Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ứng dụng một số bài tập nâng cao sức mạnh chung cho nam sinh viên hệ không chuyên giáo dục thể chất trường đại học an giang trong giờ học bóng rổ tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI NCKH CẤP ĐƠN VỊ

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO SỨC
MẠNH CHUNG CHO NAM SINH VIÊN HỆ
KHÔNG CHUYÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRONG GIỜ
HỌC BÓNG RỔ TỰ CHỌN

ThS. ĐÀO CHÁNH THỨC

AN GIANG, THÁNG 05 NĂM 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Tên đề tài:

“ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO
SỨC MẠNH CHUNG CHO NAM SINH VIÊN HỆ
KHÔNG CHUYÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRONG GIỜ
HỌC BÓNG RỔ TỰ CHỌN”

Tác giả: ThS. ĐÀO CHÁNH THỨC

AN GIANG, THÁNG 05 NĂM 2019



Đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nâng cao sức mạnh chung cho nam sinh viên
hệ không chuyên Giáo dục thể chất trường Đại học An Giang trong giờ học bóng rổ tự
chọn”, do ThS. Đào Chánh Thức, cơng tác tại Bộ môn Giáo dục thể chất thực hiện.
Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Bộ môn
thông qua ngày 20/05/2019, và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học
An Giang thông qua.
Thƣ ký

ThS. Nguyễn Trần Phƣơng Thảo

Phán biện 1

Phản biện 2

ThS. Văng Công Danh

ThS. Chau Khon

Chủ tịch Hội đồng

ThS. Đinh Thị Kim Loan


TÓM TẮT
Nghiên cứu này là kết quả của ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao
sức mạnh chung cho nam sinh viên trường Đại học An Giang trong giờ
học Bóng rổ tự chọn. Bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp kiểm tra, phương pháp
phỏng vấn các chuyên gia và nhà khoa học trong lĩnh vực này để lựa chọn

và phương pháp thống kê toán.
Kết quả nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức
mạnh và 6 test đánh giá sức mạnh chung cho nam sinh viên trong giờ học
bóng rổ tự chọn. Qua q trình ứng dụng 12 bài tập đã lựa chọn thực
nghiệm cho thấy hệ thống bài tập có hiệu quả cao trong việc phát triển
sức mạnh qua 6 test đánh giá của nam sinh viên không chuyên ngành
Giáo dục thể chất trường đại học An Giang trong giờ học bóng rổ tự
chọn. Với việc phát triển sức mạnh chung vượt trội của nhóm thực
nghiệm so với nhóm đối chứng, kết quả kiểm tra 6/6 test có ý nghĩa thống
kê với P <0.001 của nhóm thực nghiệm. Điều này khẳng định rằng hiệu
quả của hệ thống bài tập được lựa chọn có khoa học, mang lại hiệu quả
cao cho nhóm thực nghiệm.
Từ khóa: Bài tập sức mạnh, bóng rổ, sinh viên khơng chun Giáo
dục thể chất, giờ bóng rổ tự chọn


ABSTRACT
This study is the result of a selected exercise system that enhances
the strength of male student's at An Giang University hour the optional
Basketball lessons. By methods of analyzing and synthesizing materials,
empirical methods, testing methods, methods of interviewing experts and
scientists in this field for selection and mathematical statistical methods.
The results of the study have selected 12 strength development
exercises and 6 general strength assessment tests for male students hour
the optional basketball lessons. Through the process of applying 12
selected exercises, it shows that the system of exercises is highly effective
in developing strength through 6 evaluation tests of non-specialized male
student's in Physical Education of An Giang University hour the
basketball lesson. With the development of superior general strength of
experimental group compared to control group, 6/6 test results were

statistically significant with P <0.001 of experimental group. This
confirms that the effectiveness of the selected exercise system is
scientific, highly effective for the experimental group.
Keywords: Strength exercises, basketball, non-professional students
of physical education, basketball time hour


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy (Cô) đang công tác tại Bộ
môn giáo dục thể chất, Ban giám hiệu, Hội đồng Khoa học trường, đóng góp ý
kiến để chúng tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
An Giang, ngày 29 tháng 05 năm 2019
Ngƣời thực hiện

ThS. Đào Chánh Thức


LỜI CAM KẾT
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng
tơi . Các số liệu trong cơng trình nghiên cứu có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
mới về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác
An Giang, ngày 29 tháng 05 năm 2019
Tác giả

ThS. Đào Chánh Thức


MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3

1.1 ĐẶC ĐIỂM THI ĐẤU MƠN BĨNG RỔ. ............................................. 3
1.1.1. Đặc điểm chung về mơn bóng rổ. ................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm bóng rổ hiện đại: ............................................................. 4
1.2 L THUYẾT CHUNG VỀ HUẤN LUY N SỨC M NH: ........ 5
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu về huấn luyện sức mạnh: .................................. 5
1.2.2 Lý thuyết chung: .............................................................................. 6
1.2.3 Tầm quan trọng của các hình thức HLSM trong thể thao: .............. 9
1.2.4 Chu kỳ hoá huấn luyện sức mạnh: ................................................. 11
1.3 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HUẤN LUY N SỨC M NH. ........ 14
1.3.1 Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi cơ thể. ................................. 14
1.3.2 Một số nguyên tắc chủ yếu trong tập luyện sức mạnh ................... 14
1.3.3 Phƣơng pháp huấn luyện sức mạnh với trọng lƣợng tạ tối đa. ...... 16
1.3.4 Một số đặc điểm xây dựng chƣơng trình HLSM. .......................... 16
1.3.5 Chọn lựa các phƣơng pháp huấn luyện cho từng giai đoạn. .......... 17
1.4 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. ........................... 19
1.4.1. Cấu tạo bộ máy thần kinh cơ........................................................ 19
1.4.2. Vận chuyển xung động thần kinh cơ. ........................................... 21
1.4.3. Đơn vị vận động. ........................................................................... 22
1.4.4. Quá trình hƣng phấn và ức chế của cơ. ......................................... 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................................... 31

