Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.39 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Nguồn Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi Có
Vai Trị Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển Kinh
Tế Xã Hội Tại Việt Nam
------------------------

Chuyên Ngành: Tài Chính Ngân Hàng

SVTH: NGUYỄN VĂN CĨ
MSSV: DNH083228
GVHD: NGUYỄN LAN DUYÊN

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Nguồn Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi Có
Vai Trị Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển Kinh
Tế Xã Hội Tại Việt Nam
-----------------------


Chuyên Ngành: Tài Chính Ngân Hàng

SVTH: NGUYỄN VĂN CĨ
MSSV: DNH083228
GVHD: NGUYỄN LAN DUYÊN

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Mục Lục
Chương 1: Phần mở đầu: ................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở hình thành đề tài: .......................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 4
1.3. Phạm qui nghiên cứu: ............................................................................................. 4
1.4. Ý nghĩa: .................................................................................................................. 4
Chương 2 : Cơ sở lý luận: ................................................................................................. 5
2.1. Khái niệm: ............................................................................................................... 5
2.2. Đặc điểm: ................................................................................................................ 5
2.3. Phân loại FDI: ......................................................................................................... 6
2.3.1. Theo hình thức thâm nhập (Quốc tế):......................................................... 6
2.3.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: ..................................................... 7
2.4. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngồi: ............................................ 7
Chương 3: Vai Trị Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài đến sự phát triển kinh
tế xã hội tại Việt Nam: .................................................................................................... 10
3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số quốc gia trên thế giới đến trong
giai đoạn 2005-2010: ...................................................................................................... 10
3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam và vai trị của vốn đầu tư nước
ngoài đối với nền kinh tế: ............................................................................................... 11

3.2.1. Tổng quan nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2005-2010: ..................... 11
3.2.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: ........................... 11
3.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vốn đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2005-2010: .......................................................................................... 12
3.2.1.3. Một số đặc điểm của FDI tại Việt Nam: ................................................ 13
3.2.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam: ....................................... 18
3.2.2.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế: .......................... 18
3.2.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất
nhập khẩu: .......................................................................................................... 19
3.2.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực: .............................. 22
3.2.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và chuyển giao công nghệ : ... 23
3.2.3. Nhìn nhận vốn FDI với mơ hình kinh tế: ........................................................ 25
3.3. Một số vấn đề khó khăn cần khắc phục: ................................................................. 25

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

1


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
3.4. Giải pháp nâng cao thu hút FDI vào Việt Nam: ...................................................... 26
Chương 4: Kết luận và Kiến nghị: ................................................................................. 27
4.1. Kết luận: .................................................................................................................. 27
4.2. Kiến nghị: ................................................................................................................ 27

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên


2


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Danh Mục Các Biểu
Biểu 3.1: Top 10 quốc gia có vốn FDI cao trong khu vực Nam, Đông, Đông Nam Á
trong giai đoạn 2005-2010: ........................................................................................................ 10
Biểu 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 2005-2010: .................................... 12
Biểu 3.3: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2005-2010: .................................................... 13
Biểu 3.4: Cơ cấu FDI phân theo ngành năm 2005-2010: ........................................................... 14
Biểu 3.5: FDI theo địa bàn đầu tư năm 2005-2010: ................................................................... 15
Biểu 3.6: Phân theo một số nước và vùng lãnh thổ giai đoạn 2005-2010: ................................. 17
Biểu 3.7: Lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế: .................................................. 23

Danh Mục Các Đồ Thị
Đồ thị 3.1: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP (giá hiện hành) giai đoạn 2005-2010: ............................ 18
Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005-2010:......................................... 19
Đồ thị 3.3: Tỷ trọng đóng góp vào giá trị Xuất Khẩu phân theo khu vực kinh tế năm
2005-2010:.................................................................................................................................. 21
Đồ thị 3.4: Tỷ trọng đóng góp vào giá trị Nhập Khẩu phân theo khu vực kinh tế
năm 2005-2010: .......................................................................................................................... 22
Đồ thị 3.5: Cơ cấu thu ngân sách giai đoạn 2000-2010: ............................................................ 24

Các Từ Viết Tắt
FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF: quỹ tiền tệ quốc tế


SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

3


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Chương 1: Phần mở đầu
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để
phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc
từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những
nước đang phát triển như Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã được nhìn
nhận như là một trong những “trụ cột” để tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vai trò
của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng
trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân
. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua. Trong Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã coi
kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là một thành phần kinh tế, là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến
khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, gắn
với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện
nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đối với chiến lược phát triển KT-XH của cả nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-


Phân tích tình hình FDI ở một số quốc gia trên thế giới.

-

Tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế xã hội tại Việt Nam .

