Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Một số giải pháp giáo dục nhận thức cho sinh viên ngành giáo dục mầm non nhằm phòng chống bạo hành trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.05 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NHẰM
PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Ngọc Nhanh

AN GIANG, THÁNG 08 NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NHẰM
PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Ngọc Nhanh

AN GIANG, THÁNG 08 NĂM 2020


i


Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp giáo dục nhận thức cho sinh viên ngành
Giáo dục mầm non nhằm phòng chống bạo hành trẻ em”, do tác giả Phan Thị Ngọc


Nhanh, công tác tại Khoa Sư phạm thực hiện. Đề tài được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Khoa Sư phạm và Trường Đại học An Giang thông qua ngày 21 tháng 08 năm
2020.

THƯ KÝ

TS. Nguyễn Văn Mện

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

ThS. Đặng Thị Phấn

ThS. Lê Ngọc Phượng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Nguyễn Phương Thảo

i


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Trường Đại học An Giang
- Khoa Sư phạm
Đã chấp thuận và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu được tiến hành,
hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn:

- Nhà trẻ Măng Non
- Nhà trẻ Tuổi Thơ
- Trường mẫu giáo Hoa Sen
- Trường mẫu giáo Hoàng Oanh
- Trường mẫu giáo Hướng Dương
Đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tác giả trong quá trình khảo sát, điều tra.
An Giang, ngày 27 tháng 07 năm 2020
Người thực hiện

Phan Thị Ngọc Nhanh

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã khảo sát 68 giáo viên mầm non đang công tác tại Thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang và 204 sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại trường Đại
học An Giang để tìm hiểu thực trạng bạo hành và nhận thức của sinh viên về nạn bạo
hành; từ đó đề xuất một số giải pháp giáo dục cần thiết cho sinh viên nhằm phòng
chống bạo hành trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bạo hành trẻ xảy ra ở các trường
mầm non với tỉ lệ 37,7%, nguyên nhân là do sự vất vả trong công việc và tâm lý chưa
chấp nhận những sự khác biệt của trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không ít sinh viên
có nhận thức lệch lạc về nguồn gốc áp lực, nguyên nhân và hành động bạo hành; tập
trung chủ yếu ở sinh viên năm nhất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp
giáo dục nhận thức cho sinh viên ngành giáo dục mầm non nhằm góp phần phịng
chống bạo hành trẻ em. Trong đó, giải pháp thiết thực, chủ yếu là tăng cường các hoạt
động trải nghiệm thực tế ở trường mầm non phối hợp giáo dục đạo đức nhà giáo và
rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho sinh viên.
Từ khoá: bạo hành trẻ em, sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Giáo viên mầm
non, Trường Đại học An Giang.

Abstract
This study surveyed 68 preschool teachers working in Long Xuyen City, An
Giang province and 204 students of Early Childhood Education at An Giang
University to learn about the situation of violence and awareness of students about
violence; thereby suggesting necessary educational solutions for students to prevent
child violence. The study results showed that: Child violence occurred in preschools
at the rate of 37.7%, due to the hard work and psychology that did not accept the
differences of children. The study also shows that many students have a misconception
about the origin of the pressure, the cause and the action of violence; focus mainly on
the first students. On that basis, the study has proposed cognitive education solutions
for students of Early Childhood Education to contribute to the prevention of child
violence. Enhancing practical experience activities in preschools, educating teachers'
ethics and practicing emotional restraint skills for students are considered as the key
solutions.
Key words: child violence, student of Early Childhood Education, preschool
teacher, An Giang University.

iii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của
cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 27 tháng 07 năm 2020
Người thực hiện

Phan Thị Ngọc Nhanh

iv



MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.5 Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3
2.2 Lược khảo vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 9
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 12
3.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 12
3.2 Thiết kế nghiên cứu và công cụ nghiên cứu ........................................................ 13
3.3 Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.4 Phân tích dữ liệu .................................................................................................. 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 15
4.1 Thực trạng bạo hành trẻ em ở các trường mầm non ............................................ 15
4.2 Một số đặc điểm của SV ngành GDMN .............................................................. 18
4.3 Nhận thức của SV về bạo hành trẻ em ................................................................. 21
4.4 Một số giải pháp giáo dục nhận thức cho SV ngành GDMN nhằm phòng chống
bạo hành trẻ em .......................................................................................................... 27
4.5 Một số giải pháp khác góp phần phòng chống bạo hành trẻ mầm non ................ 30
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 32
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 32
5.2 Hạn chế ................................................................................................................ 32
5.3 Khuyến nghị ......................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 35

v


DANH SÁNH BẢNG
Bảng 1. Phân bố mẫu khảo sát ................................................................................... 12
Bảng 2. Phân bố phiếu điều tra .................................................................................. 13
Bảng 3. Đặc điểm GVMN tham gia khảo sát ............................................................ 15
Bảng 4. Các dạng bạo hành và mức độ bạo hành ở trường mầm non ....................... 15
Bảng 5. Nguyên nhân khách quan của bạo hành trẻ ở trường mầm non ................... 16
Bảng 6. Nguyên nhân chủ quan của bạo hành trẻ ở trường mầm non ....................... 17
Bảng 7. Mức độ cần thiết của các biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em ............. 18
Bảng 8. Những cách thức giải toả cơn tức giận của SV ............................................ 20
Bảng 9. Nhận thức của SV về mức độ gây áp lực từ các hành động của trẻ mầm non
.................................................................................................................................... 22
Bảng 10. Nhận thức của SV về nguyên nhân gây ra bạo hành trẻ em ....................... 23
Bảng 11. Nhận thức của SV về hành động bạo hành tâm lý ..................................... 26

vi


DANH SÁNH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Động lực chọn ngành của SV ngành GDMN ........................................... 19
Biểu đồ 2. Quan điểm giáo dục và khả năng kiềm chế cảm xúc của SV ................... 19
Biểu đồ 3: Cách SV sẽ xử lý khi trẻ không vâng lời ................................................. 21
Biểu đồ 4. Nhận thức của SV về nguồn gốc áp lực trong hoạt động sư phạm của
GVMN ....................................................................................................................... 22
Biểu đồ 5. Nhận thức của SV về nguyên nhân, nguồn gốc của bạo hành ................. 25
Biểu đồ 6. Nhận thức của SV về bạo hành thể chất ................................................... 25

