Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Kĩ năng sống của sinh viên khoa sư phạm trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA
SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

HOÀNG THẾ NHẬT

AN GIANG, 9-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA
SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài:

Th.S. HOÀNG THẾ NHẬT

AN GIANG, 9-2014


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Kỹ năng sống của sinh viên Khoa Sư phạm,
Trường Đại học An Giang”, do tác giả Hoàng Thế Nhật, công tác tại Bộ môn Tâm lý –
Giáo dục, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết
quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang
thông qua ngày 20/08/2014
Mã số đề tài: 13.01.SP


Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu này điều tra mức độ nhận thức và việc thực hiện các kỹ năng sống (kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng quản lý cảm xúc) của 330 sinh viên
đến từ Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các kỹ
năng sống của các sinh viên ở mức Trung bình. Lý do chính là các sinh viên chưa ý thức
được vai trò quan trọng của kỹ năng sống. Bên cạnh đó, một số tác động khơng hiệu quả
từ phía nhà trường và xã hội phần nào đã làm hạn chế kỹ năng sống của sinh viên. Kiểm
định thống kê có sự khác biệt đáng kể về giới tính và về cấp học trong việc thực hiện các
kỹ năng sống. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
sống của sinh viên, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng quyết định, trong khi các yếu
tố khách quan đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng sống.
Trong nghiên cứu này, một số biện pháp cũng được xây dựng để nâng cao kỹ năng sống
cho sinh viên và một khóa tập huấn cho 53 sinh viên đã được tổ chức một cách hiệu quả.
Do đó, đã kiểm định được tính khả thi của các phương pháp giáo dục kỹ năng sống và
khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.

ii



ABSTRACT
This study investigated the level of awareness and the performance of life skills
(communication skills, teamwork skills and emotional management skills) of 330
students from Pedagogy Faculty, An Giang University . The study results showed that
the life skills of these students got the average level. The major reason was that the
students were not well – aware of the important role of life skills. Besides, some
inefficient effects from schools and society partly contributed to the limitations of the
life skills of the students. There were statistically significant gender and grade
differences in the performance of life skills. The study results also indicated some
factors affecting the students' life skills, in which the subjective factors had a decisive
influence while the objective factors play an important role in the building of life skills.
In this study, some methods were also developed to enhance students’ life skills and an
expertimental training course for 53 students was effectively organized. Thereby, the
feasibility testing of the methods was completed and the urgent need of life skills
education for students was highly confirmed.

iii


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng trình
nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình
nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 10 tháng 09 năm 2014
Ngƣời thực hiện

ThS. Hoàng Thế Nhật

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GD
ĐHAG
GV
KN
KNGT
KNS
SP
SV
UNESCO
UNICEF
WHO

Nguyên chữ
Giáo dục
Đại học An Giang
Giảng viên
Kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng sống
Sư phạm
Sinh viên
Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa quốc tế
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
Tổ chức Y tế thế giới

v



MỤC LỤC

Chƣơng 1

Chƣơng 2

Chƣơng 3

CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
TÓM TẮT
CAM KẾT KẾT QUẢ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và nghiên cứu
1.4 Nội dung nghiên cứu
1.5 Những đóng góp của đề tài
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Lược khảo vấn đề nghiên cứu
2.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.3 Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
2.3.1 Khái niệm kỹ năng
2.3.2 Khái niệm kỹ năng sống
2.3.3 Phân loại kỹ năng sống
2.3.4 Phân biệt kỹ năng sống với kỹ năng mềm
2.3.5 Vai trò của kỹ năng sống đối với sinh viên Sư phạm

2.3.5.1 Xét ở góc độ xã hội
2.3.5.2 Xét ở góc độ giáo dục
2.3.5.3 Xét ở góc độ văn hóa chính trị
2.3.6 Những kỹ năng sống quan trọng của sinh viên Sư phạm
2.3.6.1 Kỹ năng làm việc nhóm
2.3.6.2 Kỹ năng giao tiếp
2.3.6.3 Kỹ năng quản lý cảm xúc
2.3.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên
2.3.7.1 Yếu tố khách quan
2.3.7.2 Yếu tố chủ quan
2.3.8 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mẫu nghiên cứu
3.2 Công cụ nghiên cứu
3.3 Thiết kế nghiên cứu
vi

trang
i
ii
iv
v
vi
viii
1
1
3
3
3
3

5
5
9
9
9
10
11
13
13
13
14
14
14
14
15
16
17
17
18
19
22
22
23
25


3.4 Tiến trình nghiên cứu
3.5 Phân tích dữ liệu
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát chung về khách thể nghiên cứu
4.2 Mức độ nhận thức về kỹ năng sống của sinh viên Khoa Sư phạm,
Trường Đại học An giang
4.2.1 Mức độ quan tâm về kỹ năng sống
4.2.2 Nhận thức về khái niệm kỹ năng sống
4.2.3 Nhận thức về vai trò của kỹ năng sống
4.2.4 Nhận thức về mức độ cần thiết của một số kỹ năng sống
4.3 Thực trạng chung về kỹ năng sống của sinh viên Khoa Sư phạm,
Trường Đại học An Giang
4.3.1 Kỹ năng sống xét chung trên toàn mẫu nghiên cứu
4.3.2 Biểu hiện kỹ năng sống trong từng kỹ năng cụ thể
4.3.2.1 Kỹ năng giao tiếp của sinh viên
4.3.2.2 Biểu hiện kỹ năng làm việc nhóm
4.3.2.3 Kỹ năng quản lý cảm xúc
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên Khoa Sư
phạm, Trường Đại học An Giang
4.4.1 Yếu tố chủ quan
4.4.2 Yếu tố khách quan
4.5 Nguyên nhân gây ra hạn chế kỹ năng sống của sinh viên Khoa
Sư phạm, Trường Đại học An Giang
4.5.1 Nguyên nhân về phía sinh viên
4.5.2 Nguyên nhân về phía trường học
4.5.3 Nguyên nhân về phía cộng đồng xã hội
4.6 Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng sống cho sinh viên Khoa
Sư phạm, Trường Đại học An Giang
4.7 Biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho sinh viên Khoa Sư phạm,
Trường Đại học An Giang
4.7.1 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng sống cho
sinh viên
4.7.2 Kết quả thực nghiệm tác động nâng cao kỹ năng sống cho sinh

viên
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Hạn chế
5.3 Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vii

