Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.92 KB, 56 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG
1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản
xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
1.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty con của Công ty TNHH
một thành viên CNTT Thành Long.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203002857 ngày 12 tháng 02
năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp Công ty có
tên chính thức bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU
THUỶ AN ĐỒNG.
Tên Công ty bằng tiếng Anh: AN DONG SHIPBUILDING INDUSTRY
JOINT STOCK COMPANY.
Tên Công ty viết tắt: ADSICO.
Địa chỉ trụ sở chính Công ty: Số 215A Đường 208 An Đồng - An
Dương - Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.953482.
Vốn điều lệ của Công ty: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng Việt
Nam) được chia thành 500.000 cổ phần như sau:
- Tổng số cổ phần : 500.000 cổ phần
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết : 300.000 cổ phần
- Cổ phần phổ thông :200.000 cổ phần
- Mệnh giá 1 cổ phần :100.000đ/1cổ phần
Số vốn góp của công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên CNTT
Thành Long là 35.000.000.000 đồng, tương đương 350.000 cổ phần và chiếm
70% vốn điều lệ.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng:
- Chức danh : Giám đốc
- Họ và tên : Đỗ Văn Thuận
- Sinh ngày :18/03/1963


- Chứng minh thư nhân dân số: 030898646
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại: Số 59/89 Đại lộ Tôn Đức
Thắng - Lê Chân - Hải Phòng
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty con của Công ty TNHH
một thành viên CNTT Thành Long, chính thức được thành lập theo Quyết
định số 187/CNT-QĐ-ĐMDN ngày 19/01/2007 của Hội đồng Quản trị Tổng
Công ty CNTT Việt Nam. Những năm trước đây Công ty là một bộ phận của
Công ty Thành Long vì vậy lịch sử của Công ty gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của Công ty Thành Long - được tóm tắt như sau:
Công ty TNHH một thành viên CNTT Thành Long thuộc tập đoàn
Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam ban đầu thành lập có tên là Xí nghiệp sửa
chữa tàu (Xí nghiệp sửa chữa thuỷ), được thành lập theo Quyết định số 1037/
TCCB ngày 25/03/1963 của UBHC Hải Phòng và đóng trên địa bàn xã An
Đồng - huyện An Hải – thành phố Hải Phòng. Đến năm 1992, Xí nghiệp sửa
chữa thuỷ được đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí thuỷ theo Quyết định số
1277/TCCQ ngày 12/11/1992 của UBND Thành phố Hải Phòng. Nhiệm vụ cơ
bản của Xí nghiệp vẫn là sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ
phục vụ trong ngành Giao thông Vận tải của Thành phố.
Sự phát triển của doanh nghiệp được đánh dấu bằng việc Chính phủ
quyết định thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT
và Quyết định số 1049/QĐ-UB ngày 20/07/2000 của UBND Thành phố Hải
Phòng về việc đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thuỷ thành Công ty Thành Long,
đồng thời bổ sung ngành nghề cho Công ty Thành Long là đóng mới, sửa
chữa tàu các loại trọng tải tới 6500 tấn, vận tải thuỷ, xây dựng các công trình
đường thuỷ...
Năm 2006 thực hiện Quyết định 325/ QĐ-UBND ngày 17/02/2006 của
UBND Thành phố Hải Phòng và Quyết định số 233/CNT-QĐ-ĐMDN ngày
22/02/2006 của Tổng Công ty CNTT Việt Nam, Công ty CNTT Thành Long
chính thức chuyển thành một thành viên của Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ

Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – VINASHIN).
Được sự quan tâm đầu tư của Tập đoàn trong thời gian ngắn vừa qua Công ty
có những bước phát triển đáng kể. Năm 2007, Công ty tiến hành phương án
chuyển đổi Công ty Thành Long (DNNN) thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, với tên gọi
đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên CNTT Thành Long. Công ty có tất cả
mười hai công ty con trong đó có Công ty Cổ phần CNTT An Đồng.
Được sự quan tâm của Nhà nước và Tập đoàn VINASHIN với các
chính sách ưu đãi hỗ trợ về đầu tư phát triển, về vốn, về thị trường sản phẩm
đóng tàu, Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đã ký được nhiều hợp đồng đóng
tàu có giá trị lớn cho chủ tàu trong nước và quốc tế, đảm bảo đủ và ổn định
việc làm cho người lao động trong nhiều năm tới (từ nay đến năm 2010 và
2015). Năm 2006, Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm và đã ký hợp đồng đóng
mới 10 tàu có trọng tải 2600 – 3000 tấn xuất khẩu cho DAMEN, BRIESE
(Cộng hoà Liên bang Đức), tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ của các đơn
vị trong Tập đoàn để tiến tới Công ty có thể độc lập đóng mới được các tàu có
trọng tải tới 6500 tấn, 10.000 tấn, 50.000 tấn; tham gia sản xuất tổng đoạn,
block tàu từ 10.000T- 53.000T cho các doanh nghiệp của Tập đoàn; tiến tới có
thể đóng được những con tàu có chất lượng cao để phục vụ thị trường trong
nước và xuất khẩu. Sản phẩm đóng tàu của Công ty đều tuân thủ theo các quy
trình, quy phạm và được kiểm tra đạt tiêu chuẩn bởi các tổ chức Đăng kiểm
trong nước và quốc tế. Hiện nay, Công ty đã thực hiện và áp dụng có hiệu quả
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được cấp
chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản
xuất của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Với điều kiện năng lực cơ sở vật chất kĩ thuật thiết bị hiện nay và theo
giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đảm bảo
thực hiện tốt các chức năng như sau:

a) Kinh doanh tổng thầu, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và
phương tiện nổi. Thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu.
b) Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ bằng sản phẩm nhôm,
nhựa, gỗ.
c) Lắp ráp phục hồi, sửa chữa vật tư, thiết bị giao thông vận tải.
d) Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi mặt bằng xây dựng.
e) Kinh doanh hàng công nghiệp, nông nghiệp, vật tư thiết bị phục vụ tiêu
dùng và sản xuất.
Trong 5 năm gần đây, Công ty tập trung vào đóng mới các loại tàu chở
hàng khô từ 500 tấn đến 4000 tấn, sửa chữa các phương tiện tàu thuỷ nội địa,
đóng mới các loại phà tự hành, phun xoay, gia công một số mặt hàng cơ khí
theo yêu cầu của khách hàng. Việc đóng mới phương tiện tàu thuỷ các loại là
lĩnh vực chính mà Công ty tập trung vào và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu.
1.1.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
Cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện không thể thiếu và rất quan trọng
với mọi công ty đặc biệt là với những công ty hoạt động sản xuất vì nó quyết
định khả năng sản xuất, quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty đóng tàu nên cơ sở vật chất kĩ
thuật đặc trưng bao gồm một số điều kiện chủ yếu như mặt bằng thi công, hệ
thống triền đà, hệ thống âu tàu, cầu cảng và các loại máy móc kĩ thuật khác:
Công ty có mặt bằng rộng khoảng 80.000m
2
trong đó có 2 âu tầu dài
86m, rộng 25m và hệ thống triền đà cơ giới gồm 12 đường triền đà khô, diện
tích được bêtông hoá 20.000m
2
. Triền đà của Công ty được sửa chữa, nâng
cấp, làm mới xe triền theo phương pháp hạ thuỷ ngang nên thuận tiện cho
việc đóng mới, sửa chữa các loại tàu biển, phà sông trọng tải 1000 tấn, phà
phun xoay, Ponton… tải trọng đến 350 tấn lên xuống đà tuyệt đối an toàn.