Biểu đồ 7. Nhận thức của SV về bạo hành tâm lý ..................................................... 26

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV: Sinh viên
GV: Giáo viên
GVMN: Giáo viên mầm non
GDMN: Giáo dục mầm non

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, câu châm ngôn này đã cho thấy trẻ em có
vai trị rất quan trọng đối với gia đình, xã hội và quốc gia. Mọi trẻ em đều có quyền
sống trong mơi trường lành mạnh, an tồn và được u thương. Lợi ích của trẻ em cần
phải được đặt lên hàng đầu bởi vì trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi đây là trách nhiệm
to lớn của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước những
năm qua đã thu được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề và nền
tảng thúc đẩy công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng đạt hiệu quả
cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức. Từ
nhiều năm nay, tình hình bạo hành trẻ em đã trở thành vấn đề đáng lên án làm cho xã
hội phải suy ngẫm. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê thì có gần 80% trẻ em Việt
Nam từ 2 – 14 tuổi bị trừng phạt bằng bạo lực. Trẻ em có thể bị phạt bằng bạo lực bởi
chính cha mẹ, người chăm sóc và cơ giáo của trẻ (Trung tâm Tin tức VTV24, 2016).

Tuy nhiên nghiêm trọng nhất vẫn là các vụ bạo hành trẻ mầm non tại các cơ sở chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục mầm non (GDMN) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền
móng cho sự hình thành nhân cách của trẻ em. Ở trường mầm non, với phương châm
hoạt động “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và trẻ thực hiện hành động thông
qua quan sát hành vi của người xung quanh; vì vậy quan điểm, tư tưởng và cách ứng
xử của giáo viên mầm non (GVMN) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và nhân cách của
trẻ. Trong thời gian qua, hàng loạt vụ bạo hành trẻ em ở các cơ sở GDMN liên tục
được phát hiện và công bố trên các phương tiện thông tin; từ các điểm giữ trẻ tự phát,
khơng được cấp phép, khơng có chun mơn đến các nhóm lớp có giấy phép hành
nghề, đã trải qua quá trình đào tạo cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng trong nhận
thức và hành động của một bộ phận giáo viên (GV) và bảo mẫu mầm non. Điển hình
là vụ bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh – Quận 12 – Thành phố Hồ
Chí Minh đã gây xơn xao dư luận trong thời gian qua trên các phương tiện truyền
thông (Thanh Hải, 2017) và hàng trăm vụ bạo hành khác. Gần đây nhất là bạo hành
trẻ mầm non ở nhóm trẻ “Sắc màu tuổi thơ” tại Bình Khánh – Long Xuyên – An Giang
(Lục Tùng, 2018). Bạo hành trẻ mầm non không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất, gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ: trẻ có thể trở
nên bạo lực, hung hăng hoặc trở nên yếu đuối, sợ sệt; mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín và danh dự của ngành nghề GDMN nói riêng và nghề sư phạm nói chung.
Vì vậy, trong Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 08 năm 2018 về nhiệm vụ
chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa
ra phương hướng chỉ đạo chung là kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ em.

1


Trước tình hình đó, việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên (SV) và đề xuất giải
pháp giáo dục đúng đắn, đặc biệt là SV ngành GDMN – người trực tiếp chăm sóc, giáo
dục trẻ trong tương lai là hết sức cấp thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu nhận thức, quan điểm của SV về nạn bạo hành trẻ mầm non và các bên
liên quan; từ đó đề xuất một số giải pháp giáo dục nhận thức, tư tưởng cần thiết cho
SV ngành GDMN nhằm phòng chống bạo hành trẻ em.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nạn bạo hành trẻ em mầm non tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Long Xuyên, An Giang.
Nhận thức của SV ngành GDMN tại Trường Đại học An Giang về vấn nạn bạo
hành trẻ em.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết để làm rõ các khái niệm: trẻ em, bạo hành, nghề GVMN,
nhân cách và phẩm chất của người GVMN và những vấn đề có liên quan.
Xác định thực trạng, nguyên nhân và các dạng bạo hành trẻ em tại một số trường
mầm non trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, An Giang.
Tìm hiểu nhận thức của SV ngành GDMN Trường Đại học An Giang về nguyên
nhân, hậu quả bạo hành đối với trẻ em.
Đề xuất giải pháp giáo dục nhận thức cho SV ngành GDMN nhằm phòng chống
bạo hành trẻ em sau này.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã hệ thống hố các lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: luật về
quyền trẻ em, các nguyên tắc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, các dạng bạo hành và
hậu quả của bạo hành đối với sự phát triển của trẻ em.
Kết quả nghiên cứu đã mô tả thực trạng bạo hành trẻ em ở các trường nhà trẻ,
mẫu giáo tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Đề tài cũng đã làm sáng tỏ tư tưởng, nhận thức của SV ngành GDMN về nghề
GVMN, về vấn nạn bạo hành trẻ em. Đồng thời, đã đề xuất các giải pháp giúp Bộ môn
GDMN – Khoa Sư phạm – Trường Đại học An Giang giáo dục tư tưởng cho SV
chuyên ngành nhằm hạn chế, khắc phục nạn bạo hành trẻ em trong tương lai.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm trẻ em
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi
đồng, gọi tắt là thiếu nhi, có độ tuổi từ bốn - năm đến mười bốn - mười lăm (Hoàng
Phê, 1992, tr.927). Trong các công ước quốc tế về liên quan việc bảo vệ quyền con
người, quyền của phụ nữ và trẻ em thì trẻ em là người dưới 18 tuổi. Cịn ở Điều 1 Luật trẻ em ban hành năm 2016 của Quốc hội, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Về mặt
sinh học, trẻ em là những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dậy thì.
Như vậy, trẻ em là từ nói chung biểu thị cho một đứa trẻ, một người chưa trưởng
thành; tâm sinh lý còn non nớt, chưa hoàn thiện, nhận thức xã hội và hành vi chưa chín
chắn.
2.1.1.2 Khái niệm về quyền trẻ em
Luật trẻ em (2016) quy định: Trẻ em có 36 quyền cơ bản; trong đó trẻ em có
quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển;
có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe; có quyền được chăm sóc, ni dưỡng
để phát triển tồn diện; có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng của bản thân và bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; có
quyền vui chơi, giải trí; có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực,
bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển tồn diện của trẻ em; có quyền được ưu
tiên bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm hoạ; có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; ....
2.1.1.3 Khái niệm bạo hành trẻ em
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ
bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại
hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của trẻ (Đoàn
Huỳnh Kim, ngày 8 tháng 3 năm 2017 trên cổng thông tin điện tử của White Heather
VN).

