chiến cơng của Tiểu đồn 307, phong trào Đồng khởi Bến Tre, trận Ấp Bắc
và lộ Bốn lừng danh. Miền Trung Nam Bộ không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều
làn điệu dân ca mà còn là nơi phát sinh phong trào ca nhạc tài tử và cải lƣơng
sau này.
Miền Tây Nam Bộ gồm các tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang,
Đồng Tháp, Kiên Giang, Minh Hải, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang…
An Giang xƣa là một trong những Nam Kỳ Lục Tỉnh, cũng là vùng
đƣợc khai phá lâu đời do dân Miệt ở hai huyện Phúc Long (Đồng Nai) và Tân
Bình (Gia Định) xuống lập nghiệp và dân ở Ngũ Quảng – miền Trung Bộ
theo chân quan chƣởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào án giữ biên giới rồi sau đó
khẩn hoang lập đất, dựng làng. Danh lam thắng cảnh ở Tây Nam Bộ phải kể
đến khu vực Bảy Núi ở Châu Đốc và Thạch Động ở Hà Tiên.


15

Trong thời kỳ chống Mỹ, ai đã từng hành quân từ căn cứ Tây Ninh

xuống miền Tây đều nhắc đến kênh Vĩnh Tế hẳn đã sống những ngày gian
nan dƣới rừng tràm trùng điệp ngập nƣớc của U Minh Thƣợng và có dịp nếm
mật ong ngọt lịm bơng tràm. Rừng U Minh chạy từ Kiên Giang đến Minh Hải
là chiến khu cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và những năm
chống Mỹ; chen lẫn với rừng tràm còn có bãi sậy rậm rạp, chim bầy làm tổ, cá
đẻ từng đàn, rùa rắn lúc nhúc, muỗi kêu nhƣ sáo thổi. Tận Mũi Cà Mau là xứ
sở của rừng đƣớc, rừng mắm, rừng vẹt… ngày tháng cùng với bãi bùn lấn dần
ra biển. Ở đây là nguồn cung cấp tôm cua, ba khía, cá bóng kèo, gỗ than đƣớc
vơ tận. Đảo Phú Quốc ngày xƣa là căn cứ địa của nghĩa quân Nguyễn Trung
Trực, đây cũng là nơi sản xuất hồ tiêu và nƣớc mắm.
Miền Tây Nam Bộ là vựa lúa lớn trong cả nƣớc, nơi thu hoạch hải sản
nhiều nhất ở Nam Bộ. Huyện Ơ Mơn (Hậu Giang) là quê quán của đồng chí
Châu Văn Liêm, một trong những ngƣời sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hòn Khoai ở Mũi Cà Mau vẫn còn sáng mãi gƣơng hy sinh của ngƣời chiến sĩ
cộng sản Phan Ngọc Hiển trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Hậu Giang còn
vang mãi bài hát Tầm Vu, Minh Hải vẫn vang lừng chiến công Đầm Dơi, Cái
Nƣớc, Năm Căn… Kiên Giang với những ngày bám trụ ở Ba Hòn. An Giang
là quê hƣơng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, với mảnh đất Thất Sơn hùng vĩ và
đã từng lập bao chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ.
Miền Tây còn là quê hƣơng của bài Dạ Cổ Hoài Lang (tác giả Cao Văn
Lầu – Bạc Liêu), của vọng cổ Bạc Liêu (sáng tạo của ơng Lƣ Hịa Nghĩa tức
Năm Nghĩa), của nghệ nhân đờn Rạch Giá, của hát đối Cần Thơ, của giọng hị
sơng Hậu, của nói thơ Bạc Liêu…
Chính mảnh đất Nam Bộ rất trù phú, màu mỡ, có truyền thống văn hóa
lâu đời cùng với những chiến cơng hiển hách trên một hình thái địa lý vơ cùng


