Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.49 KB, 49 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1. Thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH.
2.1.1. Các công việc thực hiện trước kiểm toán
2.1.1.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu.
Công ty MBH có chính sách về giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng. Sau khi
thu nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng, nhân viên phòng Quản trị kinh doanh sẽ
chuyển vào “hệ thống quản lý” của Công ty và hệ thống sẽ tự động đánh số thứ tự
các đơn đặt hàng của khách hàng. Hệ thống sẽ kiểm tra tình trạng của đơn đặt hàng
và được giữ lại nếu giá cả, số lượng hàng, và giới hạn tín dụng của khách hàng
không phù hợp với các thông tin đã được thiết lập từ hệ thống. Sau đó đơn đặt hàng
sẽ được phê chuẩn bởi trưởng phòng kinh quản trị kinh doanh.
Công ty MBH sử dụng “hệ thống quản lý giá” (BPMS) để quản lý giá bán hàng
hóa. Nhân viên phòng quản trị kinh doanh sẽ điền giá của hàng hóa vào trong hệ
thống cho mỗi thời kỳ. Giá này phải được sự phê chuẩn của Trưởng phòng quản trị
kinh doanh và Giám đốc Công ty. Sau khi phê chuẩn, mức giá này sẽ được chuyển
vào “hệ thống quản lý”. Sau khi hợp đòng của khách hàng được phê chuẩn, nhân
viên phòng quản trị kinh doanh sẽ nhập tên của sản phẩm, nhãn hiệu, tên khách
hàng, hệ thống quản lý sẽ tự động đưa ra giá của các sản phẩm cho hợp đồng của
khách hàng. Không có ai có thể thay đổi giá trong “hệ thống quản lý”. Nếu có sự
thay đổi về chính sách giá cho khách hàng thì tiến trình lại phải được lặp lại theo thứ
tự các bước ở trên. Sau đó đơn đặt hàng của khách hàng sẽ được in ra và được nhân
viên và Trưởng phòng quản trị kinh doanh ký trước khi gửi cho phòng kế toán.
Phòng kế toán khi nhận được đơn đặt hàng sẽ kiểm tra sự hợp lệ và phát hành
hóa đơn tự động từ “hệ thống quản lý” của Công ty, sau đó hàng hóa được vận
chuyển cho khách hàng cùng ngày với ngày phát hành hóa đơn bán hàng. Tất cả các
hóa đơn bán hàng cũng được hệ thống tự động đánh số thứ tự từ trước. Hóa đơn bán


hàng của Công ty bao giờ cũng gồm 3 liên: Một lưu tại văn phòng, một lưu tại
2
Chuyên đề tốt nghiệp
phòng kế toán và một chuyển cho khách hàng. Nếu đơn đặt hàng của khách hàng
không được chấp nhận, nhân viên phòng quản trị kinh doanh sẽ thông báo cho khách
hàng bằng điện thoại.
Đánh giá ban đầu của KTV về việc KSNB đối với phê chuẩn nghiệp vụ bán
hàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam
là đáng tin cậy. KTV tiến hành mô tả quy trình kiểm soát đối với nghiệp vụ bán
hàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam.
2.1.1.2. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm khoanh vùng được những
khoản mục có sự biến động bất thường
Phương pháp chính được KTV sử dụng trong việc phân tích sơ bộ BCTC của
khách hàng bao gồm phân tích dọc và phân tích ngang.
Biểu 2.1. Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắp
ráp điện tử MBH
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2007
(+/-)
(>1,600,000,000)
(%)
(> 10%)
Ghi
chú
Tiền
7,476,311,167 7,802,354,322 - -
Khoản phải thu
217,537,664,514 296,821,898,853 (79,284,234,338)
(26.7%)
{c}
Hàng tồn kho