Hệ thống triền kéo ngang: Công ty đã đầu tư đóng mới 01 xe triền mẹ
và 04 xe triền con, thay toàn bộ ắc tời kéo, hệ thống ray mặt và rãnh triền, sửa
chữa toàn bộ nền bêtông mặt triền. Luồng tàu được nạo vét xuống cao độ -2,4
mét tạo điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào đà.
Hệ thống âu tàu: Công ty có 2 âu tàu hiện đại, cửa âu bằng phao thép
đảm bảo sửa chữa và đóng mới được các loại tàu khách, tàu đặc chủng và tàu
có kích thước lớn dễ bị biến dạng nếu kéo lên triền.
Cầu cảng: Công ty mới nâng cấp làm mới hệ thống cầu tàu phục vụ các
phương tiện lớn cập bến để sửa chữa căn chỉnh máy.
Hệ thống điện chiếu sáng: bố trí hiện đại, bố trí song song 2 hệ thống
đèn điện cao áp và đèn halogen đảm bảo đủ ánh sáng 2 âu tàu và hệ thống
triền đà sản xuất thêm ca hai, ca ba, đảm bảo tiến độ và thời gian ký kết với
khách hàng.
Trang thiết bị, máy móc: Ngoài các thiết bị cũ như máy tiện băng dài,
băng trung, máy cắt tôn…đã được sửa chữa, khôi phục đáp ứng yêu cầu sản
xuất Công ty đã đầu tư mua sắm mới hàng loạt thiết bị với công nghệ tiên tiến
đưa vào dây chuyền sản xuất như máy hàn điện bán tự động một chiều, xoay
chiều, với số lượng hơn 100 chiếc, hệ thống máy nén khí, đầu phun cát phun
sơn chân không của Nhật Bản và Mỹ để làm sạch bề mặt tôn, hệ thống kích
thuỷ lực 100 tấn của Nhật Bản, palăng xích, cần cẩu 25 tấn, máy cắt hơi tự
động (con Rùa), máy uốn ống thuỷ lực Đài Loan, máy vát mép tôn của Nhật
Bản, máy uốn tôn dạng đĩa, máy đo siêu âm, máy cân bơm cao áp, các máy
gia công cơ khí hiện đại khác.
Cùng với sự đầu tư về máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng Công ty hết
sức chú trọng xây dựng lực lượng lao động. Với truyền thống 40 năm xây
dựng và phát triển hiện tại Công ty có 650 cán bộ công nhân viên trong đó
chủ yếu là các kỹ sư chuyên ngành nhiều kinh nghiệm, đội ngũ thợ hàn, cắt
hơi, sắt…có tay nghề cao được Cục Đăng kiểm Việt Nam sát hạch và cấp
chứng chỉ Quốc gia. Trong đợt thi thợ hàn giỏi cấp Thành phố do Liên đoàn
Lao động Thành phố kết hợp Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

tổ chức đơn vị đã đạt 8/10 giải dẫn đầu trong 17 đơn vị nhà máy đóng tàu
trong khu vực Hải Phòng tham gia. Lực lượng tham gia sản xuất của Công ty
bao gồm 30 kỹ sư vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, kinh tế và 20 cán bộ trung cấp kỹ
thuật. Khu vực sản xuất bao gồm 8 tổ sắt hàn, 2 tổ hàn, 1 tổ phun sơn phun
cát, 1 tổ sơn trang trí, 1 tổ cơ khí, 1 tổ tiện, 1 tổ máy tàu, 1 tổ điện tàu, 1 tổ
kích kéo triền đà, 1 tổ mộc... Công nhân của Công ty là những kỹ sư và thợ
lành nghề từ bậc 3 đến bậc 7 đều đã được đào tạo qua các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp và các trường dạy nghề kỹ thuật.
Với cơ sở mặt bằng kỹ thuật, trang thiết bị và lực lượng lao động hiện
tại Công ty có thể cùng một lúc thi công khoảng 20 phương tiện có trọng tải
lớn đến 6500 tấn đảm bảo thời gian và chất lượng đã ký kết với khách hàng.
Hiện nay, Công ty đã tạo được uy tín với rất nhiều khách hàng trên cả nước
đặc biệt là khách hàng vùng Duyên hải phía Bắc và một số khách hàng quốc
tế. Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đã được rất nhiều bằng khen cho tập thể
và cá nhân do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND Thành phố, Bộ
Giao thông Vận tải cấp.
1.1.2.3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty
Sản phẩm đặc thù của Công ty là phương tiện vận tải thuỷ các loại. Đặc
trưng của các sản phẩm này là khối lượng lớn (tính theo phần vỏ tàu), sản
xuất đơn chiếc trong thời gian tương đối dài (trung bình khoảng 8 – 9 tháng 1
sản phẩm), Công ty chỉ sản xuất đóng mới phần vỏ tàu còn máy do chủ tàu
cung cấp và chỉ tính giá lắp đặt vào tàu cùng với phần điện và trang trí trên
tàu. Do đó, giá thành của sản phẩm tính chủ yếu cho phần đóng mới phần vỏ
tàu. Phương pháp xác định giá của Công ty dựa trên tiêu chí tổng tiêu hao vật
liệu chính và các vật liệu phụ, tiền lương, các chi phí khác trên một đơn vị
trọng lượng vỏ tàu. Vật liệu chính trong quá trình sản xuất, đóng mới vỏ tàu là
tôn các loại từ 5 đến trên 14 ly, các loại thép hình L63 đến L130, thép tròn các
loại và ống các loại dùng để thi công vỏ. Sản phẩm của Công ty sau khi sản
xuất xong phải được tiến hành kiểm tra đạt tiêu chuẩn bởi các tổ chức Đăng
kiểm. Cũng do đặc trưng sản phẩm là khối lượng sản phẩm lớn và sản xuất