16


đặc biệt mà chúng tôi mới điểm sơ lƣợc qua. Nên ngƣời dân đã sáng tạo ra
các làn điệu dân ca để làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần và lao
động sản xuất hàng ngày.
1.2. Giá trị của dân ca Nam Bộ
Cũng nhƣ các loại dân ca Việt Nam, dân ca Nam Bộ của ngƣời Việt
mang những đặc điểm nhƣ tính hiện thực, tính nhân đạo, tính trữ tình, tính
chiến đấu, tính trào lộng… Nhƣng do điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã
hội, cá tính con ngƣời, âm sắc phát âm, mối giao lƣu văn hóa… nên giá trị nội
dung và nghệ thuật của dân ca Nam Bộ, ngoài những nét chung của truyền
thống dân tộc, cịn thể hiện những tính đặc thù.
1.2.1. Giá trị nội dung
Hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ phản ánh nỗi nhớ quê hƣơng day dứt
của ông cha ta:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.

Với đức tính cần cù trong lao động, với lịng quả cảm chiến đấu chống
lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, mối đe dọa của thú dữ… tổ tiên ta đã ra
sức khai hoang, vỡ đất, tạo lập xóm làng, dựng nên sự nghiệp, từ đất Đồng
Nai – Gia Định tiếp tục cuộc hành trình xuống tận mũi Cà Mau. Chúng ta khó
hình dung cái thuở hoang sơ ban đầu với câu tục ngữ:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.
Bấy giờ con gái miệt vƣờn bên sông Tiền, sông Hậu khi phải lấy chồng
vẫn sợ làm dâu ở miệt dƣới:

Má ơi đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.

(Trích ca dao)
Vùng đất mới đã trở thành ruộng thuộc, vƣờn trái cây sum x, xóm
làng đơng đúc, là nơi chơn rau, cắt rốn của thế hệ nối tiếp. Cuộc đời của họ


17

gắn bó với tên làng, tên đất, tên sơng. Tình yêu quê hƣơng thể hiện qua nét
độc đáo của từng địa phƣơng:
Biên Hịa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.
(Trích ca dao)
Dân ca Nam Bộ nảy sinh từ mơi trƣờng lao động để rồi sau đó phục vụ
lại con ngƣời, giúp họ vơi đi nỗi nhọc nhằn và thúc đẩy công việc sản xuất
phát triển. Về phƣơng diện này, hình thức nói vè du nhập trong hát sắc bùa
thể hiện rõ chức năng đó. Các bài vè chúc nghề làm ruộng, chúc nghề thợ
mộc, chúc nghề thợ đƣơn, chúc nghề thợ hồ… là những khúc hát mộc mạc tự
hào của thợ thủ cơng. Bên cạnh đó cũng phản ánh hiện thực cuộc sống lao
động hồn nhiên, nhƣng không kém phần độc đáo:
Anh đi đánh bẫy trên bưng,
Thấy con cúm núm trong lùm bay ra.
Anh đi đánh bẫy ngọn tre,
Chim qun khơng đậu, chích chịe lại leo.
(Trích bài Lý con cúm núm)
Dọc theo sông Tiền, sông Hậu có những vùng đất cao ráo rất thuận lợi
cho việc trồng lúa, hoa màu. Dù suốt ngày ƣớt đẫm mồ hơi, cuốc đất ngồi
trời, nhƣng hễ có cơ nào đi qua là dịp may cho các chàng trai tỏ tình:
Trên đất giồng mình trồng khoai lang
Trên đất giồng mình trồng dưa gang.
Hỡi cơ gánh nước đường xa,

Cịn bao gánh nước để qua gánh dùm?
(Tang tính tình là tình tính tang)
Tuổi thân con khỉ ở lùm,
Cuốc không lo cuốc lo dùm người ta.