Bạo hành trẻ em diễn ra chủ yếu ở 2 dạng: bạo hành thể chất và bạo hành tâm
lý.
Bạo hành thể chất bao gồm những hành động như: đánh đập (đấm, đá, tát, nắm
tóc, dùng roi, …), bóp cổ hoặc lắc trẻ thơ bạo, ném hoặc xô đẩy trẻ, làm phỏng và tất
cả các hành vi có khả năng gây thương tích về mặt thể xác khác.
Bạo hành tâm lý là những hành vi gây nguy hại đến sự phát triển tinh thần và kỹ
năng xã hội của trẻ, để lại chấn thương tâm lý đáng kể cho trẻ. Bạo hành tâm lý trẻ em
có thể là những hành động từ chối, bỏ bê trẻ bằng những lời nói hoặc cử chỉ, thái độ

3


như: Nói với trẻ rằng “Khơng ai u thương trẻ”; khơng đáp trả tình u thương; ngắt
lời trẻ trong các cuộc đối thoại; mặc kệ cảm xúc của trẻ, chỉ trích, nhục mạ trẻ; đập
phá đồ, la hét vào mặt trẻ; đổ thừa trẻ; đe dọa hoặc phạt trẻ bằng hình thức bỏ rơi, đánh
đập; khiến cho trẻ mất đi niềm tin vào chính mình; …
Ngồi 2 dạng bạo hành trên cịn có bạo hành tình dục, bỏ bê, lạm dụng. Bạo hành
tình dục là những hành vi xâm phạm thân thể đứa trẻ, sự mơn trớn hoặc đụng chạm trẻ
một cách không phù hợp, bắt ép trẻ đụng chạm bộ phận sinh dục của người lớn hoặc
hành động một cách gợi dục trước mặt trẻ. Bỏ bê gồm những hành động như không
cho trẻ ăn uống hoặc chỉ cho trẻ ăn những thức ăn thiếu dinh dưỡng, dơ bẩn; không
cho trẻ ăn mặc đầy đủ; không làm vệ sinh cho trẻ; cô lập trẻ; không thực hiện những
biện pháp phịng chống bệnh cho trẻ; khơng tạo điều kiện cho trẻ đến trường; … Lạm
dụng trẻ em là hành vi sử dụng trẻ nhỏ để thu được sức lao động, lợi nhuận, thỏa mãn
ham muốn tình dục, hay những lợi ích cá nhân khác.
2.1.2 Tác hại của bạo hành đối với trẻ mầm non
Xét về góc độ tâm lý, trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo hành sẽ bị kích động
tâm lý, tỏ ra giận dữ, gắt gỏng, buồn chán, sợ bị bỏ rơi và để lại trong trẻ những thù
hận, căm giận; khi trẻ đủ sức phản kháng, trẻ sẽ vùng dậy, bản năng phòng vệ của con
người dâng cao, lúc đó trẻ sẽ khơng cịn quan tâm đến đạo lí, quy tắc mà có những

hành động hư hỏng, dễ giận dỗi, dễ rơi vào stress, ám ảnh. Một số khác sẽ có hành
động thu mình, nhút nhát, lo sợ, dễ phục tùng vô điều kiện, lẩn tránh người khác, tỏ ra
chán đời, kém thông minh, chậm chạp. Việc trẻ bị bạo hành trong thời gian dài sẽ để
lại những cú sốc tâm lý ảnh hưởng nặng nề về sau, ảnh hưởng đến nhiều mặt như sự
phát triển nhân cách, hành vi; khi trưởng thành sẽ có thể lặp lại hành vi bạo hành đối
với người khác hoặc những hành vi phạm pháp (Trần Thị Huyền, 2006).
Ở góc độ sinh lý, hành vi bạo hành ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể
chất của trẻ, làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ. Trẻ bị bạo hành thường bị thương
tích về thể chất dễ dàng nhận thấy như: vết thương bầm tím, rách da, chảy máu hoặc
một số chấn thương bên trong não, phổi, lá lách, gan,… Những tổn thương này nếu
không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ bị tử vong. Đơi khi, trẻ có
thể gặp vấn đề về sức khỏe như bệnh về tâm lý thần kinh, thậm chí là động kinh.
2.1.3 Đặc điểm phát triển lý của trẻ mầm non
2.1.3.1 Tâm lý tuổi nhà trẻ
Nguyễn Thị Ánh Tuyết & Nguyễn Thị Như Mai (2008) cho rằng trẻ mầm non
cần có sự chăm sóc, thương yêu của người lớn để phát triển toàn diện. Trong giai đoạn
này trẻ có những đặc điểm tâm lý chủ yếu như sau:
Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh thể hiện ở những hành động tri giác và tư duy.
Trẻ hiểu nguyên nhân và hậu quả của một hành động hay sự việc nào đó; ví dụ: chạm
tay vào lửa thì sẽ bị nóng, phỏng và đau. Trẻ hiểu sự tồn tại của đồ vật xung quanh
mặc dù trẻ khơng cịn thấy đồ vật đó nữa như trong trị chơi ú ịa.