2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 31
2.1.1 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: ................................. 31
2.1.2 Phƣơng pháp điều tra xã hội học: .................................................. 31
2.1.3 Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm: .................................................... 31

2.1.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:.............................................. 31
2.1.5 Phƣơng pháp toán học thống kê: .................................................... 31
2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: ................................................................. 33
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................... 33
2.2.2 Khách thể nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu: ............................. 33
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu:..................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................... 34

3.1 LỰA CHỌN ỨNG DỤNG M T S BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC
M NH CHUNG CHO NAM SINH VIÊN TRƢ NG ĐHAG TRONG GI
HỌC BÓNG RỔ TỰ CHỌN: ..................................................................... 34


3.1.2 Xây dựng kế hoạch tập luyện sức mạnh chung. ............................ 38
3.1.3. Bàn luận nhiệm vụ 1: .................................................................... 40
3.2 ĐÁNH GIÁ HI U QUẢ THỰC NGHI M.......................................... 42
3.2.1 Xác định hệ thống test đánh giá sức mạnh chung cho nam sinh viên
trƣờng ĐHAG trong giờ học Bóng rổ tự chọn. ....................................... 42
3.2.2 Đánh giá sự phát triển sức mạnh của nam sinh viên trƣờng ĐHAG
trong giờ học Bóng rổ tự chọn. ............................................................... 44
3.2.3 Bàn luận nhiệm vụ 2. ..................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 51

A. KẾT LUẬN: ........................................................................................... 51
B. KIẾN NGHỊ............................................................................................ 52
TÀI LI U THAM KHẢO ................................................................................................... 53


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
HLSM

TN
ĐC
ĐHAG
ĐVVĐ
SV
HLV

Huấn luyện sức mạnh
Thực nghiệm
Đối chứng
Đại học An Giang
Đơn vị vận động
Sinh viên
Huấn luyện viên

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Kết quả ph ng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh chung cho nam sinh
viên trƣờng ĐHAG trong giờ học Bóng rổ tự chọn ______________________________ 36
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần ph ng vấn bài tập. ______________ 37
Bảng 3.3 : Kết quả ph ng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh chung cho nam sinh viên
trƣờng ĐHAG trong giờ học Bóng rổ tự chọn __________________________________ 43
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần ph ng vấn lựa chọn test. _________ 44
Bảng 3.5 : Các ch tiêu sức mạnh của nhóm TN và ĐC trƣớc TN __________________ 45
Bảng 3.6 : Nhịp t ng trƣởng các ch tiêu sau thực nghiệm của nhóm ĐC ____________ 45
Bảng 3.7 : So sánh các ch tiêu sức mạnh nhóm TN sau TN _______________________ 46
Bảng 3.8: So sánh sự t ng trƣởng của nhóm ĐC và TN sau TN ____________________ 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các tố chất vận động ................................................................. 8
Hình 1.2: Cấu tạo sợi cơ ...................................................................................................... 20
Hình 1.3: Nơron vận động ................................................................................................... 20
Hình 1.4: Sự co của sợi nguyên cơ. ..................................................................................... 29
Hình 1.5: Co cơ đẳng trƣờng ............................................................................................... 30
Hình 1.6: Co cơ hƣớng tâm ................................................................................................. 30
Hình 1.7: Co cơ ly tâm ......................................................................................................... 30
Biểu đồ 3.1: So sánh sự t ng trƣởng các ch tiêu SM của nhóm ĐC và TN sau TN ........... 48

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
Bóng rổ ra đời n m 1891 do Dr. James Naismith – giáo viên giáo dục thể
chất ở học viên Springfield thuộc bang Massachusetts – Mỹ. Bóng rổ là một môn
thể thao tập thể, thi đấu đối kháng trực tiếp cùng sân, khi thi đấu bóng rổ địi h i
vận động viên phải có các tố chất sức mạnh, nhanh, bền, dẻo, khả n ng phối hợp
vận đông…Trong đó sức mạnh đƣợc xem là tố chất thể lực nền tảng (Bompa,1996).
Xu thế bóng rổ hiện đại địi h i vận động viên phải mạnh hơn, nhanh hơn,
biến hóa và chuẩn xác hơn…, trận đấu trở nên quyết liệt, điểm số ngày càng cao
hơn, thu hút đƣợc hàng triệu ngƣời tập luyện và thi đấu trên toàn thế giới. Vì vậy
mà n m 1936 lần đầu tiên bóng rổ đƣợc đƣa vào thi đấu ở đại hội thể thao Olympic
quốc tế và ln đƣợc thi đấu chính thức ở các kỳ đại hội thể thao Châu Á (Asiad),
Đông Nam Á (SEA Games)…
Bompa (1999) cho rằng khi huấn luyện sức mạnh cần thiết phải theo chu kỳ đề cập đến sự áp dụng các chƣơng trình tập luyện khác nhau ở các giai đoạn khác
nhau trong chu kỳ dài hạn, nhằm đạt đƣợc kết quả khả quan nhất trong việc phát
triển các tố chất SM khác nhau (SM tối đa, SM tốc độ, SM bền …) tùy theo mục
đích phát triển của từng giai đoạn. Mục đích của huấn luyện sức mạnh theo chu kỳ
là tối ƣu hố q trình huấn luyện trong từng giai đoạn ngắn (tuần, tháng…) cũng