18

(Tang tính tình là tình tính tang)
(Trích bài Lý đất giồng)
Dân ca Nam Bộ cịn là bản tình ca đặc sắc, mang nội dung trữ tình của
trai gái yêu nhau, thể hiện trên các thể loại: hò, hát, lý… Con gái miệt vƣờn
nết na đôn hậu, lại khéo làm việc nữ cơng, thƣờng hay mơ ƣớc mình có thể
xứng đơi với chàng trai Gia Định, cho nên cứ mỏi mắt trơng hồi:
Ghe ai đỏ mũi xanh lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?
(Ca dao)
Trong dân ca Nam Bộ nói “thƣơng” khơng có nghĩa là “thƣơng hại” mà
bao hàm những nghĩa: cảm thƣơng, dễ thƣơng, trìu mến, vừa yêu thƣơng, vừa
muốn che chở cho ngƣời mình yêu. Trong quan họ Bắc Ninh thì:
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối rằng cha dối mẹ
Qua cầu gió bay.
Cịn câu ca dao Nam Bộ thì:
Anh thương em đưa nón đội đầu,
Về nhà ba má hỏi, đi qua cầu gió bay.
Hàng trăm câu hò câu hát trong dân ca Nam Bộ lên tiếng phản kháng
đạo đức phong kiến luôn đề cao quan niệm “gái chính chun chỉ thờ một
chồng” cịn “trai qn tử thì năm thê bảy thiếp”. Tệ nạn đa thê đƣợc coi là
chuyện hiển nhiên, đƣợc luật lệ đƣơng thời bảo vệ, chà đạp lên thân phận

ngƣời phụ nữ. Vợ lớn, vợ bé cực nhọc đau khổ và bị hắt hủi nhƣ nhau. Hai
câu ca dao sau đây hát lồng vào điệu ru con nghe thê thảm, quạnh hiu và đầy
oán trách:
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.


19

Dân ca Nam Bộ không những miêu tả quê hƣơng, đất nƣớc, phản ánh
sinh hoạt, lao động, bộc lộ tình cảm trong quan hệ trai gái, quan hệ hôn nhân
và gia đình mà cịn biểu lộ tƣ tƣởng chống phong kiến, chống đế quốc, nêu
lên những nhận định về con ngƣời, về việc đời và đề cao cách đối nhân xử
thế. Tính chất trào lộng trong nội dung dân ca Nam Bộ mang nét đặc biệt phù
hợp với cá tính con ngƣời địa phƣơng và tiếng cƣời đem lại thể lực cho con
ngƣời, khiến tinh thần thêm sảng khoái và yêu đời. Tiếng cƣời trong âm nhạc
truyền miệng là khúc ca hài hƣớc của ngƣời lao động có tác dụng hữu ích và
tác dụng xã hội, mang nhiều sắc thái khác nhau.
Tuy nhiên, những ảnh hƣởng tƣ tƣởng phong kiến và đế quốc thống trị
không thể làm phai mờ, đánh mất đi các giá trị cơ bản và hiển nhiên trong nội
dung dân ca Nam Bộ. Dù phải sống cuộc đời cơ cực, chịu nhiều ách áp bức
bóc lột và bị ràng buộc trong đạo lý khắc nghiệt, nhân dân vẫn phản ánh qua
các làn điệu dân ca của mình cảnh sinh hoạt lao động gắn bó với quê hƣơng
xứ sở, bày tỏ nguyện vọng và ƣớc mơ lành mạnh, trong sáng thể hiện tính
chất nhân đạo, tính chiến đấu gián tiếp hoặc trực tiếp, bộc lộ tình yêu tha thiết
đối với đất nƣớc, con ngƣời. Tất cả các giá trị đó thuộc về truyền thống tốt
đẹp của ơng cha ta đƣợc chắt lọc và phát huy trong suốt quá trình lịch sử lâu
dài mà dân ca thừa hƣởng đƣợc.
1.2.2. Giá trị nghệ thuật
Hầu hết lời hát của dân ca đều xuất xứ từ văn học dân gian, chủ yếu là

những câu ca dao gồm nhiều thể thơ khác nhau: ba chữ, bốn chữ, năm chữ,
sáu tám hoặc bảy bảy sáu tám ở nguyên thể, biến thể hay hỗn hợp. Nói nhƣ
vậy nghĩa là xác nhận một điều: dân ca là những tác phẩm phổ nhạc dựa vào
lời ca (ca dao) có sẵn và trong q trình phát triển dân ca, ngƣời ta phổ lời vào
một số làn điệu có sẵn đang lƣu truyền trong dân gian.