-

Một số vấn đề cần khắc phục và giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI .
1.3. Phạm vi nghiên cứu

Kinh tế xã hội Việt Nam từ giai đoạn năm 2005 đến 2010.
1.4. Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy vai trò của FDI đến nền kinh tế xã hội và sử dụng
FDI có những thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh tế Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

4


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1. Khái niệm
- Theo nguồn quốc tế của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một

doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu
tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
- Theo nguồn Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thơng qua có
các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước
ngồi nhưng khơng có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngồi”. Tuy nhiên, có thể “gộp”
các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ
vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
2.2. Đặc điểm
 Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận, theo cách phân loại đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của IMF thì FDI là đầu
tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành
thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách
thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của
các chủ đầu tư.
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định
không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là
20%, Việt Nam theo luật hiện hành là 30% (điều 8 Luật ĐTNN 1996), trừ những trường
hợp do Chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngồi có thể góp vốn với tỉ lệ thấp hơn
nhưng khơng dưới 20% (Điều 14 mục 2 Nghị định 24/2000 NĐ-CP).
 Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ
lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các
bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp vào vốn pháp định của liên doanh.

 Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi
tức.
 Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình
thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mơ đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình, do đó sẽ tự

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

5


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và
hiệu quả kinh tế cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ
nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thơng
qua hoạt động FDI nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ, kĩ thuật. Ví dụ trong
lĩnh vực bưu chính viễn thơng của Việt Nam, hầu hết cơng nghệ mới trong lĩnh vực này
có được nhờ chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi .
2.3. Phân loại FDI
2.3.1. Theo hình thức thâm nhập (Quốc tế)
Hai hình thức chủ yếu là Greenfield Investment (GI) và Cross-border Merger and
Acquisition (M&A).
 Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản
xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh
doanh đã tồn tại.
 Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and

Acquisition): Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc
mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
Hai thuật ngữ mua lại và sáp nhập có gì khác nhau khơng? Theo Luật cạnh tranh mới
thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, điều 17, có
đưa ra khái niệm rõ hơn về mua lại và sáp nhập như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp
một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới.
Các hình thức của sáp nhập
 Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong
cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh).
 Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong
cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều
dọc là: Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, Forward: Liên kết

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

6



Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh
vực dầu mỏ.
 Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh
doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa
dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những cơng ty có lượng tiền mặt lớn.
2.3.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư năm 2005 của Việt
Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau (Điều 21):


Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.


Đầu tư theo các hình thức hợp đồng .



Đầu tư phát triển kinh doanh.



Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.




Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.



Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
2.4. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một là, Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận
biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một
đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng
suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn
các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy khơng có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có
năng suất cận biên cao mới được các doanh nghiệp tự sản xuất mà cũng có những hoạt
động quan trọng, là sống cịn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dư hoạt động
đó cho năng suất cận biên thấp.
Hai là, Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của
các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sản phẩm mới; giai đoạn
sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng
sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu
cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay
thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài
(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị
trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn
hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.


SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

7


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất
nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các
nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí
sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước
cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Ba là, Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A.
A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc
thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở
nước ngồi nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư,
những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị)
cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những cơng ty đa quốc gia thường có
lợi thế lớn về vốn và cơng nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân
công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc
này.
Bốn là, Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song
phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản
có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song
phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản
xuất và bán ơ tơ, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này

từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang
thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Năm là, Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển
hơn. Chiều ngược lại thậm chí cịn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư
trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các cơng ty ơ tơ của Nhật
Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công
ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Khơng chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc cơng ty đa quốc gia quốc
tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của cơng ty đa quốc
gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công
nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập
với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với
chiến lược như vậy.
Sáu là, Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn ngun liệu thơ, nhiều cơng ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những
nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi lớn đầu

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

8


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay
cũng có mục đích tương tự.


SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Dun

9


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Chương 3: Vai Trị Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi đến sự phát triển
kinh tế xã hội tại Việt Nam
3.1 . Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào một số quốc gia trên thế giới
trong giai đoạn 2005-2010
Khu vực Nam, Đông, Đông Nam Á là một trong những khu vực năng động trên thế
giới với nhiều quốc gia đang phát triển, nên lượng vốn FDI tập trung đổ vào khu vực này
cũng càng ngày tăng.
Biểu 3.1: Top 10 quốc gia có vốn FDI cao trong khu vực Nam, Đơng, Đông Nam Á
trong giai đoạn 2005-2010
ĐVT: Tỷ USD
Quốc gia