207,178,371,634 245,755,414,235 (38,577,042,601)
(15.7%)
{d}
...
... ... ... ...
Tổng TS
558,114,606,490 687,862,751,810 (129,748,145,320)
(18.9%)
Phải trả ngắn hạn
465,712,150,610 542,570,488,218 (76,858,337,448)
(14.2%)
{i}
...
... ... ... ...
Vốn chủ sở hữu
92,402,455,879 145,292,263,751 (52,889,807,872)
(36.4%)
{l}
Tổng NV
558,114,606,490 687,862,751,810 (129,748,145,320)
(18.9%)
Ghi chú:
{c} Các khoản phải thu năm nay giảm so với năm trước chủ yếu do Công ty đã
có những chính sách để tập trung thu hồi nợ từ khách hàng. Bên cạnh đó, các khoản
phải thu khác của Công ty cũng đều giảm so với năm trước. Đặc biệt do các khoản
3
Chuyên đề tốt nghiệp
nợ xấu của Công ty trong năm 2008 đã giảm rõ rệt so với năm 2007, nên việc trích
lập dự phòng phải thu khó đòi cũng giảm.
{d} Hàng tồn kho năm nay giảm so với năm ngoái 15.7% chủ yếu là do lượng

hàng đang đi đường của Công ty về nhập kho Công ty trong năm 2008 khá lớn.
{i} Phải trả ngắn hạn của Công ty trong năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là
do Công ty đã thực hiện các chính sách mua - trả tiền ngay, Công ty cũng tích cực
thanh toán các khoản nợ đã đến hạn cho Ngân hàng và các nhà cung cấp.
{l} Vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm so với 2007 là do sự biến động chủ yếu của
lợi nhuận giữ lại. Năm 2008, lỗ của Công ty là trên 46 tỷ VNĐ.
Biểu 2.2. Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty MBH
Chỉ tiêu 2008 2007
(+/-)
(>1.600.000.000)
(%)
(> 10%)
Ghi
chú
Doanh thu bán hàng
1,812,857,222,597 1,300,824,159,326 512,033,063,270 39.4%
{m}
Các khoản giảm trừ
(49,963,179,878) (24,115,498,166) (25,847,681,712) 107.2%
Giá vốn hàng bán
(1,461,135,938,519) (1,107,164,739,704) (353,971,198,815) 31..9%
Lợi nhuận gộp
301,758,104,199 169,543,921,456 132,214,182,743 77.9%
{p}

… … … …
Lợi nhuận từ SXKD
(46,128,164,748) (23,511,185,414) (22,616,979,334)
96.2%


… … … …
Lỗ năm nay
(46,128,164,748) (17,408,410,709) (28,719,754,039) (165%)
{v}
Ghi chú:
{m} Doanh thu trong năm 2008 tăng 39.4% so với năm 2007. Nguyên nhân
của điều này có thể do Công ty đã tập trung phát triển mở rộng thị trường, xây dựng
thêm các chi nhánh và nhà máy mới.
{p} Do sự tăng doanh thu, trong khi đó giá vốn hàng bán trên đơn vị sản phẩm
lại không đổi. Mặc dù lượng chiết khấu Công ty cho khách hàng được hưởng đã
tăng gấp đôi, tuy nhiên về mặt giá trị nó lại là một khoản không lớn lắm.
{v} Lỗ của Công ty trong năm 2008 là trên 46 tỷ VNĐ, mặc dù doanh thu đạt
mức cao nhưng chi phí phải gánh chịu cũng khá lớn. Khả năng còn tiếp tục hoạt
động liên tục của Công ty còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh có lãi của Công
ty trong các năm tiếp theo và sự tiếp tục trợ giúp về mặt tài chính từ cổ đông của
Công ty.
4
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.1.3. Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán có thể phát sinh trong khoản mục
doanh thu
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Khách hàng MBH là khách hàng đã được kiểm toán
từ năm trước, vì thế KTV sẽ dựa vào những số liệu năm trước kết hợp với việc phân
tích sơ bộ BCTC của khách hàng để đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng. Qua những
số liệu và kết quả phân tích có được KTV kết luận rằng, đối với khoản mục doanh
thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH không chứa đựng rủi ro tiềm tàng.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
+ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: MBH là khách hàng truyền thống
của Công ty nên kiểm toán viên dựa vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán
các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.
Biểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản

mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH
Câu hỏi Có Không N/A
1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách hàng
trước không?
x
2. Giá bán có thể bị thay đổi không?
x
3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?
x
4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng
không?
x
5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm quyền
không?
x
6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ
phận bán hàng bán được nhiều hàng không
x
7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?
x
8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ phận
bán hàng và người mua hàng không?
x
9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến
cho khách hàng không?.
x
KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ở mức trung bình đối với khoản mục doanh thu
+Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: KTV
tiến hành chọn 40 hóa đơn bán hàng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2008 để kiểm
tra các yếu tố như: tính phê chuẩn của các hóa đơn GTGT, giá bán phù hợp,...Kết

