Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.88 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN LÊ HIẾU

An Giang, Ngày 11 Tháng 04 Năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN LÊ HIẾU
MSSV: DTC142255
LỚP:DH15TC
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S PHÙNG NGỌC TRIỀU

An Giang, Ngày 11 Tháng 04 Năm 2018



ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

i



MỤC LỤC
1. Lịch làm việc có nhận xét và ký xác nhận của giảng viên hướng dẫn mỗi
tuần................................................................................................................... 1
2. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông –
Chi nhánh An Giang ........................................................................................ 2
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông ................ 2
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 2
2.1.2. Những thành tựu đạt được ..................................................................... 3
2.2.Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông–Chi nhánh
An Giang ......................................................................................................... 4
2.2.1. Sơ lược về OCB – Chi nhánh An Giang............................................... 4
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 5
2.2.3. Chức năng từng bộ phận ........................................................................ 5
2.3. Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2015 – 2017....................................... 7
2.4. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
– Chi nhánh An Giang năm 2018 .................................................................... 9
3. Tình hình hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phương Đông – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2015 – 2017 ....................... 10
3.1. Tổng quan về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2015 2017 .............................................................................................................. 10
3.2. Phân tích các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2015 –
2017 ............................................................................................................... 13
3.2.1. Vốn huy động theo loại tiền................................................................. 13
3.2.2. Vốn huy động theo hình thức tiền gửi ................................................. 15
3.2.3. Vốn huy động theo tính chất tiền gửi .................................................. 17
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng ..... 18
3.3.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn ............ 18
3.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn ................ 19
3.4. Môi trường làm việc của nhân viên tại Ngân hàng................................. 20
4. Nội dung công việc được phân công ......................................................... 21
5. Phương pháp thực hiện công việc được phân công ................................... 22

ii


6. Kết quả đạt được qua đợt thực tập ............................................................. 22
6.1.Những nội dung và kiến thức được củng cố ............................................ 22
6.2. Những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và tại ngân hàng .................. 23
6.3. Những kinh nghiệm hoặc bài học thực tiễn nào đã tích lũy được .......... 23
6.4. Chi tiết kết quả cơng việc mà mình đã đóng góp cho đơn vị thực tập ... 24

iii


1. LỊCH LÀM VIỆC CÓ NHẬN XÉT VÀ KÝ XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN MỖI TUẦN

Tuần

Thời Gian

Nội dung công việc thực hiện

1

- Xem tài liệu về các gói sản phẩm huy động vốn
của ngân hàng;
22/01/2018 đến
- Các chương trình khuyến mãi để huy động vốn;
26/01/2018
- Tìm hiểu cách tiếp xúc với khách hàng cũ và mới;
- Tìm hiểu cách huy động vốn qua thẻ.


2

- Trao đổi với nhân viên ngân hàng về việc huy
động vốn
29/01/2018 đến - Photo hồ sơ cho khách hàng
02/02/2018
- Lưu trữ hồ sơ vào máy tính cho nhân viên ngân
hàng
- Tìm kiếm hồ sơ khách hàng trong lưu trữ hồ sơ.

3

- In hồ sơ của các khách hàng lưu sẵn trong máy
05/02/2018 đến - Tìm hồ sơ và dán tên khách hàng lên hồ sơ
09/02/2018
- Tìm hiểu cách làm hồ sơ mở tài khoản cho khách
hàng trực tiếp tại ngân hàng.

4

26/02/2018 đến
02/03/2018

5

05/03/2018 đến
09/03/2018

6


12/03/2018 đến
16/03/2018

7
8

19/03/2018 đến
23/03/2018
26/03/2018 đến
30/03/2018

- Photo tờ rơi thông tin lãi suất của ngân hàng
- Đánh số thứ tự giấy tờ chứng từ
- Đi phát tờ rơi giới thiệu chương trình khuyến mãi
“ Khai xuân đắc lộc – khởi phát thành công“ mới
của ngân hàng
- Nhập lưu trữ thông tin khách hàng đã tiếp xúc
vào máy tính và gửi báo cáo.
- Photo tờ rơi thông tin lãi suất của ngân hàng
- Đánh số thứ tự giấy tờ chứng từ
- Triển khai trương chình “ Ưu đãi tiết kiệm kết
hợp Local Marketing chào mừng ngày 8/3”
- Đi phát tờ rơi giới thiệu chương trình khuyến mãi
mới của ngân hàng
- Nhập lưu trữ thông tin khách hàng đã tiếp xúc
vào máy tính và gửi báo cáo.
- Đi phát tờ rơi giới thiệu chương trình khuyến mãi
mới của ngân hàng
- Photo giấy tờ

- Viết báo cáo thực tập
- Tham khảo tài liệu tại ngân hàng
- Viết báo cáo thực tập
- Viết hoàn chỉnh báo cáo thực tập gửi công ty
- Nộp báo cáo thực tập kết thúc thực tập

1

Chữ kí
GVHD


2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN –
CHI NHÁNH AN GIANG:
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐƠNG:
2.1.1. Lịch sử hình thành:

Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB
Hội sở chính: 41 & 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN Việt
Nam cấp.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư
TP.HCM cấp.
Điện thoại: (84-8) 38 220 960 – 38 220 961
Fax: (84-8) 38 220 963
Website: www.ocb.com.vn
Ngân hàng TMCP Phương Đông ( OCB) được thành lập từ ngày

