Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.73 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƠ MỸ THƯ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ NĂM 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Sinh viên thực hiện: NGƠ MỸ THƯ
Lớp:DH8NH Mã số sinh viên: DNH073335
Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH


Long Xuyên, tháng 05 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Người chấm, nhận xét 1: ………………………………

Người chấm, nhận xét 2: ……………………………….

Seminar được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Seminar
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày … tháng … năm …


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Trang

1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ngân hàng thương mại ................................................................................................ 3
2.2 Tín dụng ngắn hạn ....................................................................................................... 3
2.2.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................................. 3

2.2.2 Phân loại tín dụng ............................................................................................... 3
2.2.3 Phân tích tín dụng ............................................................................................... 3
2.3 Qui định về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh
An Giang ........................................................................................................................... 4
2.3.1 Nguyên tắc vay vốn ............................................................................................ 4
2.3.2 Điều kiện vay vốn ............................................................................................... 4
2.3.3 Đối tượng cho vay .............................................................................................. 4
2.3.4 Thời hạn cho vay ................................................................................................ 4
2.3.5 Lãi suất cho vay .................................................................................................. 5
2.3.6 Mức cho vay ....................................................................................................... 6
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng...................................................... 6
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 7
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Công Thương Việt Nam ............................................. 8
3.1.2 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang.................................. 8
3.1.3 Những nghiệp vụ của ngân hàng Công Thương An Giang ................................ 8
3.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban ........................................................................................... 8
3.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang ..... 9
3.4 Định hướng phát triển của ngân hàng Công Thương An Giang
trong những năm tới ........................................................................................................ 11


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Cơng Thương An Giang
năm 2007-2009 ............................................................................................................... 13
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn ............................................................... 13
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn ................................................................. 15
4.1.2 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn .................................................................. 18

4.1.4 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn ......................................................................... 20
4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Công
Thương chi nhánh An Giang ........................................................................................... 22
4.2.1 Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ............................................ 22
4.2.2 Hệ số thu nợ...................................................................................................... 23
4.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn .......................................... 23
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP
Cơng Thương chi nhánh An Giang ................................................................................. 24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 26
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 26
5.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương .............. 26
5.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Công Thương An Giang .................................... 27


DANH MỤC HÌNH
HÌNH

Trang

Biểu đồ 3.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank An Giang ........................ 10
Biểu đồ 4.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn (2007-2009) .................................................. 13
Biểu đồ 4.1.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn (2007-2009) của ngâ hàng Cơng Thương
An Giang ........................................................................................................................... 16
Biểu đồ 4.1.3: Tình hình dư nợ ngắn hạn (2007-2009) ..................................................... 18
Biểu đồ 4.1.4: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn (2007-2009) ............................................ 20

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.3.1: Quy trình xét duyệt cho vay ..................................................................... 5
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................................. 9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank An Giang .............................. 9
Bảng 4.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn (2007-2009) ...................................................... 13
Bảng 4.1.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn (2007-2009) của Ngân hàng Công Thương
An Giang ........................................................................................................................... 16
Bảng 4.1.3: Tình hình dư nợ ngắn hạn (2007-2009) ......................................................... 18
Bảng 4.1.4: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn (2007-2009)................................................. 20
Bảng 4.2.1: Dư nợ cho vay ngắn hạn / vốn huy động (2007-2009) .................................. 22
Bảng 4.2.2: Hệ số thu nợ (2007-2009) .............................................................................. 23
Bảng 4.2.3 Nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn ..................................................... 24


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNNH

Dư nợ ngắn hạn

KQHĐ

Kết quả hoạt động kinh doanh

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NQHNH

Nợ quá hạn ngắn hạn


NH

Ngắn hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

TD

Tín dụng

TM-DV

Thương mại-dịch vụ

VHĐ

Vốn huy động

VietinBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh:
NXB Thống Kê.
2. Nguyễn Thị Mùi. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Học viện Tài Chính
Hà Nội: NXB Tài Chính

3. Lâm Hồng Bảo Chinh. 2008. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công
Thương AN Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán doanh nghiệp. Khoa
Kinh tế. Đại Học An Giang.
4. Đường Huỳnh Thúy Hạnh. 2009. Phân tích và đáng giá hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Châu
Đốc. Chuyên đề Seminer. Khoa Kinh tế. Đại Học An Giang.