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007


Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

China

65,5

72,7

83,5

108

95

98

Hong Kong, China

35,7

43,1


59,9

60

48

53

Singapore

15

23,2

24,1

11

17

19

India

6,7

16,9

23


40

35

37

Thailand

9

9,8

9,9

9

6

7

Taiwan Province of China

1,6

7,4

8,2

5


3

4

Malaysia

4

6,1

8,2

Indonesia

8,3

5,6

6,9

Korea

7

5

Pakistan

2,2


4,3

5,2

2,3

6,3

Việt Nam

3
9

5

7

8

6

9

8

5

6

(Nguồn: báo cáo đầu tư thế giới)

Dựa vào bảng số liệu ta có thể chia thành ba giai đoạn để phân tích:
Giai đoạn 2005-2008: Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là hai quốc gia giữ
vị trí đầu là người nhận FDI lớn nhất trong khu vực, tiếp theo là Singapore, Ấn Độ, Thái
Lan. Trung Quốc trung bình thu hút 82,425 tỷ USD, Hồng Kơng (Trung Quốc) thu hút
50,175 tỷ USD FDI, Singapore 18,325 tỷ USD, và Ấn Độ 21,65 tỷ USD, Thái Lan 9,425

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

10


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
tỷ USD, FDI đã tăng liên tục qua trong giai đoạn này làm cho khu vực này ngày càng
thu hút FDI "chất lượng cao" nhằm mục đích cao giá trị gia tăng và các hoạt động tri
thức, ở Việt Nam nguồn vốn này góp phần vào tăng trưởng kinh tế như xây dựng nhà
máy sản xuất, các trung tâm công nghiệp… Ở Trung Quốc, FDI trong lĩnh vực sản xuất
đã được chuyển dịch theo hướng công nghệ tiên tiến hơn. Airbus có kế hoạch để xây
dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A320 ở Trung Quốc…. FDI vào khu vực Nam,
Đông và Đông Nam Á vẫn tập trung vào công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu vì hai lĩnh
vực này giúp nhà đầu tư đạt lợi nhuận cao, tận dụng nguồn nhân công dồi dào ở các
nước đang phát triển như: Việt Nam, India, Malaysia…
Giai đoạn 2008-2009: trong giai đoạn này FDI vào khu vực này giảm, Trung quốc
giảm 13 tỷ USD, Hồng Kông giảm 12 tỷ USD, tiếp theo là Sigapore, Ấn Độ, Thái Lan
và một số quốc gia trong Top 10. Nguyên nhân làm giảm lượng FDI vào khu vực là do
cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra năm 2008 đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính
thế giới để nhiều hậu quả kinh tế khiến các quốc gia bị giảm lượng FDI đầu tư vào khu
vực này. Việt Nam là quốc gia vừa được vào Top 10 vào năm 2006 nhưng cũng đã giữ
vững được vị trí sau khủng hoảng.

Giai đoạn 2009-2010: sau cuộc khủng hoảng thì kinh tế tồn cầu bắt đầu tăng trở lại
và khu vực Nam, Đông, Đông Nam Á lượng vốn FDI đã đầu tư trở lại, giữ vị trí đầu vẫn
là Trung Quốc, Hồng Kơng trung bình tăng 3-4 tỷ USD, tiếp theo là các quốc gia như
Thái Lan, Ấn Độ, Sigapore trung bình tăng 1-2 tỷ USD.
Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm hay tăng do kết hợp hai nhân tố:
- Một là, khả năng đầu tư của các công ty bị giảm sút do khả năng tài chính cũng như
lợi nhuận của các cơng ty sụt giảm.
- Hai là, môi trường kinh tế bên trong và bên ngoài giảm sút cũng ảnh hưởng đến xu
hướng đầu tư của các công ty.
3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam và vai trị của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế
3.2.1. Tổng quan nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2005-2010
3.2.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam
Từ khi ban hành Luật đầu tư năm 1986 cho đến nay Việt Nam đã nhận được rất
nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư FDI tạo nên nhiều quy mô công nghiệp, giải
quyết phần lớn lực lượng lao động từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên
nguồn vốn FDI vào Việt Nam qua nhiều năm thường khơng ổn định có nhiều diễn biến
tăng giảm bất thường.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

11


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Biểu 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 2005-2010
Năm


Vốn đăng ký
(Triệu USD)

Tổng số vốn
thực hiện (Triệu USD)

Số dự án

2005

6840

3309

970

2006

12004

4100

987

2007

21348

8030


1544

2008

71726

11500

1557

2009

23107

10000

1208

2010

18600

11000

1238
(Nguồn: tổng cục thống kê)

