Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT THUTHẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.38 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT THUTHẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC
2.1. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại AASC trong kiểm
toán BCTC
- Kiểm tra vật chất là phương pháp kiểm tra tại chỗ các tài sản mang hình
thái vật chất nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về tính có thật và sự tồn
tại của chúng. Kỹ thuật này thu được những bằng chứng có tính hiệu lực cao
nhưng chỉ áp dụng với những tài sản mang tính vật chất và chỉ cho biết về số
lượng mà không cho biết quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.
- Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung
cấp để xác minh về tính chính xác của thông tin đang được kiểm toán. Bằng
chứng thu thập từ kỹ thuật này thường có độ tin cậy cao KTV luôn đảm bảo
thực hiện theo đúng quy trình và một số điều kiện sau: thông tin cần xác nhận
phải theo yêu cầu của KTV, người xác nhận thể hiện tính độc lập và kiểm soát
đầy đủ quá trình gửi và nhận thư.
- Xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ
sổ sách có liên quan sẳn có trong đơn vị khách hàng. Phương pháp này được
kiểm toán của AASC sử dụng phổ biến bởi lợi thế là tài liệu có sẳn phục vụ cho
việc đối chiếu, chi phí kiểm toán thấp. Tuy nhiên, độ tin cậy của bằng chứng
phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc thu thập. Vì vậy, trong quá trình sử dụng kỹ
thuật này KTV đã phân biệt giữa kiểm tra tài liệu với kiểm tra những chứng từ
có giá, với quá trình kiểm tra vật chất đối với hàng tồn kho, với tài sản có hình
thái vật chất khác.
- Quan sát là quá trình sử dụng các giác quan để đánh giá và phát hiện các
vấn đề nghi vấn từ đó đưa ra nhận thức chung về các nghiệp vụ, sự kiện và hoạt
động của đơn vị. Kỹ thuật quan sát được kiểm toán viên sử dụng ở nhiều giai
đoạn của kiểm toán. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa thể hiện được tính hiệu lực và
tính hiệu quả nên KTV của AASC thường phải kết hợp với các kỹ thuật khác để
thu được kết quả tốt nhất.
- Phỏng vấn là cách thu thập bằng chứng kiểm toán bằng văn bản hoặc
bằng phỏng vấn thông qua việc thẩm tra những người có hiểu biết hoặc có liên


quan tới vấn đề đang kiểm toán. Sử dụng kỹ thuật này giúp KTV thu thập thông
tin từ sự phản hồi để thu thập bằng chứng hoặc củng cố thêm các luận cứ cho
việc ra kết luận của mình. Tuy nhiên, bằng chứng thu thập có độ tin cậy không
cao và không mang tính khách quan.
- Kỹ thuật tính toán lại là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt số
học trong việc tính toán, ghi sổ, chuyển sổ. Kỹ thuật này giúp KTV có những
bằng chứng chính xác tuyệt đối về mặt số học. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ thu
thập bằng chứng về mặt số học mà không chú ý đến tính phù hợp và mất nhiều
thời gian nhất là đối với đơn vị có quy mô lớn.
- Kỹ thuật phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu đánh giá các mối quan
hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản, số dư trên các khoản
mục. Việc thu thập bằng chứng từ kết quả phân tích thường đa dạng thông
thường KTV chia làm ba loại:
Kiểm tra tính hợp lý: Bao gồm những so sánh cơ bản như so sánh giữa số
liệu thực tế so với số kế hạch, số dự toán, nhằm mục đích để KTV phát hiện
những chênh lệch lớn hoặc những biến động lớn trong hoạt động kinh doanh
của đơn vị. Việc so sánh này cũng bao gồm cả so sánh chỉ tiêu đơn vị với chỉ
tiêu ngành, giữa ước tính với số liệu thực tế của đơn vị.
Phân tích xu hướng: Đây là những bằng chứng thu thập được từ sự phân
tích trong sự thay đổi của thời gian đối với số dư tài khoản, số phát sinh các
khoản mục để tìm kiếm sự thay đổi bất thường
Phân tích tỷ suất: Đây là những bằng chứng thu được từ số dư tài khoản, số
phát sinh các khoản mục hoặc những loại nghiệp vụ trên cơ sở việc tính toán
các tỷ suất, các tỷ lệ.
Phương pháp này chi phí kiểm toán thấp và giúp KTV định hướng được
công việc cần kiểm toán. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được áp dụng khi các chỉ
tiêu đồng nhất về chuẩn mực và phụ thuộc nhiều vào trình độ của KTV.
2.2. Các Quyết định về thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực chất của hoạt động kiểm toán tài chính là quá trình thu thập và đánh
giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC của một tổ chức kinh tế cụ thể

nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các Báo cáo này
với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “Bằng chứng kiểm toán là
tất cả các tài liệu, thông tin mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm
toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình” và
“KTV và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm
toán”.
Kiểm toán tài chính có đối tượng là các BCTC bao gồm thông tin tổng
quan liên đến toàn bộ hoạt động sản suất kinh doanh trong năm tài chính được
kiểm toán. Với đối tượng rộng như vậy, chi phí của kiểm tra đánh giá tất cả các
bằng chứng sẽ trở nên rất cao nên KTV không thể kiểm tra hết tất cả các chứng
từ sổ sách liên quan. Do đó, các vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng
chứng cần thu thập một cách đầy đủ và thích hợp để có thể đánh giá toàn diện
về đối tượng kiểm toán. Quyết định này về thu thập bằng chứng kiểm toán có
thể chia làm 4 loại:
- Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng: Thể thức kiểm toán là
hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán phải thu
thập ở một điểm nào đó trong một cuộc kiểm toán. Những hướng dẫn này
thường được sắp xếp theo một thứ tự cụ thể giúp KTV sử dụng trong suốt cuộc
kiểm toán.
- Quyết định về quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định, sau
khi đã chọn được thể thức kiểm toán, KTV xác định quy mô mẫu. Quy mô mẫu
có thể gồm một phần hay tất cả các phần tử trong tổng thể đang nghiên cứu.
- Quyết định về những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể, khi xác
định xong quy mô mẫu chọn cho từng tổng thể kiểm toán KTV cần xác định các
phần tử cá biệt để kiểm tra cụ thể.
- Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức. Việc xác định thời gian
của thể thức kiểm toán có thể ngay từ khi kỳ kế toán mà BCTC phản ánh chưa
kết thúc hoặc có thể rất lâu sau khi kỳ kế toán đó kết thúc. Tuy nhiên, thông

thường khách hàng muốn Công ty kiểm toán hoàn thành kiểm toán trong
khoảng thời gian không quá một quí kể từ khi niên độ kế toán kết thúc.
2.3. Thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng kiểm toán trong kiểm toán
BCTC tại AASC
2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1. Tìm hiểu chung về khách hàng
Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được KTV sử
dụng phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Bài viết của em trình bày việc
áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán với hai khách hàng ABC
và XYZ trong đó: ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty và
XYZ là khách hàng thường xuyên.
Với khách hàng XYZ là khách hàng thường niên nên KTV tiến hành thu
thập thông tin từ File kiểm toán những năm trước, các thông tin thu thập được
KTV tóm tắt như sau:
Công ty XYZ là Công ty Cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước theo
Quyết định số 1342/QĐ – BCN ngày 18/09/2005 của Bộ Công nghiệp. Công ty
có trụ sở chính đặt tại quận Hoàng Mai – Hà Nội, hoạt động chính của Công ty
là sản xuất hàng may mặc với thị trường cả trong và ngoài nước.
Các chính sách kế toán chủ yếu của Công ty: Các Báo cáo tài chính được
lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ), việc ghi chép sổ sách và các Báo cáo tài chính
phù hợp với hệ thống kế toán của Việt Nam; niên độ kế toán bắt đầu từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 hàng năm; hình thức sổ kế toán áp dụng là Nhật ký
chung; khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng;
doanh thu cung cấp hàng hóa được ghi nhận khi kết quả các giao dịch đó được
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC TỔ SẢN XUẤT
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CHỨC NĂNG
Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4Phòng Tài chính, Kế toán