đơn chiếc theo đơn đặt hàng đã ảnh hưởng quyết định tới công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty. Sản phẩm sản xuất
đơn chiếc, chi phí phát sinh cho từng sản phẩm hầu hết có thể tách biệt và
theo dõi riêng nên Công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính
giá thành và phương pháp tính giá thành là từng đơn hàng.
Với những sản phẩm của mình Công ty tập trung vào khai thác nguồn
khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vận tải đường thuỷ tại Hải Phòng và
vùng đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ. Đây là một thị trường tương đối thích hợp
cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty với các sản phẩm
là các phương tiện vận tải thủy vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện địa lý của
Việt Nam. Do sản phẩm có tính chất khối lượng lớn, sản xuất đơn chiếc trong
thời gian dài nên Công ty không có hệ thống phân phối sản phẩm như các sản
phẩm thông thường khác mà chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và theo kế
hoạch của Tổng công ty Vinashin. Bên cạnh đó Công ty tập trung khai thác các
khách hàng truyền thống đã từng đặt hàng và các đơn vị quen biết với các
khách hàng này, họ giới thiệu lại cho và trực tiếp ký hợp đồng sửa chữa, đóng
mới các phương tiện thuỷ không qua các kênh phân phối hay các trung gian
mua bán.
1.1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Ngành đóng tàu có đặc thù riêng biệt về hoạt động sản xuất kinh doanh,
sản phẩm phương tiện thuỷ các loại có khối lượng lớn, thời gian dài và được
chuẩn hoá theo quy trình sản xuất đã được chuyên môn hoá. Quy trình tổng
quát để đóng mới một con tàu như sau: sau khi ký kết hợp đồng với khách
hàng Công ty tiến hành thiết kế phần vỏ tàu và lập hồ sơ thiết kế theo đúng
tiêu chuẩn của tổ chức Đăng kiểm Việt Nam hoặc Công ty sẽ thực hiện đóng
mới theo bản thiết kế của khách hàng. Sau đó Công ty lập kế hoạch tiến độ thi
công sản phẩm, lập dự trù cho việc mua sắm vật tư và các trang thiết bị, lập
kế hoạch điều động nhân lực, lập kế hoạch về trang thiết bị máy móc thi công
phù hợp với công việc, lập dự toán tiền lương và các chi phí khác trong quá
trình thi công sản phẩm. Có thể nói khâu lập kế hoạch này là khâu quan trọng

nhất trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm vì trong suốt quá trình thi
công kế hoạch và dự toán cho từng đơn hàng đã lập chính là cơ sở cho mọi
hoạt động của các bộ phận trong Công ty. Vật tư xuất kho cho sản xuất đều
phải theo dự toán, nhân công được trả lương tạm ứng theo dự toán,... Giá
thành thực tế khi đơn hàng hoàn thành càng sát với giá thành kế hoạch càng
chứng tỏ hiệu quả của khâu lập kế hoạch và nâng cao uy tín của Công ty với
khách hàng.
Trong suốt quá trình thi công cả hai bên là Công ty và chủ đẩu tư sẽ
cùng phối hợp kiểm tra tiến độ hoàn thành và chất lượng sản phẩm; phòng kế
hoạch kỹ thuật và phòng KCS có trách nhiệm kiểm tra việc lập kế hoạch thực
hiện, trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành sản phẩm để bàn giao
cho khách hàng. Có thể khái quát quy trình này theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ đóng mới tàu chở hàng
Ký hợp đồng
Thiết kế vỏ tàu
Lập KH dự trù vật tư, nhân lực
Thi công
KCS
Hạ thuỷ
Trong quá trình thực hiện thi công sản xuất sản phẩm tất cả các bộ phận
của Công ty luôn phối hợp và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài giám
đốc, phó giám đốc, các phòng ban có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát
quá trình thi công thì các tổ sản xuất chính như tổ sắt hàn, tổ hàn điện, tổ sơn,
tổ ống máy… là các bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất chính trong Công ty.
Bên cạnh các tổ sản xuất chính như trên là các tổ sản xuất phụ trợ: tổ điện, tổ
nguội cơ khí, tổ phun cát, tổ triền đà, các đơn vị vận chuyển trong và ngoài
Công ty. Sự phối hợp giữa các bộ phận được mô tả như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ phối hợp các bộ phận sản xuất tàu chở hàng
Tổ điện
Tổ nguội cơ khí