10/06/1996 cho đến nay đã gần 22 năm hoạt động. Khi mới thành lập, Ngân
hàng TMCP Phương Đơng gặp khơng ít khó khăn và thử thách trong sự thay
đổi của nền kinh tế và phát triển về mọi mặt, đòi hỏi Ngân hàng TMCP
Phương Đơng phải có sự chuẩn bị chu đáo để có thể đứng vững trên thị trường
cạnh tranh gay gắt. Trải qua nhiều năm hoạt động, OCB đã từng bước khẳng
định được vị thế vững chắc của mình trong hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp thời
theo tiềm năng và quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, đáp ứng
được các nhu cầu ngày càng đổi mới của các khách hàng cá nhân lẫn doanh
nghiệp. Từ đó đã đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa và góp phần đáng
kể trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước. Ngân hàng Phương Đông đã
trở thành một trong những Ngân hàng đi đầu thực hiện các chuẩn mực an tồn
vốn và cơng khai minh bạch, đảm bảo mang lại quyền lợi cho các khách hàng
và các cổ đông.
Do xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển của các tổ chức, cá
nhân kinh tế càng mở rộng. Nắm bắt được nhu cầu đó Ngân hàng TMCP
Phương Đông đã tiến hành mở rộng mạng lưới tại nhiều tỉnh thành trọng điểm
trong cả nước, cho đến nay đã thành lập được 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch
2


và 116 phịng giao dịch. Cũng như khơng ngừng cải thiện và nâng cao chất
lượng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để phục vụ khách hàng được tốt
nhất. Đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận giữa khách hàng và ngân
hàng để biết đến ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) nhiều hơn nữa. OCB
đã khẳng định vị thế dẫn đầu với đội ngũ hơn 5.000 cán bộ nhân viên trình độ
chun mơn cao, nền tảng công nghệ hiện đại, thương hiệu được yêu mến.
Liên tục trong nhiều năm qua, OCB có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đơi trung
bình ngành, tỉ lệ nợ xấu ln được kiểm soát với mức thấp, đảm bảo các chỉ số
an tồn hoạt động cao và ổn định.

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng
bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Trong sứ mệnh tạo ra những
giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, đóng
góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội thông qua việc
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết; am hiểu nhu cầu của khách
hàng. Cùng chung với giá trị cốt lõi hướng tới xem khách hàng là trọng tâm
luôn thấu hiểu và thân thiện. Thõa mãn khách hàng là động lực tăng trưởng và
cam kết mang lại giải pháp phù hợp nhu cầu. Đồng thời thể hiện tính chun
nghiệp trong thể chế minh bạch; chun mơn nghiệp vụ vững vàng; văn hóa
ứng xử chuẩn mực. Với tốc độ khát vọng tiên phong và dẫn đầu; quy trình đơn
giản và nhanh chóng; tác nghiệp chính xác và hiệu quả. Luôn sáng tạo chủ
động nắm bắt cơ hội và đối phó nguy cơ; ln tạo ra những sản phẩm, dịch vụ
khác biệt và liên tục cải tiến. Tạo môi trường thân thiện và lành mạnh để hợp
tác và chia sẻ; cam kết lâu dài. Là những yếu tố tạo nên sự đồn kết và gắn bó
hướng tới mục tiêu chung lâu dài là phát triển bền vững.
2.1.2. Những thành tựu đạt được

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Ngân hàng Phương Đông đã
gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó phải kể đến các giải thưởng,
danh hiệu ghi nhận kết quả hoạt động và tăng trưởng tốt cũng như các đóng
góp vì lợi ích cộng đồng:
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnamnet bình chọn
Một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam được người tiêu dùng
bình chọn qua chương trình khảo sát của Trung tâm nghiên cứu người tiêu
dùng và doanh nghiệp thực hiện.
Ngân hàng duy nhất nhận giải thưởng “ Thương hiệu xuất sắc –
Excellent Brand” năm 2013.

3



Top 50 “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát
triển cộng đồng” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ
chức năm 2014.
Và mới đây, OCB là ngân hàng Việt nam đầu tiên hoàn thành dự án quản
lý rủi ro theo chuẩn mực Quốc tế Basel II ( năm 2017); được Moody’s ( một
trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới) cơng bố mức xếp hạng
B2- mức cao nhất của các ngân hàng thương mại việt Nam; và là ngân hàng
hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam, với nền tảng Omni Channel ( năm 2018).
2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH AN GIANG:
2.2.1. Sơ lược về OCB – Chi nhánh An Giang

OCB An Giang ban đầu là Phòng giao dịch thuộc chi nhánh Tây Đô.
Nhưng do tốc độ phát triển và nhu cầu giao dịch ngày càng tăng về số lượng
cũng như chất lượng thì chi nhánh An Giang chính thức được thành lập ngày
25/03/2006 trên cơ sở nâng cấp từ Phòng giao dịch.
Hiện nay chi nhánh An Giang hoạt động dưới sự điều hành và quản lý
của Hội sở. Với 3 phòng giao dịch và 1 chi nhánh trong tỉnh được đưa vào
hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của các khách
hàng.
Chi nhánh chính đặt tại: 54 Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Bình, TP.Long
Xuyên, An Giang
Điện thoại: 02963 911 125
Fax: 02963 911 127
Email:
Cũng như những ngân hàng khác, hoạt động chủ yếu của ngân hàng
TMCP Phương Đông là nhận tiền gửi và đi vay để cho vay, ngồi ra ngân
hàng cịn thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng như là chuyển tiền, chi
trả kiều hối và bảo hiểm. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín

dụng, thu phí dịch vụ và bán bảo hiểm cho khách hàng.