- Giai đoạn 2005-2008: hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và thế giới
tốc độ hội nhập cao dẫn đến lượng vốn đăng ký nhiều trung bình khoảng 1264 dự án và
27979 triệu USD vốn đầu tư mỗi năm. Tuy nhiên cơ cấu FDI vào các ngành công nghiệp

lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng quản lý dịng vốn FDI của chính
phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI dẫn đến giải ngân chậm khoảng 6734,8
triệu USD vốn đầu tư.
- Giai đoạn 2008- 2010: này FDI đăng ký giảm trung bình khoảng 1334 dự án và
37811 triệu USD vốn đầu tư mỗi năm, trong khi đó vốn giải ngân tương đối cao khoảng
10833 triệu USD vốn đầu tư mỗi năm. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu năm 2008 đã tác động đến các nhà đầu tư khiến họ lo ngại làm giảm lượng vốn
đăng ký dẫn đến vốn giải ngân cũng giảm.
3.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vốn đầu tư tồn xã
hội giai đoạn 2005-2010
Nhìn chung trong ba khu vực kinh tế thì khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng cao
nhất trung bình 27,32%/năm, khu vực ngồi nhà nước 24,97%/năm, khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài 14,38%/năm. Tuy khu vực có vốn FDI đóng góp khơng nhiều
vào tỷ trọng nhưng cũng đã đóng góp một phần vào q trình thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

12


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Biểu 3.3: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2005-2010
ĐVT: %
Năm

Tổng số


Kinh tế
Nhà nước

Kinh tế ngồi
nhà nước

Khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp
nước ngoài

2005

100

47,1

38,0

14,9

2006

100

45,7

38,1

16,2


2007

100

37,2

38,5

24,3

2008

100

33,9

35,2

30,9

2009

100

34,8

39,5

25,7


2010

100

38,1

36,1

25,8
(Nguồn: tổng cục thống kê)

Tuy nhiên tỷ trọng ở các khu vực cũng thay đổi qua các năm, dựa vào số liệu phân
thích có thể chia làm hai giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2005-2008: trong thời kỳ hội nhập WTO Việt Nam trở thành điểm đến của
các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ trọng của khu vực có vốn FDI tăng liên tục trung bình 23%/năm, trong khi khu vực nhà nước thì lại giảm trung bình khoảng 4-5%/năm.
- Giai đoạn 2008-2010: cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm các nhà đầu tư
nước ngoài giảm vốn đầu tư dẫn đến khu vực có vốn FDI giảm trung bình 4-5%/năm,
tuy nhiên trong năm 2010 nền kinh tế cũng bắt đầu tăng trưởng trở lại khu vực có vốn
FDI cũng tăng trở lạ khoảng 0,1% so với năm 2009.
3.2.1.3. Một số đặc điểm của FDI tại Việt Nam
- Về qui mô vốn trên một dự án: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam đều có qui
mơ vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1988-2010 chỉ ở mức 11,11 triệu USD/dự
án. Đáng chú ý, sau khi đạt mức 27 triệu USD/dự án vào năm 2002 trở lại đây quy mô
vốn của dự án ngày càng nhỏ, chỉ ở mức dưới 5 triệu USD/dự án và đến năm 2008 còn
2,17 triệu USD/dự án, nhưng đã tăng lên thành 7 triệu USD/dự án trong năm 2009.
- Về hình thức sở hữu: Hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu tư
nước ngoài, các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỷ 90 chủ yếu dưới
hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư nước ngồi. Tính đến
cuối năm 1998, số dự án liên doanh chiếm tới 59 % tổng số dự án và 69% tổng số vốn
đăng ký. Từ năm 1997, hạn chế này đã được xóa bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch

cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu. Hiện tại, hình thức liên doanh giảm xuống
cịn chiếm 42,5% tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngồi
chiếm 45,5%, cịn lại là dự án và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

13


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước
cũng tăng lên đáng kể.
- Về cơ cấu đầu tư theo ngành: Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp, góp phần khơng nhỏ vào q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố.
Biểu 3.4 : Cơ cấu FDI phân theo ngành năm 2005-2010
Khu
vực
Số dự án
Công
nghiệp

Nông
lâm
nghiệp,
thủy
sản


Dịch vụ

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

519

544

1081

634

550


559

6226,9

9943,8

36482,8

5175,7

15393,5

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu 2340,2
USD)
Số dự án

57

55

16

23

29

11

Vốn đăng ký

cấp mới(triệu
USD)

122,6

123,04

29,4

223,5

234,5

10,8

Số dự án

117

198

447

543

629

399

1215,7


8745,1

27548,5

37797,1

1825,2

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu 1433,4
USD)