Tổ phun cát
Tổ vận chuyển
Tổ triền đà
Lắp ráp khung xương
Lắp ráp tôn vỏ, cabin
Lắp máy chính, máy phụ, thiết bị
Sơn vỏ, trang bị hệ thống điện và thiết bị hàng hải
KCS
Hạ thuỷ
Ghi chú: Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phụ trợ
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
Về mặt lý thuyết có rất nhiều mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh như mô hình trực tuyến, mô hình chức năng, mô
hình ma trận, mô hình kết hợp trực tuyến-chức năng...Và mỗi công ty lại áp
dụng một trong những mô hình trên đồng thời có những cải biến tổ chức nhất
định cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở công ty mình. Công ty Cổ phần
CNTT An Đồng áp dụng mô hình tổ chức kiểu trực tuyến chức năng. Theo
mô hình tổ chức này người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng ban
chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên
cứu bàn bạc và tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên
quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng.
Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất
khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên
xuống dưới theo tuyến đã quy định.
Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống
trực tuyến. Đặc biệt cần nhấn mạnh: các phòng chức năng không có quyền ra
mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
Kiểu cơ cấu tổ chức này mà Công ty áp dụng vừa phát huy năng lực

chuyên môn của các bộ phận vừa bảo đảm quyền chỉ huy của các bộ phận
trực tuyến.
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
GĐ ĐIỀU HÀNH CÔNG TRÌNH
PHÒNG
Kế hoạch thị trường
PHÒNG
Tài chính kế toán
PHÒNG
Tổ chức tiền lương
PHÒNG
Điều độ sản xuất
PHÒNG
Vật tư
Tổ
phóng dạng
Các tổ sắt hàn
Các tổ mộc nề
Các tổ lắp máy
Các tổ ống
Các tổ nguội
Các tổ điện
VĂN PHÒNG GĐ
PHÂN XƯỞNG
VỎ TÀU
PHÂN XƯỞNG
BÀI TRÍ, Ụ TRIỀN
PHÂN XƯỞNG

MÁY, ĐIỆN
Các tổ cắt gọt
Các tổ gõ gỉ sơn
Các tổ phun cát
Các tổ ụ triền
KCS NGHIỆM THU
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý của
Công ty được quy định cụ thể như sau:
Giám đốc công ty:
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty về
hoạt động sản xuất kinh doanh, là người đại diện của Công ty ký hợp đồng
với chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Nhà nước về
nghĩa vụ của nhà thầu trong việc thực thi các điều khoản của hợp đồng đến
khi hết nghĩa vụ hợp đồng.
Giám đốc công ty có thể uỷ quyền cho các Phó giám đốc công ty làm
Giám đốc điều hành công trình. Giám đốc điều hành công trình điều hành quá
trình thi công từ khi hợp đồng có hiệu lực cho đến khi sản phẩm hoàn thành
được bàn giao cho chủ đầu tư. Giám đốc công ty sẽ đưa ra quyết định cuối
cùng trong việc giải quyết các phát sinh ngoài thẩm quyền giải quyết của
Giám đốc điều hành công trình.
Giám đốc công ty sẽ ký thanh lý hợp đồng sau khi đã bàn giao tàu cho
chủ đầu tư và sẽ hết trách nhiệm sau khi hết hạn bảo hành sản phẩm, có sửa
chữa sai sót nếu có.
Giám đốc điều hành công trình:
Giám đốc điều hành công trình trực tiếp điều hành mọi công việc liên
quan đến công trình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tiến độ và
chất lượng công trình, quan hệ trực tiếp với Ban quản lý dự án và chủ đầu tư
để giải quyết mọi thủ tục liên quan, xử lý các phát sinh trong quá trình thi
công, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán khối lượng thi công.
Để giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình có các bộ phận giúp