4


2.2.2. Cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng Kế
tốn và Dịch
vụ khách
hàng

Phịng
Khách hàng
Doanh
nghiệp

Phịng Hành
chính tổng
hợp

Phịng
Khách hàng
Cá nhân

Bộ phận Tiền gửi và Dịch vụ khách
hàng
Bộ phận hỗ trợ

tín dụng
Bộ phận Kho quỹ

Bộ phận tiền gửi và dịch vụ khách
hàng

2.2.3. Chức năng từng bộ phận

Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc khách hàng Doanh nghiệp và một
Giám đốc khách hàng Cá nhân. Giám đốc quản lý mọi hoạt động của chi
nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt
động của cấp trên giao. Xét duyệt các chính sách, xử lý và kiến nghị với các
cấp có thẩm quyền xử lý, các cá nhân hoặc các tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ,
tín dụng, thanh tốn của chi nhánh, đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh
đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phịng kế tốn và dịch vụ khách hàng:
Bộ phận tiền gửi và dịch vụ khách hành: Thực hiện công tác tiếp thị,
thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các
biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.
Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh tốn và các dịch vụ khác có liên quan
đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời thực
hiện các nghiệp vụ gửi tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền nhanh, thu đổi ngoại tệ,
5


các nghiệp vụ về thẻ,… Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm
trách, thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng liên quan đến các
hoạt động của ngân hàng.
Bộ phận kế toán và kho quỹ: Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế
toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Đảm nhận cơng tác thanh

tốn và chi tiêu đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác. Tổng hợp kế
hoạch kinh doanh tài chính tồn chi nhánh và quản lý các chi nhánh đều hành.
Phòng hành chính tổng hợp: Tuyển dụng và quản lý nhân viên và thực
hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được OCB Hội sở duyệt hàng năm. Lập
kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên và quan hệ với trung
tâm đào tạo OCB.
Tổng hợp kế hoạch của từng phịng ban. Soạn thảo văn bản, thơng báo,
quyết định, cơng văn,… tiếp nhận và phân công các công văn từ Hội sở ngân
hàng, Ngân hàng Nhà nước, các nơi khác gửi đến. Gửi các cơng văn từ các
phịng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, tiếp nhận,
quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động chi
nhánh. Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều
hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt. Chịu trách nhiệm tổ chức và theo
dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo
đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
Phịng kinh doanh: Bao gồm phịng Tín dụng khách hàng Doanh nghiệp
và phịng Tín dụng khách hàng Cá nhân. Mỗi phịng có một trưởng phịng và
các chun viên chăm sóc khách hàng cùng phụ trách, giúp việc cho Giám
đốc. Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của OCB An Giang tạo thành
nguồn thu lớn trong mọi hoạt động. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận hồ sơ cho
vay và thẩm định tài sản của khách hàng. Và làm hồ sơ giải ngân cho khách
hàng dưới sự giám sát của Giám Đốc. Phối hợp với các phòng chức năng để
phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng.
Bộ phận hỗ trợ tín dụng: Nhận, kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ tín
dụng, căn cứ vào Thơng báo phê duyệt của Cấp thẩm quyền xử lý tác nghiệp
các hồ sơ tín dụng phát sinh tại đơn vị kinh doanh. Thực hiện duyệt hạn mức
và duyệt giải ngân, phối hợp với đơn vị kinh doanh nhắc nợ, thu nợ gốc và lãi.
Lập báo cáo trích lập dự phịng tín dụng cụ thể và nợ đã xử lý rủi ro hàng quý
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và OCB; trình Giám đốc đơn vị kiểm
tra, ký xác nhận và chuyển Phịng Kế tốn thực hiện hạch tốn. Bảo quản và

lưu trữ hồ sơ theo Quy định lưu trữ hồ sơ tín dụng do OCB ban hành.

6


2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

Trong thời đại kinh tế ngày nay có nhiều sự chuyển biến từ bn bán
hàng hóa nhỏ đến hàng hoa có quy mơ lớn thì cũng đều có thể gặp khó khăn.
Khơng chỉ trong nước mà tất cả các nước trên thế giới đều trải qua thời kỳ
khủng hoảng kinh tế như nhau, đời sống người dân gặp ít nhiều khó khăn
trong cuộc sống, điển hình là mức thu nhập ảnh hưởng đến mức sống của mỗi
cá nhân từ chi tiêu nhỏ đến chi tiêu lớn để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng
tăng của mỗi con người. Chính vì vậy mà môi trường kinh doanh của các
Ngân hàng gặp nhiều khó khăn như lạm phát, biến động của thị trường bất
động sản, hay chứng khốn,…
Để vượt qua những khó khăn đó, Nhà nước đã thi hành nhiều chính sách
kinh tế vĩ mơ để đưa đất nước thốt khỏi những khăn trong nền kinh tế. Cụ thể
là các Ngân hàng không ngừng tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động từ
tăng thêm nguồn vốn, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm qua đó
xây dựng một mơi trường cạnh tranh hiệu quả, tạo sự chủ động trong hoạt
động kinh doanh. Điển hình là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Phương Đông qua 3 năm thực hiện các chính sách để ra đã khơng ngừng tăng
trưởng và mở rộng quy mơ cả về hình thức lẫn chất lượng.
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2016/2015
2015


2016

2017

Tuyệt
đối

Chỉ tiêu

Tương
đối (%)

2017/2016
Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Tổng
doanh thu

30,936 45,923 69,501

14,987 48.45%

23,578

51.34%


Tổng chi
phí

24,961 37,936 56,937

12,975 51.98%

19,001

50.09%

Lợi nhuận
trước thuế

5,975

7,987 12,564

2,012 33.67%

4,577

57.31%

Thuế

1,673

2,236


3,439

0,563 33.65%

1,203

53.80%

Lợi nhuận
sau thuế

4,302

5,751

9,125

1,449 33.68%

3,374

58.67%

7


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương
Đơng-Chi nhánh An Giang 2015-2017)
Triệu đồng