25
26
27
27
27
29
30
31
32
31
33
33
38
45
51
51
52
52
52
53
54

55
56
56
58
62
62
64
64
67


PHỤ LỤC

69

Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

Phiếu điều tra
Phiếu trưng cầu ý kiến giảng viên
Phiếu phỏng vấn sinh viên

68
79
83

Phụ lục 4
Phụ lục 5


Phiếu phỏng vấn giảng viên
Phiếu điều tra dành cho nhóm trước thử nghiệm

83
84

Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 9.1
Phụ lục 9.2
Phụ lục 9.3
Phụ lục 9.4
Phụ lục 9.5
Phụ lục 9.6
Phụ lục 9.7

Phiếu điều tra dành cho nhóm sau thử nghiệm
Mẫu quan sát
Tổ chức thực nghiệm giáo dục kỹ năng sống
Phụ lục biểu bảng
Mức độ quan tâm kỹ năng sống của sinh viên
Kiểm định mức độ quan tâm kỹ năng sống theo lát cắt năm học
Kết quả xử lý tình huống giao tiếp
Kết quả xử lý tình huống làm việc nhóm
Kết quả xử lý tình huống quản lý cảm xúc

85
86

87
89
89
89
89
89
89
90

Phụ lục 9.8
Phụ lục 9.9

Đánh giá của sinh viên về các nguyên nhân gây ra hạn chế kỹ năng sống

Đánh giá của sinh viên về các biện pháp cần thiết để phát triển kỹ
năng sống
Đánh giá của giảng viên về mức độ quan trọng của kỹ năng sống
Kết quả đánh giá của giảng viên về các kỹ năng sống cần thiết đối
với sinh viên

90
90

Phụ lục 9.10
Phụ lục 9.11
Phụ lục 9.12

90
Đánh giá của giảng viên về mức độ thể hiện kỹ năng sống của sinh viên
91

Đánh giá của giảng viên về kỹ năng ứng xử chào hỏi của sinh viên
91
Đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống 92
của SV

Phụ lục 9.13

Đánh giá của GV về nguyên nhân gây ra hạn chế KNS của SV

92

Phụ lục 9.14
Phụ lục 9.15

Mức độ rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên
Đánh giá của giảng viên về các biện pháp cần thiết để phát triển kỹ
năng sống cho sinh viên
Kết quả nhận thức về sự cần thiết của kỹ năng sống trước và sau
thực nghiệm
Kết quả phân biệt các kỹ năng sống trước và sau thực nghiệm
Kết quả so sánh biểu hiện kỹ năng sống trước và sau thực nghiệm

92

Đánh giá tính hiệu quả của quá trình tổ chức thực nghiệm
Sự hứng thú của sinh viên khi tham gia thực nghiệm
Đánh giá của sinh viên về nội dung thực nghiệm

93
94

94
94

Phụ lục 9.16
Phụ lục 9.17
Phụ lục 9.18
Phụ lục 9.19
Phụ lục 9.20
Phụ lục 9.21
Phụ lục 9.22

Đánh giá của sinh viên phương pháp hoạt động tổ chức thực nghiệm

viii

93
93
93
93


Phụ lục 9.23
Phụ lục 9.24

Đánh giá của sinh viên về hình thức tổ chức thực nghiệm
Đánh giá của sinh viên về cách trình bày

94
94


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13
Bảng 14
Bảng 15
Bảng 16
Bảng 17
Bảng 18
Bảng 19
Bảng 20
Bảng 21
Bảng 22
Bảng 23
Bảng 24
Bảng 25
Bảng 26
Bảng 27
Bảng 28

Bảng 29
Bảng 30
Bảng 31
Bảng 32

Mẫu nghiên cứu cụ thể ở từng năm học
Mẫu nghiên cứu sau khi được quy gán
Thang điểm đánh giá mức độ kỹ năng sống
Tiến trình các bước nghiên cứu
Mức độ quan tâm đến kỹ năng sống của sinh viên Khoa Sư phạm
Tỉ lệ nhận thức về khái niệm kỹ năng sống
Tỉ lệ phân biệt các kỹ năng sống
Nhận thức về vai trò của kỹ năng sống
Đánh giá của sinh viên Khoa Sư phạm về kỹ năng sống cần thiết
Điểm trung bình các kỹ năng sống
Đánh giá của giảng viên và sinh viên về kỹ năng sống của sinh viên
Nhận thức của sinh viên Khoa Sư phạm về kỹ năng giao tiếp
Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm
Kết quả xử lý tình huống giao tiếp
Khó khăn của sinh viên Khoa Sư phạm khi thực hiện KNGT
Kết quả xử lý tình huống giả GT xét theo năm học
Kết quả xử lý tình huống GT theo lát cắt giới tính
Nhận thức của SV Khoa SP về nguyên tắc làm việc nhóm
Biểu hiện KN làm việc nhóm của SV
Đánh giá của GV về KN làm việc nhóm của SV
Kết quả xử lý tình huống KN làm việc nhóm xét trên tồn mẫu
Khó khăn của SV khi làm việc nhóm
Kết quả kiểm định xử lý tình huống theo lát cắt năm học
Kết quả kiểm định xử lý tình huống làm việc nhóm theo lát cắt giới tính
Đánh giá của SV về ý nghĩa của KN quản lý cảm xúc