việc ở các phòng chức năng và các phân xưởng công ty như sau:
- Phòng Kế hoạch - Thị trường
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Điều độ sản xuất
- Phòng Vật tư
- Phòng KCS
- Phòng Tổ chức tiền lương
- Văn phòng Giám đốc
- Quản đốc các phân xưởng
Phòng Kế hoạch - Thị trường:
Bộ phận này giúp việc cho Giám đốc điều hành và có trách nhiệm sau:
- Căn cứ vào tiến độ thi công được lập trong hồ sơ dự thầu lập kế hoạch điều
phối nhân lực, thiết bị, máy móc thi công...cho phù hợp với tính chất công
việc từng giai đoạn.
- Căn cứ vào tiến độ thi công lập kế hoạch cung cấp vốn cho việc mua
sắm vật tư, công cụ dụng cụ, trang trải tiền lương và các chi phí khác cho các
giai đoạn thi công.
- Căn cứ vào các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu giải quyết các thủ tục
hành chính để các giai đoạn thi công được tiến hành đúng lịch trình tiến độ.
Quan hệ với chủ đầu tư và các Cơ quan chức năng của Nhà nước để giải
quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
- Có trách nhiệm tập hợp các chứng từ, thủ tục liên quan đến công trình
để làm việc với các Cơ quan chức năng hoặc giao cho các chủ đầu tư theo
đúng quy định hiện hành.
- Căn cứ khối lượng nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành chứng từ hợp
lệ để thanh quyết toán công trình.
Phòng Tài chính - Kế toán:
Bộ phận này là một bộ phận quan trọng trong Công ty, có nhiệm vụ
sau:
- Căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ thầu giải quyết tất cả các vấn đề liên quan

đến tài chính cho công trình.
- Căn cứ vào kế hoạch vốn cung cấp đầy đủ vốn cho mua sắm vật tư và
chi trả lương cho công nhân viên, dự phòng tài chính cho các vấn đề phát sinh.
- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Tập hợp các hoá đơn chứng từ để thanh quyết toán công trình, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tính pháp lý của các chứng từ đó, có
quyền từ chối thanh toán nếu vật tư mua sắm không có xuất xứ hợp lệ hoặc
không có hoá đơn theo quy định cuả Chế độ.
- Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và có hệ
thống số liệu tình hình biến động về lao động, vật tư tiền vốn, tính toán chi
phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả lỗ lãi theo đúng Chế độ kế toán do
Bộ Tài chính ban hành.
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác kế toán trong Công ty.
Phòng Điều độ sản xuất:
- Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình, căn cứ vào hồ sơ
thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và quy trình công nghệ trong hồ sơ dự thầu lên
phương án thi công tối ưu và giao cho các phân xưởng triển khai, chỉ đạo các
phân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệ và các tiêu chuẩn thiết kế.
- Trưởng phòng Điều độ sản xuất chịu trách nhiệm về toàn bộ mặt kỹ thuật
của công trình và tiến độ bàn giao sản phẩm. Trưởng phòng chỉ định các chủ
nhiệm kỹ thuật về các mặt (máy, vỏ, điện, gia công…) giúp việc cho mình.
- Trong quá trình triển khai nếu phát hiện thấy có vấn đề bất hợp lý hoặc
sai sót về thiết kế thì bộ phận Điều độ sản xuất phải có trách nhiệm phản ánh
với Giám đốc điều hành công trình và đề xuất các phương án giải quyết ngay.
- Bộ phận này phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống cháy
nổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
- Ngoài ra bộ phận còn chịu trách nhiệm ghi chép Nhật ký thi công, lập
các số liệu kỹ thuật trình chủ đầu tư và Cơ quan Đăng kiểm. Khuyến cáo kịp
thời với Giám đốc điều hành về chất luợng vật tư đưa vào thi công.
- Bộ phận có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng

hoàn thành từng giai đoạn, lập các bản vẽ hoàn công và hồ sơ kỹ thuật công
trình, chịu trách nhiệm về bảo hành, bảo trì công trình, hướng dẫn sử dụng và
chuyển giao công nghệ cho chủ đầu tư.
- Bộ phận căn cứ vào tiến độ sản xuất và các yêu cầu cụ thể của các phân
xưởng sản xuất điều động các thiết bị máy móc, thiết bị cho quá trình thi
công. Kiến nghị với Giám đốc điều hành về tình hình sử dụng trang thiết bị
này nếu cần phải thuê thêm để phục vụ thi công cho kịp tiến độ.
Phòng Vật tư:
- Bộ phận này căn cứ vào yêu cầu số lượng, chất lượng vật tư trong hồ sơ mời
thầu, kế hoạch mua sắm của bộ phận kế hoạch đề ra cung cấp đầy đủ và đúng
chủng loại vật tư theo tiến độ thi công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công
ty về chất lượng các loại vật tư này.
- Trước khi đưa vật tư vào thi công, bộ phận phải tập kết đúng nơi quy định,
báo cho chủ đầu tư và cơ quan Đăng kiểm biết để cùng kiểm tra chất lượng và
các thông số kỹ thuật; tập hợp đầy đủ các tài liệu về nguồn gốc vật tư,
catalogue và các tài liệu liên quan, chịu sự giám sát của bộ phận Tài chính về
chứng từ của các vật tư mua sắm.
- Ngoài ra bộ phận Vật tư phải chịu trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng vật tư
đúng quy định nếu vật tư đó chưa được sử dụng, thường xuyên theo dõi việc
lắp đặt để kịp thời khuyến cáo với cán bộ kỹ thuật nhằm sử dụng vật tư có
hiệu quả và bảo tồn các chức năng của chúng.
Phòng KCS:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về chất lượng công trình, có
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kiểm tra toàn bộ vật tư trước khi đưa vào thi công lắp đặt, có quyền đình chỉ
lắp đặt nếu thấy vật tư đó không bảo đảm các thông số kỹ thuật như trong hồ
sơ thiết kế.
- Kiểm tra toàn bộ trang thiết bị, máy móc đưa vào thi công để đảm bảo thi
công an toàn, chính xác và hiệu quả.
- Giám sát toàn bộ quá trình thi công, có quyền đình chỉ không cho chuyển bước