80,000
69,501

70,000

56,937

60,000
45,923

50,000
40,000

30,000

37,936
30,936
24,961

20,000
10,000

9,125

5,751

4,302

0
2015


2016
Doanh thu

Chi phí

2017

Năm

Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 2.1: Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng giai đoạn 2015 –
2017
Về Doanh thu: Dựa vào bảng 2.3.1 và biểu đồ 2.3.1 cho thấy doanh thu
tăng trưởng ổn định qua 3 năm, cụ thể là năm 2015 doanh thu là 30,936 triệu
đồng. Qua năm 2016 doanh thu đạt được là 45,923 triệu đồng, tăng hơn
14,987 triệu đồng so với năm 2015 và chiếm tỉ lệ tương đối 48.45%. Cho đến
năm 2017 doanh thu vẫn tiếp tục tăng cao và có sự tăng trưởng vượt bậc với
mức đạt được là 69,501 triệu đồng so với năm 2016 tăng lên 23,578 triệu đồng
và chiếm tỉ lệ tương đối 51.34%. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, doanh
thu luôn tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao và tình hình thực hiện các chính
sách đề ra từ các lãnh đạo ln diễn ra rất tốt.
Về Chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2015 đến
2017 cũng tăng. Năm 2015 tổng chi phí là 24,961 triệu đồng. Đến năm 2016
chi phí tăng lên 37,936 triệu đồng, tăng 12,975 triệu đồng tương đương
51,98%. Đến năm 2017 chi phí tiếp tục tăng lên 56,937 triệu đồng, tăng
19,001 triệu đồng tương đương 50,09%. Việc chi phí tăng cao là do trong
những năm gần đây các Ngân hàng đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, cùng
với các lợi ích từ các chính sách để ra để mọi người trong khu vực đều biết tới.

Đồng thời bổ sung các trang thiết bị, nâng cấp, sửa chữa để phục vụ nhu cầu
ngày càng cao của các khách hàng,… đáp ứng được những tiêu chí mong đợi,
Ngân hàng cịn bỏ ra một khoảng chi phí để đưa cán bộ nhân viên đi đào tạo,

8


nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp đẩy mạnh hiệu quả làm việc và đạt kết quả
cao.
Về Lợi nhuận: Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy lợi nhuận của
Ngân hàng không ngừng tăng lên và tăng lên nhanh. Cụ thể là năm 2015 lợi
nhuận là 4,302 triệu đồng. Đến năm 2016, thì lợi nhuận có tăng lên là 5,751
triệu đồng, tăng 1,449 triệu đồng tuơng đương tăng 33,68%. Trogn năm 2017
thì lợi nhuận lại tăng, cụ thể là tăng lên 9,125 triệu đồng, tăng 3,374 triệu đồng
tương đương 58,67% so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng
cao là do công ty đã thực hiện nhiều chính sách quản lý chặt chẽ trong việc thu
hồi các khoản nợ, giảm tình trạng nợ xấu, duy trì mức dư nợ ổn định,…Lựa
chọn và thực hiện các khoản cho vay một cách đồng bộ, góp phần tăng khả
năng thu hồi cả gốc lẫn lãi, tăng thu nhập.
2.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH AN GIANG TRONG NĂM 2018:

Cập nhật kịp thời tình hình cạnh tranh trên địa bàn: lãi suất huy động và
các chương trình hỗ trợ huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm
có kế hoạch ứng phó kịp thời hoặc đề xuất Ban lãnh đạo Ngân hàng có những
điều chỉnh phù hợp với tình hình cạnh tranh trên địa bàn theo từng thời kỳ.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng các giải pháp chủ yếu
như xây dựng chính sách thu hút tiền gửi, tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn
mới, cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm tiền gửi hiện có. Cùng với đó là tăng
trưởng tín dụng ổn định và an tồn, đảm bảo kiểm sốt rủi ro tín dụng tốt.

Tăng cường phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư: tập trung công tác
tiếp thị mở tài khoản thanh toán và tiền gửi tiết kiệm của các tiểu thương, hộ
kinh doanh tại các chợ, các trục đường kinh doanh tập trung trong khu vực.
Tạo mối quan hệ, liên kết với các ban quản lý các chợ đầu mối, các cơng ty có
nhiều cơng nhân, các đơn vị hành chính sự nghiệp để liên kết triển khai một số
sản phẩm dịch vụ nhằm tăng lượng tiền gửi lãi suất thấp và bán chéo các sản
phẩm dịch vụ.
Tăng cường phát triển nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, từ đơn vị sự
nghiệp có thu: Tận dụng hệ khách hàng hiện hữu nhằm tập trung tiếp thị thanh
toán qua tài khoản và bán chéo các sản phẩm đi kèm nhằm tăng tính tiện ích
cho doanh nghiệp. Nâng cao hơn nữa mức độ chăm sóc khách hàng để giữ mối
quan hệ tốt như: phục vụ trọn gói, giao dịch tại nhà, phục vụ công tác thu chi
hộ, rút ngắn thời gian thao tác trên máy tính hạch tốn kế toán, thường xuyên
thăm hỏi doanh nghiệp nhằm nâng cao sự hài lịng của các doanh nghiệp, duy
trì mối quan hệ sẵn có và khai thác thêm các mối quan hệ từ chính các khách
hàng hiện hữu. Thu hút thanh toán lương qua ngân hàng, tiếp thị mở thẻ thanh
9


tốn thẻ tín dụng nhằm gia tăng nguồn vốn huy động lãi suất thấp, tăng thu
dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên năng động, chun nghiệp, gắn
bó với ngân hàng thơng qua chính sách tuyển dụng tiên tiến chuyên đào tạo và
tái đào tạo, cùng chính sách đãi ngộ thích hợp, mang tính cạnh tranh.
Mục tiêu của chi nhánh đề ra là nằm trong top 10 chi nhánh mạnh nhất
trong hệ thống và top 5 chi nhánh kinh doanh hiệu quá nhất của OCB. Cùng
với đó là mục tiêu chung phấn đấu để trở thành một trong 10 ngân hàng
TMCP hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững theo những giá trị
cốt lõi và những thành tựu đạt được trong năm 2017.