quả kiểm tra đã không phát hiện được sai sót nào.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đánh giá rủi ro phát hiện: KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên kết quả của
việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ rủi ro kiểm toán mong
muốn. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã xác định được lần lượt ở mức thấp và
trung bình. Vì vậy, rủi ro phát hiện cũng được đánh giá ở mức thấp.
Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ trả lời các câu hỏi về thủ
tục kiểm toán tổng hợp cho khoản mục doanh thu mà AS/2 đưa ra để xác định
chương trình kiểm toán cụ thể cho khoản mục này
Biểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản
mục doanh thu
STT Thủ tục kiểm tổng hợp Trả lời
1
KTV sẽ sử dụng phương pháp gì để kiểm tra doanh thu: phân tích soát xét,
kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai?
Kết hợp
2
Nếu thực hiện kiểm tra chi tiết, bên Nợ Tài khoản Giá vốn hàng bán có được
kiểm tra đồng thời với bên có của Tài khoản doanh thu hay không?
Không
3
Có kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách kiểm tra các chứng từ
xuất hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trước kỳ quyết toán hay kiểm tra các
chứng từ sau kỳ quyết toán?

4 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu đối với bên thứ ba là trọng yếu? Không
5 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bằng ngoại tệ là trọng yếu? Có
6
Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm cả

doanh thu bán phế liệu hay không?
Không
Sau khi trả lời các câu hỏi mà phần mềm AS/2 đưa ra dựa trên các thông tin và
các dữ liệu mà KTV đã thu thập được, phần mềm AS/2 sẽ đưa ra chương trình kiểm
toán thích hợp cho khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty sản xuất và lắp ráp
điện tử MBH.
STT Thủ tục kiểm toán chi tiết
Người
thực hiện
Tham
chiếu
1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu
A. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc
ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán
không?
B. Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được
hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế
của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội
6
Chuyên đề tốt nghiệp
bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu
hàng gửi bán, doanh thu nhận trước, doanh thu bán hàng
khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán
hàng trả góp, doanh thu trao đổi hàng hóa,...
C. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây,
xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho
sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi
nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách
và thủ tục này hay không?
2 Kiểm tra doanh thu

A. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu
1. Thu thập hoặc tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, phân
loại doanh thu theo đối tượng khách hàng. Kiểm tra việc tính toán
trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo.
2. Ước tính doanh thu dựa trên các số liệu độc lập. Có thể sử
dụng các số liệu sau khi xây dựng số ước tính: Sản lượng năm
trước, năm nay và giá bán; Doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại;
giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; Doanh thu
bán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu thống kê toàn ngành;
những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới giá
bán và doanh thu.
3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của
khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức
độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu. Có thể sử
dụng các phương pháp phân tách như: Phân tách theo kỳ, theo
tháng, quý hoặc theo tuần; Phân tách theo tài khoản, theo nhóm
mặt hàng; Theo bộ phận hoặc địa điểm bán hàng.
4. Tính toán giá trị Threshold để xác định mức độ chênh lệch
trọng yếu giữa số ước tính của KTV và số liệu thực tế ghi sổ.
5. So sánh số ước tính và số liệu hạch toán của kế toán. Nếu số
chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold cần phải thu thập, tìm thêm
các bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch.
Nếu chênh lệch nhỏ hơn threshold thì có thể quyết định thực hiện
thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc không.
Đánh giá kết quả kiểm tra.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
B. Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh
thu: Nếu việc ghi nhận giá vốn không được đồng thời
thực hiện với việc ghi nhận doanh thu. Chọn mẫu một số