20

Lời ca và âm điệu trong dân ca có mối quan hệ nhuần nhuyễn, chúng
tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau nhằm đạt một tiêu chuẩn thẩm mỹ nhất
định. Bài dân ca là kết quả của quá trình mài dũa, chắt lọc bằng phƣơng thức
truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Cách phát âm của ngôn ngữ Việt Nam nói chung có 6 thanh điệu
tƣơng ứng với các dấu giọng: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Nhƣng cách
phát âm của ngƣời Nam Bộ thì gần nhƣ chỉ cịn 5 thanh điệu vì giữa dấu hỏi
và dấu ngã không phân biệt rõ và đƣợc luyến láy với những nốt nhạc nhƣ
nhau. Dấu nặng bao giờ cũng đƣợc luyến láy trƣợt lên, dấu huyền nghe trầm
và nặng. Các sắc thái ngôn ngữ mang đặc điểm địa phƣơng là một trong
những yếu tố cấu thành đƣờng nét giai điệu dân ca Nam Bộ.
Với bốn câu ca dao sau đây chứa các dấu hỏi, ngã, nặng:
Thị tay vơ giỏ cá trê,
Anh ở bọt nước anh về xứ xa.
Đêm khuya trăng lặn dầu hao,
Anh ở chỗ nào nói lợi anh hay.
Có ba tiếng dấu nặng (bọt, lặn, lợi), 3 tiếng dấu hỏi (giỏ, ở, ở) và một
tiếng dấu ngã (chỗ), đƣợc nghe hết sức “tròn vành rõ chữ” qua bài Lý con trê
rất Nam Bộ:
Ví dụ 1:



21

Với nét nhạc bài lý trên hết sức mộc mạc, chân chất và vững chãi,
nhuần nhuyễn với nội dung lời ca dao; những tiếng có thanh điệu khác nhau
đƣợc phân bố trên những âm khu xác đáng; dấu nặng đƣợc nắn nót lƣớt từ nốt
đơ 1 lên nốt xon 1; dấu hỏi và ngã trƣợt từ nốt đô 1 lên nốt Si 1 giáng trong
quãng 7 thứ.
Nói chung các làn điệu dân ca Nam Bộ bị chi phối bởi các đặc điểm
trong phong cách phát âm nhƣ đã nêu trên. Tuy nhiên, trong một số điệu lý
gần nhƣ không tuân thủ theo các thanh điệu của ca dao. Đây là một đặc điểm
của thể loại lý mang tính chất tƣơng đối phổ biến trong phong cách thể hiện
giữa lời ca và âm điệu.
* Vài nét về thang âm điệu thức trong dân ca Nam Bộ
Theo các nhà nghiên cứu về dân ca Nam Bộ nhƣ: Ngô Huỳnh (1977),
Dân ca Nam Bộ, một kho tàng âm điệu dân gian phong phú, Tạp chí Nghiên
cứu Nghệ thuật; Trần Kiết Tƣờng (1974), Dân ca Nam Bộ, Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật; Lƣ Nhất Vũ – Lê Giang (1983), Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh,… đã nhận xét âm nhạc truyền thống của dân ca
Nam Bộ sử dụng chủ yếu các dạng thang âm điệu thức: Điệu Bắc, Điệu Nam
Ai, Điệu Nam Xuân và Điệu Oán.
Điệu Bắc: (Đô – Rê – Pha – Sol – La) với sắc thái khỏe khoắn, sáng
sủa vui tƣơi… cấu tạo bởi hai phần giống nhau (quãng 2 trƣởng, quãng 3 thứ)
gọi là hệ thống ba âm, nối liền nhau bằng quãng 2 trƣởng. Ví dụ 2:

Điệu Nam Ai: (Đơ – Mi giáng – Pha – Sol – Si giáng) thể hiện tình
cảm dịu dàng, mang nỗi buồn man mác xa xăm, lại đƣợm nét lạc quan thầm


22


kín. Về cơ cấu gồm hai hệ thống ba âm giống nhau (3 thứ, 2 trƣởng) nối liền
bằng quãng 2 trƣởng, thứ tự quãng trong hai hệ thống âm đƣợc bố trí ngƣợc
chiều so với điệu Bắc. Ví dụ 3:

Điệu Nam Xuân: (Đô – Rê – Pha – Sol – Si giáng) biểu lộ trạng thái
tƣơi mát ngọt ngào nhƣ mùa xuân, cũng gồm hai hệ thống ba âm nhƣng thứ tự các
quãng lại cấu tạo đối xứng nhƣ vế liền (2 trƣởng – 3 thứ và 3 thứ – 2 trƣởng).
Ví dụ 4:

Điệu Oán: là hệ quả của mối giao lƣu văn hóa giữa nhạc Việt và
Chàm trong tiến trình lịch sử lâu dài, trở thành sắc thái điệu thức đặc thù của
âm nhạc tài tử và cải lƣơng sau này. Cơ cấu hình thái điệu thức Oán nảy sinh
từ nhóm ba âm dƣới của điệu thức Nam Ai cộng với nhóm ba âm trên của
điệu thức Bắc. Có 2 điệu ốn: n 1 và ốn 2. Ví dụ 5:


23

1.3. Một số làn điệu đặc trƣng của dân ca Nam Bộ
1.3.1. Hị: Là loại hình nghệ thuật ca hát dân gian rất đƣợc mọi ngƣời
u thích. Hị ở Nam Bộ có thể chia làm hai hệ thống: hị trên sơng nƣớc và
hị trên cạn.
1.3.1.1. Hị trên sơng nước: gồm những điệu mang tên gọi khác nhau.
Hò chèo ghe (còn gọi là hò chèo thuyền), hò mái đoản (tức hò mái cụt), hò
mái trường (tức hò mái dài), hò mái một, hị mái nhì, hị mái ba… là những
giọng hị hình thành và phát triển trên một hình thái địa lý vơ cùng đặc biệt.
Đó là những hệ thống sơng ngòi, kênh rạch giăng giăng chằng chịt rất thuận
lợi cho ghe xuồng, tàu bè đi lại làm ăn buôn bán, nghề sông nƣớc ở Nam Bộ
tƣơng đối phát triển. Từ trên những chiếc ghe bầu, ghe chài, ghe tam bản, qua

những chuyến đi ngắn hạn hay dài ngày thả trôi theo các con nƣớc ròng nƣớc
lớn ngƣời ta cất tiếng hò ngân vang, bay bƣớm, dịu dàng hòa lẫn với tiếng
nƣớc chảy thao thao, tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền cùng tiếng rì rào của
những rặng dừa bát ngát ven bờ… rồi lan rộng ra, tan biến dần trên những
cánh đồng cò bay thẳng cánh.
Nổi tiếng cả nƣớc là Hò chèo ghe Đồng Tháp với tốc độ chậm rãi,
buông lơi, nhịp điệu lúc nhặt, lúc khoan, giai điệu lúc trầm, lúc bổng. Tồn
bộ hiệu quả tốt lên nỗi buồn man mác mênh mông, ngân vang triền miên
trên cánh đồng rộng, nghe nhƣ pha trộn giữa mùi vị bùn lầy với hƣơng sen
ngào ngạt.
Hị mái ba Gị Cơng nghe thánh thót, sâu lắng, chia làm ba lớp do
ba ngƣời giữ ba mái chèo (chèo lái, chèo lƣờn và chèo mũi) nối tiếp nhau
hị. Là một trong những giọng hị chỉ có Cái Kể (lớp mái) mà khơng có Con
Xơ (lớp trống).
Hị chèo ghe vùng Thạnh Phú tỉnh Bến Tre có đặc thù riêng với tốc
độ hơi nhanh, nhịp điệu gần nhƣ dồn dập, phần cái kể thì nhiều chữ lời, làn


24

điệu phảng phất nỗi buồn dằng dặc, còn lời con xơ thì mơ phỏng tiếng đệm
nhạc cụ gõ của hát bội. Ví dụ 6:

Hị mái trường (hoặc hị mái dài) là một bƣớc phát triển mở rộng trên
cơ sở hò mái đoản về nội dung và hình thức nghệ thuật âm nhạc cùng lề lối
diễn xƣớng, rất đƣợc những tay hị nổi tiếng nâng niu u thích, coi nhƣ con
cƣng và thƣờng đƣợc phơ diễn trong các dịp hị cuộc thử sức thi tài.
1.3.1.2. Hò trên cạn: chủ yếu nảy sinh trong môi trƣờng lao động sản
xuất. Tiêu biểu là những giọng hị gắn bó với việc cấy lúa trên đồng ruộng
nhƣ Hò cấy, Hò mái ố, Hò ố ả, Hị í a hị khoan, Hị giọng đồng… Đến vụ gặt

hái, bên sân nhà nổi lên Hò xay lúa (còn gọi là hò giằng). Một số giọng hò chỉ
nhằm trong sinh hoạt vui chơi giải trí nhƣ Hị bản đờn, Hò cống chùa…
Hò cấy phát sinh và đƣợc diễn xƣớng từ những vạn cấy. Ngày xƣa,
những nơng dân khơng có ruộng hoặc những ngƣời cấy xong phần ruộng của
mình, họ tập hợp nhau lại thành một vạn cấy đi cấy mƣớn ở vùng khác. Mỗi
vạn cấy gồm khoảng 20 đến 30 ngƣời, đứng đầu có anh làm trung gian nhận
khốn giữa chủ ruộng và thợ cấy. Các công cấy thƣờng thâu nạp những ngƣời
hị tài giỏi nhằm gây khơng khí hào hứng, kích thích năng suất lao động, giảm
nhẹ sự vất vả trên đồng ruộng.
Đến mùa cấy (khoảng tháng 6,7,8 âm lịch) tiếng hị trên đồng ruộng
xơn xao, sơi động. Các nhóm hị tha hồ cất giọng trổ tài cao thấp, bà con có
thể hị từ sớm tinh mơ đến gần tối. Vì mải mê thi hị mà qn hết mệt nhọc và


25

giờ giấc, dù cấy q diện tích khốn hàng ngày thợ cấy cũng không nhận
đƣợc thêm tiền công. Tuy vậy, có một vài ngƣời vừa cấy giỏi, vừa hị hay,
tiền cơng có thể tăng gấp đơi. Sinh hoạt hị cấy có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ
thƣờng. Nhiều cặp trai gái vì mê nhau giọng hị mà thành vợ, thành chồng cho
đến ngày đầu bạc. Vì vậy, ơng bà ta thƣờng nói:
Hị chơi cho trọn buổi chiều
Keo sơn quấn chặt, sợi chỉ điều xe săn!
Ở Nam Bộ, dù hò trên sơng nƣớc hay hị trên cạn đều nghe thanh
nhàn, thong dong hơn so với một số điệu hò miền Trung và miền Bắc. Có lẽ
bởi khung cảnh thiên nhiên nhƣ sơng rạch hiền hịa, cánh đồng bao la trải
rộng và cách làm ăn, sinh sống tƣơng đối dễ. Hò ở Nam Bộ có thể khơng
nhằm huy động sức ngƣời theo mỗi chu kỳ tiết tấu nhất định để khiêng, để
nâng, để đẩy, để kéo… một vật nặng nào đó. Vì vậy, nội dung của chúng có
phần nào nhẹ về thơ ca dân gian lao động, mà nặng về thơ ca dân gian trữ

tình. Mơi trƣờng lao động nhƣ chèo ghe trên sông, cấy lúa trên đồng… dần đã
trở thành bối cảnh chỉ để cho hò phát sinh và tồn tại. Tình u lứa đơi là chủ
đề bao trùm của hị. Ví dụ 7:

1.3.2. Lý: Ngồi hị, lý là những khúc hát bình dân chiếm vị trí quan
trọng trong sinh hoạt đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ. Tuy nhiên, lý
đƣợc sinh sôi, nảy nở nhiều nhất vẫn là địa bàn từ Quảng Trị - Thừa Thiên
Huế vào Nam Trung Bộ rồi đến khu vực Nam Bộ.


×