công nghệ nếu các phần việc chưa thoả mãn thông số kỹ thuật; thường xuyên
lấy mẫu kiểm tra để bảo đảm các kết luận của mình là chính xác; cùng với chủ
đầu tư và cơ quan thiết kế nghiệm thu kỹ thuật khối lượng công việc hoàn
thành từng giai đoạn và nghiệm thu kỹ thuật toàn bộ công trình.
- Cùng vớí giám sát của chủ đầu tư, cơ quan Đăng kiểm ký xác nhận các biên
bản kiểm tra các bước công nghệ, chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục với
cơ quan Đăng kiểm để tàu có đủ giấy tờ hợp lệ khi sử dụng.
Phòng Tổ chức - tiền lương:
Bộ phận này giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình điều động nhân
lực theo yêu cầu của sản xuất, theo dõi quá trình công tác của từng cán bộ, công
nhân để giải quyết các chế độ về lương, phụ cấp cho họ, tham mưu cho Giám
đốc công ty về chế độ khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên chức
tham gia công trình nhằm nâng cao năng suất lao động, kiểm soát công tác bảo
hộ lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công công trình.
Các phân xưởng sản xuất:
Các phân xưởng sản xuất trong Công ty Cổ phần CNTT An Đồng có
nhiệm vụ như sau:
- Căn cứ vào khối lượng công việc mà Giám đốc điều hành công trình giao cho,
căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn triển khai tới
các tổ sản xuất.
- Có quyền đề nghị với phòng Tổ chức tiền lương điều động nhân lực cho phù
hợp với tính chất công việc của công trình, đề nghị phòng Điều độ sản xuất
thêm hoặc bớt các trang thiết bị phục vụ thi công.
- Cử đốc công có chuyên môn phù hợp đôn đốc các tổ sản xuất theo đúng lịch
trình tiến độ, kiến nghị với Giám đốc điều hành về các giải pháp kỹ thuật của
các chủ nhiệm kỹ thuật đưa ra nếu thấy bất hợp lý.
Các tổ sản xuất:
- Đây là những tổ thực thi nhiệm vụ cụ thể mà quản đốc phân xưởng giao cho,
chuẩn bị mặt bằng, tập kết đầy đủ vật tư, trang thiết bị để thi công.
- Các tổ sản xuất có quyền từ chối sử dụng các trang thiết bị nếu trang thiết bị

đó không phù hợp hoặc không đảm bảo đủ tiêu chuẩn, có nguy cơ gây mất an
toàn trong quá trình thi công.
- Kiến nghị với Giám đốc điều hành về tay nghề các tổ viên và tình trạng sức
khoẻ của họ để có biện pháp bổ sung hoặc thay thế kịp thời nhằm đảm bảo thi
công an toàn và đúng tiến độ đề ra.
1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần CNTT An Đồng
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nói chung và ngành công
nghiệp tàu thuỷ nước ta nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với sự
phát triển đó Công ty Cổ phần CNTT An Đồng cũng đang phát triển không
ngừng. Trong những năm qua, Công ty đã được Thành phố Hải Phòng và các
ban ngành quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thêm máy
móc, trang thiết bị, cấp bổ sung vốn lưu động vì vậy quy mô và năng lực của
công ty liên tục mở rộng và phát triển. Nhờ đó uy tín của công ty với khách
hàng và ngân hàng ngày càng được củng cố bền vững. Ngân hàng luôn sẵn
sàng cung ứng vốn giúp cho Công ty để thực hiện các dự án và hợp đồng lớn.
Kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực đóng tàu của công ty trong 2
năm gần đây như sau (kể cả khi Công ty còn là bộ phận đóng tàu của Công ty
Thành Long):
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 2006 2007
1.Tổng sản lượng (1.000đ)
-Đóng mới tàu thuỷ
-Sửa chữa tàu thuỷ
-Sản phẩm khác
187.093.395
120.140.000
6.614.300
60.339.095
398.501.213