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội lẫn
thách thức cho nền kinh tế nước ta. Với cam kết mở cửa nền kinh tế và tự do hóa thị
trường tài chính tiền tệ thì việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà Nước
được tiến hành nhanh chóng. Việc cổ phần hóa này đã tạo ra cho ngành ngân hàng
điều kiện phát triển mới nhưng cũng gây ra khơng ít khó khăn. Riêng đối với các
ngân hàng thương mại Nhà Nước việc cổ phần hóa đã tạo ra một mơi trường mới để
phát triển tốt hơn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới đặt ra trong
mơi trường cạnh tranh mới, đó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các NHTMCP
trong nước mà còn với các ngân hàng thương mại nước ngồi. Vì vậy các ngân hàng
quốc doanh sau khi cổ phần hóa phải tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và chất
lượng dịch vụ để có thể vượt qua khó khăn đón nhận lợi ích mang đến từ cơ hội mới
này.
Cùng với các ngân hàng quốc doanh khác, ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt
Nam được cổ phần hóa từ năm 2008 đến nay đã không ngừng phát triển, đa dạng hóa
dịch vụ, nâng cao chất lượng, mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ, thực hiện kinh
doanh có hiệu quả. Mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn thử thách trong q trình hoạt
động do hoạt động trong mơi trường kinh doanh mới với sự cạnh tranh gay gắt
nhưng NHTMCP Công Thương Việt Nam vẫn đạt được lợi nhuận cao và mở rộng

được mạng lưới chi nhánh rộng khắp Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương chi
nhánh An Giang cũng là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả của ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam. Do vậy, để thấy rõ hiệu quả hoạt động của ngân hàng này
mà hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận lớn nhất, nên thực
hiện đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam chi nhánh AG” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
An Giang.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTMCP Cơng Thương Việt Nam
chi nhánh An Giang.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang có lịch sử hoạt
động trong lĩnh vực ngân hàng lâu dài và có nhiều nghiệp vụ đa dạng nhưng đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thực tế từ các báo các tài chính,
báo cáo kết quả kinh doanh có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 1


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang trong ba năm 2007, 2008,

2009.
 Phương pháp phân tích số liệu:
-Sử dụng phương pháp thống kê các số liệu thực tế phát sinh qua các năm.
-Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối và các chỉ số tài
chính.
 Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu lý thuyết thuần có liên
quan đến nội dung đề tài.

SVTH: Ngơ Mỹ Thư

Trang 2


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ngân hàng thƣơng mại
Theo điều 20 khoản 2 và 7 luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997) của nước Việt
Nam “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện tồn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ
thanh tốn”.
2.2 Tín dụng ngắn hạn
2.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh
quan hệ kinh tế người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn.
2.2.2 Phân loại tín dụng
 Theo thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở xuống và được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và nhu cầu
chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Tín
dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới
có quy mơ nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là
loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà cửa,
xây dựng các xí nghiệp mới hoặc các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng…
 Theo mục đích tín dụng
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: nhằm phục vụ lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại-dịch vụ, xây dựng,…
Cho vay tiêu dùng cá nhân: nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân,
hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa nhà cửa, chi mua sắm tài sản,
mua đất ở, mua ô tô, động sản khác, hỗ trợ du học,…
2.2.3 Phân tích tín dụng:
 Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về
sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.
 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản cho vay phát sinh trong năm tài
chính. Các khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay cũ hoặc
khách hàng vay mới lần đầu.

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 3



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong
năm tài chính kể cả vốn thanh toán kết thúc hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả
một phần.
 Dƣ nợ
Dự nợ là chỉ tiêu phản ánh một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện cịn
cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về.
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không
trả được cho ngân hàng, nếu khơng có ngun nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ
chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn.
2.3 Qui định về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng chi
nhánh An Giang
2.3.1 Ngun tắc vay vốn
Tín dụng ngắn hạn được thực hiện theo 2 nguyên tắc sau:
 Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và có hiệu quả kinh tế.
 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn
đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
2.3.2 Điều kiện vay vốn
Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.
 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

2.3.3 Đối tƣợng cho vay
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị và các chi phí để khách hàng thực hiện
các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát
triển.
- Số tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng
xuất khẩu được hình thành bằng vốn vay của ngân hàng đó.
2.3.4 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được tính từ ngày phát tiền vay đến ngày thu hết nợ nhưng
không quá 12 tháng, căn cứ vào các yếu tố sau:

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 4


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
 Thời hạn thu hồi vốn của thương vụ hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
 Khả năng trả nợ của khách hàng.
2.3.5 Lãi suất cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất
cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
 Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của
ngân hàng nhà nước Việt nam và quy định của ngân hàng cho vay về lãi suất
cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
 Mức lãi suất đối với khoản nợ quá hạn do giám đốc ngân hàng cho vay
quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá
150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.

