Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Phát triển vốn tài liệu thư viện trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.52 KB, 48 trang )

Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của khoa học trong đó có khoa học Thư
viện. Lần đầu tiên trong lý luận về Thư viện người ta thấy xuất hiện một khái
niệm một từ độc lập Defonds (tiếng Đức) với khái niệm này người ta coi vốn tài
liệu là một bộ phận của Thư viện và là cơ sở cho hoạt động của Thư viện. Cùng
với sự phát triển của các lĩnh vực trong khoa học Thư viện thuật ngữ vốn tài liệu
ngày càng được hồn thiện.
Ngày nay trên thế giới có một sự công nhận khá rộng rãi là Thư viện được
tạo thành từ 4 yếu tố sau: vốn tài liệu, cán bộ thư viện, bạn đọc, cơ sở vật chất-kỹ
thuật và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà thiếu một trong các yếu
tố đó sẽ khơng cịn là Thư viện.
Vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên cấu thành Thư viện, là cơ sở hình thành cơ
quan Thơng tin Thư viện, là tiêu chí xếp hạng Thư viện và vốn tài liệu giúp cho
cơ quan Thông tin Thư viện hồn thành chức năng nhiệm vụ: Văn hố, Giáo dục,
Thơng tin, Giải trí của mình.
Trường Đại Học An Giang là trường dạy nghề trung tâm của tỉnh An
Giang, với nhiệm vụ đào tạo nhân sự, phát triển nhân tài cho toàn tỉnh. Thực hiện
mục tiêu mở các chương trình đào tạo cho các ngành: Sư phạm, Cơng nghệ thực
phẩm, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Kỹ sư điện tốn, Thủy sản, Cơ
khí dân dụng, Vật liệu xây dựng…. Để đảm bảo cho việc thực hiện chương trình
đào tạo đạt được hiệu quả cao, các giảng viên cần phải đổi mới việc chuẩn bị giáo
trình, giáo án một cách có chất lượng và hiệu quả thiết thực, ứng dụng tin học và
các phương pháp truyền thông hiện đại trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực “Kiến thức được
chiếm lĩnh bởi người học” bằng cách kết hợp giữa quá trình đào tạo tại trường,
1


lớp với tự học, tự nghiên cứu. Thư viện chính là nơi cung cấp cho người dùng tin
trong toàn trường những thông tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và


nghiên cứu nói trên, muốn vậy thư viện phải có một số vốn tài liệu tương ứng
phù hợp, đầy đủ và kịp thời. Việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu ở các trường
Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là một vấn đề cấp bách đặt ra cho
thư viện trường Đại học An Giang, từ tình hình thực tiễn đó tơi chọn đề tài “Phát
triển vốn tài liệu thƣ viện trƣờng Đại học An Giang” làm đề tài khóa luận của
mình. Cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ở một số
nơi, riêng đối với trường Đại học An Giang thì đây là cơng trình nghiên cứu đầu
tiên được thực hiện.
Đây là cơng trình có ý nghĩa rất thiết thực. nó góp phần khẳng định vị trí
quan trọng của vốn tài liệu trong lý luận về Thư viện học, đồng thời nó giúp cho
thư viện trường Đại học An Giang định hướng xây dựng và phát triển vốn tài liệu
một cách tốt nhất.
Mục đích của khố luận
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu, phân tích đánh giá về tình hình vốn tài
liệu của thư viện trường Đại học An Giang, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
phát triển vốn tài liệu
Nhiệm vụ của khố luận
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của khóa luận là:
- Khái qt về tình hình hoạt động của thư viện trường Đại học An
Giang.
- Mô tả đánh giá hiện trạng vốn tài liệu và mức độ đáp ứng của thư viện.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển vốn tài liệu đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của thư viện.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống kê số liệu
2


Phân tích văn bản tài liệu
Điều tra bằng phiếu hỏi (anket)

Cấu trúc khóa luận gồm 3 chương
Chƣơng I: Giới thiệu thƣ viện trƣờng Đại học An Giang
Chƣơng II: Thực trạng vốn tài liệu tại Thƣ viện trƣờng Đại học An
Giang
Chƣơng III: Các giải pháp phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Trƣờng
Đại học An Giang
Vì đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên, trong khuôn khổ thời gian và khả
năng nghiên cứu có hạn, chắc chắn khóa luận cịn những thiếu xót nhất định. Tác
giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ và những người quan
tâm đến đề tài, để những vấn đề nghiên cứu trong khóa luận được hồn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Cao Thanh Phước người
đã tận tình hướng dẫn trong suốt qua trình thực hiện khóa luận, xin chân thành
cảm ơn thầy cô khoa Thư viện – Thông Tin trường Đại Học Văn Hóa TP. Hồ Chí
Minh, trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội, Thư viện trường Đại Học An Giang đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả hồn thành khóa luận này.