nhƣ trong suốt 1 chu kỳ dài (n m, nhiều n m…). Đặc biệt với VĐV trình độ cao,
huấn luyện theo chu kỳ cịn có mục đích đạt đƣợc trình độ chuẩn bị thể lực tốt nhất
vào thời điểm thi đấu nhằm đạt đƣợc thành tích cao nhất.
Cho đến nay ở nƣớc ta đã có một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về lĩnh
vực bóng rổ nhƣ tác giả Đặng Hà Việt “Nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn
tuyển chọn vận động viên bóng rổ nam (13 - 17 tuổi) ở thành phố Hồ Chí Minh”,
n m 1999, tác giả Nguyễn Ngọc Hải “Nghiên cứu phát triển tố chất sức mạnh của
vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ thành phố Hồ Chí Minh”, n m 2004, Nguyễn
Lê Phạm Huỳnh “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho
đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia” n m 2005; tác giả Lê Vũ Kiều Hoa “Bƣớc đầu đánh
giá thực trạng sức mạnh chuyên môn của đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia” n m 2007,
quyển sách chu kỳ huấn luyện sức mạnh Bompa do Lâm Quang Thành, Bùi Trọng
Toại biên dịch…Tuy nhiên vẫn chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu xây dựng
một cách có hệ thống các bài tập để phát triển các tố chất sức mạnh.
Đối với sinh viên Đại học An Giang, đặc biệt là mơn học Bóng rổ tự chọn
trong giờ học chính khóa, thì sinh viên ít có điều kiện tập luyện và thi đấu thƣờng
1


xun. Điều này dẫn đến việc khơng đƣợc duy trì tập luyện thƣờng xuyên để tích
lũy kỹ thuật cũng nhƣ thể lực.…, để phát triển các tố chất thể lực đặc biệt là tố chất
sức mạnh cho nam sinh viên Trƣờng Đại học An Giang trong giờ học Bóng rổ tự
chọn.
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, dựa trên những phân tích đánh giá chung
của các chun gia bóng rổ, huấn luyện viên, giáo viên, các nhà nghiên cứu chúng
tôi nhận thấy việc thực hiện đề tài “Ứng dụng một số bài tập nâng cao sức mạnh
chung cho nam sinh viên hệ không chuyên Giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang trong giờ học bóng rổ tự chọn” là vấn đề cấp thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức

mạnh chung cho nam sinh viên trƣờng ĐHAG trong giờ học bóng rổ tự chọn.
Mục tiêu 1: Lựa chọn ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh chung
cho nam sinh viên Trƣờng ĐHAG trong giờ học Bóng rổ tự chọn.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả một số bài tập đã lựa chọn.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THI ĐẤU MƠN BĨNG RỔ.
1.1.1. Đặc điểm chung về mơn bóng rổ.
Bóng rổ là mơn thể thao tập thể mang tính chất đối kháng trực tiếp và cùng
sân. Trận đấu đƣợc tổ chức thi đấu trên sân có kích thƣớc 28m x 15m giữa hai đội,
mỗi đội gồm 5 ngƣời thi đấu trực tiếp trên sân, đƣợc thay đổi ra vào sân không hạn
chế về số lần.
Trận thi đấu bóng rổ kéo dài trong 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút. Thời gian ngh
giữa hiệp 1 và hiệp 2, ngh giữa hiệp 3 và hiệp 4 và giữa các hiệp phụ là 2 phút.
Thời gian ngh giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. Mỗi lƣợt tấn công ch có 24 giây để
kết thúc rổ (hay ném rổ) vì thế trận đấu diễn ra nhanh hơn, số lần tấn công nhiều
hơn đồng nghĩa với tỷ số sẽ ngày càng cao hơn, trung bình từ 80 – 85 điểm/trận đấu.
Tần số thay đổi các kết quả trung gian lớn (trung bình 24 giây thay đổi tỷ số
1 lần)
Khơng có tỷ số hịa, tức là khơng có thể quyết định tính chất th a hiệp về
trận đấu.
Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối phƣơng ném bóng vào rổ
của mình và cố gắng đƣa bóng vào rổ đối phƣơng càng nhiều càng tốt. Để đạt đƣợc
thành tích trong thi đấu, bóng rổ cần có sự phối hợp thống nhất hành động của tất cả
các thành viên trong đội, nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung.
Hiệu quả của các hoạt động thi đấu gắn liền với các ch số phản xạ của các
cơ quan cảm thụ vận động. “Cảm giác về thời gian” là ch số cảm giác vận động

tổng hợp nhất và có thể xem nhƣ thành phần của khả n ng chun mơn của VĐV
bóng rổ. Hoạt động tổng hợp của các cơ quan phân tích là cơ sở của sự phát triển
“cảm giác về thời gian”, vì cảm nhận thời gian gắn liền với cảm nhận về khơng
gian.
VĐV mơn bóng rổ cần có n ng lực nhạy cảm tinh tế và phán đoán chuẩn xác.
Các cơ quan cảm giác có vai trị lớn, các cơ quan phân tích thị giác và các cơ quan
cảm giác bản thể cũng đóng vai trị quan trọng.
Tác giả Trung Quốc – Mã Thụ Lực đã tiến hành đo ngƣỡng cảm giác khớp
cổ tay của VĐV bóng rổ có trình độ huấn luyện khác nhau đã phát hiện ngƣỡng cảm
giác có liên quan đến trình độ huấn luyện của VĐV bóng rổ.
Về n ng lực cảm giác và hệ thần kinh: Thi đấu bóng rổ yêu cầu VĐV phải
phán đốn chính xác với tình huống thi đấu trên sân thay đổi bất ngờ và nhanh
3


chóng tìm các biện pháp thay đổi nhịp độ hoặc phƣơng hƣớng động tác. VĐV luôn
phải tập trung sự chú ý cao, thần kinh rất c ng thẳng, n ng lực điều tiết của hệ thần
kinh đối với chức n ng vận động phải đƣợc huấn luyện tốt. Đồng thời các quá trình
của hệ thần kinh v não phải nâng cao tính linh hoạt và ổn định. Kết quả nghiên cứu
phản xạ vận động đơn giản cho thấy sau khi tiến hành huấn luyện VĐV bóng rổ thì
thời kỳ tiềm phục về phản xạ ánh sáng và âm thanh giảm xuống đáng kể.
Nghiên cứu điện - cơ đồ thấy rằng: so sánh điện cơ hoạt động của VĐV có
tập bóng rổ và ngƣời không tập, khi cho các đội viên trong đội thực hiện động tác
giả, VĐV bóng rổ điện – cơ khơng thay đổi, cịn ngƣời khơng tập luyện có sự biến
đổi điện - cơ rõ rệt. Điều đó nói lên VĐV bóng rổ có n ng lực phân hóa chính xác
hơn.
Hoạt động của VĐV bóng rổ trong thi đấu không đơn thuần là tổng hợp các
động tác tấn cơng và phịng thủ riêng biệt, mà là tập hợp những hành động đƣợc
hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất bởi mục đích chung.
1.1.2. Đặc điểm bóng rổ hiện đại:

Để có thể đạt thành tích cao trong thi đấu, bóng rổ hiện đại địi h i rất nhiều
đặc điểm, bao gồm:
- Chiều cao và ƣu thế khống chế trên khơng: Trong thi đấu bóng rổ hiện đại,
chiều cao và cân nặng là 2 ch tiêu quan trọng có tƣơng quan đến thành tích. Khi thi
đấu, các đội thƣờng sử dụng trung phong cao to tạo áp lực mạnh khu vực cận rổ để
tranh bóng và kết thúc rổ hiệu quả, đồng thời thu hút hàng thủ để tạo khơng gian
thuận lợi cho VĐV bên ngồi kết thúc rổ. Các VĐV có sức bật tốt sẽ mở rộng thêm
ƣu thế khống chế về không gian và tranh cƣớp bóng, cũng nhƣ phịng thủ.
- Tốc độ: Tốc độ là một trong những nhân tố cấu thành thành tích thể thao,
phát huy đƣợc tốc độ chính là giành đƣợc quyền chủ động trong thi đấu.
- T ng độ chuẩn xác: Có đƣợc các ƣu thế chiều cao và cân nặng nhƣ trên là
điều kiện cần, ngoài ra phải chuẩn xác trong động tác và khi kết thúc mới có thể
giành thắng lợi, đó là mục đích của trận đấu. Tính chuẩn xác này thể hiện qua hiệu
quả chuyền bóng và hiệu quả ném rổ chuẩn xác.
- Nắm vững và tinh thông kỹ - chiến thuật
+ Chiến thuật tấn công (tấn cơng nhanh, tấn cơng chiến thuật …)
+ Chiến thuật phịng thủ (khu vực, kèm ngƣời, ½ sân, tồn sân … )
Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhƣng chiến thuật phải nhằm vận dụng và
phát huy có hiệu quả các động tác kỹ thuật. VĐV cấp cao cần có kỹ thuật toàn diện,
4


điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả cao trong mọi tình
huống thi đấu, hình thức chiến thuật.
Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (cách quãng) với mật độ hoạt
động cƣờng độ cao rất lớn. Theo Brittenham (1996), trong một hiệp tỷ lệ giữa hoạt
động và ngh ngơi của VĐV thi đấu là 1:1 hay ít hơn, nếu xem xét trong toàn trận
đấu, tỷ lệ này khác biệt hơn nữa (1:1 đến 1:3).
LVĐ yêu cầu trong thi đấu bóng rổ: Khối lƣợng vận động trong thi đấu bóng
rổ đ nh cao rất lớn, các VĐV phải di chuyển tổng cộng 5000 – 7000m, phải thực

hiện 130 – 140 lần bật nhảy, 120 – 150 lần chạy biến tốc và dừng nhanh. Riêng hoạt
động di chuyển phòng thủ trong thi đấu đã lên khoảng 1340 – 2430 m (Blake,
1941).
Trong thi đấu bóng rổ hiện đại, tiến trình tấn cơng và phịng thủ đƣợc thay
đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy bóng bật bảng, khi ném rổ, chuyền bóng, dẫn
bóng, đột phá, kèm ngƣời… Riêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của
Mclnnes (1995) đã đầu tiên phân thành 8 loại (Chạy: t ng tốc, giảm tốc, chuyển
hƣớng và dừng nhanh; trƣợt phòng thủ: tiến về trƣớc, lùi và sang ngang; bật nhảy)
và thống kê tỷ lệ thời gian thực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đ nh
cao. Di động bƣớc trƣợt phòng thủ đƣợc quan sát chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2%
và bật nhảy chiếm 4.6%; ngƣợc lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian
thi đấu. Tần số thay đổi về các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng
2s thì có 1 thay đổi). Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa
dạng và liên tục thay đổi, ngay trong 1 khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyển
đổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trƣợt phòng thủ nhanh – bật
nhảy. Do đó u cầu về tính linh hoạt trong thi đấu bóng rổ rất cao, chúng ta cần
khảo sát và nghiên cứu một cách cẩn thận để không ngừng nâng cao n ng lực này
cho VĐV bóng rổ.

1.2

THU ẾT CHUNG VỀ HUẤN

U

N SỨC M NH :

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu về huấn luyện sức mạnh:
Nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử tập luyện phát triển sức mạnh
(SM) cơ đã xác định việc huấn luyện sức mạnh có từ rất lâu và đã đƣợc con

ngƣời sử dụng để phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ thời cổ đại,
nó đƣợc ngƣời Trung Hoa, Hy Lạp và La Mã sử dụng để luyện quân nhằm
chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh; ở thế vận hội Olympic lần đầu tiên vào