Phòng Kế hoạch
Phòng Đầu tưPhòng Kinh doanh
BAN KIỂM SOÁT
xác định một cách đáng tin cậy.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty XYZ
Vốn pháp định của Công ty là: 10.000.000.000 (đồng) tương đương với
1.000.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 10.000 (đồng). Trong đó:
- 51% vốn điều lệ (tương đương 51% giá trị cổ phiếu) là vốn thuộc sở hữu
Nhà nước;
- 49% vốn điều lệ (tương đương 49% giá trị cổ phiếu phát hành) là vốn của
người lao động.
Với Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên KTV sẽ thu
thập thông tin chung về khách hàng qua việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật
thu thập bằng chứng.
Tổ
1
2.3.1.2. Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán mà KTV của AASC thường sử dụng là: Phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan
sát và phân tích.
Với phương pháp phỏng vấn, trưởng nhóm kiểm toán thường là người đại
diện để phỏng vấn Ban Giám đốc. Phỏng vấn trong giai đoạn này thực chất là
một cuộc nói chuyện mang tính chất trao đổi thông tin, tìm hiểu khát quát về tổ
chức hoạt động, về những chính sách và thủ tục kiểm soát mà Ban Giám đốc
thiết lập ra. Để tạo ra một buổi phỏng vấn có chất lượng thì KTV phải tạo ra
không khí thân mật cởi mở đồng thời cũng chú ý lắng nghe và đặt ra những câu
hỏi “đóng”, câu hỏi “mở” để xác nhận rõ thông tin ban đầu cần tìm hiểu.
Qua phỏng vấn KTV thấy khách hàng XYZ không có thay đổi gì đặc biệt
so với năm trước.

Với Công ty ABC trong quá trình phỏng vấn KTV chú ý lắng nghe và luôn
đưa ra những câu hỏi rõ ràng, trọng tâm liên quan đến việc thu thập bằng chứng,
các thông tin KTV thu thập được gồm:
Công ty ABC là Công ty Cổ phần bắt đầu sản xuất kinh doanh vào tháng 8
năm 2005 được thành lập theo giấy phép đầu tư số 3541/GP do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với 6 cổ đông sáng lập. Công ty có trụ sở chính
tại quận Ba Đình – Hà Nội, hoạt động sản xuất chính của Công ty là sản xuất,
chế biến các loại bánh kẹo. Thị trường hoạt động chính là Hà Nội và cung cấp
sản phẩm cho các khách hàng ở khu vực Miền Bắc. Các thông tin về tổ chức
hoạt động:
- Hội đồng quản trị gồm: Một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và 4 ủy viên
- Ban Giám đốc gồm: Một Giám đốc và hai phó Giám đốc chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty ABC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Tài chính, Kế toánPhòng Sản xuấtPhòng Kinh doanhPhòng Kỹ thuậtPhòngMarketing
Vốn pháp định là: 6.000.000.000 (đồng) tương đương với 600.000 cổ
phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 10.000 (đồng). Tổng số vốn là do 6 cổ đông sáng lập
ra Công ty.
- Các ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nam Hà Nội.
Sau khi đã hiểu về tổ chức hoạt động của Công ty KTV phỏng vấn Kế toán
trưởng để biết được các chính sách kế toán của Công ty như sau:
Bảng 2.1: Bằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán
trưởng của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 31/12/2007 Người thực hiện: LMN
Bước công việc: Phỏng vấn Ngày thực hiện: 21/01/08

Tổ chức công tác kế toán và nhân sự của phòng kế toán
1. Bà Trần Thị Huyền : Kế toán trưởng
2. Bà Hoàng Mai Lan : Kế toán tổng hợp
3. Bà Lê Thị Hoa : Kế toán doanh thu, lương, TSCĐ
4. Bà Trần Hồng Phượng : Kế toán vốn bằng tiền và các khoản công nợ
5. Bà Nguyễn thị Hằng : Thủ quỹ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong lập BCTC là Việt Nam đồng (VNĐ).
- Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung..
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Tài sản cố định: Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và giá trị TSCĐ được trình bày theo
nguyên giá và khấu hao lũy kế.
- Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa chuyển quyền sở hữu hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
(Nguồn: File kiểm toán công ty ABC tại AASC năm 2007)
Ngoài ra, do Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên KTV
cần phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua bảng câu hỏi về hệ thống
kiểm soát nội bộ.
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty ABC
Câu hỏi Có Không
Không áp
dụng
1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép theo chứng từ
không?

2. Năng lực, trình độ của kế toán có phù hợp với phần hành kế toán
được giao không?

3. Bộ phận kế toán có thực hiện phân công, phân nhiệm một cách rõ
ràng không?

4. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ghi sổ đúng kỳ không? √

5. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với qui mô và hình thức hoạt động
của công ty không?