TP.HCM, ngày 19 thàng 9 năm 2006
Tác giả
TRƢƠNG NGỌC MAI ANH

3


Chƣơng I: Giới thiệu thƣ viện trƣờng Đại học An Giang
1. Trƣờng Đại học An Giang
Trường Đại học An Giang tọa lạc tại số 25 đường Võ Thị Sáu khóm 4 phường
Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nằm ở phía Tây thành phố
cách đường Hà Hồng Hổ 250m về tay trái, trường có hai khu A và B với tổng
diện tích 8,9 ha. Trường Đại học An Giang là một trường đại học công lập trong
hệ thống các trường đại học Việt Nam, trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An

Giang.
Về cơ sở vật chất, trường có 103 phịng học trong đó 41 phịng học tạm; 08
giảng đường; 2 hội trường; 6 phịng thí nghiệm.
Ngồi ra trường có 4 nhà Ký túc xá với trên 20 phịng nhà, hiện đang xây
dựng thêm 2 nhà ký túc xá nữa
Về cơ cấu tổ chức và bộ máy của nhà trường gồm có 615 cán bộ, giáo viên,
cơng nhân viên với 22 đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu, trong đó có một số đơn
vị mới thành lập.
- Trung Tâm Tin Học
- Trung Tâm Ngoại Ngữ
- Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên
- Khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ - Mơi Trường
- Phịng Quản Trị Thiết Bị
- Thư Viện
- Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Nông Thôn
- Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
- Phịng Khảo Thí & Kiểm Định Chất Lượng
- Khoa Văn Hóa Nghệ Thuật
- Trung tâm Tạo Nguồn Nhân Lực Phát Triển Cộng Đồng… và một số bộ
môn trực thuộc khác
4


Cơ cấu tổ chức trường Đại học An Giang
5


Trường Đại Học An Giang ra đời đúng lúc đất nước ta và toàn thế giới bước
vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền tri thức và công nghệ thông tin. Cũng ngay lúc này,
xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh nền

kinh tế tri thức đang phát triển; trong đó khoa học công nghệ phải trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra cơ sở vật chất và là động lực mạnh mẽ cho phát
triển kinh tế xã hội
Vào thời điểm thành lập Trường, tỉnh An Giang đang thiếu cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học ở một số ngành kinh tế xã hội trọng điểm cũng như thiếu
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến lương
thực và thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khống
sản, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, phát triển du lịch và quan hệ
thương mại quốc tế. Đây là các ngành kinh tế và công nghệ mũi nhọn góp phần
vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sang cơ cấu kinh tế công
thương nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 241/1999/QĐTTg ngày 30-12-1999 thành lập Trường Đại Học An Giang với những nhiệm vụ
sau:
- Đào tạo cán bộ trình độ đại học và trình độ thấp hơn phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
Mục tiêu đến năm 2010:
* Quy mô đào tạo của Trường sẽ lên đến 6000-7000 sinh viên. Đến năm 2010,
khoảng 10.000 sinh viên chính quy.
* Trường Đại Học An Giang sẽ mở chương trình đào tạo sau đại học năm 2006.
* Trường sẽ tiếp tục mở ít nhất 25 chương trình đào tạo bốn năm cho các
ngành: Sư phạm, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông
6


tin, Kỹ sư điện tốn, Thủy sản, Cơ khí dân dụng, Vật liệu xây dựng, kỹ thuật môi
trường, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Ngoại thương, Quản trị kinh doanh nông
thôn, Kinh tế du lịch, Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên-môi trường,…
* Số lượng giảng viên lên đến 600 cán bộ, giảng viên, trong đó có 50% là thạc

sĩ và tiến sĩ.
Để đạt được những mục tiêu trên, Trường Đại Học An Giang thực hiện
chiến lược “đương đầu thách thức, nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu”, ra sức khắc
phục các khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở trường lớp. Một trong
những giải pháp chủ yếu là: nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách thực hiện
việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy học tập, kết hợp giữa quá
trình đào tạo tại trường, lớp với tự học, tự nghiên cứu. Thư viện chính là một
trong những đơn vị hỗ trợ đắc lực cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nói
trên. Thư viện sưu tầm, cung cấp những thông tin cần thiết và đầy đủ nhất phục
vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
2. Thư viện trường Đại học An Giang:
2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Sau ngày miền Nam giải phóng, để giải quyết nạn mù chữ ở miền Nam,
Đảng và nhà nước đã xây dựng một số trường Sư phạm để đào tạo giáo viên phục
vụ việc dạy và học cho nhân dân và Trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang (tiền
thân của trường Đại học An Giang) được thành lập vào năm 1976, sang đến năm
1985 thì giao lại cho Tỉnh An Giang quản lý. Thư viện cũng được xây dựng cùng
thời gian và lúc đầu có số vốn tài liệu rất hạn chế, khoảng 20.000 tài liệu.
Năm 1995, Tỉnh quyết định sáp nhập hai trường Trung Học Sư Phạm An
Giang và Cao Đẳng Sư Phạm An Giang lấy tên mới là Cao Đẳng Sư Phạm An
Giang đào tạo giáo viên nhiều ngành và nhiều hệ (Cao đẳng, Trung học, Mẫu
giáo, bồi dưỡng…). Vốn tài liệu của thư viện lúc này là khoảng 30.000 tài liệu.
Về cơ sở vật chất, thư viện chia ra làm hai nơi, một kho sách Cao đẳng được bố
7


trí ở lầu 1diện tích sử dụng 280m2, một kho sách Trung học bố trí tạm ở một
phịng tầng trệt diện tích sử dụng là 50m2. Thư viện phân loại theo khung phân
loại 19 dãy, các thao tác kỹ thuật hồn tồn thủ cơng và phục vụ người dùng tin
theo hình thức kho đóng. Nhân viên thư viện gồm có ba người, trình độ nghiệp