Biểu hiện KN quản lý cảm xúc của SV Khoa SP
Kết quả xử lý tình huống quản lý cảm xúc của SV Khoa SP
Những khó khăn của SV trong quản lý cảm xúc
Kết quả xử lý tình huống theo lát cắt năm học
KN xử lý tình huống quản lý cảm xúc xét theo năm học
Các yếu tố ảnh hưởng đến KNS của SV Khoa SP

ix

trang
22
22
23
25
27
29
30
30
31
31
32
33
34
35
36
37
38
38
39
40

41
42
44
45
45
46
47
48
49
50
50
51


Bảng 33
Bảng 34
Bảng 35
Bảng 36
Bảng 37
Bảng 38
Bảng 39

Nguyên nhân hạn chế KNS từ phía SV
Nguyên nhân hạn chế KNS của SV xét từ phía nhà trường
Nguyên nhân hạn chế KNS của SV xét từ phía xã hội
Thực trạng phát triển KNS cho SV Khoa SP
Kết quả nhận thức về tầm quan trọng trước và sau thực nghiệm
Nhận thức các KNS trước và sau thực nghiệm
So sánh mức độ biểu hiện một số KNS trước và sau thực nghiệm


x

53
53
54
55
59
59
60


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Xu thế hội nhập, hợp tác và phát triển là dòng chảy của thế giới hiện nay – thế kỷ 21. Sự
phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ đã làm cho bộ mặt đời sống của
thế giới chúng ta thay đổi một cách nhanh chóng. Và sự thay đổi của các giá trị là điều
không thể tránh khỏi. Để thích nghi được với sự biến đổi đó, mỗi cá nhân ngồi việc
trang bị kiến thức chun mơn cịn phải trang bị cho mình các kỹ năng sống để có sự
thích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh.
KNS có vai trị cực kì quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Kinixti - Học giả
người Mỹ nhận định rằng: "Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật
chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người
đó". KNS tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm
tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân. KNS còn giúp con người
vượt qua những rủi ro trong cuộc sống, giúp làm chủ suy nghĩ, cảm xúc, hành động của
mình và vận dụng kĩ năng đó vào cơng việc, học tập cũng như các mối quan hệ khác.
Một thực tế cho thấy rằng rất nhiều sinh viên (SV) ra trường cầm trên tay tấm bằng tốt
nghiệp đại học nhưng lại thiếu đi các kĩ năng (KN) quan trọng khác. Khơng biết cách
ứng phó trước những tình huống trong cuộc sống vì thiếu kĩ năng hợp tác với người

khác, khả năng thiết lập mối quan hệ hạn chế, không quản lý được cảm xúc bản thân.
Trong một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam cho thấy có 37%
sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm do yếu và thiếu các yếu tố kỹ năng thực
hành xã hội, 83% bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu các KNS (Hà Thị Dung, 2012).
Theo điều tra mới nhất của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, có đến 13% sinh viên
sau khi tốt nghiệp phải đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng mới, gần 40% phải được kèm
cặp tại nơi làm việc và 41% cần làm quen với công việc qua một thời gian nhất định
mới có thể thích ứng. Thống kê của Viện Khoa học lao động thuộc Bộ Lao động –
Thương binh – Xã hội cũng cho thấy, cứ 2.000 hồ sơ xin việc nộp vào các doanh nghiệp
thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu (Thanh Hùng, 2009).
Hậu quả trực tiếp của sự thiếu hụt các KNS còn dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn, một
bộ phận sinh viên ham hưởng thụ, chạy theo vật chất, sa vào các tệ nạn xã hội, bạo lực
học đường…
Ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, trẻ em đã được giáo dục (GD) KNS
từ rất sớm. Tại Mỹ, tất cả những kỹ năng cần có cho cuộc sống đều đã được học từ mẫu
giáo. Trẻ được học những kĩ năng sống như cách đương đầu với khó khăn, cách tránh
những mâu thuẫn xung đột… Tại châu Á, điển hình là Nhật Bản ngay từ lúc cịn nhỏ, trẻ
em được tạo điều kiện để có đủ mơi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm cả về môi
trường vật chất lẫn môi trường tương tác, trẻ được học cách đối nhân, xử thế. Trẻ cịn
được học cách đối phó với tai nạn như cháy, thiên tai, động đất…. Chính những điều đó
đã đặt nền tảng cho trẻ phát huy được tính chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống (Quách Đức Anh, 2012).
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, KNS đã và đang được quan tâm. Năm học
2009-2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011, Bộ
1


Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống (GD KNS) lồng ghép vào
các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục – Đào

tạo, giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh, sinh
viên ý thức được giá trị bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh, sinh viên hiểu
biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa,
hiểu biết và chấp hành pháp luật…(Trích, Chỉ thi: 3399 /CT-BGDĐT, 2010). Tiếp đó,
Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng đã ra Quyết định Số 5323/QĐ-BGDĐT. Trong đó mục tiêu
cụ thể là: “HSSV được giáo dục, định hướng tốt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;
được hỗ trợ, tạo điều kiện để rèn luyện, phát huy năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Khắc phục tình trạng sa sút về đạo
đức, lối sống; thiếu kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp trong một bộ phận HSSV hiện
nay”(Trích 5323/QĐ-BGDĐT, 2012). Mặc dù xác định được tầm quan trọng của giáo
dục KNS và đưa ra các Chỉ thị, Quyết định về giáo dục KNS nhưng việc Bộ Giáo dục –
Đào tạo chưa có bộ chuẩn về giáo dục KNS nên mỗi trường có một cách dạy riêng, giáo
dục KNS ở phổ thông phổ biến vẫn chỉ diễn ra ở môn đạo đức và giáo dục công dân, ở
đại học KNS vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các trường học hiện nay quá nặng về
dạy kiến thức, ít quan tâm đến giáo dục KNS. Các trung tâm giáo dục KNS ở các thành
phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ra đời để giúp các bạn trẻ xác định được
mục tiêu, hướng đi của cuộc đời. Song hạn chế của giáo dục KNS ở Việt Nam là không
được tổ chức một cách thường xuyên, các khóa học giáo dục KNS chỉ là các đợt học
“ngắn ngày” lại thiên về lý thuyết, chỉ mô tả và diễn giải các cảm xúc mà thiếu đi các kỹ
năng thực hành.
KNS nó cịn là biểu hiện của năng lực tâm lý xã hội. Bởi vì mỗi con người là thành viên
của cộng đồng, của xã hội. Do vậy, mỗi cá nhân không chỉ quan hệ với bản thân mà còn
quan hệ với những người khác. Muốn tạo lập được mối quan hệ với người khác, muốn
làm việc hiệu quả thì khơng thể cứ tn theo thói quen cảm tính của cá nhân mà cần phải
rèn luyện, cần có sự hỗ trợ của những người xung quanh. Do đó, để tương tác với người
khác thành cơng thì con người cần trang bị cho mình ít nhất là ba kỹ năng quan trọng
sau đây: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý cảm xúc.
Sinh viên Sư phạm là lực lượng trí thức trẻ, tương lai sẽ trở thành những thầy cơ giáo –
những người hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Cho nên, việc trang bị ba KN trên là
thực sự cần thiết. Việc trang bị những KN đó cũng là việc rèn luyện, nâng cao KN sư