Sơ đồ 2.3.1: Quy trình xét duyệt cho vay

Lập hồ sơ đề nghị cấp
tín dụng

Phân tích và thẩm
định tín dụng

Thẩm định hồ sơ vay
vốn trên phương diện
tài chính

Thẩm định hồ sơ vay
vốn trên phương diện
tài chính

Quyết định cho vay
và giải ngân

Thu hồi nợ

SVTH: Ngơ Mỹ Thư

Trang 5


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
2.3.6 Mức cho vay
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay

tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về đảm bảo tiền vay của
Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng cho vay.
2.4 Các chỉ tiêu dung để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động:
Tổng dư nợ ngắn hạn
DNNH/VHĐ =

* 100%
Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động
vốn là trong 100 đồng vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng từ vốn huy động.
 Hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn =

* 100%
Doanh số cho vay ngắn hạn

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là trong 100 đồng
vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng thu hồi được, chỉ số càng cao thể hiện mức hiệu
quả của công tác thu nợ càng cao.
 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dƣ nợ:
Nợ quá hạn ngắn hạn
NQHNH/DNNH =

* 100%
Dư nợ ngắn hạn


Chỉ số này đánh giá mức hiệu quả của cơng tác tín dụng. Chỉ số càng thấp thể hiện
cơng tác tín dụng càng có chất lượng.

SVTH: Ngơ Mỹ Thư

Trang 6


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có tên giao dịch là Incombank ( Industrial
and Commercial Bank Of Vietnam), viết tắt là ICBV là một trong bốn ngân hàng
Thương Mại Quốc Doanh được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày
26/3/1988 của thủ tướng chính phủ. Về tổ chức bộ máy ngân hàng chuyển hệ thống
ngân hàng 2 cấp: Ngân hàng nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước về tiến tệ tín
dụng và ngân hàng chuyên trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng.
Ngân Hàng Cơng Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thủ đơ Hà Nội.
Khách hàng chính của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là các tổ chức kinh tế
kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thơng vận tải, bưu chính
viễn thơng, du lịch, dịch vụ…và các khách hàng cá nhân tập trung ở các khu đông
dân cư như thành phố, thị xã với phương châm hoạt động “vì sự thành đạt của mọi
người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp” Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự thành đạt của nhiều doanh
nghiệp.
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước
lớn nhất của Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của

Việt Nam. Trong 20 năm qua Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã tăng trưởng
nhanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động, góp phần khơng nhỏ trong việc
thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ Quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nước nhà.
Từ ngày 15/04/2008, Ngân Hàng Cơng Thương Việt Nam chính thức ra mắt
thương hiệu mới với tên pháp lý, tên đầy đủ, tên thương hiệu và logo như sau:

Tên pháp lý

Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam

Tên đầy đủ (Tiếng Anh)

Vietnam Bank for Industry and
Trade

Tên Thƣơng hiệu (tên giao dịch quốc tế)

VietinBank

Câu Định vị thƣơng hiệu (Slogan)

Nâng giá trị cuộc sống

Mẫu logo

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 7



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
3.1.2 Giới thiệu chi nhánh Ngân Hàng Công Thƣơng An Giang
Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương cũng như
mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã đặt chi
nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngân Hàng Công Thương An
Giang là một chi nhánh trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành
lập theo quyết định số 54/NH_TC ngày 14/1/1988 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam. Ngân Hàng Cơng Thương An Giang có trụ sở chính tại 270 Lý
Thái Tổ - Mỹ Long – Tp Long Xuyên – An Giang là một đơn vị hạch tốn độc lập,
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ
theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Cùng với hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương trên mọi miền đất
nước từ khi thành lập đến nay, VietinBank An Giang đã có những bước phát triển
vững chắc. Phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng
thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, chế biến công nghiệp tại các khu cơng nghiệp, đơ thị, mà Chi nhánh cịn
rất chú trọng đến các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp và vận tải.
Thực tế hướng kinh doanh đa dạng này đã đạt được những kết quả khả quan. Trong
hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luôn tuân thủ theo tiêu chí: mở rộng doanh số hoạt
động gắn liền với quản trị có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
3.1.3 Những nghiệp vụ của ngân hàng Công Thƣơng An Giang
 Nghiệp vụ huy động vốn:


Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn của
các tổ chức kinh tế và dân cư: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ...




Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

 Nghiệp vụ cho vay, đầu tƣ:


Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.



Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.



Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho tất cả các khách hàng
trong và ngồi nƣớc.
3.2. Cơ cấu tổ chức phịng ban
Để có thể đứng vững trước một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
VietinBank An Giang đã xây dựng cho mình một cơ cấu quản lý hài hịa để có thể
phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả. Bao
gồm: ban giám đốc, 7 phòng nghiệp vụ giúp việc cho Ban giám đốc và 4 phòng giao
dịch ở các huyện:
 Phòng giao dịch Thành phố Long Xuyên.
 Phòng giao dịch Ngân hàng Cơng Thương huyện Châu Thành.
 Phịng giao dịch Ngân hàng Công Thương huyện Chợ Mới.


SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 8


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Cơng Thương chi nhánh An Giang
 Phịng giao dịch Ngân hàng Công Thương huyện Thoại Sơn.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc

Phịng
tổ
chức
hành
chính

Phịng
khách
hàng
doanh
nghiệp

Phịng
khách
hàng

nhân

Phịng giao dịch

TP.Long Xun

Phịng
kế
tốn
giao
dịch

Phịng
tiền
tệ
kho
quỹ

Phịng giao dịch
Chợ Mới

Phịng
quản

rủi
ro

Phịng
thơng
tin
điện
tốn

Phịng giao dịch

Thoại Sơn

3.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thƣơng chi nhánh An
Giang:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới với sự cạnh tranh gay gắt, nền kinh tế
trong nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2007 nhiều
doanh nghiệp lâm vào khó khăn, nhưng Ngân hàng Công thương An Giang không
những vẫn đứng vững mà cị thu được lợi nhuận, trong đó hoạt động mang lại lợi
nhuận chủ yếu cho ngân hàng là hoạt động tín dụng.
Việc nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng khá là quan
trọng, vì nó là thước đo đầu tiên cho ta thấy được khái quát về những hoạt động của
ngân hàng như thế nào. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công
Thương sẽ được thể hiện và nhận định dưới đây.
Bảng 3.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank An Giang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận

118.828

87.851
30.977

192.082
166.042
26.040

183.329
162.335
20.994

08/07
09/08
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
%
%
73.254
61,6 -8.753
-4,56
78.191
89 -3.707
-2,23
-4.937
-15,9 -5.046 -19,37

Nguồn: Trích báo cáo kết quả HĐKD của NH Công Thương An Giang


SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 9


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
Biểu đồ 3.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank An Giang

200.000
180.000
160.000
140.000
120.000
Triệu đồng 100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
2007

2008

2009

Năm
Thu nhập

Chi phí


Lợi nhuận

Thu nhập của ngân hàng có tăng và giảm trong cả 3 năm qua, từ năm 2007 đến
2008 thu nhập tăng nhưng từ năm 2008 đến 2009 thu nhập lại giảm. Cụ thể: năm
2007 mức thu nhập đạt được là 118.828 triệu đồng, năm 2008 mức thu nhập tăng
73.254 triệu đồng tương đương với tốc độ 61,6% so với năm 2007. Vào năm 2009
tốc độ tăng trưởng thu nhập giảm xuống còn 4,56 % đạt mức 183.329 triệu đồng so
với mức thu nhập 192.082 triệu đồng của năm 2008.
Doanh thu từ năm 2007 đến năm 2009 có sự biến động tăng-giảm nguyên nhân là
do ảnh hưởng từ nền kinh tế và các chính sách tiền tệ. Năm 2008 doanh thu tăng
mạnh do ngân hàng mở rộng mạng lưới đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; ngày càng
nâng cao chất lượng và uy tín về tín dụng. Tuy nhiên năm 2009 doanh thu giảm
8.753 triệu đồng so với năm 2008 là do sự lan tỏa của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới đến nền kinh tế Việt Nam vào cuối năm 2008 làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp giảm và tiêu dùng của người dân giảm kéo theo nhu cầu về
tiền giảm.
Trong cả 3 năm 2007 đến 2009 chi phí cũng biến động tỷ lệ thuận với doanh thu,
đều tăng mạnh từ năm 2007 đến năm 2008 và giảm vào năm 2009. Trong năm 2007
mức chi phí là 87.851 triệu đồng, năm 2008 chi phí tăng lên 166.042 triệu đồng với
tốc độ 89% so với năm 2007. Năm 2009 chi phí giảm với tốc độ 2,23% tương đương
giảm 3.707 triệu đồng so với năm 2008.
Từ năm 2007 đến năm 2009 chi phí và doanh thu tỷ lệ thuận với nhau đều cùng
tăng rồi cùng giảm nhưng với tốc độ không giống nhau. Năm 2008 doanh thu tăng
với tốc độ 61,6% nhưng chi phí lại tăng nhanh hơn với tốc độ là 89% chênh lệch gần
27,4%; năm 2009 doanh thu giảm với tốc độ 4,56% nhưng chi phí giảm với tốc độ
chậm hơn cụ thể là 2,23% chênh lệch gần 2,3 %. Vì vậy dẫn đến lợi nhuận trong 3