vụ là trung cấp thư viện. Lượng người dùng tin là hơn 3000 người. Lúc này thư
viện vẫn do phòng Đào Tạo quản lý
Cuối năm 1999, đáp ứng đề nghị thiết tha của các tỉnh Đồng Bằng Sơng
Cửu Long, nhằm từng bước cải tiến tình trạng đang xuống cấp của giáo dục Việt
Nam, và đỡ bớt gánh nặng của Đại Học Cần Thơ trước áp lực của hơn 40.000
học sinh tốt nghiệp trung học hàng năm tại Đồng Bằng Sơng Cửu Long, Chính
Phủ ký quyết định cho phép thành lập Trường Đại Học An Giang tháng 12 năm
1999. Tháng 1 năm 2002 Thư viện được tách ra thành Thư viện trung tâm trường
Đại học An Giang, trực thuộc Ban Giám Hiệu trường.
Hiện nay, Thư viện là một tịa nhà lớn khang trang với tổng diện tích
1.530 m2. Được sự hỗ trợ của nhà trường thư viện tiến hành xây dựng Thư viện
điện tử, thực hiện tin học hóa các hoạt động trong thư viện từ bổ sung tài liệu đến
phục vụ người dùng tin, sử dụng phần mềm quản lý thư viện hiện đại (Ilib) thay
cho việc quản lý thủ công trước đây.
Thư viện chuyển đổi khung phân loại từ khung phân loại 19 dãy sang
khung phân loại DDC và mở có điều kiện kho tài liệu phục vụ người dùng tin
2.2 Tình hình hoạt động:
Thư viện trường Đại học An Giang là một bộ phận phục vụ cho công tác
tra cứu, tham khảo, hỗ trợ giảng viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời
phục vụ việc học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát
triển sự nghiệp giáo dục, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho Tỉnh và
khu vực.

8


Thư viện tìm hiểu nhu cầu người dùng tin, giúp họ chọn đọc tài liệu một
cách có hệ thống. Hướng dẫn người dùng tin biết cách sử dụng bộ máy tra cứu
thư mục, sử dụng triệt để kho tài liệu; tổ chức lớp học ảo hay còn gọi là Hệ thống
quản lý lớp học trên mạng. Chương trình này cung cấp hầu hết các công cụ cơ

bản hỗ trợ cho công tác quản lý lớp học, giảng dạy và học tập. Giáo viên có thể
cập nhật các thơng tin về môn học, cập nhật các tài liệu, bài giảng, bài tập lên
mạng cũng như chia nhóm các sinh viên để thảo luận hoặc thực hiện một đề tài
nào đó. Sinh viên có thể học tập từ những giáo trình điện tử do giáo viên đưa lên,
xem thông tin liên quan đến mơn học (thời khóa biểu, thơng báo, giáo trình yếu
lược…) và làm các bài tập ở trên mạng. Ngoài ra giáo viên và sinh viên có thể
trao đổi, thảo luận về các bài học thông qua diễn đàn của trang web.
Thư viện sưu tầm, giới thiệu cho người dùng tin những tài liệu cần thiết,
những tài liệu cần cho chương trình giảng dạy và học tập; xây dựng tờ báo Sinh
viên điện tử. Phối hợp hoạt động với các Thư viện trong ngành, liên hệ với các cơ
quan phát hành, các tổ chức chính trị để làm phong phú thêm nội dung kho tài
liệu.
Hiện thư viện đã xây dựng được 3 bộ sưu tập: Thơ văn Lý Trần, Bộ sưu
tập cá Đồng bằng sông Cửu Long và bộ sưu tập địa chỉ các trang web của Việt
Nam (Yagu link) được chia thành nhiều chủ đề. Người dùng tin có thể tra cứu
theo các cơ quan tổ chức như: Cơ quan – chính phủ, giáo dục – đào tạo, truyền
thơng – báo chí hoặc tra cứu theo các lĩnh vực như: văn hóa - nghệ thuật, khoa
học - kỹ thuật, kinh tế - thương mại, y tế - sức khỏe, pháp luật…

2.1 Vốn tài liệu
9


Hiện nay thư viện trường Đại học An Giang có số vốn tài liệu bao gồm:
- Sách: 96.051 bản
- Tài liệu điện tử: 400 tài liệu
- Báo, tạp chí: 108 tên
2.2 Đội ngũ cán bộ
Thư viện hiện có tổng số 21 người (7 nam, 14 nữ) gồm:
- 2 phó giám đốc quản lý hai mãng hoạt động của Thư viện: mãng tài liệu dạng

truyền thống (giấy) và mãng tài liệu hiện đại (băng, dĩa, tài liệu trực tuyến,
Internet)
- 3 cán bộ nghiệp vụ thư viện.
- 4 cán bộ quầy lưu thông phục vụ mượn trả tài liệu và sắp xếp kho sách.
- 1 cán bộ phịng báo, tạp chí.
- 2 cán bộ phịng thơng tin, Báo điện tử.
- 2 cán bộ quản trị máy chủ, máy trạm.
- 6 cán bộ lập trình (phần mềm, Web, đồ họa)
- 1 cán bộ quản lý phịng máy giáo viên
Về trình độ học vấn:
- 3 trình độ Thạc sĩ
- 13 trình độ Đại học
- 1 trình độ Cao đẳng
- 3 trình độ Trung cấp
- 1 trình độ THPT
Về trình độ chun mơn Thư viện: 1 thạc sĩ, 1 trung cấp hiện đang được
đào tạo trình độ đại học.
2.3 Thành phần ngƣời dùng tin

10


Hiện nay thư viện trường Đại học An Giang có bốn thành phần người dùng
tin chủ yếu: Giảng viên, sinh viên, Cán bộ Lãnh đạo - quản lý, Công nhân viên
Năm 2005-2006 thư viện có 9.560 người dùng tin trong đó:
- Giảng viên