3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2015 – 2017:
3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

OCB - Chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn có dân cư đơng đúc với
mức thu nhập và tích lũy cao. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn tập trung nhiều tổ
chức kinh tế thuộc nhiều thành phần hoạt động nên có nhu cầu về vốn cũng
như nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng tương đối lớn. Mặt khác, tính
cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn
ln diễn ra gay gắt vì nơi đây cũng tập trung rất nhiều các Ngân hàng và các
tổ chức tín dụng.
Nhận thức được những vấn đề đó, OCB đã cố gắng trong cơng tác huy
động vốn với nhiều hình thức huy động khác nhau để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Dưới đây là bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn của OCB trong 3
năm từ 2015 đến 2017:

10


Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng OCB – Chi nhánh An Giang
từ năm 2015 đến 2017
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2016/2015
2015

2016


2017

Chỉ tiêu

2017/2016

Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Vốn huy
động

286,610 429,915 528,795

143,305

50.00%

98,880


23.00%

+ Tiền gửi
tiết kiệm

185,335 276,466 338,235

91,131

49.17%

61,769

22.34%

+ Tiền gửi
thanh tốn

101,275 153,449 190,560

52,174

51.52%

37,111

24.18%

Vốn điều
hịa


404,870 348,357 358,526

-56,513

-13.96%

10,169

2.92%

Tổng
nguồn
vốn

691,480 778,272 887,321

86,792

12.55% 109,049

14.01%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông – Chi
nhánh An Giang)
Qua bảng 3.1 ta thấy, tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn diễn ra
tốt và tăng qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn huy động được là 286,610 triệu
đồng, đến năm 2016 thì nguồn vốn huy động tăng lên 143,305 triệu đồng,
tương đương 50% so với năm 2015. Sang năm 2017, số lượng vốn huy động
tiếp tục tăng cao từ 429,915 triệu đồng lên 528,795 triệu đồng, tăng 98,880

triệu đồng tuơng đương 23% so với năm 2016. Điều này cho thấy ngồi việc
đẩy mạnh quảng bá thương hiệu của mình, cịn cải tiến các sản phẩm dịch vụ
để thu hút khách hàng với các mức lãi suất hấp dẫn cho từng loại sản phẩm
khác nhau và các chương trình dự thưởng khi khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng, bên cạnh đó cịn cho thấy tình hình đời sống cảu người dân nơi đây luôn
được cải thiện, họ tiếp cận với ngân hàng nhiều hơn để sử dụng các sản phẩm
dịch vụ nhiều hơn. Song song với mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động
11


cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng đang có chiều hướng tốt, khả
năng đáp ứng vốn cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân ngày càng lớn, tạo
điều kiện tăng trưởng cao trong tương lai.
Khi vốn huy động của ngân hàng có chiều hướng tăng trưởng ổn định thì
vốn điều hịa lại có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2015
vốn điều hòa là 404,870 triệu đồng, qua năm 2016 vốn điều hòa giảm còn
348,357 triệu đồng, giảm (56,513) triệu đồng tương đương (13,96%). Nhưng
sang năm 2017 con số này tăng lên 358,526 triệu đồng, tăng 10,169 triệu đồng
tương đương 2,92%. Nói chung tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng
đạt được chỉ tiêu đề ra và có hướng phát triển tốt, một phần là nhờ vào đội ngũ
nhân viên ln cố gắng, một phần thì coy việc huy động vốn là nhiệm vụ trọng
tâm và phải thực hiện thường xun. Chính vì vậy mà Ngân hàng ln tìm mọi
biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động, thu hút lượng tiền nhàn rỗi còn
nhiều trong dân chúng.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng đều qua các năm giúp cho việc
ổn định nguồn vốn luôn vững mạnh, đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày
càng tăng của khách hàng. Tổng nguồn vốn càng tăng tạo cơ hội để ngân hàng
mở rộng các hình tín dụng đầu tư, đồng thời làm cho quy mô của ngân hàng
ngày càng mở rộng tạo được niềm tin và sự tín nhiệm đối với số lượng lớn
khách hàng.

Bảng 3.2: Tỷ trọng nguồn vốn năm 2015-2017 của OCB An Giang
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2015

2016

Số tiền

Tỉ
trọng

286,610 41.45% 429,915 55.24%

528,795

59.59%

Vốn điều hòa

404,870 58.55% 348,357 44.76%

358,526

40.41%

Tổng nguồn
vốn


691,480

887,321

100%

Số tiền

Chỉ tiêu
Vốn
động

huy

Tỉ
trọng

2017

Số tiền

100% 778,272

Tỉ
trọng

100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông – Chi
nhánh An Giang)

Dựa vào bảng 3.2 cho thấy vốn điều hòa chiếm tỉ trọng tương đối so với
vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2015 vốn điều hòa

12


chiếm tỉ trọng là 58,55% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016 tỷ trọng nguồn
vốn điều hịa có giảm xuống còn 44,76%, giảm xuống (13,96%) so với năm
2015. Sang năm 2017, nguồn vốn điều hòa của ngân hàng tiếp tục giảm thấp
xuống còn 40,41%, giảm 2,92% so với năm 2016. Việc giảm vốn điều hịa để
nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo kịp thời
nhu cầu thanh toán trong các hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng hạ
thấp tỷ trọng của vốn điều hòa tạo cơ cấu hợp lý cho ngân hàng, vẫn đảm bảo
đủ nguồn vốn cho cơng tác thanh tốn của chi nhánh. Hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động chính của ngân hàng, sử dụng vốn để cho vay, tạo
chênh lệch lãi suất nhằm tạo ra lợi nhuận. Do đó, vốn mà ngân hàng sử dụng
chủ yếu từ nguồn vốn huy động chính, có như vậy việc sử dụng vốn của ngân
hàng mới có hiệu quả.
3.2. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG GIAI ĐẠON 2015 - 2017:

Vốn huy động là thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu vốn của ngân
hàng, bởi vì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà chủ yếu là hoạt động
tín dụng được sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.
Nếu hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao năng lực
tài chính, năng lực cạnh tranh, hội nhập và đưa ngân hàng phát triển một cách
bền vững. Để thấy rõ tình hình huy động vốn qua các năm ta đi xem xét từng
loại hình tiền gửi của ngân hàng.
3.2.1. Vốn huy động theo loại tiền:


Đất nước ta đang trên đường mở cửa, giao thương với nhiều nước trên
thế giới, kinh tế ngày càng phát triển nên sẽ xuất hiện nhiều hơn việc giao dịch
bằng ngoại tệ. Hiện nay có một số thành phần người dân cũng đang có xu
hướng chuyển từ tích trữ VNĐ sang tích trữ ngoại tệ, nên việc huy động vốn
bằng ngoại tệ cũng góp phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2016/2015
2015

2016

2017

26,175

32,237

45,823

Chỉ tiêu
Ngoại tệ
VNĐ

Tuyệt
đối

Tương

đối (%)

2017/2016
Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

6,062

23.16%

13,586

42.14%

260,435 397,678 482,972 137,243

52.70%

85,294

21.45%

13


(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông – Chi
nhánh An Giang)


600,000
482,972

500,000
397,678

400,000
300,000

260,435

200,000
100,000

45,823

32,237

26,175
0

2015

2016
Ngoại tệ

2017

VNĐ


Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 trên chúng ta thấy rằng, nguồn ngoại tệ của
ngân hàng tăng ổn định qua từng năm. Cụ thể là năm 2015 nguồn ngoại tệ là
26,175 triệu đồng. Năm 2016 con số đạt được là 32,237 triệu đồng, tăng 6,062
triệu đồng tương đương 23,16%. Đến năm 2017 việc huy động ngoại tệ đạt
45,823 triệu đồng, tăng 13,586 triệu đồng tuơng đương 42,14% so với năm
2016. Sự tăng trưởng này cho thấy chính sách của ngân hàng đặt ra trong việc
huy động vốn bằng ngoại tệ luôn mang lại hiệu quả cao, thu hút được nguồn
tiền nhàn rỗi lớn và đặt biệt là thu hút được nhiều các nhà đầu tư cả trong và
ngoài nước tham gia.
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn ngoại tệ thì nguồn nội tệ VNĐ cũng
tăng ổn định qua từng năm. Năm 2015 đạt 260,435 triệu đồng, đến năm 2016
đạt 397,678 triệu đồng, tăng 137,243 triệu đồng tương đương 52,7%. Đến năm
2017 nguồn vốn VNĐ vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 482,972 triệu đồng, tăng
85,294 triệu đồng tương đương 21,45%. Cho thấy ngân hàng đã thành công
trong việc quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin vững chắc đối với mỗi khách
hàng, từ khách hàng cũ cho đến khách hàng mới.

14


Qua đó ta thấy tình hình huy động vốn bằng loại tiền của ngân hàng qua
3 năm đều tăng lên. Việc huy động bằng ngoại tệ còn thấp so với đồng tiền
trong nước nhưng nhìn chung tình hình huy động vốn trong mấy năm gần đây
luôn triển biến tốt, qua đó cho thấy cách làm việc cũng như tổ chức nhân sự
của ngân hàng luôn đáp ứng được các tiêu chí đặt ra từ việc giới thiệu cho đến
việc huy động, ln hồn thành tốt và đạt được kết quả hơn dự kiến.
3.2.2. Vốn huy động theo hình thức tiền gửi:


Hình thức huy động vốn thứ hai là hình thức huy động theo loại tiền gửi
và trong ngân hàng thì tiền gửi được chia thành hai loại là: tiền gửi tiết kiệm (
gồm loại khơng kỳ hạn và loại có kỳ hạn) và tiền gửi thanh tốn. Phản ánh tình
hình cụ thể nguồn tiền huy động được theo hình thức tiền gửi của ngân hàng
qua số liệu của 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017:
Bảng 3.4: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2016/2015
2015

2016

2017

Chỉ tiêu
Tiền gửi tiết
kiệm

Tuyệt
đối

(%)

2017/2016
Tuyệt
đối

(%)


185,335

276,466

338,235

91,131

49.17%

61,769

22.34%

+Tiền gửi
khơng kỳ
hạn

25,115

46,528

83,135

21,413

85.26%

36,607


78.68%

+ Tiền gửi
có kỳ hạn

160,220

229,938

255,100

69,718

43.51%

25,162

10.94%

Tiền gửi
thanh tốn

101,275

153,449

190,560

52,174


51.52%

37,111

24.18%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông – Chi
nhánh An Giang)

15


400,000
338,235

350,000
276,466

300,000
250,000
200,000

150,000

190,560

185,335
153,449
101,275


100,000
50,000
0
2015

2016
Tiền gửi tiết kiệm

2017

Tiền gửi thanh toán

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 ta thấy trong cơ cấu vốn huy động của ngân
hàng thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi thanh toán. Đây
được xem là nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng trên đại bàn đem gửi vào
ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi nhuận nên thường được gửi dưới hình thức
tiền gửi tiết kiệm. Theo nguyên tắc của các ngân hàng đề ra thì tiền gửi càng
lâu thì sẽ được hưởng lãi suất cao hoặc lãi suất ưu đãi đặc biệt đối với lượng
tiền gửi lớn. Chính vì vậy ngân hàng ln đa dạng trong các gói lãi suất tiền
gửi nên khách hàng ln quan tâm và tìm hiểu trước khi mở tài khoản tiền gửi
tại ngân hàng để được hưởng lãi suất cao. Việc thay đổi lãi suất cũng phần nào
tác động đến nhiều khách hàng, điển hình là trong năm 2015 việc huy động
tiền gửi tiết kiệm đạt 185,335 triệu đồng, đến năm 2016 thì đạt 276,466 triệu
đồng, tăng 91,131 triệu đồng tương đương 49,17%. Đến năm 2017 có nhiều
chuyển biến, việc huy động tiền gửi tăng chậm nhưng vẫn tăng cao và đạt chỉ
tiêu cao so với kế hoạch đề ra là 338,235 triệu đồng, tăng 61,769 triệu đồng
tương đương 22,34% so với năm 2016. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn tiền gửi không kỳ hạn vì đây được xem là nguồn vốn ổn định để ngân