phạm cho SV. Bên cạnh những yếu tố tích cực là SV được học tập trong điều kiện, môi
trường giáo dục thuận lợi, được tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn thơng tin thì SV cũng
đối mặt với khơng ít thách thức từ áp lực trong học tập, trong định hướng nghề nghiệp,
trong việc ứng xử với các mối quan hệ xung quanh, khó khăn trong hợp tác với người
khác…SV Khoa Sư phạm (SP), Trường Đại học An Giang (ĐHAG) cũng khơng nằm
ngồi những thách thức đó. Nhiều SV thiếu KNS, khả năng giao tiếp và làm chủ cảm
xúc bản thân còn hạn chế.
Ở trong nước cũng như ngồi nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về KNS. Trường
ĐHAG trong thời gian qua cũng đã quan tâm đến vấn đề này thông qua một số nghiên
cứu liên quan về kỹ năng mềm, lạm bàn về kỹ năng mềm nhân ngày hội việc làm. Các
đề tài đó nghiên cứu nhiều KN khác nhau nhưng ở mức độ khái qt, ít mơ tả đến các
yếu tố cấu thành trong một KN cụ thể.
Đó là những lí do để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Kĩ năng sống của sinh viên
Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang”.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả thực trạng KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG.
- Làm rõ được những nguyên nhân ảnh hưởng đến KNS của SV Khoa SP, Trường
ĐHAG.
- Thử nghiệm biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về KNS cho SV Khoa SP, Trường
ĐHAG.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục nâng cao KNS cho SV Khoa Sư phạm, Trường
ĐHAG.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
KNS của SV Khoa Sư phạm – Trường Đại học An Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu 330 SV Khoa Sư phạm – Trường Đại học An Giang.

Nghiên cứu các KNS được xem là những kĩ năng giúp con người tương tác, làm việc
hiệu quả với người khác. Cụ thể là nghiên cứu các kỹ năng sau đây: Kĩ năng giao tiếp
(KNGT), Kĩ năng quản lý cảm xúc, Kĩ năng làm việc nhóm.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến KNS và KNS của SV
Điều tra thực trạng KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG. Trong phần này, chúng tôi
làm rõ các vấn đề sau đây:
- Nhận thức về KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG, bao gồm sự quan tâm, nhận thức
về khái niệm, nhận thức về ý nghĩa
- Thực trạng chung về KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG
- Biểu hiện KNS trong các KN cụ thể
- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG
- Các nguyên nhân gây ra hạn chế về KNS của SV Khoa SP, Trường ĐHAG.
- Thực trạng phát triển KNS cho SV Khoa SP, Trường ĐHAG.
- Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao KNS cho SV Khoa SP, Trường ĐHAG
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KNS cho SV Khoa SP, Trường ĐHAG
1.5. Những đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt khoa học:
Đề tài góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cơ sở lý luận về KNS.
Đề tài phát hiện ra được thực trạng, biểu hiện KNS của SV Khoa Sư phạm.
Các biện pháp của đề tài là cơ sở để giáo dục KNS cho SV, giúp SV hoàn thiện
nhân cách, trở thành người lao động có ích cho xã hội.
- Đóng góp cơng tác đào tạo:
3


Những cơ sở lý luận và thực trạng nghiên cứu đề tài đạt được góp phần giúp nhà
trường đào tạo, giáo dục hồn thiện KNS cho SV.
- Đóng góp phát triển kinh tế xã hội:
Với những kết quả đề tài đạt được sẽ giúp cho cộng đồng đánh giá được tầm

quan trọng của KNS. Từ đó, tuyên truyền, giáo dục KNS cho trẻ em, thanh thiếu niên,
giúp các em hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách.
Những biện pháp của đề tài nếu được triển khai có thể giúp cho xã hội có được
những người lao động khơng chỉ vững về trình độ chun mơn mà cịn vững cả về kĩ
năng nghề nghiệp, kĩ năng xã hội.

4


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lƣợc khảo vấn đề nghiên cứu
Ngoài nƣớc:
Kỹ năng sống bắt đầu được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ những thập niên
cuối của thế kỷ XX. Năm 1990, Bộ lao động Mỹ đã thành lập một Ủy ban thư ký về rèn
luyện các kỹ năng cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary
Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo
dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích thúc đẩy nền
kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao. Tại Mỹ, Bộ Lao
động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The
American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên
cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ
bản cần thiết để thành công trong công việc: Kỹ năng học và tự học (learning to learn);
Kỹ năng lắng nghe (Listening skills); Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills);
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative
thinking skills); Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem); Kỹ năng đặt
mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills); Kỹ năng phát triển cá
nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills); Kỹ năng giao tiếp ứng xử
và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills); Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork); Kỹ
năng đàm phán (Negotiation skills); Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational

effectiveness); Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) (The Secretary’s
Commission on Achieving Necessary Skills U.S. Department of Labor,1991).
Cũng từ những năm 90, thuật ngữ KNS đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục
của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), trước tiên là chương trình “giáo dục những
giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ (Unicef, 2006). Phần lớn
các cơng trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp,
đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội.
Từ việc xác định mục đích học tập trong thế kỷ XXI “học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”, Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa quốc
tế (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF cũng đã tiến hành nhiều dự án
nghiên cứu và tổ chức tập huấn nhiều chương trình về KNS ở nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Những nghiên cứu trong giai đoạn này mong muốn thống nhất quan niệm
chung về KNS cũng như đưa ra bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có
(Đào Thị Oanh, 2007; Emine O, 2007).
Tại các nước Đông Nam Á, những nghiên cứu về KNS đang được quan tâm. UNESCO
đã tiến hành dự án ở các nước trong khu vực nhằm vào nhiều vấn đề khác nhau liên
quan đến KNS, Thái Lan- 1996; Indonesia- 1997; Philippin- 2001; Lào- 1998; Mianmar1998, Campuchia- 2001. Dự án chia làm 2 giai đoạn với 2 nhóm nghiên cứu. Giai đoạn
1 nhằm xác định quan niệm của từng nước về KNS và những việc đã làm để phát triển
KNS. Đây được xem là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho
hướng nghiên cứu về KNS nêu trên. Sang giai đoạn 2, dự án chú trọng việc đưa ra
5