(Nguồn: tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng số liệu đã mô tả cơ cấu đầu tư FDI theo ngành tính trong giai đoạn
2005-2010 cho thấy các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 61% tổng số
dự án, 56,1% tổng vốn đăng ký, dịch vụ chiếm 36,4% tổng số dự án và 43,5% tổng vốn
đầu tư, nơng nghiệp là ngành thu hút được ít nhất dự án FDI, 3% số dự án và 0,5% số
vốn đăng ký. Tuy nhiên nguồn vốn FDI đổ vào thường khơng ổn định qua các năm có
thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2005-2007: trong giai đoạn này thì nguồn vốn FDI tăng tương đối ở hai
ngành cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó cơng nghiệp 357 dự án và 3085 triệu USD vốn
đầu tư bình quân mỗi năm, dịch vụ 127 dự án và 1899 triệu USD vốn đầu tư bình qn
mỗi năm, nhưng ngành nơng nghiệp thì lại giảm trung bình khoảng 21 dự án và 45 triệu
USD vốn đầu tư bình quân mỗi năm. Nguyên nhân do nền kinh tế đang trong thời kỳ hội
nhập nên chủ yếu các nhà đầu tư chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ nên
cả hai ngành này đều tăng tương đối trong giai đoạn này.

SVTH: Nguyễn Văn Có


GVHD: Nguyễn Lan Duyên

14


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
- Giai đoạn 2008-2009: nông nghiệp và dịch vụ tăng tương đối, cơng nghiệp thì giảm.
Trong đó: nơng nghiệp tăng 6 dự án và 11 triệu USD vốn đầu tư, dịch vụ tăng 86 dự án
và 10248 triệu USD vốn đầu tư, công nghiệp giảm 84 dự án và 31306 triệu USD vốn
đầu tư. Nguyên nhân ngành công nghiệp giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho vốn FDI đầu tư vào các ngành bị thay đổi
tăng giảm bất ổn làm chuyển dịch cơ cấu ngành, nông nghiệp và dịch vụ thì chịu ảnh
hưởng nên vẫn tăng tương đối.
- Giai đoạn 2009-2010: sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì ngành cơng nghiệp tăng,
dịch vụ và nơng nghiệp thì lại giảm. Trong đó cơng nghiệp tăng 9 dự án và 10218 triệu
USD vốn đầu tư, dịch vụ giảm 230 dự án và 35971 triệu USD vốn đầu tư, nông nghiệp
giảm 18 dự án và 224 triệu USD vốn đầu tư.
Về địa bàn đầu tư: Cho đến nay FDI đã có mặt ở 62/64 tỉnh, thành phố của Việt
Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo từng địa bàn đầu tư thì
khơng đều. Phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu cơng nghiệp
tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ
kỹ năng.
Biểu 3.5: FDI theo địa bàn đầu tư năm 2005-2010
Năm
2005

Năm
2006

Năm

2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Số dự án

132

245

480

382

401

325

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu
USD)

2341


4567

6485,2

5336,3

Số dự án

33

45

62

25

36

2

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu
USD)

213,3

432,1

608,9


216,9

158,9

38

Số dự án

45

57

85

51

81

70

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu
USD)

1345

2653,7

3685,9


32957

Số dự án

8

10

15

19

16

9

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu
USD)

79,2

120,3

142,6

150,5

100,4


92

Khu vực

Đồng bằng
sông Hồng

Trung du
và miền núi
phía Bắc

Bắc Trung
Bộ và
Dun hải
miền trung

Tây
Ngun

SVTH: Nguyễn Văn Có

1421,3 1181

6811,1 6599

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

15



Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Số dự án
Đông Nam
Bộ

Đồng bằng
sông
Cửu Long

256

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu 4569,2
USD)

567

805

611

598

458

6783,1

8501


21515,8

14006

6357

Số dự án

32

67

91

80

72

77

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu
USD)