317.355.524
0.000.000
81.145.689
2.Số sản phẩm (chiếc)
-Đóng mới tàu 1500T
-Đóng mới tàu 2-3000T
-Sửa chữa tàu 1000T
03
04
02
0
12
0
3.Lợi nhuận (1.000đ) 409.545 2.660.000
4.Thu nhập bình quân người lao
động 1 tháng (1.000đ)
1.200,000 3.340,000
Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong 2
năm gần đây.
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm 31/12/2006 31/12/2007
1.Tổng TS
- TS ngắn hạn
- TS dài hạn
2.Tổng NV
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
243,725
119,074

124,651
243,725
201,117
42,808
319,186
182,447
136,739
319,186
267,771
51,415
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua hai bảng trên chúng ta có thể thấy được khái quát tình
hình tài chính của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng hoạt động trong 2 năm
vừa qua (kể cả khi Công ty vẫn còn là một bộ phận của Công ty Thành Long).
Trong những năm qua Công ty đều hoạt động tốt, lợi nhuận năm sau cao hơn
năm trước, thu nhập của công nhân viên tăng đáng kể chứng tỏ đời sống
người lao động trong Công ty được nâng cao. Đặc biệt trong năm 2007, do
được Tổng công ty và Công ty mẹ tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô hoạt
động nên ngay từ năm đầu tách ra thành công ty con mà Công ty đã có những
bước phát triển tốt. Lợi nhuận của Công ty ước tính trong năm 2007 đã tăng
gấp khoảng 6 lần so với năm 2006 (từ hơn 409 triệu lên hơn 2,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên khi xem xét khả các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của
Tài sản và khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu ta thấy như sau:
Khả năng sinh lợi của Tài sản: ROA =
Năm 2006: ROA = 0,0016
Năm 2007: ROA = 0,0083
Khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu: ROE =
Năm 2006: ROE = 0,0096
Năm 2007: ROE = 0,052
Qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE ở trên ta thấy mặc dù lợi nhuận của Công ty qua

các năm có tăng nhưng khả năng sinh lợi của Tài sản và Vốn chủ sở hữu đều
rất thấp. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn còn hoạt động chưa tốt, công tác
kiểm soát tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận
chưa được thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra khi xem xét về khả năng thanh toán ta thấy khả năng thanh
toán của Công ty là rất thấp. Ta có thể xem xét một chỉ tiêu quan trọng nhất
trong các chỉ tiêu về khả năng thanh toán là chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng
quát như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (k) =
Năm 2006: k = 1,21
Năm 2007: k = 1,19
Về mặt lý thuyết hệ số khả năng thanh toán tổng quát k < 1,3 kéo dài là một
dấu hiệu không tốt mà với Công ty Cổ phần CNTT An Đồng thì hệ số này
luôn nhỏ hơn 1,3. Như vậy tức là nguồn vốn hoạt động sản xuất của Công ty
chủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay. Nợ phải trả của công ty luôn chiếm
khoảng 80% đến 90% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ khả năng chủ động
về tài chính của Công ty thấp, rủi ro kinh doanh là rất lớn. Ngoài ra, vay vốn
quá nhiều như vậy sẽ làm chi phí lãi vay tăng rất nhiều mặc dù không ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhưng có ảnh
hưởng lớn làm giảm lợi nhuận của Công ty. Tuy vậy nhưng những năm hoạt
động vừa qua cho thấy Công ty vẫn luôn hoạt động tốt, có khả năng chi trả lãi
vay và vẫn có lãi. Việc tận dụng tốt nguồn vốn vay như vậy ngược lại đã trở
thành một lợi thế, một ưu điểm của Công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần
CNTT An Đồng
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ phận tài chính kế toán là bộ phận quan trọng trong Công ty. Với
chức năng quản lý hoạt động kế toán tại Công ty, bộ phận này có trách nhiệm
bám sát quá trình kinh doanh và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính
xác phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo kinh doanh.

Bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng được tổ chức
theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Kế toán thanh toán ngân hàng
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán tiền mặt, vật tư, thủ quỹ
Kế toán lương và các khoản trích theo lương

×