404 người

4.23%


- Sinh viên

8.945 người

93.57%

- Cán bộ Lãnh đạo - quản lý

43

người

0.45%

- Cán bộ công nhân viên

168

người

1.76%

Người dùng tin của thư viện trường Đại học An Giang sử dụng tài liệu để
thu nhận tri thức và thông tin. Người dùng tin đọc tiếp thu kiến thức nhằm các
mục đích khác nhau: học tập theo chương trình nhất định, tự học để nâng cao
trình độ chun mơn, nghiên cứu khoa học, giải trí…góp phần xây dựng phát
triển phồn vinh của xã hội loài người.
Đối với thành phần người dùng tin là sinh viên hệ chính quy, nhu cầu sử
dụng thư viện là 100% , riêng đối với hệ tại chức thì rất ít sử dụng thư viện. Do

những đợt học của họ là ngắn hạn cịn tài liệu thì đa số họ photo từ giáo trình của
các giảng viên giảng dạy.
Đối với thành phần người dùng tin là cán bộ giáo viên, do thời hạn mượn
trả một tài liệu là 1 tháng vì vậy họ đến thư viện cũng khơng thường xun, ở
nhóm người này đặc biệt các cán bộ nghiên cứu là những người có nhu cầu sử
dụng thư viện nhiều nhất
Ngoài ra thành phần người dùng tin là các cán bộ quản lý cũng rất ít sử
dụng thư viện, nhu cầu chủ yếu của họ là các tài liệu hướng dẫn chỉ đạo. Số tài
liệu này đã được cung cấp riêng không liên quan đến kho tài liệu thư viện, mặt
khác họ cũng khơng có thời gian đến sử dụng thư viện, thư viện chỉ gửi tài liệu
đến cho họ khi có yêu cầu, hoặc họ tự tra cứu tài liệu trên mạng nội bộ của Thư
viện.
2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
11


Thư viện có tổng diện tích 1.530 m2 được thiết kế theo hình trịn, xung
quanh là kiếng, có mái vịm ở giữa để lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thơng khơng
khí trong thư viện. Thư viện có hai tầng (1 trệt và 2 lầu thông tầng) được chia
thành các phòng: 2 kho sách mở (lầu 1 và lầu 2), kho tài liệu hạn chế, phòng đọc
chung, phòng máy chủ, phịng nghe nhìn, phịng nghiệp vụ, phịng thơng tin,
phịng giám đốc, phịng máy giáo viên, phịng tra cứu thơng tin trên mạng, phịng
báo, tạp chí và tài liệu tham khảo. Tất cả được trang bị các trang thiết bị hiện đại
như: Máy lạnh, Máy vi tính, máy in, máy photo, máy đọc mã vạch, máy Scaner,
đầu Vidéo, đầu DVD, đèn, quạt…
Kho sách mở:
Diện tích 436,70 m2 gồm 2 kho: kho giáo trình và kho sách mượn-đọc. Với
263 kệ sách được bố trí theo hình bán nguyệt, các tài liệu được sắp xếp theo
khung phân loại DDC giúp Người dùng tin có thể chọn lựa sách dễ dàng theo
từng mơn loại lĩnh vực tri thức; trong kho đặt một số bàn đọc để người dùng tin

có thể tra cứu tài liệu tại chổ. Quầy lưu thông đặt ở nơi ra vào kho trang bị 3 máy
vi tính và máy đọc mã vạch phục vụ việc cho mượn và thu hồi sách, 1 Tivi 21 in
với 4 đầu Camera được sử dụng để quản lý hoạt động trong kho sách.
Kho sách hạn chế:
Gồm khoảng 2.300 tài liệu xuất bản trước 1975, kho sách này chỉ phục vụ
các cán bộ nghiên cứu.
Phòng đọc:
Diện tích 196,40 m2 sức chứa 150 chỗ ngồi, bố trí ngay bên cạnh kho sách.
Người dùng tin có thể thuận tiện khi ra vào kho tìm mượn tài liệu dễ dàng,
khơng gian n tĩnh, thống mát, đây là mơi trường thuận lợi để người dùng tin
có thể đọc các tài liệu hoặc các sinh viên có thể học bài. Phịng có chiều cao 6m
tạo khơng gian rộng lớn thơng thống, được trang bị đèn, quạt, bàn-ghế…người
dùng tin có thể nhận được nhiều tiện nghi trong quá trình sử dụng Thư viện, điều
12


đó sẽ giúp cho chất lượng làm việc của họ tại Thư viện đạt hiệu quả ngày càng
cao.
Phòng tra cứu thơng tin trên mạng:
Diện tích 308 m2 trang bị 81 máy vi tính, bố trí hệ thống mạng nối với
Internet thông qua máy chủ. Máy chủ sẽ thu thập thông tin quan trọng và cần
thiết trên Internet, sau đó chuyển thơng tin đó vào mạng cục bộ, từ đó người
dùng tin có thể vào mạng cục bộ và truy cập những thơng tin này. Hệ thống
mạng nói trên có thể chọn lọc thơng tin, dễ quản lý, an tồn và tiết kiệm. Ngồi
ra các sinh viên có thể tra cứu trên mạng các giáo trình hoặc giáo trình yếu lược
của các giáo viên đang giảng dạy tại trường. Trong phòng có bố trí máy photo,
máy in, người dùng tin có thể in ra những thơng tin cần thiết khi có nhu cầu.
Ngồi ra cịn có 2 tủ băng đĩa các giáo trình, các tài liệu học tập, tham khảo.
Phịng nghe nhìn:
Diện tích 41,80 m2 trang bị một đầu vidéo, một đầu DVD, một màn hình