nghiệp vụ từ chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn bán
hàng hặoc phiếu xuất kho. Đối với các mẫu đã được lựa
chọn cần thực hiện các thủ tục sau:
1. Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng nếu được chọn từ phiếu xuất
kho.
2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm.
Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu
với chính sách giá của Tổng công ty.
3. Xác định những khoản phụ thu và những khoản khác trên hóa
đơn.
4. Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ.
5. Đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với số tiền ghi trên Nhật ký
bán hàng.
6. Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái.
7. Đánh giá kết quả kiểm tra.
3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại
A. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp
giá trị hàng bán bị trả lại. Kiểm tra việc tính toán trên
bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và BCTC của đơn vị.
B. Ước tính giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên nguồn dữ liệu
độc lập. Các dữ liệu có thể sử dụng để xem xét như: Sản
lượng hàng bán bị trả lại và giá bán từng thời kỳ.
C. Chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại,
đối chiếu với các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng,
các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghi
giảm phải thu tương ứng. Đối chiếu với các phiếu nhập
hàng và hóa đơn bán hàng gốc. Khẳng định rằng các
khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ.
D. Đánh giá kết quả kiểm tra
4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu

A. Xem xét các khỏan sau có được hạch toán, trình bày và
8
Chuyên đề tốt nghiệp
phân loại đúng hay không?
1. Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan.
2. Doanh thu bán thành phẩm.
3. Doanh thu bán nguyên liệu.
4. Doanh thu bán phế liệu.
5. Doanh thu khác.
6. Doanh thu bán hàng cho các đơn vị thành viên trong Tổng
công ty, đặc biệt chú ý tới việc phân phối lại lợi nhuận giữa các
thành viên trong nội bộ Công ty.
B. Đánh giá kết quả thực hiện.
5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff
A. Chọn tất cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh 2
ngày sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với
phiếu xuất hàng và các tài liệu có liên quan.
B. Đánh giá kết quả kiểm tra.
6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff
A. Điều tra các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trong
tháng 12/2008. Đảm bảo rằng các khoản ghi giảm doanh
thu này được hạch toán đúng kỳ.
B. Chọn tất cả các khoản ghi giảm doanh thu được hạch
toán trong tháng 12/2008. Đối chiếu với phiếu nhập và
các chứng từ có liên quan để đảm bảo rằng các nghiệp vụ
này được hạch toán đúng kỳ.
C. Rà soát các khoản nợ phức tạp khác liên quan đến việc
ghi nhận doanh thu trong tháng 12/2008, sau đó đối chiếu
tới các chứng từ và tài liệu liên quan để đảm bảo chúng
được ghi nhận đúng kỳ.

D. Đánh giá kết quả kiểm tra.
7 Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ
A. Đánh giá tính hợp lý của phương pháp hạch toán doanh
thu có gốc ngoại tệ.
B. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp
doanh thu có gốc ngoại tệ. Chọn mẫu một số nghiệp vụ
hạch toán chênh lệch tỷ giá, thực hiện các thủ tục sau:
9
Chuyên đề tốt nghiệp
1. Xem xét các tỷ giá áp dụng để hạch toán có hợp lý hay không?
2. Tính toán lại các khoản chênh lệch tỷ giá nếu cần.
C. Đánh giá kết quả kiểm tra.
Đánh giá mức độ trọng yếu (PM) và giá trị trọng yếu chi tiết (MP) đối với
khoản mục doanh thu
Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức độ sai sót có
thể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC. Việc đánh giá trọng yếu là một vấn đề
tương đối phức tạp đòi hỏi KTV khi thực hiện phải có sự hiểu biết sau sắc về khách
hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và những yêu cầu của khách hàng.
Deloitte Việt Nam đã xây dựng những hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá
trọng yếu được thể hiện trong bảng sau:
Biểu 2.3. Hướng dẫn ước lượng tính trọng yếu của Deloitte Việt Nam
Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng
Công ty đăng ký trên thị trường chứng
khoán
Thu nhập sau thuế 5% - 10%
Công ty không đăng ký trên thị trường
chứng khoán
Tổng tài sản lưu động 2%
Vốn chủ sở hữu 2%
Lợi nhuận sau thuế 10%

Tổng doanh thu 0.5% - 3%
Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia
Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và
ở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên
thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở
chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam là Công ty chưa đăng ký
trên thị trường chứng khoán, vì thế PM được tính toán dựa trên tổng doanh thu năm
2008, tỷ lệ ước lượng vào khoản 0.5% -3% tổng doanh thu.
Sau khi xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, để thiết lập được quy trình
kiểm toán cho từng khoản mục hay số dư tài khoản, KTV xác định giá trị trọng yếu
chi tiết (MP) cho từng số dư tài khoản hay khoản mục. MP được xác định dựa trên
PM nhưng nhỏ hơn giá trị này, thông thường MP nằm trong khoảng 80% -90% PM.
Biểu 2.4: Tính mức trọng yếu với Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH.
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu Tính toán Chú thích
Khoản mục lựa chọn để tính PM: Tổng doanh thu
Số dư khoản mục lựa chọn tính
PM:
1,706,554,704,956
106,586,391$

