Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.83 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Phân tích nghiệp vụ tín dụng
trung – dài hạn tại NH PTN
ĐBSCL_AG
Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp

SVTH : Lê Quang Vinh
LỚP : DH6TC1
MSSV :
GVHD : NGƠ VĂN Q

Long Xun, tháng 05 năm 2009


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại



DN

Dư nợ

TNV

Tổng nguồn vốn

DSCV

Doanh số cho vay

NQH

Nợ quá hạn

NX

Nợ xấu

DSTN

Doanh số thu nợ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NH PTN ĐBSCL_AG


Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Chi nhánh An giang

MHB AG

Housing Bank Of Mekong Delta An Giang Branch

XDSCN

Xây dựng sửa chữa nhà


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................1
1.1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.3.Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.4.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................2
2.1.Một số vấn đề chung về tín dụng.......................................................................... 2
2.1.1. Khái niệm tín dụng ....................................................................................... 2
2.1.2. Doanh số cho vay .......................................................................................... 2
2.1.3. Doanh số thu nợ ............................................................................................ 2
2.1.4. Dƣ nợ.............................................................................................................. 3
2.1.5. Nợ quá hạn – nợ xấu..................................................................................... 3
2.1.6. Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 3
2.2.Chức năng tín dụng ............................................................................................... 3

2.3.Vai trị của tín dụng............................................................................................... 3
2.4.Phân loại tín dung.................................................................................................. 4
2.4.1. Dựa vào mục đích của tín dụng ................................................................... 4
2.4.2. Dựa vào thời hạn tín dụng ........................................................................... 4
2.4.3. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ......................................... 4
2.5.Một số nội dung cơ bản về quy chế cho vay trung – dài hạn đối với khách
hàng tại NH PTN ĐBSCL_AG ............................................................................. 4
2.5.1. Nguyên tắc cho vay ....................................................................................... 4
2.5.2. Đối tƣợng cho vay ......................................................................................... 5
2.5.3. Điều kiện cho vay .......................................................................................... 5
2.5.4. Mức cho vay .................................................................................................. 6
2.5.5. Lãi suất cho vay ............................................................................................ 6
2.5.6. Thời hạn cho vay........................................................................................... 6
2.5.7. Phƣơng thức cho vay .................................................................................... 7

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang i


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
2.6.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ..................................................... 8
2.6.1. Dƣ nợ/ tổng vốn huy động ............................................................................ 8
2.6.2. Tỷ lệ thu nợ.................................................................................................... 8
2.6.3. Tỷ lệ nợ quá hạn ........................................................................................... 8
2.6.4. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn (DN/ TNV) ...................................................... 8
CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH
AN GIANG ............................................................................................... 9
3.1.Lịch sử hình thành vá quá trình phát triển của NH PTN ĐBSCL_AG .......... 9
3.2.Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 10

3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................... 10
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................. 10
3.2.2.1. Ban giám đốc ......................................................................................... 10
3.2.2.2. Phịng hành chính nhân sự .................................................................. 10
3.2.2.3. Phịng kinh doanh ................................................................................. 11
3.2.2.4. Phịng quản lí rủi ro ............................................................................. 11
3.2.2.5. Phịng hỗ trợ kinh doanh ..................................................................... 12
3.2.2.6. Phịng kế tốn ngân quỹ ....................................................................... 12
3.2.2.7. Phòng kiểm tra nội bộ: ......................................................................... 12
3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của NH PTN ĐBSCL_AG.............................. 13
3.4.Phƣơng hƣớng phát triển năm 2009 .................................................................. 14
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI
NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG ................... 15
4.1.Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn ............................................................ 15
4.2.Phân tích tín dụng trung – dài hạn .................................................................... 17
4.2.1. Doanh số cho vay trung – dài hạn ............................................................. 17
4.2.2. Doanh số thu nợ trung – dài hạn ............................................................... 21
4.2.3. Dƣ nợ trung – dài hạn ................................................................................ 23
4.2.4. Nợ quá hạn – nợ xấu................................................................................... 26
4.2.4.1. Nợ quá hạn ............................................................................................ 26
4.2.4.2. Nợ xấu .................................................................................................... 27
4.3.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của NH PTN ĐSCL_AG trong
3 năm (2006 - 2008) ............................................................................................. 28
4.3.1. Dƣ nợ/ vốn huy động .................................................................................. 28

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang ii



Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
4.3.2. Dƣ nợ/ tổng nguồn vốn ............................................................................... 29
4.3.3. Hệ số thu nợ................................................................................................. 30
4.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn ......................................................................................... 30
4.3.5. Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................. 31
4.4.Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ............................ 31
CHƢƠNG 5: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 33
5.1.Kết luận ................................................................................................................ 33
5.2.Kiến nghị .............................................................................................................. 33