những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng các cơng cụ kiểm tra (có tiến hành thử
nghiệm) về KNS (Nguyễn Quang Uẩn, 2009).
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng
thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of
Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the
Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề
cho tương lai” năm 2002. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử

dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các
kỹ năng cần thiết khơng chỉ để có được việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức thơng
qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ
chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau: Kỹ năng giao tiếp
(Communication skills); Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills); Kỹ năng giải
quyết vấn đề (Problem solving skills); Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and
enterprise skills); Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising
skills); Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills); Kỹ năng học tập (Learning
skills); Kỹ năng công nghệ (Technology skills) (Employability skills for the future,
2002)
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho người lao
động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills
Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có
năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất
làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra
danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Conference Board of Canada là
một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu
hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách cơng
cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề
cho thế kỷ 21 bao gồm cá kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Kỹ năng
giải quyết vấn đề (Problem solving); Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive
attitudes and behaviours); Kỹ năng thích ứng (Adaptability); Kỹ năng làm việc với con
người (Working with others); Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán
(Science, technology and mathematics skills) (The Conference Board of Canada’s
Employability skills, 2000).
Nhìn chung, dù xuất phát từ quan điểm về KNS theo UNICEF, WHO hay UNESCO, ở
mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt về quan niệm và nội dung. Một số nước
thực hiện theo đúng chuẩn KNS, trong khi một số nước khác mở rộng thêm chứ không
chỉ bao hàm KNS là những khả năng về tâm lý, xã hội. Các quốc gia cũng mới bước đầu
triển khai chương trình và biện pháp giáo dục KNS nên chưa thật tồn diện và sâu sắc, vì

chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất
lượng KNS ở người học sau khi được trang bị hay huấn luyện KNS (Nguyễn Thanh
Bình, 2009).
Trong nƣớc:
Từ xa xưa, thơng qua những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, ông cha ta thường truyền
lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm sống, những cách thức chống chọi lại với thiên tai,
những khó khăn trong cuộc sống cũng như cung cách đối nhân xử thế. Giáo dục cũng đã
đặt ra mục tiêu học để làm người, học để biết đối nhân xử thế, học để sống tốt hơn và
6


học để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Đây là những nội dung giáo dục có tính
chất tiền đề để giáo dục KNS.
Thuật ngữ KNS được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương trình của UNICEF
(1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phịng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu
niên trong và ngồi nhà trường”. Trong giai đoạn đầu, khái niệm KNS được giới thiệu
trong chương trình này chỉ bao gồm một số KNS cốt lõi. Giai đoạn 2 của chương trình
mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống”. Trong giai đoạn này nội dung
của khái niệm KNS và giáo dục KNS đã được phát triển và được quan tâm nghiên cứu
(Đào Thị Oanh, 2007).
Những nghiên cứu về các vấn đề trên có xu hướng xác định những KN cần thiết ở các
lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia và đề xuất các biện pháp để hình thành
những KN này cho thanh thiếu niên (trong đó có học sinh trung học cơ sở). Một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: “Cẩm nang tổng hợp kĩ năng
hoạt động thanh thiếu niên” của tác giả Phạm Văn Nhân giúp học sinh làm thế nào để tổ
chức một cuộc trại, rồi chuẩn bị thức ăn mang theo, cách bảo quản chúng ra sao,...hay
cách tìm phương hướng khi bị lạc vào một khu rừng theo ánh mặt trời, bằng cách quan
sát các vì sao, đốn hướng gió… (Phạm Văn Nhân, 1999); “Kĩ năng thanh niên tình
nguyện” của tác giả Trần Thời đưa ra một số tình huống khó khăn xảy ra ở một nơi hồn
tồn xa lạ đối với cuộc sống thường ngày, người thanh niên tình nguyện cần phải được

trang bị một số vốn kỹ năng nhất định để có thể ứng phó kịp thời với cuộc sống (1998).
Năm 2005, có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu được triển khai liên quan đến giáo dục
kỹ năng sống trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông như: Dự án VIE
01/10 do UNFPA tài trợ “Giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua
hoạt động ngoại khoá trong nhà trường”. Giáo dục học sinh những kỹ năng liên quan
đến nhận thức về sức khỏe sinh sản, phóng tránh các căn bệnh lây qua đường tình dục.
GD dục sức khỏe sinh sản vị thành niên được lồng ghép vào các mơn học chính khóa là
Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn…
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục phổ
thơng, cịn có một số tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến giáo dục kỹ năng sống trong
giáo dục thường xuyên. Tiêu biểu là một số Dự án hợp tác giữa Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục với văn phòng UNESCO Hà Nội:“Giáo dục kỹ năng sống ở trung
tâm học tập cộng đồng” (2005); “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hồn cảnh khó
khăn” (2006) (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013).
KNS nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam
trong thời gian gần đây với những cơng trình được nghiên cứu được triển khai ở các cấp.
Tiêu biểu có Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quang Uẩn, Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị
Oanh, Đào Thị Oanh…
Một trong những người đầu tiên có cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS
và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Với một loạt các bài báo,
các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo Giáo dục kỹ
năng sống, Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống cơ
bản cho học sinh Trung học phổ thơng, Giáo trình chun đề giáo dục KNS. Tác
giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu
về vấn đề này ở Việt Nam.
7


Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục KNS cho HS phổ thông qua
dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến

và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam. Tham gia dự án có HS THCS và trẻ em ngoài
trường học ở một số tỉnh thuộc nhiều khu vực như: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội, Gia Lai, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Các em
được rèn luyện KNS thiết thực để ứng phó với những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống
an toàn, mạnh khoẻ của trẻ em như: phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khoẻ sinh sản,
vấn đề quan hệ tình dục sớm… Mục tiêu của Dự án là hình thành thái độ tích cực của
HS đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã
hội; nâng cao nhận thức của cha mẹ HS về KNS, để họ chủ động trong việc truyền thụ
kiến thức kỹ năng cho con em mình (Nguyễn Thanh Bình, 2007).
Nguyễn Quang Uẩn cùng cộng sự thực hiện đề tài 01X – 06/03-2009-02, xây dựng được
hệ thống cơ sở lý luận về kỹ năng sống và giáo dục KNS cho thiếu nhi thủ đô. (Nguyễn
Quang Uẩn, 2009).
Năm 2009, tác giả Huỳnh Văn Sơn cho ra đời tài liệu “Nhập môn kỹ năng sống” với các
nội dung cơ bản: những vấn đề chung về KNS và một số KNS cơ bản (Huỳnh Văn Sơn,
2009).
Năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Sơn cũng đã nghiên cứu đề tài: “Phát triển kỹ năng mềm
cho sinh viên các trường đại học sư phạm”. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp bộ. Mã số: B2012.19.05. Đề tài tập trung nghiên cứu ở một số KN như: KN giải
quyết vấn đề, KN làm việc nhóm và KN quản lý cảm xúc. Kết quả của đề tài cho thấy:
SV nhận thức và quan tâm đến vấn đề kỹ năng mềm thể hiện ở mức “quan tâm”. Trong
khi đó, mức độ kỹ năng mềm của sinh viên đạt ở mức trung bình. (Huỳnh Văn Sơn,
2012).
Với đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Luận án tiến sĩ giáo dục học của tác tác giả Phan Thanh
Vân. Đề tài sử dụng bộ công cụ điều tra giới hạn ở mức độ nhận thức về KNS của học
sinh trung học phổ thông chứ không đi vào đo lường các KNS cụ thể (Phan Thanh Vân,
2010).
Cho đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS dưới dạng các KN cụ
thể, hoặc các KN tiêu biểu cho mỗi lứa tuổi (Huỳnh Văn Sơn, 2010; Phan Thanh Vân,
2010; Nguyễn Thị Huệ, 2011). Hoặc cũng có thể là một KN nhỏ trong các KN này.

Tóm lại, KNS vẫn còn là một trong những vấn đề mới mẻ trong khoa học cũng như
trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Nghiên cứu KNS tại Việt Nam hay triển khai chương
trình rèn luyện KNS cho HS chỉ mới thể hiện rõ ở chương trình giáo dục ngồi khung
chương trình đào tạo. Chưa có văn bản, tài liệu khoa học hay giáo trình về giảng dạy
KNS cho HS trong chương trình đào tạo.
Tại Trƣờng Đại học An Giang.
Trong thời gian qua ở Trường ĐHAG đã có một số nghiên cứu liên quan đến kỹ năng.
Kết quả khảo sát SV Trường ĐHAG tháng 09/2003 của Hồ Thanh Mỹ Phương cho thấy,
SV coi trọng và rất coi trọng các kỹ năng mềm ngoài kiến thức chun mơn như: KN nói
chuyện trước đám đơng, KN làm việc với người khác, KN đánh giá, KN đặt câu hỏi
(2003). Thông tin khoa học Trường ĐHAG, số 34 của Võ Tòng Anh, Nguyễn Thanh
Hải, Trịnh Phước Nguyên cho thấy: SV cảm thấy “lúng túng” trong việc giải quyết các
8


vấn đề học tập hay cuộc sống (38.3 % SV nam và 68,3 % SV nữ) hoặc lo ngại về kỹ
năng lập kế hoạch (51.1% SV nam)…(2008).
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
KNS của SV Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang chưa cao và trong một số biểu
hiện của các thành tố KNS có sự khác nhau nhất định giữa các nhóm năm học cũng như
giới tính. Có nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến KNS của SV.
Nếu thử nghiệm được các biện pháp giáo dục KNS phù hợp sẽ nâng cao KNS cho SV
khoa SP.
2.3. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
2.3.1. Khái niệm kỹ năng
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, trong bất kỳ một hoạt động nào đó,
muốn đảm bảo có kết quả, con người khơng chỉ cần có tri thức, sự nổ lực mà phải có
những kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Kỹ năng là một phần của năng lực, là một trong những
điều kiện để hình thành nên năng lực hoạt động.
Khi nói về khái niệm kỹ năng, Tâm lý học tồn tại hai quan niệm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động.
V.A. Cruchetxki cho rằng: “KN là sự thực hiện một hành động hay một hoạt động nào
đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức hành động đúng đắn” (V.A.
Cruchetxki, 1978).
Từ điển tâm lý học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa “KN là giai đoạn giữa của việc
nắm vững một phương thức hành động mới – cái dựa trên một quy tắc (tri thức) nào đó
và trên q trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với tri thức đó, nhưng cịn
chưa đạt đến mức độ kỹ xảo” (Phan Trọng Ngọ, 2003).
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng “KN là mặt kỹ thuật của hành động, con người
nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng” (Trần Trọng
Thủy,1998).
Như vậy, với quan niệm này, các tác giả xem xét KN nghiêng về mặt kĩ thuật của hành
động, người có KN là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện hành động
theo đúng u cầu của nó mà khơng cần tính đến kết quả hành động.
Quan niệm thứ hai, xem KN như là biểu hiện của năng lực của con người: Tác giả A.V.
Petrovski cho rằng: “Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã có để có
thể lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với đích đã đặt ra”
(A.V. Petrovxki (Đặng Xuân Hoài dịch) (1982).

Trong “Từ điển tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên đã nêu: KN là năng lực vận
dụng có hiệu quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh
hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ KN, cơng việc hồn thành
trong điều kiện hồn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, các thao tác chưa
thành thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. KN được hình thành qua luyện
(Vũ Dũng, 2002).
KN khơng phải là vấn đề thao tác. Đặng Thành Hưng (2004) xác định “KN có
bản chất tâm lý (cấu tạo tâm lý chuyên biệt cho phép cá nhân có thể thực hiện
9