5


n m 776 trƣớc công nguyên, các VĐV đã biết kết hợp các bài tập phát triển
SM cơ với các bài tập chun mơn khác trong chƣơng trình tập luyện n m
để chuẩn bị tham gia thi đấu.
Tài liệu hiện đại đầu tiên về huấn luyện sức mạnh là của Sir Thomas
Elyot. Trong luận thuyết của mình, ơng đã trình bày chi tiết những nghiên
cứu về chƣơng trình huấn luyện cũng nhƣ tầm quan trọng của việc tập luyện
để nâng cao n ng lực thể chất, hoàn thiện cơ thể cho con ngƣời. Vào đầu
thập niên 1840, cử tạ trở thành môn thể thao trong các cuộc thi đấu “Người
đàn ông khỏe mạnh” ở Mỹ. Vào thập niên 1860, Archibald Maclaren đã
biên soạn hệ thống huấn luyện phát triển thể chất đầu tiên với tạ tay và tạ
đòn cho quân đội Anh Quốc. Vào giữa thập niên 1880, đo lƣờng sức mạnh
cơ là một phƣơng pháp đánh giá n ng lực thể chất của các học sinh trung
học và cao đẳng ở Mỹ.
Vào giữa thập niên 1900, các chuyên gia giáo dục thể chất, VĐV thể
dục thể hình, VĐV cử tạ, VĐV điền kinh và một số VĐV vật đã bắt đầu
luyện tập với tạ. Trong khi đó, đa số các VĐV ở các môn thể thao khác rất
hạn chế tập với trọng lƣợng phụ vì họ sợ giảm độ mềm dẻo và linh hoạt
khớp. Những nghiên cứu vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960
đã chứng minh rằng việc tập luyện với trọng lƣợng phụ không làm giảm
độ mềm dẻo khớp mà còn t ng tốc độ và công suất cơ bắp (Frank S.P,
1997). Cũng vào thời gian này nhờ có sự phát triển vƣợt bậc của ngành giải
phẫu, sinh lý học mà con ngƣời đã vén đƣợc bức màn bí mật về cấu trúc cơ,
động học và chuyển hóa n ng lƣợng, khả n ng thích ứng của cơ bắp. Những

điều này tạo cơ sở cho công tác nghiên cứu và xây dựng các bài tập cũng
nhƣ xây dựng chƣơng trình huấn luyện phát triển sức mạnh cơ ngày càng
tiến bộ hơn.
1.2.2 Lý thuyết chung:
Theo Bompa: Huấn luyện sức mạnh là một trong những yếu tố quan
trọng của quá trình huấn luyện thể thao. Cùng với sức nhanh và sức bền,
SM là một trong ba tố chất vận động cơ bản. Mục đích chính của tập luyện
SM trong thể thao là đáp ứng được những yêu cầu SM đặc thù của từng
môn thể thao nhất định nhằm nâng thành tích vận động lên trình độ cao
nhất, huy động toàn bộ tiềm năng vận động của VĐV.

6


Các tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000), Harre (1996),
… đã thống nhất quan điểm và cho rằng: sức mạnh là khả năng con người
sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh của con
ngƣời là khả n ng khắc phục lực đối kháng bên ngồi hoặc đề kháng lại nó
bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
Tập luyện sức mạnh SM theo hệ thống sẽ dẫn đến những thay đổi sinh
lý và cấu trúc trong cơ thể – hay còn gọi là sự thích nghi. Mức độ thích nghi
đƣợc thấy rõ qua kích thƣớc và chất lƣợng cơ, đồng thời có tỷ lệ trực tiếp
với lƣợng vận động qua các ch tiêu nhƣ: số lƣợng, tần số, cƣờng độ ..
Trình độ chuẩn bị thể lực và thành tích thể thao ln đi đôi với nhau.
Theo Anderst W.J.F. Eksten, D.M. Koceja (1994) “Effects of plyometric
and explosive resistance training on lower body power”: Mỗi mơn thể thao
đều có đặc thù khác nhau, do đó việc phát triển các tố chất thể lực nhằm
đáp ứng yêu cầu của môn thể thao cũng như cấu trúc của thi đấu là rất
quan trọng để thành công trong đào tạo, huấn luyện thể thao.
Hầu hết các hoạt động thể chất đều kết hợp chặt chẽ một hoặc nhiều

yếu tố lực, sức bền, sức mạnh, tốc độ và sức bền là các n ng lực di truyền,
nó mang vai trị quan trọng cho cơ hội đạt thành tích cao của VĐV. Nó cịn
đƣợc gọi là “động cơ trội” (dominant motor) , hoặc là “năng lực sinh cơ
học” (biomotor) 1 . Khi một động tác, kỹ n ng hoặc một mơn thể thao địi
h i một sự kết hợp từ 1 đến 3 n ng lực sinh cơ học để thực hiện nó, ta có thể
nói đó là n ng lực nổi trội. Chẳng hạn các mơn nhƣ bóng rổ, bóng đá, n ng
lực nổi trội sẽ là cơng suất (power) theo Kraemer.

7


Sức mạnh

Sức bền

Sức mạnh
– bền

Tốc độ

Sức bền
tốc độ

Khả năng
phối hợp

Sức nhanh

Mềm dẻo


Khả năng
di động

Sức mạnh
tốc độ

Sức mạnh
tối đa

Sức bền
yếm khí

Sức bền
ƣa khí

Tốc độ
tối đa

Khả năng phối
hợp tối ƣu

Biên độ tối
đa của động
tác

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các tố chất vận động
Trong hoạt động thể thao, sức mạnh luôn luôn có quan hệ với các tố
chất thể lực khác nhƣ sức nhanh và sức bền. Do đó, các n ng lực SM đƣợc
thể hiện qua 3 hình thức chính: (1) n ng lực sức mạnh tối đa, (2) n ng lực
sức mạnh – nhanh và (3) n ng lực sức mạnh – bền.