6. Phương pháp quản lý của Ban lãnh đạo của Công ty có phù hợp
không?

7. Ban Giám đốc có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài
chính cụ thể không?

8. Doanh nghiệp có áp dụng các chế độ, nguyên tắc kế toán Việt
Nam hiện hành không?

9. Doanh nghiệp có sử dụng các phần mềm vi tính hợp lý với qui
mô và hình thức kinh doanh không?

10. Có lý do nào băn khoăn với với những cam kết về tính trung
thực hợp lý và hợp pháp của BCTC hay không?

( nguồn: File kiểm toán Công ty ABC tại AASC)
Kết luận:
Qua phỏng vấn KTV đã có cái nhìn khái quát về tình hình chung của Công
ty khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn không mang tính chất khách
quan nên trong quá trình phỏng vấn nếu KTV phát hiện có sự không nhất quán
trong câu trả lời của Ban Giám đốc hay nhân viên thì cần phải kết hợp với các
phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác để mang lại hiệu
quả. Do ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu nên KTV cần yêu cầu Ban
Giám đốc hay kế toán trưởng cung cấp thêm các thông tin, các tài liệu liên quan
đến hoạt động của Công ty như: Giấy phép thành lập, Giấy phép đăng ký, Biên
bản họp Hội đồng cổ đông, các quyết toán thuế hàng năm, các biên bản kiểm tra
thuế, các hợp đồng lao động, quy chế lương của Công ty, các chế độ nguyên tắc

kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng…Các tài liệu thu thập được KTV lưu
vào File hồ sơ kiểm toán chung.
Khá √ Trung bình Yếu
Với phương pháp quan sát, KTV quan sát các hoạt động trong đơn vị
khách hàng để đánh giá mức độ trung thực trong các thông tin mà người được
phỏng vấn cung cấp.
Tại Công ty XYZ qua quan sát KTV phát hiện Công ty không có thay đối
gì đặc biệt so với năm trước:
- Ban Giám đốc của Công ty có thái độ làm việc nghiêm túc, nắm bắt được
hoạt động của Công ty.
- Các bộ phận được thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Các nhân viên thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty.
- Các phòng ban và nhân viên trong phòng đã thực hiện phân nhiệm rõ
ràng đảm bảo quy tắc bất kiêm nhiệm.
- Công việc của kế toán chi tiết thường xuyên được kế toán trưởng và kế
toán tổng hợp kiểm tra chặt chẽ.
- Hàng hóa, vật tư được đảm bảo một cách an toàn.
- Các chứng từ sổ sách của Công ty được lưu một cách khoa học thuận lợi
cho việc kiểm tra.
Tại Công ty ABC bằng chứng KTV thu thập được qua quan sát được ghi
vào giấy tờ làm việc một cách rõ ràng như sau:
- Ban Giám đốc của Công ty có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm và
có khả năng nắm bắt được tình hình hoạt dộng của Công ty.
- Các nhân viên trong phòng kế toán nhiệt tình giúp KTV hoàn thành công
việc của mình.
- Các nhân viên trong các phòng ban thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
của mình.
- Việc lưu sổ sách giấy tờ của phòng kế toán được thực hiện một cách khoa
học.
- Hàng hóa được bảo quản trong điều kiện thích hợp, đảm bảo an toàn.