29 in, ghế sinh viên ASV-22, các giảng viên có thể đăng ký sử dụng giảng dạy
hoặc tổ chức các cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bằng hình ảnh sống động.
Phịng nghiệp vụ:
Diện tích 31,40 m2 bao gồm hai bộ phận bổ sung và biên mục. Phòng được
trang bị 4 máy Pentium 3, 1 máy in. Phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm sưu tầm,
bổ sung các tài liệu như: sách, báo, tạp chí, băng, dĩa; biên mục tài liệu; soạn
thảo văn bản; in nhãn…và xử lý kỹ thuật các tài liệu.
Phịng máy chủ:
Diện tích 41,80 m2 được trang bị một máy server, một máy Pentium 4
dùng để quản lý điều hành toàn bộ mạng trong tồn Thư viện.
Phịng Ban Giám đốc:

13


Diện tích 31,40 m2 trang bị 2 máy Pentium 3 dùng để quản lý điều hành tất
cả các hoạt động trong Thư viện
Phịng kỹ thuật vi tính:
Diện tích 31 m2 gồm 6 máy Pentium 3 dùng để truy cập chọn lọc thơng tin,
lập trình phần mềm, đồ họa, viết bài để đưa lên web site, bản tin, báo sinh viên
điện tử của Thư viện.
Phịng máy giáo viên:
Diện tích 41,81 m2 gồm 15 máy vi tính, 1 máy in, trong phịng bố trí bàn
có vách chắn độc lập ở mỗi máy giúp giáo viên tra cứu thông tin trên mạng, soạn
giáo trình, giáo án phục vụ tốt cơng tác giảng dạy.
Phịng báo, tạp chí và tài liệu tham khảo
Gồm 4 Giá để báo, 2 giá tạp chí, bàn lớn dùng để đọc báo, tạp chí. Bên
cạnh là khu vực tra cứu tài liệu tham khảo với 6 tủ tài liệu và 2 kệ gỗ, bạn đọc có
thể tự lấy tài liệu tra cứu tại chỗ…
Thư viện hiện đang sở hữu 4 LCD và 12 Laptop, sử dụng mạng khơng dây

trong tồn trường. Số lượng máy này cho giáo viên mượn giảng dạy.
2.5 Hoạt động
Ngay từ buổi đầu thành lập thư viện đã tiến hành song song hoạt động sưu
tầm và phục vụ các tài liệu
Công tác sưu tầm gồm bổ sung các tài liệu thuộc phạm vi đào tạo của
trường, các tài liệu sau khi bổ sung sẽ được đăng ký, biên mục: phân loại, định
chủ đề, định từ khóa, đánh số đăng ký cá biệt….Các qui trình trên đều được xử lý
kỹ thuật có sự hỗ trợ của máy vi tính theo một chương trình nhất định. Các tài
liệu khi xử lý kỹ thuật sau được chuyển cho bộ phận phục vụ xếp vào kho. Đối
với các tài liệu điện tử: giáo trình, giáo trình yếu lược của giáo viên, luận án, luận
văn sẽ được bộ phận kỹ thuật thư viện đưa lên trang web.

14


Công tác phục vụ: tiếp bạn đọc, mượn trả tài liệu phục vụ dạng kho mở để
bạn đọc tự lựa chọn các tài liệu. Ngoài ra Thư viện phục vụ tra cứu tài liệu trên
máy, các tài liệu điện tử (CD- ROM, sách điện tử) trong thư viện hoặc trên
Internet.
Thư viện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin tìm kiếm tài liệu
trên internet bằng cách thường xuyên phục vụ miễn phí truy cập internet với 96
máy vi tính làm việc 14/24h mỗi ngày. Mỗi người dùng tin có thể vào bất cứ máy
vi tính nào, vào tài khoản của mình và nhập mật khẩu, hệ thống tự động kích hoạt
cho người dùng tin sử dụng. Vì số lượng máy có hạn nên mỗi sinh viên của
trường chỉ được sử dụng máy 3 giờ mỗi ngày. Hết thời gian qui định hệ thống sẽ
tự động khoá tài khoản lại đảm bảo sự cơng bằng cho các sinh viên.
Ngồi ra kho báo, tạp chí và kho tài liệu tham khảo cũng được phục vụ
dưới dạng mở. Các tài liệu được người dùng tin tự chọn lựa và sử dụng không
cần thông qua cán bộ Thư viện, người dùng tin chỉ cần trình thẻ thư viện cho cán
bộ Thư viện là có thể tự do sử dụng hai kho này không hạn chế thời gian trong

suốt thời gian mở cửa của thư viện. Thời gian nhàn rỗi người dùng tin có thể đến
Thư viện cập nhật kiến thức, thơng tin mới nhất cho mình, hoặc người dùng tin
nghiên cứu có thể tra cứu tài liệu tự do và nhanh chóng.
Thủ tục mượn trả tài liệu rất đơn giản và thông thống, người dùng tin khi
đến sử dụng Thư viện khơng cần phải xuất trình thẻ, vì Thư viện chỉ phục vụ nội
bộ nên người dùng tin chỉ phải mang bản tên để vào kho, chỉ khi nào người dùng
tin cần mượn tài liệu ra khỏi kho mới xuất trình thẻ thư viện để các cán bộ lưu
thông quản lý qua máy. Mỗi sinh viên được mượn tối đa 6 quyển sách: 3 ở kho
mượn-đọc trong thời hạn 2 tuần và 3 ở kho giáo trình trong thời hạn một học kỳ
(4,5 tháng). Sau khi mượn 6 quyển sách các sinh viên còn được mượn thêm băng
hoặc đĩa. Khi hết thời hạn mượn nếu người dùng tin có nhu cầu cần sử dụng tiếp
tài liệu đó Thư viện sẽ gia hạn tiếp thời gian mượn một tuần 7 ngày, nhưng tài
15