SVTH: Ngô Mỹ Thư


Trang 10


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
năm từ 2007 đến 2009 liên tục giảm, năm 2007 mức lợi nhuận đạt 30.977 triệu đồng,
năm 2008 mức lợi nhuận đạt 26.040 triệu đồng giảm 15,9 % so với năm 2007. Năm
2009 mức lợi nhuận giảm xuống còn 20.994 triệu đồng tương đương giảm 5.046
triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm 19,37%.
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong 3 năm vừa qua giảm. Nguyên nhân là từ
năm 2007 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu bùng nổ và lan sang các nước
trong đó có Việt Nam đã làm cho nền kinh tế nước ta có nhiều biến động. Trong
cùng thời gian này ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng từ lạm phát và các chính
sách tiền tệ về kiềm chế lạm phát làm giảm doanh thu, cộng thêm đó là sự hội nhâp
kinh tế thế giới dẫn đến ngân hàng phải mở rộng về qui mô, dịch vụ,…và sự cạnh
tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng với nhau làm cho chi phí tăng cao. Bên
cạnh đó, khi nền kinh tế gặp khó khăn thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp và cá nhân cũng giảm xuống, tiêu dùng của người dân cũng giảm,
nhiều khách hàng không thể trả nợ vay cho ngân hàng.
3.4 Định hƣớng phát triển của ngân hàng Công Thƣơng trong những năm tới:
Thời gian tới, thực hiện phương châm: “Tin cậy - hiệu quả - hiện đại”,
VietinBank An Giang đã đề ra chiến lược cụ thể như:
1-Tập trung tăng cường năng lực tài chính, cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm
là nâng cao năng lực quản trị điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện
đại và cạnh tranh mạnh mẽ.
2-Tiếp tục phát triển hệ thống mạng lưới trong nước. Mở rộng giao dịch từ xa,
nhằm đi đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chi phí thấp và chất lượng cao, phục
vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng; tăng trưởng trên nguyên tắc an tồn, hiệu quả
và bền vững.
3-Đổi mới mơ hình tổ chức kinh doanh theo hướng mơ hình thương mại hiện

đại, có bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực để có nguồn lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
4-Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo hướng cải tiến
và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới.
5-Xây dựng và phát triển một hình ảnh VietinBank An Giang đa năng, hiện
đại với thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm có chất lượng và tiện ích cao…
Với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đồn tài chính đa năng, hiện đại vào năm
2010, Ngân hàng Công Thương An Giang đã xây dựng chiến lược ngân hàng bán lẻ
với nhiều sản phẩm mới công nghệ cao và phù hợp với xu thế phát triển của một
ngân hàng hiện đại thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp tới mọi đối tượng
khách hàng.
Với những mục tiêu đó, VietinBank An Giang sẽ tập trung đổi mới một số
lĩnh vực trọng tâm sau đây:
 Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt động kinh
doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh và
phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

SVTH: Ngơ Mỹ Thư

Trang 11


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang

 Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng
lưới kinh doanh để đáp ứng được u cầu kinh doanh trong tình hình mới; hồn thiện
hệ thống thông tin quản lý; thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quản lý rủi ro, quy
trình kỹ thuật nghiệp vụ và kiểm sốt nội bộ… theo thơng lệ quốc tế và công nghệ tốt

nhất, tiến dần đạt đến các chuẩn mực quốc tế. Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong hệ thống Ngân Hàng
Cơng Thương An Giang.
 Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo
hướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của Ngân
Hàng Công Thương An Giang. Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán bn và bán lẻ,
trong đó phát triển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh
cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn. Phát triển thị phần phi tín dụng
và các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư; tiếp
tục giữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của Ngân Hàng Công Thương An
Giang trên địa bàn tỉnh.
 Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Xác định công nghệ thông
tin là lĩnh vực có tính then chốt, là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh, tăng
năng suất, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa Ngân Hàng Công
Thương An Giang. Ngân Hàng Công Thương An Giang có kế hoạch trở thành một
ngân hàng thương mại hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ hiện đại, đặc biệt là cập nhật các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại trên thế
giới vào hoạt động kinh doanh.
 Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quyết định sự thắng lợi của mọi hoạt động
kinh doanh và là khởi nguồn của sự sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thực
hiện hiện đại hóa và hội nhập của Ngân Hàng Công Thương An Giang.