* Năng lực sức mạnh tối đa: là SM cao nhất mà VĐV có thể
thực hiện khi co cơ tối đa. Các VĐV cần giá trị tuyệt đối cao nhất về n ng
lực sức mạnh cho các môn thể thao phải khắc phục lực cản bên ngoài lớn
nhƣ cử tạ, vật, bóng rổ… nghĩa của n ng lực SM tối đa với thành tích thể
thao càng nh nếu lực cản cần khắc phục càng nh và lƣợng vận động
(LVĐ) trong thi đấu càng kéo dài. Do đó, VĐV chạy cự ly ngắn trong điền
kinh cần SM tối đa nhiều hơn VĐV chạy Maratông.
* Năng lực sức mạnh – nhanh: là khả n ng khắc phục các lực cản với
tốc độ co cơ cao của VĐV. SM - nhanh xác định thành tích trong các mơn

8


vận động không chu kỳ, nhƣ trong nhảy cao và nhảy xa. SM - nhanh cũng
có ý nghĩa đối với việc đạt đƣợc tốc độ cao khi đá, ném bóng và dậm nhảy
trong các mơn bóng, khả n ng t ng tốc của các VĐV chạy cự ly ngắn, đua
xe đạp cũng nhƣ đối với sự xuất phát nhanh và giai đoạn t ng tốc trong thi
đấu các môn đua thuyền.
* Năng lực sức mạnh – bền: là khả n ng chống lại mệt m i của VĐV
khi hoạt động sức mạnh kéo dài. SM bền đƣợc đặc trƣng bởi một n ng lực
sức mạnh tƣơng đối cao kết hợp với khả n ng sức bền quan trọng. Trƣớc hết,
SM bền xác định thành tích trong các mơn sức bền cần phải khắc phục các
lực cản lớn trong một thời gian dài, thí dụ nhƣ trong đua thuyền trong thể
dục, vật, trong phần lớn các mơn bóng và bơi lội…
1.2.3 Tầm quan trọng của các hình thức HLSM trong thể thao:
(Bompa 2002, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2000),
+ Sức mạnh chung:
Sức mạnh chung là nền tảng của toàn bộ chƣơng trình huấn luyện sức
mạnh, tập trung huấn luyện trong giai đoạn huấn luyện ban đầu (thích nghi
giải phẫu).

+ Sức mạnh chun mơn
Là sức mạnh của một số nhóm cơ (chủ yếu là các cơ chính) tham gia
hoạt động của mơn thể thao. Loại sức mạnh này mang tính đặc thù cho từng
mơn thể thao, đối với VĐV trình độ cao sức mạnh chuyên môn phải đạt mức
cao nhất vào cuối giai đoạn chuẩn bị.
+ Sức mạnh tối đa
- Là lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần kinh cơ trong 1
lần co cơ tối đa, nó thể hiện bằng trọng lƣợng tối đa mà VĐV có thể nâng
đƣợc 1 lần. Đƣợc biểu thị bằng 100% của tối đa hay 1 lần lặp lại tối đa
(1RM), biết đƣợc sức mạnh tối đa của VĐV trong các bài tập là nền tảng để
tính tốn trọng lƣợng cho từng giai đoạn huấn luyện sức mạnh.
+ Sức mạnh tốc độ:
- Là sự kết hợp của hai n ng lực là SM và tốc độ, khả n ng phát lực
tối đa trong thời gian ngắn nhất.
+ Sức mạnh dự trữ:
- Là sự chênh lệch giữa sức mạnh tuyệt đối và ch số SM cần thiết để
thực hiện một kỹ thuật trong điều kiện thi đấu.
9


- Dùng các kỹ thuật đo đạc SM để đánh giá SM max của VĐV, VĐV
nào có SM dự trữ cao hơn sẽ có khả n ng đạt thành tích cao hơn.
+ Sức mạnh tăng tốc:
- Là khả n ng đạt đƣợc sự t ng tốc cao. Tốc độ chạy hay sự t ng tốc
phụ thuộc vào SM và sức nhanh của sự co cơ để tay, chân đạt đến tần số
bƣớc chạy lớn nhất, thời gian chân tiếp xúc mặt đất ngắn nhất, lực đạp đất
mạnh nhất đẩy ngƣời về trƣớc. Khả n ng t ng tốc của VĐV phụ thuộc vào
cả lực chân và lực tay. Phát triển sức mạnh t ng tốc là cần thiết đối nhiều
môn thể thao, trong đó có bóng đá.
+ Sức mạnh tốc độ xuất phát:

- Rất quan trọng đối với các môn đòi h i tốc độ cao để vƣợt qua 1
khoảng cách nhất định trong thời gian ngắn nhất, VĐV phải có khả n ng sản
sinh lực tối đa vào thời điểm bắt đầu co cơ nhằm tạo ra tốc độ xuất phát cao.
Xuất phát nhanh nhƣ xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn; hay từ tƣ thế
phòng thủ trong quần vợt chuyển sang tƣ thế chạy,… tất cả đều phụ thuộc
vào thời gian phản xạ và sức mạnh tốc độ mà VĐV có thể phát ra vào thời
điểm xuất phát.
+ Sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tương đối:
- Trƣơng lực đƣợc sản sinh khi một cơ bắp nào đó co cơ với mức độ
lớn nhất, đó chính là SM tuyệt đối của cơ bắp đó. SM tuyệt đối của cơ bắp
có quan hệ chặt chẽ với diện tích mặt cắt ngang của cơ bắp. Diện tích mặt
cắt ngang của cơ bắp càng lớn thì SM tuyệt đối của cơ đó càng lớn. SM
tuyệt đối ch phản ánh mức độ lớn nh của SM cơ bắp mà không thể phản
ánh mức độ lớn nh của SM mỗi sợi cơ trong cơ bắp.
SM tƣơng đối của cơ là sức mạnh có đƣợc của mỗi một đơn vị diện
tích mặt cắt ngang cơ bắp.
Trong tình huống nói chung, trọng lƣợng tối đa mà một ngƣời có thể
nâng lên đƣợc thì đƣợc gọi là SM tuyệt đối của ngƣời đó. Mức độ lớn nh
của sức mạnh tuyệt đối có quan hệ tới trọng lƣợng cơ thể, trong tình huống
nói chung thì trọng lƣợng cơ thể càng lớn SM tuyệt đối cũng sẽ càng lớn.
Nếu đem SM tuyệt đối của một ngƣời nào đó chia cho trọng lƣợng cơ thể
của họ sẽ có thể tìm đƣợc SM tƣơng đối của họ. SM tƣơng đối chính là SM