4


Ngơn ngữ tích cực được hình thành. Trẻ hiểu được lời nói và có thể làm theo
mệnh lệnh đơn giản. Trẻ biết gọi tên một số đồ vật quen thuộc, vài bộ phận trong cơ
thể; đến cuối 3 tuổi trẻ có thể nói những câu phức tạp.
Sự phát triển tình cảm của trẻ trong giai đoạn này diễn ra khá mạnh mẽ. Trẻ gắn
bó với người chăm sóc, từ đó phát triển cảm giác yêu thương và tin tưởng. Khi đến

trường, trẻ có cảm giác lo sợ khi phải xa cách mẹ nên thường có những hành động thái
q. Vì vậy không nên doạ dẫm trẻ sẽ làm cảm giác lo lắng tăng lên khiến trẻ càng trở
nên sợ hãi và mất đi cảm giác an toàn. Trong giai đoạn này trẻ cần nhận được tình cảm
yêu thương, sự tán thưởng từ những người chăm sóc để xố bỏ sự lo lắng ngự trị bên
trong.
Tiền đề của nhân cách cũng được hình thành trong giai đoạn này. Trẻ tự ý thức
được bản thân, biết nhận thức được tên gọi, các bộ phận cơ thể và giới tính. Trẻ trở
nên độc lập hơn khi tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, tự chơi một mình. Nguyện vọng độc
lập quá mức đã trở thành hiện tượng “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ thích làm theo ý
mình, có biểu hiện bướng bỉnh và làm trái ý người lớn.
2.1.3.2 Tâm lý tuổi mẫu giáo
Về ý thức bản ngã: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung
quanh, hồ nhập vào các mối quan hệ bạn bè và biết tự đánh giá bản thân. Trẻ có thể
tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những
lời nhận xét của người khác dành cho mình. Vì vậy, để hỗ trợ cho việc hình thành ý
thức cá nhân thì người chăm sóc trẻ nên thường xuyên động viên, tán thưởng những
hành động đúng, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ; không
chê để làm trẻ tự ti. Người lớn nên khen ngợi nhưng nên nói rõ lý do để trẻ hiểu mình
đã làm đúng điều gì và như thế nào.
Ở độ tuổi mẫu giáo, các hành động của trẻ đã bắt đầu xuất phát từ động cơ và sự
xuất hiện của hệ thống thứ bậc động cơ hành vi là nền tảng cho sự hình thành nhân
cách ở trẻ em. Đầu tiên ở trẻ xuất hiện những động cơ hành vi có liên quan đến ý thức
bản ngã, đến sự hình thành “cái tơi” với tư cách là một thành viên xã hội. Dần dần
những động cơ này chuyển thành động cơ tự khẳng định, tự ý thức thể hiện ở chỗ
muốn làm điều gì người lớn vui lịng, muốn được khen, muốn làm cái gì có ích cho
người khác. Tuy nhiên, động cơ lớn nhất, thúc đẩy mạnh mẽ hành vi của trẻ là hoạt
động vui chơi. Vì vậy GV cần biến những nhiệm vụ của trẻ thành trò chơi để thu hút,
thúc đẩy và củng cố hành vi, thói quen tốt ở trẻ.
Đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo có bước chuyển biến mạnh mẽ. Ở giai đoạn
này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung

quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận…, đặc biệt trẻ thể hiện xúc cảm qua lời nói, sự
vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ. Tình cảm của trẻ thể hiện ở các mặt: trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ. Chính vì sự đa dạng trong tình cảm của trẻ mẫu giáo nên các GVMN
cần tạo cho trẻ một môi trường lớp học đẹp mắt và chau chuốt từ cách ăn mặc, dáng
đi, cử chỉ, lời nói để gợi lên xúc cảm thẩm mỹ, đạo đức ở trẻ.

5


Ở trẻ mẫu giáo, ý chí hình thành và phát triển nhanh dựa trên nền tảng của ý thức
“cái tôi”. Trẻ biết phục tùng nhiệm vụ, khắc phục khó khăn để đáp ứng với yêu cầu
của người khác. Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động với đồ vật,
hành vi ứng xử với những người xung quanh như tính mục đích, tính độc lập, tính kiên
trì. Tuy nhiên, trẻ còn chưa nhận thức rõ ràng, một số hành động bột phát còn xen kẽ,
lấn át hành động có ý chí; do đó GVMN cần giáo dục tốt về cách ứng xử, về tình cảm
đối với mọi người để hình thành những phẩm chất ý chí tốt đẹp ở trẻ.
Tóm lại, trẻ mầm non đang trong độ tuổi phát triển tâm lý để hình thành nhân
cách cá nhân; tâm lý, hành động của trẻ hoàn toàn khác biệt với người lớn và ln biến
đổi. Vì vậy, muốn hình thành những tính cách tốt đẹp cho trẻ thì trước hết GVMN phải
chấp nhận và tìm cách thích nghi với những đặc điểm khác biệt đó để có thể làm bạn
cùng trẻ; đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt để trẻ noi theo.
2.1.4 Những nguyên tắc trong hoạt động của GVMN
2.1.4.1 Khái niệm GVMN
GVMN là người làm nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, 2015). Qua
quá trình đào tạo, GVMN có được kiến thức khoa học về sự phát triển thể chất, tâm
sinh lý và phương pháp nuôi dạy trẻ mầm non. Ngoài ra, người GVMN cần phải đạt
chuẩn đầu ra về kỹ năng và năng lực thực hành nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người toàn
diện trong xu thế hội nhập.