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 12


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại

ngân hàng TMCP Cơng Thương chi nhánh An Giang

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƢƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Công Thƣơng An
Giang năm 2007-2009:
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn:
Bảng 4.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn (2007-2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành
nghề

Chênh lệch

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

302.829

526.654

672.556

223.825


73,9

145.902

27,7

613.841

655.157

705.358

41.316

6,7

50.201

7,7

Xây dựng

57.292

86.371

19.004

29.079


50,8

-67.367

-78,0

TM - DV

638.396

800.513

860.157

162.117

25,4

59.644

7,5

Khác

24.554

37.919

40.516


13.365

54,4

2.597

6,8

Tổng

1.636.912

2.106.614

2.297.591

469.702

28,7

190.977

9,1

Nơng
nghiệp
Cơng
Nghiệp


08/07
Số Tiền

09/08
Số Tiền

%

%

Nguồn: Phịng khách hàng doanh nghiệp VietinBank An Giang
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần trong 3 năm từ 2007-2009. Cụ thể: năm
2007 tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.636.912 triệu đồng, năm 2008 tổng
doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.106.614 triệu đồng tăng 469.702 triệu đồng tương
đương 28,7% so với năm 2007. Năm 2009 tổng doanh số cho vay ngắn hạn tăng
190.977 triệu đồng tương đương tốc độ tăng mức doanh số cho vay ngắn hạn là 9,1%
so với năm 2008.
Biểu đồ 4.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn (2007-2009)
1.000.000
800.000
Triệu đồng

600.000
400.000
200.000
0
2007

2008


2009

Năm
Nông nghiệp
SVTH: Ngô Mỹ Thư

Công Nghiệp

Xây dựng

TM - DV

Khác

Trang 13


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Cơng Thương chi nhánh An Giang

Nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nhưng do đặc
điểm và những nhuận thuận lợi-khó khăn riêng có của mỗi ngành nghề nên sẽ có nhu
cầu về nguồn vốn riêng khác nhau.
 Ngành Công Nghiệp
Ngân hàng TMCP Công Thương với tiền thân là ngân hàng Công Thương
thuộc nhà nước với các nghiệp vụ chủ yếu phục vụ cho các hoạt động công nghiệp
nên cho vay trong ngành công nghiệp của ngân hàng Cơng Thương rất được chú
trọng. Vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn và tăng dần trong 3 năm vừa qua.
Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn công nghiệp đạt 613.841 triệu đồng;

năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn ngành này đạt 655.157 triệu đồng, tăng 6,7%
tương đương với 41.316 triệu đồng so với năm 2007; năm 2009 doanh số cho vay
công nghiệp chiếm 705.358 triệu đồng, tăng 7,7% tương đương với 50.201 triệu
đồng so với năm 2008.
Nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay đối với ngành là do ngân hàng mở
rộng hệ thống và các dịch vụ, trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều khu cơng nghiệp và các
khu trung tâm thương mại, cửa khẩu, siêu thị được xây dựng lên. Các công ty chế
biến thủy sản thực hiện hoạt động kinh doanh tốt và chính sách khuyến khích phát
triển cơng nghiệp của tỉnh thực sự có ảnh hưởng động viên được các cá nhân tập thể
tham gia mở rộng hoạt động sản suất. Chính sách kích cầu nền kinh tế giảm lãi suất
cho ngành công nghiệp và nơng nghiệp cũng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp vay
vốn đầu tư khôi phục và mở rộng hoạt động làm tăng doanh số cho vay của ngân
hàng.
 Ngành Nông nghiệp
Tỉnh An Giang là một tỉnh nổi tiếng với thế mạnh về nông nghiệp nên việc
phát triển ngành nông nghiệp cũng là chủ trương của tỉnh ta. Chủ trương này được
ngân hàng Công Thương An Giang rất chú trọng thực hiện, cụ thể là nhiều chi nhánh
được thành lập ở các huyện có ngành nơng nghiệp phát triển mạnh nhất của tỉnh như:
Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn để kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho
các hộ nơng dân, khuyến khích áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cho vay vốn
mua và sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, vật tư nơng nghiệp…Vì thế
nên doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp ngày càng tăng.
Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp đạt 302.829
triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn nông nghiệp đạt 526.654 triệu đồng
tăng 73,9% tương đương 223.825 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh số
cho vay ngắn hạn nông nghiệp đạt 627.556 tăng 145.902 triệu đồng tương đương
tăng 27,7% so với năm 2008.
 Xây dựng
Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng có sự biến
động tăng rồi giảm trong năm 2007-2008-2009. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay

đạt 57.292 triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vay đạt 86.371 triệu đồng tăng 50,8%
tương đương 29.079 triệu đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 14


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
ngành này đạt mức 19.004 triệu đồng như vậy so với năm 2008 giảm 78% tương
đương giảm 67.367 triệu đồng.
Nguyên nhân là năm 2007 thị trường bất động sản khá sôi động với nhiều nhà đầu
tư tham gia vào thị trường, nhưng đến năm 2009 doanh số cho vay giảm xuống là do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo theo sự sụt giảm của thị trường
chứng khoán… làm cho thị trường bất động sản trở nên ảm đạm, nhu cầu về nhà ở
của người dân và xây dựng nhà xưởng sản xuất giảm xuống.
 Thƣơng mại - Dịch vụ
Theo định hướng chung của ngân hàng Công Thương Việt Nam là mở rộng
lĩnh vực cho vay, đặc biệt là đối với ngành thương mại- dịch vụ, định hướng này
cũng phù hợp với chủ trương mới của tỉnh là quan tâm phát triển các tiềm lực về
thương mại và dịch vụ của tỉnh nhà. An Giang là tỉnh giáp biên giới với Campuchia
là nơi giao thương mua khá tấp nập, và có tiềm năng để phát triển về ngành dịch vụ
với dân cư đông đúc, tiềm năng về phát triển du lịch như khu du lịch Chùa Bà- Núi
Sam- Châu Đốc, Khu du lịch Bảy Núi…
Vì vậy doanh số cho vay đối với thương mại và dịch vụ không ngừng tăng qua
3 năm 2007-2008-2009 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn
hạn. Cụ thể doanh số cho vay năm 2007 đạt 68.396 triệu đồng, năm 2008 doanh số
cho vay tăng 162.117 triệu đồng tương đương tăng 25,4%. Năm 2009 doanh số cho
vay đạt 860.157 triệu đồng, tăng 7,5% tương đương 59.644 triệu đồng.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sự sụt giảm kinh tế nên các doanh nghiệp cá
nhân cần vay thêm vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
 Ngành nghề khác
Doanh số cho vay đối với các ngành nghề khác cũng gia tăng dần qua các năm.
Năm 2007 doanh số cho vay đạt 24.554 triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vay đạt
37.919 triệu đồng, tăng 13.365 triệu đồng tương đương 54,4% so với năm 2007. Năm
2009 doanh số cho vay là 40.516 triệu đồng, tăng 2.597 triệu đồng tương đương tăng
6,8% so với năm 2008.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các ngành nghề khác tăng lên qua 3 năm
thể hiện ngân hàng Công Thương An Giang đang mở rộng phạm vi cho vay khơng
cịn tập trung chủ yếu vào ngành nghề cơng nghiệp như trước. Điều này cũng cho
thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng ngày càng giảm xuống khi các ngành nghề gặp
khó khăn.
Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng Công Thương An Giang tăng trong
3 năm vừa qua. Tuy nhiên có sự chênh lệch và biến động khác nhau giữa các ngành
nhưng có thể cho thấy ngân hàng có sự định hướng đúng đắn phù hợp với tình hình
thị trường và xu hướng phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà, Ngân hàng khơng chỉ duy
trì cho vay đối với ngành nghề truyền thống mà còn mở rộng và nâng cao doanh số
cho vay sang lĩnh vực khác như nơng nghiệp, thương mại- dịch vụ,...
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn:
Doanh số thu nợ của ngân hàng Công Thương An Giang tăng liên tục từ năm
2007 đến năm 2009. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2007 đạt 1.519.522 triệu đồng,
năm 2008 doanh số thu nợ đạt 1.957.177 triệu đồng, tăng 28,8% tương đương tăng

SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 15


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại

ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang
437.655 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 2.092.042 triệu
đồng, tăng 6,9% tương đương 134.865 triệu đồng so với năm 2008.
Bảng 4.1.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn (2007-2009) của Ngân hàng
Cơng Thƣơng An Giang
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành
nghề
Nông
nghiệp
Công
Nghiệp
Xây dựng
TM - DV
Khác
Tổng

Chênh lệch

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

188.739


457.842

618.293

269.103 142,6

635.266

601.493

685.262

-33.773

32.570
74.160
78.193
720.693
594.689
797.585
35.224
26.668
22.064
1.519.522 1.957.177 2.092.042