Tỷ lệ ước lượng: 0.683 % Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0.5% đến 3%
(theo phụ lục 1)
Mức trọng yếu tính theo lợi nhuận
sau thuế:
11,655,662,162
727,978$
= Tổng doanh thu * tỷ lệ ước lượng

Mức trọng yếu sau thuế được chọn:
727,978$
Con số này sẽ được đưa vào phần “Mức
trọng yếu” ở bên dưới.
Tỷ lệ sai sót ước tính: 20.00% Đây là tỷ lệ KTV giảm mức trọng yếu
xuống để điều chỉnh các sai sót ước tính
phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.
Mức trọng yếu chi tiết MP (chưa
điều chính theo tác động của thuế)
582,383$
Được tính bằng mức trọng yếu sau thuế
được chọn nhân với (1- tỷ lệ sai sót ước
tính)
Tỷ lệ thuế ước tính: 17.00% Trong việc xác định tỷ lệ ảnh hưởng của
thuế, kiểm toán cần nhập vào tỷ lệ thực sự
ảnh hưởng đến BCTC trong năm, không nên
chỉ nhập vào tỷ lệ thuế theo quy định.
Mức trọng yếu chi tiết MP (đã điều
chỉnh theo tác động của thuế)
11,234,400,000
701,667 $
Được tính bằng mức trọng yếu chi tiết MP
(chưa điều chỉnh theo tác động của thuế) /
(1- tỷ lệ thuế ước tính)
Như vậy, MP đối với số dư tài khoản doanh thu bán hàng tại Công ty sản xuất và lắp
ráp điện tử MBH được xác định bằng 11,234,400,000 VNĐ
2.1.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu
Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng tại
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH. KTV tiến hành thực hiện các công việc
theo chương trình kiểm toán đã xây dựng. Các công việc được thực hiện bởi KTV sẽ

được thể hiện trên giấy tờ làm việc và được lưu ở phần chỉ mục số 8000 của phần
mềm AS/2. Công việc đầu tiên của KTV khi thực hiện kiểm toán doanh thu bán
hàng tại Công ty MBH là việc tổng hợp doanh thu và tính toán các chênh lệch doanh
thu của năm nay so với năm trước.
Biểu 2.7. Giấy tờ làm việc số 8110 của KTV
11
Chuyên đề tốt nghiệp
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4)3 852 4123
Fax: (84.4) 3 852 4143/4119
Khách hàng
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam
Người lập: TVH
Kỳ
31/12/2008
Người xoát xét: VDN
Nội dung
Bảng tổng hợp doanh thu
Khoản
mục
W.P
Ref
Số trước kiểm
toán
Số sau khi kiểm
toán
Số năm trước
Chênh lệch
(+/-)

Chênh
lệch
(%)
Doanh
thu
bán
hàng
[8140]
(1,812,857,222,597) (1,812,857,222,597) (1,300,824,159,326) (512,033,063,206)
39.4%
Chiết
khấu
TM
0 0
24,115,498,166 24,115,498,166
(100%)
Giảm
giá
hàng
bán
0 0 0
Hàng
bán bị
trả lại
[8140]
106,302,517,641 106,302,517,641
0
106,302,517,641
Tổng
(1,706,554,704,956) (1,706,554,704,956) (1,276,708,661,160) (429,846,043,796)