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang iii


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong năm 2008 với sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, giá cả nhiều mặt hàng trên Thế
giới tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương đã tác động bất lợi, làm
xuất hiện những khó khăn và biểu hiện xấu trong nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát tiếp
tục tăng cao, thị trường tài chính có nhiều biến động. thị trường chứng khoán vẫn theo
chiều hướng giảm mặc dù Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ, thị trường bất động sản
cũng khơng nằm ngồi những diễn biến phức tạp.
Hệ thống Ngân hàng trong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn, bộc lộ những yếu
kém trong việc bảo đảm tín thanh khoản, huy động và cho vay, vốn khả dụng của các
NHTM thiếu, ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị
trường. Cơ cấu vốn của nhiều Ngân hàng còn chưa phù hợp.
Trước tình trạng đó thì q trình hoạt động Ngân hàng cũng gặp phải khơng ít khó

khăn và những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong công tác cho vay và huy động vốn.
Đây chính là lý do em quyết định chọn đề tài “Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài
hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh An Giang
qua 3 năm (2006- 2008)” để thấy được vai trò, chất lượng hoạt động cũng như thiếu sót
của hoạt động cho vay để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua việc phân tích tình hình cho vay, tình hình thu nợ, nợ quá hạn, và dư nợ
của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt
động tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu – thông tin: thu thập số liệu và các thông tin thực tế
liên quan đến hoạt động tín dụng của NH PTN ĐBSCL_AG qua 3 năm: 2006 - 2008.
- Phương pháp phân tích: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối các số liệu hoạt động
tín dụng của NH PTN ĐBSCL_AG qua 3 năm: 2006 - 2008.
- Ngồi ra cịn tham khảo một số tài liệu các khóa trước, các thơng tin từ tạp chí,
internet và các tài liệu khác có liên quan.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, nên
đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng PTN
ĐBSCL_AG qua 3 năm 2006 – 2008.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 1


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số vấn đề chung về tín dụng
2.1.1. Khái niệm tín dụng1
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả
thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
- Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mơ hình sau:
Giá trị tín dụng
T
Người cho vay

Người đi vay

( Lender )

( Borrowe)
T+L
Giá trị tín dụng + Lãi

- Quan hệ tín dụng phải thỏa mãn 3 đặc trưng:
+ Là quan hệ chuyển nhượng mang tín chất tạm thời
+ Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm
gọi là lợi tức.
+ Quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa người cho vay và người đi vay bởi vì có sự
chuyển giao quyền sử dụng giá trị từ người này sang người sang người khác.
2.1.2. Doanh số cho vay2
Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính, các
khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay củ hoặc khách hàng vay
mới lần đầu.

2.1.3. Doanh số thu nợ3
Bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả
vốn thanh tốn được dứt điểm hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả một phần.
1

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.
3
Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.
2

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 2


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
2.1.4. Dƣ nợ4
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó mà Ngân hàng còn cho vay
bao nhiêu, và đây cũng là khoản Ngân hàng cần phải thu về.
2.1.5. Nợ quá hạn – nợ xấu5
Nợ quá hạn: Là các khoản vay mà khách hàng không trả nợ đúng hạn nếu Ngân
hàng nơi cho vay không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì tồn bộ số dư nợ
gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ q hạn và được hạch tốn vào tài khoản nợ q hạn
thích hợp. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng các nghiệp vụ tại Ngân hàng.
Nợ xấu: Là việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà Ngân hàng nơi cho vay điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng.
2.1.6. Rủi ro tín dụng6

Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hoạt động tín
dụng khơng có khả năng thanh tốn cho các bên cịn lại.
2.2. Chức năng tín dụng7
- Tập trung phân phối vốn tiền tệ: là cầu nối giữa các nguồn cung cầu vốn tiền tệ, tín
dụng điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ cá nhân, các đơn vị kinh tế bổ sung
cho các doanh nghiệp hay các cá nhân đang thiếu hụt về vốn.
- Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
- Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thơng xã hội.
2.3. Vai trị của tín dụng8
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu
tư phát triển kinh tế. Ngồi ra, tín dụng cịn là cầu nối giữa tiết kiệm tích lũy và đầu tư,
mở rộng vốn thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất đáp ứng nhu cầu
vốn cho đầu tư phát triển.
- Tín dụng góp phần thúc đẩy q trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng là cơng cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và nghành mũi
nhọn.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Mặc khác trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức cho vay: tổ chức tín dụng dân cư,
thành lập các quỹ xóa đói giảm nghèo… vốn tín dụng khơng chỉ đáp ứng cho nhu cầu
của doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.

4

Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.
5
Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL
6
Nguyễn Thị Mùi. 2006.Quản trị nghiệp vụ ngân hàng. NXB Tài chính.
7

Hồ Diệu. 2001. Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
8
Nguyễn Thị Mùi. 2006.Quản trị nghiệp vụ ngân hàng. NXB Tài chính.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 3


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
2.4. Phân loại tín dung
Tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu
thức phân loại khác nhau:
2.4.1. Dựa vào mục đích của tín dụng9


Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.



Cho vay tiêu dùng cá nhân.



Cho vay bất động sản.



Cho vay nông nghiệp.




Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.

2.4.2. Dựa vào thời hạn tín dụng10
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống và các dự án đầu tư phát triển:


Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.



Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.



Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

2.4.3. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng11


Cho vay khơng có bảo đảm: là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.




Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ
pháp lí để Ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ
thứ nhất.

2.5. Một số nội dung cơ bản về quy chế cho vay trung – dài hạn đối với khách hàng
tại NH PTN ĐBSCL_AG
2.5.1. Nguyên tắc cho vay12
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:


Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.



Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong HĐTD.

9

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
11
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
12
Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL
10

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 4



Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
2.5.2. Đối tƣợng cho vay13
NH PTN ĐBSCL cho vay các đối tượng:
Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Việt Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn có
khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài bao gồm:
- Các tổ chức là, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ
phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy
định của bộ luật dân sự.
- Cá nhân.
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp doanh.
Những trường hợp không cho vay và hạn chế cho vay:
NH PTN ĐBSCL không cho vay đối với các khách hàng vay vốn trong các trường
hợp sau:
o Thành viên Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; cán bộ kiểm tra nội bộ;
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc; Trưởng,
Phó phịng giao dịch; Trưởng, Phó phịng tín dụng hoặc phịng nghiệp vụ
kinh doanh của chi nhánh NH PTN ĐBSCL.
o Cán cộ tín dụng và những người được giao nhiệm vụ thẩm định, quyết
định cho vay.
o Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc; Trưởng,
Phó phịng giao dịch; Trưởng, Phó phịng tín dụng hoặc phòng nghiệp vụ
kinh doanh của chi nhánh NH PTN ĐBSCL.
NH PTN ĐBSCL sẽ hạn chế cho vay trong những trường hợp sau:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NH PTN ĐBSCL.
- Kế toán trưởng, thanh tra viên đang thanh tra tại NH PTN ĐBSCL.
2.5.3. Điều kiện cho vay14
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật:
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
o Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
13
14

Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL
Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 5


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
o Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự.
o Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
o Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
o Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngồi phải có năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp
nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ

Luật Dân Sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.5.4. Mức cho vay15
Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức cho vay tối đa so với
giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và
hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay của NH PTN ĐBSCL, khả năng trả
nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn, thẩm quyền được phê duyệt cho vay của từng
cấp, quy định về giới hạn cho vay và bảo lãnh, quy định về hạn chế cho vay, không được
cho vay và các văn bản có liên quan để quyết định mức cho vay đối với từng khoản vay
có phù hợp.
2.5.5. Lãi suất cho vay16
- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và
thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng khơng vượt quá 150% lãi suất
cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng
tín dụng.
2.5.6. Thời hạn cho vay17
15
16

Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL

Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 6


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời
điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng.
2.5.7. Phƣơng thức cho vay18
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho
vay:

17
18



Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.



Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và
thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.




Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
đầu tư phục vụ đời sống.



Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín
dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho
vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ
của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.



Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.



Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo
sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín
dụng dự phịng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng.



Cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín
dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy

rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho
vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải
tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.



Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.

Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL
Quyết định số 43/2005/QĐ- NHN- HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch HĐQT NH PTN ĐBSCL

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 7


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG


Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định
tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc
điểm của khách hàng vay.

2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng
2.6.1. Dƣ nợ/ tổng vốn huy động19

Dư nợ/ tổng vốn huy động = (Dư nợ / Tổng vốn huy động) x 100%
Phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu
này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng.
2.6.2. Tỷ lệ thu nợ20
Tỷ lệ thu nợ = (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay) x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản
ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về
được bao nhiều đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao, càng tốt.
2.6.3. Tỷ lệ nợ quá hạn21
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) x 100%
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là
chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng. Tỷ lệ này
càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao. Ngược lại, thì chất lượng tín dụng của Ngân
hàng kém.
2.6.4. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn (DN/ TNV)22
Dư nợ / Tổng nguồn vốn = (DN / TNV) X 100%
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, cho biết
tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay
chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng.

19

Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.
20
Lương Thị Thanh Tuyền. 2008. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHN0 huyện Thoại
Sơn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.
21
Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.

22
Trần Thị Khánh An. 2007. Phân tích nghiệp vụ ngắn hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG. Luận văn tốt nghiệp
Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 8


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG

CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL
CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. Lịch sử hình thành vá quá trình phát triển của NH PTN ĐBSCL_AG 23
Ngân hàng PTN ĐBSCL ra đời theo quyết định 769/TTG (18/09/97) của Thủ tướng
Chính phủ. Từ đó đã làm thay đổi diện mạo của những ngôi nhà nơi đây, từ những ngôi
nhà tranh tre được thay thế dần bằng những ngôi nhà khang trang, vững chắc để người
nông dân yên tâm làm kinh tế.
Ngân hàng PTN ĐBSCL được thống đốc NHNN Việt Nam phê chuẩn điều lệ về tổ
chức và hoạt động theo quyết định 408/QĐ – NHNN 5 (08/12/97). Ngân hàng khai
trương và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 04/1998.
Để mở rộng quy mô hoạt động, Ngân hàng PTN ĐBSCL đã thành lập chi nhánh theo
công văn số 390/CV – NHNN 5 ( 07/05/98) của Thống đốc NHNN và quyết định 18/QĐ
– HĐQT (27/05/99) của Hội đồng quản trị Ngân hàng PTN ĐBSCL.
Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang là đơn vị kinh tế cấp I trực thuộc
Hội sở tại TP Hồ Chí Minh, hoạt động theo điều lệ của tổ chức và Ngân hàng PTN
ĐBSCL, theo sự phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL.
Chi nhánh chính thức khai trương ngày 17/12/1999.
Tên chi nhánh: Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi Nhánh
An Giang.