4.033
202.896
-4.604
437.655


08/07
Số Tiền
%

09/08
Số Tiền
%
160.451

35

-5,3

83.769

13,9

5,4
34,1
-17,3
28,8

-45.623
-76.892
13.160
134.865

-58,3
-9,6
59,6

6,9

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank An Giang
Biểu đồ 4.1.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn (2007-2009) của ngân hàng
Công Thƣơng An Giang

800.000
700.000
600.000
500.000
Triệu đồng 400.000
300.000
200.000
100.000
0
2007

2008

2009

Năm
Nông nghiệp

Công Nghiệp

Xây dựng

TM - DV


Khác

 Nông nghiệp
Doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm 2007-2009.
Năm 2007 doanh số thu nợ đối với ngành này đạt 188.739 triệu đồng, năm 2008
doanh số thu nợ đạt 457.842 triệu đồng, tăng 142,6% tương đương 269.103 triệu
đồng so với năm 2007; năm 2009 doanh số thu nợ đạt 618.293 triệu đồng, tăng 35%
tương đương 160.451 triệu đồng so với năm ngối.

SVTH: Ngơ Mỹ Thư

Trang 16


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh An Giang

Trong 3 năm 2007-2009 doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn đối với ngành
nông nghiệp không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là trong thời gian này, người nông
dân sản xuất được mùa, trúng giá, khắc phục được dịch bệnh, thiên tai nên hồn trả
nợ đúng thời hạn. Bên cạnh đó nhờ vào sự đầu tư đúng mức của ngân hàng nên đã
đáp ứng được kịp thời về vốn vay của người nông dân giúp họ vượt qua khó khăn,
thực hiện tốt sản xuất.
 Cơng nghiệp
Đây là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng nên đây là những khách
hàng có uy tín cao. Trong những năm qua nền kinh tế phải đối đầu với tình hình lạm
phát cao trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,…đã làm cho các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và phải thu hẹp hoạt động sản xuất, nhất là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp trong năm 2008. Cụ thể là doanh số thu nợ năm
2007 đạt 635.266 triệu đồng, năm 2008 doanh số thu nợ chỉ đạt 601.493 triệu đồng,

giảm 33.773 triệu đồng tương đương giảm 5,3% so với năm 2007. Năm 2009 doanh
số thu nợ đạt 685.262 triệu đồng, tăng 83.769 triệu đồng tương đương tăng 13,9% so
với năm 2008. Nguyên nhân là các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất cho vay để cải
tiến kĩ thuật, duy trì hoạt động sản xuất vượt qua khó khăn và trả được nợ cho ngân
hàng nên làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên trong năm 2009.
 Xây dựng
Doanh số thu nợ đối với ngành xây dựng trong 3 năm 2007-2009 có nhiều biến
động. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 74.160 triệu đồng, năm 2008 doanh số thu nợ
đạt 78.193 triệu đồng, tăng 5,4% tương đương tăng 4.033 triệu đồng so với năm
2007. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 32.570 triệu đồng, giảm 58,3% tương đương
với giảm 45.623 triệu đồng so với năm 2008.
Doanh số thu nợ có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của cơn sốt thị trường
bất động sản năm 2007, nhà đầu tư làm ăn có lãi và hồn trả nợ đúng hạn đã làm cho
doanh số thu nợ tăng. Đến năm 2008, 2009 cơn sốt thị trường bất động sản hạ nhiệt
làm cho nhu cầu về xây dựng cũng giảm theo làm cho nhu cầu tín dụng giảm xuống,
bên cạnh đó tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến những khách
hàng đã vay tiền để xây dựng nên khơng thể hồn trả nợ đúng hạn.
 Thƣơng mại-dịch vụ
Doanh số thu nợ đối với ngành này năm 2007 đạt 594.689 triệu đồng, năm
2008 đạt 797.585 triệu đồng, tăng 34,1% tương đương tăng 202.896 triệu đồng so
với năm trước. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 720.693 triệu đồng vẫn khá cao nhưng
so với năm trước giảm 9,6% tương đương 76.892 triệu đồng. Điều kiện phát triển
kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành thương mại và dịch vụ,
đây là nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ biến động không đều qua các năm.
 Ngành nghề khác
Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 26.668 triệu đồng, năm 2008 doanh số thu nợ
đạt 22.064 triệu đồng, giảm 17,3% tương đương giảm 4.604 triệu đồng so với năm
2007. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 35.224 triệu đồng, tăng 59,6% so với năm
2008.


SVTH: Ngô Mỹ Thư

Trang 17


×