họat động), nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành động (phương thức
hành vi chuyên biệt trong công việc thực sự)” (Đặng Thành Hưng, 2004).
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động
nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù
hợp với những điều kiện cho phép (Huỳnh Văn Sơn (2009)
Với quan niệm này, KN được xem xét là một biểu hiện năng lực con người chứ không
phải đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động. Coi KN là năng lực thực hiện một công
việc kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định.
Trong hai quan niệm về KN nói trên, chúng tơi thấy rằng: nếu có KN thì con người làm
việc một cách có hiệu quả hơn. KN sẽ giúp mỗi người thực hiện cơng việc có thứ tự, kế
hoạch và tổ chức được quá trình làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. KN là
khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định,
đạt được một tiêu chí nhất định. Trên cơ sở những quan niệm của các tác giả về KN ở cả
hai góc độ, chúng tơi quan niệm rằng: Kỹ năng là khả năng thực hiện một cơng việc có
kết quả bằng cách vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với
khoảng thời gian và điều kiện cho phép.
Như vậy, muốn có KN về một hành động nào đó phải có 3 yêu cầu: Một là, chủ thể phải
có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích, cách thức, các điều kiện để
thực hiện hành động; Hai là, vận dụng tri thức để tiến hành hành động theo yêu cầu; Ba
là, đạt kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc, mà cả trong những điều kiện có sự
thay đổi nhất định.
2.3.2. Khái niệm KNS
KNS (life skills) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây, xuất
hiện trên nhiều chương trình, tài liệu giáo dục của nhiều lứa tuổi, lĩnh vực, ngành nghề
khác nhau của đời sống xã hội, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng
và đầy đủ. Vì thế, có thể hiểu khái niệm KNS theo nhiều cách khác nhau, góc độ khác
nhau.
UNESCO cho rằng: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày (trích trong Nguyễn Thanh Bình, 2007)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có

hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một
cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù
hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và mơi trường xung
quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trị quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo
nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện,
thực thi năng lực tâm lý xã hội này (WHO, 1993).
UNICEF nhìn nhận: Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát
triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó
là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như
thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)
(trích trong Nguyễn Thị Oanh, 2009)
Nhìn chung, có nhiều cách biểu đạt khái niệm kĩ năng sống với quan niệm rộng, hẹp,
nông, sâu khác nhau, tùy theo cách tiếp cận vấn đề. Khái niệm KNS được hiểu theo nghĩa
10


hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội. Theo nghĩa rộng, KNS không chỉ bao gồm
năng lực tâm lý xã hội mà còn bao gồm cả những kĩ năng tâm vận động. Nhưng điểm
thống nhất trong các quan niệm về KNS là: khẳng định KNS thuộc về phạm trù năng lực
(hiểu kĩ năng theo nghĩa rộng) chứ không thuộc phạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi
(hiểu kĩ năng theo nghĩa hẹp) (Phan Thanh Vân, 2001). Cũng chính vì tính chất phức tạp
của KNS nên trong thực tế, các tài liệu về kĩ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động
từ học tập để chuẩn bị vào nghề, cách học ngoại ngữ, KN làm cha mẹ đến tổ chức trại hè.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa những kỹ năng để sống còn (livelihood skills, survival
skills) như học chữ, học nghề, làm toán… tới bơi lội… với khái niệm KNS đã được đề cập
ở các định nghĩa nêu trên.
Tiếp thu và kế thừa các quan điểm trên, ở Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau
về khái niệm KNS.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức - “cái
chúng ta biết”, và thái độ, các giá trị - “cái chúng ta suy nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành

hành vi thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tính tích cực nhất và mang tính chất xã hội
(Nguyễn Thanh Bình, 2009).
Tác giả Huỳnh Văn Sơn xem KNS là những KN tinh thần hay những KN tâm lý, KN
tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống (Huỳnh
Văn Sơn, 2009).
Nguyễn Thị Oanh cho rằng: KNS là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt, tuổi trẻ rất cần có KNS
để vào đời (Nguyễn Thị Oanh, 2005).
Theo cách nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học, khái niệm KNS được tác giả Nguyễn
Quang Uẩn quan niệm, cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống. Hoạt
động sống diễn ra với sự đan xen của “dịng hoạt động có đối tượng” và mối quan hệ
“giao tiếp ứng xử” giữa con người với con người. Hai mặt, hai phương diện nói trên
đan xen, nương tựa, hòa quyện vào nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên
cuộc sống đích thực của mỗi con người trong cộng đồng. Tác giả cho rằng: KNS là
một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người,
giúp con người thực hiện công việc và quan hệ với bản thân, với người khác, với xã
hội có kết quả trong những điều kiện xác định của cuộc sống (Nguyễn Quang Uẩn,
2009 & 2010).
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS. Với đề tài này người nghiên
cứu tiếp cận khái niệm KNS như sau: KNS là tập hợp các KN được xem là năng lực
sống của con người, biểu hiện ở việc chủ thể có thể kiểm sốt, quản lý có hiệu quả các
nhu cầu của cá nhân, có KN tương tác với người khác và vượt qua những thách thức
trong cuộc sống hàng ngày.
2.3.3. Phân loại KNS
Do tiếp cận KNS tương đối đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại KNS. Theo tổng
hợp của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Nguyễn Thanh Bình, 2007), có các cách phân loại
như sau:
Phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe. Theo cách phân loại này, có 3 nhóm KN:
Nhóm thứ nhất, là nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể: tư duy phê
phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, tự nhận

11


thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị...; Nhóm thứ hai là các kĩ năng đương đầu với xúc
cảm, gồm các kĩ năng cụ thể: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiềm
chế được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh; cuối cùng là nhóm kĩ năng xã
hội (hay kĩ năng tương tác) với các kĩ năng thành phần: giao tiếp, quyết đốn, thương
thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thơng chia sẻ, khả năng nhận thấy thiện cảm của người
khác.
UNESCO cho rằng cách phân loại KNS theo 3 nhóm nêu trên mới chỉ dừng ở các KNS
chung, trong khi đó, cịn có những KNS thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau
trong đời sống xã hội. Vì thế, UNESCO đề xuất thêm các KNS như: vệ sinh, vệ sinh
thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng; các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản; ngăn
ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; phịng tránh rượu, thuốc lá và ma túy; phòng
ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; hịa bình và giải quyết xung đột; gia đình và cộng đồng;
giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và mơi trường; phịng chống bn bán trẻ em và
phụ nữ.
Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hồn thiện
mình, UNICEF phân loại KNS theo các mối quan hệ của cá nhân với các nhóm KNS:
Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng: tự nhận thức,
lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng. Nhóm kĩ
năng nhận biết và sống với người khác, với các kĩ năng thành phần: kĩ năng quan hệ
tương tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè
hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả. Nhóm kĩ năng ra quyết định
một cách hiệu quả, gồm các kĩ năng: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định,
giải quyết vấn đề.
Năm 1993, WHO nêu lên cách phân loại KNS thành 5 nhóm. Trong đó, nhóm KN giao
tiếp gồm thơng cảm, lắng nghe tích cực, bày tỏ và tiếp thu ý kiến, giao tiếp có lời và
khơng lời, tự khẳng định và từ chối, thương lượng và xử lý mâu thuẫn, hợp tác và làm
việc tập thể, thiết lập mối quan hệ và xây dựng cộng đồng. Nhóm KN tự nhận thức gồm