987,9

1236,1

1742,9


3818,6

213,8

1740

(Nguồn: tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng số liệu có thể chia làm ba địa bàn khác nhau:
 Đồng bằng sông Hồng và Đông nam bộ: là hai địa bàn thu hút vốn FDI nhiều nhất.
Trong đó, trung bình Đồng bằng sơng Hồng khoảng 264 dự án và 2404 triệu USD bình
qn mỗi năm, Đơng Nam Bộ khoảng 412 dự án và 8396,6 triệu USD bình quân mỗi
năm. Ngun nhân do có các đơ thị như thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là hai
trung tâm lớn nhất cả nước có nhiều khu cơng nghiệp, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao
động dồi dào và có trình độ kỹ năng.
 Bắc trung bộ và Duyên Hải niềm Trung, Đồng bằng sông Cửu Long: do cơ sở hạ
tầng chưa thuận lợi, các khu công nghiệp ít tập trung, chủ yếu chỉ sản xuất Nông Nghiệp
và thường bị thiên tai…Nên nguồn vốn FDI đổ vào hai khu vực này cũng tương đối.
Trong đó: Bắc trung bộ và Duyên Hải niềm Trung trung bình khoảng 55 dự án và
8342,2 triệu USD bình quân mỗi năm, Đồng bằng sơng Cửu Long trung bình khoảng 53
dự án và 1252,6 triệu USD bình quân mỗi năm.
 Trung du và niềm núi phía bắc, Tây ngun: là hai khu vực có nhiều đồi núi, dân cư
thưa thớt nguồn lao động ít, cơ sở hạ tầng còn kém,…Nên trên hai địa bàn này nguồn
vốn FDI đổ vào thấp nhất trên các địa bàn, trong đó: Trung du và niềm núi phía Bắc
trung bình khoảng 20 dự án và 206 triệu USD bình quân mỗi năm, Tây Nguyên trung
bình khoảng 10 dự án và 80,9 triệu USD bình quân mỗi năm.
- Theo đối tác đầu tư: Xin-ga-po, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan là
sáu nhà đầu tư lớn về vốn FDI trong giai đoạn 2005-2010. Phần lớn vốn đầu tư đều tăng
trong giai đoạn 2005-2007, giảm ở giai đoạn 2008-2009 và tăng nhẹ ở năm 2010.
Nguyên nhân làm cho vốn FDI biến động qua các giai đoạn là do:


SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

16


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

Biểu 3.6 : Phân theo một số nước và vùng lãnh thổ giai đoạn 2005-2010
Khu vực
Số dự án
Xin-ga-po

Hà Lan

Nhật Bản

Hoa Kỳ

Đài Loan

Quần đảo
Virgin thuộc
Anh

Đảo Cay-men

Năm
2006


Năm
2007

Năm
2008

Năm Năm
2009 2010

34

56

89

101

115

Vốn đăng ký
1145,2
cấp mới(triệu USD)
7

10

13

11


Vốn đăng ký
cấp mới(triệu USD)

110,5

145,3

236,3

16,9

Số dự án

110

140

159

105

Vốn đăng ký
1103,1
cấp mới(triệu USD)
15

Vốn đăng ký
1342,4
cấp mới(triệu USD)


24

45

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu USD)

125,4

235,6

Số dự án

100

150

35

Vốn đăng ký
1267,1
cấp mới(triệu USD)

165,9 2364,0

292

102


114

715 2040,1
115

256

66

53

70

52

388,3 1519,4 9945,1 1833,4
230

132

95

95

2078,8 2489,7 8851,7 1626,5 1180,6
50

60

49


38

23

3246,3 4410,5 4052,6 1101,4 726,3

Số dự án

2

5

Vốn đăng ký
cấp mới(triệu USD)

110

120,2

SVTH: Nguyễn Văn Có

423

14

2342,5 5395,4 2019,0 1911,5 2038,8

30


Số dự án

19

1243,2 1385,9 7578,7

Số dự án

Vốn đăng ký
1458,2
cấp mới(triệu USD)

88

1232,1 2572,3 4495,8 922,5 4350,2

Số dự án

Số dự án
Hàn Quốc

Năm
2005

6

5

5


5

158,2 2712,2 2203,4 500,7

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

17


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

CHND Trung
Hoa

Ma-lai-xi-a

Số dự án

100

120

130

73

76

84


Vốn đăng ký
cấp mới(triệu USD)

233,4

324,5

572,5

373,5

380

172,8

Số dự án

23

34

46

55

42

19

Vốn đăng ký

578,3
cấp mới(triệu USD)

987,5

1172,6 14969,2 223,6 412,6
(Nguồn: tổng cục thống kê)

- Giai đoạn 2005-2007: tăng trung bình khoảng 45 dự án và 1012 triệu USD vốn đầu
tư bình quân mỗi năm. Nguyên nhân là do Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường
nên có nhiều chính sách thu hút đầu tư làm tăng số dự án và tăng vốn đăng ký.
- Giai đoạn 2008-2009: khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên ảnh hưởng đến các nhà đầu
tư từ các quốc gia làm cho số dự án giảm khoảng 15 dự án và 1145,5 triệu USD vốn đầu
tư.
- Giai đoạn 2009-2010: sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế đã tăng trưởng và vốn đầu
tư đã đổ vào làm tăng số dự án 34 dự án và 1233 triệu USD vốn đầu tư.
3.2.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam
3.2.2.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về
nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong
nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội
biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này như đã phân
tích ở trên, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong
nước. Nhìn chung FDI ln tăng dần về tỷ trọng đóng góp vào GDP trung bình khoảng
16.505%/năm tăng bình quân từ 1-2%/năm.
Đồ thị 3.1 : FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài trong GDP (giá hiện hành) giai đoạn 2005-2010
35
30
25