10


cơ bắp của mỗi kg trọng lƣợng cơ thể. Vì vậy, SM tƣơng đối có thể đánh
giá tốt hơn tố chất SM của vận động viên.
Theo Bompa sự kết hợp sức mạnh, sức nhanh và sức bền theo đặc
thù môn thể thao nhƣ sau:

+ Các hình thức sức mạnh bền:
- Sức mạnh bền trong thời gian ngắn (40 giây – 2 phút)
- Sức mạnh bền trong thời gian trung bình (2- 5 phút)
- Soul mạnh bền trong thời gian dài (trên 6 – 10 phút)
+ Các hình thức sức mạnh tốc độ:
- Sức mạnh tốc độ trong động tác rơi xuống (tiếp đất)
- Sức mạnh bật lên (công suất phát lực)
- Sức mạnh tốc độ ném đẩy – Lực phát ra trong động tác ném
- Sức mạnh bật nhảy
- Sức mạnh tốc độ xuất phát, rất quan trọng trong các mơn địi h i tốc
độ cao để vƣợt qua một khoảng cách nhất định trong thời gian ngắn nhất.
- Sức mạnh t ng tốc – Khả n ng đạt đƣợc sự t ng tốc cao
- Sức mạnh giảm tốc, rất quan trọng trong các mơn bóng đá, bóng rổ,
hốc cây,…
1.2.4 Chu kỳ hoá huấn luyện sức mạnh:
Hệ thống chu kỳ đƣợc thiết lập nhằm phòng tránh chấn thƣơng, huấn
luyện quá sức và liên tục nâng cao thành tích VĐV. Chu kỳ huấn luyện
đƣợc phát minh bởi nhà khoa học thể thao Leo P. Matveyev từ lý thuyết về
các biểu hiện thích nghi chung của nhà sinh học và nội tiết học ngƣời
Canadian Hans Selye.
Chu kỳ huấn luyện bao gồm chu kỳ lớn kéo dài từ vài tháng lên tới 4
n m (cho VĐV Olympic), trong chu kỳ lớn có 2 hay nhiều chu kỳ trung bình
kéo dài từ vài tuần tới nhiều tháng và chu kỳ trung bình đƣợc chia ra 2 hay
nhiều chu kỳ nh kéo dài 1 tuần lên tới 4 tuần.
Theo Matveyev, chu kỳ huấn luyện đƣợc chia làm 3 giai đoạn: giai
đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và giai đoạn chuyển tiếp. Sau đó là Stone
11


và O’Bryant đã thêm 1 pha riêng biệt vào giữa giai đoạn chuẩn bị và giai

đoạn thi đấu gọi là giai đoạn chuyển tiếp 1 hay giai đoạn chuẩn bị thi đấu.
Theo tài liệu biên dịch của TS. Lâm Quang Thành và TS. Bùi Trọng Toại,
chu kỳ hoá SM, với đặc thù của nó trong giai đoạn tập luyện, là phƣơng
pháp tốt nhất để khơng ch hồn thiện SM mà cịn hồn thiện cả cơng suất
và sức bền cơ bắp tuỳ theo yêu cầu của từng môn thể thao. Việc chu kỳ hố
tập luyện SM theo tính chu kỳ của SM đƣợc phân chia thành 5 giai đoạn nhƣ
sau:
 Giai đoạn 1: Thích nghi về giải phẫu.
1. Chuẩn bị cho các cơ, dây chằng, gân và khớp chịu đƣợc giai đoạn
tập luyện c ng thẳng và kéo dài. Nó liên quan đến hầu hết các nhóm cơ.
2. Khi chuẩn bị cho VĐV, đặc biệt là các VĐV trẻ, chƣơng trình tập
luyện SM phải luôn bắt đầu phát triển các phần trọng tâm của cơ thể sau đó
mới tập chân tay. Nói cách khác, trƣớc khi phát triển SM chân và tay, phải
tập trung phát triển các điểm nối giữa chúng – cột sống và thân ngƣời.
 Giai đoạn 2: Nở cơ.
1. Phát triển khối lƣợng cơ bắp, khối lƣợng cơ bắp càng lớn, SM
càng lớn , vì lực phụ thuộc vào tiết diện và chất lƣợng của cơ.
2. Tập các nhóm cơ hoạt động chính theo đặc thù của mơn thể thao
chứ khơng phải là tất cả các nhóm cơ
 Giai đoạn 3: Sức mạnh tối đa.
1. Sức mạnh tối đa (SM max) đóng một vai trị quan trọng trong việc
tạo ra SM đặc thù của môn thể thao. Khả n ng sản sinh SM max phụ thuộc
nhiều vào đƣờng kính hay kích thƣớc ngang của sợi cơ có liên quan, đặc
biệt là đƣờng kính của các sợi myosin, bao gồm cả cầu nối của chúng; khả
n ng huy động các sợi cơ nhanh; và khả n ng đồng bộ hố tất cả các nhóm
cơ vào một hoạt động.
2. Kích thƣớc sợi cơ phụ thuộc chủ yếu vào độ dài của giai đoạn tập
nở cơ, trong khi đƣờng kính sợi myosin và sự t ng trƣởng về hàm lƣợng
protein trong các cầu nối lại phụ thuộc vào khối lƣợng và độ dài của giai
đoạn tập SM max. Khả n ng huy động các sợi cơ nhanh phụ thuộc và nội

dung tập luyện, trong đó trọng lƣợng tối đa và cơng suất bộc phát nên chiếm
ƣu thế.