2.1.4.2 Các nhiệm vụ của GVMN
Theo Điều lệ trường mầm non (2015) GVMN có sáu nhiệm vụ cơ bản như sau:
1) Bảo vệ an tồn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở trường; 2)
Thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình GDMN;
3) Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu,
thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; 4) Tuyên
truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ; 5) Rèn luyện sức
khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; 6) Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định
của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Như vậy, một trong những nhiệm vụ của GVMN là gương mẫu trong cách hành
xử để trẻ em noi theo, phải biết yêu thương, chăm sóc và giáo dục trẻ em phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và mối quan hệ xã hội. Hơn thế nữa,
GVMN cần phải bảo vệ trẻ em an tồn cả về sức khoẻ lẫn tính mạng. Điều lệ trường
mầm non cũng nghiêm cấm GVMN xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân
thể trẻ em; đối xử bất công với trẻ em.

6


2.1.4.3 Đặc thù trong hoạt động của GVMN
Trẻ em là những cơ thể đang lớn và đang trưởng thành, do vậy hoạt động giáo
dục trẻ mầm non có những đặc thù riêng so với hoạt động sư phạm ở các bậc học khác
mà GVMN cần phải hiểu rõ.
Đặc thù trong mục đích của hoạt động sư phạm của GVMN: Theo Luật Giáo dục
Việt Nam “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp sứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; đây chính là

mục tiêu chung của ngành giáo dục. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất của GDMN
chính là đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Bởi vì đối tượng của
GDMN là trẻ em dưới 6 tuổi; đây là lứa tuổi chưa ý thức được mục đích hoạt động của
mình, thiếu chủ động, bột phát, ngẫu hứng. Do vậy, để trẻ phát triển hài hoà, toàn diện
về mọi mặt thì GVMN cần phải có đạo đức, trí tuệ, trình độ nghiệp vụ, nghệ thuật sư
phạm và năng lực giao tiếp nhất định.
Sản phẩm lao động của GVMN cũng rất đặc thù, đó là những thế hệ trẻ em phát
triển toàn diện về 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ.
Sau khi hoàn thành cấp học mầm non, trẻ em sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối và
có được một số kỹ năng, thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân; có hiểu
biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên – xã hội, ham học hỏi và có khả năng
quan sát, so sánh, phán đốn; có thể diễn đạt rõ ràng ý muốn, xúc cảm của bản thân
bằng lời nói; có thể thực hiện một số quy định đơn giản, biết quan tâm chia sẻ, chăm
sóc người thân và thiên nhiên; biết yêu cái đẹp và có hứng thú với các hoạt động nghệ
thuật.
“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Học bằng chơi, chơi mà học” là
phương châm hoạt động cơ bản của ngành mầm non. Vì vậy, hoạt động sư phạm của
GVMN cũng có nét riêng, các GV phải xây dựng một mơi trường học tập tích cực, tổ
chức các hoạt động học dưới dạng vui chơi, biến các tri thức thành trò chơi. Theo các
nhà tâm lý giáo dục, các dạng thức học của trẻ mầm non bao gồm học cảm giác, học
vận động, học thực hành. Trẻ dưới 6 tuổi “học khơng chủ định” với tính chất tự nhiên,
kết hợp, thực hành, thường xuyên. Điều này đòi hỏi GVMN phải linh hoạt trong việc
kết hợp các dạng thức trên trong từng hoạt động học.
Nét rất riêng trong hoạt động sư phạm của GVMN là thời gian lao động. Lao
động của GVMN cũng giống như những GV khác, thời gian lao động gắn liền với
nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và các hoạt động ngoài giờ như
soạn giáo án, làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp học, ... Tuy nhiên, do đặc thù hoạt
động học của trẻ là học bằng chơi nên công tác làm đồ dùng đồ chơi chiếm khá nhiều
thời gian của GVMN. Ngoài ra, thời gian lên lớp của GVMN khơng chỉ 8 tiếng/ ngày
mà có thể kéo dài đến 11 – 12 tiếng. Các GV hay nói với nhau rằng: nghề GVMN là


7


nghề khơng đội nón, đi làm lúc mặt trời chưa ló dạng đến lúc trời đã tắt nắng mới về
đến nhà (từ 5 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ 30 phút mỗi ngày).
Một trong những nét đặc thù cơ bản của nghề GVMN mà chúng ta khó có thể
tìm thấy ở các ngành nghề khác đó là tính chất lao động. GV khơng chỉ là người thầy
mà cịn là người mẹ của trẻ, ở trường GV không chỉ là dạy mà cịn phải dỗ dành, chăm
sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ; có thể nói đó là kết hợp của 3 loại nghề: nhà giáo,
bác sĩ và nghệ sĩ. Do đó, GVMN phải có đầy đủ các phẩm chất đạo đức, có kiến thức,
kỹ năng về phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phải có hiểu biết
về tâm sinh lý, biết phát hiện và sơ cứu cho trẻ khi bị bệnh, tai nạn; đồng thời phải có
những năng lực chuyên biệt như múa, hát, kể chuyện, đóng kịch, …(Hồ Lam Hồng,
2011)
2.1.4.4 Phẩm chất của GVMN
GV nói chung cần phải có chuẩn mực đạo đức, có phẩm chất và tư tưởng tốt.
Tuy nhiên, ngồi nhiệm vụ làm Thầy thì GVMN cịn kiêm ln chức năng của một
người mẹ. Do đó, để làm trịn nhiệm vụ của mình thì một GVMN phải rèn luyện cho
mình các phẩm chất sau:
Yêu quý và tôn trọng trẻ em: Trẻ em là một thực thể đang phát triển và rất nhạy
cảm, cần được yêu thương để lớn lên khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Khi nhắc
đến GVMN người ta thường nhắc đến hai khái niệm mẫu dưỡng và mẫu giáo, có nghĩa
là chăm sóc: bồng bế, cho ăn cho uống, tắm rửa, ru ngủ, … như mẹ chăm con và dạy
trẻ những thói quen, kỹ năng như một người mẹ. Do vậy, điều cần thiết nhất ở một
GVMN là tình thương u, cảm thơng, chia sẻ, q trọng và đối xử công bằng đối với
mọi trẻ em để trẻ cảm nhận được sự ấm áp, thương yêu và an tồn khi đến lớp như
trong chính ngơi nhà của trẻ.
Yêu nghề cũng là một phẩm chất quan trọng để người GVMN có thể gắn bó với
nghề lâu dài. Yêu nghề thể hiện qua việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của mình