20
15
10
5
0

%
29,8
25,7
14,5
14,1

2005

16,3
15,5

2006

16
15,1

2007

% So với tổng
đầu tư xã hội

15,7

2008


18,33

2009

25,8
20,3

2010

Năm

% Đóng góp
trong GDP

(Nguồn : tổng cục thống kê)

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

18


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Dựa vào đồ thị ta thấy có ba giai đoạn thay đổi về vai trò của FDI đối với vốn đầu tư
xã hội:
- Giai đoạn 2005-2007: tỷ trọng tăng tương đối vào năm 2005-2006 khoảng 1,8%/năm
và giảm nhẹ trong năm 2007 khoảng 0,3%/năm. Nguyên nhân Việt Nam đang trong thời
kỳ hội nhập nên nền kinh tế cũng chưa ổn định, FDI cũng chưa đổ mạnh để đầu tư.

- Giai đoạn 2007-2008: tỷ trọng đóng góp tăng mạnh 13,8%/năm. Nguyên nhân do
Việt Nam trở thành thành viên của WTO chuyển sang nền kinh tế thị trường nên có
nhiều chính sách mở rộng đầu tư, làm các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào mạnh nên
tỷ trọng đóng góp tăng.
- Giai đoạn 2008-2010: khủng hoảng kinh tế đã làm tỷ trọng giảm trung bình khoảng
4%/năm, nhưng sau khi khủng hoảng nền kinh đã tăng trưởng trở lại nên trong năm
2010 tăng 0,1%/năm so với năm 2009.
- Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với
các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất. Tốc độ tăng giá trị gia
tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước.
3.2.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu
Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp FDI ngày càng tích cực, đóng góp đáng kể vào những thành tựu chung về
kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng sản xuất cơng nghiệp giai đoạn 2005-2010
30

%

25
20

23,9
20.9
20,9
18,8

17,2

20,9

18,2

15
10

9,1

18,8

17,2
14,7

18,6

10,3

9,9
8,1

5

4

7,4

3,7

0
2005


2006

Khu vực Nhà nước

2007

2008

Khu vực ngồi quốc doanh

2009

2010

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

(Nguồn: tổng cục thống kê)
Tốc độ tăng sản xuất công nghiệp của ba khu vực đều có xu hướng giảm, trung bình
khu vực nhà nước giảm 8,2%/năm, khu vực ngoài quốc doanh giảm 18,2%/năm, khu
vực có vốn FDI giảm 17%/năm. Trong đó năm 2009 là giảm mạnh nhất nguyên nhân là
do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho nhiều khu vực sản xuất công
nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn sản xuất…. Nhưng đến năm 2010 thì nền kinh tế bắt

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

19
Năm



Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng của sản xuất cơng nghiệp cao, trung bình khu vực
nhà nước tăng 3,7%/năm, khu vực FDI tăng 9,1%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng
4,8%/năm gần bằng với trước giai đoạn khủng hoảng.
Giá trị xuất khẩu: tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi vào giá
trị xuất khẩu được chia làm bốn giai đoạn: 2005-2007, 2007-2008, 2008-2009, 20092010.
- Giai đoạn 2005-2007: tỷ trọng đóng góp của FDI vào giá trị xuất khẩu tăng liên tục
trung bình đóng góp khoảng 57,4%/năm cho thấy giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn
FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khu vực kinh tế.
- Giai đoạn 2007-2008: thì bị giảm 2,4% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các khu
vực kinh tế ước tính năm 2008 khoảng 55%, nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế
vừa qua năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến tỷ trọng này.
- Giai đoạn 2008-2009: lại tăng mạnh 16,04%/năm so với giai đoạn trước chiếm
71,04% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu, nguyên nhân do sau khủng hoảng kinh tế các
nhà đầu tư lại đổ nguồn vốn vào các nước đang phát triển làm nguồn vốn này tăng ở các
nước này trong đó có Việt Nam.
- Giai đoạn năm 2009-2010: thì lại giảm mạnh 23,69% so với giai đoạn trước chiếm
47,35% trong tổng giá trị xuất khẩu, tỷ trọng này thấp nhất từ năm 2005 đến nay,
nguyên nhân là do các dự án trong giai đoạn trước vẫn chưa thực hiện hết và một số
chính sách Luật đầu tư đã trở thành rào cản của các nhà đầu tư .
Đối với Việt Nam, xuất khẩu đã, đang và vẫn sẽ là một trong những trụ cột chủ yếu
của tăng trưởng. Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do
lạm phát cao, năng lực cạnh tranh thấp thì vai trị của FDI duy trì và đẩy mạnh tốc độ
tăng xuất khẩu của cả nước sẽ càng đặc biệt quan trọng. Dù vậy, một mặt, các doanh
nghiệp FDI cũng đang gặp khó khăn do nền kinh tế tồn cầu suy thối, mặt khác, do xu
hướng FDI ngày càng tăng vào các ngành “phi thương mại” như đã nêu thì vai trị của
FDI đối với xuất khẩu sẽ bị hạn chế. Do đó, Chính phủ nên khuyến khích mạnh các dự
án FDI đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh,
trong đó đặc biệt là những sản phẩm có “lợi thế so sánh động” như trong các lĩnh vực đồ