tự đánh giá, suy nghĩ tích cực, KN tự nhận thức về bản thân và cơ thể. Nhóm KN xác
định giá trị gồm KN hiểu được các quy tắc xã hội, niềm tin, nền tảng đạo đức, văn hóa,
giới, tính đa dạng, lòng vị tha, nhận thức được thành kiến và sự phân biệt đối xử; KN
xác định cái gì là quan trọng, có ảnh hưởng đến giá trị thái độ và hành vi; KN đối phó
với sự phân biệt, đối xử và thành kiến; xác định giá trị và làm theo những quyền, trách
nhiệm và cơng bằng xã hội. Nhóm KN ra quyết định gồm KN tư duy và tư duy mang
tính phê phán và sáng tạo, KN giải quyết vấn đề, KN phân tích để đánh giá những nguy
cơ, KN đưa ra những giải pháp, KN thu thập và đánh giá thơng tin… KN ứng phó và xử
lý căng thẳng gồm KN tự kiểm soát bản thân, KN đối phó với những căng thẳng, KN đối
phó với những tình huống khó khăn, KN tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tiếp cận quan điểm cho rằng con người tồn tại ở 3 mối quan hệ: với bản thân mình, với
người khác và xã hội, với công việc, tác giả Nguyễn Quang Uẩn xây dựng hệ thống
KNS bao gồm 3 nhóm KN. Nhóm KN về cuộc sống cá nhân bao gồm các KN: sinh hoạt
cá nhân, KN rèn luyện giữ sức khỏe, KN tự nhận thức bản thân, KN tự ý thức và có
trách nhiệm với bản thân, KN tự xác định mục đích, kế hoạch cuộc sống… Nhóm KN
quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội bao gồm các KN giao tiếp, ứng xử, thiết
lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách, thực hiện các hành vi văn hóa xã hội,
thích ứng xã hội… Nhóm KN thực hành công việc bao gồm các KN xác định mục tiêu
công việc, lựa chọn và xác định các giá trị, hoạch định công việc, giải quyết các vấn đề
12


nảy sinh trong công việc, tổ chức thực hiện công việc có kết quả, đánh giá cơng việc và
rút kinh nghiệm về công việc, chuẩn bị cho các công việc tiếp theo… (Nguyễn Quang
Uẩn, 2000).
Như vậy, những cách phân loại nêu trên đã đưa ra bảng danh mục các KNS có giá trị
trong nghiên cứu phát triển lý luận về KNS và chỉ có tính chất tương đối. Trên thực tế,
các KNS có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể,
con người cần phải sử dụng rất nhiều kĩ năng khác nhau. Kết quả nghiên cứu về KNS
của nhiều tác giả đã khẳng định: “dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng vẫn

được coi là kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương
đầu với cảm xúc, căng thẳng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt mục tiêu...” (Nguyễn Thanh Bình, 2007).
Tiếp thu, kế thừa quan điểm của các tổ chức, tác giả trên chúng tôi xin tiếp cận nghiên
cứu ở một số KN cốt lõi của SV SP đó là: KN làm việc nhóm, KN giao tiếp, KN quản lý
cảm xúc.
2.3.4. Phân biệt KNS với kỹ năng mềm
Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong xã
hội hiện đại. Tuy nhiên cho đến nay việc phân biệt hai nội hàm của hai thuật ngữ này
cũng chưa được rõ ràng.
Xét về đặc điểm chung thì KNS và Kỹ năng mềm của mỗi người đều là những KN được
hình thành từ việc rèn luyện, được nảy sinh trong hoạt động sống, điều đó cũng có nghĩa
rằng nó khơng phải là yếu tố bẩm sinh của con người.
KNS và Kỹ năng mềm đều là những KN khơng mang tính chun mơn, khơng thể cầm
nắm, khơng xuất hiện trên bản sơ yếu lý lịch như vẫn thường thấy ở Kỹ năng cứng.
Tuy nhiên, giữa KNS và Kỹ năng mềm cũng có sự phân biệt nhất định. Kỹ năng mềm là
một thuật ngữ chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa
nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người.
Kỹ năng mềm nói lên những KN tương tác với người khác như: KN giao tiếp, KN làm
việc nhóm, KN nói chuyện trước đám đông, KN lắng nghe, KN thương lượng, KN từ
chối…
Cịn KNS là nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc
và quan hệ với bản thân, với người khác, với xã hội có kết quả trong những điều kiện
xác định của cuộc sống. Như vậy, KNS bao gồm Kỹ năng mềm cộng với những KN
liên quan đến năng lực sống của bản thân, phản ứng hiệu quả trước những khó khăn
của cuộc sống, một số KNS như: KN tự đánh giá bản thân, KN xác định mục tiêu, KN
quản lý thời gian, KN động viên bản thân…
2.3.5. Vai trò của KNS đối với sinh viên Sƣ phạm.
2.3.5.1. Xét ở góc độ xã hội
Xã hội hiện đại có sự thay đổi tồn diện về kinh tế, văn hóa, và lối sống đã làm nảy sinh

những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp phải, chưa trải nghiệm, chưa ứng phó,
đương đầu. Trong các trường hiện nay, thực trạng SV còn hiểu biết hạn chế về pháp
luật, đạo đức, lối sống, biểu hiện các hành vi lệch lạc. Một trong những nguyên nhân
được xác định là do KNS của các SV còn hạn chế, kỹ năng ứng xử còn thiếu, it chịu tu
dưỡng, rèn luyện, cịn sống bng thả theo thị hiếu tầm thường.
13


×