và nhiệt tình thực hiện các công việc, các yêu cầu của ngành nghề. Phẩm chất u nghề
cịn được thể hiện thơng qua sự tận tuỵ với cơng việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chăm
sóc một đứa con đã khó, chăm sóc một đàn con càng khó hơn; địi hỏi GVMN phải hết
sức tận tâm với nghề nghiệp mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ cao cả này. Lịng u
nghề sẽ chính là động lực giúp GV vượt qua khó khăn, vất vả để gắn bó và chăm sóc
chu đáo cho trẻ.
Kiên trì và kiềm chế cảm xúc cũng là một phẩm chất không thể thiếu của người
GVMN. Trẻ em là một cá thể hồn nhiên, vô tư trong suy nghĩ, hành động theo bản
năng, chưa kiểm soát được hành vi và tư duy của trẻ mầm non chủ yếu là tư duy trực
quan hành động và tư duy trực quan hình tượng, chưa phát triển mạnh kiểu tư duy trừu
tượng nên trẻ thường gặp khó khăn khi phải nghe và thực hiện một chuỗi các hành
động; chưa biết cách bày tỏ mong muốn của mình bằng ngơn ngữ một cách mạch lạc
và rõ ràng. Chính điều này địi hỏi người GV phải biết chờ đợi, lắng nghe để thấu hiểu;
từ đó uốn nắn và định hướng những suy nghĩ của trẻ theo hướng đúng đắn.

8


Ngoài ra, GVMN cũng cần phải linh hoạt mềm dẻo để thích ứng với sự đa dạng
của tất cả trẻ trong lớp, nhạy cảm để nhận biết những khó khăn của trẻ, hài hước để
giảm bớt căng thẳng và áp lực trong cơng việc; từ đó u nghề và gắn bó hơn với nghề.
Nhìn chung, GVMN cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chấp nhận
rằng trẻ có những đặc điểm phát triển riêng biệt và phải rèn luyện cho mình phẩm chất
đạo đức tốt để thích ứng với đặc thù nghề nghiệp.
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bạo hành trẻ em là một vấn nạn mang tầm quốc tế, xảy ra từng ngày từng giờ, ở
mọi quy mô lớn nhỏ.
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Theo báo cáo tình trạng trẻ em của Unicef năm 2009, có khoảng 500 triệu trẻ em
bị ảnh hưởng của bạo lực (chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới). Ở nước ta,

tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng
gia tăng. Trong hai năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ bạo hành trẻ em
được phát hiện và xử lý; chủ yếu xảy ra ở gia đình, trường học mà kẻ bạo hành chính
là cha mẹ, người thân, thầy cô giáo của trẻ (Bộ Lao động – thương binh và xã hội,
2010).
Nhóm tác giả Hồ Thị Luấn và Mai Thị Quế (2009) đã tiến hành nghiên cứu “Bạo
hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa” trên đối
tượng học sinh đã cho thấy có 73,7% GV có dùng các hành động bạo hành đối với học
sinh do nhận thức và quan niệm giáo dục truyền thống của GV.
Phân tích xã hội học của Nguyễn Thị Minh Sao (2015) về “Tình trạng bạo lực
của GV đối với học sinh” đã chỉ rõ bạo lực xảy ra ở hai mặt là thể chất và tinh thần.
Bạo lực thể chất biểu hiện bằng các hành động như khẽ tay, cốc đầu, nhéo tai, tát vào
mặt, phơi nắng,… gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của học sinh.
Bạo lực tinh thần biểu hiện trong cách ứng xử giữa GV và học sinh, cụ thể như mắng
chửi, dọa nạt, dùng lời thô tục khi giao tiếp trên các trang mạng xã hội,… Tác giả cũng
nêu ra ba nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực học đường: 1) Quan điểm sai lệch trong
dạy học “Thương cho roi cho vọt” và hiệu quả của đòn roi đến sự ngoan hiền của học
sinh; 2) Sự kém tuân thủ các quy định của nhà trường và ít qua tâm đến những quy
định của Luật giáo dục; 3) GV thiếu quan tâm đến tâm lý tình cảm của học sinh.
Trong nghiên cứu “Nhận thức của SV ngành học mầm non về vấn đề bạo hành
trẻ trong các trường mầm non” (2016), Lê Thị Thanh Huyền đã cho thấy SV bước đầu
có hiểu biết đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo hành của GVMN đối với
trẻ, tuy nhiên SV chưa hiểu biết đầy đủ về các hình thức bạo hành trẻ trong các trường
mầm non.
Năm 2017, Trịnh Viết Then & Trần Tuấn Lộ đã tiến hành nghiên cứu về nguyên
nhân bạo hành trẻ em trong trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên
cứu của mình, các tác giả đã nêu ra 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo hành là từ trẻ,