điện, điện tử gia dụng, máy tính, cơng nghiệp nhẹ và dịch vụ.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

20


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Đồ thị 3.3: Tỷ trọng đóng góp vào giá trị Xuất Khẩu phân theo khu vực kinh tế giai
đoạn 2005-2010
%
71,04

80
70

57,9

57,2

57,2

55

60
50
40


42,8

42,1

42,8

47,35
45,81

45

30

23,5

20
10
0
2005

2006

2007
Trong nước

2008

2009

2010


Nước ngoài

(Nguồn: tổng cục thống kê)
Giá trị nhập khẩu: tỷ trọng đóng góp vào giá trị nhập khẩu theo khu vực kinh tế từ
năm 2005-2010 có thể chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2005-2007: trong giai đoạn này tỷ trọng đóng góp của khu vực nước ngồi
giảm dần qua các năm trung bình đóng góp khoảng 36,03%/năm, trong giai đoạn này
Việt Nam đang gia nhập vào WTO chuyển từ nền kinh tế bảo hộ sang kinh tế thị trường
nên có nhiều chính sách thay đổi đã làm ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu ở khu vực
nước ngoài.
- Giai đoạn 2008-2010: tỷ trọng đóng góp của khu vực nước ngồi tăng dần qua các
năm trung bình đóng góp khoảng 38,08%/năm tăng 2,05%/năm so với giai đoạn trước,
nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã qua nền kinh tế bắt đầu tăng
trưởng lại, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vốn vào đầu tư mở rộng quy mô tạo nên
một luồng nhập khẩu các thiết bị máy móc làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực nước
ngoài tăng dần qua các năm trong tổng giá trị nhập khẩu.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

21


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Đồ thị 3.4: Tỷ trọng đóng góp vào giá trị Nhập Khẩu phân theo khu vực kinh tế giai
đoạn 2005-2010

70


%

62,9

63,3

65,7

65,4

63,81
56,55

60
50
40

43,45
37,1

36,7

34,3

34,6

36,19
Trong nước
Nước ngoài


30
20
10
0
2005

2006

2007

2008

2009

2010
(Nguồn :tổng cục thống kê)

3.2.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
 Theo số liệu biểu 3.7 ta thấy khu vực có vốn FDI đã thu hút một lực lượng lao động
khá cao trung bình khoảng 2236 nghìn người/năm, chiếm 13% tỷ trọng việc làm. Tính
đến năm 2010 tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI đạt 1,9
triệu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam. Điều đó cho thấy
FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình
độ kỹ năng cao. Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu nhập trung bình của lao động
trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số
lao động này được tiếp cận với cơng nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được
các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại
các doanh nghiệp FDI có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm
nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình cơng nghệ hiện

đại.

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

22


Nguồn Vốn FDI có vai trị như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Biểu 3.7: Lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2010
ĐVT: Nghìn người
2005

2006

2007

2008

2009

2010

42710

43440

44171,9


45037,2

85789

50510

Khu vực Nhà
nước

4127,1

4009,8

3974,6

4073,3

9007,8

4545,9

Khu vực ngồi
quốc doanh

37742,2

38725,9

39468,8


39132,5

73864,3

39397,8

Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngồi

673,4

700,4

728,5

1831,4

2916,8

6566,3

TỔNG

(Nguồn: tổng cục thống kê)
 Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI cịn gián tiếp tạo
thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công
nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu
hoặc hàng hóa trung gian giữa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số
liệu thống kê chính thức về số lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt

Nam.
3.2.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và chuyển giao công nghệ
Nguồn thu ngân sách: Theo số liệu thống kê Bộ Tài Chính giai đoạn từ 2005-2010
thì tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn FDI vào ngân sách nhà nước luôn tăng qua các
năm trung bình chiếm khoảng 8,8%/năm, tốc độ tăng trung bình khoảng 0,81%/năm, tỷ
trọng ln tăng chứng tỏ khả năng đóng góp của khu vực FDI ngày càng có vai trị trong
nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội

SVTH: Nguyễn Văn Có

GVHD: Nguyễn Lan Duyên

23


×