12


 Giai đoạn 4: giai đoạn chuyển đổi – chuyển sang SMTĐ (công
suất phát lực).
1. Tập luyện SMTĐ với đặc điểm nhanh và bộc phát là tập luyện cho
hệ thần kinh. Sự t ng tiến về thành tích thi đấu có thể dựa trên những thay
đổi về thần kinh, giúp cho bản thân các cơ đạt đƣợc khả n ng thực hiện một
công suất lớn hơn (Sale, 1986). Điều này đƣợc thực hiện bằng cách rút ngắn
thời gian huy động các đơn vị vận động, đặc biệt là các sợi cơ nhanh, và
t ng cƣờng khả n ng chịu đựng của các dây thần kinh vận động đối với tần
số kích thích ngày càng t ng (Hakkinen, 1986; Hakkinen & Komi, 1983).
2. Sự thích nghi thần kinh cơ: huy động các đơn vị vận động và kích
hoạt các đơn vị vận động tốt hơn; các cơ có thể thả l ng một số lƣợng sợi cơ
lớn hơn trong thời gian ngắn; tạo ra sự phối hợp bên trong sợi cơ cũng nhƣ
giữa các nhóm cơ sẽ tốt hơn (nhiều đơn vị thần kinh cơ hoạt động đồng bộ
để thực hiện một chuyển động). Khi sự phối hợp của nhiều cơ đƣợc cải thiện
sẽ phát triển khả n ng co một số cơ đồng thời thả l ng các cơ khác, hay thả
l ng các cơ đối kháng, điều này sẽ dẫn đến tốc độ co của các cơ hoạt động
chính sẽ nhanh hơn.
3. Chƣơng trình tập luyện SMTĐ đặc thù cho mơn thể thao phải
mang tính đặc thù cho mơn chuyên sâu và sử dụng những bài tập càng giống
với kỹ thuật chính của mơn đó càng tốt. Khi các nhóm cơ tập SMTĐ càng
mang tính đặc thù, sự phối hợp bên trong cơ (các đơn vị thần kinh vận động
cơ) càng hiệu quả, và kỹ thuật trở nên chính xác, uyển chuyển và nhanh
hơn. Tồn bộ chƣơng trình ch nên có 1 mục đích di chuyển đƣờng cong lực
– thời gian về bên trái càng nhiều càng tốt, có nghĩa là cơ co với lực bộc

phát cao hơn.
4. Trong giai đoạn chuyển đổi SM max sang SMTĐ, ch chọn lựa
các phƣơng pháp đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển SMTĐ. Những yêu cầu
này là phát triển sức nhanh và khả n ng phát lực bộc phát, làm cơ phản ứng
nhanh với các hoạt động vận động.
 Giai đoạn 5: giai đoạn chuyển đổi sang sức bền cơ – SM bền.
1. Lƣợng vận động gần giống với lực cản mà VĐV phải khắc phục
trong thi đấu, với đặc điểm trƣơng lực cơ tƣơng đối thấp và số lần lặp lại lớn
giống với các hoạt động trong thời gian dài của môn thể thao. Giúp VĐV

13


đối phó với sự mệt m i đặc thù của mơn và huy động các kích thích đồng bộ
cả SM và sức bền đặc thù của mơn.
2. Chƣơng trình phát triển SM bền nhấn mạnh vào số lần lặp lại lớn
và phù hợp, dẫn đến kết quả là sự thích nghi mong muốn đối với các yêu
cầu về sinh lý của môn thể thao.

1.3 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HUẤN LUY N SỨC M NH.
1.3.1 Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi cơ thể.
Tập luyên sức mạnh một cách hệ thống sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh lý
và cấu trúc cơ, hay là sự thích nghi trong cơ thể. Mức độ thích nghi đƣợc thấy rõ
qua kích thƣớc và chất lƣợng cơ, đồng thời có t lệ trực tiếp với lƣợng vận động qua
các thông số nhƣ: khối lƣợng, tần số và cƣờng độ... sự phát triển thông qua tập
luyện ch tiếp tục khi cơ thể buộc phải thích nghi với áp lực của lƣợng vận động.
Nói cách khác nếu cơ thể buộc phải thực hiện một lƣợng vận động lớn hơn
lƣợng vận động đã quen thuộc, thì cơ thể phải thích nghi với áp lực mới bằng cách
trở nên mạnh hơn. Khi lƣợng vận động khơng cịn kích thích ngƣỡng thích nghi của
cơ thể, thì hiệu quả tập luyện bằng không – hay thấp nhất –và khơng có sự thích

nghi xảy ra.
1.3.2 Một số ngun tắc chủ yếu trong tập luyện sức mạnh
1.3.2.1 Nguyên tắc tăng dần lượng vận động
Thành tích phát triển là kết quả trực tiếp của q trình tập luyện có chất
lƣợng. Từ giai đoạn ban đầu đến giai đoạn đạt thành tích cao nhất, lƣợng vận động
phải t ng dần tùy theo khả n ng sinh lý và tâm lý của từng vận động viên. Về sinh
lý, t ng dần lƣợng vận động sẽ phát triển hiệu quả các chức n ng của cơ thể, t ng
n ng lực vận động của chúng. Bất kỳ sự t ng tiến mạnh mẽ nào về thành tích đều
địi h i sự tập luyện và thích nghi trong thời gian dài.Cơ thể ln phản ứng về mặt
tâm lý và sinh lý đối với lƣợng vận động .Tƣơng tự là các phản ứng về thần kinh và
chức n ng, sự phối hợp thần kinh cơ, n ng lực tâm lý…để đối phó với các tác động
t ng dần. Tồn bộ q trình địi h i thời gian và sự hoàn thiện kỹ thuật thi đấu.
Phƣơng pháp bậc thang có hiệu quả hơn để dần t ng lƣợng vận động. Khả
n ng chịu đựng lƣợng vận động lớn của vận động viên là kết quả của sự thích nghi
với các tác động trong tập luyện sức. Phƣơng pháp bậc thang yêu cầu lƣợng vận
động tập luyện phải t ng lên sau một chu kỳ ổn định để cơ thể thích nghi và chuẩn
bị cho một lƣợng vận động cao hơn.Tần số t ng tiến của lƣợng vận động đƣợc

14


×