Tên giao dịch: Housing Bank Of Mekong Delta An Giang Branch.
Tên viết tắt: MHB AG.
Địa chỉ: 15 – Tơn Đức Thắng, P. Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, An Giang
Điện thoại: (076) 3857321 - 3853456
Fax: 0763 857276
Hiện nay Chi nhánh An Giang có hai phịng giao dịch:
- Phòng giao dịch Châu Phú: Trụ sở đặt tại đường số 2, Nam Cái Dầu, huyện
Châu Phú, Tỉnh An Giang; hoạt động từ tháng 09 năm 2001.
- Phòng giao dịch Tân Châu: trụ sở đặt tại 78A đường 30/04, ấp Long Thạnh A,
thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; hoạt động từ tháng 06 năm 2002.

23

Nguồn: NH PTN ĐBSCL_AG

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 9


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
3.2. Cơ cấu tổ chức 24
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc

Phòng
hỗ trợ
kinh
doanh


Phòng
kinh
doanh

Phòng
quản
lý rủi
ro

Phòng
tổ
chức
hành
chánh

Phòng
GD
Châu
Phú

Phòng
kiểm
tra nội
bộ

Phòng
KT
ngân
quỹ


Phòng
GD
Tân
Châu

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.2.1. Ban giám đốc
Giám đốc: được Hội sở bổ nhiệm, Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động
chi nhánh.
Phó Giám đốc: được ủy quyền giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi
vắng.
3.2.2.2. Phịng hành chính nhân sự
- Sắp xếp, bố trí cán bộ cơng nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải
quyết các vấn đề có liên đến mức lương, hưu trí.
- Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch
được hội sở chính duyệt hàng năm.

24

Nguồn: NH PTN ĐBSCL_AG

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 10


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
- Lập chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên; theo dõi nhân viên trong tác phong
làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang
thiết bị và công cụ lao động.
3.2.2.3. Phòng kinh doanh
- Quản lý và giám sát các kế hoạch dành cho khách hàng.
- Duy trì và phát triển danh mục các khách hàng đem lại lợi nhuận chất lượng tín
dụng tốt.
- Nâng cao chất lượng tín dụng để đạt lợi nhuận đề ra.
- Đảm bảo xử lý hồ sơ vay và quản lý nợ theo qui định của NH PTN ĐBSCL.
- Giám sát thường xuyên việc trả nợ của khách hàng và thu hồi các khoản nợ vay
có vấn đề, đạt hiệu quả.
- Có biện pháp xử lí kịp thời các món vay có vấn đề để giảm rủi ro.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ
xuất nhập khẩu, huy động vốn.
- Các nhiệm vụ cụ thể: Tiếp xúc phỏng vấn, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng lập hồ
sơ vay vốn, thẩm định và báo cáo thẩm định, đàm phán và lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm, theo dõi lập thủ tục giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu hồi
nợ, cơ cấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, lập thanh lí hợp đồng.
- Tham mưu cho Giám đốc chiến lược kinh doanh thu hút trong toàn Chi nhánh.
3.2.2.4. Phịng quản lí rủi ro
- Lâp báo cáo rủi ro: căn cứ vào các thông tin, tài liệu và báo cáo thẩm định của bộ
phận kinh doanh để đề xuất cho vay theo quyết định của NH PTN ĐBSCL.
- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tư đã phê duyệt.
- Quản lý và đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng đã được duyệt trong từng thời
kỳ.
- Phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng
cho tồn Chi nhánh. Đưa ra các thơng tin cảnh báo rủi ro tín dụng. Thực hiện và báo cáo
kiểm sốt tín dụng nội bộ theo NH PTN ĐBSCL.
- Theo dõi hỗ trợ bộ phận kinh doanh để đánh giá và đề xuất các danh mục tín
dụng khơng hiệu quả.
- Tham gia giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu.

- Tiếp nhận và tái thẩm định hồ sơ của các phòng giao dịch và trình Giám đốc xem
xét giải quyết, tham mưu cảnh báo rủi ro trong toàn Chi nhánh An Giang.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 11


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
3.2.2.5. Phòng hỗ trợ kinh doanh
- Hỗ trợ soạn thảo các mẫu biểu liên quan đến hồ sơ vay vốn khi có u cầu, thực
hiện cơng chứng bảo đảm.
- Lưu trữ hồ sơ vay vốn theo quy định.
- Lập các báo cáo thống kê theo quy định, thơng tin tín dụng.
- Theo dõi và cung cấp thơng tin cho ban lãnh đạo các khoản vay tới hạn, lãi chưa
thu nợ, nợ quá hạn, nợ có vấn đề.
- Xử lý các khoản nợ xấu được lãnh đạo phân công: khởi kiện bán đấu giá, đôn
đốc thi hánh án.
- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn, giảm lãi trình hội đồng xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của
NH PTN ĐBSCL quy định.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề trong tồn Chi
nhánh An Giang.
3.2.2.6. Phịng kế tốn ngân quỹ
- Thực hiện các cơng tác hạch tốn các nghiệp vụ phát sinh của Chi nhánh.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh tốn chuyển tiền, thực hiện cơng tác điện
tốn và xử lý thông tin.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng, lập các thủ tục nhận và chi
trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền kiều
hối.
- Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh.

- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quy
định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phịng tín dụng chuyển
sang theo chế độ quy định.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế tốn, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy
định của Nhà nước và của Ngân hàng.
- Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với hội sở.
- Thực hiện cơng tác điện tốn và xử lý thông tin.
- Lập kế hoạch thu chi tài chính của Chi nhánh và theo dõi thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.2.2.7. Phòng kiểm tra nội bộ:
- Thực hiện việc kiểm tra nội bộ các hoạt động của Chi nhánh.
- Theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa những sai phạm, thực hiện kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tài chính
Chi nhánh.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 12


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
- Thực hiện báo cáo kết quả của công tác kiểm tra nội bộ.
- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và
Hội sở NH PTN ĐBSCL_AG trong việc kiểm tra tại Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH PTN ĐBSCL_AG
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh.
ĐVT: Triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu

Thu nhập

So sánh
2007/2006

2006

2007

2008

Số tiền

%

2008/2007
Số tiền

%

113,768

137,218

192,721

23,450


20.6

55,503

40.4

Chi phí

94,507

107,037

173,891

12,530

13.3

66,854

62.5

Lợi nhuận

19,261

30,181

18,830


10,920

56.7 (11,351)

(37.6)

(Nguồn: Phịng kinh doanh)
Hiệu quả tín dụng trong đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung
và cho cả những đối tượng sử dụng vốn đầu tư đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của
Ngân hàng. Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư tín dụng là lợi
nhuận. Trong các năm qua lợi nhuận của NH PTN ĐBSCL_AG luôn tăng.
Thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là năm 2006
đạt 113,767 triệu đồng và năm 2007 thu nhập đạt 137,218 triệu đồng tăng 23,450 triệu
đồng so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 20.6%, đến năm 2008 thu nhập đạt được
192,721 triệu đồng tăng 55,503 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng là 40.4% so với năm
2007.
Về chi phí hoạt động của Chi nhánh: để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn
tín dụng cho các thành phần kinh tế, Chi nhánh đã tăng lãi suất huy động vốn. Mặc khác
để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh tốt hơn, Chi
nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ
công nhân viên nên những năm qua chi phí cũng tăng dần. Cụ thể: chi phí năm 2006 là
94,507 triệu đồng đến năm 2007 là 107,037 triệu đồng tăng 12,530 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng là 13.3%, và năm 2008 là 173,891 triệu đồng tăng 66,854 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng là 62,5% so với năm 2007.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 13



Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
Do năm 2008 ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, giá của các mặt hàng tiêu dùng
tăng cao và Chi nhánh đã đầu tư xây dựng trụ sở mới nên phần nào cũng làm giảm lợi
nhuận. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận đạt được là 18,830 triệu đồng giảm 11,351 triệu đồng
với tỷ lệ giảm là 37.6% so với năm 2007.
Nhìn chung NH PTN ĐBSCL_AG trong 3 năm qua đã ra sức nổ lực phát triển cùng
với sự phát triển của đất nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng và Chi nhánh cũng
đang ra sức phấn đấu về mọi mặt nhằm hòa cùng với xu thế hội nhập hiện nay.Tuy
nhiên, với sức ép cạnh tranh đó Ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng qua các năm, điều
này càng khẳng định vị thế của Chi nhánh trong thị trường Ngân hàng hiện nay.
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2006
Thu nhập

2007
Chi phí

2008
Lợi nhuận

3.4. Phƣơng hƣớng phát triển năm 2009
- Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2008, theo định hướng của HĐQT NH PTN
ĐBSCL_AG sẽ có những biện pháp cụ thể hơn để khắc phục những tồn tại, tập trung
phấn đấu thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2009.