Về phương pháp phân tích, để có những bằng chứng kiểm toán chính xác
và hiệu quả thì kiểm toán viên cần kết hợp giữa phương pháp phỏng vấn, quan
sát với phương pháp phân tích. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được giới
hạn trên phạm vi so sánh giữa Báo cáo tài chính năm nay với năm trước. Kết
quả phân tích ban đầu này sẽ cho kiểm toán viên những bằng chứng ban đầu về
tình hình hoạt động kinh doanh và xu hướng biến động về tài chính của Công ty
khách hàng. Kiểm toán viên có thể tiến hành phân tích trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán Các thủ tục phân tích được sử dụng
như: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất…
Tại Công ty ABC thủ tục phân tích ban đầu được KTV tiến hành trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Phân tích biến động chỉ tiêu trên BCKQHĐKD của Công ty ABC
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006
Chênh lệch
Tiền Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần 67.055.393.335 58.960.271.334 8.095.122.001 13.7
Giá vốn hàng bán 57.319.452.367 50.334.536.992 6.984.915.375 13.9
Lãi gộp 9.735.940.968 8.625.734.342 1.110.206.626 12.9
Chí phí bán hàng 4.033.345.223 3.634.004.512 1.399.340.711 38.5
Chi phí HĐKD 2.563.456.234 2.324.543.511 238.912.723 10.2
LN từ HĐKD 3.139.139.511 2.667.186.319 471.953.192 17.7
LN từ HĐTC 262.334.450 198.334.552 63.999.898 32.2
LN khác 153.456.900 105.334.700 48.122.200 45.7
Tổng LN trước thuế 3.554.930.861 2.865.520.871 689.409.990 24
Thuế TNDN 995.380.641 802.345.844 193.034.797 24
LN sau thuế 2.559.550.220 2.063.175.027 496.375.193 24
(Nguồn: File kiểm toán Công ty ABC năm 2007)
Qua bảng phân tích chỉ tiêu trên BCKQHĐKD cho thấy doanh thu doanh
thu của doanh nghiệp năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 8.095.122.001 với

số tương đối là 13.7%. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 là
6.984.915.375 tương đương với 13.9%, lãi gộp tăng 1.110.206.626 tương đương
với 12.9% cho thấy doanh nghệp đã mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện chất
lượng sản phẩm. Chi phí hoạt động tài chính tăng là do doanh nghiệp đã tăng
lương của các cán bộ công nhân viên nói chung và trong đó có lực lượng nhân
viên văn phòng trong năm 2007. Chi phí bán hàng tăng là do những tháng cuối
năm đơn vị có mua mới một số phương tiện giao thông để thuận lợi cho việc
chuyên chở hàng cho các đại lý. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển trong tương lai. Tương tự, lợi nhuận
trước thuế và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng lần lượt là
689.409.990 và 496.375.193 tương đương với 24% điều đó càng khẳng định
khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc phân tích xu hướng KTV kết hợp phân tích một số tỷ suất
để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính như các chỉ tiêu:
Hệ số khả năng thanh toán, tỷ suất nợ, tỷ suất khả năng sinh lời…
Bảng 2.4: Một số tỷ suất của Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm2006 Chênh lệch
1. Tỷ suất khả năng thanh toán
a. TSCĐ/Nợ ngắn hạn 2.57 2.38 0.19
b. Tiền/Nợ ngắn hạn 1.5 0.83 0.67
2. Tỷ suất nợ
a. Nợ phải trả/Nguồn vốn 35.7% 38.3% -2.6%
b. NVCSH/Nguồn vốn 64.3% 61.7% 2.6%
3. Tỷ suất khả năng sinh lời
a. LN trước thuế/DTT 5.3% 4.9% 0.4%
b. LN trước thuế/Giá vốn 6.2% 4.1% 2.1%
(Nguồn: File kiểm toán Công ty ABC năm 2007)
Qua bảng phân tích tổng quát cho thấy tình hình sản xuất năm 2007 có
những biến đổi tốt hơn so với năm 2006. TSCĐ/Nợ ngắn hạn tăng 0.9, tiền/Nợ
ngắn hạn tăng 0.67 trong khi đó Nợ phải trả/Nguồn vốn giảm 2.6% chứng tỏ