liệu chỉ được phép gia hạn khi trong kho còn 2 tài liệu trở lên. Đối với các tài liệu
bị trễ hạn sẽ bị phạt mỗi quyển sách 1.000đ/ngày. Người dùng tin vi phạm lần 1
sẽ bị phạt tiền + giam thẻ một tuần, vi phạm lần 2 phạt tiền + giam thẻ hai tuần,
vi phạm lần 3 phạt tiền + giam thẻ một học kỳ, tái phạm nữa sẽ bị rút hạn thẻ.
Để tổ chức kho mở Thư viện trường Đại học An Giang đã tiến hành đào
tạo cán bộ phục vụ, đào tạo về nhu cầu, lợi ích và tinh thần trách nhiệm khi phục
vụ với hình thức kho mở, học tập kinh nghiệm qua các tài liệu nghiệp vụ, trao đổi
với các đồng nghiệp đi trước, tổ chức đi tham quan các Thư viện đã tổ chức kho
mở thành công. Tiến hành tập huấn sử dụng phần mềm quản lý Thư viện ilib và
thường xuyên nâng cấp chương trình phần mềm điều chỉnh những lỗi mắc phải
khi thao tác với chương trình.
Thư viện tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng Thư viện cho người dùng tin
định kỳ vào mỗi đầu năm học, sau khi tập huấn có tổ chức kiểm tra rồi mới cấp
thẻ sử dụng Thư viện. Mỗi người dùng tin được cung cấp một mã vạch để mượn
tài liệu Thư viện, với thẻ Thư viện này người dùng tin có thể sử dụng phịng máy

truy cập internet hoặc sử dụng bất cứ kho tài liệu nào trong Thư viện, trừ kho tài
liệu hạn chế.
Thư viện còn phát hành báo sinh viên điện tử (Enews) giới thiệu các thông
tin về trường hoặc tổ chức các sân chơi bổ ích giúp các bạn sinh viên giao lưu
học hỏi lẫn nhau như Câu lạc bộ (CLB) Thơ Văn, CLB Tin học, CLB Anh văn,
CLB Toán,…Thư viện thường xuyên cung cấp những thông tin mới nhất về mọi
mặt của xã hội trên bản tin chuyên đề: từ văn hóa nghệ thuật đến những đột phá
của cơng nghệ máy tính, những vấn đề nóng bỏng của xã hội được lấy từ các
nguồn tin trên báo chí, Internet. Đặc biệt Thư viện tổ chức lớp học ảo hay còn gọi
là hệ thống quản lý lớp học trên mạng. Chương trình này cung cấp hầu hết các
công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý lớp học, giảng dạy và học tập.

16


Chƣơng II: Thực trạng vốn tài liệu tại Thƣ viện trƣờng Đại học An Giang
Vốn tài liệu là bộ nhớ của tồn quốc gia, của cả dân tộc. Ở bình diện quốc
tế, vốn tài liệu là di sản văn hóa của nhân loại. Trong mỗi quốc gia, vốn tài liệu là
di sản văn hóa dân tộc và là thước đo trình độ phát triển về mọi lĩnh vực của từng
nước. Nội dung vốn tài liệu càng phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì
khả năng đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng lớn và có sức thu hút ngày càng cao đối
với người sử dụng.
Vốn tài liệu bao hàm hệ thống tri thức nhất định. Vốn tài liệu của một thư
viện nào đó là bộ phận của hệ thống vốn tài liệu của địa phương, ngành, cả nước.
Vốn tài liệu tồn tại cùng với thư viện. Vốn tài liệu chứa đựng những thông tin
mới nhất, đầy đủ nhất có thể về ngành nào đó. Vốn tài liệu đáp ứng những giá trị
khoa học, thực tiển, tư tưởng của thời đại, của đất nước.
Vốn tài liệu chủ yếu là nguồn để thỏa mãn nhu cầu đọc cho các tầng lớp
trong xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu học tập, nghiên cứu và
sản xuất. Vì vậy bất kỳ thư viện nào cũng mong muốn xây dựng được vốn tài liệu

phong phú và có giá trị.
Một trong những qui luật của sự hình thành vốn tài liệu là đảm bảo nó phù
hợp với nhu cầu xã hội, trong đó nhu cầu thơng tin là tiêu chuẩn đánh giá khối
lượng tối ưu và thành phần vốn tài liệu. Vốn tài liệu cần phải có cơ cấu thích hợp
để đáp ứng nhu cầu thông tin luôn thay đổi. Khi nhu cầu thông tin đã được xác
định và vốn tài liệu thư viện hiện đang tồn tại thì nhu cầu đọc sẽ trở thành hiện
thực và có nội dung. Ở mức độ hẹp hơn nhu cầu thông tin, nhu cầu đọc được hình
thành và thay đổi do tác động của vốn tài liệu thư viện.
Nhu cầu đọc sau khi xuất hiện bắt đầu tác động vào vốn tài liệu, xác định
sự phát triển và mức độ xây dựng nó đồng thời vốn tài liệu đã được hình thành lại
là phương tiện có hiệu lực để thỏa mãn nhu cầu đọc. Trong quá trình sử dụng vốn
tài liệu sẽ xuất hiện những nhu cầu về tài liệu mới, yêu cầu này thay đổi dưới ảnh
17