- Nguồn vốn huy động tại chỗ: 300 tỷ đồng
- Tổng dư nợ: 1.230 tỷ đồng, mức tăng trưởng 12%. Trong đó cho vay ngắn hạn: 600
tỷ đồng, chiếm 49% trên tổng dư nợ, cho vay trung - dài hạn 630 tỷ chiếm 51% trên tổng
dư nợ.
- Tỉ lệ thu nợ gốc, lãi đến hạn trên 90% so với kế hoạch thu nợ.
- Nợ xấu (nhóm 3-5): < 2% trên tổng dư nợ tín dụng.
- Lợi nhuận: 40 tỷ đồng.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 14


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRUNG
– DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH
AN GIANG
4.1. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn
Bảng 2: Tình hình sử dụng nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Năm

So sánh

Chỉ tiêu

2007/2006
2006


2007

2008

Số tiền

%

2008/2007
Số tiền

%

Tổng DSCV

805,958

1,094,346 1,711,153

288,388

35.78

616,807

56.36

1.Ngắn hạn

529,307


780,540 1,250,289

251,233

47.46

469,749

60.18

2.Trung – dài hạn

276,651

313,806

460,864

37,155

13.43

147,058

46.86

Tổng DSTN

778,925


913,946 1,551,574

135,021

17.33

637,628

69.77

1.Ngắn hạn

500,136

619,286 1,251,508

119,150

23.82

632,222

102.09

2.Trung – dài hạn

278,789

294,660


300,066

15,871

5.69

5,406

1.83

1,033,033 1,192,612

180,400

21.16

159,579

15.45

Tổng DN

852,633

1.Ngắn hạn

418,139

579,393


578,174

161,254

38.56

(1,219)

(2.1)

2.Trung – dài hạn

434,494

453,640

614,438

19,146

4.41

160,798

35.45

Tổng NQH

11,288


15,614

18,207

4,326

38.32

2,593

16.61

Tổng NX

16,369

17,754

23,191

1,385

8.46

5,437

30.62

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Theo dõi một số chỉ tiêu cơ bản ta thấy Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả thể hiện
qua việc DSCV, DSTN, tổng dư nợ tăng qua 3 năm cụ thể như sau:

- DSCV năm 2007 là 1,094,346 triệu đồng tăng 288,388 triệu đồng tỷ lệ tăng
35.78% so với năm 2006; và đến cuối năm 2008 DSCV đạt được 1,711,153 triệu đồng
tăng 616,807 triệu đồng tốc độ tăng trưởng là 56.36% so với năm 2007.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 15


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG

 DSCV qua 3 năm đều tăng là do nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định qua
các năm, các mặt hàng xuất khẩu tăng kéo theo quy mô sản xuất cũng tăng, đời sống
kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều để có thể đầu tư
thêm cơ sở vật chất và mở rộng quy mô sản xuất.

- Về DSTN năm 2007 là 913,946 triệu đồng tăng 135,021 triệu đồng tốc độ tăng
trưởng là 17.33% so với năm 2006; năm 2008 đạt được 1,551,574 triệu đồng tăng
637,628 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 69.77%.
 DSTN năm sau cao hơn năm trước qua các năm là do khách hàng làm ăn có
hiệu quả, trả nợ nhanh và đúng thời hạn, ngồi ra cịn có sự cố gắng phấn đấu thu nợ của
cán bộ tín dụng cho nên DSTN đạt chỉ tiêu đề ra.
- Đối với tổng dư nợ nhìn chung cũng tăng qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2007
dư nợ là 1,033,033 triệu đồng tăng 180,400 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ
21.16%; năm 2008 dư nợ tăng nhanh hơn với số tiền đạt được là 1,192,612 triệu đồng
tăng 159,579 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 15.45% so với năm 2007.
 Tổng dư nợ tăng đều qua các năm là do nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều để

mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- NQH cũng tăng nhẹ qua các năm cụ thể như sau: năm 2007 NQH là 15,614 triệu
đồng tăng 4,326 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 38.32% so với năm 2006; năm 2008 NQH là
18,207 triệu đồng tăng 2,593 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 16.61%.
 NQH tăng qua các năm là do DSCV tăng lên khá cao nhưng với tỷ lệ NQH
tăng như vậy là không tốt cho hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng nên cần phải có
biện pháp để giảm NQH xuống mức thấp nhất.
- Trong hoạt động kinh doanh thì bất cứ tổ chức hay cá nhân đều không thể tránh
được những rủi ro mà mình khơng muốn, đối với hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng
thì nợ xấu là một rủi ro. Ngồi những yếu tố khách quan thì DSCV cũng góp phần làm
nợ xấu tăng cụ thể như sau: năm 2007 là 17,754 triệu đồng tăng 1,385 triệu đồng tốc độ
tăng trưởng là 8.46%; năm 2008 là 23,191 triệu đồng tăng 5,437 triệu đồng với tỷ lệ tăng
là 30.62%.
Nhìn chung kết quả mà Ngân hàng đạt được như trên rất đáng khích lệ, rất khả quan
và hy vọng trong tương lai DSCV tăng cao hơn nữa và giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức
thấp nhất.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 16


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng nguồn vốn
1,800,000
1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000

800,000
600,000
400,000
200,000
0

Năm 2006
DSCV

N ăm 2 0 0 7

DSTN

DN

N ăm 2 0 0 8

NQH

NX

4.2. Phân tích tín dụng trung – dài hạn
Khi nói đến hoạt động của Ngân hàng, trước tiên ta cần nhắc đến hai hoạt động đó là
huy động vốn và sử dụng vốn, vì đây là những hoạt động mang tính trọng yếu, đem đến
hiệu quả cho tồn Ngân hàng. Một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì cơng tác huy
động vốn của Ngân hàng đó phải đủ mạnh, đủ khả năng đáp ứng nguồn vốn hoạt động
cho tồn Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn sau cho có hiệu quả lại là vấn đề hết
sức khó khăn mà trọng tâm của q trình sử dụng vốn đó chính là hoạt động cho vay của
Ngân hàng, đây là hoạt động chính yếu, có vai trị quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt
động của Ngân hàng, vì nó tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu và quyết định lợi nhuận của