hàng có thể chủ động sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của mình mà
khơng lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi chưa đến hạn, khả
năng tạo ra lọi nhuận của chi nhánh sẽ luôn cao hơn. Nhưng bù lại ngân hàng
sẽ trả lãi cho khách hàng cao hơn so với loại tiền gửi khơng kỳ hạn. Do đó,
nếu ngân hàng khơng sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì sẽ dẫn
đến thu nhập bị giảm. Vì thế ngân hàng nên đưa ra các biện pháp tích cực hơn
để có thể cân đối giữa tiền không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi có kỳ hạn ln cao hơn tiền gửi khơng
kỳ hạn. Năm 2015, tiền gửi có kỳ hạn là 160,220 triệu đồng và tiền gửi không
kỳ hạn là 25,115 triệu đồng. Năm 2016 tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn
16


vẫn tiếp tục tăng và chênh lệch nhiều lần lượt là 229,938 triệu đồng và 46,528
triệu đồng. Đến năm 2017 vẫn tiếp tục tăng đều và tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng
cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn lần lượt là 255,100 triệu đồng và 83,135
triệu đồng. Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh tốn chủ yếu
nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng chứ không được dùng để
hưởng lãi suất, do đó các tổ chức kinh tế thường gửi dưới dạng tiền gửi thanh
tốn loại khơng kỳ hạn. Để thu hút được càng nhiều khách hàng tới giao dịch,
ngân hàng ln có các chính sách về phí và lãi suất để khách hàng tìm hiểu
quan tâm đến, đồng thời là thước đo cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau.
Nhờ áp dụng các chính sách phù hợp nên khách hàng luôn tin tưởng đồng thời
tạo thêm một lượng khách hàng mới. Tạo sự phát triển cùng có lợi cho cả đơi
bên.

3.2.3. Vốn huy động theo tính chất tiền gửi:

Nguồn vốn huy động tiếp theo đó là nguồn vốn huy động theo tính chất
tiền gửi, cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi gồm hai loại là tiền gửi

của khách hàng cá nhân và tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp. Trong đó,
tiền gửi của khách hàng cá nhân luôn chiếm tỉ lệ cao hơn khách hàng doanh
nghiệp, do tiền gửi của khách hàng cá nhân đa phần là tiền nhàn rỗi dùng để
sinh lời. Còn tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp, một phần tạo ra lợi
nhuận, một phần để luân chuyển trong kinh doanh nên tiền gửi kỳ hạn dài lâu
chiếm rất ít so với khách hàng cá nhân. Dưới đây là số liệu trong 3 năm từ
năm 2015 đến 2017:
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2016/2015
2015

2016

2017

Chỉ tiêu

2017/2016

Tuyệt
đối

(%)

Tuyệt
đối


(%)

67.59%

Khách
hàng cá
nhân

152,346

230,424 386,179

78,078

51.25%

155,755

Khách
hàng
doanh
nghiệp

134,264

199,491 142,616

65,227

48.58%


-56,875 -28.51%

17


(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông – Chi
nhánh An Giang)
450,000
386,179

400,000
350,000
300,000
230,424

250,000
200,000
150,000

199,491
152,346

142,616

134,264

100,000
50,000


0
2015

2016
Cá nhân

2017

Doanh nghiệp

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân có sự tăng
trưởng cao, cịn nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp thì có nhiều biến động.
Năm 2015 nguồn vốn từ khách hàng cá nhân là 152,346 triệu đồng, đến năm
2016 là 230,424 triệu đồng, tăng 78,078 triệu đồng tương đương 51,25%. Đến
năm 2017, nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân tiếp tục tăng lên 386,179
triệu đồng, tăng lên 155,755 triệu đồng tương đương 67,59% so với năm 2016.
Cịn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì trong năm 2015 nguồn vốn huy
động được là 134,264 triệu đồng, đến năm 2016 thì tăng lên 65,227 triệu đồng,
tương đương 48,58%. Nhưng đến năm 2017 thì nguồn vốn huy động bắt đâu
sụt giảm chỉ còn 142,616 triệu đồng, giảm (56,875) triệu đồng tương đương
(28,51%) so vớ inăm 2016. Nguyên nhân là do trong những năm gần dây
khách hàng doanh nghiệp bắt đầu rút vốn và di dời nhà kho đến tập trung phát
triển ở các thành phố trọng điểm lớn điển hình là rút về TP. Cần Thơ, chính vì
có số lượng lớn doanh nghiệp tập trung ở An Giang cùng rút vốn di dời địa
điểm hoạt động kinh doanh, nên công tác huy động vốn đối với doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Nhưng bù lại lượng khách hàng cá nhân trong tỉnh An
Giang cũng chiếm số lượng lớn nên công tác huy động vốn, triển khai thai
thác đối với khách hàng cá nhân luôn diễn ra một cách triệt để và gặt hái được
nhiều thành công.