hưởng của vốn tài liệu và ảnh hưởng trực tiếp kích thích sự phát triển, hồn thiện
vốn tài liệu.
Để xác định phương hướng phát triển vốn tài liệu thư viện về khối lượng
cũng như về lĩnh vực cần bổ sung thì cần phải tìm hiểu những nhu cầu thơng tin
nói chung và nhu cầu đọc nói riêng của người dùng tin. Trên cơ sở đó có kế
hoạch cân đối vốn tài liệu và nhu cầu thông tin.
1. Nguồn bổ sung và phƣơng thức bổ sung
1.1 Nguồn bổ sung
Hiện nay Thư viện trường Đại học An Giang bổ sung tài liệu theo
nguồn chủ yếu từ các nhà sách như Thăng Long, Phương Nam, Việt Văn, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Thanh Niên, nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, nhà sách Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
Thơng tin Thương mại Việt Nam, Trung tâm Học liệu Hà Nội, Trung tâm
thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Viện thông tin Khoa học xã hội,
Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ, Tạp chí Thương mại, công ty phát hành sách

FAHASA, một số sách nhận tặng từ các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước:
Sách của Quỹ Châu Á, sách của Dự án Đào tạo Giáo viên.
1.2 Phƣơng thức bổ sung
Phương thức bổ sung chủ yếu của thư viện là đặt mua các tài liệu từ
các nhà sách nói trên. Hàng tháng các nhà sách gởi danh mục về thư viện,
phòng bổ sung phân loại danh mục rồi gởi về các khoa để các giảng viên
tham khảo và đăng ký tài liệu, sau đó thư viện tổng hợp các danh mục tài liệu
được đăng ký, cân đối lại số lượng cần mua rồi gởi đặt hàng với nhà sách.
Thư viện cũng nhận được một số tài liệu tặng, biếu từ các vị khách, các
nhà văn trong khu vực, các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu từ các cuộc hội
thảo, một số lượng khơng ít các tài liệu ngoại văn từ quỹ Châu Á…

18


Ngồi ra cịn có một số tài liệu khơng kém phần quan trọng đó là các
luận văn, luận án, khố luận từ các giảng viên, sinh viên trong toàn trường.
2. Số lƣợng, thành phần vốn tài liệu
2.1 Số lƣợng
Từ năm 2000 đến nay kho tài liệu có phần dao động mạnh, trước đây
số lượng tài liệu lớn nhưng số đầu sách ít, do thư viện theo cơ chế bao cấp, tài
liệu thuộc các môn học đại cương được bổ sung số bản lớn (500 bản/ nhan
đề) nên khi các tài liệu được chỉnh lý thì thư viện phải thanh lý một số lượng
bản rất nhiều.
Năm 2003 thư viện phục vụ theo phương thức mới, việc bổ sung các tài
liệu cũng được thay đổi, số lượng bản cho mỗi tài liệu được hạn chế đúng
mức, phù hợp với điều kiện học tập và nghiên cứu của người dùng tin nhưng
không lãng phí kinh phí hoạt động của thư viện.

Năm


Sách (bản)

Báo-Tạp chí

Băng đĩa

(nhan đề)

(bản)

2000

135.500

41

71

2001

146.900

41

82

2002

104.300


53

200

2003

98.800

61

244

2004

87.670

83

289

2005

94.858

104

386

7/2006


96.051

108

400

Bảng thống kê số lƣợng tài liệu từ năm 2000 – 2006

19


Q UÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁCH TẠI THƢ VIỆN TRƢƠ NG ĐẠI
HỌ C AN GIANG

160
140
120
100
80
Sách (bản)

60
40
20
0
2000

2001


2002

2003

2004

2005

Jul-06

Hình 1: Biểu đồ phát triển sách tại thƣ viện trƣờng Đại học An
Giang từ năm 2000 đến 7/2006
Theo biểu đồ phát triển sách ta có thể thấy rõ đợt thanh lý lớn từ năm
2001 -2002 và từ năm 2002 đến nay tình hình bổ sung sách khá ổn định.
Sách xuất bản trước 1990 hiện nay trong kho cịn 4.052 bản trong đó có
2.300 bản sách trước 1975. Ngồi ra cịn có một số giáo trình dạng tài liệu
photo lưu hành nội bộ

20


Q TRÌNH PHÁT TRIỂN BÁO , TẠP CHÍ TẠI TRƢỜ NG
ĐẠI HỌ C AN GIANG

120
100
80
Báo-Tạp
chí (nhan
đề)


60
40
20
0
2000

2001

2002

2003

2004

2005 Jul-06

Hình 2: Biểu đồ phát triển báo, tạp chí tại thƣ viện trƣờng Đại học
An Giang từ năm 2000 đến 7/2006
Biểu đồ phát triển báo, tạp chí tương ứng tình hình báo, tạp chí rất phát
triển kể từ năm 2003 -7/2006. Số lượng báo, tạp chí phong phú hơn về số
lượng cũng như nội dung, tuy nhiên các tạp chí chuyên ngành hiện nay vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin

Q UÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BĂNG, ĐĨA TẠI THƢ VIỆN
TRƢỜ NG ĐHAG
400
350
300
250


Băng dĩa
(bản)

200
150
100
50
0
2000

2001

2002

2003

21

2004

2005

Jul-06


Hình 3: Biểu đồ phát triển Băng, Đĩa tại thƣ viện trƣờng Đại học
An Giang từ năm 2000 đến 7/2006
Tình hình phát triển băng, đĩa trên biểu đồ cho thấy thư viện chú trọng
hơn loại hình tài liệu này từ năm 2002. Số lượng 82 bản của năm 2001 tăng

lên 200 bản của năm 2002 (hơn 118 bản) điều này cho thấy có sự thay đổi
trong nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của người dùng tin, mặt khác trong
quá trình xây dựng thư viện điện tử, loại tài liệu này được thư viện đặc biệt
quan tâm trong kế hoạch bổ sung.
2.2 Thành phần vốn tài liệu
*Thành phần tài liệu theo nội dung:
Sách