(33.7%)
Sau khi có được số liệu tổng hợp về doanh thu của khách hàng MBH, để hiểu
rõ hơn về các chính sách ghi nhận doanh thu và các chính sách có liên quan đến ghi
nhận doanh thu bán hàng. KTV tìm hiểu và thu thập các chính sách về ghi nhận
doanh thu của Công ty và thể hiện trên giấy tờ làm việc số 8120 của KTV.
1
0
81
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu 2.8 : Giấy tờ làm việc số 8120 của KTV
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4)3 852 4123
Fax: (84.4) 3 852 4143/4119
Khách hàng
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam
Người lập: TVH
Kỳ 31/12/2008 Người xoát xét: VDN
Nội dung
Ghi chú khoản mục doanh thu
DOANH THU TRONG NƯỚC
Đặt hàng: Doanh thu trong nước là doanh thu bán cho khách hàng bên trong Việt Nam. Khách hàng
chủ yếu của Công ty là các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, khách
hàng sẽ gửi yêu cầu mua hàng tới phòng kinh doanh, nhân viên phòng kinh doanh sẽ đối chiếu nhu cầu
của khách hàng với báo cáo tồn kho của Công ty và đối chiếu với số dư nợ của khách hàng xem có
chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng hay không? Đôi khi số dư nợ phải thu của khách hàng vượt
quá hạn mức cho phép của Công ty, nhưng Công ty vẫn có chính sách chấp nhận các đơn đặt hàng của
khách hàng nếu đó là các khách hàng thường xuyên và lâu năm của Công ty. Sau đó đơn đặt hàng của
khách hàng sẽ được gởi đến phòng kế toán để nhân viên kế toán phát hành hoá đơn.

Phát hành hoá đơn: Thông thường Công ty chấp nhận giao hàng cho khách hàng khi khách hàng đã
trả trước 50% giá trị lô hàng. Sau khi nhận được 50% tiền trả trước cho lô hàng, Công ty sẽ phát hành
hoá đơn gửi cho khách hàng, và gửi cho thủ kho làm căn cứ xuất kho hàng hoá. Hoá đơn bán hàng cần
phải được phê chuẩn bởi kế toán trưởng và Tổng giám đốc Công ty. Công ty sẽ vận chuyển hàng đến
địa chỉ của khách hàng. Thông thường việc vận chuyển hàng hoá tới khách hàng và phát hành hoá đơn
diễn ra trong cùng một ngày.
Hàng bán trả lại: Công ty có chính sách đối với hàng bán trả lại. Khi khách hàng thông báo về số hàng
đã nhận là kém phẩm chất và yêu cầu trả lại. Yêu cầu này sẽ được gửi cho phòng dịch vụ khách hàng
hoặc bộ phận bảo hành để phát hành biên bản trả lại hàng. Sau khi được sự phê chuẩn của Trưởng
phòng kinh doanh, kế toán trưởng và Tổng giám đốc, nhân viên phòng kinh doanh sẽ phê chuẩn và yêu
cầu khách hàng lập hoá đơn trả lại hàng. Sau đó, hoá đơn trả lại hàng sẽ được gửi cho phòng kế toán
để ghi sổ và tính thuế phải nộp.
Chính sách thu tiền: Công ty áp dụng mức giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng. Với những khách
hàng lớn, họ sẽ phải trả trong vòng 30 – 45 ngày kể từ ngày giao hàng. Với những khách hàng nhỏ
2
0
81
13
Chuyên đề tốt nghiệp
hơn, Công ty yêu cầu khách hàng phải trả trước 50% tổng giá trị lô hàng trước khi xuất hàng, 50% còn
lại Công ty yêu cầu khách hàng trả trong vòng từ 5 – 7 ngày sau khi hàng được giao. Một vài khách
hàng nhỏ và các khách hàng không thường xuyên của Công ty, họ phải trả 100% khi mua hàng của
Công ty. Chính sách tín dụng của Công ty là khá linh hoạt, nó có sự thay đổi trong từng thời kỳ và đối
với từng chủng loại sản phẩm. Việc áp dụng hạn mức tín dụng cho khách hàng phải được su phê chuẩn
của Trưởng phòng kinh doanh và Tổng giám đốc. Hàng tháng, kế toán thanh toán phải lập báo cáo về
các khoản nợ phải thu và các khoản nợ xấu, từ đó trích lập sự phòng phải thu.
Doanh thu của chi nhánh: Công ty có chính sách kế toán tập trung, theo đó các chi nhánh phải gửi
báo cáo bán hàng đến văn phòng Công ty tại Hà Nội, thong thường là 10 ngày từ khi chi nhánh bán
được hàng.
DOANH THU XUẤT KHẨU