3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG:
3.3.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn:

18


Về kinh tế: Do sự tác động của cá yếu tố về kinh tế trong quá trình tăng
trưởng và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh
tế, nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng thì sản xuất được đẩy mạnh tạo điều
kiện cho hoạt động tích lũy, từ đó tạo mơi trường thuận lợi cho việc thu hút
vốn của ngân hàng. Ngồi ra, nó tạo ra mơi trường đầu tư cho ngân hàng, tăng
thu nhập và tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng và ngược
lại. Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế có nhiều tác động bởi những
thay đổi trong nền kinh tế như lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất,…
tác động ít nhiều đến các doanh nghiệp trong kinh doanh dẫn đến mất khách
hàng.
Về chính sách nhà nước: Sự thắt chặt chính sách tiền tệ cùng với các
chính sách quy định do ngân hàng nhà nước ban hành đã góp phần cải thiện
hơn sự ổn định trong toàn hệ thống ngân hàng, tuy nhiên điều đó cũng gây ra
khơng ít khó khăn trong việc áp dụng mức lãi suất phù hợp để có thể cạnh
tranh với các ngân hàng khác trong huy động vốn. Điều này có thể làm mất đi
một lượng khách hàng lớn, khi đa phần các khách hàng chỉ chú trọng đến lãi
suất cao trong hệ thống các ngân hàng.
Về văn hóa – xã hội: Hiện nay khi nói đến ngân hàng thì đa số mọi
người đều quen thuộc. nhưng cũng cịn một số người thích giữ tiền ở nhà do lo
ngại nhiều rủi ro hoặc do chưa hiểu hết những lợi ích mà ngân hàng đem lại
nên khách hàng còn dè chừng, thường mang nặng tâm lý. Điển hình qua nhiều
khảo sát đánh giá thì khách hàng ln cho rằng giao dịch với ngân hàng có
nhiều rủi ro, thủ tục phiền phức, sợ để lộ thông tin cá nhân hoặc do tâm lý e

ngại khi có thu nhập thấp,… Bên cạnh đó thì một số người kinh doanh nhỏ lẻ
lại muốn giữ tiền ở nhà để phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày của mình. Vì vậy,
ngân hàng cần có những biện pháp để thu hút mọi người đến giao dịch với
ngân hàng nhằm huy động được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi của người dân để
phục vụ tốt cho việc kinh doanh của mình.
3.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn:

Về đối thủ cạnh tranh: Đối thủ của ngân hàng là các ngân hàng thương
mại khác, các công ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ hỗ trợ,… Đây là các
đối thủ có lợi thế về vốn, thị trường, thời gian hoạt động cũng như các đối tác
quen thuộc lâu năm nên dễ dàng tiếp cận đại đa số các khách hàng lớn. Ngoài
ra, các đối thủ đã và đang mở rộng thị phần bằng việc tiếp xúc với tác doanh
nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Điều này đã tạo nên một sức ép ngày càng tăng
đối với ngân hàng.
Về khách hàng: Khách hàng là nhân tố quyết định sự sống cịn của các
ngân hàng trong mơi trường cạnh tranh. Khách hàng có thể vừa là người gửi
19


tiền cung cấp nguồn vốn, vừa là người vay vốn, sử dụng vốn của ngân hàng và
sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Nếu thiếu một trong hai đối
tượng trên thì ngân hàng khơng thể hoạt động được vì ngân hàng là trung tâm
phân phối vốn.
Về lãi suất: lãi suất là công vụ huy động vốn rất hiệu quả. Khi khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngoài việc khách hàng muốn tiền của họ được
bảo đảm an tồn, khách hàng cịn mong muốn đồng tiền đó sẽ sinh lời được
cao. Chính vì vậy mà khách hàng rất quan tâm đến lãi suất của ngân hàng. Lãi
suất phải đảm bảo cạnh tranh nhưng phải phù hợp với quy định của ngân hàng
Nhà nước. Do đó lãi suất cũng là một yếu tố góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ
đến công tác huy động vốn của ngân hàng.

Về các chương trình khuyến mãi và các dịch vụ tiện ích kèm theo:
Khách hàng khi giao dịch với ngân hàng họ thích có các chương trình khuyến
mãi như “ Khai xn đón lộc”, “ Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3” được
triển khai trong những tháng vừa qua cùa năm 2018 và họ đều muốn có nhiều
tiện ích, các dịch vụ kèm theo. Hiện nay thì Ngân hàng Phương Đơng chi
nhánh An Giang đã thực hiện một số dịch vụ kèm theo như thông báo số dư tài
khoản của khách hàng qua điện thoại, tạo thuận lợi cho khách hàng khi họ
khơng có thời gian đến ngân hàng giao dịch. Đây là yếu tố không kém phần
quan trọng trong công tác huy động vốn.
Các yếu tố khác: Chất lượng, thái độ nhân viên, trang thiết bị vật chất
của ngân hàng cũng ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn. Trang thiết bị của
ngân hàng hiện đại sẽ tạo một cảm giác an tồn, tin tưởng về năng lực tài
chính của ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch.
3.4. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
Yêu cầu về trình độ, phẩm chất và năng lực: Nhân viên làm việc trực tiếp tại
Ngân hàng địi hỏi phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành
Tài chính Kế tốn, Tài chính Doanh nghiệp hoặc các chun ngành khác về kinh tế.
Các nhân viên khi làm việc tại Ngân hàng địi hỏi phải có đạo đức trong nghề nghiệp
khi hành nghề, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, ngăn nắp và có thói quen khoa học.
Các nhân viên ở đây phải chủ động mở rộng quan hệ giao tiếp trong nội bộ lẫn bên
ngoài nội bộ, rèn luyện kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ với nhau khi thực
hiện các công việc tại Ngân hàng hoặc các đơn vị công ty khác. Khi làm việc trong
môi trường Ngân hàng, các nhân viên phải luôn cập nhật những thông tin mới nhất
về hoạt động của cơng ty cũng như các chính sách của các lãnh đạo cấp trên đề ra để
cùng thực hiện và hoàn thành các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, nhân viên Ngân
hàng cịn phải tự trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng máy tính văn phịng cũng
như sử dụng những phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác tại đơn vị. Đối với những
20



×