- Chính trị xã hội:

27669 bản

28%

- Khoa học kỹ thuật:

42786 bản

43%

- Văn học nghệ thuật:

28851 bản

29%

Tỉ lệ Sách theo nội dung

CTXH
KHKT

VHNT

Theo thống kê, tỉ lệ sách khoa học kỹ thuật chiếm ưu thế trong tổng vốn tài
liệu kho thư viện. Điều này phù hợp với thực tiễn vì thư viện trường Đại học An
Giang thuộc hệ thống thư viện khoa học nên nhu cầu về tài liệu khoa học kỹ thuật
rất cao.

22


Báo, Tạp chí
- Chính trị xã hội:

42%

- Khoa học kỹ thuật:

37%

- Văn học nghệ thuật:

21%

Tỉ lệ Báo, Tạp chí theo nội dung

CTXH
KHKT
VHNT

Thành phần báo, tạp chí tỉ lệ chính trị xã hội cao hơn văn học nghệ thuật và


khoa học kỹ thuật, vì thế hiện nay nhu cầu về các thơng tin chính trị xã hội của
người dùng tin thư viện phục vụ đạt yêu cầu. Riêng đối với nhu cầu báo, tạp chí
về khoa học kỹ thuật thư viện phục vụ chưa đạt hiệu quả, nhất là đối với các tạp
chí chuyên ngành.
Thống kê điều tra nhu cầu sử dụng tài liệu theo nội dung:
Tổng số phiếu phát hành 100 phiếu

100%

Nhu cầu sử dụng tài liệu chính trị xã hội

%

Nhu cầu sử dụng tài liệu khoa học kỹ thuật

%

Nhu cầu sử dụng tài liệu văn học nghệ thuật

%

* Thành phần tài liệu theo hình thức
- Sách

88.11%

- Báo, tạp chí

11.52%


- Băng, đĩa

0.37%
23


Tỉ lệ tài liệu theo hình thức

100.00%
Sách
Báo, tạp chí

50.00%

Băng, đĩa
0.00%
1

Theo biểu đồ tỉ lệ sách chiếm đa số, do nhu cầu sử dụng sách trong thư
viện rất cao. Đối với báo, tạp chí do thư viện chỉ lưu trữ ba năm khơng đóng
thành tập, nên sau khi hết thời gian sử dụng thư viện thanh lý hết chỉ lưu lại một
số ít những tạp chí để tham khảo. Tình hình sử dụng băng, dĩa của người dùng tin
không cao do nội dung loại hình này chưa phong phú và khơng thuận tiện khi sử
dụng như sách hay báo, tạp chí.
Thống kê điều tra nhu cầu sử dụng tài liệu theo hình thức:
Tổng số phiếu phát hành 100 phiếu

100%


Nhu cầu sử dụng sách

52%

Nhu cầu sử dụng tài liệu trực tuyến (LAN, Internet)

25%

Nhu cầu sử dụng sách+TL trực tuyến

18%

Nhu cầu sử dụng báo

5%

Người dùng tin sử dụng tài liệu dạng sách thông thường nhiều hơn các loại
hình tài liệu khác, do đặc tính loại tài liệu này rất dễ sử dụng, khơng bị hạn chế

24


bởi thời gian, không gian. So với tài liệu điện tử nó tiện dụng hơn và đặc biệt là
rẻ tiền hơn. So với báo, tạp chí, nó thể hiện kiến thức chuyên sâu hơn.
* Thành phần tài liệu theo ngôn ngữ
Kho tài liệu thư viện hiện nay các loại ngôn ngữ như: tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Khơmer.
Trong đó thành phần tài liệu bằng tiếng Việt là chủ yếu, kế tiếp là tiếng Anh, số
lượng tài liệu bằng các thứ tiếng khác không đáng kể. Do thư viện phân loại theo
hệ thống phân loại DDC nên các tài liệu thuộc chuyên ngành nào thì đưa về mơn

loại đó khơng phân biệt ngơn ngữ, vì vậy khơng thể thống kê chính xác số lượng
tài liệu thư viện theo ngôn ngữ.
Thống kê điều tra nhu cầu sử dụng tài liệu thư viện theo ngôn ngữ của
người dùng tin:
Tổng số phiếu phát hành 100 phiếu

100%

Nhu cầu sử dụng bằng tiếng Việt

73%

Nhu cầu sử dụng bằng tiếng Anh

14%

Nhu cầu sử dụng bằng tiếng Anh+tiếng Việt

13%

Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Việt vẫn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất 73%
do trình độ của người dùng tin chủ yếu là đang học Đại học, đang học Cao đẳng
nên việc đọc các tài liệu bằng loại ngôn ngữ khác chưa nhiều.
* Tài liệu tham khảo
Trước đây thư viện không chú trọng lắm trong việc bổ sung tài liệu tham
khảo, cũng như chưa tổ chức riêng kho tài liệu tham khảo do nhu cầu người dùng
tin chưa cao. Từ năm 2003 số lượng cán bộ nghiên cứu tăng lên, thư viện nhận
thấy những lợi ích thiết thực của việc xây dựng kho tài liệu tham khảo, và do nhu
cầu tra cứu của người dùng tin tăng cao, nên thư viện đã đặc biệt quan tâm bổ
25



×