9



áp lực công việc, mâu thuẫn với phụ huynh và suy giảm sức khỏe của GV; trong đó áp
lực cơng việc và suy giảm sức khỏe của GV là hai nguyên nhân thỉnh thoảng tác động
đến hành vi bạo hành, các ngun nhân cịn lại thì hiếm khi ảnh hưởng đến GV.
Ngày 28 tháng 12 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình
hành động phịng chống bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021 với mục tiêu chung là bảo đảm
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường.
Trong quyết định ban hành cũng đã nêu ra nhiều giải pháp: từ tuyên truyền, giáo dục
tích hợp các nội dung phòng chống bạo lực đến xây dựng trường học an toàn, nâng
cao đạo đức nghề nghiệp cho nhà giáo, đồng thời hoàn thiện văn bản quy phạm phát
luật để xử lý nghiêm những hành vi bạo lực.
Năm 2019, Nguyễn Thị Phú Quý & Bùi Thế Bảo đã nghiên cứu “Nguyên nhân
bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí
Minh” đã chỉ ra các nguyên nhân chủ quan của nạn bạo hành là do GV dễ bị căng
thẳng, thiếu kỹ năng xử lý các tình huống, cũng như chưa chấp nhận sự khác biệt của
trẻ và nguyên nhân khách quan là do họ chịu các áp lực từ phụ huynh về thể trạng trẻ,
từ sự đánh giá của xã hội và sự quá tải trong công việc. Cùng thời gian này, trong
nghiên cứu “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành GDMN trường Cao đẳng
Sư phạm Điện Biên”, tác giả Nguyễn Thị Sen đã cho thấy đặc thù trong nghề nghiệp
của GVMN là vất vả, áp lực đòi hỏi GV phải yêu trẻ, yêu nghề nhưng thực trạng bạo
hành trẻ đang báo động về đạo đức nghề nghiệp của GVMN hiện nay; tác giả cũng đề
cập đến một số giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao, góp phần phịng chống bạo hành.
Tác giả Trần Thị Minh Thi tiến hành nghiên cứu thực trạng và nguyên nhận bạo
lực đối với trẻ em từ tiếp cận khung sinh thái xã hội vào năm 2019 đã chỉ ra bạo lực
đối với trẻ em đang diễn ra rất phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó
việc chứng kiến hoặc trải nghiệm bạo lực thời thơ ấu có thể dẫn đến việc hình thành
hành vi bạo lực.

Trong báo cáo hội thảo của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh,
tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (k.n) đã cho rằng nạn bạo hành trẻ em hiện nay có rất
nhiều nguyên nhân từ kinh tế, xã hội, văn hóa, thói quen,... đồng thời biểu hiện sự thiếu
vắng của việc thực thi luật pháp. Tác giả cũng cho thấy mối quan hệ khắng khít giữa
quan niệm dạy con của thời xưa với bạo hành ngày nay.
Như vậy đã có nhiều nghiên cứu về bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường,
các nghiên cứu có quy mơ khác nhau từ cấp độ bài tập nhóm của SV, tiểu luận đến báo
cáo khoa học. Các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân bạo hành từ phía
GVMN và các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, ở mức bộ báo cáo khoa học thì chưa
có nhiều nghiên cứu về nhận thức của SV đối với vấn nạn bạo hành trẻ em cũng như

10


giải pháp để giáo dục lòng yêu nghề mến trẻ và tư tưởng đúng đắn cho SV ngành
GDMN nhằm ngăn ngừa bạo hành sau này.
2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Trong Báo cáo về phịng chống tai nạn thương tích ở trẻ em của Tổ chức Y tế
Thế giới có đề cập đến nghiên cứu của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc vào năm 2006 về
bạo lực đối với trẻ em. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng: Bạo lực diễn ra ở khắp
mọi nơi trên thế giới, kẻ bạo hành có thể là mọi thành viên trong xã hội mà hậu quả
của nó là vơ cùng nặng nề: có thể bị chết, thương tật về thể xác và tinh thần, … Khơng
có bạo lực nào đối với trẻ em là chính đáng và tất cả các hình thức bạo lực là có thể
ngăn ngừa được. Báo cáo cũng nêu ra một số giải pháp ngăn chặn bạo lực trẻ em trong
trường học như: áp dụng và thực hiện nguyên tắc ứng xử cho toàn thể nhân viên và
học sinh, GV và lãnh đạo trường khơng có hành vi bạo lực, xây dựng chương trình rèn
luyện kỹ năng mềm cho người học.
Trong luận án tiến sĩ “Đánh giá khả năng phục hồi ở trẻ em mầm non tiếp xúc
với bạo lực từ người thân thuộc: Sử dụng nhiều thông tin và đánh giá tác động của Can
thiệp cho trẻ em ở trường mầm non” năm 2011, Howell ở Trường Đại học Michigan

đã thử nghiệm can thiệp trong 6 tháng đối với những trẻ đã từng chứng kiến bạo lực.
Kết quả cho thấy sự can thiệp là không hiệu quả đối với cảm xúc và kỹ năng xã hội
của trẻ chứng kiến bạo lực từ người thân thuộc. Điều này nói lên rằng: một khi trẻ em
lứa tuổi mầm non đã chứng kiến những hành vi bạo lực từ những người thân thuộc sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, hành vi, kỹ năng xã hội của trẻ và không thể
phục hồi được.
Tác giả Pingley với nghiên cứu “Tác động của việc chứng kiến bạo lực gia đình
đối với trẻ em: Đánh giá có hệ thống” vào năm 2017 cũng đã chỉ ra hệ quả của việc
tiếp xúc hoặc chứng kiến hành vi bạo lực có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe thể
chất, sức khỏe tinh thần, cản trở việc phát triển các kỹ năng xã hội và những thay đổi
trong quá trình xử lý nhận thức.
Mặc dù cịn ít ỏi nhưng các nghiên cứu này đã chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của
việc bạo hành đối với trẻ em và kịch liệt lên án những hành vi bạo hành đối với trẻ
mầm non.