doanh nghiệp đã chi trả tốt các khoản nợ. NVCSH/Nguồn vốn năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 2.6% chứng tỏ khả nămg độc lập về tài chính của đơn vị ngày
càng cao. Bên cạnh đó, LN trước thuế/DTT tăng 0.4% cho thấy một đồng doanh
thu năm 2007 tạo ra nhiều lợi nhuận trước thuế hơn năm 2006. Tương tự, LN
trước thuế/Giá vốn cũng tăng 2.1% chứng tỏ một đồng chi phí đã tạo ra nhiều
đồng lợi nhuận hơn. Qua phân tích các tỷ suất cho thấy chiều hướng hoạt động
của Công ty đang ngày càng phát triển.
Bảng 2.5: Phân tích biến động chỉ tiêu trên BCKQHĐKD của Công ty XYZ
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006
Chênh lệch
Tiền Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần 120.343.571.672 101.711.354.351 19.632.217.321 19.3
Giá vốn hàng bán 112.115.362.741 94.099.545.210 18.015.717.531 19.1
Lãi gộp 8.228.208.951 7.611.809.141 616.399.810 8.1
Chí phí bán hàng 1.431.524.673 992.851.962 438.672.711 44.1
Chi phí HĐKD 2431.672.000 2.672.953.000 -241.281.000 9
LN từ HĐKD 4.364.812.278 3.846.005.179 518.807.099 13.5
LN từ HĐTC 155.043.672 100.111.010 54.932.662 54.8
LN khác 273.995.571 231.694.990 42.301.581 17.5
Tổng LN trước thuế 4.793.851.521 4.177.811.179 616.040.342 14.7
Thuế TNDN 1.342.278.426 1.169.787.130 172.491.296 14.7
LN sau thuế 3.451.573.095 3.008.024.049 443.549.046 14.7
(Nguồn: File kiểm toán Công ty ABC năm 2007)
Tại Công ty XYZ có quy mô về nguồn vốn và tài sản lớn hơn của Công ty
ABC qua phân tích khái quát tình hình kinh doanh của đơn vị KTV thấy doanh
thu của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 19.632.217.321 tương
đương với 19.3%, tương tự giá vốn hàng bán tăng 18.015.717.531 hay 19.1%,
lãi gộp tăng 616.399.810 hay 8.1% cho thấy đơn vị đã hoạt động ngày càng hiệu
quả hơn sau khi cổ phần hóa. Qua tìm hiểu KTV cũng biết được Công ty đang

mở rộng thị trường tiêu thụ rộng khắp trong nước và phát triển ra nước ngoài,
chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến để mang lại hiệu quả kinh doanh và có
thể cạnh tranh được với các Công ty may khác đang phát triển trong khu vực.
Chi phí bán hàng tăng 438.672.711 tương đương với 44.1% là do doanh nghiệp
năm 2007 đầu tư vào phòng Marketing và bộ phận bán hàng nhằm bán được
nhiều mặt hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 241.281.000 tương đương
với giảm 9% là do sau khi cổ phần hóa đơn vị đã giảm đi một số nhân viên ở bộ
phận văn phòng và một số nhân viên đã được chuyển đi đến các chi nhánh khác
của Công ty. Mặt khác, tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng
tăng so với năm 2006 lần lượt là 616.040.342 và 443.549.046 tương đương với
14.7% càng chứng tỏ hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp đang ngày càng tăng
trong các năm.
2.3.1.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì việc đánh giá trọng yếu và rủi
ro kiểm toán là công việc hết sức quan trọng. Mức trọng yếu được ước lượng
ban đầu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mức trọng yếu được ước
lượng là cao có nghĩa độ chính xác của số liệu trên BCTC thấp, khi đó số lượng
bằng chứng thu thập sẽ nhiều và ngược lại.
Bảng 2.6: Mức trọng yếu với các khoản mục tại Công ty ABC
Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
Số tiền
Ước tính mức trọng yếu
Min Max Min Max
LN trước thuế 4 8 3.554.930.861 142.197.234 284.394.468
DT thuần 0.4 0.8 67.055.393.585 268.221.574 536.443.148
TSLĐ và ĐTNH 1 2 34.573.641.080 345.736.410 691.472.821
Nợ NH 1 2 6.021.879.899 60.218.799 120.437.598
Tổng TS 0.5 1 65.821.950.347 329.109.751 658.219.503
Lựa chọn mức trọng yếu 60.218.799

(Nguồn: File kiểm toán Công ty ABC năm 2007)