Ngân hàng.
Chính vì hoạt động cho vay có ý nghĩa quan trọng, nên trong q trình thẩm định,
quyết định cho vay phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định chung của Ngân
hàng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo việc kinh
doanh có lãi và cung ứng vốn một cách kịp thời nhanh chóng cho khách hàng, từ đó đem
lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
4.2.1. Doanh số cho vay trung – dài hạn
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có
lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gởi, chi phí dự trữ, chi phí kinh
doanh và quản lý, chi phí thuế và các loại chi phí đầu tư khác.
Chi nhánh NH PTN ĐBSCL_AG hiện đang cho vay ở các lĩnh vực: xây dựng, sản
xuất kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ và
tiêu dùng…Trong những năm qua, cơng tác tín dụng của NH PTN ĐBSCL_AG đã được
trú trọng quan tâm nhằm nâng cao, củng cố và mở rộng thị phần tín dụng của Chi nhánh.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 17


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
Bên cạnh đó Ngân hàng trú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là loại hình
doanh nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Qua đó Ngân hàng đã góp phần
hồn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội của tỉnh đề ra.
Bảng 3: Doanh số cho vay trung – dài hạn
ĐVT: Triệu đồng
Năm

So sánh


Chỉ tiêu

2007/2006
2006

2007

2008

2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

1.Ngắn hạn

529,307

780,540

1,250,289

251,233

47.46


469,749

60.18

2.Trung –dài hạn

276,651

313,806

460,864

37,155

13.43

147,058

46.86

- XDSCN

182,175

190,146

322,605

7,971


4.38

132,459

69.66

94,476

123,660

138,259

29,184

30.89

14,599

11.81

-Tỷ trọng XDSCN

66%

61%

70%

(5%)


9%

-Tỷ trọng khác

34%

39%

30%

5%

(9%)

805,958

1,094,346

1,711,153

- Khác

Tổng DSCV

288,388

35.78

616,807


(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Năm 2006 - 2008 doanh số cho vay trung - dài hạn tăng đều và chiếm gần bằng 30%
trong tổng doanh số cho vay, đặc biệt năm 2008 có doanh số cho vay trung - dài hạn cao
nhất với mức tăng là 147.058 triệu đồng tăng 46,86% so năm 2007. Doanh số cho vay
trung - dài hạn tăng qua các năm, đây là một bước thay đổi đáng kể, do Ngân hàng thực
hiện chính sách mở rộng cơ cấu cho vay trung - dài hạn phù hợp với nhu cầu của người
dân.
Doanh số cho vay trung - dài hạn tăng, trong đó cho vay XDSCN tăng cao hơn so
với cho vay khác. Năm 2008 có mức tăng cao như trên là vì người dân vay vốn để xây
dựng và sửa chữa nhà nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở và có điều kiện sinh hoạt tốt hơn.
DSCV xây dựng và sửa chữa nhà: Năm 2006 là 182,175 triệu đồng; năm 2007 là
190,146 tăng tương ứng là 7,971 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 4.38% so với năm
2006; năm 2008 đạt được 322,605 triệu đồng tăng 132,459 triệu đồng và tỷ lệ tăng là
69.66% so với năm 2007.
DSCV xây dựng và sửa chữa nhà tăng qua các năm là do Ngân hàng mở rộng hình
thức tín dụng này để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nơng dân, qua đó cũng góp phần cho
việc xây dựng xã hội ngày càng văn minh và giàu đẹp hơn. Hơn nữa nền kinh tế nước ta

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 18

56.36


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
nên nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ngày càng tăng lên là điều tất yếu. Với nhu cầu
trên Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay về lĩnh xây dựng và sửa chữa nhà qua đó

đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng.
DSCV các đối tƣợng khác (sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,
tiêu dung…): Năm 2006 DSCV là 94,476 triệu đồng chiếm 34.15% tổng DSCV trung –
dài hạn. Đến năm 2007 DSCV là 123,660 triệu đồng tăng 29,184 triệu đồng với tỷ lệ là
30.89% so với năm 2006; năm 2008 DSCV là 138,259 triệu đồng tăng 14,599 triệu đồng
với tỷ lệ tăng trưởng 11.81% so với năm 2007.
Ngoài cho vay để xây dựng sửa nhà Chi nhánh còn cho vay các đối tượng sản xuất
nông nghiệp nhằm tài trợ các chi phí theo thời vụ để sản xuất hạt giống và mua thêm
máy móc thiết bị, phân bón, lao động, nhiên liệu, và trang trải cho các chi tiệu sinh hoạt
gia đình; hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản và các
hộ gia đình đầu tư thiết bị chăn ni… với sự phát triển về quy mô nên khoản cho vay
này cũng tăng qua các năm.
Doanh số cho vay theo đối tượng tăng qua các năm đặc biệt là cho vay xây dựng và
sửa chữa nhà tăng rất nhanh trong các năm gần đây ngun nhân là do UBND tỉnh có
chính sách xóa bỏ những căn nhà tre lá tạm bợ và tiếp theo là xây dựng lên những căn
nhà tường vững chắc để tạo cho người dân có cuộc sống an lành. Với chính sách như thế
thì Ngân hàng đã mạnh dạng cho vay xây dựng và sửa chữa nhà với số tiền lớn và thời
hạn dài thêm nhằm giúp người đi vay có khả năng hồn trả gốc và lãi cho Ngân hàng
đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác ngoài cho vay xây dựng và sửa
chữa nhà Chi nhánh còn tăng cường quảng bá cho vay các mục đích khác như: cho vay
ni trồng thủy sản, sản xuất nơng nghiệp, tiêu dùng,…
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở
tăng qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh là
điều đáng biểu dương. Nguyên nhân chủ yếu là do: Chi nhánh được sự quan tâm và chỉ
đạo thường xuyên của Ban giám đốc qua các buổi học tập, trao đổi nghiệp vụ, từng cán
bộ tín dụng được uốn nắn và khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn,
nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống. Để cơng tác tín dụng được tiến hành nhanh
chóng hiệu quả Ngân hàng đã thành lập“Tổ tư vấn nghiệp vụ chuyên môn cho khách
hàng” và đi vào ổn định nhằm giải quyết nhanh gọn, kịp thời nhu cầu vay vốn để xây
dựng nhà ở của khách hàng và giúp cho cán bộ tín dụng bám sát địa bàn nhiều hơn. Bên

cạnh đó Chi nhánh ln quan tâm, theo dõi đảm bảo phục vụ kịp thời trong hoạt động
Ngân hàng. Hoàn thành tốt việc trang bị cho Chi nhánh khá đầy đủ. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền quảng cáo rộng rãi về chức năng chủ yếu của Chi nhánh trên các phương
tiện thông tin đại chúng cho mọi người, mọi nhà… Ngồi ra, Chi nhánh ln bám sát
chương trình hành động của tồn hệ thống nói chung, của tỉnh An Giang nói riêng để
đầu tư đúng hướng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, tập trung nguồn vốn vào đầu tư phát
triển nhà ở. Chính những nguyên nhân trên đã đưa tổng doanh số cho vay nói chung và
doanh số cho vay xây dựng nhà ở nói riêng tăng lên.

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 19


Phân tích nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn tại NH PTN ĐBSCL_AG
Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh số cho vay trung – dài hạn

Năm 2007

Năm 2006
34%

39%

61%

66%
XDSCN

XDSCN


Khác

Khác

Năm 2008
30%

70%
XDSCN

Khác

Trong doanh số cho vay trung – dài hạn, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà luôn
chiếm tỷ trọng trên 60% trong 3 năm (2006 - 2008). Cho vay xây dựng và sửa chữa giữ
một vị trí quan trọng và đang được Ngân hàng quan tâm hiện nay.
- Cho vay XDSCN: Năm 2006 là 182.175 triệu đồng và chiếm tỷ trọng khá cao 66%
trong DSCV trung - dài hạn, năm 2007 là 190.146 triệu đồng tỷ trọng có giảm so với
năm 2006 nhưng vẫn giữ mức trên 60%, năm 2008 là 322.605 triệu đồng làm tỷ trọng
tăng đáng kể so với năm 2007 và chiếm 70% trong DSCV trung - dài hạn. Vì người dân
thích vay trung dài hạn cho việc XDSCN hơn là vay ngắn hạn do tính chất của việc
XDSCN là cần có thời gian dài và khơng tạo ra được nguồn thu nhập, hoặc sau một thời
gian dài mới tạo được nguồn thu cho người sử dụng vốn vay, nên vay XDSCN thích hợp
với vay trung dài hạn.
- Cho vay khác (sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, tiêu
dùng…): cho vay khác trong cả 3 năm đều tăng, cao nhất là năm 2007 cho vay khác là
123.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39% trong doanh số cho vay trung – dài hạn.
Và năm 2007 là năm DSCV khác có mức tăng cao nhất, tăng là 29.184 triệu đồng,
tốc độ tăng là 30,89% so năm 2006. Cho vay trong trung - dài hạn nhằm phục vụ cho
nhiều nhu cầu và đa dạng các đối tượng (doanh nghiệp, cơng ty, hộ gia đình,…) có nhu

cầu vay vốn để đầu mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần làm DSCV vay khác lúc nào
cũng tăng.
Tình hình cho vay trung - dài hạn có những chuyển biến khá tốt, đồng nghĩa với cơ
cấu cho vay của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc mở rộng cơ cấu
cho vay trung - dài hạn thật sự thích hợp trong thời điểm này, đặc biệt là với người dân

SVTH: Lê Quang Vinh

Trang 20


×