Đặt hàng: Việc đặt hàng xuất khẩu có thể được thực hiện bởi khách hàng hoặc Công ty mẹ trong
trường hợp Công ty mẹ giao cho MBH Việt Nam xuất khẩu hàng của Công ty tới các văn phòng khác
của Công ty ở nước ngoài. Lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng và chủng loại mặt hàng.
Công ty sẽ lập hợp đồng xuất khẩu cho mỗi lô hàng xuất khẩu và yêu cầu khách hàng ký xác nhận.
Vận chuyển: Trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty mẹ sẽ giao cho MBH Việt Nam xuất
khẩu hàng tới khách hàng theo hợp đồng. Số lượng và giá cả được xác định bởi Công ty mẹ. Trên cơ
sở hợp đồng và sau khi kiểm tra tình trạng mở MBH với MBH Hàn Quốc (Công ty mẹ), MBH Việt
Nam sẽ giao hàng tới khách hàng.
Ghi nhận doanh thu: Thành phẩm được bán theo giá CIF, còn nguyên vật liệu được bán theo giá
FOB, và Công ty ghi nhận doanh thu vào lúc hàng hoá được xuất khỏi kho, hoá đơn được phát hành.
Lưu trữ dữ liệu về khách hàng: Các thong tin về khách hàng của Công ty được lưu trữ tại phòng kinh
doanh của Công ty.
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau khi đã thực hiện các bước điều tra tổng hợp về số dư tài khoản doanh thu
và các chính sách ghi nhận doanh thu của khách hàng MBH. Để có thể đưa ra kết
luận về tính trung thực và hợp lý của số dư tài khoản doanh thu, KTV tiến hành các
bước công việc tiếp theo để thu thập bằng chứng kiểm toán cho những kết luận hợp
lý của KTV. KTV chi tiết khoản mục doanh thu theo các đối tượng ghi nhận doanh
thu đó là nhóm sản phẩm.
15
Chuyên đề thực tập
Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc số 8140 của KTV
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4)3 852 4123
Fax: (84.4) 3 852 4143/4119
Khách hàng
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam
Người lập: VTH

Kỳ 31/12/2008 Người xoát xét: VDN
Nội dung
Bảng tổng hợp doanh thu theo đối tượng
SV: Vũ Hoàng Tùng Kiểm toán 47B
4
0
81
16
Chuyên đề thực tập
Mục tiêu: Kiểm tra việc trình bày doanh thu theo đối tượng.
Thực hiện: Chi tiết doanh thu theo từng loại sản phẩm và giải thích nếu có sự biến động lớn
Nguồn số liệu: Từ sổ cái doanh thu.
Loại sản
phẩm
Tháng 1 … Tháng 12
Tham
chiếu
Tổng
Tỉ lệ
(%)
Năm 2007
Chênh
lệch
Thủ
tục
KT
Ghi
chú
AV
3,779,446,550 2,531,769,455

[8147]
30,384,787,853
1.78%
58,143,575,130
(27,758,787,277
)
(48%) TODs {b}
CAC(Trong
nước)
4,758,352,029 5,906,436,368
[8141]
70,340,939,722
4.12%
80,717,969,296
(10,377,029,574
)
(13%) SAP {h}
CAC(Xuấ
t khẩu)
- -
[8147]
617,946,523
0.04%
-
617,946,523
-
TODs
TV(Trong
nước)
72,779,595,956 83,301,659,376

[8141]
669,412,054,873
39.23%
626,760,087,252 42,651,967,621
7% SAP {a}

… … … … … … … … … …
Tổng 117,124,201,666 185,406,854,947 1,706,554,704,956
100%
1,759,126,276,061 (52,571,571,104)
(3%)

Lợi nhuận gộp năm 2008: 1,812,857,222,597 [8110]
Hàng bán trả lại: [8146] 106,302,517,641 [8110]
Lợi nhuận thuần: 1,706,554,704,956
SV: Vũ Hoàng Tùng Kiểm toán 47B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Ghi chú:
{a} Doanh thu của TV trong nước tăng 42 triệu VNĐ – tương đương 7% so với
năm 2007. Tết âm lịch đã làm cho lượng nhu cầu TV tăng mạnh. Khách hàng có khuynh
hướng sử dụng LCD, Plasma, super-slim TV…với chất lượng và giá cả cao vào tháng
cuối cùng trong năm vì thế doanhh thu TV trong nước của tháng 12 và tháng 11 cao hơn
so với những tháng khác trong năm.
{b} Doanh thu của AV trong năm 2008 giảm một cách đột ngột so với năm ngoái
bởi vì sự sụt giảm trong sản lượng bán – 24,190 sản phẩm và trong giá bán của sản phẩm
khi sự cạnh tranh trên thị trường audio & video tăng mạnh từ các đối thủ cạnh tranh như
Sony, Panasonic. Một vài sản phẩm bán chạy nhất trong năm 2007. Tuy nhiên, trong
năm 2008 khách hàng lại không ưa thích những sản phẩm này, họ quay ra sử dụng
những sản phẩm của Sony, Panasonic với giá cao hơn. Vì vậy, MBH chỉ bán được ít