Theo nguyên tắc thận trọng kiểm toán sẽ chọn mức trọng yếu là nhỏ nhất.
Xem xét bảng ước tính trọng yếu của Công ty ABC, KTV nhận thấy chỉ tiêu nợ
ngắn hạn có mức trọng yếu nhỏ nhất và tương đối ổn định qua các năm. Mặt
khác, chỉ tiêu nợ ngắn hạn cũng là một chỉ tiêu quan trọng trên BCTC. Do đó,
KTV quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán tại Công ty ABC dựa vào
chỉ tiêu nợ ngắn hạn là 60.218.799 (đồng). Vì vậy, nếu tổng sai phạm trong
BCTC của Công ty lớn hơn 60.218.799 thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại,
nếu tổng sai phạm trên BCTC mà nhỏ hơn 60.218.799 thì sẽ coi là không trọng
yếu.
Bảng 2.7: Mức trọng yếu với các khoản mục tại Công ty XYZ
Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
Số tiền
Ước tính mức trọng yếu
Min Max Min Max
LN trước thuế 4 8 4.793.851.521 191.754.061 383.508.122
DT thuần 0.4 0.8 120.343.571.672 481.374.286 962.748.573
TSLĐ và ĐTNH 1 2 70.045.900.211 700.459.002 1.400.918.004
Nợ NH 1 2 8.934.421.543 89.344.215 178.688.431
Tổng TS 0.5 1 110.545.634.899 552.728.175 1.105.456.349
Lựa chọn mức trọng yếu 89.344.215
(Nguồn: File kiểm toán Công ty XYX năm 2007)
Tương tự với công ty ABC, KTV cũng chọn mức trọng yếu là nhỏ nhất.
Qua xem xét bảng ước tính mức trọng yếu của Công ty KTV cũng chọn mức
trọng yếu dựa vào chỉ tiêu nợ ngắn hạn là 89.344.215 nếu tổng sai phạm trong
BCTC của Công ty lớn hơn 89.344.215 thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại,
nếu tổng sai phạm trên BCTC mà nhỏ hơn 89.344.215 thì sẽ coi là không trọng
yếu.

Sau khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, KTV đi vào thu thập bằng
chứng kiểm toán cho từng khoản mục.
2.3.1.4. Sự kết hợp các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm
toán các khoản mục
Tại AASC, các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán được thực
hiện đầy đủ ở các khoản mục. Tuy nhiên các kỹ thuật được sử dụng nhiều là:
phỏng vấn, kiểm kê, phân tích và kiểm tra tài liệu. Các kỹ thuật này bổ sung cho
nhau để thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy
nhất.
- Trong thử nghiệm kiểm soát kiểm toán viên sử dụng nhiều kỹ thuật
quan sát và phỏng vấn. Sau khi quan sát tình hình hoạt động chung của Công ty
khách hàng KTV đưa ra những nhận xét chung ban đầu nếu có những vấn đề
KTV xét thấy không hợp lý sẽ tiến hành phỏng vấn để hiểu rõ hơn những vấn đề
không hợp lý đó.
- Thủ tục phân tích được KTV sử dụng nhiều và được coi là rất quan
trọng. Qua phân tích bằng những xét đoán nghề nghiệp và hiểu biết, kinh
nghiệm của mình KTV sẽ đưa ra những phương pháp kỹ thuật tiếp theo trong
kiểm tra chi tiết.
- Tùy thuộc vào đặc điểm và mức độ phức tạp của từng khoản mục mà
KTV sử dụng các kỹ thuật trong kiểm tra chi tiết. Ví dụ với các khoản mục tiền,
TSCĐ, hàng tồn kho KTV sẽ thực hiện kiểm kê sau đó tính toán lại, cộng dồn
để đối chiếu các số dư trên sổ Cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối phát sinh cho phù
hợp. Sau đó KTV sử dụng thủ tục kiểm tra tài liệu để thu thập những bằng
chứng kiểm toán và xác minh lại mức độ chính xác của các bằng chứng kiểm
toán đã thu thập được.
Giữa các kỹ thuật cần có sự kết hợp đồng bộ, logic và mang tính chất kế
thừa. Trong cuộc kiểm toán để thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
đáng tin cậy thì KTV cần thực hiện đồng bộ các phương pháp kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán. Nhưng trong đó cần lựa trọn phương pháp kỹ thuật kiểm
tra chủ đạo và đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các biện pháp để cuộc

kiểm toán được diễn ra nhanh tróng và hiệu quả
2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của AASC
tiến hành thu thập bằng chứng một cách đầy đủ và hiệu lực cho từng phần hành,
khoản mục của mình. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của từng Công ty khách
hàng và đặc điểm của từng khoản mục mà KTV có những phương pháp thu thập
bằng chứng cho thích hợp. Sau đây là việc vận dụng một số phương pháp kỹ
thuật chủ yếu được áp dụng riêng cho các khoản mục tiền, TSCĐ, doanh thu.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán các phương pháp thu thập bằng chứng

×