11


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối với SV
Để tìm hiểu nhận thức của SV về nạn bạo hành trẻ em, đề tài tiến hành khảo sát
bằng phiếu hỏi 204 SV ngành GDMN được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các khoá
từ năm thứ nhất đến năm thứ ba.
Cách xác định cỡ mẫu:
Tổng thể (N): toàn bộ SV chính quy đang theo học chương trình đào tạo Cử nhân
GDMN của Trường Đại học An Giang (335 SV đại học và cao đẳng)
Cỡ mẫu mong đợi (n): Xác định cỡ mẫu với độ chính xác 95%, sai số tiêu chuẩn
là 5%

n = 335/(1+335*0,052) = 183,3
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, dự kiến tỉ lệ phản hồi hợp lệ khoảng
90% nên cỡ mẫu điều tra sẽ là: 183,3/0,9 = 203,7
Cách chọn mẫu:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: SV năm thứ nhất (I), SV năm thứ hai (II), SV
năm thứ ba (III).
- Ở mỗi tầng, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống với khoảng cách chọn
mẫu là k = 335/203,7 = 1,64.
- Số SV ở mỗi tầng sẽ được xếp thành một danh sách theo thứ tự tên ABC, sau đó
tiến hành chọn mẫu với khoảng cách 1, 2 xen kẽ nhau. Ví dụ: chọn số thứ tự 1, 3, 6, 8,
11 để đảm bảo phân bố mẫu như bảng 1.
Bảng 1. Phân bố mẫu khảo sát
Lớp SV

Tổng thể

Mẫu nghiên cứu

SV năm thứ nhất (I)

78

48

SV năm thứ hai (II)

230

140


SV năm thứ ba (III)

27

16

Tổng cộng

335

204

3.1.2 Đối với GV
Để tìm hiểu thực trạng bạo hành trẻ em ở các cơ sở GDMN, đề tài đã tiến hành
khảo sát bằng phiếu hỏi 68 GVMN đang công tác tại 5 trường nhà trẻ, mẫu giáo trên
địa bàn thành phố Long Xuyên, An Giang: nhà trẻ Măng Non, nhà trẻ Tuổi Thơ, mẫu
giáo Hoa Sen, mẫu giáo Hoàng Oanh, mẫu giáo Hướng Dương.

12


Mẫu được lựa chọn theo kiểu thuận tiện, có chủ đích, đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trường đạt chuẩn quốc gia.
- Có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên trong công tác hướng dẫn kiến tập – thực tập
cho SV ngành GDMN của trường Đại học An Giang.
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Điều tra cắt ngang mô tả đối với các nội dung tìm hiểu nhận thức của SV ngành
GDMN về bạo hành trẻ em và thực trạng bạo hành ở các trường nhà trẻ, mẫu giáo.
3.2.2 Công cụ nghiên cứu

Phiếu khảo sát SV: phiếu được thiết kế gồm 17 câu hỏi với 2 nội dung chính:
phần 1 tìm hiểu về tính cách, quan điểm cá nhân; phần 2 tìm hiểu nhận thức của SV
về nguyên nhân, hình thức, hậu quả,… của nạn bạo hành trẻ em.
Phiếu khảo sát GV: phiếu khảo sát gồm 11 câu hỏi tìm hiểu 3 vấn đề chính: phần
1 tìm hiểu tính cách, quan điểm cá nhân về giáo dục trẻ em; phần 2 tìm hiểu thực trạng
bạo hành; phần 3 về các giải pháp hạn chế nạn bạo hành ở trường mầm non. Bên cạnh
đó, phiếu khảo sát cũng tìm hiểu một số thơng tin cá nhân của GV.
3.3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Phiếu khảo sát được phát cho các đối tượng thuộc nhóm mẫu điều tra, sau đó thu
về và loại bỏ những phiếu khơng hợp lệ. Phiếu không hợp lệ là những phiếu trả lời
khơng đủ câu hỏi, bỏ trống, sót ý.
Khảo sát bằng phiếu đối với SV được tiến hành tập trung 2 buổi vào giữa cuối
tháng 4/2019. Mỗi SV thuộc nhóm mẫu khảo sát được nhận 1 phiếu khảo sát, nghe
hướng dẫn và thực hiện không giới hạn thời gian. Tổng số phiếu phát ra là 204 phiếu.
Tỉ lệ phiếu thu về đạt 100%; trong đó số phiếu hợp lệ là 193 phiếu. Phân bố phiếu điều
tra như bảng 2:
Bảng 2. Phân bố phiếu điều tra
Lớp SV

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu về

Số phiếu hợp lệ

I

48

48


47

II

140

140

130

III

16

16

16

Tổng cộng

204

204

193

Tại thời điểm khảo sát, SV năm nhất đã qua trải nghiệm 3 ngày ở trường nhà trẻ,
mẫu giáo; SV năm hai hệ đại học thì chưa từng tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp; SV
năm ba hệ cao đẳng vừa hoàn thành đợt thực tập sư phạm 6 tuần tại các trường mẫu

giáo.

13


Đối với GV ở trường nhà trẻ, mẫu giáo, phiếu khảo sát được chuyển đến tay từng
GV và thu về thông qua Ban giám hiệu trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 25/4/2019.
Tổng số phiếu phát ra là 68 phiếu, số phiếu thu về là 60 phiếu, số phiếu hợp lệ là 58
phiếu.
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Số liệu khảo sát thu về được phân tích định lượng bằng phần mềm Microsoft
Excel. Các số liệu được phân tích bao gồm: tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, kiểm định T.Test.
Đối với câu hỏi sử dụng thang đo 5 điểm. Mỗi điểm trong thang đo sẽ tương ứng
với các mức đánh giá: 1 = Rất không đồng ý/Rất không cần thiết, 2 = Không đồng
ý/Không cần thiết, 3 = Phân vân, 4 = Đồng ý/Cần thiết, 5 = Rất đồng ý/Rất cần thiết.
Giá trị trung bình đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách (Maximum minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức độ có thể
cho biết các mức đánh giá như sau: 1,00 - 1,80: Rất khơng đồng ý/Rất khơng cần
thiết/Tác động rất ít; 1,81 - 2,60: Khơng đồng ý/Khơng cần thiết/Tác động ít; 2,61 3,40: Phân vân/Trung bình; 3,41 - 4,20: Đồng ý/Cần thiết/Tác động lớn; 4,21 - 5,00:
Rất đồng ý/Rất cần thiết/ Tác động rất lớn.

14


×