hoặc không bán được nhiều thêm.
{h} Doanh thu CAC trong nước đã giảm 13% so với năm 2007 vì sự sụt giảm một
lượng nhỏ sản phẩm bán ra khoảng trên 800 sản phẩm. MBH đã giảm giá bán để cải
thiện tình hình kinh doanh bởi vì có ngày càng nhiều sự cạnh tranh hơn trên thị trường
như Funiki, Toshiba,…
Khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu, thủ tục phân tích thường được KTV
áp dụng nhiều hơn so với kiểm tra chi tiết vì khi thực hiện thủ tục phân tích KTV có thể
tiết kiệm được thời gian, vừa có thể đánh giá được sự biến động cũng như số phát sinh
của tài khoản doanh thu. Thực hiện thủ tục phân tích KTV phải xây dựng được mô hình
ước tính dựa trên các số liệu đáng tin cậy đã thu thập được. Điều quan trọng khi thực
hiện thủ tục phân tích là việc KTV tính được Threshold - Mức chênh lệch có thể chấp
nhận được, từ đó đối chiếu số liệu ước tính và số liệu ghi sổ để có các kết luận phù hợp.
Biểu 2.10: Giấy tờ làm việc số 8141 của KTV
SV: Vũ Hoàng Tùng Kiểm toán 47B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: (84.4)3 852 4123
Fax: (84.4) 3 852 4143/4119
Khách hàng
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt
Nam
Người lập: VTH
Kỳ 31/12/2008 Người xoát xét: VDN
Nội dung
Mô hình ước tinh doanh thu
Mục tiêu: Đảm bảo doanh thu trong kỳ được ghi nhận là có thực, đúng kỳ, đầy đủ, ghi chép chính xác
đối với AC, WM, TV Domestic,
Thực hiện: Thu thập số liệu về lượng hàng bán ra trong năm của từng chủng loại sản phẩm cũng như

giá bán của mỗi loại sản phẩm. Sau đó kiểm tra các thông tin thu thập được, được trình bày trong giấy
tờ làm việc 8142. KTV sẽ dựa vào giá bán trung bình để xây dựng mô hình ước tính.
Doanh thu ước tính = Số lượng bán * Đơn giá TB (Không VAT/SCT) - Chiết khấu, giảm giá
(Không VAT/SCT).
Ước tính doanh thu WM
STT Tên sản phẩm

hiệu
Giá bán TB
(bao gồm cả
VAT và
SCT nếu có)
Số lượng
bán
Doanh thu
ước tính
Ghi chú
1 WD-10150TPAOWPLMH P 8.637.000
679 5,332,954,898
2 WD-10150TPBOWPLMH M 8.637.000
173 1,356,794,182
… … … … … …
46 WF-T8611DSFSPLMH M 4.750.000
1,058 4,570,363,636
Tổng
145,171,354,909
[8141]
...
Tổng hợp ước tính doanh thu
S Chủn Doanh thu Chiết khấu Doanh thu Giá trị ghi Chênh Threshol Gh

SV: Vũ Hoàng Tùng Kiểm toán 47B
4
1
81
19
Chuyên đề tốt nghiệp
T
T
g loại ước tính
và giảm
trừ
thuần sổ lệch d
i
ch
ú
1 AC
391,503,101,7
17
[8143]
58,858,049,2
62
332,645,052,4
54
[8145]
331,836,625,6
58
[8140]
808,426,79
6
3,932,040,00

0
{a}
... ... ...
.... .... .... .... ....
...
Ghi chú:
{a} Chênh lệch nhỏ hơn Threshold.
Kết luận: Đạt được mục tiêu đề ra.
SV: Vũ Hoàng Tùng Kiểm toán 47B

×